Đặc trưng của thể loại phóng sự

Một phần của tài liệu Thuyết trình về việc sử dụng thể loại điều tra báo chí (Trang 28 - 30)

1 Phản ánh sự thật:

- Phóng sự không chỉ phản ánh sự kiện, một hiện tượng đơn lẻ mà còn trình bày một chuỗi các sự kiện theo tiến trình lịch sử, quá trình phát sinh cho người đọc dễ theo dõi và nắm bắt vấn đề. Phải trình bày khách quan sự việc và từ đó chứng minh kết luận từ đó gợi mở những vấn đề có ý nghĩa xã hội nhất định.

- Phóng sự cũng như các thể loại báo khác đều có mục đích cung cấp cho công chúng những tri thức phong phú, đầy đủ, chính xác. Nhưng ngoài việc thông tin thời sự, phóng sự còn cố gắng thẩm định và trả lời những câu hỏi mà hiện thực đặt ra.

- Tính xác thực đòi hỏi người viết phóng sự phải hiểu biết vấn đề mình đề cập đến. Tác giả phải tự mình chứng kiến sự việc hoặc thông qua nhân chứng đáng tin cậy.

2 Kết hợp bút pháp miêu tả, tường thuật và nghị luận

- Miêu tả và tường thuật là bút pháp được sử dụng đầu tiên từ khi phóng sự ra đời. Sự miêu tả dẫn người đọc tới gần sự kiện bằng cách vẽ lại sự việc một cách sinh động, còn tường thuật giúp người đọc theo dấu vết và tiến trình của sự kiện. Chính vì vậy

mà phóng sự có ưu thế cung cấp thông tin cho người đọc một cách chi tiết và đầy đủ.

- Sự vật, nhân vật trong phóng sự phải đảm bảo tính trung thực, không được phép bịa đặt hư cấu khi cung cấp thông tin cho công chúng.

- Nhưng chỉ có bút pháp miêu tả và tường thuật không thể tạo nên một bài phóng sự. Do vậy người viết phải kết hợp tính nghị luận ở mức độ nhất định theo lối tả- bình- thuật đòi hỏi người viết phải có hiểu biết và kinh nghiệm để xử lý các dữ kiện đưa ra những định hướng đối với bạn đọc.

3 Cái tôi trần thuật

- Cái tôi trần thuật trong phóng sự có vai trò quan trọng. Cái tôi trần thuật trong báo chí vừa logic, lý trí, giàu lý lẽ và trong chừng mực còn sử dụng sức mạnh của cảm xúc thẩm mỹ.

- Cái tôi trần thuật trong phóng sự khác truyện ngắn hay tiểu thuyết mà tác giả kể lại rõ ràng rành mạch sự kiện đã xảy ra với tư cách là người chứng kiến và trình bày sự kiện điều đó ấn định kênh giao tiếp giữa tác giả và người đọc.

- Cái tôi- tác giả trong phóng sự vừa là người dẫn truyện, người trình bày, người lý giải, người kết nối các dữ kiện mà tác phẩm đề cập tới, tác giả là người trực tiếp kết nối các sự kiện.

- Cái tôi trần thuật góp phần tạo ra giọng điệu của tác phẩm, xuất phát từ đối tượng được mô tả và thẩm định đối tượng đó giúp giọng điệu của phóng sự khi nghiêm túc, lý lẽ khi lại hài hước, châm biếm, giàu cảm xúc.

- Trong bài viết tác giả phóng sự có thể huy động những vốn kiến thức, những hiểu biết khác của mình để bài viết thêm phong phú, có thể kết hợp đặc điểm của nhiều thể loại khác nhau.

4 Sử dụng bút pháp sinh động linh hoạt giàu hình ảnh gắn với văn học

- Trong lý luận báo chí, từ lâu người ta đã đặc biệt lưu ý đến những phẩm chất văn học của thể loại phóng sự. Phóng sự thông thường phản ánh sự thực bằng hình ảnh, qua lối viết bằng hình ảnh.

Ta có thể hình dung ra bức tranh xác thực về một khía cạnh nào đó của cuộc sống. Ở đó phẩm chất tinh thần của con người, bộ mặt xã hội trên từng mặt thường được nổi lên rất rõ. Bởi vậy, những phóng sự hay thường toát ra cả ý nghĩa mỹ học . Vì thế Tác giả của cuốn Nghề nghiệp và công việc của nhà báo thì cho rằng "dù có những đặc điểm khác biệt nhất định bới văn học, phóng sự vẫn là một thể tài báo chí gần với văn học hơn cả." Phóng sự là thể tài duy nhất có thể trình bày một bức tranh

vừa có tính khái quát cao vừa chi tiết vừa cụ thể về một hiện thực đa dạng, bề bộn đồng thời lý giải những vấn đề đặt ra từ hiện thực ấy một cách thoả đáng.

- Trong tác phẩm phóng sự, tác giả vẫn có thể sử dụng bút pháp vừa là thông tin thời sự vừa thông tin thẩm mỹ để tạo ra giọng điệu đa thanh. Vì thế khi đọc một tác phẩm phóng sự người đọc có thể liên tưởng đến một tác phẩm văn học. Phẩm chất văn học trong phóng sự không phải là cách tác giả thêm thắt vào trong tác phẩm mà phẩm chất đó tồn tại ngay trong hiện thực.

- Hiện thực là cái nôi cho mọi sự sáng tạo. Mô tả được hiện thực điển hình đúng với phẩm chất tinh thần và bộ mặt của nó nghĩa là tác phẩm đã tiếp cận đến những phạm trù thẩm mỹ. Vì thế hiện thực cuộc sống là miền đất cung cấp dồi dào những đề tài cho phóng sự. Trong tác phẩm phóng sự, đối tượng miêu tả càng điển hình bao nhiêu, tác phẩm càng có khả năng tiếp cận với những phẩm chất của văn học bấy nhiêu.

- Tuy có những điểm gần gũi với văn học nhưng điều khác biệt lớn nhất để phân biệt phóng sự báo chí với các thể loại văn học là phóng sự chỉ phản ánh về những sự kiện, những con người có thật trong cuộc sống.

Một phần của tài liệu Thuyết trình về việc sử dụng thể loại điều tra báo chí (Trang 28 - 30)