Thực hành khai thác cảng Đường thủy phân tích và Đánh giá hoạt Động khai thác tại cảng bình dương và e depot tân bình
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Trang 2TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT
Trang 3KHOA KINH TẾ
CTĐT LOGISTICS VÀ QLCCU
PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN
Tên học phần: Thực hành Khai thác Cảng đường thủy
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ
(Cho điểm vào ô trống, thang điểm 10/10)
Cán bộ chấm 1
Cán bộ chấm 2
Điểm thống nhất
3 Phần 1: Phân tích hoạt động Khai
Trang 4LỜI CAM ĐOAN
Nhóm tác giả xin cam đoan đây là sản phẩm được tạo thành từ những thành viên trong nhóm dưới sự hướng dẫn của Các kết quả phân tích và những chi tiết có được trong bài tiểu luận này đều là trung thực Việc tham khảo các nguồn tài liệu đã được trích dẫn và ghi tài liệu tham khảo theo đúng quy định Nhóm tác giả xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về lời cam đoan này
Trang 5LỜI CẢM ƠN
Đầu tiên, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Trường Đại học Thủ Dầu Một đã đưa môn Thực hành khai thác cảng đường thủy vào chương trình giảng dạy Đặc biệt, chúng em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến giảng viên bộ môn dạy dỗ, truyền đạt những kiến thức quý báu cho chúng em trong suốt thời gian học tập vừa qua Trong thời gian tham gia lớp học của Thầy, chúng em đã có thêm cho mình nhiều kiến thức bổ ích, tinh thần học tập hiệu quả, nghiêm túc Đây chắc chắn sẽ là những kiến thức quý báu và
là hành trang để em có thể vững bước sau này.
Môn Thực hành khai thác cảng đường thủy là môn học thú vị, vô cùng bổ ích và
có tính thực tế cao Đảm bảo cung cấp đủ kiến thức, gắn liền với nhu cầu thực tiễn của sinh viên Tuy nhiên, do vốn kiến thức còn nhiều hạn chế và khả năng tiếp thu thực tế còn nhiều bỡ ngỡ Mặc dù chúng em đã cố gắng hết sức nhưng chắc chắn bài tiểu luận khó có thể tránh khỏi những thiếu sót và nhiều chỗ còn chưa chính xác, kính mong Thầy xem xét
và góp ý để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Xin chân thành cảm ơn!
Trang 6MỤC LỤC
PHIẾU CHẤM TIỂU LUẬN ii
LỜI CAM ĐOAN iii
LỜI CẢM ƠN iv
MỤC LỤC v
DANH MỤC VIẾT TẮT viii
DANH MỤC CÁC BẢNG ix
DANH MỤC SƠ ĐỒ x
DANH MỤC HÌNH ẢNH xi
A PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Mục tiêu của nghiên cứu 2
2.1 Mục tiêu chung 2
2.2 Mục tiêu cụ thể 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
Trang 74 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu 3
5 Ý nghĩa của đề tài 3
5.1 Ý nghĩa thực tiễn 3
5.2 Ý nghĩa khoa học 4
6 Kết cấu 4
B PHẦN NỘI DUNG 5
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 5
1.1 Cơ sở lý thuyết về cảng biển 5
1.1.1 Khái niệm 5
1.1.2 Chức năng của cảng biển 5
1.1.3 Vai trò của cảng biển 6
1.1.4 Phân loại cảng biển 7
1.1.4.1 Phân theo mục đích sử dụng 7
1.1.4.2 Phân theo hình thức sở hữu 7
1.1.4.3 Phân loại theo đối tượng phục vụ 8
1.1.4.4 Phân theo quy mô và mức độ quan trọng 8
1.1.5 Hoạt động của cảng biển 8
Trang 8CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẠI
CẢNG BÌNH DƯƠNG VÀ E-DEPOT TÂN BÌNH 10
2.1 Phân tích hoạt động khai thác tại Cảng Bình Dương 10
2.1.1 Tổng quan về Cảng Bình Dương 10
2.1.1.1 Giới thiệu 10
2.1.1.2 Ngành nghề kinh doanh 11
2.1.1.3 Tầm nhìn, sứ mệnh giá trị cốt lõi 12
2.1.1.4 Lịch sử hình thành 13
2.1.2 Thực trạng hoạt động khai thác cảng tại Cảng Bình Dương 13
2.1.2.1 Diện tích cảng 13
2.1.2.2. Vị trí địa lý 14
2.1.2.3 Trang thiết bị tại cảng 15
2.1.2.4 Tài chính 17
2.1.2.5 Nhân sự 19
2.1.3 Quy trình nhập và xuất hàng tại Cảng Bình Dương 20
2.1.3.1 Thủ tục hàng nhập 20
2.1.3.2 Thủ tục hàng xuất 20
Trang 92.1.4 Đánh giá hoạt động khai thác tại Cảng Bình Dương 21
2.1.4.1 Ưu điểm 21
2.1.4.2 Nhược điểm 22
2.2 Phân tích hoạt động khai thác tại E-Depot Tân Bình 23
2.2.1 Tổng quan về E-Depot Tân Bình 23
2.2.1.1 Giới thiệu 23
2.2.1.2 Ngành nghề kinh doanh 24
2.2.1.3. Tầm nhìn, sứ mệnh, giá trị cốt lõi 26
2.2.1.4 Lịch sử hình thành 26
2.2.2 Thực trạng hoạt động khai thác tại E- Depot Tân Bình 27
2.2.2.1 Diện tích cảng 27
2.2.2.2 Vị trí địa lý 27
2.2.2.3 Trang thiết bị 28
2.2.2.4 Hệ thống quản lý E-Depot 30
2.2.2.5 Nhân sự 31
2.2.3 Quy trình hoạt động tại E-Depot Tân Bình 32
2.2.3.1 Quy trình Gate in 32
Trang 102.2.3.2 Quy trình Gate out 33
2.2.4 Đánh giá hoạt động khai thác tại E-Depot Tân Bình 34
2.2.4.1 Ưu điểm 34
2.2.4.2 Nhược điểm 36
CHƯƠNG 3: ĐỀ XUẤT CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ KHAI THÁC CẢNG 37
3.1 Giải pháp hoạt động khai thác tại Cảng Bình Dương 37
3.1.1 Đào tạo nguồn nhân lực 37
3.1.2 Xây dựng hệ thống pháp luật nhất quán và đồng bộ 37
3.1.3 Nâng cao công tác dự báo lượng hàng hóa thông qua cảng biển 38
3.2 Giải pháp hoạt động khai thác tại E-Depot Tân Bình 38
C PHẦN KẾT LUẬN 40
TÀI LIỆU THAM KHẢO 41
Trang 11DANH MỤC VIẾT TẮT
Đơn vị tương đương 20 feet dùng
để đo sức chứa hàng hóa của một
container /một tàu container.
TEUs Twenty-foot equivalent unit
Phiếu giao nhận Container EIR Equipment Interchange Receipt
Trang 12DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Thông tin về Cảng Bình Dương 10 Bảng 2.2: Ngành nghề kinh doanh tại Cảng Bình Dương 11 Bảng 2.3: Tình hình nhân sự tại Cảng Bình Dương 19 Bảng 2.4: Thông tin về E-Depot Tân Bình 24
Bảng 2.5: Ngành nghề kinh doanh tại E- Depot Tân Bình 25 Bảng 2.6: Tình hình nhân sự tại E-Depot Tân Bình 31
Trang 13DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Quy trình gate in tại E-Depot Tân Bình 32
Sơ đồ 2.2: Quy trình gate out tại E-Depot Tân Bình 33
Trang 14DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 2.1: Trụ sở tại Công ty cổ phần cảng Bình Dương 11
Hình 2.4: Cảng nổi tại Cảng Bình Dương 14 Hình 2.5: Mạng lưới tại Cảng Bình Dương 15
Hình 2.6: Các trang thiết bị tại Cảng Bình Dương 16 Hình 2.7: Các chi phí nâng hạ container tại bãi, cầu Cảng, rút hàng 17 Hình 2.8: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh quý 3 năm 2023 18
Hình 2.12: Trang thiết bị tại E–Depot Tân Bình 29 Hình 2.13: Hướng dẫn đăng ký lấy cont rỗng 30
Trang 15A PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Trong xu thế toàn cầu hóa và hội nhập nền kinh tế quốc tế cùng với
sự phát triển của khoa học công nghệ đã kéo theo sự phát triển mạnh mẽcủa các hoạt động kinh doanh và xu hướng phát triển phổ biến của nềnkinh tế thế giới Theo Agility năm 2023, Việt Nam đứng thứ 10 trong thịtrường logistics mới nổi trên thế giới và đứng thứ 4 Đông Nam Á, sauMalaysia, Indonesia và Thái Lan Về cơ hội logistics trong nước, ViệtNam được đánh giá ở vị trí 16, cải thiện 1 bậc so với năm 2022 với 5,02điểm Còn về yếu tố cơ hội logistics quốc tế, Việt Nam hiện dẫn đầuĐông Nam Á, đứng vị trí thứ 4 của bảng xếp hạng với 6,03 điểm (ThuDuyên, 2023) Chính vì thế, ngay từ khi mở cửa quan hệ giao lưu và hộinhập quốc tế thì hoạt động logistics đã đem lại một phần rất lớn giúptăng trưởng và phát triển nền kinh tế Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia ven biển có đường bờ biển dài 3.260 kmnằm ở vị trí có nhiều tiềm năng phát triển về ngành hàng hải như gần cáctuyến đường hàng hải quốc tế, dọc theo đường bờ biển Việt Nam cónhiều địa điểm với vị trí và điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc hìnhthành và phát triển cảng biển, đặc biệt nhất là cảng nước sâu và cảng
Trang 16trung chuyển quốc tế Trong hàng hải, cảng biển có vai trò quan trọng và
vị trí to lớn trong việc phát triển nền kinh tế của đất nước và là nơi đưađón những con tàu, giúp cho việc lưu chuyển hàng hóa trong nước vàxuất nhập khẩu với khối lượng lớn, giá thành khá thấp so với cácphương thức vận tải khác như đường hàng không, đường sắt, Cảngbiển ngày càng có vị trí quan trọng trong sự phát triển kinh tế của mỗinước và được coi là một đầu mối giao thông quan trọng, là động lực thúcđẩy cho sự phát triển kinh tế của một đất nước Theo Phó Cục trưởngCục Hàng hải Việt Nam Hoàng Hồng Giang vào năm 2020 tổng khốilượng hàng hóa thông qua cảng biển đạt 733,18 triệu tấn, tăng 4% so vớinăm 2021 Khối lượng hàng container thông qua cảng biển năm 2022ước đạt 25,09 triệu TEUs, tăng 5% so với năm 2021 (Quang Toàn,2022)
Hiện nay Cảng Bình Dương và E-Depot Tân Bình có vai trò chiếnlược quan trọng trong sự phát triển của nền kinh tế đất nước nói chung
và khu vực miền Nam nói riêng Là một trong những trung tâm giaothương quốc tế quan trọng trong nước và là nơi chịu trách nhiệm choviệc xuất – nhập khẩu hàng hóa vào và ra khỏi khu vực Bình Dương,cũng như là các vùng lân cận và các quốc gia khác Hiện nay, Cảng Bình
Trang 17Dương và E-Depot Tân Bình vẫn không ngừng cố gắng từng bước nângcấp, cải thiện, phát triển hệ thống cảng, đặc biệt là hệ thống containernhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng trong việc vận chuyển, xếp dỡhàng hóa Nhưng nhìn chung vẫn còn đang tồn động nhiều vấn đề tronghoạt động khai thác để đạt được hiệu quả và tối ưu nhất làm ảnh hưởngkhông nhỏ đến hoạt động vận hành và phát triển của doanh nghiệp.
Chính vì vậy, nhóm tác giả quyết định chọn đề tài: “Phân tích và đánh
giá hoạt động khai thác tại Cảng Bình Dương và E-Depot Tân Bình”.
Từ đó, đề xuất một số giải pháp giúp nâng cao hiệu quả hoạt động khaithác đạt mức tối và góp phần mang lại giá trị nhiều hơn cho doanhnghiệp Ngoài ra, giúp doanh nghiệp phát triển toàn diện trên mọi lĩnhvực dịch vụ tạo được niềm tin đối với khách hàng trên toàn cầu, là sự lựachọn hàng đầu cho nhiều khách hàng trong khu vực và đóng góp vào sựphát triển của ngành hàng hải giúp nâng cao năng lực cạnh tranh củanước ta so với các nước khác
2 Mục tiêu của nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
Đề tài nghiên cứu về phân tích và đánh giá hoạt động khai thác tạiCảng Bình Dương và E-Depot Tân Bình
Trang 183 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu: Phân tích và đánh giá hoạt động khaithác tại Cảng Bình Dương và E-Depot Tân Bình
Trang 19Về nội dung: Nghiên cứu tập trung xác định thực trạng bao gồmnhững bất cập, hạn chế và đưa ra một số giải pháp giúp nâng cao hiệuquả hoạt động khai thác tại Cảng Bình Dương và E-Depot Tân Bình
4 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
Phương pháp thu nhập dữ liệu: Kế thừa các các số liệu và kết quảnghiên đã có, thu nhập các thông tin về thực trạng hoạt động khai tháctại Cảng Bình Dương và E-Depot Tân Bình được sử dụng để giải quyếtcác vấn đề liên quan đến đề tài
Dữ liệu sơ cấp: Thu nhập từ các chuyên gia các đối tượng liênquan như nhân viên của Công ty và ban lãnh đạo
Dữ liệu thứ cấp: Được thu nhập từ các bài báo cáo tài chính, bàitiểu luận, luận văn về hoạt động khai thác tại cảng biển Các nguồn tàiliệu liên quan qua thống kê, sách, báo, tạp chí, trên mạng internet. Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Thu nhập các thông tin liên quanđến cơ sở lý thuyết về hoạt động khai thác tại cảng biển, kết quả nghiêncứu liên quan đến đề tài tài được công bố, các số liệu thống kê
Phương pháp kế thừa: Kế thừa những tài liệu liên quan đến cơ sở
lý thuyết từ sách, giáo trình, tạp chí và thông tin trên một số trang web
Trang 20công khai và những công trình nghiên cứu khác có liên quan đến đềtài.
Phương pháp phân tích và tổng hợp: Đọc tài liệu, phân tích cácvấn đề thực tiễn nhằm tổng hợp để đánh giá thực trạng và đề xuất cácgiải pháp liên quan đến quá trình khai thác tại Cảng Bình Dương và E-Depot Tân Bình
Phương pháp quan sát thực tiễn: Quan sát thực tế về hoạt độngkhai thác tại Cảng Bình Dương và E-Depot Tân Bình để có cái nhìn thựctiễn và tổng quan
5 Ý nghĩa của đề tài
5.1 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài nghiên cứu này đã góp phần phân tích về hoạt động khaithác tại cảng biển Từ đó, đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện hoạtđộng khai thác tại Cảng Bình Dương và E-Depot Tân Bình nhằm cảithiện và nâng cao chất lượng dịch vụ Đồng thời, giúp doanh nghiệp sẽ
có ý tưởng để xây dựng nên các chiến lược đổi mới nhằm nâng cao chấtlượng hoạt động khai thác và cải tiến dịch vụ tại cảng nhằm đáp ứng nhucầu của khách hàng một cách tối ưu hóa và thúc đẩy sự phát triển củadoanh nghiệp Qua bài nghiên cứu giúp cho các Ban lãnh đạo tổng công
Trang 21ty phát hiện được những mặt còn hạn chế từ đó đưa ra cách khắc phụchiệu quả cho quá trình khai thác tại Cảng Bình Dương và E-Depot TânBình nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, kịp thời để giữ chân kháchhàng lâu dài trong tương lai.
5.2 Ý nghĩa khoa học
Nghiên cứu này góp phần củng cố một số lý thuyết về hoạt độngkhai thác tại cảng biển Nghiên cứu giúp có cái nhìn bao quát hơn chỉ rađược sự tác động của việc khai thác tại cảng Từ đó, làm cơ sở để cácBan lãnh đạo của công ty đề ra các chính sách tối ưu để đáp ứng nhu cầumột cách triệt để và hạn chế tối đa những phản hồi tiêu cực từ phía kháchhàng Bên cạnh đó, nghiên cứu đề xuất một số giải pháp nhằm nâng caochất lượng dịch vụ nói chung và chất lượng cho hoạt động khai thác tạiCảng Bình Dương và E-Depot Tân Bình nói riêng Qua đó, có thể thấyđược việc tạo ra những giải pháp đúng đắn sẽ làm thỏa mãn nhu cầu củakhách hàng và tạo nên sự phát triển vượt bậc trong tương lai giúp nềnkinh tế Việt Nam ngày càng phát triển vượt bậc
6 Kết cấu
Ngoài mục lục, phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham
Trang 22Chương 1: Cơ sở lý thuyết
Chương 2: Phân tích và đánh giá hoạt động khai thác tại CảngBình Dương và E-Depot Tân Bình
Chương 3: Đề xuất giải pháp giúp nâng cao hiệu quả khai tháccảng
B PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ THUYẾT 1.1 Cơ sở lý thuyết về cảng biển
1.1.1 Khái niệm
Theo quy định tại khoản 1, điều 73, Bộ luật Hàng hải 2015 địnhnghĩa rằng “Cảng biển là khu vực bao gồm vùng đất cảng và vùng nướccảng, được xây dựng kết cấu hạ tầng, lắp đặt trang thiết bị cho tàuthuyền đến, rời để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiệndịch vụ khác Cảng biển có một hoặc nhiều bến cảng Bến cảng có mộthoặc nhiều cầu cảng”
Theo Wayne K Talley (2018) định nghĩa rằng: “Cảng biển là nơitiếp nhận hàng hóa và khách hàng đến và đi diễn ra ở bờ biển hay ở bến
Trang 23thủy Việc vận chuyển được thực hiện bằng tàu biển Cảng biển có thểchỉ vận chuyển hàng hóa, chỉ vận chuyển hàng khách hoặc có thể vậnchuyển cả khách hàng và hàng hóa”.
Theo TS Trần Hoàng Hải (2019) định nghĩa rằng: “Cảng biển làkhu vực kinh tế, kỹ thuật, công nghệ phức hợp, bao gồm kết cấu hạ tầng,trang thiết bị kỹ thuật công nghệ phù hợp trong phần đất cảng và vùngnước cảng, thực hiện việc cung cấp toàn bộ dịch vụ liên quan (bao gồmcác dịch vụ kinh doanh và dịch vụ công) để đảm bảo sự hiệu quả vớichức năng là một bộ phận kết nối không thể thiếu trong toàn bộ chuỗivận tải và được phát triển thành một trung tâm dịch vụ công nghiệp vàlogistics, đóng vai trò quan trọng trong chuỗi giá trị sản phẩm côngnghiệp nói chung và chuỗi giá trị vận tải logistics nói riêng trong phạm
vi một nước, một khu vực hoặc trên phạm vi toàn cầu”
1.1.2 Chức năng của cảng biển
Cảng biển được coi là khu vực kinh tế phức hợp, đóng góp giá trịlớn giúp phát triển kinh tế vùng, thành phố hay địa phương Cảng biển
có các chức năng như sau:
Chức năng vận tải: cảng biển là một mắt xích (một khâu) của hệ
Trang 24hoạt động của cảng biển phải nhằm góp phần đạt được các mục tiêuchung của vận tải: Giảm giá thành vận tải của toàn bộ hệ thống; Đảmbảo cho quá trình vận tải an toàn, nhanh chóng.
Chức năng thương mại, công nghiệp: Các nước tiên tiến hay ngay
cả các nước kém phát triển sớm hay muộn cũng sẽ nhận ra được nhữngthuận lợi trong hoạt động công nghiệp và thương mại do cảng biểnmang lại, cảng còn hỗ trợ nhập khẩu và tăng cường xuất khẩu Tuynhiên sự hỗ trợ này không chỉ do các cảng biển, mà còn có cả các cảngkhô (Inland Port) (Nguyễn Văn Khoảng và Mai Văn Thành, 2020)
Chức năng cung cấp dịch vụ hỗ trợ cho tàu: Cảng biển là nơi cungcấp chỗ ẩn náu cho tàu, thuyền khi bão tố Ngoài ra, cảng biển còn cócác cơ sở sửa chữa, cơ sở cung cấp thực phẩm, dầu và các sản phẩmphục vụ cho tàu,…
Chức năng tạo lập không gian: Khi vị trí, vai trò được mở rộngcảng biển giúp tạo lập không gian mới kích thích sự hình thành và pháttriển các đô thị và các thương các quốc tế (Trần Hoàng Hải, 2019)
1.1.3 Vai trò của cảng biển
Cảng biển là đầu mối giao thông đảm bảo cho tàu thuyền neo đậu
an toàn, nhanh chóng và thuận tiện, đảm bảo cho việc xếp dỡ hàng hóa
Trang 25và vận chuyển hành khách Bảo quản và lưu giữ hàng hóa, gia công,phân loại hàng hóa, thực hiện các thủ tục pháp chế về quản lý nhà nước
và các dịch vụ hàng hải phục vụ các tàu thuyền (Nguyễn Văn Khoảng
và Mai Văn Thành, 2020) Có thể nói nhiệm vụ cơ bản của cảng biển làxếp dỡ, bảo quản, đóng gói cùng với việc thực hiện các công việc dồnxếp và phục vụ tất cả các phương tiện đến cảng với tư cách là đầu mốigiao thông Với những nhiệm vụ cơ bản ấy, cảng biển đóng vai trò quantrọng trong hoạt động nhịp nhàng của nền kinh tế quốc dân, mà trước hết
là các lĩnh vực công nghiệp khai thác, công nghiệp chế biến, nôngnghiệp, thương mại… (Nguyễn Thị Phương Thảo, 2021)
Trong nền kinh tế của nhiều quốc gia giàu tài nguyên mà không có
Trang 26Điển các cảng biển đóng một vai trò hết sức quan trọng Bên cạnh đócảng biển đóng vai trò quan trọng trong việc xuất khẩu và nhập khẩu cácmặt hàng của ngành công nghiệp chế biến như các cảng nước Anh, HàLan và các cảng ở Đức Đối với ngành nông nghiệp, nhiều quốc gianhập khẩu bằng đường biển nguyên liệu sản xuất phân hóa học hoặcnhập khẩu trực tiếp phân hóa học Mặt khác ở nhiều nước các sản phẩmnông nghiệp đưa ra thị trường quốc tế chủ yếu hoặc hoàn toàn qua cảng,như các thị trường trung tâm về lúa gạo của thế giới: Thái Lan, ViệtNam, Miến Điện là những hải cảng lớn trong việc xuất khẩu lúa gạo.Một trung tâm xuất khẩu cà phê của Braxin cũng là một trong những hảicảng lớn Cảng biển có thể phục vụ xếp dỡ hàng ngoại thương, hàng nộithương và hàng quá cảnh Các cảng biển cũng đóng vai trò quan trọngtrong việc tạo nên những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển và duy trìnhững quan hệ ngoại thương với các nước có biển và vì vậy có thể đónggóp vào việc tăng lưu thông hàng hoá (Nguyễn Thị Phương Thảo,2021)
Trang 271.1.4 Phân loại cảng biển
1.1.4.1 Phân theo mục đích sử dụng
Cảng tổng hợp (cho địa phương và quốc gia): Là các cảng thươngmại giao nhận nhiều loại hàng hoá Cảng hàng hoá được chia làm 3 loại:cảng loại A hay còn gọi là các cảng nước sâu, cảng loại B, cảng loại C
Cảng chuyên dụng: là các cảng giao nhận chủ yếu một loại hànghoá (xi măng, than, xăng dầu,…) phục vụ cho đối tượng riêng biệt (cungcấp nguyên liệu, phân phối sản phẩm của nhà máy hoặc các khu côngnghiệp dịch vụ sửa chữa tàu thuyền,…), bao gồm cảng chuyên dụnghàng rời, cảng chuyên dụng dầu, cảng chuyên dụng công nghiệp.
Cảng trung chuyển quốc tế: là những cảng chuyên làm nhiệm vụchuyển tàu hoặc trung chuyển hàng quốc tế và một phần nhỏ lượng hànggiao nhận nội địa (Nguyễn Văn Khoảng và Mai Văn Thành, 2020)
1.1.4.2 Phân theo hình thức sở hữu
Cảng biển thuộc sở hữu nhà nước: Nhà nước sở hữu toàn bộ kếtcấu hạ tầng cảng biển, tổ chức hoạt động khai thác cảng biển và chịutrách nhiệm về hiệu quả kinh tế của cảng biển
Trang 28Cảng biển sở hữu kiểu bán chính phủ: Nhiều cảng được thành lậpnhư một tổ chức bán chính phủ bởi luật quốc hội Trong trường hợp này,cảng có thể là một tổ chức có thể hoạt động phi lợi nhuận.
Cảng biển thuộc sở hữu của chính quyền địa phương nhưRotterdam, Hamburg, Kobe và Yokohama
Cảng biển thuộc sở hữu tư nhân: Tư nhân sở hữu và quản lý trựctiếp cảng biển Việc tư nhân hóa các cảng biển giúp phân bổ lại dòngvốn đưa vào tài sản cảng, nhờ đó vốn được tăng lên và nó kích thích kinh
tế địa phương phát triển (Trần Hoàng Hải, 2019)
1.1.4.3 Phân loại theo đối tượng phục vụ
Cảng nội địa: Là cảng phục vụ chủ yếu giao thông đường thủy nộiđịa Ở Việt Nam, cảng nội địa thường là các cảng thuộc cảng địaphương, phục vụ các phương tiện vận tải thủy/biển thuộc sở hữu củadoanh nghiệp hay cá nhân Việt Nam
Cảng quốc tế: Là cảng có tàu thuyền nước ngoài cập bến làm hàngđược chính quyền công bố là cảng quốc tế Đây là các cảng tổng hợphoặc cảng chuyên dụng quốc gia Ngoài ra, còn một loại cảng nữa cũng
là cảng quốc tế, đó là các cảng trung chuyển (Trần Hoàng Hải, 2019)
Trang 291.1.4.4 Phân theo quy mô và mức độ quan trọng
Cảng biển loại I: Là cảng biển đặc biệt quan trọng có quy mô lớn,phục vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của cả nước hoặc liênvùng
Cảng biển loại II: Là cảng biển quan trọng, có quy mô vừa, phục
vụ cho việc phát triển kinh tế – xã hội của vùng và địa phương
Cảng biển loại III: Là cảng biển có quy mô nhỏ, phục vụ cho hoạtđộng của doanh nghiệp (Nguyễn Văn Khoảng và Mai Văn Thành,2020)
1.1.5 Hoạt động của cảng biển
Các hoạt động dịch vụ chính bao gồm:
Xếp dỡ hàng hóa cho tàu: Là việc xếp hàng xuống tàu và dỡ hàngkhỏi tàu, thiết bị sử dụng cho hoạt động này tùy thuộc vào loại hàng vàphương án xếp dỡ Ngoài thiết bị của cảng, người ta còn dùng các thiết
bị của tàu
Lưu kho hàng hóa: Có thể bảo quản hàng trong kho hay ngoài bãitùy thuộc vào số lượng, loại hàng, thời gian hàng ở cảng và loại phươngtiện vận chuyển tiếp theo
Trang 30Tái chế: Áp dụng đối với những loại hàng hóa yêu cầu quá trình táichế trong phạm vi cảng để đảm bảo tập trung, phân phối hoặc nâng caohiệu quả vận chuyển Trong hầu hết các trường hợp, quá trình này đượcthực hiện trong kho bãi của cảng như đóng gói,…
Giao nhận hàng hóa giữa các phương tiện vận tải
Phục vụ tàu: Là việc chuẩn bị cho hành trình tiếp theo của tàu nhưcung ứng nhiên liệu, nước ngọt, thực phẩm,
Duy trì hoạt động của tàu: có thể thực hiện sửa chữa nhỏ hay bảodưỡng tàu tại cảng hay tại xưởng sửa chữa và thông thường hoạt độngnày do các công ty khác đảm nhiệm
Tiến hành công tác hoa tiêu, lai dắt phục vụ tàu và thực hiện côngtác cứu hộ và là nơi lánh nạn cho tàu
Trang 31Các hoạt động nhằm duy trì bảo dưỡng thiết bị, công trình, tạođiều kiện cho cảng hoạt động hiệu quả như: Nạo vét, sửa chữa, bảodưỡng cầu tàu, kho bãi, đường giao thông trong cảng; Sửa chữa bảodưỡng máy móc thiết bị.
An ninh cảng: Các điều kiện để đảm bảo an toàn hàng hóa, tài sảncủa cảng
Các hoạt động đặc biệt: Đôi khi các hoạt động quân sự cũng đượcthực hiện trong cảng như việc tiếp nhận tàu chiến, tàu ngầm, xếp dỡnhững loại hàng đặc biệt nguy hiểm (Nguyễn Văn Khoảng và Mai VănThành, 2020)
CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG KHAI THÁC TẠI CẢNG BÌNH DƯƠNG VÀ E-DEPOT TÂN BÌNH 2.1 Phân tích hoạt động khai thác tại Cảng Bình Dương
2.1.1 Tổng quan về Cảng Bình Dương
Trang 322.1.1.1 Giới thiệu
Công ty cổ phần cảng Bình Dương là một đơn vị thành viên thuộctập đoàn Gemadept Được thành lập từ năm 2004, Cảng Bình Dương rađời đóng vai trò thiết yếu trong chương trình quy hoạch hệ thống cảngbiển quốc gia của chính phủ, góp phần giảm tải áp lực giao thông lên cáckhu vực nội đô trung tâm thành phố và phát triển giao thương khu vựctam giác kinh tế Bình Dương – Đồng Nai – Vũng Tàu.
Bảng 2.1: Thông tin về Cảng Bình Dương
Tên công ty Công ty cổ phần cảng Bình Dương
Tên quốc tế BINH DUONG PORT CORPORATION
Tên viết tắt Cảng Bình Dương
Mã số thuế 3700546488
Đại diện pháp
luật
Nguyễn Thế Dũng
Quản lý bởi Cục Thuế Thành phố Dĩ An
Loại hình DN Công ty cổ phần ngoài NN
Điện thoại (84 - 28) 37 325 674
Email mkt@pip.com.vn
Trang 33Tên công ty Công ty cổ phần cảng Bình Dương
Ngày hoạt động 16/9/2002
Website https://bdp.gemadept.com.vn
Trụ sở
TĐ số 1738, TBĐ số 9 (8BT-B), Tổ 5, khu phốQuyết Thắng, Phường Bình Thắng, Thành phố Dĩ
An, Tỉnh Bình Dương
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp, 2023)
Nằm trong khu kinh tế trọng điểm phía Nam, trên trục đường caotốc Hà Nội và Mỹ Phước–Tân Vạn, với hệ thống CY và Depot trải dàikết nối nhiều khu công nghiệp lớn và các tuyến đường giao thông trọngđiểm, cảng Bình Dương tự hào là một trong những đơn vị khai thác cảng
có uy tín và hiệu quả tại Bình Dương, Đồng Nai và Vũng Tàu CảngBình Dương nằm trên ngã ba sông Đồng Nai giao với sông Sài Gòn vànối liền cụm cảng biển quốc tế Cái Mép thuộc tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu,kết nối hệ thống vận tải thủy nội địa giữa các khu công nghiệp lớn vớikhu vực cảng nước sâu Cái Mép và các cảng khác trong khu vựcTP.HCM, góp phần giảm áp lực giao thông và tiết kiệm chi phí-thời
Trang 34Hình 2.1: Trụ sở tại Công ty cổ phần cảng Bình Dương
4511 Bán buôn ô tô và xe có động cơ khác (Chi tiết: Bán buôn xe tải,
đầu kéo, container, mọc xe)
4520 Bảo dưỡng, sửa chữa ô tô và xe có động cơ khác (Chi tiết: Sửa
Trang 35chữa xe tải, đầu kéo, container, mọc xe)
4933
Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (Chi tiết: -Vận tải hàng hóabằng ô tô chuyên dụng -Vận tải hàng hóa bằng ô tô loại khác(trừ ô tô chuyên dụng) -Vận tải hàng hóa bằng xe có động cơloại khác -Vận tải hàng hóa bằng xe thô sơ -Vận tải hàng hóabằng phương tiện đường bộ khác -Kinh doanh vận tải container.Kinh doanh vận tải hàng hóa bằng đường bộ)
5012 Vận tải hàng hóa ven biển và viễn dương
5022 Vận tải hàng hóa đường thuỷ nội địa
5210 Kho bãi và lưu giữ hàng hóa (Chi tiết: Dịch vụ kho bãi)
5222 Hoạt động dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho vận tải đường thủy (Chi
Trang 36-thuê tàu cho các chủ hàng và chủ tàu trong và ngoài nước; - Đại
lý tàu biển Đại lý và môi giới hàng hải Đại lý vận tải, giaonhận hàng hóa bằng đường biển, hàng không Hoạt động đại lýlàm thủ tục hải quan - Dịch vụ thương mại và dịch vụ có liênquan đến giao nhận vận chuyển hàng hóa xuất nhập khẩu (thủtục hải quan, tái chế, bao bì, kiểm kiện hàng hóa xuất nhậpkhẩu); - Dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải chưa đượcphân vào đâu)
Trang 37Về giá trị cốt lõi: Dân tộc; Tiên phong; Trách nhiệm; Chính trực;Đổi mới; Kết nối.
Trang 38đương 4.500 container và 1 cont 20 feet tính là 1 TEUs tương đương9,000 container).
Hình 2.2: Sơ đồ của Cảng Bình Dương
Trang 39Về hệ thống Cảng Nổi bằng hình thức khai thác Midstream chotàu Feeder Giúp cho các chủ tàu rút ngắn thời gian hàng hải; Tiết kiệmcác chi phí cầu bến và cảng vụ; Vị trí khai thác nằm giữa dòng sông tạothuận lợi cho việc giao nhận hàng tại tất cả các cảng khu vực trong vàngoài nước và hiện có 14 cầu nổi, độ sâu trước bến là -9.5m, hệ thốngphao có 4 cặp và khả năng khai thác tàu: 30.000 DWT.
Hình 2.4: Cảng nổi tại Cảng Bình Dương
(Nguồn: Nhóm tác giả tổng hợp, 2023)
2.1.2.2. Vị trí địa lý
Cảng Bình Dương nằm ở tọa độ:10°53’57’N-106°50’17’E, trênquốc lộ 1, sát chân cầu Đồng Nai,thuộc khu phố quyết thắng ,phườngbình thắng, thị xã dĩ an, tỉnh Bình Dương Cảng Tổng hợp Bình Dươngnằm ngay trên tuyến giao thông huyết mạch quốc lộ 1, nơi tiếp giáp của
3 địa phương TP.HCM, Đồng Nai và Bình Dương, tạo thành chuỗi giaothông liên hoàn giữa tam giác phát triển với khu vực Tây nguyên và các
Trang 40tỉnh miền Tây Nam bộ Công ty cổ phần Cảng Bình Dương có vai tròthiết yếu trong chương trình quy hoạch hệ thống cảng biển quốc gia củaChính phủ, góp phần giảm tải áp lực giao thông lên các khu vực nội đôtrung tâm thành phố và phát triển giao thương khu vực tam giác kinh tếBình Dương, Đồng Nai, Bà Rịa-Vũng Tàu.
Ngoài vai trò quan trọng giúp giảm tải cho giao thông đường bộ,cảng Bình Dương còn góp phần tiết kiệm rất đáng kể về thời gian, chiphí logistics cho khách hàng từ các khu công nghiệp lân cận trong việctập kết hàng và trung chuyển bằng sà lan đi Cái Mép hoặc các cảng kháctrong khu vực
Cảng Bình Dương là một mắt xích quan trọng trong chiến lượcphát triển hệ thống cảng biển của Gemadept, cùng với Cảng PhướcLong (PIP) hình thành hậu phương vững chắc cho Cảng nước sâuGemalink, đảm bảo lưu thông hàng hóa thuận lợi, nhanh chóng và hiệuquả cho vùng kinh tế trọng điểm phía Nam của đất nước