Giáo trình Tiếng Việt thực hành. Tiếng Việt thực hành là môn khoa học ngôn ngữ ứng dụng đối với đối tượng nghiên cứu là kỹ năng sử dụng tiếng Việt. Chương trình Tiếng Việt thực hành trang bị cho sinh viên kiến thức về tiếng Việt ứng dụng làm phương tiện nhận thức, tư duy và giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngay.
Trang 1BỘ NỘI VỤ TRƯỜNG ĐẠI HỌC NỘI VỤ HÀ NỘI
Chủ biên: TS Đỗ Thị Thanh Nga
TẬP BÀI GIẢNG TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH
Hà Nội, 2018
Trang 2Tham gia biên soạn:
TS Đỗ Thị Thanh Nga (Chủ biên)
TS Vũ Ngọc Hoa
TS Vũ Thị Sao Chi
TS Hà Văn Hòa
Trang 3MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 1
Chương 1 TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH 2
1.1 Khái quát về tiếng Việt 2
1.1.1 Khái niệm "Tiếng Việt" 2
1.1.2 Nguồn gốc tiếng Việt và mối quan hệ họ hàng của tiếng Việt 2
1.1.3 Sơ lược về quá trình phát triển của tiếng Việt 2
1.1.4 Chữ viết tiếng Việt 4
1.1.5 Chức năng xã hội của tiếng Việt 7
1.1.6 Đặc điểm, phương thức ngữ pháp của tiếng Việt 7
1.2 Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt 9
Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN 10
2.1 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 10
2.1.1 Điều kiện của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ 10
2.1.2 Các hình thức giao tiếp ngôn ngữ 11
2.1.3 Các nhân tố chi phối ngôn ngữ trong giao tiếp 13
2.1.4 Các lĩnh vực giao tiếp ngôn ngữ 16
2.2 Khái niệm và đặc trưng của văn bản 16
2.2.1 Khái niệm 16
2.2.2 Các đặc trưng cơ bản 17
2.3 Sơ lược về một số loại văn bản 19
2.3.1 Văn bản khoa học 20
2.3.2 Văn bản chính luận 25
2.3.3 Văn bản báo chí 30
2.3.4 Văn bản hành chính 37
Chương 3 TIẾP NHẬN VĂN BẢN 50
3.1 Tóm tắt văn bản 50
3.1.1 Khái niệm 50
3.1.2 Mục đích và yêu cầu của việc tóm tắt văn bản 50
3.1.3 Thao tác tóm tắt văn bản 51
3.2 Tổng thuật văn bản 59
3.2.1 Khái niệm 59
Trang 43.2.2 Mục đích và yêu cầu của việc tổng thuật 59
3.2.3 Thao tác tổng thuật 60
3.3 Trình bày lịch sử vấn đề 61
3.3.1 Mục đích và yêu cầu của việc trình bày lịch sử vấn đề 61
3.3.2 Cách trình bày lịch sử vấn đề 61
Chương 4 TẠO LẬP VĂN BẢN 68
4.1 Định hướng - xác định các nhân tố giao tiếp của văn bản 68
4.1.1 Nhân vật giao tiếp 68
4.1.2 Nội dung giao tiếp 68
4.1.3 Hoàn cảnh giao tiếp 68
4.1.4 Mục đích giao tiếp 68
4.1.5 Cách thức giao tiếp 68
4.2 Lập đề cương cho văn bản 70
4.2.1 Định nghĩa đề cương và lập đề cương 70
4.2.2 Mục đích và yêu cầu của lập đề cương 70
4.2.3 Các loại đề cương 71
4.2.4 Các thao tác lập đề cương 73
4.2.5 Một số lỗi thường gặp khi lập đề cương 74
4.3 Viết đoạn văn và liên kết các đoạn văn 75
4.3.1 Viết đoạn văn và liên kết đoạn văn 75
4.3.2 Cách liên kết các đoạn văn trong văn bản 81
4.4 Sửa chữa và hoàn thiện văn bản 84
4.4.1 Lỗi ở cấp độ đoạn văn 84
4.4.2 Lỗi ở cấp độ văn bản 87
Chương 5 MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CHÍNH TẢ, DÙNG TỪ VÀ ĐẶT CÂU 96
5.1 Một số vấn đề chung về chính tả tiếng Việt 96
5.1.1 Chữ quốc ngữ 96
5.1.2 Chính tả 98
5.2 Dùng từ trong hoạt động giao tiếp 102
5.3 Đặt câu trong hoạt động giao tiếp 105
Chương 6 NGÔN NGỮ VĂN BẢN HÀNH CHÍNH 115
6.1 Chính tả trong văn bản hành chính 115
Trang 56.1.1 Yêu cầu chung về chính tả trong văn bản hành chính 115
6.1.2 Viết hoa trong văn bản hành chính 115
6.1.3 Cách viết tên riêng tiếng nước ngoài và tiếng dân tộc thiểu số trong văn bản hành chính 132
6.2 Từ ngữ trong văn bản hành chính 139
6.2.1 Các lớp từ ngữ trong văn bản hành chính 139
6.2.2 Sử dụng từ ngữ xưng hô trong văn bản hành chính 155
6.3 Câu trong văn bản hành chính 163
6.3.1 Câu trong văn bản hành chính xét về cấu trúc cú pháp 163
6.3.2 Câu trong văn bản hành chính xét theo mục đích phát ngôn 172
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 191
PHỤ LỤC 194
Trang 6LỜI NÓI ĐẦU
Tiếng Việt thực hành là môn khoa học ngôn ngữ ứng dụng với đối tượng nghiên cứu là kỹ năng sử dụng tiếng Việt Chương trình Tiếng Việt thực hành trang bị cho sinh viên kiến thức về tiếng Việt ứng dụng làm phương tiện nhận thức, tư duy và giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày; là công cụ để sinh viên học tập, nghiên cứu khoa học, tích lũy kiến thức chuyên môn; đồng thời giúp sinh viên biết tạo lập và tiếp nhận văn bản
Tiếng Việt thực hành ở bậc đại học của Trường Đại học Nội vụ Hà Nội hướng tới mục tiêu:
Cung cấp cho sinh viên những hiểu biết khái quát về văn bản, tạo lập văn bản, thuật lại nội dung văn bản, chữ viết trên văn bản, yêu cầu dùng từ, đặt câu trong hoạt động giao tiếp và ngôn ngữ dùng trong văn bản hành chính Từ đó, phát triển các kĩ năng sử dụng tiếng Việt của sinh viên trong tiếp nhận và tạo lập văn bản, đặc biệt là văn bản hành chính, văn bản khoa học;
Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt cho sinh viên; tạo thói quen về sử dụng tiếng Việt chuẩn xác trong giao tiếp;
Tạo sự tương tác, hỗ trợ giữa học phần Tiếng Việt thực hành với học phần
Văn bản quản lí nhà nước và kỹ thuật soạn thảo văn bản, học phần Kỹ năng giao tiếp hành chính
Nội dung Tập bài giảng Tiếng Việt thực hành được trình bày theo hướng bắt đầu giới thiệu những vấn đề khái quát nhất về văn bản đến những loại văn bản cụ thể; từ những kỹ năng chung nhất đến những thao tác cụ thể; từ những yêu cầu chung về dùng từ, đặt câu đến những yêu cầu cụ thể về sử dụng ngôn ngữ trong một loại văn bản cụ thể Cụ thể, nội dung tập bài giảng bao gồm: (1) Tiếng Việt và Tiếng Việt thực hành, (2) Khái quát về văn bản, (3) Tiếp nhận văn bản, (4) Tạo lập văn bản, (5) Một số vấn đề chung về chính tả, dùng từ và đặt câu, (6) Ngôn ngữ văn bản hành chính
Chúng tôi mong nhận được ý kiến góp ý của bạn đọc để Tập bài giảng được hoàn thiện hơn
Nhóm tác giả
Trang 7Chương 1 TIẾNG VIỆT VÀ TIẾNG VIỆT THỰC HÀNH 1.1 Khái quát về tiếng Việt
1.1.1 Khái niệm "Tiếng Việt"
Việt Nam là một quốc gia đa dân tộc Theo số liệu thống kê, nước ta có 54 dân tộc, trong đó có dân tộc Việt (còn gọi là dân tộc Kinh) Mỗi dân tộc ấy có ngôn ngữ riêng
Tiếng Việt là ngôn ngữ của dân tộc Việt và là ngôn ngữ quốc gia của Việt Nam
1.1.2 Nguồn gốc tiếng Việt và mối quan hệ họ hàng của tiếng Việt
Thành tựu nghiên cứu khoa học nhiều năm gần đây cho rằng tiếng Việt (cùng với dân tộc Việt) có nguồn gốc bản địa Tiếng Việt xuất hiện từ rất sớm trên lưu vực sông Hồng và sông Mã, trong một xã hội có nền văn minh nông nghiệp
Tiếng Việt thuộc họ Nam Á Đó là một họ ngôn ngữ có từ rất xưa, trên một vùng rộng lớn nằm ở Đông Nam châu Á Vùng này, thời cổ vốn là một trung tâm văn hóa trên thế giới
Tiếng Việt có quan hệ họ hàng gần gũi với tiếng Mường, có quan hệ họ hàng xa hơn với các ngôn ngữ thuộc nhánh tiếng Môn-Khơme ở vùng núi phía Bắc, ở dọc Trường Sơn, ở miền Tây Nguyên, ở trên đất Cam-pu-chia, Miến Điện
Ví dụ: từ tay trong tiếng Việt thì từ tương đương trong tiếng Mường là
thay, trong tiếng Khơ-mú, tiếng Ba-na, tiếng Mơ-nông, tiếng Stiêng là ti, trong
tiếng Khơ-me là đay, trong tiếng Môn là tai
Từ cội nguồn ấy, Tiếng Việt đã có quá trình phát triển đầy sức sống, gắn
bó với xã hội người Việt, với sự trưởng thành mạnh mẽ của tinh thần dân tộc tự cường và tự chủ
1.1.3 Sơ lược về quá trình phát triển của tiếng Việt
1.1.3.1 Tiếng Việt trong thời kỳ phong kiến
Trong một ngàn năm Bắc thuộc và dưới các triều đại phong kiến Việt Nam cho đến trước thời kỳ thuộc Pháp, ngôn ngữ giữ vai trò chính thống ở Việt
Trang 8Nam là tiếng Hán, tiếng Việt chỉ được dùng làm phương tiện giao tiếp trong sinh hoạt hàng ngày Song cha ông ta đã đấu tranh để bảo tồn và từng bước phát triển tiếng Việt, giành lại những vị trí xã hội bị tiếng Hán chiếm giữ
Để phát triển tiếng Việt, cha ông ta đã làm hai việc:
-Thứ nhất: Làm phong phú thêm vốn từ bằng cách vay mượn nhiều từ ngữ Hán cổ và Việt hóa chúng để tạo thành từ Hán-Việt;
-Thứ hai: Tạo ra chữ viết cho tiếng Việt, đó là chữ Nôm
Nhìn chung, tỷ lệ các yếu tố Hán trong tiếng Việt khá lớn (khoảng trên dưới 70%), nhưng về cơ bản chúng đã được Việt hóa Việt hoá là phương thức
tự bảo tồn và phát triển của tiếng Việt trước sự chèn ép của các ngôn ngữ ngoại lai Theo hướng đó, tiếng Việt vừa giữ nguyên được bản sắc dân tộc, vừa ngày càng được hoàn thiện, tiến nhanh theo kịp trình độ các ngôn ngữ đã phát triển hiện nay trên thế giới
Trong giai đoạn này, có hai ngôn ngữ là tiếng Việt và văn ngôn Hán; có
ba văn tự là chữ Hán, chữ Nôm và chữ Quốc ngữ được sử dụng
1.1.3.2 Tiếng Việt trong thời kỳ thuộc Pháp
Trong thời kì thuộc Pháp, ở nước ta tồn tại ba ngôn ngữ: tiếng Pháp, tiếng Việt và văn ngôn Hán; có bốn loại văn tự là: chữ Pháp, chữ Hán, chữ Nôm, chữ quốc ngữ
Thời kì này, sự tranh chấp giữa ba ngôn ngữ diễn ra theo chiều hướng tiếng Pháp vươn lên chiếm vị trí số một, vai trò của văn ngôn Hán ngày càng giảm, vị thế của tiếng Việt ngày càng được đề cao Đây là thời kì thay thế dần chữ Hán và chữ Nôm bằng chữ Pháp và chữ quốc ngữ
Chính sách của nhà cầm quyền Pháp là đồng hoá về mặt ngôn ngữ và văn hoá Chúng muốn người Việt chấp nhận sử dụng tiếng Pháp, chữ Pháp và chấp nhận văn hoá, chính trị Pháp Để truyền bá tiếng Pháp và văn hoá Pháp nhằm củng cố nền thống trị của thực dân Pháp, nhà cầm quyền Pháp buộc phải dùng tiếng Việt làm phương tiện chuyển ngữ Vì thế, song song với việc dạy tiếng Pháp cho người Việt, thì việc dạy tiếng Việt cho viên chức hành chính Pháp được đặt ra Do chữ quốc ngữ gần với chữ Pháp nên người Pháp chọn chữ quốc
Trang 9ngữ làm phương tiện dạy và học tiếng Việt Điều này làm cho chữ quốc ngữ trở thành một phương tiện giáo dục chung
Dù người Pháp chủ trương sử dụng tiếng Việt và chữ quốc ngữ là chuyển ngữ nhưng với thái độ dè dặt Tiếng Việt được dạy chủ yếu ở lớp đồng ấu (lớp một); từ lớp sơ đẳng (lớp hai và lớp ba), học sinh học song ngữ Pháp-Việt; từ năm thứ thứ tư đến năm thứ sáu, tiếng Pháp giữ vị trí áp đảo; từ cấp trung học, tiếng Pháp chiếm vị trí độc tôn
Bối cảnh xã hội Việt Nam thời thuộc Pháp đã tạo điều kiện cho sự phát triển chữ quốc ngữ Văn xuôi tiếng Việt đã hình thành và phát triển Báo chí, sách vở tiếng Việt ra đời ngày càng nhiều Nhiều thuật ngữ, từ ngữ mới đã được
sử dụng, tuy chủ yếu vẫn là từ Hán Việt như: lãng mạn, dân chủ, bán kính, ẩn số…hoặc từ gốc Pháp như: Săm, axit, cao su, cà phê…
Phong trào thơ mới, tiểu thuyết lãng mạn nở rộ cùng với hoạt động sôi nổi của văn chương báo chí làm cho tiếng Việt thêm phong phú, tinh tế, đa dạng, ngày càng tỏ rõ tính năng động và tiềm năng phát triển dồi dào, đủ sức vươn lên làm tròn trách nhiệm nặng nề trong giai đoạn mới
1.1.3.3 Tiếng Việt từ Cách mạng tháng Tám đến nay
Với bản Tuyên ngôn độc lập do Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc ngày 2 tháng 9
năm 1945, tiếng Việt đã giành lại được vị trí xứng đáng của mình trong một nước Việt Nam độc lập, tự do Tiếng Việt đã thay thế hoàn toàn tiếng Pháp trong các lĩnh vực hoạt động của nhà nước và của toàn dân, kể cả lĩnh vực đối ngoại
Trong giai đoạn này, ở nước ta chỉ có một ngôn ngữ là tiếng Việt và một văn tự là chữ quốc ngữ
Tiếng Việt được dùng ở mọi cấp học và ở mọi lĩnh vực nghiên cứu khoa học từ thấp tới cao Từ đây, tiếng Việt đã đóng một vai trò quan trọng không thể thiếu trong sự nghiệp xây dựng đất nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa
1.1.4 Chữ viết tiếng Việt
1.1.4.1 Vai trò của chữ viết đối với ngôn ngữ
Chữ viết là những tập hợp, những hệ thống ký hiệu bằng hình, có thể nhìn thấy được, dùng để ghi lại (biểu hiện cho) một mặt nào đó (âm hoặc ý) của những đơn vị, những yếu tố của ngôn ngữ
Trang 10Trong đời sống nhân loại, chữ viết có vai trò cực kì to lớn Trước hết, nó
bù đắp cho những hạn chế về mặt không gian và thời gian của ngôn ngữ, giúp cho người ở cách xa nhau vẫn có thể nói và nghe được nhau để hiểu nhau; đồng thời, thế hệ của những người hôm nay biết được thế hệ trước, thế hệ sau biết thế
hệ hôm nay
Chữ viết là phương tiện ghi ngôn ngữ, là phương tiện giao tiếp bổ sung dựa trên kênh nhận thức thị giác, nên khi không nói và nghe được nhau, nếu biết
sử dụng chữ viết, người ta vẫn trao đổi thông tin được với nhau
Chức năng ghi lại ngôn ngữ đã giúp chữ viết có vai trò và công năng làm giảm thiểu tối đa công sức, nhân lực, tiền của … trong việc truyền bá kiến thức, phát tán thông tin (nếu so với dùng lời nói trực tiếp), nhưng lại làm tăng cường đến mức tối đa hiệu quả và phạm vi mà các thông tin, các kiến thức được truyền
bá
Xét về phương diện lịch sử, xã hội và văn hóa, chính chữ viết có vai trò làm công cụ thúc đẩy sự hình thành ngôn ngữ văn hóa, hình thành nên nền văn học viết của các dân tộc, góp phần làm thống nhất và hình thành ngôn ngữ dân tộc, xác định chuẩn ngôn ngữ của ngôn ngữ các dân tộc
Đối với dân tộc nào cũng vậy, sự xuất hiện của chữ viết được coi như là một cái mốc quan trọng, có tác dụng quyết định bước tiến mới của nền văn minh, tạo điều kiện cần thiết cho tiếng nói dân tộc trở thành một ngôn ngữ phát triển tới trình độ cao
Chữ Nôm và chữ quốc ngữ đã phát huy vai trò như vậy đối với tiếng Việt
và văn hóa Việt Nam
1.1.4.2 Chữ Nôm
Sách Tiền Hán thư thời Đông Hán có ghi: “Thời Đào Đường, có người Việt ở phương Nam cử sứ giả qua nhiều tầng thông dịch vào triều biếu con rùa thần có lẽ đã sống hàng nghìn năm, trên lưng có khắc chữ như con nòng nọc, ghi chép việc trời đất mở mang Vua Nghiêu sai chép lại, gọi là Quy dịch” Với những thông tin trên, ta thấy từ xa xưa, người Việt cổ đã có chữ viết, đã am tường thiên văn lịch pháp, có tri thức tối thiểu cho việc tổ chức xã hội và phát triển sản xuất nông nghiệp Ngôn ngữ của người Việt và người Hán chắc chắn là
Trang 11rất khác nhau, vì vậy phải qua nhiều tầng thông dịch mới hiểu được nhau Cũng
có nghĩa là tiếng Hán và tiếng Việt khác nhau về cội nguồn và thuộc hai ngữ hệ Điều đó khẳng định trên địa bàn nước Văn Lang cổ đại có một ngôn ngữ bản địa
và cũng đã có chữ viết
Trong thời kỳ nước ta bị phong kiến phương Bắc thống trị, chữ Hán giữ vị trí độc tôn Khi ý thức độc lập, tự chủ và tự cường của dân tộc lên cao, khi yêu cầu phát triển về văn hóa và kinh tế của đất nước trở lên bức thiết, cha ông ta đã sáng chế ra một lối chữ ghi âm tiếng Việt, đó là chữ Nôm
Theo các nhà nghiên cứu, chữ Nôm có thể hình thành từ khoảng cuối thế
kỷ VIII, đầu thế kỷ IX, bước đầu được sử dụng từ thế kỷ X đến thế kỷ XII, khi nước nhà đã bước sang kỷ nguyên độc lập, với các triều đại Ngô, Đinh, tiền Lê,
Lý, Trần lừng lẫy chiến công và rạng ngời văn hóa
Với sự ra đời của chữ Nôm, nền văn học viết bằng tiếng nói của dân tộc
đã hình thành và phát triển để lại nhiều thành tựu lớn Tuy nhiên, một mặt do giai cấp phong kiến thống trị sùng bái chữ Hán, khinh rẻ và kìm hãm tiếng nói
và chữ viết của dân tộc, mặt khác do chữ Nôm có những nhược điểm nhất định (như ghi âm thiếu chính xác, cách viết không được được quy định thống nhất) cho nên tác dụng của nó không được phát huy đầy đủ Khoảng cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, khi chữ quốc ngữ bắt đầu được thông dụng, chữ Hán không còn được dùng nữa thì chữ Nôm cũng kết thúc dần vai trò lịch sử của nó
1.1.4.3 Chữ quốc ngữ
Từ giữa thế kỷ XVI, nhiều giáo sĩ người Âu đã đến Việt Nam truyền đạo
Họ học tiếng Việt, dùng chữ cái La-tinh ghi âm tiếng Việt để phục vụ cho việc giảng đạo, việc dịch và in các sách đạo
Ban đầu, việc ghi âm tiếng Việt còn chưa thống nhất Mãi về sau, gần suốt nửa đầu thế kỷ XVII, họ mới xây dựng nên một lối viết tương đối thống nhất Chữ quốc ngữ ra đời từ đó
Trong sự ra đời của chữ quốc ngữ, có phần công sức cộng tác của nhiều người Việt Nam, nhưng vai trò của những giáo sĩ người Âu, nhất là A.đơ Rốt, rất đáng lưu ý Năm 1651, họ đã cho soạn thảo và xuất bản ở Rô-ma hai bộ sách
Trang 12chữ quốc ngữ đầu tiên Có giá trị hơn cả là cuốn từ điển Việt - Bồ Đào Nha - La tinh
Ngày 10/4/1878, Thông tư của Giám đốc Nội vụ Béleard đã chính thức gọi chữ mà các giáo sĩ phương Tây tạo ra là quốc ngữ
Kể từ khi xuất hiện, chữ quốc ngữ đã có những biến đổi nhất định để đạt tới độ hoàn thiện như hiện nay
1.1.5 Chức năng xã hội của tiếng Việt
Tiếng Việt là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất trong xã hội Việt Nam hiện nay Đó là trong giao tiếp thường ngày, trong giao tiếp về chính trị, kinh tế, khoa học, văn hóa, giáo dục, quân sự, ngoại giao
Tiếng Việt là chất liệu của sáng tạo nghệ thuật - nghệ thuật ngôn từ
Tiếng Việt là công cụ nhận thức, tư duy của người Việt và nó mang rõ dấu ấn của nếp cảm, nếp nghĩ và nếp sống của người Việt
Tiếng Việt là phương tiện tổ chức và phát triển xã hội
Với các chức năng xã hội trọng đại như trên, vị trí và vai trò của tiếng Việt trong cuộc sống xã hội ở Việt Nam cũng như trên trường quốc tế ngày càng được khẳng định
1.1.6 Đặc điểm, phương thức ngữ pháp của tiếng Việt
1.1.6.1 Đặc điểm của tiếng Việt
Theo tiêu chí đặc trưng hình thái, ngôn ngữ được phân thành nhiều loại hình khác nhau như: Loại hình ngôn ngữ hòa kết (chủ yếu là các ngôn ngữ thuộc
hệ Ấn Âu), loại hình ngôn ngữ chắp dính (các ngôn ngữ họ Thổ, họ Ugô – Phần Lan…), loại hình ngôn ngữ đa tổng hợp (ngôn ngữ Swahili - ở miền Đông Nam Phi) và loại hình ngôn ngữ đơn lập (còn gọi là ngôn ngữ phi hình thái, ngôn ngữ không biến hình, ngôn ngữ đơn tiết, phân tiết Tiếng Việt, tiếng Hán là những ngôn ngữ tiêu biểu của loại hình này) Theo đó, Tiếng Việt có những đặc điểm sau:
- Là ngôn ngữ phân tiết tính
- Là ngôn ngữ không biến hình
- Âm tiết tiếng Việt có cấu trúc chặt chẽ và luôn luôn mang thanh điệu
Trang 13- Phương thức luân chuyển ngữ âm: Là phương thức biến đổi một bộ phận của chính tố bằng những quy luật biến đổi ngữ âm nhất định để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp của chính tố Ví dụ trong tiếng Anh luân chuyển - a- thành - e – để chỉ
ý nghĩa ngữ pháp số nhiều của danh từ như woman (người đàn bà) – women (những người đàn bà)
- Phương thức thay thế căn tố: Là phương thức thay đổi hẳn vỏ ngữ âm của đơn vị ngôn ngữ Ví dụ trong tiếng Anh good (tốt) – better (tốt hơn)
- Phương thức trọng âm: Là phương thức thay đổi vị trí của trọng âm để biểu thị và phân biệt ý nghĩa ngữ pháp của đơn vị ngôn ngữ Ví dụ trong tiếng Nga, ’pyku (danh cách, số nhiều) – py’ku (sở hữu cách – số ít)
- Phương thức lặp: Là phương thức lặp lại toàn phần hoặc một phần vỏ ngữ âm của chính tố để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp Ví dụ trong tiếng Việt, dùng
người người để chỉ số nhiều
- Phương thức hư từ: Là phương thức dùng hư từ kết hợp với từ để thể
hiện ý nghĩa ngữ pháp Ví dụ tiếng Việt dùng hư từ những để chỉ chỉ ý nghĩa số
nhiều
- Phương thức trật tự từ: Là phương thức dùng các trật tự từ khác nhau để biểu thị ý nghĩa ngữ pháp
- Phương thức ngữ điệu: Là phương thức dùng các ngữ điệu khác nhau để
biểu thị ý nghĩa ngữ pháp Ví dụ: Đừng đợi anh! và Đừng! Đợi anh!
Tiếng Việt dùng các phương thức ngữ pháp cơ bản sau:
Trang 14- Phương thức lặp
- Phương thức trật tự từ
- Phương thức hư từ
- Phương thức ngữ điệu
1.2 Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt để thấy được sự giàu đẹp phong phú của tiếng Việt, làm cho nó ngày càng trở nên hữu ích hơn trong giao tiếp xã hội
là trách nhiệm của toàn xã hội và được đặt ra thường xuyên Chủ tịch Hồ Chí Minh từng dạy: "Tiếng nói là tài sản vô cùng lâu đời và vô cùng quý báu của dân tộc Chúng ta phải giữ gìn nó, quý trọng nó, làm cho nó phổ biến ngày càng rộng khắp"
Để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, chúng ta cần:
- Có tình cảm yêu quý và thái độ trân trọng đối với tiếng nói và chữ viết của dân tộc, phải tìm tòi và phát hiện ra sự giàu đẹp, cùng bản sắc, tinh hoa tiếng nói của dân tộc ở tất cả các phương diện của nó: ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp và phong cách
- Phải rèn luyện một tư duy thường trực và thói quen trong sử dụng tiếng Việt sao cho đạt tới sự đúng đắn, chính xác, sáng sủa, mạch lạc nhằm đạt hiệu quả giao tiếp cao
- Sử dụng tiếng Việt trong sáng là sử dụng theo các chuẩn mực của tiếng Việt Đó là chuẩn mực về phát âm và chữ viết, chuẩn mực về từ ngữ, về ngữ pháp và chuẩn mực về phong cách
- Không phủ nhận và thủ tiêu những sự sáng tạo trong sử dụng, những cách dùng độc đáo, những độc đáo mới mẻ và sự uyển chuyển, linh hoạt trong cách sử dụng Tuy nhiên, những đóng góp và sáng tạo đó phải dựa trên những quy luật, những sự uyển chuyển, linh hoạt đó phải được thực hiện trong những điều kiện nhất định để giao tiếp xã hội không bị rối loạn
- Luôn luôn tiếp nhận những yếu tố ngôn ngữ có giá trị tích cực từ các ngôn ngữ khác đảm bảo các yêu cầu về tính truyền thống và hiện đại để phát triển tiếng Việt hiện đại
Trang 15Chương 2 KHÁI QUÁT VỀ VĂN BẢN 2.1 Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Trong bất kì xã hội nào cũng luôn luôn tồn tại nhu cầu giao tiếp, tức là nhu cầu trao đổi, tiếp xúc với nhau Hoạt động giao tiếp đã kết nối suy nghĩ, cảm xúc, tình cảm, hành động giữa các cá thể độc lập; hình thành và duy trì các mối quan hệ đơn giản hay phức tạp, hẹp hay rộng trong một cộng đồng, một xã hội, Trong xã hội con người, hoạt động giao tiếp diễn ra thường xuyên, liên tục và để lại dấu vết của nó trên tất cả mọi mặt của đời sống Điểm khác biệt căn bản của giao tiếp giữa con người với con người và giao tiếp giữa các loài vật là: Trong quá trình trao đổi thông tin, tư tưởng, tình cảm, con người luôn ý thức được phương tiện sử dụng, mục đích, nội dung cần biểu đạt
Hoạt động giao tiếp của con người có thể được thực hiện bằng nhiều phương tiện khác nhau nhưng phương tiện chủ yếu và quan trọng nhất là ngôn ngữ Nhờ có phương tiện ngôn ngữ mà hoạt động giao tiếp của con người được thực hiện thuận lợi, được phát triển và có sự văn minh, vượt trội hơn hẳn so với hoạt động giao tiếp của các loài khác
Hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ là việc con người sử dụng ngôn ngữ
để trao đổi, tiếp xúc với nhau, cụ thể là việc người ta dùng ngôn ngữ để diễn đạt, bộc lộ ý nghĩ, nhận thức, kinh nghiệm, thái độ, tình cảm của mình cho người khác hiểu, nhằm tác động đến tư tưởng, tình cảm, nhận thức, hành vi của người
đó
2.1.1 Điều kiện của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ
Giao tiếp là quá trình trao đổi thông tin hai chiều Giao tiếp bằng ngôn ngữ là việc trao đổi thông tin giữa các nhân vật được thực hiện bằng ngôn ngữ, tức thông tin được truyền đi dưới dạng tín hiệu là ngôn ngữ Do vậy, để hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ có thể diễn ra cần phải có các điều kiện sau đây:
1) Có người phát (Sp1) và người nhận (Sp2) Hai vị trí này cũng có thể chuyển đổi cho nhau trong quá trình giao tiếp Người phát và người nhận có thể
là cá thể hoặc tập thể
Trang 162) Có thông tin cần trao đổi (thông điệp)
3) Thông tin trao đổi/ thông điệp được mã hóa đưới dạng tín hiệu đặc biệt là ngôn ngữ Sản phẩm ngôn ngữ mã hóa thông điệp được người ta gọi là diễn ngôn
4) Ngôn ngữ mã hóa thông điệp phải là ngôn ngữ chung của các nhân vật tham gia giao tiếp, tức là các nhân vật tham gia giao tiếp đều sử dụng và hiểu được ngôn ngữ này
5) Các điều kiện khác như hoàn cảnh giao tiếp (thời gian, không gian, sự kiện), mục đích giao tiếp
Từ các điều kiện trên, có thẻ mô hình hóa hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ:
2.1.2 Các hình thức giao tiếp ngôn ngữ
2.1.2.1 Theo cách tiếp cận đối tượng giao tiếp
Theo tiêu chí này, có giao tiếp trực tiếp và giao tiếp gián tiếp
- Giao tiếp trực tiếp là hình thức giao tiếp thông dụng nhất Các nhân vật giao tiếp gặp gỡ nhau và dùng công cụ ngôn ngữ, kết hợp với phi ngôn ngữ
để trao đổi với nhau những thông tin nhất định Cách giao tiếp này thường cho hiệu quả tốt và nhanh nhất
Thông điệp Sp1 (Sp2) -Diễn -ngôn - Sp2(Sp1)
Tín hiệu/ ngôn ngữ Ngữ cảnh: không gian, thời gian, sự kiện
Trang 17- Giao tiếp gián tiếp được thực hiện qua phương tiện trung gian như văn bản, thư từ, sách báo, điện thoại, vô tuyến, truyền hình, phương tiện kĩ thuật nghe nhìn hoặc môi giới qua một người khác
2.1.2.2 Theo hoàn cảnh giao tiếp
Theo hoàn cảnh giao tiếp, có thể phân thành giao tiếp mang tính nghi thức và giao tiếp phi chính thức
- Giao tiếp mang tính nghi thức cần tuân theo những nghi lễ, quy tắc do tập thể, cộng đồng hay xã hội đặt ra
Trong lĩnh vực hành chính, phần lớn là hoạt động giao tiếp mang tính nghi thức Thậm chí có những hoạt động được ấn định theo nội quy, quy chế, điều lệ hay những quy phạm pháp luật, phải tuân theo quy trình nhất định được các tổ chức thừa nhận, chẳng hạn: hội họp, tập huấn nghiệp vụ, mít tinh
- Giao tiếp không mang tính nghi thức là loại hình giao tiếp tự do, không bị gò theo những quy phạm nào cả và nói chung là mang tính chất cá nhân
2.1.2.3 Theo đặc điểm phương tiện giao tiếp
Theo tiêu chí này, có giao tiếp bằng ngôn ngữ nói và giao tiếp bằng ngôn ngữ viết, giao tiếp bằng khẩu ngữ tự nhiên và giao tiếp bằng ngôn ngữ gọt giũa
- Ngôn ngữ nói và ngôn ngữ viết
Về chất liệu của phương tiện, ngôn ngữ nói sử dụng âm thanh, ngữ điệu, cao độ, trường độ, nhịp điệu và có thể kết hợp với các yếu tố đi kèm như nét mặt, cử chỉ, điệu bộ do đó ngôn ngữ nói rất sống động, biểu cảm trực quan và
dễ tạo ấn tượng Tuy nhiên, dạng nói hướng vào thính giác nên bị hạn chế về không gian và thời gian Ngôn ngữ viết sử dụng văn tự: hệ thống kí hiệu/ chữ viết với các chữ cái, dấu thanh, dấu câu và không có yếu tố đi kèm Dạng viết hướng vào thị giác nên không bị hạn chế về không gian và thời gian
Về điều kiện hoạt động giao tiếp, ngôn ngữ nói thường ít có điều kiện chuẩn bị, chọn lọc, trau chuốt vì nó đòi hỏi sự phản xạ tức thời của những người tham gia giao tiếp, do vậy sẽ khó khăn trong việc đạt được tính chính xác, chuẩn mực, muốn nói tốt cần phải suy nghĩ nhanh và biết cách sử dụng lời nói như
Trang 18phát âm tròn vành rõ tiếng, kết hợp với ngữ điệu và sử dụng các yếu tố đi kèm hợp lí Ngôn ngữ viết thường có điều kiện chuẩn bị, chọn lọc, trau chuốt nên dễ đạt được tính chính xác, chuẩn mực, muốn viết tốt cần phải có sự suy nghĩ tốt, biết cách hành văn, sử dụng con chữ, các dấu thanh, dấu câu, các từ ngữ, các kiểu cấu trúc ngữ pháp
Về tính chất ngôn ngữ, dạng nói thường dùng khẩu ngữ tự nhiên, các yếu
tố đưa đẩy, dư thừa hoặc tỉnh lược, Ngôn ngữ ở dạng nói có thể bị biến âm theo thói quen phát âm của vùng miền hoặc của cá nhân Còn dạng viết lại cần dùng ngôn ngữ chính xác, chặt chẽ, logic, hàm súc, thường là ngôn ngữ gọt giũa,
ít yếu tố dư thừa hoặc tỉnh lược, những biến âm ở dạng nói khi đi vào dạng viết thường phải được điều chỉnh cho chính xác theo chuẩn chính tả chung
- Khẩu ngữ tự nhiên và ngôn ngữ chuẩn mực
Khẩu ngữ là lời nói cửa miệng thường dùng trong phạm vi giao tiếp sinh hoạt đời thường không mang tính nghi thức Kiểu ngôn ngữ này có tính tự nhiên, ít được trau chuốt, rất sinh động và giàu sắc thái biểu cảm
Khác với khẩu ngữ, ngôn ngữ chuẩn mực là thứ ngôn ngữ được chọn lọc, trau chuốt, đòi hỏi sự chính xác và văn hóa cao Do đó kiểu ngôn ngữ này mang tính quy cách sách vở và tính hướng chuẩn (chuẩn phát âm, chuẩn chính tả, chuẩn từ ngữ, chuẩn cú pháp, chuẩn bố cục và trình bày văn bản, chuẩn phong cách ) Ngôn ngữ chuẩn mực thường được dùng trong những phạm vi giao tiếp
có tính nghi thức
2.1.3 Các nhân tố chi phối ngôn ngữ trong giao tiếp
Như đã nêu trên, để hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ được diễn ra phải
có những điều kiện, gắn với sự tham gia của nhiều nhân tố Trong đó có những nhân tố nằm trong ngôn ngữ (kí hiệu, thông điệp) và những nhân tố nằm ngoài ngôn ngữ (người phát, người nhận, đối tượng đề cập/ thông tin cần phản ánh, mục đích giao tiếp, thời gian và không gian diễn ra cuộc giao tiếp, ) nhưng dù nằm trong ngôn ngữ hay nằm ngoài ngôn ngữ thì những nhân tố này đều có sự chi phối nhất định tới việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức tác động tới tính chất của diễn ngôn
Trang 192.1.3.1 Hoàn cảnh giao tiếp
Hoàn cảnh giao tiếp theo diện rộng là toàn bộ bối cảnh tự nhiên, xã hội, lịch sử, văn hóa của một quốc gia, cộng đồng xã hội; theo diện hẹp gồm: nơi chốn, không gian, thời gian, không khí tâm lí chung, phạm vi, lĩnh vực diễn ra cuộc giao tiếp Có thể quy về hai loại hoàn cảnh giao tiếp: hoàn cảnh giao tiếp
có tính nghi thức và hoàn cảnh giao tiếp không có tính nghi thức
Hoàn cảnh giao tiếp có tính nghi thức được tiết chế bởi những nghi lễ, phép tắc do tập thể, cộng đồng hay xã hội đặt ra Những nghi lễ, phép tắc ấy điều tiết lời nói của người tham gia giao tiếp phải được chọn lọc, gọt giũa, khuôn theo đúng chuẩn mực Chẳng hạn như giao tiếp trong hội họp, bất kì một cuộc họp nào dù ở phạm vi rộng hay hẹp, ngoài xã hội hay trong gia đình cũng đều phải tuân theo những lễ nghi, phép tắc nhất định
Hoàn cảnh giao tiếp không có tính nghi thức không bị phụ thuộc vào những nghi lễ, khuôn phép và nói chung người tham gia giao tiếp có thể thoải mái, tự do dùng lời theo ý nghĩ, tình cảm, thói quen, sở thích cá nhân Chẳng hạn như giao tiếp trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, chuyện trò giữa những người trong gia đình, hàng xóm, bạn bè
2.1.3.2 Nhân vật giao tiếp
Nhân vật giao tiếp là những người tham gia vào cuộc giao tiếp, gồm người phát ngôn và người tiếp nhận phát ngôn (hai vị trí này cũng có thể được hoán đổi cho nhau theo các lượt lời) Các đặc điểm của người tham gia giao tiếp như giới tính, tuổi tác, trình độ, tâm lí, văn hóa, tín ngưỡng, đều có sự ảnh hưởng nhất định đến ngôn ngữ mà họ sử dụng; ngược lại qua cách thức nói năng trong giao tiếp của mỗi người cũng có thể thấy được một phần phẩm chất, tính cách của họ
Trong hoạt động giao tiếp, mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp cũng có sự chi phối rất lớn tới ngôn ngữ được sử dụng của mỗi bên Mối quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp gồm: 1) quan hệ xã hội (quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp là ngang bằng hay không ngang bằng được đối chiếu từ cương vị hay tư cách/ “vai” trong xã hội như chức vụ trong cơ quan
Trang 20hay chức danh trong xã hội: thủ trưởng, nhân viên, cán bộ, công dân, giáo viên, học sinh, nhà khoa học, nhà văn, nhà báo, độc giả ); 2) quan hệ họ hàng ruột thịt (quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp là ngang bằng hay không ngang bằng được đối chiếu từ cương vị hay tư cách/ “vai” trong gia đình, dòng tộc như: ông, bà, cha, mẹ, con, cháu, cô, dì, chú, bác, ); 3) quan hệ tình cảm (quan hệ giữa những người tham gia giao tiếp là quen biết hay xa lạ, thân thiện hay đối nghịch, yêu hay ghét ) Nói chung, tiếng nói của người có cương vị/vai cao hơn sẽ thể hiện quyền lực mạnh hơn; ngược lại tiếng nói của người có cương vị/ “vai” thấp hơn sẽ phải thể hiện sự lễ phép, nhún nhường Giữa những người quen biết, thân thiết thì có thể nói năng tự nhiên, thoải mái; giữa những người xa lạ, giao tiếp mang tính lịch sự, xã giao thì nói năng cần giữ ý, kín kẽ, tránh thất thố, tự nhiên thái quá
2.1.3.3 Mục đích giao tiếp
Mục đích giao tiếp của trả lời cho câu hỏi: Giao tiếp để làm gì? Nhằm mục đích gì? (chẳng hạn là nhằm thiết lập hay tăng cường quan hệ nhằm chia sẻ thông tin; nhằm đấu tranh, thay đổi nhận thức, tình cảm, hành động, ) Mục đích giao tiếp luôn có sự ảnh hưởng, chi phối nhất định đến việc lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ Chẳng hạn, bàn về một vấn đề thuộc lĩnh vực khoa học thì ngôn ngữ sử dụng phải mang tính khách quan, logic, thiên về lí trí; khác với khi bàn
về một vấn đề thuộc lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, ngôn ngữ sử dụng phải giàu hình ảnh, truyền cảm và mang tính thẩm mĩ; khi muốn thiết lập hay tăng cường quan hệ, lời nói phải thể hiện sự thiện chí, chân thành, đồng cảm, tôn trọng đối tác; khi muốn đấu tranh cho một chân lí hay lẽ phải, cần phải có những phân tích, đánh giá, lập luận logic, thuyết phục, ngôn từ phải thể hiện sự nhiệt tình và quyết tâm cao
2.1.3.4 Cách thức giao tiếp
Cách thức giao tiếp trực tiếp hay gián tiếp sẽ liên quan đến việc sử dụng ngôn ngữ nói hay ngôn ngữ viết với những đặc thù riêng của từng dạng
Trang 212.1.4 Các lĩnh vực giao tiếp ngôn ngữ
Giao tiếp diễn ra trong tất cả các lĩnh vực hoạt động xã hội, do đó ứng với các lĩnh vực hoạt động xã hội là các lĩnh vực giao tiếp như: lĩnh vực khoa học, lĩnh vực quản lí hành chính, lĩnh vực báo chí, lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, lĩnh vực sinh hoạt thường nhật Mỗi lĩnh vực hoạt động xã hội có mục đích, chức năng, tính chất hoạt động khác nhau mang tính đặc thù chuyên biệt, điều
đó hiển nhiên cũng chi phối, quy định đặc thù riêng của từng lĩnh vực giao tiếp Chẳng hạn, giao tiếp trong lĩnh vực báo chí quy định các nhân vật giao tiếp mang tư cách/ vai: nhà báo – độc giả (trong đó nhân vật phát ngôn/ tạo lập ngôn bản là nhà báo, nhân vật tiếp nhận ngôn bản là độc giả); sản phẩm của hoạt động giao tiếp trong lĩnh vực này là các ngôn bản báo chí (còn gọi là các tác phẩm báo chí), chức năng và mục đích của ngôn bản báo chí là thông tin thời sự và hướng dẫn dư luận nhằm đấu tranh cho sự tiến bộ xã hội; tính chất nổi bật của ngôn bản báo chí là tính thông tin - thời sự, tính bình giá và tính kích thích sự thu hút, tập trung
Tóm lại: Giao tiếp bằng ngôn ngữ là một hoạt động mà sản phẩm của nó
là ngôn bản (dạng nói), văn bản (dạng viết) Hoạt động giao tiếp và văn bản luôn luôn chịu tác động, chi phối của các nhân tố giao tiếp Chính vì thế khi sử dụng ngôn ngữ vào giao tiếp, hoặc nói riêng khi viết văn bản, người viết cần tính đến các nhân tố này, để cho văn bản thích hợp với các nhân tố giao tiếp và đạt được hiệu quả giao tiếp tốt nhất; còn khi lĩnh hội thì cần căn cứ vào chúng để lĩnh hội được chính xác, thấu đáo
2.2 Khái niệm và đặc trưng của văn bản
2.2.1 Khái niệm
Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Nó có thể tồn tại ở hai dạng: nói và viết Ở dạng nói, thường gọi là ngôn bản Ở dạng viết, thường gọi là văn bản
Một sản phẩm được gọi là văn bản không phụ thuộc vào dung lượng câu chữ của nó Nó thường bao gồm tập hợp nhiều câu, nhưng trường hợp tối thiểu
Trang 22chỉ có một câu Còn tối đa, văn bản có thể là một tập sách, hoặc một bộ sách nhiều tập
Khi giao tiếp, người ta sản sinh ra văn bản Và chính các văn bản ấy lại trở thành công cụ chuyển tải các ý tưởng cũng như các cảm xúc của họ, làm cho hoạt động giao tiếp được thực hiện Do đó, có thể nói, văn bản vừa là sản phẩm, vừa là phương tiện của hoạt động giao tiếp
2.2.2 Các đặc trưng cơ bản
2.2.2.1 Tính chỉnh thể
Dù dung lượng của văn bản thế nào thì nó cũng cần phải là một sản phẩm ngôn ngữ mang tính chỉnh thể Văn bản là sự tập hợp của nhiều câu, nhiều đoạn, nhiều chương, nhiều phần… nhưng các bộ phận này phải được tạo thành một thể thống nhất hoàn chỉnh Tính chỉnh thể của văn bản được bộc lộ ở cả hình thức lẫn nội dung Nói cách khác, văn bản có tính chỉnh thể tức là phải đảm bảo sự thống nhất và hoàn chỉnh về mặt hình thức và nội dung
- Về nội dung
Văn bản phải đáp ứng được hai yêu cầu:
Thứ nhất, có tính trọn vẹn: Văn bản dù ngắn hay dài cũng trình bày được một nội dung trọn vẹn, khiến cho người khác hiểu được một sự việc, một tư tưởng hay cảm xúc nào đó Tính trọn vẹn này có tính chất tương đối và ở nhiều mức độ khác nhau, phụ thuộc vào các nhân tố của hoạt động giao tiếp, hoàn cảnh giao tiếp
Thứ hai, có tính nhất quán về chủ đề: Mỗi văn bản tập trung vào việc thể hiện một chủ đề nhất định Chủ đề này có thể được phát triển qua các chủ đề bộ phận, nhưng toàn văn bản vẫn đảm bảo tính nhất quán về chủ đề chung
Tính trọn vẹn về nội dung và tính chất nhất quán về chủ đề khiến cho văn bản dù lớn đến đâu vẫn mang một tiêu đề (tên gọi) chung
- Về mặt hình thức
Tính chỉnh thể của văn bản bộc lộ ở kết cấu hoàn chỉnh, tạo nên sự hài hòa, cân xứng giữa các thành tố, các bộ phận của văn bản Ngoài ra, cần có sự thống nhất về cách trình bày chữ viết, về kí hiệu của các đề mục…
Trang 232.2.2.2 Tính liên kết
Đó là những mối quan hệ qua lại chặt chẽ giữa các câu, giữa các đoạn, giữa các phần, các bộ phận của văn bản Chính tính liên kết là cơ sở để tạo nên tính chỉnh thể của văn bản Tính liên kết thể hiện ở cả hai phương diện của văn bản: liên kết nội dung và liên kết hình thức thông qua việc sử dụng các phương tiện liên kết
Nếu văn bản thiếu sự liên kết về nội dung thì nó sẽ mắc lỗi hoặc lạc đề (tức là các câu, các đoạn không hướng về cùng một chủ đề)
Các phương tiện liên kết như: Phương thức lặp, phương thức thế, phương thức liên tưởng, phương thức nối, phương thức dùng câu hỏi có tác dụng làm cho văn bản có sự liên kết chặt chẽ về nội dung và hình thức
2.2.2.3 Tính mục đích
Mỗi văn bản hướng tới một mục tiêu nhất định Đó chính là mục tiêu giao tiếp của văn bản và trả lời cho câu hỏi: Văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Viết để làm gì?
Mục tiêu của văn bản quy định việc lựa chọn chất liệu nội dung, việc tổ chức chất liệu nội dung, việc lựa chọn phương tiện ngôn ngữ và tổ chức văn bản theo một cách thức nhất định (phong cách chức năng)
Ví dụ: Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được ban hành
với mục đích tạo khuôn khổ pháp lý với nhiều đổi mới về xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm xây dựng và vận hành hệ thống pháp luật thống nhất, đồng bộ, minh bạch, khả thi, dễ tiếp cận, hiệu lực và hiệu quả phục
vụ đắc lực cho sự nghiệp phát triển đất nước trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế sâu rộng
Mục đích của văn bản có thể được bộc lộ trực tiếp (theo cơ chế hiển ngôn) hoặc gián tiếp (theo cơ chế hàm ngôn) Nó quy định việc lựa chọn chất liệu nội dung, cách thức tổ chức các chất liệu nội dung cũng như việc lựa chọn các phương tiện ngôn ngữ
Như vậy: Văn bản là sản phẩm của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở dạng viết, thường là tập hợp của các câu, có tính trọn vẹn về nội dung, tính
Trang 24hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới một mục tiêu giao tiếp nhất định
2.3 Sơ lược về một số loại văn bản
Mỗi văn bản được dùng trong một phạm vi giao tiếp nhất định, giữa các nhân vật giao tiếp nhất định và hướng vào một mục tiêu giao tiếp nhất định Vì vậy, mỗi văn bản cũng có sự lựa chọn và tổ chức các phương tiện ngôn ngữ nhất định (các phương tiện từ ngữ, câu, bố cục, chữ viết ) Tất cả các văn bản có những đặc điểm giống nhau về các phương tiện trên đây hợp thành một loại, một kiểu hay một phong cách văn bản
Phong cách học tiếng Việt phân loại các phong cách ngôn ngữ như sau:
- Phong cách ngôn ngữ khoa học
- Phong cách ngôn ngữ hành chính công vụ
- Phong cách ngôn ngữ chính luận
- Phong cách ngôn ngữ báo chí
- Phong cách ngôn ngữ cổ động
- Phong cách ngôn ngữ văn chương nghệ thuật
- Phong cách ngôn ngữ sinh hoạt
Tương ứng với các phong cách ngôn ngữ trên là các loại văn bản:
- Văn bản sinh hoạt
Mỗi văn bản đều có những đặc điểm riêng Cần nắm được những đặc điểm cơ bản đó để tạo lập và lĩnh hội tốt các văn bản phù hợp với với các hoàn cảnh và mục đích giao tiếp Dưới đây, sẽ trình bày một số điểm khái quát về bốn loại văn bản thường được dùng: văn bản khoa học, văn bản chính luận, văn bản báo chí và văn bản hành chính
Trang 252.3.1 Văn bản khoa học
2.3.1.1 Khái niệm và phân loại
Văn bản khoa học là văn bản được dùng trong lĩnh vực hoạt động khoa học, với chức năng chủ yếu là thông tin - nhận thức
Văn bản khoa học bao gồm:
- Các văn bản khoa học chuyên sâu: chuyên luận, luận án, luận văn, các
chuyên đề, các công trình khoa học
- Các văn bản khoa học giáo khoa: sách giáo khoa, giáo trình, tập bài
giảng
- Các văn bản phổ cập khoa học: các bài báo, các tài liệu phổ biến,
truyền thụ một cách sơ giản, dễ hiểu về các kiến thức khoa học
Hoặc cũng có thể phân chia văn bản khoa học theo các loại sau:
- Ở dạng viết:
+ Các công trình nghiên cứu khoa học
+ Các tạp chí, tập san, thông báo, báo cáo khoa học
+ Các hình thức tóm tắt, giới thiệu, lược thuật và tổng thuật khoa học + Các sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo
+ Các bài thi, đồ án/khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án …
+ Lời hỏi đáp về các vấn đề khoa học
Tuy nhiên, tất cả các văn bản khoa học đều có thể được đọc lên hoặc in
ra Mọi thông báo khoa học có thể được chuẩn bị trước ra giấy rồi sau đó thông thường là đọc lên theo văn bản viết Do đó có lối nói: đọc báo cáo, đọc bài giảng…
Trang 262.3.1.2 Đặc trưng cơ bản
Văn bản khoa học phản ánh hoạt động và thành quả tư duy trừu tượng của con người Nó thuyết phục người đọc bằng những lập luận, những luận điểm, luận cứ chính xác, mạch lạc với những khái niệm xác định Do đó, văn bản khoa học có những đặc trưng sau:
- Tính trừu tượng, khái quát cao
- Tính lôgic nghiêm ngặt
- Tính chính xác khách quan
a) Tính trừu tượng, khái quát cao
Văn bản khoa học có tính trừu tượng, khái quát cao, bởi vì khoa học phải thông qua khái quát hóa, trừu tượng hóa để nhận thức và phản ánh hiện thực khách quan Mục đích của khoa học là phát hiện ra các quy luật tồn tại trong các
sự vật, hiện tượng nên càng không thể dừng lại ở những ở những cái gì riêng lẻ,
bộ phận, cá biệt
Ví dụ: Từ “sâu” được dùng trong văn bản khoa học và văn bản nghệ thuật
- Ở ao chuôm, nước sâu khoảng 1m nên thả 300 con cá (văn bản khoa
học): “Sâu” có nghĩa là “có độ sâu”, “có khoảng cách từ mặt nước đến đáy nước” Từ này được dùng với nghĩa đen, nghĩa sự vật
- Gì sâu bằng những trưa thương nhớ
Hiu quạnh bên trong một tiếng hò
Trang 27Tính logic, đó là tính chất nhất quán trong sự phân bố tất cả các đơn vị của văn bản và là sự có mặt của những mối liên hệ về nghĩa giữa những đơn vị này.Tính nhất quán này chỉ có thể có ở những văn bản trong đó các kết luận được rút ra một cách hợp lí từ nội dung, nghĩa là các kết luận không gây ra mâu thuẫn và những đoạn văn rieng lẻ tạo nên văn bản thì phản ánh đúng sự vận động của tư duy từ cái riêng đến cái chung hoặc từ cái chung đến cái riêng
Tư duy khoa học yêu cầu tính chứng minh và tính có lí do đầy đủ, nên logic trong khoa học là logic được chứng minh Tư duy khoa học không chấp nhận một sự mâu thuẫn hay phi logic nào
2.3.1.3 Đặc điểm ngôn ngữ
Nhìn chung, ngôn ngữ của văn bản khoa học là ngôn ngữ của tư duy trừu tượng, có tính khái quát cao, có tính khách quan và trung hoà về sắc thái cảm xúc
a) Về từ vựng
Theo Hoàng Văn Hành trong Đặc điểm vốn từ của phong cách ngôn ngữ văn bản khoa học: trong sự so sánh với phong cách ngôn ngữ văn bản nghệ thuật/ Trần Lương, Hoàng Văn Hành // Tiếng Việt - 1989 - tr: 74-81; Số phụ của tạp chí "Ngôn ngữ", từ ngữ trong văn bản khoa học được chia thành hai lớp chủ yếu: 1) Lớp từ chung, 2) Lớp từ khoa học Riêng lớp từ khoa học có thể tách thành hai nhóm: a) Lớp từ khoa học chung, có tính chất trung tính đối với phong cách khoa học, b) Lớp từ chuyên dùng, chủ yếu là thuật ngữ và các từ tượng trưng…được dùng cố định trong một lĩnh vực khoa học
Trang 28- Đặc điểm đầu tiên của văn bản này về mặt từ ngữ là dùng lớp từ khoa học chung với nghĩa đen, nghĩa định danh Các từ có tính nước đôi, mơ hồ về nghĩa không sử dụng trong văn bản
- Văn bản khoa học ít dùng từ ngữ có tính chất biểu cảm, những từ thể hiện sự bình giá cá nhân Không sử dụng từ địa phương, tiếng lóng, từ tục tĩu
- Văn bản khoa học sử dụng nhiều và chính xác thuật ngữ chuyên ngành Thuật ngữ chuyên ngành là lớp từ mang màu sắc khoa học rõ nét nhất và là dấu hiệu cơ bản nhất của văn bản khoa học
Ví dụ: Từ của tiếng Việt là một hoặc một số âm tiết cố định, bất biến;
mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định; nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định; tất cả ứng với một kiểu nghĩa nhất định
Trong ví dụ trên, từ, âm tiết, ngữ pháp là các thuật ngữ chuyên ngành
ngôn ngữ học
- Văn bản khoa học có khuynh hướng sử dụng các từ ngữ khái quát hóa, trừu tượng hóa, có tính chất hệ thống cao và trung hòa về sắc thái (nhất là trong các văn bản khoa học thuộc hai lĩnh vực triết học và toán học) Ở đây, từ ngữ phải đơn nghĩa, trung tính về sắc thái biểu cảm Những từ này dùng để biểu đạt những khái niệm chung, tách khỏi mọi cái cá biệt, cái ngẫu nhiên, mà chỉ chú ý đến thuộc tính chung của sự vật Từ loại được dùng nhiều hơn cả là danh từ (theo thống kê, số lượng danh từ trong văn bản khoa học thường nhiều gấp 4 lần
so với động từ); các đại từ thường mang ý nghĩa khái quát (ngôi thứ 3 và ngôi thứ nhất số nhiều)
Ví dụ: Tri thức là kết quả quá trình nhận thức của con người về thế giới
hiện thực, làm tái hiện trong tư tưởng những thuộc tính, những quy luật của thế giới ấy và diễn đạt chúng dưới hình thức ngôn ngữ hoặc các hệ thống kí hiệu khác
(Giáo trình Triết học Mác-Lênin)
- Sử dụng lớp từ đa phong cách với nghĩa đen, nghĩa định danh để đảm
bảo tính chính xác, khách quan của sự vật được nói đến Ví dụ: ánh sáng, màu
sắc, so sánh, đo, cân Rất ít sử dụng những từ ngữ có sắc thái biểu cảm
Trang 29b) Về cú pháp
- Văn bản khoa học sử dụng các hình thức câu hoàn chỉnh với kết cấu
chặt chẽ, rõ ràng Loại câu phổ biến nhất là câu ghép chính phụ với các cặp từ
quan hệ chỉ nguyên nhân (vì nên ), mục đích (để nên ), nhượng bộ (tuy nhưng ), tăng tiến (không những mà còn ) Những trường hợp tách các
vế của câu ghép có độ dài quá lớn thành các câu độc lập cũng gặp khá nhiều
Ví dụ: Nếu một đường thẳng mà song song với một đường thẳng nào đó
của một mặt phẳng chứa nó, thì nó song song với mặt phẳng ấy
- Ngoài ra, trong văn bản khoa học còn có mặt cả những câu khuyết chủ ngữ hoặc có chủ ngữ không xác định
Ví dụ: Khi nhân cả tử số và mẫu số của một phân số với một số tự nhiên
khác không sẽ được một phân số mới bằng giá trị phân số đã cho
hoặc: Muốn cho cloruahiđrô chóng tan trong nước, người ta phải tăng
bề mặt tiếp xúc giữa hai chất đó
- Sử dụng nhiều kiểu câu đẳng thức có "là" chỉ bản chất của sự vật, rất thích hợp cho việc nhận xét, đánh giá, lí giải các hiện tượng, những vấn đề, những quy luật của tự nhiên và xã hội
Ví dụ: Tam giác cân là tam giác có hai cạnh bằng nhau
b) Về kết cấu
Văn bản khoa học thường được xây dựng theo một khuôn mẫu quy định nghiêm ngặt đòi hỏi người viết phải tuân theo Đặc biệt, trong những công trình khoa học hoàn chỉnh như một luận văn, một cuốn sách chuyên khảo, từng phần nói trên lại phải nói đáp ứng một loạt các yêu cầu có tính bắt buộc khác
Ví dụ: Phần mở đầu của một đề tài nghiên cứu khoa học thường bao gồm những nội dung sau:
- Lý do chọn đề tài
- Tổng quan tình hình nghiên cứu
- Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu
- Đối tượng, phạm vi nghiên cứu
- Phương pháp nghiên cứu
Trang 30- Giả thuyết khoa học
- Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn của đề tài
- Kết cấu của đề tài
c) Về phương pháp diễn đạt
- Văn bản khoa học sử dụng cách diễn đạt ngắn gọn, súc tích, tránh những yếu tố dư thừa, những trợ từ, quán ngữ đưa đẩy, đặc biệt là đối với những văn bản về khoa học tự nhiên
- Luôn vươn tới sự khúc chiết trong việc trình bày bằng cách sử dụng các
từ, các cụm từ chỉ ra mối quan hệ logic trong kết cấu của toàn văn bản Đó là những từ ngữ được coi như là công cụ của các hình thức phán đoán, suy lí khoa
học: như vậy, trước hết, sau đó, tuy nhiên, bởi vậy, một mặt, mặt khác, nói
chung, nhìn chung, tóm lại, thứ nhất, thứ hai, từ, cho đến, bước sang, trong một
số trường hợp khác, thoạt nhìn, tưởng như, song thực ra, trở lên, bây giờ
- Luôn tìm cách làm nổi bật thông báo bằng cách dùng những biện pháp
tu từ, như: phép tách biệt (vế câu), phép đối chiếu nếu thì chỉ quan hệ đối
chiếu để nhấn mạnh, phép dùng phụ ngữ: chỉ sự khẳng định, sự phủ định, độ tin
cậy như rõ ràng là, chắc chắn là, đúng là, không phải là
Ví dụ: Nếu như liên kết chủ đề chủ yếu là sự tổ chức những phần nêu
của các phát ngôn thì liên kết logic chủ yếu là sự tổ chức của các phần báo
2.3.2 Văn bản chính luận
2.3.2.1 Khái niệm
Văn bản chính luận là loại văn bản trình bày những ý kiến có tính chất bình luận, đánh giá về các vấn đề, sự kiện thời sự nóng hổi trong đời sống chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội Chức năng cơ bản của nó là tuyên truyền, thuyết phục, lôi cuốn, động viên
Ở dạng viết có: các văn bản hiệu triệu, kêu gọi, cương lĩnh, tuyên ngôn, các bài bình luận, xã luận trên mọi phương tiện thông tin đại chúng
Ở dạng nói có: diễn thuyết, phát biểu trong mít tinh, phát biểu trong đón tiếp ngoại giao, phát biểu trong các hội nghị (sinh hoạt chính trị), nói chuyện thời sự, chính sách
Trang 31Ví dụ: Tuyên ngôn độc lập, Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến của Chủ
tịch Hồ Chí Minh được coi là những văn bản chính luận mẫu mực cả về nội dung cũng như hình thức thể hiện
2.3.2.2 Đặc trưng cơ bản
a) Tính bình giá công khai
Văn bản chính luận phải đạt tính bình giá công khai của tác giả, tức là người nói, người viết bao giờ cũng bộc lộ công khai một cách rõ ràng trực tiếp quan điểm, thái độ của mình đối với sự kiện được nói đến Ðây là đặc trưng khu biệt văn bản chính luận với văn bản khoa học và văn bản văn chương Nếu văn chương là bình giá ngầm, gián tiếp thông qua hệ thống hình tượng, khoa học là tránh sự thể hiện những yếu tố cảm tính chủ quan thì ngôn ngữ của văn bản chính luận bao giờ cũng bộc lộ trực tiếp quan điểm, thái độ của mình về một vấn
đề thời sự của xã hội Sự bình giá này có thể là của cá nhân hoặc nhân danh một
tổ chức, đoàn thể chính trị nào đó
Các đặc trưng chung của văn bản chính luận là tính bình giá công khai, tính lập luận chặt chẽ Văn bản chính luận luôn thể hiện một cách rõ ràng và trực tiếp thái độ của tác giả đối với vấn đề hay sự kiện Chúng thuyết phục người đọc (người nghe) vừa bằng các lí lẽ sắc bén, dẫn chứng xác thực được sắp xếp trong một trình tự có tính lôgic cao, vừa bằng cảm xúc chân thành của người viết thông qua các cách diễn đạt sinh động, giàu hình ảnh
Ðặc trưng này tạo nên sự khu biệt giữa văn bản chính luận với văn bản khoa học, báo chí và khiến văn bản này gần với văn bản văn chương Trong văn bản chính luận, chúng ta thường bắt gặp các biện pháp tu từ, những từ ngữ có
Trang 32chẽ thể hiện ở việc khai thác những quan hệ chiều sâu giữa hình thức ngôn ngữ
và mục đích biểu đạt Một văn bản chính luận hay thường là những văn bản chứa đựng nhiều hàm ý sâu sắc, có sức chinh phục lòng người, có sức cuốn hút mãnh liệt
Về điểm này, phong cách chính luận gần gũi với phong cách khoa học
c) Tính truyền cảm
Văn bản chính luận phải đạt tính truyền cảm mạnh mẽ, tức là sự diễn đạt
hùng hồn, sinh động, có sức hấp dẫn và đạt hiệu quả cao, thuyết phục bằng cả lí trí, bằng cả tình cảm, đạo đức
2.3.2.3 Đặc điểm ngôn ngữ
a) Về từ vựng
- Đặc điểm nổi bật nhất của loại văn bản này trong việc sử dụng từ ngữ là
sự có mặt của lớp từ ngữ chính trị Nội dung của lớp từ ngữ này luôn thể hiện lập trường và quan điểm cách mạng, về từng vấn đề cụ thể của đời sống xã hội nhằm tuyên truyền, giải thích chủ trương, đường lối, chính sách… Do vậy, văn bản chính luận đòi hỏi người dùng từ ngữ chính trị phải luôn tỏ rõ lập trường, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình Cũng qua đây biểu thị thái độ của tác giả đối với sự kiện, với vấn đề được đề cập Điều này thể hiện rõ đặc trưng tính bình giá của chính luận
- Để thể hiện sự bình giá, sự bộc lộ thái độ trong văn bản chính luận, người viết, khi dùng từ chính trị - là lớp từ cơ bản của phong cách này cần luôn luôn tỏ rõ lập trường, quan điểm và tình cảm cách mạng của mình về từng vấn
đề của đời sống xã hội
Ví dụ: Vì vậy, đạo đức cách mạng là vô luận trong hoàn cảnh nào cũng
phải quyết tâm đấu tranh chống mọi kẻ địch Đạo đức cách mạng là hoà mình với quần chúng thành một khối, tin quần chúng, hiểu quần chúng, lắng nghe ý kiến quần chúng
(Hồ Chí Minh)
- Để bày tỏ thái độ, tình cảm của mình một cách mạnh mẽ, người nói thường chọn lọc và sử dụng những đơn vị từ vựng hội thoại giàu sắc thái tu từ
Trang 33Ví dụ: Từ câu chuyện này mở rộng phạm vi ra, tâm và tài không chỉ là
sự đòi hỏi với doanh nhân, doanh nghiệp mà còn đòi hỏi ở bất kì công việc nào của mỗi chúng ta Làm một con đường, xây một ngôi nhà nếu không có tâm sẽ làm rối, bớt xén vật liệu "rút ruột công trình" khiến cho những ngôi nhà vừa xây xong đã sập, có những con đường mới đưa vào sử dụng được một thời gian ngắn đã lún, nứt Người thầy thuốc giỏi đến mấy mà không có tâm không những không cứu chữa được người bệnh có khi còn làm cho họ chết oan vì sự cẩu thả
vô trách nhiệm Người lái xe khách không có tâm, coi thường tính mạng của hành khách, "bắt khách" quá tải, chạy ẩu, gây ra tai hoạ thảm khốc
(Báo Nhân dân)
- Đối tượng tiếp nhận chính luận đông đảo về số lượng và đa dạng về trình độ Vì vậy, ngôn ngữ trong phong cách chính luận phải giản dị, rõ ràng, chính xác, có khả năng diễn đạt dễ hiểu những khái niệm phức tạp Để mọi người hiểu được cần tránh dùng những từ ngữ địa phương, tiếng lóng, biệt ngữ, những từ ngữ chưa thông dụng Nếu dùng từ mới, từ chưa thông dụng nên có sự giải thích rõ ràng
Văn bản chính luận, ngoài lớp từ toàn dân, còn dùng cả lớp từ có tính chất thuật ngữ của các ngành khoa học, tuỳ thuộc kiểu văn bản: nghị luận chính trị hay kinh tế, văn hoá Bên cạnh đó, trong văn bản chính luận cũng có thể sử dụng các đơn vị từ vựng giàu màu sắc tu từ thuộc phong cách khẩu ngữ, song cần lưu ý là chúng phải có tính phổ cập rộng rãi
b) Về cú pháp
- Do phải thực hiện chức năng thông báo, chứng minh và tác động nên
phong cách chính luận dùng nhiều kiểu câu khác nhau: câu đơn, câu ghép, câu tường thuật, câu nghi vấn, câu cảm thán Xét về mặt cấu tạo, văn bản chính luận phổ biến dùng kiểu câu dài, có nhiều vế, gắn bó với nhau bằng các quan hệ từ Xét về mục đích nói, văn bản chính luận dùng phổ biến câu trần thuật để mô tả, trình bày hay xác nhận, tường thuật sự việc Ngoài ra, câu nghi vấn và câu cảm thán cũng có thể được dùng với tần số khá cao
Trang 34Ví dụ: Tại sao giặc Pháp lại dự định như trên? Chúng nhìn nhận quyền
lợi của nhân dân ta? Chúng trả lại chế độ dân chủ? Không Chúng chỉ muốn thi hành một chính sách lừa phỉnh, xỏ lá, để chia rẽ mặt trận thống nhất chống Pháp, Nhật
(Trường Chinh)
Hoặc: Nước Việt Nam có quyền hưởng tự do và độc lập và sự thật đã trở
thành một nước tự do độc lập Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy
(Hồ Chí Minh)
- Ngôn ngữ trong phong cách chính luận có xu hướng sử dụng những kiểu câu mới:
Dùng bộ phận giải ngữ cho từ: Chúng tôi - Chính phủ lâm thời của nước
Việt Nam Dân chủ cộng hoà - trịnh trọng tuyên bố
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu nhân - quả có bởi: Không, nước Pháp không trở nên giàu có
hơn bởi sự bóc lột thuộc địa
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu danh hoá: Nó sẽ được sự kính trọng của tất cả các dân tộc
thuộc địa
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu làm nổi bật ý phương tiện: Với sự đồng tình ủng hộ của anh
em, cuộc chiến cứu quốc của Việt Nam nhất định thắng lợi
(Hồ Chí Minh)
Dùng kết cấu làm nổi bật ý nghĩa tình huống - sự vật: Trong điều kiện
nông nghiệp hiện nay, muốn tăng năng suất cây trồng nhất thiết phải đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học về di truyền nông nghiệp
Sử dụng một số kiểu câu thuộc phong cách khẩu ngữ: Sau cuộc biến động
ngày 9-3, Việt Minh đã giúp cho nhiều người Pháp chạy qua biên thuỳ, lại cứu cho người Pháp ra khỏi nhà giam Nhật và bảo vệ tính mạng và tài sản cho họ
(Hồ Chí Minh)
Trang 35- Ðể nhấn mạnh ý tưởng, gây sự chú ý ở người đọc, văn bản chính luận sử dụng nhiều phép lặp từ vựng, lặp cú pháp, các cách so sánh giàu tính liên tưởng
và tương phản để tăng cường độ tập trung thông tin và hiệu quả bình giá, phán xét Ví dụ:
- Chúng ta muốn hoà bình, chúng ta đã nhân nhượng Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước
ta một lần nữa
(Hồ Chí Minh)
- Ðổi mới là con đường duy nhất đúng đắn của Ðảng ta, của nhân dân
ta, để vượt qua mọi khó khăn to lớn, đi đến ổn định và phát triển Ðổi mới tạo nên thế mới và sức lực mới, như muà xuân làm bật dậy sức sinh sôi huyền diệu của thiên nhiên, đúng theo quy luật của sự phát triển
(Báo Nhân dân)
c) Về phương pháp diễn đạt
Văn bản chính luận đứng hàng thứ hai sau văn bản nghệ thuật trong việc
sử dụng các phương tiện diễn cảm, các biện pháp tu từ Các phương tiện này không phải với mục đích làm cho văn bản có tính hình tượng như trong ngôn ngữ văn chương, mà chỉ nhằm tăng thêm sức mạnh bình giá, phục vụ cho việc bình giá Khác với văn bản khoa học và văn bản hành chính, văn bản chính luận
có dấu ấn cá nhân rõ nét
Ví dụ: Ở nông thôn, nước ví như sông, mà chủ nghĩa xã hội - như
thuyền, nước sông lên nhiều thì thuyền đi lại dễ dàng
(Hồ Chí Minh)
2.3.3 Văn bản báo chí
2.3.3.1 Khái niệm phong cách ngôn ngữ báo chí và văn bản báo chí
Có nhiều cách hiểu về phong cách ngôn ngữ báo chí và văn bản báo chí
- Phong cách ngôn ngữ báo chí là kiểu diễn đạt dùng trong các văn bản thuộc lĩnh vực truyền thông đại chúng như báo in, đài phát thanh, đài truyền hình, internet… Đó là các thể loại như tin tức, phóng sự, bình luận, tiểu phẩm, diễn đàn, thông tin quảng cáo…
Trang 36- Báo, hay gọi đầy đủ là báo chí (xuất phát từ 2 từ báo là “thông báo” và
chí là “giấy”) Nói một cách khái quát, báo là những xuất bản phẩm định
kỳ nhằm báo cáo về các sự vật, hiện tượng hay con người nổi bật trong ngày mà
xã hội cần quan tâm
- Theo Luật Báo chí 2016, báo chí là sản phẩm thông tin về các sự kiện,
vấn đề trong đời sống xã hội thể hiện bằng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được sáng tạo, xuất bản định kỳ và phát hành, truyền dẫn tới đông đảo công chúng
thông qua các loại hình báo in, báo nói, báo hình, báo điện tử Báo in là loại hình
báo chí sử dụng chữ viết, tranh, ảnh, thực hiện bằng phương tiện in để phát hành
đến bạn đọc, gồm báo in, tạp chí in Báo nói là loại hình báo chí sử dụng tiếng
nói, âm thanh, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ tầng kỹ thuật ứng dụng
công nghệ khác nhau Báo hình là loại hình báo chí sử dụng hình ảnh là chủ yếu,
kết hợp tiếng nói, âm thanh, chữ viết, được truyền dẫn, phát sóng trên các hạ
tầng kỹ thuật ứng dụng công nghệ khác nhau Báo điện tử là loại hình báo chí sử
dụng chữ viết, hình ảnh, âm thanh, được truyền dẫn trên môi trường mạng, gồm báo điện tử và tạp chí điện tử
2.3.3.2 Đặc trưng cơ bản
a) Tính chính xác
Ngôn ngữ của bất kỳ phong cách nào cũng phải bảo đảm tính chính xác Nhưng với ngôn ngữ báo chí, tính chất này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng Vì báo chí có chức năng định hướng dư luận xã hội Chỉ cần một sơ suất dù nhỏ nhất về ngôn từ cũng có thể làm cho độc giả khó hiểu hoặc hiểu sai thông tin, nghĩa là có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng không lường trước được Chẳng hạn, sau chuyến tháp tùng một quan chức cao cấp sang thăm Trung Quốc, một nhà báo đã viết một bài phóng sự, trong đó có câu: “Chúng tôi đã chia tay với tình hữu nghị dạt dào của hai nước Việt – Trung” Rõ ràng, từ “với”
ở đây là không chính xác (vì cụm từ “chia tay với ” biểu đạt ý nghĩa “từ bỏ, từ giã”), cần phải thay nó bằng từ “trong”
Muốn sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác, nhà báo phải tuân thủ ít nhất
2 yêu cầu Thứ nhất, nhà báo phải giỏi tiếng Việt, nói cụ thể là: nắm vững ngữ
Trang 37pháp; có vốn từ vựng rộng, chắc và không ngừng được trau dồi; thành thạo về
ngữ âm; hiểu biết về phong cách Thứ hai, phải bám sát các sự kiện có thực và
nguyên dạng để phản ánh, không tưởng tượng, thêm bớt Hai yêu cầu này có quan hệ qua lại hết sức mật thiết Giỏi ngôn ngữ mà xa rời hiện thực thì ngôn ngữ có thể “kêu” nhưng rỗng tuếch, thiếu hơi thở ấm nóng của cuộc sống vốn là thứ có sức chinh phục mạnh mẽ đối với độc giả Ngược lại, biết rõ hiện thực nhưng kém về ngôn từ thì cũng không thể chuyển tải thông tin một cách hiệu quả như mong muốn, thậm chí đôi khi còn mắc lỗi tới mức gây hại cho người khác hoặc xã hội
Khi nhà báo sử dụng ngôn từ trong tác phẩm báo chí một cách chính xác, tác phẩm báo chí không chỉ đạt hiệu quả giao tiếp cao, mà còn góp phần quan trọng vào việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt Vì số lượng người tiếp nhận các sản phẩm của báo chí rất đa dạng; độc giả, khán giả lại luôn xem các cơ quan báo chí là “ngọn đèn chỉ dẫn” trong việc dùng ngôn từ, cho nên ngôn ngữ báo chí càng hoàn thiện thì tiếng Việt càng có điều kiện phát triển Do đó, cũng
có thể nói, báo chí có chức năng chuẩn hóa tiếng Việt
Trang 38“…Tôi cố nén sự tự ái, ưỡn ngực tiến tới Xì, lò thế này mà ngán gì Đi như hầm địa đạo Củ Chi là cùng Nhưng… sâu dần, đen dần Rồi tất cả biến mất Tôi lọ mọ đi Hai tay sờ soạn tứ tung Cốp! Lùn tịt như tôi mà cũng còn va đầu vào đá Tôi nghĩ bụng và bắt đầu đi lom khom Mẹ ơi, chỉ còn mình tôi thôi sao? Tống, Lực đâu rồi Đã hết lom khom được Phải nằm xuống, bò Có tiếng nước róc rách Đường lò ướt nhẹp Tôi với phải một sợi dây cáp ở đầu một cái dốc” Bám vào - ngửa người ra, tụt xuống!” Một mệnh lệnh vang lên A!Tống, Lực đây rồi Thì ra hai anh vẫn đi sát tôi, như có vẻ cố tình thử thách nhau một tý” cho nhà báo có thêm thực tế Thấy tôi thở phì phò, thợ lò bảo: “Đây là lò ngắn nhất và dễ nhất mỏ Mông Dương đấy!” Dễ nhất! Tôi suýt la lên Cả tiếng đồng hồ mới lấy được vài xe goòng than đá Dễ nhất mà thợ lò phải bò như những con rắn mối trong hang
Một bức tranh chân thực và sinh động đã được tạo dựng nhờ sự miêu tả một loạt các hành động, các cảm giác cụ thể của tác giả Khi đọc đoạn văn trên, độc giả thấy mình như cũng đang trải qua một cuộc hành trình đầy gian nan, vất
vả dưới lòng đất Và đây chính là khởi nguồn của niềm cảm thông sâu sắc với nỗi cực nhọc trong công việc của những người thợ lò
Bên cạnh đó, tính cụ thể của ngôn ngữ báo chí còn nằm ở việc tạo ra sự xác định cho đối tượng được phản ánh Như thực tế cho thấy, mỗi sự kiện được
đề cập trong tác phẩm báo chí đều phải gắn liền với một không gian, thời gian xác định; với những con người cũng xác định (có tên tuổi, nghề nghiệp, chức vụ, giới tính… cụ thể) Đây là cội nguồn của sự thuyết phục, vì nhờ những yếu tố đó người đọc có thể kiểm chứng thông tin một cách dễ dàng Do đó, trong ngôn ngữ báo chí nên hạn chế tối đa việc dùng các từ ngữ, cấu trúc không xác định hay có ý nghĩa mơ hồ kiểu như “một người nào đó”, “ở một nơi nào đó”, “vào khoảng”, “hình như”,v.v…
Báo chí là phương tiện thông tin đại chúng Tất cả mọi người trong xã hội, không phụ thuộc vào nghề nghiệp, trình độ nhận thức, địa vị xã hội, lứa tuổi, giới tính… đều là đối tượng phục vụ của báo chí Đây vừa là nơi họ tiếp nhận
Trang 39thông tin, vừ là nơi họ có thể bày tỏ ý kiến của mình Chính vì vậy, ngôn ngữ báo chí phải là thứ ngôn ngữ dành cho tất cả và của tất cả, tức là có tính phổ cập rộng rãi Tuy nhiên, phổ cập rộng rãi không có nghĩa là dễ dãi, thấp kém Vì, nói như nhà nghiên cứu ngôn ngữ báo chí nổi tiếng người Nga V.G.Kostomrov:
“Ngôn ngữ báo chí phải thích ứng với mọi tầng lớp công chúng sao cho một nhà bác học với kiến thức uyên thâm nhất cũng không cảm thấy chán và một em bé
có trình độ còn non nớt cũng không thấy khó hiểu”
Với ngôn ngữ không có tính đại chúng, tức là chỉ dành cho một đối tượng hạn hẹp nào đó, báo chí có thể thực hiện được chức năng tác động vào mọi tầng lớp quần chúng và định hướng dư luận xã hội Và đây chính là lý do khiến cho trong tác phẩm báo chí ít dùng các thuật ngữ chuyên ngành hẹp, các từ ngữ địa phương, tiếng lóng cũng như các từ ngữ vay mượn từ tiếng nước ngoài
Ngôn ngữ báo chí cần ngắn gọn, súc tích Sự dài dòng có thể làm loãng thông tin, ảnh hưởng đến hiệu quả tiếp nhận của người đọc, người nghe Người viết sẽ không đáp ứng được yêu cầu truyền tin nhanh chóng, kịp thời; người đọc (người nghe) mất nhiều thời gian để thu nhận thông tin, trong khi ở thời đại bùng nổ thông tin, con người có nhu cầu thu được càng nhiều thông tin trong một đơn vị thời gian Đấy là còn chưa kể đến việc viết dài dễ mắc nhiều dạng lỗi khác nhau, nhất là các lỗi về sử dụng từ
g) Tính định lượng
Các tác phẩm báo chí có tính định lượng về ngôn từ vì chúng thường bị giới hạn trong một khoảng thời gian hay một diện tích nhất định Vì thế, việc lựa chọn và sắp xếp các thành tố ngôn ngữ cần kỹ lưỡng, hợp lý để phản ánh được đầy đủ lượng sự kiện mà không vượt quá khung cho phép về không gian và thời gian
Hiện tại, không ít báo yêu cầu phóng viên, cộng tác viên khi viết bài không được phép vượt quá một lượng chữ nhất định Đối với những bài “không đặt trước” biên tập viên buộc phải chỉnh lý, cắt xén cho thích ứng với việc công
bố Rồi ngay trong các cơ sở đào tạo nhà báo cũng có không ít nơi, khi tuyển
Trang 40sinh, đòi hỏi đối tượng dự thi phải thử nghiệm khả năng định lượng của mình thông qua việc viết một hay một số văn bản với độ dài cho sẵn
Tính định lượng của ngôn ngữ báo chí giúp cho nhà báo rèn luyện được thói quen chủ động trong việc sáng tạo tác phẩm Nhờ đó, họ có thể dễ dàng thích nghi với mọi điều kiện thời gian cũng như không gian được dành cho việc công bố chúng
Chẳng hạn, có nhiều bài báo đã bộc lộ rõ thái độ, cảm xúc của tác giả
ngay từ tiêu đề như: “Góc tối ở thành phố cảng”, “Bông hoa Thủ đô giữa núi
rừng Tây Bắc”, “Lặng lẽ quá liên hoan phim”, “Giai điệu buồn của một đêm nhạc trẻ”, “Đó cũng là một cách sống đẹp” Còn trong các phần khác (cả mở
đầu, triển khai lẫn kết thúc) những câu văn mang sắc thái đánh giá của người viết còn gặp thường xuyên hơn, nhất là ở các thể loại như bình luận, xã luận, phóng sự, ghi chép, ký
Tính biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí gắn liền với việc sử dụng các từ ngữ, lối nói mới lạ, giàu hình ảnh, in đậm dấu ấn cá nhân, và do đó sinh động hấp dẫn hay ít nhất cũng gây được ấn tượng đối với độc giả Ví dụ:
“Ở những cua” cấp tốc, chuyện thầy viết lia lịa lời giải ở trên, trò cắm cổ chép như chép chính tả ở dưới vì không có thời gian giảng là “chuyện thường ngày ở huyện” (Hà Nội mới cuối tuần, 18/4/1998); “Sông Tô mà không lịch”
(Văn hóa, 17/5/1999)
Nguồn gốc của sự biểu cảm trong ngôn ngữ báo chí là vô cùng phong phú
và đa dạng Đó có thể là việc dùng các thành ngữ, tục ngữ, ca dao , là sự vay