LOI NOL DAU Để đánh giá được kết quả học tập, đảo tạo tại trường Đại học Lâm nghiệp, với phương châm học đi đôi với hành gắn công tác nghiên cứu khoa học với thực tiễn sản xuất giúp sin
Trang 1
TRUONG DAI HOC LAM NGHIEP 'TRUNG TÂM ĐÀO TẠO LÂM NGHIỆP XÃ HỘI
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
NGHIÊN CỨU MÔ HINH LAM GIAU RUNG BANG CAC LOAI CAY DAC SAN VA LAM SAN NGOAI GO
TAI VUNG DEM VUON QUOC GIA BA Vi
NGANH LAM NGHIỆP XÃ HỘI
MÃ NGÀNH: 303
Giáo viên hướng dẫn: Kiêu Trí Đức Sinh viên thực hiện : Nguyễn Hà Huyền Trang Khoá học: 2002 - 2006
Hà Tây, 2006
Trang 2
MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CUU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
3.2 Nội dung nghiên cứu
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Phần IV
KẾT QUÁ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
4.1.2 Khí hậu thuỷ văn
4.1.3 Dia chat thé nhuéng
4.3.3 Giao thông - thuỷ lợi
4.3.4 Y tế và giáo dục
Trang 34.4 Xác định hiện trạng các mô hình cây đặc sản và LSNG hiện có tại thôn 22
4.4.1 Mô hình 1: cây Bương mốc
4.4.2 Mô hình 2: cây Điền trúc
4.4.3 Mô hình 3: Vải thiều + Ba kích + Gừng
4.4.4 Mô hình 4: Mơ mai + Củ mài
4.4.5 Mô hình 5: Quế + Keo tai tượng
4.5 Tình hình gây trồng các mô hình cây đặc sản và LSNG tại thôn
4.6 Tình hình khai thác sản phẩm cây đặc sản và LSNG tại thôn
4.6.1 Mô hình bương mốc và mô hình điền trúc
4.6.2 Mô hình Vải + Ba kích + Gừng, Mơ mai + Củ mài, Quê +Keo
4.7 Kết quả đánh giá hiệu quả của các mô hình cây đặc sản và LSNG tại thôn 36
4.7.1 Kết quả đánh giá hiệu quả kinh tế của các mô hình
4.7.2 Kết quả đánh giá hiệu quả xã hội của các mô hình
4.7.3 Kết quả đánh giá hiệu quả cải tạo, bảo vệ đất của các mô hình
47
4.8 Đề xuất một số giải pháp đề phát triển các mô hình cây đặc sản và LSNG có
hiệu quả tại thôn
4.8.1 Những thuận lợi và khó khăn của thôn
Tài liệu tham khảo
Kết quả đánh giá hiệu quả tông hợp của các mô hình
Trang 5
LOI NOL DAU
Để đánh giá được kết quả học tập, đảo tạo tại trường Đại học Lâm
nghiệp, với phương châm học đi đôi với hành gắn công tác nghiên cứu khoa
học với thực tiễn sản xuất giúp sinh viên làm quen với công tác nghiên cứu
khoa học, được sự đồng ý của nhà trường, trung tam dao tao LNXH va thay
giáo hướng dẫn chúng tôi thực hiện nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu mô hình làm giàu rừng bằng cây đặc sân và lâm sản
ngoài gỗ tại vùng đệm Vườn Quốc Gia Ba Vì”
“Trong quá trình thực hiện đề tài, ngoài sự có gắng nỗ lực từ bản thân tôi
đã nhận được sự hướng dẫn khoa học của thầy giáo Kiều Trí Đức cùng cán bộ
và nhân dân thôn Yên Sơn, xã Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây
Trong địp này cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy
giáo Kiều Trí Đức cùng các Thay, Cô giáo trong trung tâm đào tạo LNXH,
các thầy, cô giáo trong trường ĐHLN, cán bộ và nhân dân thôn Yên Sơn, xã
Ba Vì, huyện Ba Vì, tỉnh Hà Tây đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành đề
tài này
Mặc dù đã có nhiều cố gắng để hoàn thành nghiên cứu.Tuy nhiên, do
năng lực bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn chế nhất định, và là bước
đầu làm quen với công tác nghiên cứu khoa học, nên đề tài sẽ không tránh khỏi những thiếu sót Vậy tôi rất mong được sự đóng góp những ý kiến quý báu của các Thầy, Cô giáo cùng bạn bè đồng nghiệp để đề tài này được hoàn
thiện hơn
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Xuân mai, ngày 20 tháng 6 năm 2006
Sinh viên thực hiện
Trang 6Phan I DAT VAN DE Với hơn 20 triệu ha đồi núi là địa bàn sinh sống của 54 dân tộc anh em, cuộc sống của họ dựa chủ yếu vào tài nguyên rừng và đất rừng Hàng ngày,
những người dân miền núi phải khai thác tài nguyên rừng để duy trì cuộc sống
Tuy nhiên, hoàn cảnh nghèo đói buộc con người phải khai thác quá mức tài nguyên rừng đẻ tồn tại Chính điều này đã tạo nên một nghịch lý: “Để duy trì
cuộc sống trước mắt, con người hiện đang sử dụng tài nguyên ở một mức độ sẽ gây nguy hiểm cho sự tồn tại của mình trong tương lai” Điều này có nghĩa con người đang khai thác một cách không bền vững nguồn tài nguyên rừng
Trong những thập kỷ qua, việc khai thác phá rừng bừa bãi của cộng
đồng các dân tộc thiểu số đã đưa độ che phủ của rừng xuống mức báo động,
27% (Báo cáo dự án GTZ„ 2002) Chính phủ Việt Nam và cộng đồng quốc tế
trong những năm qua đã có nhiều nỗ lực để ngăn chặn tình trạng này thông
qua các chương trình, đự án phát triển nông thôn miễn núi, trong đó các mô
hình nông lâm kết hợp được chú trọng Đây là giải pháp quan trọng để sản
xuất theo hướng bền vững vừa đem lại hiệu quả kinh tế cao vừa bảo vệ được
môi trường sinh thái góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống người dân vùng núi Các mô hình trồng kết hợp cây lâm nghiệp và cây ăn quả, cây lương
thực, được đưa vào Ôão chương trình hỗ trợ phát triển nông thôn miền núi
đã mang lại hiểu quả nhất định Tuy nhiên, các mô hình này vẫn chưa đáp ứng,
được đầy đủ các nhu cầu cuộc sống của người dân miễn núi
Họ vẫn tiếp tục vào rừng khai thác nguồn cây đặc sản và LSNG bởi lẽ như chúng ta đã biết, các loài cây đặc sản và LSNG thường gắn chặt với đời sống người dân quanh vùng có rừng Đây là nguồn sống chính của họ, là cơm,
là rau, là thuốc, của người nghèo, cho nên cấm tuyệt đối người dân hái
lượm LSNG ở vùng rừng nào đó là không thẻ Trong khí đó nguồn cây đặc
san va LSNG đang ngày một cạn kiệt Chính vì vậy, một trong những giải
pháp khả thi để giải quyết vấn đề này là phát triển các mô hình cây đặc sản và
1
Trang 7LSNG Cac mé hinh này nhằm đáp ứng nhu cầu trước mắt của người dân
đồng thời góp phần bảo vệ và phát triển rừng
Vườn Quốc Gia Ba Vì có tổng diện tích tự nhiên là 6.816ha, vùng đệm 14.144ha nằm trong 7 xã, có 3 cộng đồng dân tộc sông xung quanh núi, trong,
đó có 2 cộng đồng dân tộc thiểu số là người Dao và người Mường Xã Ba Vì
là một trong 7 xã miền núi thuộc vùng đệm của vườn, chủ yếu là đồng bào
dân tộc Dao sinh sống Trước những năm 60 số đồng bào này sinh sống trên
núi cao, đã quen với tập quán đốt nương, săn bắn và hái lượm, gây không ít
hậu quả xấu đối với hệ sinh thái rừng Ba Vì Sau năm 1964 được sự quan tâm
của Nhà nước, số đồng bào đã di chuyển định cư dưới chân núi, với đời sống
còn gặp nhiều khó khăn Họ vẫn tiếp tục vào rừng khai thác lâm sản đặc biệt
là nguồn cây đặc sản và LSNG để phục vụ nhu cầu cuộc sống hàng ngày làm
cho số lượng của chúng trong rừng ngày một ít hơn, việc tìm kiếm chúng mỗi
rigày một khó khăn hơn và giá trị đóng góp của LSNG trong kinh tế hộ gia đình mỗi ngày một giảm bớt Vì vậy, việc nghiên cứu các mô hình cây đặc
san va LSNG tai day góp phan làm giàu rừng nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân vùng đệm là việc làm cấp thiết Từ những lý do trên chúng tôi
tiến hành nghiên cứu đề tài:
“Nghiên cứu mô hình làm giàu rừng bằng các loài cây đặc sản và lâm sản ngoài gỗ tại vùng đệm Vườn Quốc Gia Ba Vì”.
Trang 8Phan IT
TONG QUAN VAN ĐÈ NGHIÊN CỨU
2.1 Trên thế giới
Ở vùng nhiệt đới của nước Mỹ nhiều tổ chức đã bắt trước điều kiện của
Từng nhằm đạt được những ảnh hưởng có lợi của hệ sinh thái rừng Như ở
trung Mỹ trong một thời gian dài đã tồn tại phương thức truyền thông là trồng trung bình 24 loài cây/khoảng đất bằng 1/10ha Họ trồng tầng trên cùng là
đứa hoặc đu đủ, tầng dưới là cam quýt, thấp hơn là cà phê hoặc cacao, ngô,
lạc, sắn, và sát mặt đất là các loài cây thân bò lan như bí, Đây là hệ thống
kết hợp thân thiện của nhiều loài cây, mỗi một tầng có cấu trúc riêng, ngoại
hình tầng thứ giống như rừng hỗn giao nhiệt đới
Ở vùng Châu Á, người Hunnunoo của Philippin có kinh nghiệm sử
dụng phương thức du canh một cách kinh tế Ở những nơi chặt rừng để canh tác nông nghiệp người ta cân nhắc để lại những cây gỗ nhất định cho tới cuối
vụ lúa, nó sẽ tạo sự che bóng, chống được sự phơi nắng quá thái bề mặt đất,
các cây gỗ là bộ phận không thể thiếu của hệ thống canh tác người Hunnunoo
nó được trồng hoặc giữ lại từ rừng cũ, nó còn có tác dụng cung cấp gỗ xây dựng củi đun và mỹ phẩm (Conklin, 1957)
© Chau Phi có khác biệt hơn, ở phía Nam Nigeria người ta trồng khoai, ngô, bí, đậu được che chở của tầng cây gỗ (Forde, 1937) Miền tây của
Nigeria, người Yoruba sử dụng hỗn hợp cây hoà thảo, cây dạng bụi và cây gỗ,
họ cho rằng hệ thống đó là phương tiện bảo tồn năng lượng của con người bằng cách sử dụng tối đa khoảng không gian có giới hạn Người Yoruba cho
rằng đây là hệ thống Ihông tốn kém nhằm bảo vệ độ phì của đất cũng như
chống xói mòn và ngăn chặn sự mặn hoá đất (OJO, 1966)
Khi Miến Điện còn là bộ phận của Ấn Độ là thuộc địa của Anh, ông
Upanke đã cho người dân trồng Tếch (Tectona grandis) và cho người dân trồng cây nông nghiệp khi rừng chưa khép tán, ông gọi đó là phương thức
Taungya Sau đó ông truyền lại cho nhà cai trị Anh ở Ấn Độ Dictrick Brandis
3
Trang 9Ong Brandis cho rằng đây là phương thức hiệu quả dé gay trồng rừng Tếch
(Blanford,1958) Từ đó phương thức này được lan truyền mở rộng ở miền
Nam Châu Phi từ năm 1887 (Hayloy, 1957) và sau đó là Châu Á và Châu Mỹ
La Tỉnh Như vậy, có thể nói 'TTaungya là một bước phát triển từ du canh sang
NLKH Do đặc điểm về điều kiện tự nhiên, xã hội khác nhau, kết hợp với sự
khác nhau về kỹ thuật canh tác có tính chất truyền thống giữa các khu vực mà
phương thức Taungya đã phân hoá và phát triển thành các hệ thống và các
phương thức NLKH đa dạng như hiện nay
NLKH có vai trò quan trọng trong việc giải quyết vấn đề lương thực thực phẩm, hạn chế suy giảm tài nguyên rừng, bảo vệ và nâng cao độ phì của
đất Chính vì lẽ đó mà ngày từ các kỳ họp năm 1967 - 1969 của tổ chức nông lương thế giới (FAO) đã quan tâm đến vấn đề này và đi đến một sự thống nhất đúng đắn: “Áp dụng các biện pháp NLKH là phương pháp tốt nhất đẻ sử dụng đất rừng nhiệt đới một cách hợp lý, tổng hợp nhằm giải quyết vấn đề
lương thực, thực phẩm và sử dụng lao động dư thừa đồng thời thiết lập cân
bằng sinh thái của môi sinh”
Năm 1977 hội đồng quốc tế về nghiên cứu NLKH của tổ chức FAO được thành lập, năm 1991 được đổi tên thành trung tâm quốc tế về nghiên cứu
NLKH (ICRAF) Nhờ sự quan tâm đầu tư nghiên cứu và tuyên truyền phổ
biến các thông tin của tổ chức quốc tế nên NLKH đã và đang từng bước phát
triển, trong giai đoạn hiện nay nó được áp dụng đa dạng, phong phú phù hợp với từng vùng NLKH đã được quan tâm nghiên cứu ở nhiều nơi trên thế giới, nhiều mô hình NL.KH đã được xây dựng, thử nghiệm và nhân rộng Tháng 9
năm 1982 chương trình diều tra thống kê các hệ thống NLKH (AFSI) được đưa vào hoạt động Người ta đã đi sâu vào điều tra, thống kê, từ những kết quả đó đã xây dựng dược hệ thống phân loại của các hệ sử dụng đất trên thế
giới dựa trên cơ sở: cấu trúc, chức năng, tương quan kinh tế xã hội trình độ
quản lý và ảnh hưởng sinh thái học của hệ thống canh tác Trên cơ sở đó để
tiếp tục xây dựng và nhân rộng những mô hình có hiệu quả kinh tế xã hội và
môi trường cao ở từng vùng lập địa tương tự Vì vậy, mà đã hình thành các tổ
4
Trang 10chức chuyên nghiên cứu tuyển chọn các loài cây đa tác dụng, cây có định đạm, cây lấy gỗ, củi, cây cho thực phẩm, dược liệu, để trồng với cây công
nghiệp và nông nghiệp
Trong vài thập kỷ vừa qua ngoài giá trị to lớn của các sản phẩm gỗ từ
rừng người ta còn nhận thấy rõ giá trị to lớn của các sản phẩm LSNG LS§NG
là một thuật ngữ dùng để chỉ “tất cả các vật liệu sinh học khác gỗ mà chúng
được khai thác từ rừng tự nhiên để phục vụ nhu cầu tiều dùng của loài
người, ” (Debeer, 1989) LSNG bao gồm: thực phẩm, dược liệu, gia vị, tỉnh
dầu, nhựa cây, keo dán, nhựa mủ, tanin, cây cảnh, động vật hoang dã,
chúng chiếm tỷ lệ rất nhỏ về sinh khối rừng, mặt khác nếu tính giá trị của các
loài lâm sản khác tại thời điểm nào đó thì giá trị của các loài LSNG thường
thấp hơn nhiều so với gỗ Tuy nhiên, ngày nay khi con người đã thay đổi cách
nghĩ họ coi rừng là tư liệu sản xuất, do vậy mà việc kinh doanh các loài LSNG của rừng đã mở ra một triển vọng cho việc sử dụng bền vững tài
nguyên rừng Đây là một phương thức kinh doanh rừng có khả năng thay thế
nhiệt đới như: Nam Phi, Án Độ, Malaysia, Indonexia, Đây là những khu
vực có áp lực phá rừng mạnh mẽ nhất nhưng đồng thời cũng là những khu
vực có tiềm năng lớn lao nhất của sản phẩm ngoài gỗ
Qua đây thấy rõ được giá trị của LSNG, vai trò của LSNG trong việc
bảo vệ rừng, duy trì cân bằng sinh thái khu vực và toàn cầu Một số tác giả trên thế giới đã tập trune nghiên cứu nhằm phát triển các sản phẩm ngoài gỗ như: nghiên cứu phương pháp khai thác, chế biến, sử dụng, ở một số nước
trên thế giới LSNG đã trở thành hàng hoá mang lại thu nhập cao cho người
đân miền núi, đã có nhiều tài liệu nói về LSNG như: “Fost as a source of
food” (Ahmed, 1981), “Minorproducts of the Philippines forest” (Brow, 1918), “Non - Timber products of the forest” (Lass chuit, 1983),
5
Trang 11Tổng quan các công trình nghiên cứu cho thấy rằng: giá trị kinh tế xã
hội của thực vật ngoài gỗ thẻ hiện ở nhiều khía cạnh khác nhau (FAO, 1994; Sharma, 1995) Thực vật ngoài gỗ là một nhân tố quan trọng góp phần giải
quyết những mâu thuẫn xung đột trong quá trình phát triển ở khu vực nông thôn miền núi (Chin, 1985; Yonon, 1993; De coursey, 1994; Sharma, 1995;
Debeer, 1996) Rừng và LSNG là nguồn sống chủ yếu của ít nhất 27 triệu
người ở vùng Đông Nam Ả (Debeer, 1996) Giá trị thu nhập hiện tại từ LSNG
có thể lớn hơn giá trị thu nhập biện tại từ bất kỳ loại hình sử dụng đất nào đó
(Peter, 1989)
Nhìn chung, trong thời gian qua những nghiên cứu về thực vật ngoài gỗ
trên thế giới đã cho thấy tiềm năng to lớn của chúng ở các nước nhiệt đới, đã
làm rõ vai trò quan trọng của LSNG trong đời sống kinh tế xã hội nông thôn
miền núi, coi đây là một trong những nhân tố triển vọng nhất cho bảo tồn và phát triển rừng, góp phân giải quyết mục tiêu quản lý rừng bền vững của các
nước nhiệt đới
2.2 Ở Việt Nam
Cũng như nhiều nước trên thế giới
ở Việt Nam phương thức du canh du
cư đã có từ rất lâu đời cho đến nay vẫn tồn tại ở một số vùng cao, ở các dân tộc thiểu số Do sức ép về dân số và mâu thuẫn giữa cung và cầu mà đã làm
độ che phủ rừng của nước ta từ 43% năm 1945 giảm xuống còn 28,2% năm
1990, điện tích đất trống đồi núi trọc gấp rưỡi hoặc gấp đôi diện tích đất canh
tác nông nghiệp, rừng tự nhiên chỉ còn lại ở vùng sâu, vùng xa
Từ năm 1996, Việt Nam và Phần Lan bắt đầu hợp tác chương trình Lâm nghiệp thí điểm phát triển các hệ thống NLKH tại chợ Đồn - Bắc Kạn
Nhiều mô hình NLKH dược xây dựng trong vùng và đã được các chuyên gia
đánh giá cao Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện cũng còn gặp bat cap:
Những xã vùng sâu, vùng xa công tác vận động người dân thực hiện canh tác
NLKH còn khó khăn, nghèo đói làm cho người dân nghĩ nhiều đến thu nhập
Trang 12phương thức NLKH mà chương trình áp dụng mới chỉ thành công ở một số nơi gần đường giao thông và những nơi có diện tích rộng
Theo như một số tác giả: PGS Hoàng Hoè, Nguyễn Đình Tưởng, Nguyễn
Ngoc Bình, đã tập hợp được một số mô hình điển hình ở Việt Nam:
+ Các mô hình NLKH trên các vùng đất cát ven biển: các mô hình này
thể hiện rõ nhất ở các vùng ven biển miền Trung từ Nghệ Tĩnh đến Bình Trị
Thiên Người ta trồng phi lao để chống cát bay, chắn gió, phòng hộ cho sản
xuất nông nghiệp kết hợp trồng ngô, khoai, đậu, lạc,
+ Các mô hình NLKH ở đồng bằng: nhân dân ta thường trồng một số
đai rừng phòng hộ đồng ruộng, các đai này vừa có tác dụng cản trở gió bão
tránh thiệt hại cho cây nông nghiệp, ngoài ra còn cung cấp một lượng gỗ củi
đáng kể cho nhu cầu địa phương
+ Mô hình kinh tế VAC: đây là mô hình được phổ biến rộng rãi nhiều
nơi ở Việt Nam các vùng đồng bằng, các vùng đôi
phương thức vườn, vườn rừng, ao cá và chăn nuôi, kết hợp nó để tạo ra mối quan hệ giữa 3 thành phần trong một hệ thống làm nâng cao năng suất của hệ
thống đồng thời làm cho hệ thống đó phát triển bền vững lâu dài
+ Các mô hình NLKH trên đất dốc: các mô hình này sẽ tận dụng được các nguồn lực tại chỗ một cách tối đa và đảm bảo tính “lấy ngắn nuôi dài”,
bằng việc trồng ngô, khoai, sắn, đậu, lạc, xen vào các khu rừng mới trồng,
nó làm tăng hiệu quả các lkhu rừng trồng, tăng cường khả năng phòng hộ đất,
bởi cây nông nghiệp trong giai đoạn rừng chưa khép tán sẽ tạo ra các sản
phẩm để nuôi sóng người dân trong quá trình chờ đợi kết quả từ các khu rừng
trồng làm giảm sự phụ thuộc vào rừng tự nhiên
Các vùng trung du và cao nguyên xuất hiện các mô hình NLKH giữa
cây công nghiệp và cây lâm nghiệp Cây lâm nghiệp trong các mô hình này có
tác dụng như cây phụ trợ che bóng một phần, bảo vệ và cải tạo đất, giữ độ
ẩm, làm cho cây công nghiệp phát triển tốt hơn, năng suất ổn định hơn Cây
lâm nghiệp còn là nguyên liệu cung cấp gỗ, củi, quả, thực phẩm, dược liệu,
thức ăn gia súc, phân xanh, Các mô hình NLKH gặp nhiều ở các vùng Phú
7
Trang 13Tho, Thái Nguyên như các mô hình: muỗng lá to + chè + cốt khí Ở nhiều nơi
còn tiền hành trồng cây ăn quả xen với cây công nghiệp như: vải + chè, vải +
sin + dita
Theo PTS.Vi Van Mé, viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam tổng kết được ở vùng Tây Bắc cũng xuất hiện nhiều mô hình NLKH: mô hình cây lâm
nghiệp + đồng cỏ + bò sữa + chè + vườn quả ở cao nguyên Mai Châu, mô
hình rừng + nương + ruộng + vườn táo ở Nà Cạn, Chiềng Sinh, Sơn La
+ Phương thức sản xuất Lâm - Ngư nghiệp kết hợp ở các vùng ngập mặn: mô hình này phổ biến ở các vùng ven biển, cửa sông có rừng ngập mặn
tự nhiên hoặc trồng cây kết hợp thả tôm cá hoặc nuôi ong lấy mật Bờ biển
nước ta trải dài hơn 3000km, mô hình NLKH ở đây đã đóng vai trò quan
trọng trong đời sống của người dân vùng biển Các loài cây lấy gỗ ở vùng
ngập mặn vừa đóng vai trò phòng hộ vừa cung cấp gỗ, củi, phân xanh, vừa là
nơi trú ngụ và là nguồn cung cấp thức ăn cho tôm, cá
+ Phương thức Lâm - Ngư nghiệp trên các vùng đất phèn: mô hình này
tập trung ở Nam Bộ nơi tiếp giáp với rừng ngập mặn Đất có độ mặn cao nên
hình thành rừng Tràm thuần loài, trong 6 tháng mùa mưa người dân có thẻ
nuôi tôm, cá ở kênh mượng trong rừng tràm và nuôi ong Ở những nơi đất
trống người ta trồng bạch đàn + đào lộn hột + dứa và một số cây ăn quả khác
Như vậy, ở Việt Nam thực hiện NLKH được coi là chủ trương chiến
lược phát triển nông - lâm nghiệp bền vững của Đảng và Nhà nước ta nhằm
mục tiêu phát triển bền vững nông thôn miễn núi Vì vậy, cần phải tổng kết
thực tiễn phát triển NLKH đồng thời phải xây dựng phương pháp đánh giá
hiệu quả các mô hình NLKH để kịp thời cải tiến và nhân rộng các mô hình
hiệu quả
Trong những năm gần đây, do nhận thức được vai trò to lớn của các
loài cây đặc sản và LSNG đối với cuộc sống của người dân phụ thuộc rừng và
công cuộc bảo tồn và phát triển rừng, Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương đưa
các loài cây đặc sản và LSNG vào các chương trình dự án xoá đói giảm
nghèo, phủ xanh đất trống đồi núi trọc
Trang 14Ở Việt Nam các nhà khoa học đã xác định được danh mục các loài thực vật ngoài gỗ trong đó có khoảng 40 loài tre nứa, 40 loài song mây, 60 loài cây
chứa tanin, 260 loài cho đầu và nhựa, 160 loài chứa tỉnh dầu, 70 loài chứa
chất thơm và hàng trăm loài làm thức ăn Riêng với các loài dược liệu, theo tài liệu của Viện dược liệu, Việt Nam đã phát hiện được 1863 loài cây làm thuốc thuộc 1033 chỉ, 236 họ và 101 bộ, 17 lớp, 11 ngành thực vật (Tran Văn
Ký, 1995)
Nghiên cứu phân loại thực vật ngoài gỗ, thống kê mô tả đặc điểm hình
thái, công dụng, nơi mọc, kĩ thuật thu hái, chế biến và các bài thuốc làm từ
các loài thực vật trong đó có thực vật ngoài gỗ có các tác giả như: Lã Đình
Mỡi, Nguyễn Thị Thuỷ và Phạm Văn Thính (1995), Trần Văn Kỳ (1995), Lê Quí Ngưu và Trần Như Đức (1998), Vũ Ngọc Lộ và cộng sự (1996), Chritian
Rake và cộng sự (1993) _
Từ năm 1998 viện nghiên cứu đặc sản rừng đã thực hiện một dự án về
LSNG với kinh phí dự toán khoảng 1,7 triệu USD Tuy nhiên, cho đến nay
mới chỉ tập trung vào phát hiện các loài LSNG ở một số khu bảo tồn tự nhiên
(Ba Bẻ, Kẻ Gỗ), người ta đã xây dựng một số mô hình sản xuất sản phẩm L§NG như: mô hình trúc sào, mô hình phát triển thuốc nam, mô hình trồng, luồng ở một số tỉnh, nhưng đây mới chỉ là mô hình thực nghiệm tách khỏi
rừng chứ không gắn với hiện trạng của rừng
Một số mô hình gây trồng và phát triển các loài cây đặc sản và LSNG ở một số tỉnh điển hình như: mô hình 5 triệu ha trồng tram trang, dẻ ván và hồi
bằng cây ghép tại thôn Lùng Pá, xã Tân Đoàn, huyện Văn Quan, tỉnh Lạng
Sơn thực hiện năm 2004; mô hình trồng cây sa nhân tim tại vùng đệm VQG Tam Đảo; mô hình trồng cây thuốc nam tại vùng đệm VQG Bạch Mã; mô
hình kinh doanh tre lấy măng ở vùng Đông Bắc Việt Nam
Nhìn chung, những nghiên cứu về cây đặc sản và LSNG ở nước ta còn
hạn chế Cho đén nay, ở nước ta vẫn chưa có một công trình khoa học nào
nghiên cứu một cách hệ thóng và đồng bộ về thực vật cho LSNG Phần lớn
những nghiên cứu này mới được thực hiện theo hướng chuyên ngành như tập
chung phát hiện loài thực vật ngoài gỗ, mô tả đặc điểm hình thái, công dụng, giá trị kinh tế, một số đặc điểm sinh thái mà thiếu hẳn những nghiên cứu về
kinh tê xã hội tạo động lực cho phát triển các loài cây đặc sản và LSNG.
Trang 15Phần II MỤC TIÊU - NỘI DUNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
~ Xác định được các mô hình cây đặc sản và LSNG tại điểm nghiên cứu
- Đánh giá tình hình gây trồng, khai thác và sử dụng các mô hình cây đặc sản và LSNG tại điểm nghiên cứu
~ Đánh giá hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các mô hình điễn hình
- Phân tích những thuận lợi,khó khăn, nguyên nhân và đề xuất giải
pháp phát triển các mô hình cây đặc sản và LSNG tại điểm nghiên cứu
3.2 Nội dung nghiên cứu
- Xác định hiện trạng các mô hình cây đặc sản và LSNG hiện có tại
điểm nghiên cứu
- Nghiên cứu tình hình gây trồng các mô hình cây đặc sản và LSNG tại
điểm nghiên cứu
~ Nghiên cứu tình hình khai thác và sử dụng các mô hình cây đặc sản và
LSNG tại điểm nghiên cứu
~ Nghiên cứu hiệu quả kinh tế - xã hội - môi trường của các mô
hình điển hình
- Dé xuất một số giải pháp phát triển các mô hình cây đặc san va LSNG
tại điểm nghiên cứu
>_ Xác định cơ sở đề xuất: những thuận lợi, khó khăn của các mô hình
> Các giải pháp: — + Giải pháp về mặt kỹ thuật
+ Giải pháp về cơ chế chính sách
+Giải pháp về thị trường
Trang 163.3 Phương pháp nghiên cứu
Nhằm đạt được mục tiêu đề ra đề tài sử dụng một số phương pháp sau
s* Phuong phap thu thap, kế thừa các tài liệu có sẵn bao gồm: số
liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và một số tài liệu có liên quan
s Phương pháp đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia của
người dân (PRA) nhằm thu hút sự tham gia tích cực của người dân địa phương trong quá trình thu thập và phân tích thông tin để đưa ra những kiến
nghị, sáng kiến để giải quyết những vấn đề đang tồn tại ở địa phương Trong
đề tài này chúng tôi sử dụng một số công cụ sau:
+ Đi lát cắt
Tiến hành cùng 3 - 4 người dân trong thôn, đi đến tất cả các khu vực
chủ yếu của thôn Đến mỗi vùng đặc trưng cho cả khu vực dừng lại thảo luận, phỏng vấn Cùng người dân tập trung trao đổi phỏng vấn về các nội dung: các loài cây đặc sản và LSNG chủ yếu được gây trồng tại mỗi khu vực của thôn, tình hình khai thác và sử dụng, những thuận lợi, khó khăn trong lĩnh vực phát
triển các mô hình cây đặc sản và LSNG tại đây, những định hướng và giải
pháp của người dân với việc phát triển các mô hình này
Trong quá trình đi lát cất tiến hành quan sát, lắng nghe, ghỉ chép và
tổng hợp từ đó làm cơ sở đề phân tích, đánh giá và đề ra những giải pháp phát triển những mô hình cây đặc sản và L§NG trong tương lai
+ Phân loại hộ gia đình
Chọn một nhóm 3 - 4 người biết rõ tất cả các hộ gia đình trong thôn
(gồm cả nam và nữ) Chuẩn bị một bộ phiếu, trên mỗi phiếu được đánh số thứ
tự và ghi tên các cltủ hộ có trong thôn, và chuẩn bị một bản danh sách các chủ
hộ theo số thứ tự ghỉ trên phiếu Sau đó đưa bộ phiếu cho nhóm nông dan dé
họ thảo luận và phân ra làm các nhóm khác nhau (số lượng các nhóm không, quy định) Sau khi phân loại xong đề nghị người dân giải thích tiêu chuẩn
phân loại Từ đó ghi chép nhằm nắm bắt tình hình kinh tế hộ gia đình trong thôn
Phân loại HGĐ theo mẫu bảng sau:
ll
Trang 17Tiéu chi Nhóm I NhómH Ì NhómIH | NhómIV
+ Thảo luận nhóm
Thanh lập 2 nhóm mỗi nhóm có 5 - 7 người cả nam và nữ trong đó một
nhóm thảo luận về cây đặc sản, một nhóm thảo luận về LSNG Nội dung thảo
luận nhằm xác định mức độ cần thiết và ưu tiên trong việc gây trồng một số
loài cây đặc sản và LSNG tại địa phương trong tương lai qua việc phân tích
các yếu tố: nhu cầu thị trường, giá cả và năng suất của các loài cây đặc sản và
L§NG được chọn để gây trồng
+ Phỏng vấn HGĐ
Lựa chọn 30 HGĐ trong thôn thuộc các nhóm hộ khác nhau đẻ phỏng,
vấn Nội dung phỏng vấn chủ yếu:
- Những nét tổng quát tình hình gia đình: lao động, nhân khẩu, nghề
nghiệp, nhóm hộ, dân tộc,
- Những nét chủ yếu trong tổ chức sản xuất: các hoạt động sản xuất chủ yếu, tình hình khai thác, gây trồng, chăm sóc và sử dụng các loài cây đặc sản
và LSNG trong HGĐ, những thuận lợi, khó khăn và mong muốn của HGĐ
trong việc phát triển các mô hình cây đặc sản va LSNG
+ Phân loại và xếp hạng cho điểm: để đánh giá hiệu quả môi trường của
* _ Giun hoạt động nhiều hơn (nhiều, trung bình, í\)
® Luong vat rơi rụng trên bề mặt đất (nhiều, trung bình, ít)
« _ Sự xuất hiện đá, sỏi trên bề mặt đất (nhiều, trung bình, ít)
©_ Sinh trưởng của cây dài ngày (tốt, trung bình, xấu)
Trang 18© At nhiéu min hon (den, hoi den, không đen)
Dựa trên các chỉ tiêu trên mô hình nào có nhiều phân giun, đất có nhiều mùn hơn, lượng vật rơi rụng trên bề mặt đất nhiều, đá, sỏi xuất hiện
trên bề mặt đất càng ít và sinh trưởng của cây dài ngày tốt hơn thì điểm
càng cao và ngược lại thì điểm cảng thấp Điểm tối đa là 10, kết quả được ghi vào bảng sau:
+ Đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội
- Hiệu quả kinh tế: đánh giá hiệu quả kinh tế là hoạt động đánh giá kết
quả đạt được về mặt chất lượng, là xem xét mỗi quan hệ giữa đầu vào và đầu
ra Hiệu quả kinh tế của các mô hình được đánh giá qua một số chỉ tiêu chủ
yếu sau:
Trên cơ sở những chỉ tiêu trên mô hình nào có thu nhập cao, sản phẩm
sớm cho thu hoạch, sản lượng ổn định, thì điểm cao hơn Điểm tối đa là 10,
kết quả được ghi vảo bảng sau:
Stt Mô hình Chỉ phí ' Thu nhập | Lợi nhuận | Xếp hạng
- Đánh giá hiệu quả xã hội Để đánh giá mức độ thành công của mỗi
mô hình chúng ta không những phải dựa vào yếu tố kinh tế mà còn phải dựa
vào yếu tố hiệu quả xã hội Đánh giá hiệu quả xã hội theo bảng sau:
13
Trang 19
s* Phương pháp xử lý số liệu để tính hiệu quả kinh tế của các mô hình điển hình bằng phương pháp tĩnh
Coi các yếu tố chỉ phí, thu nhập là độc lập tương đối và không chịu tác
động của yếu tố thời gian, mục tiêu đầu tư và biến động giá trị đồng tiền
- Thu nhập từ sản phẩm bán ra là giá trị bằng tiền của các loại sản phẩm
trên một đơn vị diện tích trong một năm
- Chỉ phí trung gian là giá trị tính bằng tiền của những sản phẩm vật chất và địch vụ sản phẩm đầu tư vào quá trình sản xuất
- Thu nhập/đơn vị diện tích/năm = [thu nhập từ sản phẩm bán ra - chỉ phí]/ đơn vị diện tích/năm
Trang 20Phần IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 Điều kiện tự nhiên
4.1.1 Vị trí địa lý, địa hình
Thôn Yên Sơn thuộc xã Ba Vì, huyện Ba Vì, địa giới hành chính giáp với 5 xã
~ Phía Đông giáp xã Vân Hoà
- Phía Bắc giáp xã Tản Lĩnh và Ba Trại
- Phía Tây giáp xã Minh Quang
- Phía Nam giáp xã Khánh Thượng
Xã có diện tích tự nhiên là 2538,01ha có đường quốc lộ 87 chạy qua
thông với quốc lộ 32 và quốc lộ 21 nên rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá với các vùng lân cận
Thôn Yên Sơn nằm dọc theo sườn của dãy núi Ba Vì, toàn thôn có một
hướng dốc, đo uốn nếp của dãy núi nên địa hình không đồng nhất và tạo nên các dãy núi thấp, đồi xen kẽ, các khe suối nhỏ, độ cao từ 100m đến 400m có nhiều đá lộ đầu và độ dốc trung bình từ 20 - 25°
4.1.2 Khí hau thuy van
Xã Ba Vì nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa với 2 mùa rõ rệt là
mùa mưa và mùa khô: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 đến tháng 10, mùa khô bắt dầu từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
- Chế độ nhiệt: nhiệt độ trung bình năm là 22,3°C Nhiệt độ cao nhất
vào tháng 6: 28.9C, nhiệt độ thấp nhất vào tháng 2: 12,7°C, vào những tháng trời nắng nhiệt độ không khí từ 26,5° - 28,9°C kéo dài từ tháng 5 - 9 Mùa lạnh nhiệt độ không khí biến động từ 12,7! - 18,4'C kéo dài từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau Các tháng còn lại nhiệt độ trung bình từ 20° - 26C
- Chế độ mưa: lượng mưa trung bình năm là 1721,7mm phân bố không
đều qua các tháng trong năm
Lượng mưa cao nhất là 401,3mm vào tháng 8
Lượng mưa thấp nhất là 127mm vào tháng 1
15
Trang 21Số ngày mưa trong năm là 205 ngày
- Chế độ ẩm: độ ẩm trung bình năm là 85% Tháng cao nhất là 92% (tháng 4), tháng thấp nhất là 77% (tháng 11) Nhìn chung độ âm không khí
phân bố không đều qua các tháng trong năm
- Chế độ gió: khu vực xã Ba Vì chịu ảnh hưởng của 2 luồng gió chính: + Gió mùa Đông Bắc thôi từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau
+ Gió Đông Nam thôi từ tháng 4 - tháng 9 có kèm theo mưa lớn Ngoài
ra đầu mùa Hạ còn có gió Tây Nam khô nóng Như vậy, ta thấy vùng núi Ba
Vì có khí hậu mang tính chất nhiệt đới ẩm có mùa đông lạnh
4.1.3 Địa chất thổ nhưỡng
Thành phần đá mẹ phân bố trong khu vực Ba Vì rất phong phú và đa
dạng gồm các loại đá chính sau: đá biến chát, đá vôi, đá trằm tích
Về thổ nhưỡng: quá trình Feralit hoá là quá trình phổ biến trên toàn
vùng, thể hiện rõ ở những nơi xói mòn mạnh, mực nước ngầm thấp có dạng
kết von hạt màu thẫm Trong khu vực Ba Vì ở độ cao dưới 400m: đất Feralit
vùng đồi, màu đỏ vàng phát triển trên phiến thạch sét, tầng dày trung bình,
Trang 22Qua bảng trên cho thấy diện tích dất trong thôn chủ yếu là đất lâm nghiệp
chiếm 80,97% Năm 1990 Nhà nước có chính sách giao khoán cho mỗi HGĐ
từ 0,1 - 1ha đất rừng theo cơ chế phân lô bốc phiếu nhưng mãi đến năm 1999
VQG Ba Vì mới có dự án trồng, Buong lay mang theo chuong trinh 661 trong
đó VQG đầu tư, giống, công trồng và công chăm sóc
Yên Sơn là một thôn đặc trưng của miền núi nhưng tiềm năng đất đai không lớn Đất nông nghiệp chỉ có 10,9ha bình quân đầu người khoảng 135m’, lương thực chỉ đủ cung cấp 5 tháng/năm
Vi vay, người dân phải sống dựa vào tài nguyên rừng là chủ yếu, điều
này đã gây ra một sức ép lên tài nguyên rừng và vấn đề đặt ra là phải xác định
các mô hình rừng trồng đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân đồng thời góp phần làm giàu rừng
Diện tích đất thổ cư khá rộng bao gềm đất vườn và đất nhà ở Một phần đất vườn để trồng chè, cây ăn quả, ở hằu hết các hộ phần còn lại trồng cây thuốc
Bên cạnh đó do địa hình bán sơn địa của thôn nên hầu hết diện tích đất
sử dụng cho cây trồng bị rửa trôi mạnh, kém màu mỡ, lẫn sỏi đá Cùng với
thói quen không sử dụng phân chuồng trong trồng trọt dẫn đến năng suất cây
trồng không cao Các loại đất khác ở thôn bao gồm: trường học, hồ ao, công,
trình, đất trống, đường xá là 14,53ha chiếm 3,93% tổng quĩ đất trong đó diện tích đất trồng chưa sử dụng là 9,75%
Trang 23Qua bảng trên ta có thẻ nhận thấy thôn Yên Sơn có cơ cấu dân số khá trẻ Số
người trong độ tuổi lao động là 460 người chiếm 56,65%, số người trên độ tuổi lao động là 152 người chiếm 18,71% Số trẻ em dưới độ tuổi lao động,
chiếm 24,61 % Trong số này những trẻ em nghỉ học đa phần là những trẻ em
đã học hết cấp 2 Đây là vấn đề cần được chính quyền các cấp quan tâm giải quyết Với lực lượng lao động như trên sẽ là động lực thúc đẩy tình hình kinh
tế trong thôn nếu như số lao động này được sử dụng vào công việc một cách
hợp lý
Về thành phần dân tộc: trong thôn có cả người Dao, người Mường,
người Kinh chung sống với nhau Trong đó, người Dao chiếm 98% dân số
trong thôn, người Mường và Kinh chiếm 2% Do vậy mà không có sự khác
biệt về dân tộc, cuộc sống của người dân ở đây luôn ổn định, cộng đồng sống,
quần tụ và gần gũi nhau, các nét đẹp văn hoá, tập quán cổ truyền vẫn được
duy trì, các lễ hội giúp người dân thêm gần nhau hơn, các tệ nạn và hủ tục
ngày cảng bị đây lùi, người dân không còn đốt nương làm rẫy
4.3 Cơ sở hạ tầng
4.3.1 Nhà cửa
Trong những năm gần đây tỷ lệ hộ giàu tăng lên, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm đi vì
vậy mà trong thôn hiện nay đã có tới 92% nhà xây lợp ngói trong đó có tới 5% là
nhà 2 - 3 tầng và nhà mái bằng, còn lại là 8% nhà gỗ và nhà vách đất
Trong số hộ có nhà cao tầng thì nguồn thu nhập chủ yếu của họ là từ
cây Tre, Bương.Những hộ nhà tranh vách đất là những hộ chưa có kinh
nghiệm làm ăn hoặc chưa chịu khó làm ăn, nguồn thu nhập của họ chủ yếu
dựa vào nguồn thu từ nông nghiệp
4.3.2 Hệ thống đường dây điện - thông tin liên lạc
Trong thôn đã có trạm điện với công suất 10KVA và đường dây điện vào tận từng xóm Hiện nay, toàn bộ các HGĐ trong thôn đã có điện Nhờ có
điện mà cuộc sống của người dân ngày càng thay đổi nhất là về mặt văn hoá - tỉnh thần Có điện người dân đã có đài, tivi để theo dõi các đường lối chính
sách của Đảng, các thông tin văn hoá, các phương pháp kỹ thuật, được
Trang 24pháp sóng trên truyền hình Tuy nhiên, hệ thống đường dẫn của thôn Yên Son
nhỏ, đường dây dẫn xa nên vào thời gian cao điểm hay xảy ra hiện tượng mắt điện
Trong thôn đã có hệ thống đài phát thanh và điện thoại điều đó đã
chứng tỏ thông tin liên lạc của thôn đã có những bước tiến rõ rệt
4.3.3 Giao thông - thuỷ lợi
- Hé thống giao thông
Thôn Yên Sơn có quốc lộ 87 chạy qua (cách thôn 1,2km) thông với
quốc lộ 32 và quốc lộ 21A nên rất thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá với
các vùng lân cận
Tuy nhiên đo là một thôn vùng cao nên hệ thống đường giao thông đi
lại trong thôn đều là đường đắt, đường xá gap ghềnh đi lại khó khăn, hệ thống
cống rãnh lại không được xây dựng kiên cố nên khi mưa xuống thường xuyên
gây xói mòn, gây lở mặt đường
Hiện tại chính quyền thôn xã đang kêu gọi các tổ chức cũng như chính sách của Nhà nước hỗ trợ vốn để người dân trong thôn xây dựng đường giao thông trong thôn kiên có hơn
Trong năm 2000 - 2001 thôn được VQG Ba Vì hỗ trợ vốn dé làm
đường giao thông tới nơi gây trồng và khai thác các loài tre trúc để tạo điều kiện thuận lợi cho vận chuyển và giao lưu hàng hoá cũng như thuận lợi cho công tác quản lý của Vườn
- Hệ thống thuỷ lợi
Diện tích lúa nước của người dân trong thôn chủ yếu nằm ở vùng thấp,
nguồn nước tưới tiêu chủ yấu phụ thuộc vào nguồn nước chảy từ các khe suối trong núi chảy ra, mà trong thôn lại chưa có hệ thống kênh mương, đập giữ
nước vì thế các hoạt dộng sản xuất nông - lâm nghiệp của người dân gặp rất
nhiều khó khăn đặc biệt là vào mùa khô
Đây là vấn đề nan giải của thôn hiện nay, vì vậy cần phải quan tâm
nghiên cứu để tìm ra giải pháp khắc phục giúp người dân thuận lợi hơn trong việc canh tác nông - lâm nghiệp để có thể nâng cao được năng suất cây trồng
19
Trang 254.3.4 Y tế và giáo dục
- Tinh hình y tế
Theo chúng tôi được biết thì trạm y tế này trước kia đã không hoạt
động một thời gian do không có kinh phí Nhưng hiện nay được sự quan tâm của chính quyền các cấp mà trạm y tế đã được xây dựng mới lại và đã được
đưa vào sử dụng để phục vụ người dân trong thôn
Bên cạnh đó người dân ở đây đa phần là biết nghề thuốc Nam chính vì
vậy công tác chăm sóc phục vụ sức khoẻ cho người dân nơi đây khá tốt
kê báo cáo của thôn Yên Sơn thì năm học 2004 - 2005 vừa qua có 100% số
học sinh trong thôn tốt nghiệp phổ thông cơ sở
+ Tiểu học có 171 học sinh đạt tỷ lệ 100% toàn thôn
+ Trung học cơ sở có 150 học sinh đạt tỷ lệ 96% trong toàn thôn
+ Hệ phổ thông trung học thì chỉ có 37 học sinh đến trường Có điều
trên là do có nhiều yếu tố tác động đến như trường học ở xa, gia đình không
có đủ điều kiện cho con em họ đi học tiếp
Đây là những vấn đề hoàn toàn có thể khắc phục được nếu như kinh tế của người dân được nâng lên Vì vậy, cần có hướng cũng như giải pháp để nang cao cudc sống của người dân
Tóm lại, cơ so hạ tầng thôn Yên Sơn vẫn còn gặp nhiều khó khăn thiếu
thốn, cơ sở vật chát chưa được tốt Vì vậy, cần có những chương trình, dự án
đầu tư, hỗ trợ vốn de người dân củng, cố lại cơ sở hạ tầng từ đó làm nền tảng
cho việc phát triển kinh tế của thôn theo chủ trương của Nhà nước Đó là rút
ngắn khoảng cách giữa miền núi và đồng bằng, giữa nông thôn và thành thị,
đưa cuộc sống của người dân ngày một đi lên
Trang 26Sơ đồ lát cắt thôn Yên Sơn, xã Ba Vì
Đất tột, tâng|„ & „| Tương đôi
tự nhiên có đá lộ đầu tương #
Chưa đâu tư
Không — dược | Thiếu kinh|vào cải tạo
khai thác một an ae Cải tạo hệ
‘ ‘ „| bương, có thêm | Cải tạo 4
‘ , | kinh nghiệm | vườn tạp
măng
¡Cho phép người | VQG tạo điều _ |bưa thêm
| dan vao thu hai | kiện cho đân có ¡ giống — mới,
một số L§NG | thêm thu nhập thâm canh tăng
nhưng dưới sự|từ mô hình ` vụ đóng góp
giám sát chặt chế ¡ NLKH, học hỏi xây dựng hệ
21
Trang 274.4 Xác định hiện trạng các mô hình cây đặc sản và LSNG hiện có tại thôn
Để xác định hiện trạng các mô hình cây đặc sản và LSNG hiện có tại
thôn đề tài đã áp dụng một số công cụ trong bộ công cụ PRA Qua quá trình
nghiên cứu chúng tôi đã xác định được 5 mô hình cây đặc sản và LSNG hiện
có tại thôn:
- Mô hình I: Cây Bương mốc
- Mô hình 2: Điền trúc
- Mô hình 3 : Vải thiều + ba kích + gừng
~ Mô hình 4: Mơ mai + Củ mài
- Mô hình 5: Quế + Keo tai tượng
4.4.1 Mô hình 1: cây Bương mốc
'Bương mốc thuộc họ phụ tre (Bambusoideae), thân ngầm dang củ, thân
tre mọc cụm, cao 15 - 20m, đường kính 8 - 15cm Cây được sử dụng nhiều
trong đời sống hàng ngày Thân được dùng nhiều trong xây dựng (làm cột nhà rất tốt), làm máng nước, lá làm thức ăn gia súc, măng ngọt ăn ngon Bương mốc được bà con trong thôn gây: trồng từ năm 1989 nhưng với số lượng ít,
chủ yếu là trồng rải rác ở ven các khe suối Do trồng với số lượng ít nên măng,
thu hoạch chủ yếu để phục vụ nhu cầu của gia đình còn lại đem bán không đáng kể
Trong những năm vừa qua do chất lượng măng ngon nên nhu cầu thị
trường tiêu thụ măng bương ngày càng lớn Vì thế, người dân trong thôn ngày
càng trồng nhiều bương đề tăng thu nhập, nâng cao đời sống Năm 1999 thôn
được VQG giao đất cho mỗi hộ để trồng bương với mục tiêu từng bước xoá
đói giảm nghèo, tăng thu nhập nâng cao đời sống vật chất tỉnh thần cho người
dân, đến nay 100% số hộ trong thôn đều tham gia trồng Bương với diện tích
lên đến 195ha Lợi nhuận từ việc bán măng bương chính là nguồn thu chủ yếu
của các HGĐ trong thôn hiện nay
4.4.2 Mô hình 2: cây Điền trúc
Điền trúc cũng thuộc họ phụ tre (Bambusoideae), thân ngằm dạng củ, thân
tre mọc cụm cao 15 - 20m, đường kính phổ biến 8 -12cm, lóng dài Điền trúc là
Trang 28giống mới nhập từ Trung Quốc về Năm 2002 VQG Ba Vi đầu tư cho dan trong thôn trồng thử nghiệm cây măng Điền Trúc Mô hình tre Điền trúc được trồng
trên đất VQG Ba Vì giao,
ăn giòn, ngọt, ngon tuy nhiên năng suất không cao, hơn nữa không được thị
một số hộ trồng trên đất vườn hộ Măng Điền trúc
trường ưa chuộng như măng Bương vì thế người dân trong thôn cũng không phát triển nhiều mô hình này
4.4.3 Mô hình 3: Vải thiều + Ba kích + Gừng
Cây thuốc là một trong những loài LSNG quan trong đối với người dân đặc biệt là người Dao Với tập quán từ lâu đời là sử dụng cây thuốc Nam để
chữa bệnh cho thấy vai trò to lớn của cây thuốc Nam trong việc chăm sóc, bảo
vệ sức khoẻ cộng, đồng, nâng cao thu nhập kinh tế cho người dân Trước kia,
cây thuốc chỉ được người dân khai thác về sử dụng cho gia đình theo kiểu tự cấp tự túc, cho đến nay do nhu cầu của thị trường, nó đã trở thành hàng hóa,
đóng một vai trò không nhỏ vào thu nhập của người dân thôn Yên Sơn Đặc biệt
là đối với các HGĐ có truyền thông làm thuốc Nam từ lâu đời Năm 1997, dự án 'TEW của Hà Lan hỗ trợ gây trồng thuốc nam cho 13 HGĐ trong thôn
Điển hình là mô hình trồng Ba kích và gừng dưới tán vải thiều Vải
thiểu là 1 loại cây cho giá trị kinh tế cao, giúp người dân xoá đói giảm nghèo
Mục tiêu là thu được sản lượng quả từ cây vải càng nhiều càng tốt
Ba kích và gừng là 2 loài cây thuốc chịu bóng, được trồng dưới tán cây vải để tận dụng khoảng đất trống, thu sản phẩm bán để tăng thu nhập cho
nông hộ Đồng thời nó còn có tác dụng hạn chế sự rửa trôi, xói mòn của đất
và ngăn ngừa sự phát triển của cỏ dại
4.4.4 Mô hình 4: Mơ mai +: Củ mài
Cây Mơ (Prunaus inume) có nguồn gốc ở Trung Quốc Cây thân gỗ, cỡ
trung bình, rụng lá theo mùa, cây cao 3 - 8m, có nhiều cành nhỏ mọc dày
Mơ, mai là những cây cho quả ăn khá phổ biến, quả có thể ăn tươi, làm mứt, làm nước giải khát Cả quả và lá đều được dùng làm thuốc Trong thôn, Mơ
mai được trồng từ những năm trước Hiện nay, dưới tán Mơ mai người dân
trồng củ mài để tận dụng khoảng đắt
Trang 29Củ mài (Dioscorea persimilis) là một loài cây dây leo quấn thân nhẫn
không có gai, hơi có góc cành, màu đỏ hồng
Củ mài là một loại dược liệu được sử dụng để làm thuốc bé ngũ tạng,
chữa bệnh cơ thể suy nhược, bệnh đường ruột, ïa chảy, suy thận, mỏi lưng,
hoa mắt, chóng mặt, ra mồ hôi trộm, Đây là loài cây cho giá trị kinh tế cao
Mô hình trồng Củ mài kết hợp dưới tán mơ mai đã nâng cao hiệu quả sử dụng,
đất, tăng thu nhập và đáp ứng được nhu cầu lớn về được liệu
4.4.5 Mô hình 5: Quế + Keo tai tượng
Quế (Cinamomum cassia) thuộc họ Re, là cây thân gỗ ống lâu năm, cao
trung bình từ 18 - 20m, thân tròn thẳng, vỏ, lá có mùi thơm dễ chịu Tắt cả các
bộ phận của cây quế đều có giá trị Vỏ quế bóc từ thân, cành Tinh đầu quế
chiết ra từ các bộ phận lá, cành nhỏ Quả được dùng trong công nghiệp được
liệu và thực phẩm, là một sản phẩm có nhu cầu to lớn trên thị trường trong nước và xuất khẩu Trong thôn, quế được trồng kết hợp với keo tai tượng
Keo tai tượng (Acacia mangium) là loài cây họ phụ đậu, sinh trưởng,
phát triển nhanh, sớm cho thu hoạch Ngoài giá trị sử dụng gỗ để làm cột
chống lò, bột giấy, van dam, cui đốt, còn có tác dụng cải tạo và bảo vệ dat
Keo tai tượng là loài cây gỗ lớn mọc nhanh, sinh trưởng 1 năm có thé đạt chiều cao tới 4m, là loài cây ưa sáng từ nhỏ Rễ cây có nốt sằần cố định đạm ngay cả trong môi trường đất có phản ứng chua
4.5 Tình hình gây trồng các mô hình cây đặc sản và LSNG tại thôn
Để nắm được tình hình gây trồng các mô hình cây đặc sản và LSNG tại thôn tôi tiến hành điều tra theo từng nhóm hộ Kết quả cụ thể được thống kê
trong bảng sau:
24