Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thể hiện khát vọng thái bình của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay.. Đã thành thông lệ, cứ 5 năm một lần, làng Gióng lại mở hội.. Người dân xã Phù Đổng đã chuẩ
Trang 1Khai hội đền Gióng 2001 Ngµy (29/4), tại xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm (Hà Nội), hội đền Gióng 2001, một trong những lễ hội cổ và kỳ thú nhất vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, đã chính thức khai mạc Lễ hội diễn ra trong 3 ngày, thể hiện khát vọng thái bình của dân tộc Việt Nam từ bao đời nay.
Đã thành thông lệ, cứ 5 năm một lần, làng Gióng lại mở hội Năm nay là trường hợp ngoại lệ, làng mở hội để đón chào thiên niên kỷ mới Người dân xã Phù Đổng đã chuẩn bị cho lễ hội Gióng từ trước đó hàng tháng Đầu tiên là việc lựa chọn danh sách các ông Hiệu, người tượng trưng cho Đức Thánh Gióng Người được chọn phải có đủ đức, tài và hình thể cân đối Theo lệ làng, từ ngày 1/4 âm lịch, các ông Hiệu phải ăn chay, cách ly phụ nữ và đặc biệt không được nói trong 10 ngày liền để tái hiện hình ảnh cậu bé làng Phù Đổng thuở nào - lên 3 tuổi mà vẫn chưa biết nói, biết cười
Sau các nghi thức trang trọng của lễ hội, có hát quan họ, biểu diễn nghệ thuật chèo, tuồng và thi đấu các môn thể thao dân tộc, các trò chơi dân gian Kết thúc hội là cuộc trình diễn trận đánh lừng lẫy phá tan kẻ thù hung bạo của Thánh Gióng và quân dân Văn Lang
Truyền thuyết Ông Gióng
Vào thời Hùng Vương thứ 6, nước Văn Lang bị giặc Ân phương Bắc xâm lược Vua sai sứ giả đi rao mõ cầu người hiền tài cứu nước, cứu dân Cậu bé làng Phù Đổng vụt lớn trở thành dũng sĩ, cầm quân giúp vua diệt giặc Khi đất nước bình yên, Gióng không màng danh lợi, chức tước, bay về trời tại chân núi Vệ Lĩnh (Đa Phúc, Sóc Sơn, Hà Nội) Dân làng thấy vậy lập đền thờ và nhà vua phong là Phù Đổng Thiên Vương (tướng nhà Trời làng Phù Đổng) và tôn làm Thánh, một trong 4 vị thánh “Tứ bất tử”, sống mãi cùng dân tộc Việt Nam Lễ hội Gióng là Rước ông Hiệu
Trang 2dịp để mỗi người dân đất Việt tự hào về lịch sử dân tộc với tinh thần đoàn kết, ý chí quật cường chống ngoại xâm và khát vọng thái bình
(Theo VTV)