Kết cấu của phóng sự

Một phần của tài liệu Thuyết trình về việc sử dụng thể loại điều tra báo chí (Trang 30 - 35)

1 Phóng sự có kết cấu linh hoạt về thời gian và không gian

Tuy sự kiện trong tác phẩm được trình bày một cách chi tiết đầy đủ và rõ ràng nhưng không nhất thiết phải theo một trình tự nhất định.

- Trình tự thời gian có thể được đảo lộn tùy vào ý đồ của tác giả. Có thể khi đang thuật lại sự kiện ở thời điểm hiện tại của nó, tác giả có thể lần ngược lại thời gian, phác họa cho ta thấy phần nào diện mạo xưa của sự kiện, nhân vật đó.

- Kết cấu không gian cũng vậy, khi tác giả đang đề cập đến những địa điểm nơi xảy ra sự việc, tác giả có thể nhắc đến một địa điểm khác để so sánh làm nổi bật ý đồ.

2 Kết cấu nội dung

Kết cấu của một tác phẩm phóng sự có tác dụng không nhỏ đối với việc làm nổi bật chủ đề tư tưởng của bài. Tác dụng của nó nằm trong mối quan hệ của hình thức đối với nội dung. Kết cấu của phóng sự không những xuất phát từ nội dung sự kiện mà nó còn phải biểu đạt nội dung đó bằng những hình thức thích hợp nhất.

Vì vậy, khi xây dựng kết cấu tác phẩm phóng sự, trước hết người làm báo phải căn cứ vào chủ đề, đề tài, tài liệu cụ thể, đối tượng cần tác động và các yêu cầu cụ thể khác của

báo mình, đồng thời kết hợp với vị trí của mình (góc nhìn) rồi hình dung lại toàn bộ sự kiện để định ra các bố cục tương ứng

Bố cục bài phóng sự có nhiều loại hình đa dạng. Một số bố cục thường được sử dụng nhiều nhất bao gồm:

- Bố cục theo bậc thang diễn biến sự việc: Đây là cách thể hiện nội dung theo bậc thang nhận thức tuần tự trước sau. Đó cũng là cách thể hiện nội dung theo trình tự thời gian, việc trước đưa trước việc sau đưa sau.

Bố cục này đòi hỏi người làm phóng sự chú ý trình bày diễn biến chung của sự kiện, kết hợp với những chi tiết đặc sắc tạo cho công chúng tiếp nhận luôn luôn bắt gặp cái mới, cái bất ngờ.

Khi cần, người làm phóng sự cũng có thể kết hợp trình bày những suy nghĩ liên tưởng cảm xúc bằng lối văn nghị luận nhằm gợi cho công chúng những nhận thức mới. Đương nhiên tác giả phóng sự cần chú ý tránh tình trạng khô khan, dài dòng nhạt nhẽo khi sử dụng lối văn chính luận trong phóng sự này.

Sơ đồ bố cục bậc thang:

Chi tiết 1 Chi tiết 2 Chi tiết 3 Chi tiết 4

VD: “Phóng sự “Bảo mẫu” ở Thảo Cầm Viên” của báo Thanh niên đã sử dụng bố cục bậc thang diễn biến sự việc để diễn tả công việc và tình yêu động vật của những nhân viên ở Thảo Cầm Viên. Các hoạt dộng chăm sóc các con vật được thực hiện theo thứ tự từ sáng sớm đến chiều tối.

Link: https://thanhnien.vn/bao-mau-o-thao-cam-vien-post1456191.html

- Bố cục bằng cách đưa đỉnh cao của một số sự kiện lên trên: theo mô hình tam giác lộn ngược, thường được vận dụng để phản ánh những trường hợp sự kiện xảy ra đột xuất

hoặc những trường hợp đặc sắc mà tin tức đã phản ánh nhưng chưa giải đáp những mâu thuẫn cụ thể trong quá trình vận động và những biện pháp giải quyết hữu hiệu. Ở bố cục này tác giả thường rút lên đầu kết cục của sự kiện hoặc bằng tài liệu cụ thể đưa ra kết luận, nhận định, đánh giá về toàn cục của một sự kiện nào đó một cách khái quát nổi bật sau đó sẽ trình bày lần lượt những biến cố chọn lọc để minh họa, sự kiện có thể xuất hiện với bạn đọc theo trình tự thời gian diễn biến hoặc xuất hiện thành từng đề mục.

Cần chú ý khi sử dụng loại hình bố cục này, phóng sự phải cố gắng làm sao cho các biến cố hoặc các đoạn trong bài xuất hiện như các đợt sóng, tạo cho người đọc không ngừng chăm chú theo dõi hết phần này đến phần khác, nếu không bố cục này coi như thất bại vì đỉnh cao hai điểm chất của nó đã đưa ở phần đầu.

Sơ đồ:

VD: Phóng sự “Khối thuốc nổ một tấn trên đồi A1: Chuyện giờ mới kể” của báo Tiền Phong. Bài phóng sự đã mở đầu bằng hình ảnh chiến trường xưa Điện Biên Phủ và di tích đồi A1 ngày nay đã thu hút được nhiều khách du lịch đến tham quan. Từ đó, tác giả lội ngược dòng về quá khứ, về những mốc thời gian trong năm tháng chiến tranh gắn liền với di tích hào hùng này.

Link:https://tienphong.vn/khoi-thuoc-no-mot-tan-tren-doi-a1-chuyen-gio-moi-ke- post1436398.tpo

- Bố cục theo hình thức kết hợp các biến cố của nhiều sự kiện khác nhau cùng diễn ra trong một thời gian, hoặc có thời điểm khác nhau nhưng cùng chung một hệ thống quan điểm, một dòng tư tưởng, cùng chung một ý nghĩa hoặc một chủ đề thống nhất. Người làm phóng sự có thể tập hợp những tài liệu tản mạn thành những thiên phóng sự có giá trị. Đây là một trong những lợi thế của phóng sự so với thể loại tin của báo chí.

VD: Bài phóng sự nói về nỗi buồn của người dân khi mà chủ đầu tư thủy điện hứa hẹn hỗ trợ, đền bù cho người nhường đất phục vụ dự án, nhưng 10 năm trôi qua, câu

chuyện đền bù vẫn chẳng được thực hiện. Để làm rõ vấn đề, tác giả đã sử dụng bố cục kết hợp với các vấn đề chính là:

- Khoảng tối ở “công trình ánh sáng”

- Xung đột vì đất

- Khu tái định cư bị chối bỏ

Link: https://thanhnien.vn/noi-buon-thuy-dien-post1456287.html

3 Thành phần kết cấu của phóng sự bao gồm: Mở bài, thân bài, kết thúc, đôi khi

thêm phần giới thiệu trước khi vào bài hoặc phần đuôi để nhấn mạnh ý nghĩa quan trọng.

- Mở đầu (nêu vấn đề):

Mục đích: Thông qua một sự kiện, sự việc, tình huống, con người cụ thể, tác giả nêu được vấn đề mà phóng sự đề cập đến.

Hình thức: Vấn đề đó có thể dưới dạng câu hỏi chưa được trả lời, sự khẳng định, hoặc xuất phát từ chính kiến thức, kinh nghiệm của mình. Phần này cần ngắn gọn, đặt trước tít phụ.

Một số cách mở đầu:

+ Khái quát thành hình ảnh hoặc nêu bật tầm vóc, ý nghĩa của đối tượng cần miêu tả. Cách này đòi hỏi tác giả phải có tầm nhìn sâu, khái quát vấn đề

+ Nêu lên những liên tưởng hình ảnh liên tưởng của tác gải, từ đó gợi cho công chúng nguồn cảm thụ phong phú và sâu sắc.

+ Đưa đỉnh cao (điểm chốt) của sự kiện lên rồi đặt vấn đề hoặc đánh dấu hỏi để thu hút sự chú ý

+ Miêu tả cảnh vật, tính cách đặc sắc của nhân vật trung tâm. Cần tránh lối đặt vấn đề sáo rỗng

+ Có thể đưa lên những vần thơ, lời ca có nội dung hàm sắc, ý nhị

- Thân bài (diễn giải):

Mục đích: Chứng minh sư tồn tại của vấn đề đã nêu. Đây là thành phần chủ chốt, là trung tâm thể hiện tư tưởng, chủ đề của cả bài.

Nội dung: Trình bày những con số, chi tiết sự việc, con người điển hình mà bản thân tác giả đã thu thập được. Đây là phần trình bày nội dung sinh động của sự kiện, làm rõ phẩm chất tinh thần của người và bộ mặt xã hội để góp phần vào công tác tư tưởng của Đảng theo yêu cầu tuyên truyền trong từng thời kỳ.

Hình thức: Các sự kiện được sắp xếp một cách có chủ định nhằm minh họa một cách rõ ràng nhất vấn đề đã nêu lên.

Vai trò của các thành phần:

+ Tác giả (cái tôi trần thuật): Nhân chứng khách quan làm nhiệm vụ khâu nối các dữ kiện

+ Chủ đề, con số, sự kiện, tình huống, con người là nguyên liệu để tạo lên tác phẩm.

+ Luận cứ: Khi luận cứ điển hình, thời sự, độc đáo, hấp dẫn sẽ giúp bài phóng sự đạt hiệu quả thông tin cao nhất.

- Kết luận:

Được coi là phần quan trọng nhất vì nó là mục đích mà tác phẩm cần đạt tới.

Yêu cầu: Lập luận cần rõ ràng. Yếu tố luận cứ, luận chứng, luận điểm phải liên kết với nhau tạo nên hiệu quả đồng nhất. Luận cứ, luận chứng càng cụt hể càng nâng cao được tầm cao của sự kiện.

Một phần của tài liệu Thuyết trình về việc sử dụng thể loại điều tra báo chí (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w