Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và cơ sở pháp lý, cùng với phương pháp nghiên cứu định tính, đề án đã phân tích, đánh giá quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn N§NN tại huyện Tiên Lữ, tỉn
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC THUONG MAI
NGUYEN KHAC TIEN
QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG CO BAN
TU NGUON VON NGAN SACH NHA NUOC
TAI HUYEN TIEN LU, TINH HUNG YEN
DE AN TOT NGHIEP THAC SI
Hà Nội, 2024
Trang 2BO GIAO DUC VA DAO TAO TRUONG DAI HOC THUONG MAI
NGUYEN KHAC TIEN
QUAN LY DU AN DAU TU XAY DUNG CO BAN
TỪ NGUÒN VÓN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC
TẠI HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN
Ngành: Quản lý kinh tế
Mã số : 8310110
ĐÈ ÁN TÓT NGHIỆP THẠC SĨ
Người hướng dẫn khoa học:
TS Dương Hoàng Anh
Hà Nội, 2024
Trang 3LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan bản đề án “Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên” là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của tôi, chưa từng được sử dụng đề bảo vệ một học vị nào Các
số liệu và kết quả sử dụng trong đề án là hoàn toàn trung thực và có trích dẫn nguồn gốc rõ ràng
Hà Nội, ngày 2 tháng 12 năm 2024
Tác giả đề án
Nguyễn Khắc Tiến
Trang 41
LỜI CẢM ƠN
Trên con đường dẫn đến sự thành công của một tổ chức, một đội nhóm hay thậm chí là một cá nhân, luôn là sự giúp đỡ tận tâm, sự chỉ bảo hết mình và dẫn dắt nhiệt tình, dù là ít hay nhiều, là trực tiếp hay gián tiếp của những người đi trước Xuyên
suốt quá trình học tập nghiên cứu và hoàn thành đề án tốt nghiệp thạc sĩ, tôi luôn nhận
được sự quan tâm, giúp đỡ tận tình của nhiều tập thể, cá nhân, các thầy cô giáo Trường Đại học Thương mại Với lòng biết ơn sâu sắc nhất, tôi xin được gửi lời cảm ơn tới Trường Đại học Thương mại đã tạo điều kiện tốt cho tôi học tập và nghiên cứu, đặc biệt tôi xin cảm ơn TS Dương Hoàng Anh, đã hỗ trợ tận tình, hướng dẫn tôi cách thức tìm hiểu và nghiên cứu và hoàn thiện đề án tốt nghiệp này
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến quý lãnh đạo và các chuyên viên tại Phòng Tài chính - Kế hoạch, Phòng Kinh tế - Hạ tầng và Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, đã tạo mọi điều kiện thuận lợi và cung cấp những
kinh nghiệm kiến thức thực tế quý báu cũng như những tư liệu cần thiết cho tôi trong
việc nghiên cứu Và cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến gia đình, bạn bè đã đóng góp ý kiến giúp đỡ tôi trong quá trình hoàn thiện đề án
Tuy nhiên, vì thời gian và kiến thức hạn hẹp, trình độ lý luận và chuyên môn khoa học cũng như kinh nghiệm thực tiễn còn hạn chế, đề án còn nhiều thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến từ phía thầy, cô
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn!
Nguyễn Khắc Tiến
Trang 51H
MỤC LỤC
PHAN 1 CO SO XAY DUNG DE AN 5
Phan cap quan lý, nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý dự án dau
1.1.2 | tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của địa 8
phuong cap huyén
121 Kinh nghiệm quản lý dự án đâu tư xây dựng cơ bản từ nguôn vôn 16
ngân sách nhà nước tại một sô địa phương
1.2.2 | Bài học kinh nghiệm cho huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên 18
1.3.1 | Văn bản quản lý của các cơ quan nhà nước 20
PHAN 2 NOI DUNG DE AN 22
KHAI QUAT VE HUYEN TIEN LU VA CAC DU AN DAU TU
2.1 | XAY DUNG CO BAN TU NGUON VON NGAN SÁCH NHÀ|_ 22
NƯỚC TẠI HUYEN TIEN LU, TINH HUNG YEN
2.1.1 | Dac diém tu nhién, kinh tê - xã hội huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên |_ 22
212 Khái quát các dự án đâu tư xây dựng cơ bản từ nguôn vôn ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên 24
Trang 6
2.1.3 | từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng |_ 25
Yên
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ
22 |BẢN TƯ NGUON VON NGAN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI 26 HUYỆN TIẾN LU, TINH HUNG YEN GIAI DOAN 2021-2023
221 Tô chức bộ máy quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguôn 26
“| vốn ngân sách nha nước
223 Phân bô nguôn vốn đâu tư xây dựng co ban su dung ngu6n von 31
“™~ | ngan sach nha nudéc
2.2.6 | Giải phóng mặt băng, thi công xây dựng 39 2.2.7 | Giải ngân, quyết toán dự án hoàn thành 42
CÁC KET LUAN QUA PHAN TICH THUC TRANG QUAN LY
24 | DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUÒN VỐN | 4,
NGAN SACH NHA NUOC TAI HUYEN TIEN LU, TINH
HUNG YEN GIAI DOAN 2021-2023
2.3.1 | Két qua dat duoc 47
2.3.2 | Những hạn chê và nguyên nhân tôn tại 49
GIAI PHAP HOAN THIEN QUAN LY DU AN DAU TU XAY
2.4 | DUNG CO BAN TU NGUON VON NGAN SACH NHA NUOC 52 TAI HUYEN TIEN LU, TINH HUNG YEN
2.4.1 | Hoan thién lap ké hoach dau tu 52
242 Hoàn thiện thâm định và phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cơ bản 53 7“ | từ nguồn vốn ngân sách nha nước
2.4.3 | Hoàn thiện công tác lựa chọn nhà thầu %4
Hoàn thiện công tác giải phóng mặt băng, công tác thi công xây
Trang 7
2.4.7 | Một số giải pháp khác 57
PHAN 3 CÁC ĐÈ XUẤT VÀ KIÊN NGHỊ 59
Trang 8
vi
DANH MUC CAC TU VIET TAT
1 GPMB Giải phóng mặt bằng
2 HDND Hội đông nhân dân
3 ICOR Hiệu quả sử dụng vôn đầu tư
4 KT-XH Kinh tê - xã hội
5 NSNN Ngân sách nhà nước
7 TKBVTC - DT | Thiệt kê bản vẽ thi công - dự toán
Trang 9
vil
DANH MUC BANG
1.1 Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán dự án hoàn thành 14
Tình hình tăng trưởng và chuyên dịch cơ câu kinh tê huyện
dung huyén Tién Lit
24 Tình hình nguôn vôn đâu tư XDCB của huyện Tiên Lữ 32
25 Tình hình vôn dau tu XDCB theo lĩnh vực huyện Tiên Lữ 33 2.6 Tình hình vôn dau tu XDCB theo ving huyện Tiên Lữ 35
Tình hình thâm định, phê duyệt dự án đầu tư XDCB huyện
Tiên Lữ
2.8 Kê hoạch lựa chọn nhà thâu dự án tại huyện Tiên Lữ 37
29 Tình hình quản lý công tác đâu thâu tại huyện Tiên Lữ 38
210 Tình hình thực hiện công tác GPMB tại huyện Tiên Lữ 40
2.11 Tiên độ thực hiện dự án XDCB tại huyện Tiên Lữ 42 2.12 | Tình hình giải ngân tại huyện Tiên Lữ 43 2.13 Tình hình thâm tra quyết toán dự án tại huyện Tiên Lữ 44
Tình hình thâm tra quyết toán dự án hoàn thành tại huyện
Tiên Lữ
215 Tình hình thanh kiêm tra, kiêm toán các dự án đâu tư XDCB tại huyện Tiên Lữ 46
Trang 10
Vili
DANH MỤC HÌNH
2.1 VỊ trí dia lý huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên 2
22 Bộ máy tô chức quản lý dự án đâu tư XDCB từ NSNN 27
Trang 11
ix
TOM TAT NOI DUNG DE AN
Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản (XDCB) từ nguồn vốn ngân sách nhà nước (NSNN) có vai trò quan trọng đối với quốc gia nói chung và từng địa phương nói riêng Nguồn vốn đầu tư XDCB từ NSNN chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu vốn đầu tư toàn xã hội Trong những năm gần đây, quản lý đầu tư XDCB trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên được thực hiện khá hiệu quả, nhiều công trình đầu tư đặc biệt là các dự án giao thông và thủy lợi đã góp phần quan trọng vào quá trình phát
triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của địa phương Tuy nhiên, thực tế thực hiện và quản
lý các dự án đầu tư vẫn còn bộc lộ một số hạn chế, bất cập ở nhiều khâu Từ đó, dẫn đến tình trạng đầu tư còn dàn trải, chưa phát huy hiệu quả nguồn vốn đầu tư, gây lãng
phí, thất thoát nguồn vốn ngân sách nhà nước, chất lượng công trình chưa đảm bảo
Đề án “Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vẫn ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ” được thực hiện nhằm giải quyết những vấn đề tồn tại này
Trên cơ sở lý luận, thực tiễn và cơ sở pháp lý, cùng với phương pháp nghiên cứu định tính, đề án đã phân tích, đánh giá quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn N§NN tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên theo các nội dung: (1) xây dựng kế hoạch đầu tư; (2) phân bổ nguồn vốn đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN; (3) thâm
định dự án; (4) đấu thầu; (5) giải phóng mặt bằng (GPMB), thi công xây dựng: (6)
giải ngân, quyết toán dự án hoàn thành và (7) thanh tra, kiêm tra Kết quả phân tích
tiếp tục khăng định những hạn chế trong quản lý dự án như đã nêu ở trên Tác giả đề
án cũng đưa ra một số giải pháp và kiến nghị nhằm hoàn thiện quản lý dự án đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện Tiên Lữ giai đoạn đến 2030 theo các hướng: hoàn thiện xây dựng kế hoạch đầu tư, hoàn thiện lập, thẩm định và phê duyệt
dự án đầu tư, lựa chọn nhà thầu, GPMB và thi công xây dựng
Từ khóa:
Dự án đầu tư, quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản, ngân sách nhà nước, Tiên Lữ
Trang 12PHAN MO DAU
1 Lý do chọn đề tài
Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đặc biệt là hệ thống giao thông nông thôn, hệ thống thủy lợi, điện, nước, đóng vai trò nền tảng trong phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) của mỗi địa phương Hạ tầng kỹ thuật phát triển đồng bộ sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư, nâng cao chất lượng cuộc sống và góp phần thúc đây chuyền dịch cơ
cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa Đề xây dựng và hoàn thiện hệ
thống cơ sở hạ tầng, vốn dau tư là yếu tố then chốt Trong đó, nguồn vốn từ ngân sách nhà nước (NSNN) giữ vai trò quan trọng, là động lực thúc đầy thực hiện các dự án hạ tầng nhằm đạt được mục tiêu phát triển bền vững
Tiên Lữ là một trong những huyện nghèo, nằm về phía Đông Nam của tỉnh Hưng Yên và cũng là nơi mà nhu cầu đầu tư hạ tang là rất lớn đề cải thiện chất lượng cuộc sống người dân Vì vậy, thời gian qua, việc sử dụng nguồn vốn NSNN trong các dự
an dau tu XDCB đã giúp nâng cấp và mở rộng các công trình thiết yếu như trường học, đường giao thông, hệ thống thủy lợi trên toàn huyện, đồng thời tạo ra những tác động tích cực đối với sự phát triển KT-XH của địa phương Tuy nhiên, mặc dù đã có các văn bản chỉ đạo và quy định quản lý từ các cấp chính quyền, chẳng hạn như Luật
Đầu tư công số 39/2019/QH14 ngày 13 tháng 6 năm 2019, Quyết định số 32/QĐ-TTg
ngày 7 tháng 1 năm 2020 của Thủ tướng chính phủ về phân cấp quản lý đầu tư công,
Chỉ thị số 11/CT-UBND của UBND tỉnh về tăng cường công tác quản lý vốn đầu tư công nhưng tinh trạng giải ngân vốn chậm, phân bổ vốn không hợp lý và năng lực
thực hiện dự án còn yếu kém vẫn thường xuyên xảy ra Những hạn chế này không
chỉ ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án mà còn dẫn đến tình trạng thất thoát vốn, gây lãng phí nguồn lực đầu tư Ngoài ra, báo cáo hàng năm của UBND huyện cũng cho thấy, trong triển khai thực hiện dự án, huyện Tiên Lữ cũng phải đối mặt với vấn
đề thông thầu và tách thầu, làm giảm hiệu quả kinh tế của các công trình đầu tư Việc
tổ chức đấu thầu và chỉ định thầu cần được thực hiện một cách minh bạch và công khai hơn Nâng cao năng lực quản lý dự án của các đơn vị thực hiện là điều cần thiết
để đảm bảo tiến độ và chất lượng công trình, đồng thời khắc phục những hạn chế hiện
có trong việc quản lý vốn Sự phối hợp giữa các phòng ban và đơn vị liên quan trong việc triển khai các dự án đầu tư cũng cần được cải thiện bởi điều này có thể dẫn đến
sự chậm trễ và không hiệu quả trong việc sử dụng nguồn lực Để tối ưu hóa quy trình quản lý dự án, cũng cần thiết phải xây dựng các cơ chế phối hợp rõ ràng và hiệu quả
Trang 13giữa các bên liên quan
Xuất phát từ thực tế trên, với mong muốn tăng cường quản lý dự án, đảm bảo nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, giảm thiểu tình trạng thất thoát, lãng phí, học viên lựa chọn vấn đề “Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên” làm đề án tốt nghiệp
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư XDCB từ
nguồn vốn NSNN tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2023, đề án đề
xuất một số giải pháp, khuyến nghị nhằm hoàn thiện quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại huyện Tiên Lữ, giai đoạn đến năm 2030
Nhưiệm vụ nghiên cứu
Với mục tiêu nghiên cứu đã nêu, đề án xác định các nhiệm vụ cụ thể sau:
- Xác định một số cơ sở lý luận và thực tiễn về quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trên địa bàn huyện
- Phân tích và đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2023
- Đề xuất một số giải pháp hoàn thiện quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn
von NSNN tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đến năm 2030
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
Đề án nghiên cứu các vấn đề lý luận và thực tiễn của quản lý dự án đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Phạm vỉ nghiên cứu
- Về nội dung: tập trung tìm hiểu nội dung liên quan đến quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại địa phương cấp huyện Theo phân cấp quản lý, trong
giới hạn phạm vi nội dung nghiên cứu của đề án, học viên tập trung vào 7 nội dung
cụ thể: (1) xây dựng kế hoạch đầu tư; (2) phân bổ nguồn vốn đầu tư; (3) thâm định
dự án; (4) đấu thầu; (5) giải phóng mặt bằng (GPMB), thi công xây dựng: (6) giải
ngân, quyết toán dự án hoàn thành và (7) thanh tra, kiểm tra
- Về không gian: Nghiên cứu trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
- Về thời gian: dữ liệu thứ cấp được thu thập trong giai đoạn 2021 - 2023; Giải pháp, kiến nghị đề xuất của đề án có tính khả thi cho các cơ quan quản lý địa phương
và các bên liên quan, giai đoạn đến 2030
Trang 144 Quy trình và phương pháp nghiên cứu
Quy trình nghiên cứu
Quy trình được mở đầu bằng việc đặt vấn đề nghiên cứu, từ đó hệ thống CƠ SỞ
lý thuyết và thực tiễn Tiếp đó, sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính và thu
thập dữ liệu thứ cấp tại bàn để đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên Thông qua kết quả nghiên cứu, đưa ra các giải pháp kết luận và kiến nghị
- Bước 1: Xác định vấn đề nghiên cứu
- Bưới 2: Xác định tên đề án
- Bước 3: Xây dựng hệ thong cơ sở lý thuyết và thực tiễn cho nghiên cứu đề án:
tập trung trình bày những vấn đề lý luận liên quan đến quản lý dự án dau tu XDCB
từ nguồn vốn NSNN tại địa phương cấp huyện
- Bước 4: Tiến hành thu thập dữ liệu, từ các báo cáo, công văn chỉ đạo thực hiện liên quan đến tình hình phát triển KT-XH địa phương, tình hình quy hoạch đầu tư XDCB, tình hình sử dụng von dau tu XDCB, các dự án đầu tư XDCB từ Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện, Kho bạc nhà nước huyện, Ủy ban nhân dân (UBND) huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
- Bước 5: Xứ lý dữ liệu, dùng phương pháp phân tích tổng hợp và hệ thống hóa các dữ liệu, các tài liệu liên quan đến đặc điểm, tình hình quản lý dự án đầu tư XDCB
từ nguồn vốn NSNN tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên Phân tích, tổng hợp các tài liệu sau khi đã thu thập được, sau đó sử dụng phương pháp thống kê mô tả, so sánh, đối chiếu để đưa ra những nhận xét, đánh giá
- Bước 6: Thảo luận kết quả và đê xuất ứng dụng kết quả nghiên cứu, sau khi có kết quả nghiên cứu, phân tích thực trạng quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn
N§NN tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2023, đề xuất giải pháp
hoàn thiện quản lý
- Bước 7: Hoàn thiện đề án
Phương pháp nghiên cứu
Đề án sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính, với các phương pháp cu thé
như sau:
+ Phương pháp thu thập dữ liệu
Trang 15Dựa vào nguồn thông tin, số liệu thứ cấp được thu thập từ các văn bản, chính sách của Trung ương và địa phương ban hành, các báo cáo tông kết, quy hoạch phát
triển KT-XH, nguồn số liệu thống kê về vốn đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Tiên
Lữ, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2023 Ngoài ra, các cơ sở lý thuyết được tập hợp, lựa chọn từ các tài liệu, giáo trình, tạp chí, báo chuyên ngành và các kết quả nghiên
cứu có liên quan đến quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN Lý thuyết tổng hợp được rút ra là cơ sở cho việc phân tích, đánh giá thực tiễn quản lý dự án đầu
tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên và đề xuất các giải pháp nhằm hoàn thiện quản lý trong thời gian tới
+ Phương pháp xử lý dữ liệu
Trên cơ sở các tài liệu đã được xử lý, tổng hợp, vận dụng các phương pháp phân tích thống kê, đánh giá thực trạng quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Phương pháp phân tích tông hợp: tổng hợp, phân tích, hệ thống hóa, khái quát hóa các nội dung về cơ sở lý luận và thực tiễn của quản lý dự án đầu tr XDCB từ nguồn von NSNN tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Phương pháp thống kê mô tả: chỉ số tuyệt đối, tương đối để xác định sự biến động của các hiện tượng kinh tế - xã hội trong một thời gian và không gian nhất định
Sử dụng phương pháp này đề phân tích, đánh giá tình hình thực trạng quản lý dự án
đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Phương pháp so sánh, đối chiếu: sử dụng để so sánh tình hình dự án đầu tư
XDCB từ nguồn vốn NSNN qua các giai đoạn, các năm, so sánh thực tế với kế hoạch
dé thấy mặt tích cực và hạn chế của công tác quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản
từ nguồn vốn ngân sách nhà nước trên địa bàn huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2021 - 2023
5 Kết cấu nghiên cứu
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng, hình, danh
mục tài liệu tham khảo, đề án gồm 3 phần:
Phần 1: Cơ sở xây dựng đề án
Phần 2: Nội dung đề án
Phần 3: Các đề xuất và kiến nghị
Trang 16PHAN 1: CO SO XAY DUNG DE AN
- Theo Viện Quản tri Du an (PMI) trong ấn pham PMBOK Guide (2021, tr 4),
dự án là một nỗ lực tạm thời được thực hiện để tạo ra một sản phẩm, dịch vụ hoặc kết quả độc đáo
- Theo định nghĩa của Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn hóa (ISO) trong tiêu chuẩn
ISO 9000:2000, dự án là một quá trình đơn nhất, gồm một tập hợp các hoạt động có
phối hợp và được kiểm soát, có thời hạn bắt đầu và kết thúc, được tiến hành để đạt được một mục tiêu phù hợp với các yêu cầu quy định, bao gồm cả các ràng buộc về
thời gian, chi phí và nguồn lực (ISO, 2000)
Trong đề án, dự án được hiểu là tổng thể các hoạt động phụ thuộc lẫn nhau, nhằm tạo ra một sản phẩm hoặc dịch vụ duy nhất trong một khoảng thời gian xác định, với sự ràng buộc về nguồn lực trong điều kiện không chắc chắn
1.1.1.2 Dự án đầu tư xây dựng cơ bản
Theo Điều 3, Khoản 15, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13, dự án đầu tư xây
dựng được định nghĩa là những đề xuất nhằm thực hiện hoạt động xây dựng đề phát triển, duy trì và nâng cao chất lượng công trình hoặc sản phẩm, dịch vụ trong một
khoảng thời gian và chi phí xác định Dự án đầu tư xây đựng thường được thực hiện
bằng nguồn vốn NSNN hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác
So với các dự án đầu tư khác, dự án đầu tư XDCB là một loại hình dự án có tính
chất đặc thù, nhằm tạo ra hoặc nâng cấp các công trình ha tang phục vụ cho phát triển KT-XH Đây là những dự án đầu tư tập trung vào việc xây dựng, cải tạo hoặc mở rộng các công trình như giao thông, cầu, đường, trường học, bệnh viện và công trình công cộng khác, với mục tiêu nâng cao chất lượng cuộc sống cộng đồng và thúc đây
Trang 17có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thường mang tính đối tác
- BỊ giới hạn bởi các nguồn lực như tiền vốn, nhân lực, công nghệ, kỹ thuật, vật tư kể cả thời gian (ở góc độ thời gian cho phép)
- Thường yêu cầu một lượng vốn đầu tư lớn, thời gian thực hiện dài, phụ thuộc
vào quy mô, tính chất san pham va tinh chat bắt định
- Dự án đầu tư XDCB luôn trong môi trường hoạt động phức tạp và có tính rủi
ro cao, chủ yếu là đo thời gian của quá trình đầu tư kéo dài
- Lãng phí (gọi chung là những tổn thất mà nhà đầu tư không lường trước được
hết khi lập dự án), chịu tác động từ nhiều yếu tố khách quan khác nhau mà con người
không thê làm chủ được như nắng, mưa, bão
Vẻ phân loại dự án dau tư XDCB: Có nhiều tiêu chí phân loại dự án đầu tư XDCB Theo Điều 49 Luật Xây dựng năm 2014, dự án đầu tư xây dựng được phân loại theo quy mô, mức độ quan trọng: công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý; nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư Cụ thể:
- Căn cứ quy mô, mức độ quan trọng, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành dự án quan trọng quốc gia, dự án nhóm A, dự án nhóm B, dự án nhóm C theo tiêu chí quy định của pháp luật về đầu tư công
- Căn cứ công năng phục vụ, tính chất chuyên ngành của công trình và mục đích quản lý, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:
+ Dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN hạ tầng kỹ thuật bao gồm các công trình và phương tiện vật chất phục vụ cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của xã hội như các con đường, cầu, cống, hệ thống điện, bưu chính viễn thông
+ Dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN hạ tầng xã hội là các công trình và phương tiện dé duy trì và phát triển các nguồn lực như các cơ sở giáo dục, đảo tạo,
Trang 18các cơ sở khám, chữa bệnh, các cơ sở đảm bảo đời sống và nâng cao tinh thần của nhân dân như hệ thống công viên, các công trình đảm bảo an ninh xã hội
+ Dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN hạ tầng môi trường bao gồm các công trình phục vụ cho bảo vệ môi trường sinh thái của đất nước, cũng như môi trường sống của con người như công trình xử lý rác thải, nước thải
- Căn cứ nguồn vốn sử dụng và hình thức đầu tư, dự án đầu tư xây dựng được phân loại thành các dự án sau:
+ Dự án sử dụng vốn đầu tư công;
+ Dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài dau tư công:
+ Dự án PPP;
+ Dự án sử dụng vốn khác
1.1.1.3 Quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vẫn ngân sách nhà nước
Theo Điều 1, Luật Xây dựng 2014 (sửa đổi, bố sung năm 2020), quan lý dự án
đầu tư xây dựng là hoạt động tổ chức, chỉ đạo, điều hành và kiểm tra các công việc liên quan đến việc chuẩn bị đầu tư, thực hiện và hoàn thành dự án đầu tư xây dựng, đảm bảo dự án thực hiện đúng mục tiêu, thời gian, chất lượng và chi phí được phê duyệt
Theo Điều 5, Nghị định số 15/2021/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số điều của
Luật Xây dựng, quản lý dự án đầu tư xây dựng từ nguồn NSNN là quá trình tổ chức
thực hiện các công việc liên quan đến việc chuẩn bị đầu tư, triển khai thực hiện dự án xây dựng từ nguồn NSNN, bao gồm lập kế hoạch, phê duyệt, kiểm soát và đánh giá
dự án để bảo đảm công trình được thực hiện đúng theo quy định của pháp luật
Phan Nhựt Huy, Đoàn Ngọc Hiệp (2020) cho rằng quản lý dự án đầu tr XDCB
từ NSNN là việc lập kế hoạch, tổ chức, điều hành và kiểm tra các hoạt động trong suốt vòng đời của dự án Mục tiêu là sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách, đảm bảo dự án hoàn thành đúng thời hạn, chất lượng và chi phí, đồng thời tuân thủ các quy định pháp lý và yêu cầu của dự án
Với các quan điểm đã nêu, trong đề án, học viên cho rằng quán lý dự dn dau tu
XDCB tir nguon vốn NSNN là tổng hợp các hoạt động lập kế hoạch, tổ chức, điều
hành, kiểm tra và đánh giá dự án xây dựng cơ bản, với mục tiêu sử dụng nguồn vốn NSNN một cách hiệu quả và mình bạch Quá trình này bao gồm việc lập hồ sơ dự án,
thấm định, phê duyệt, thực hiện và kiểm soát chi phi, tiến độ, chất lượng công trình
xây dựng, đảm bảo tuân thủ các quy định pháp lý và yêu cầu của dự án
Đặc trưng quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN:
Trang 19- Quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN chủ yếu được tiến hành theo
kế hoạch Nhà nước, nhằm thực hiện mục tiêu chiến lược phát triển KT-XH trong từng
thời kỳ
- Quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN có mục đích cuối cùng là công trình xây dựng hoàn thành đảm bảo các mục tiêu đã đặt ra về thời gian, chi phi, chất lượng, an toàn, vệ sinh và bảo vệ môi trưởng Sản phẩm (công trình) của dự án xây dựng mang tính đơn chiếc, độc đáo và không phải là sản phẩm của một quá trình sản xuất liên tục, hàng loạt
- Quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN có sự tham gia của nhiều
chu thé, đó là chủ đầu tư chủ công trình, đơn vị thiết kế, đơn vị thi công, đơn vị giảm
sát, nhà cung ứng Các chủ thê này lại có lợi ích khác nhau, quan hệ giữa họ thường mang tính đối tác Môi trường làm việc của dự án xây dựng mang tính đa phương và
dễ xảy ra xung đột quyền lợi giữa các chủ thê
- Quản lý các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN thường được tiến hành
ngoài trời nên luôn chịu ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên, thời tiết và lực lượng thi công xây dựng công trình thường xuyên phải di chuyên theo nơi phát sinh nhu cầu
dự án dựng công trình Quản lý các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN trong giai đoạn thực hiện phải thúc đây quá trình tổ chức hợp lý các yếu tố về nhân lực, máy móc thi công nhằm giảm bớt lãng phí, thiệt hại về vật tư và tiền dự án trong
quá trình dự án XDCB, xây dựng các công trình
1.1.2 Phân cấp quản lý, nội dung và tiêu chí đánh giá quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước của địa phương cấp huyện 1.1.2.1 Phân cấp quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vẫn ngân sách nhà nước của địa phương cấp huyện
Thẩm quyên quyết định chủ trương đầu tư chương trình, dự án tại cấp huyện
- Hội đồng nhân dân (HĐND) cấp huyện: Quyết định chủ trương đầu tư các chương trình và dự án sử dụng toàn bộ vốn ngân sách địa phương cấp huyện, bao gồm: “Các chương trình đầu tư bằng toàn bộ vốn cân đối ngân sách địa phương, vốn
trái phiếu chính quyền địa phương” (Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Điều 5)
Các dự án nhóm B và nhóm C trọng điểm thuộc phạm vi quản lý của cấp huyện, trừ các dự án sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước ngoài theo quy định của Chính phủ
- Chủ tịch UBND cấp huyện: Quyết định chủ trương đầu tư các dự án thuộc phạm vi quản lý của huyện, trừ các dự án thuộc thâm quyền quyết định của HĐND
Trang 20hoặc cấp trên
Thẩm quyên quyết định đầu tư chương trình, dự án tại cấp huyện
Chủ tịch UBND cấp huyện: Quyết định đầu tư các chương trình, dự án sử dụng toàn bộ vốn cân đối ngân sách huyện, bao gồm: “Dự án nhóm B và nhóm C sử dụng vốn ngân sách địa phương cấp huyện” (Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13, Điều 7) Chủ tịch UBND huyện có quyền phân cấp hoặc ủy quyền quyết định đầu tư các dự
án nhóm B và nhóm C cho cơ quan cấp dưới trực tiếp nếu thấy cần thiết
Phối hợp quản lý dự án tại cấp huyện
- UBND cấp huyện chịu trách nhiệm giám sát và quản lý các dự án thuộc thâm quyền, đảm bảo các dự án tuân thủ quy định pháp luật, tiến độ thực hiện và sử dụng
hiệu quả nguồn vốn NSNN
- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế
hoạch tài chính, điều phối nguồn vốn, và kiểm soát chỉ phí cho các dự án đầu tư xây
lập, thẩm định và phê duyệt dự án đầu tư đến khi kết thúc đầu tư dự án Chính vi thé,
theo phân cấp, quan lý các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN nước của địa
phương cấp huyện tập trung vào những nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Xây dựng kế hoạch đầu tr XDCB:
Kế hoạch đầu tư XDCB ở cấp huyện có những điểm khác biệt so với cấp quốc
gia hoặc tỉnh, bởi nó phải phù hợp với tình hình thực tế và nhu cầu phát triển cụ thê
của từng địa phương Tại cấp huyện, việc xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB không chỉ là xác định các mục tiêu phát triển dài hạn, mà còn phải gắn liền với các điều kiện KT-XH cụ thể, với sự tham gia của các cơ quan chuyên môn tại địa phương Quá trình xây dựng kế hoạch đầu tư XDCB cắp huyện bắt đầu bằng việc khảo sát và đánh giá nhu cầu thực tế của các lĩnh vực như giao thông, y tế, giáo dục, và hạ tầng kỹ thuật khác Dựa trên kết quả này, huyện phối hợp với các cơ quan chức năng như
Trang 2110
phòng Kinh tế - Ha tang, phòng Tài chính - Kế hoạch đề dự báo nguồn vốn ngân sách
va các nguồn lực khác có thể huy động Việc lập kế hoạch chỉ tiết, bao gồm quy mô,
thời gian, và nguồn vốn cho từng dự án, phải tuân thủ các nguyên tắc quản lý NSNN
và các tiêu chuẩn xây dựng hiện hành
Kế hoạch đầu tư XDCB ở cấp huyện phải phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH của huyện, cũng như chiến lược phát triển chung của tỉnh và quốc gia
Các dự án được ưu tiên thường là những dự án phục vụ lợi ích công cộng như xây
dựng cơ sở hạ tầng đường sá, trường học, và bệnh viện Quá trình xây dựng kế hoạch không chỉ có sự tham gia của các cơ quan quản lý cấp huyện mà còn cần sự phê duyệt
từ các cơ quan cấp trên như Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, Sở Tài chính
Ngoài ra, kế hoạch đầu tư XDCB cấp huyện phải đảm bảo tính khả thi, minh
bạch trong sử dụng nguồn vốn NSNN, và tuân thủ các quy định về phân cấp quản lý
đầu tư Điều này nhằm đảm bảo rằng các dự án thực sự cần thiết, phục vụ đúng nhu cầu của địa phương, đồng thời đóng góp vào sự phát triển bền vững, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế và đảm bảo an sinh xã hội tại cấp huyện
(2) Thâm định và phân bồ vốn đầu tư XDCB:
Việc thâm định và phân bổ kế hoạch đầu tư sử dụng nguồn vốn ngân sách cho đầu tư XDCB ở cấp huyện cần đảm bảo rằng chi cho đầu tư XDCB chiếm tỷ trọng hợp lý trong tổng chỉ ngân sách địa phương, đồng thời gắn liền với việc thực hiện kế hoạch phát triển KT-XH của huyện Kế hoạch đầu tư cần đảm bảo cân đối giữa vốn
từ NSNN và việc huy động các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm phục vụ cho việc xây dựng kết cấu hạ tang KT-XH
UBND huyện cần xác định rõ mục tiêu và các định hướng ưu tiên trong kế hoạch
đầu tư, phù hợp với khả năng cân đối vốn NSNN trong từng giai đoạn phát triển KT-
XH của địa phương, cùng với những đặc điểm và điều kiện thực tế của từng ngành
để xác định thứ tự ưu tiên trong đầu tư
Theo Thông tư 08/2016/TT-BTC, các dự án đầu tư được phân bổ kế hoạch vốn
sử dụng nguồn NSNN hàng năm khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định tại Luật Đầu
tư công Đối với các dự án thuộc ngân sách địa phương và vốn bổ sung từ ngân sách trung ương, UBND huyện cần căn cứ vào Nghị quyết của HĐND cấp huyện đề phân
bổ kế hoạch vốn cho từng dự án thuộc phạm vi quản lý Các dự án này phải có trong
danh mục đầu tư công trung hạn và hoàn thành thủ tục đầu tư theo quy định
Việc phân bổ chỉ tiết vốn đầu tư cho từng dự án cần phải được thực hiện theo
mã dự án đầu tư, và đồng thời, giao chỉ tiêu kế hoạch vốn chỉ tiết cho các chủ đầu tư
Trang 2211
để thực hiện Phân bố chi tiét và giao dự toán ngân sách cho các dự án cần phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 của năm trước năm kế hoạch, nhằm đảm bảo tính kịp thời và hiệu quả trong việc sử dụng ngân sách
(3) Thẩm định dự án:
Thâm định dự án ở cấp huyện liên quan đến việc kiêm tra và đánh giá kỹ lưỡng
do người quyết định đầu tư, chủ đầu tư và các cơ quan chuyên môn thực hiện Quá trình này nhằm xác định tính khả thi và hợp lý của dự án trước khi đưa ra quyết định
phê duyệt Theo Luật Đầu tư công (số 49/2014/QH13), thâm định dự án là một bước
quan trọng trong quy trình phê duyệt, bao gồm việc xem xét các nội dung cần thiết như tên dự án, chủ đầu tư, tổ chức tư vấn lập dự án, khảo sát (nếu có), thiết kế cơ sở, mục tiêu đầu tư, quy mô xây dựng, thời gian thực hiện, cấp công trình, địa điểm xây dựng, diện tích đất sử dụng, tổng mức đầu tư, nguồn vốn sử dụng, và hình thức tổ chức quản lý dự án Đặc biệt, trong thâm định ở cấp huyện, cần chú ý đến việc đảm bảo rằng các dự án phù hợp với quy hoạch phát triển KT-XH địa phương và đáp ứng các yêu cầu về kỹ thuật cũng như pháp lý theo quy định hiện hành
(4) Đấu thầu:
Quản lý đấu thầu tại cấp huyện là quản lý việc mua sắm, trang bị cho dự án bao gồm việc quyết định phải mua gì, đưa ra yêu cầu mời thầu và báo giá, lựa chọn nhà thầu, thực hiện hợp đồng và hoàn tất hợp đồng khi dự án hoàn thành Quản lý đấu thầu tốt sẽ góp phần nâng cao hiệu quả vốn đầu tư, hạn chế thất thoát, lãng phí và các hiện tượng tiêu cực khác trong đầu tư XDCB Quản lý đấu thầu bao gồm: Lập kế
hoạch đấu thầu; Tổ chức đấu thầu, lựa chọn nhà thầu, thương thảo ký hợp đồng: Kiêm
soát các mối quan hệ đấu thầu, giám sát thực hiện hợp đồng: Kết thúc đấu thầu, hoàn thành từng hạng mục đấu thầu
Kế hoạch đấu thầu là quá trình phân chia, xác định nội dung, thời gian, phương thức thực hiện, hình thức hợp đồng và giá của từng gói thầu Kế hoạch đấu thầu thường lập cho cả dự án Kế hoạch đấu thầu được người quyết định đầu tư phê duyệt
và đăng tải trên mạng đấu thầu Quá trình phân chia các gói thầu còn phải căn cứ tính chất, quy mô của dự án để bảo đảm sự đồng bộ
Cơ quan chuyên môn của người quyết định đầu tư thẩm định, trình người quyết định đầu tư phê duyệt kế hoạch đấu thầu Quá trình thắm định kế hoạch đấu thầu phải kiểm tra số lượng, nội dung, tính chất kỹ thuật và giá của các gói thầu đề tránh tình trạng chủ đầu tư chia nhỏ gói thầu (cùng tính chất kỹ thuật) đề chỉ định hoặc xác định
không chính xác giá gói thầu Để chọn nhà thầu, chủ đầu tư phải xây dựng hỗ sơ mời
Trang 2312
thầu Các loại hồ sơ mời thầu phải đủ về nội dung theo mẫu được quy định, rõ về các yêu cầu kỹ thuật, nhưng không được chỉ tiết mang tính định hướng nhất là với các gói thầu thiết bị nhằm hạn chế đơn vị tham
Theo quy định hiện nay, có ba loại hình đấu thầu đang được áp dụng đó là: Đấu thầu trong nước; Đấu thầu quốc tế; Đấu thầu qua Chủ đầu tư được sử dụng một trong các hình thức: Đấu thầu rộng rãi; Đấu thầu hạn chế; Chỉ định thầu; Chào hàng cạnh tranh; Mua sắm trực tiếp; Tự thực hiện; Mua sắm đặc biệt; Lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư; Tham gia cla cộng đồng để lựa chọn nhà thầu
(5) GPMB, thi cong xây dựng:
- Công tác GPMB: Đây là bước khởi đầu thiết yếu cho thi công các công trình,
đặc biệt là đối với những dự án liên quan đến tài sản và đất đai Việc quản lý công
tac GPMB tai cap huyén cần đảm bảo việc xác định đối tượng được đền bù, phạm vi
và giá trị đền bù theo các quy định pháp luật hiện hành HĐND huyện sẽ thâm định
và phê duyệt danh sách các đối tượng và mức đền bù nhằm đảm bảo quyên lợi hợp pháp cho người dân bị ảnh hưởng
- Quản lý thi công xây dựng công trình tại cấp huyện bao gồm các nội dung chính sau đây:
+ Quản lý chất lượng công trình: Cần đảm bảo rằng công trình đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuân và quy phạm xây dựng theo quy định Việc cấp phối vật liệu phải đúng theo quy định tại thời điểm thi công và thi công phải thực hiện theo kích thước
đã được duyệt trong bản vẽ kỹ thuật thi công
+ Quản lý tiến độ thi công công trình: Tiến độ thi công phải phù hợp với tổng
tiến độ của dự án đã được phê duyệt Trong trường hợp thi công kéo đài, cần có lý do chính đáng và sự cho phép của người quyết định đầu tư HĐND huyện và UBND
huyện có thê khuyến khích đây nhanh tiến độ nhưng đảm bảo chất lượng công trình
+ Quản lý khối lượng thi công công trình: Việc thi công phải dựa trên khối lượng
thiết kế được duyệt hoặc khối lượng trúng thầu Việc nghiệm thu khối lượng giữa chủ
đầu tư và đơn vị thi công phải dựa trên khối lượng thực tế tại hiện trường Nếu khối
lượng thực tế vượt quá khối lượng trúng thầu hoặc khối lượng trong bản vẽ thiết kế
được duyệt, phải có sự cho phép của cơ quan có thẩm quyền cấp huyện Công tác kiểm tra nghiệm thu và bàn giao đưa công trình vào sử dụng phải xác định rõ trách nhiệm của các đơn vị liên quan, như chủ đầu tư, đơn vị tư vấn thiết kế, đơn vị giám
sát thi công, và nhà thầu thi công
Trang 2413
+ Quản lý môi trường và an toàn lao động: Nhà thầu thi công tại cấp huyện phải
triển khai các biện pháp bảo đảm an toàn cho người lao động và phương tiện trên công trường Các biện pháp bảo vệ môi trường cần được thực hiện, bao gồm chống bụi, chống ồn và xử lý rác thải xây dựng trong quá trình thi công Nếu nhà thầu không thực hiện đúng các quy định về bảo vệ môi trường và an toàn lao động, chủ đầu tư và các cơ quan quản lý nhà nước (QLNN) cấp huyện có quyền đình chỉ thi công và yêu cầu thực hiện các biện pháp khắc phục
(6) Giải ngân, quyết toán dự án hoàn thành:
- Công tác giải ngân: Việc quản lý thanh toán vốn đầu tư các dự án sử dụng vốn NSNN phải thực hiện đúng quy định, theo các nguyên tắc sau:
+ Đúng mục đích, đúng đối tượng, tiết kiệm, hiệu quả và chấp hành đúng quy định về quản lý tài chính đầu tư xây dựng của pháp luật hiện hành
+ Chủ đầu tư chịu trách nhiệm sử dụng vốn đúng mục đích, đúng đối tượng hiệu quả và chấp hành đúng quy định pháp luật
+ Cơ quan cấp trên chủ đầu tư chịu trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc chủ đầu tư, Ban Quản lý dự án trong phạm vị quản lý thực hiện kế hoạch đầu tư sử dụng vốn đầu
tư đúng mục đích, theo quy định
+ Cơ quan Tài chính các cấp thực hiện công tác quản lý tài chính vốn đầu tư về việc chấp hành các chính sách, chế độ, tình hình quản lý, sử dụng vốn đầu tư, tình hình thanh toán vốn đầu tư theo quy định pháp luật
+ Cơ quan Kho bạc nhà nước có trách nhiệm kiểm soát, thanh toán vốn kip thoi, đầy đủ, đúng quy định cho các dự án đủ điều kiện thanh toán vốn
- Công tác quyết toán dự án hoàn thành: Tất cả các dự án sử dụng vốn nhà nước, huy động và vốn khác sau hoàn thành đưa vào sử dụng đều phải được thẩm tra, quyết
toán vốn đầu tư (Thông tư số 09/2016/TT-BTC) Thời hạn nộp hồ sơ quyết toán dự
án hoàn thành để trình người có thâm quyền phê duyệt quyết toán được tính từ ngày
ký biên bản bàn giao đưa công trình của dự án vào sử dụng Thời gian thâm tra, phê duyệt quyết toán tính từ ngày nhận đủ hồ sơ quyết toán theo quy định Tiêu chí về
thời gian tối đa quy định cụ thê như Bảng 1.1 trang bên
Trang 25Thời aoe hạn nộp Hồ sơ quyết toá eee se eee"! Q9tháng | 09tháng | 06tháng | 03 tháng
trình phê duyệt quyết toán
một hay tất cả các khâu của dự án đầu tư, công tác này được thực hiện bởi những cơ
quan nhà nước như: Thanh tra nhà nước, kiêm toán nhà nước, thanh tra chuyên ngành
Mục đích của thanh tra, kiểm tra, kiểm toán nhằm xác định tính đúng đắn của các báo cáo về các vấn đề đo chủ đầu tư lập Nhà nước thực hiện kiểm soát đối với toàn bộ hoạt động đầu tư, chống các hiện tượng tiêu cực trong đầu tư Về vai trò của nhà nước trong thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động đầu tư và xây dựng, đối với các dự án đầu tư bằng vốn NSNN, được thực hiện tập trung tại một số khâu như: thẩm định và phê duyệt dự án; cấp giấy phép xây dựng: quản lý, giám sát thi công xây dựng công trình, nghiệm thu bàn giao đưa công trình vào khai thác sử dụng Từ việc thanh tra, kiểm tra phát hiện những hành vi vi phạm quy định về đầu tư đề đề xuất xử lý nghiêm các vi phạm trong qua trình quản lý đầu tư đối với chủ đầu tư, nhà thầu và các đơn vị
- Xem xét các tổ chức, cá nhân khi tham gia hoạt động xây dựng có đủ điều kiện
năng lực theo quy định phù hợp với công việc xây dựng thực hiện hay không, và phải
có hệ thống tự kiểm soát chất lượng, tự chịu trách nhiệm về chất lượng các công việc xây dựng do mình thực hiện
- Xem xét việc tổ chức quản lý chất lượng dự án xây dựng trong toàn bộ quá trình thực hiện của dự án đầu tư xây dựng phủ hợp với quy định của nhà nước, quy
Trang 2615
định của hợp đồng xây dựng và pháp luật khác có liên quan
- Xem xét việc thâm định và phê duyệt dự án đầu tư, giám sát công tác quản lý chất lượng của chủ đầu tư trong quá trình thực hiện đầu tư theo quy định của pháp luật về giám sát đầu tư xây dựng dự án; tô chức kiêm tra chất lượng thiết kế, dự toán
và thi công xây dựng khi cần thiết
- Xem xét công tác khảo sát xây dựng, thiết kế xây dựng dự án, thi công xây dựng dự án phải tuân thủ quy định của pháp luật về quản lý chất lượng dự án xây dựng; đảm bảo an toàn cho bản thân dự án, các dự án lân cận và an toàn trong quá trình thi công xây dựng
- Dự án khi được nghiệm thu để đưa vào sử dụng phải đáp ứng yêu cầu của thiết
kế, quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn kỹ thuật áp dụng cho dự án và các thỏa thuận khác
về chất lượng dự án nêu trong hợp đồng xây dựng
- Cơ quan nhà nước có thâm quyền kiểm tra, kiểm soát việc tuân thủ quy định pháp luật về quản lý chất lượng dự án xây dựng của các tô chức, cá nhân; kiến nghị
và xử lý vi phạm về chất lượng dự án xây dựng theo quy định pháp luật
b) Ti ïến độ thực hiện và thời gian hoàn thành
Dự án có hoàn thành đúng tiến độ đề ra hay không rất cần sự phối hợp giữa các bước thực hiện dự án Ta cần xem xét đến vấn đề lựa chọn nhà thầu thi công đủ năng lực để thi công đúng tiến độ dự án hay không, công tác giám sát trên hiện trường dự
án cũng cần được chú trọng và luôn theo sát, đốc thúc nhà thầu Bên cạnh đó, những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện dự án như ở bước giải phóng mặt bằng, khắc phục thiên tai, vấn đề thiếu nhân lực bên nhà thầu thi công, sự biến động giá cả cần được lên phương án và khắc phục nhanh chóng để phục vụ công tác thi công dự
án một cách tốt nhất Từ phân tích trên ta nhận thấy rằng các yếu tố gây nên việc chậm tiến độ dự án hầu hết đều là các vấn đề nằm ở con người hoặc công tác quản lý Thời gian hoàn thành dự án bao gồm thời gian hoàn thành các công việc từ khâu chuẩn bị đầu tư đến thực hiện đầu tư và hoàn thành dự án Mỗi công đoạn đều có kế
hoạch thời gian riêng Vì vậy để đánh giá tiêu chí này ta chỉ cần so sánh thời gian
thực hiện thực tế các công việc của dự án và thời gian theo kế hoạch để ra Vấn đề quan trọng ở đây là làm sao có thê giảm được thời gian các công việc đó
c) Chi phi
Trước khi thực hiện mỗi dự án đều có tổng mức đầu tư được các cơ quan thấm
quyền phê duyệt, hoặc dự toán được duyệt Khi tiến hành thực hiện dự án thì chi phí
dé chi trả cho các công việc đề ra thường thấp hơn hoặc cao hơn so với giá trị dự toán
Trang 2716
được duyệt đó Mục tiêu của nhà quản lý dự án là làm sao cho chi phí chỉ trả các công việc thực hiện không phát sinh quá nhiều so với dự toán được duyệt
đ) An toàn lao động
- Trước khi khởi công xây dựng phải có thiết kế biện pháp thi công được duyệt
Trong thiết kế biện pháp thi công phải thể hiện được các giải pháp đảm bảo an toàn cho người lao động, thiết bị thi công, công trình chính, công trình tạm, công trình phụ
trợ, công trình lân cận, phòng chống cháy nỗ và môi trường
- Biện pháp thi công và các giải pháp về an toàn phải được xem xét định kỳ hoặc
đột xuất để điều chỉnh cho phù hợp với thực trạng của công trường
- Máy, thiết bị thi công có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động phải được kiểm định, đăng ký với cơ quan có thâm quyền theo quy định thì mới được phép hoạt động trên công trường Khi hoạt động, máy và thiết bị thi công phải tuân thủ quy trình, biện pháp đảm bảo an toàn Khi có sự cé mat an toàn trong thi công xây dựng thì việc giải quyết sự cố tuân theo quy định
áp dụng cho huyện Tiên Lữ trong quá trình quan lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
1.2.1.1 Kinh nghiệm của huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh)
Huyện Kỳ Anh được biết đến với những bước tiễn vượt bậc trong việc quản lý các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN, góp phần thay đổi điện mạo kinh tế -
xã hội của địa phương Một số kinh nghiệm nổi bật như sau:
- Xây dựng kế hoạch đầu tư: Huyện Kỳ Anh đã triển khai kế hoạch đầu tư tập trung vào việc phát triển hạ tầng khu vực ven biển, đặc biệt là khu kinh tế Vũng Áng
Trong giai đoạn 2016-2020, huyện đã triển khai hơn 10 dự án lớn, điển hình là Dự án
Khu liên hợp Gang thép và Cảng Sơn Dương, với tổng vốn đầu tư khoảng 10.000 tỷ
đồng Dự án này không chỉ tạo ra hơn 10.000 việc làm trực tiếp và gián tiếp cho người dân địa phương mà còn thúc đây mạnh mẽ phát triển kinh tế khu vực
- Phân bổ nguồn vốn đầu tư: Huyện Kỳ Anh đã phân bố nguồn vốn NSNN một
Trang 2817
cách hiệu quả, ưu tiên cho các dự án hạ tang giao thông và công trình xã hội Cu thé, huyện đã dành hơn 2.000 tỷ đồng cho việc xây dựng hệ thống đường giao thông nông thôn và trường học, giúp nâng cao chất lượng đời sống người dân địa phương
- Thẩm định dự án: Các dự án lớn như khu công nghiệp Vũng Áng phải trải qua quá trình thẩm định nghiêm ngặt, đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đầu tư Trong dự
án cải tạo đường tỉnh lộ 16, huyện đã thực hiện ba lần điều chỉnh thâm định thiết kế, với tổng mức đầu tư điều chỉnh lên đến 500 tỷ đồng, chủ yếu do thay đổi yêu cầu kỹ
thuật Điều này cho thấy sự thận trọng và tính chuyên nghiệp trong công tác thâm
định của huyện
- Đấu thầu: Huyện Kỳ Anh áp dụng quy trình đấu thầu qua mạng để đảm bảo tính minh bạch và hiệu quả kinh tế trong các dự án Trong dự án đường giao thông
liên xã Lộc Hà - Thạch Khê trị giá 120 tỷ đồng, huyện đã tiết kiệm được 6 tỷ đồng
nhờ đấu thầu công khai, đúng quy trình và đảm bảo chất lượng
- Giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng: Huyện thực hiện GPMB nhanh chóng nhờ áp dụng chính sách đền bù hợp lý và công khai Dự án Khu liên hợp Gang thép Sơn Dương đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trên diện tích 500 ha và
tạo ra 2.500 lô đất tái định cư cho các hộ dân bị ảnh hưởng Điều này đã góp phần
quan trọng trong việc đảm bảo tiến độ thi công của các dự án hạ tầng lớn
- Giải ngân và quyết toán dự án hoàn thành: Huyện Kỳ Anh thực hiện giải ngân đúng tiến độ và theo các nguyên tắc của Nghị định 15/2015/NĐ-CP về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công Trong năm 2022, huyện đã giải ngân 95% vốn đầu tư cho dự
án cải tạo hạ tầng giao thông, với tông số tiền giải ngân là 1.000 tỷ đồng, đảm bảo đúng tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn
- Thanh tra, kiểm tra: Huyện thực hiện thanh tra định kỳ và đột xuất các dự án đầu tư để phát hiện kịp thời các sai phạm trong quá trình triển khai Trong năm 2023, huyện đã thanh tra 5 dự án lớn, phát hiện và xử lý 3 dự án có dấu hiệu vi phạm về đấu thầu và sử dụng vốn
1.2.1.2 Kinh nghiệm của huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc)
Huyện Bình Xuyên đã có những thành công nỗi bat trong phát triển hạ tầng công nghiệp và quản lý các dự án đầu tư XDCB Một số kinh nghiệm cụ thể của huyện như Sau:
- Xây dựng kế hoạch đầu tư: huyện đã xây dựng kế hoạch đầu tư với trọng tâm
là phát triển hạ tầng khu công nghiệp và giao thông, đặc biệt là các dự án kết nối các khu công nghiệp với quốc lộ 2 và cao tốc Nội Bài - Lào Cai Trong giai đoạn 2021-
Trang 2918
2024, huyện đã đầu tư 1.500 tý đồng vào các dự án đường giao thông, thúc đầy thu
hút đầu tư vào các khu công nghiệp Bình Xuyên 1 và 2, đóng góp vào sự phát triển
bền vững của huyện
- Phân bổ nguồn vốn đầu tư: huyện ưu tiên phân bổ nguồn vốn cho các dự án hạ
tầng giao thông trọng điểm, nhằm đảm bảo kết nối liên hoàn giữa các khu công nghiệp
và các tuyến đường quốc lộ, tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát triển công nghiệp địa phương
- Tham định dự án: huyện đã thực hiện thâm định nghiêm ngặt các dự án phát
triển hạ tầng công nghiệp, đảm bảo sự minh bạch và khả thi của từng dự án Dự án
cải tạo tuyến đường quốc lộ 2C có tông mức đầu tư 500 tỷ đồng đã được thâm định
và phê duyệt, góp phần giảm tải cho hệ thống giao thông khu vực, nâng cao hiệu quả
vận chuyên hàng hóa và kết nối với các khu công nghiệp
- Đấu thầu: huyện áp dụng quy trình đấu thầu theo Nghị định 63/2014/NĐ-CP
để lựa chọn nhà thầu uy tín, đảm bảo chất lượng công trình Dự án xây dựng nhà máy
xử lý nước thải tại Khu công nghiệp Bình Xuyên 1 đã được đấu thầu công khai, giúp tiết kiệm được 4 tỷ đồng so với giá thầu ban đầu, đồng thời bảo đảm chất lượng và tiến độ thi công
- Giải phóng mặt bằng và thi công xây dựng: huyện thực hiện công tác giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, đảm bảo không làm gián đoạn các dự án hạ tầng trọng điểm
Dự án Khu công nghiệp Bình Xuyên 2 đã hoàn thành công tác giải phóng mặt bằng trong vòng 12 tháng, tạo điều kiện thuận lợi cho các nhà đầu tư vào khu công nghiệp, góp phan nang cao hiệu quá kinh tế của vùng
- Giải ngân và quyết toán dự án hoàn thành: Huyện Bình Xuyên thực hiện giải
ngân đúng quy trình và quyết toán dự án hoàn thành theo các quy định hiện hành Dự
án đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua Bình Xuyên đã giải ngân được 2.000 tỷ đồng trong năm 2023, đảm bảo tiến độ và hiệu quả sử dụng vốn đầu tư công
- Thanh tra, kiểm tra: Huyện thực hiện thanh tra các dự án đầu tư định kỳ và đột xuất, nhằm phát hiện và xử lý kịp thời các sai phạm Trong năm 2022, huyện đã thanh tra 6 dự án đầu tư công, phát hiện các vi phạm liên quan đến việc sử dụng vốn không đúng mục đích trong một số dự án nhỏ
1.2.2 Bài học kinh nghiệm cho huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Từ các kinh nghiệm quý báu của huyện Kỳ Anh (Hà 7?nh) và huyện Bình Xuyên (Vĩnh Phúc), huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên có thé rat ra một số bài học quan trọng
để áp dụng vào quản lý các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN như sau:
Trang 3019
- Xây dựng kế hoạch đầu tư rõ ràng và khả thi: Cần xây dựng kế hoạch đầu tư
cụ thể, chỉ tiết với các mục tiêu rõ ràng và thời gian thực hiện hợp lý xác định rõ các công trình trọng điểm giúp phát triển kinh tế - xã hội địa phương Kế hoạch phải được
điều chỉnh linh hoạt theo tình hình thực tế để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả của các dự án đầu tư XDCB, tránh tình trạng chậm tiến độ, thiếu nguồn lực
- Phân bổ nguồn vốn hiệu quả và ưu tiên: Việc phân bổ nguồn vốn NSNN can phải hợp lý, ưu tiên cho các dự án có tính bức thiết cao, góp phần thúc đầy phát triển kinh tế xã hội Ưu tiên các công trình hạ tầng thiết yếu, như đường giao thông nông thôn, trường học và bệnh viện, dé nâng cao chất lượng sống cho cộng đồng
- Thẩm định và đánh giá dự án nghiêm ngặt: Cần thâm định kỹ lưỡng các dự án
trước khi triển khai, đảm bảo tính khả thi về mặt tài chính, kỹ thuật và xã hội Áp
dụng quy trình thâm định chặt chẽ hơn, không chỉ để xác minh tính khả thi mà còn
dé kiểm soát hiệu quả sử dụng vốn NSNN trong suốt quá trình thực hiện dự án
- Đấu thầu công khai và minh bạch: Duy trì quy trình đấu thầu công khai, đảm bảo các nhà thầu có đủ năng lực và kinh nghiệm để thực hiện công trình đúng tiến độ
và chất lượng Bên cạnh đó, huyện cũng cần theo dõi sát sao các quy trình đấu thầu
để tránh sai phạm, gian lận và rủi ro về mặt pháp lý và tài chính
- Giải phóng mặt bằng hiệu quả và đúng tiến độ: Cần xây dựng phương án GPMB hợp lý, đảm bảo đền bù thỏa đáng cho người dân, giúp giảm thiêu các vướng mắc và tranh chấp trong quá trình thực hiện dự án Tiến độ GPMB cần được theo dõi
sát sao để đảm bảo không ảnh hưởng đến tiến độ thi công
- Giải ngân và quyết toán vốn đúng tiến độ: Công tác giải ngân vốn cần được thực hiện đúng quy trình và theo đúng tiến độ để đảm bảo việc thi công không bị gián đoạn Quyết toán vốn cần được thực hiện minh bạch, đúng thời hạn và theo đúng quy định của Nhà nước
- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát: Công tác thanh tra, kiểm tra định kỳ và đột xuất là rất quan trọng để đảm bảo các dự án được thực hiện đúng
theo kế hoạch và đảm bảo chất lượng Cần có cơ chế giám sát rõ ràng và sự tham gia
của cộng đồng trong quá trình này đề tránh sai phạm và đảm bảo tính minh bạch trong quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
1.3 CƠ SỞ PHÁP LÝ
Liên quan đến cơ sở pháp lý về quản lý dự án đầu tư XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN ở Việt Nam nói chung và tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên nói riêng, có các văn bản pháp lý như sau:
Trang 3120
1.3.1 Văn bản quản lý của các cơ quan nhà nước
Hệ thống văn bản pháp luật về quản lý dự án đầu tr XDCB sử dụng nguồn vốn NSNN ở cấp Trung ương, có các hệ thống văn bản pháp lý như sau:
Luật
- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13: Quy định về lập, phê duyệt và tổ chức thực
hiện dự án đầu tư xây dựng, bao gồm yêu cầu về xây dựng kế hoạch đầu tư của địa
phương Luật này đặt ra các tiêu chí và quy trình cần thiết để đảm bảo các dự án được thực hiện đúng quy định
- Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13: Đưa ra các quy định chỉ tiết về quản lý
và sử dụng nguồn vốn NSNN cho các dự án đầu tư xây dựng, quy định rõ trách nhiệm
của các cơ quan nhà nước trong việc lập và triển khai kế hoạch đầu tư công
- Luật Đấu thầu số 43/201 3/QH13: Quy định các thủ tục đấu thầu nhằm đảm bảo tính công khai, minh bạch và cạnh tranh trong việc lựa chọn nhà thầu cho các dự án xây dựng, điều này rất quan trọng trong việc quản lý đầu tư XDCB
Nghị định
- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP: Quy định chỉ tiết về quản lý dự án đầu tư xây
dựng, bao gồm các bước từ lập dự án đến tổ chức thực hiện và nghiệm thu công trình Nghị định này có tác động trực tiếp đến việc quản lý và thực hiện các dự án xây dựng
sử dụng vốn NSNN
- Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định chỉ tiết một số nội dung về quản lý chất
lượng công trình xây dựng, thi công xây dựng công trình xây dựng
- Nghị định số 99/2021/NĐ-CP: Quy định về quản lý, thanh toán và quyết toán
dự án sử dụng vốn đầu tư công, xác định quy trình thanh toán và quyết toán để đảm
bao tinh minh bạch trong việc sử dụng nguồn vốn công
Thong tw
- Thông tư số 02/2023/TT-BXD: Hướng dẫn các nội dung về hợp đồng xây dựng,
cụ thê hóa các quy định trong luật và nghị định dé giúp các bên liên quan hiểu rõ hơn
về quyền và nghĩa vụ của mình trong quá trình thực hiện dự án
- Thông tư số 10/2021/TT-BXD: Hướng dẫn thi hành các nghị định liên quan đến quản lý chất lượng, thi công xây dựng và bảo trì công trình, cung cấp hướng dẫn
cụ thể cho các chủ đầu tư và nhà thầu
Quyết định
- Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg: Quy định về quản lý và sử dụng vốn đầu tư công, xác định nguyên tắc, tiêu chí và quy trình cho việc lập và thực hiện kế hoạch
Trang 3221
dau tu cong
- Quyét dinh sé 107/QD-TTg: Quy dinh về cơ chế quản lý dự án đầu tư xây dựng
sử dụng vốn NSNN, trong đó xác định rõ trách nhiệm của các cơ quan liên quan trong
việc triển khai và giám sát các dự án
1.3.2 Văn bản quản lý của địa phương
Dưới đây là danh sách các van ban quan ly, chỉ đạo của địa phương về đầu tư XDCB do cơ quan quản lý các cấp huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên ban hành, kèm theo nội dung liên quan ở các điều khoản:
Bảng 1.2: Văn bản quản lý của địa phương
STT Văn bản Số, quyết định Nội dung
Điều 3: Quy định về trách nhiệm lập
Quy định lập kế | 73/QĐ-UBND | kế hoạch đầu tư, yêu cầu các cơ quan,
1 hoạch đầu tư ngày đơn vị phải xây dựng kế hoạch đầu tư
XDCB 15/03/2022 | dựa trên nhu cầu thực tế và dự báo phát
triển KT-XH của huyện
- Điêu 2: Xác định rõ trách nhiệm của các phòng ban trong việc thực hiện công tác giải phóng mặt bằng, bao
Quy định quy 157/QĐ- gồm việc lập hồ sơ bồi thường, hỗ tro,
2 trinh GPMB UBND ngay | và điệu chỉnh quy hoạch sử dụng đât
22/06/2022 |- Điêu 5: Đê cập đên quy trình và thủ
tục bồi thường, yêu cầu phải đảm bảo quyền lợi hợp pháp của người dân bị ảnh hưởng bởi dự án
Điều 4: Quy định về trách nhiệm của
Quy định kiêm | 92/QĐ-UBND | các đơn vị trong việc thực hiện kiếm
3 tra, giám sát dự ngày tra và giám sát, đảm bảo việc sử dụng
án đầu tư 10/04/2023 | nguồn vốn NSNN đúng mục đích và
hiệu quả
Điều 1: Chi đạo các phòng ban, don vi
Chỉ thị về tăng | 05/CT-UBND | lién quan về việc tăng cường quản lý
4 cường quản lý ngày và đây nhanh tiến độ thực hiện các dự
dự án 01/01/2023 | án đầu tư XDCB, đảm bảo tiến độ và
chất lượng công trình
(Nguôn: UBND huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên)
Trang 3322
PHAN 2: NOI DUNG DE AN
2.1 KHAI QUAT VE HUYỆN TIÊN LỮ VÀ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ XÂY
DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUÒN VÓN NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN
TIÊN LỮ, TỈNH HƯNG YÊN
2.1.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Huyện Tiên Lữ, với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu và thổ nhưỡng phong phú, cùng sự phát triển mạnh mẽ của các ngành kinh tế chủ yếu, đã tạo ra tiềm năng lớn cho việc triển khai các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN Những đặc điểm
này không chỉ hỗ trợ sự phát triển cơ sở hạ tầng mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến chat
lượng và hiệu quả của các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN
2.1.1.1 Đặc điểm tự nhiên
Huyện KIM ĐỘNG
THAI BINH
Hình 2.1: Vị trí địa lý huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
(Nguôn: Website Đảng bộ huyện Tiên Lữ) Huyện Tiên Lữ nằm ở phía nam tỉnh Hưng Yên, có diện tích 78,57 km2 và dân
số 94.673 người (2023), mật độ dân số là 1.191 người/km? Huyện tiếp giáp với nhiều
khu vực trong và ngoài tỉnh, cụ thể:
- Phía Đông giáp huyện Phù Cừ;
- Phía Tây giáp thành phố Hưng Yên và huyện Kim Động;
- Phía Nam giáp huyện Hưng Hà, tỉnh Thái Bình;
- Phía Bắc giáp huyện Ân Thi
Khí hậu huyện Tiên Lữ thuộc vùng nhiệt đới âm gió mùa, có đủ bốn mùa xuân,
Trang 3423
hạ, thu, đông Nhiệt độ trung bình hàng năm khoảng 23°C, lượng mưa dao động từ
1.000ml đến 1.700ml Mặc dù có nhiều tiềm năng thiên nhiên thuận lợi cho phát triển
nông nghiệp như địa hình, thổ nhưỡng tốt và nguồn nước phong phú, nhưng cũng đối mặt với thiên tai khắc nghiệt như hạn hán, bão lụt, gió tây và sương muối, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và cuộc sống của người dân
2.1.1.2 Đặc điễm kinh tế
Huyện Tiên Lữ có nền kinh tế phát triển với cơ cấu kinh tế đa dạng Các ngành chính bao gồm nông nghiệp, công nghiệp, xây dựng và thương mại, dịch vụ, với tổng giá trị sản xuất của huyện đạt 10.643 tỷ đồng trong năm 2023
Bang 2.1: Tình hình tăng trướng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế huyện Tiên Lữ
Đơn vị tính: Tỷ đồng
Ghi chi: GT (gia tri)
(Nguôn: Phòng Tài Chính - Kế Hoạch huyện Tiên Lit)
- Về nông nghiệp, thủy sản: Huyện Tiên Lữ là vùng trũng với nhiều tiềm năng phát triển nông nghiệp Sản xuất nông nghiệp, thủy sản năm 2023 đạt 1.269 tỷ đồng,
tăng trưởng 2,9% so với năm 2022 Nông nghiệp đóng vai trò vững chắc trong nền
kinh tế huyện, với các sản phẩm cây trồng và thủy sản có giá trị kinh tế cao
- Về công nghiệp, xây dựng: Dù gặp khó khăn do thị trường xuất khâu bị thu
hẹp và chi phí nguyên vật liệu tăng, nhưng ngành công nghiệp và xây dựng vẫn duy trì được đà tăng trưởng Giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.095 tỷ đồng, tăng 4,48%, trong khi ngành xây dựng đạt 1.332 tỷ đồng, tăng 8,35%
- Về thương mại, dịch vụ: Ngành thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển mạnh mẽ với giá trị sản xuất năm 2023 đạt 4.947 tỷ đồng, tăng 11,8% so với năm trước Cơ sở
Trang 3524
vật chat va dich vụ tiêu dùng cũng được cải thiện đáng kê, với su phát triển của các
cơ sở kinh doanh bán lẻ và tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phâm
2.1.1.3 Đặc điểm xã hội
- Về giáo dục: Huyện Tiên Lữ có 48 cơ sở giáo dục với tổng cộng 782 lớp học phục vụ 24.973 học sinh Tổng mức đầu tư hàng năm cho giáo dục vào khoảng 70 -
80 tỷ đồng, với sự chú trọng vào nâng cấp cơ sở vật chất và trang thiết bị
- Về y té: Hién, toan huyện có 52 bác sĩ và I5 trạm y tế xã, thị trấn với bác sĩ trực tiếp làm việc Hệ thống y tế được đầu tư nâng cấp, với tỷ lệ dân số sử dụng nước hợp vệ sinh đạt 91,8%
- Về dân tộc, tôn giáo: Huyện có một cộng đồng dân tộc đa dạng với các chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiêu số, như cấp thẻ bảo hiểm y tế và hỗ trợ nước sinh
hoạt Về tôn giáo, huyện có ba tôn giáo lớn: Phật giáo, Công giáo và Tin lành, với
tình hình tôn giáo ồn định, không có vụ việc phức tạp
2.1.2 Khái quát các dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Trong thời gian qua, công tác quan ly dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên đã được thực hiện nghiêm ngặt và tuân thủ chặt chẽ theo các văn bản pháp luật trong đầu tư xây dựng, hoạt động XDCB Công tác quản lý dự án đầu tư XDCB đã diễn ra theo đúng quy trình chuẩn bị, thực hiện và quản lý dự án đề ra, đảm bảo được chất lượng và tiến độ của từng công việc trong từng giai đoạn dự án Đã góp phần không nhỏ trong việc hoàn thiện xây dựng hệ
thống hạ tang kỹ thuật, nhiều công trình xây dựng có quy mô được hình thành làm
thay đổi diện mạo cho tỉnh nhà
Bảng 2.2: Dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại
huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Đơn vị tính: Dự án
Trang 36
25
Theo số liệu bang 2.2 Giai doan 2021 -2023, UBND huyén Tién Lit da ra quyết định chủ trương đầu tư 135 dự án đầu tư xây dựng công trình cơ bản bằng nguồn vốn
NSNN Các dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN huyện Tiên Lữ chủ yếu thực
hiện các dự án nhóm C Các dự án này thường có quy mô nhỏ, đơn giản, thường được
bố trí vốn kịp thời đề triển khai thực hiện Trong giai đoạn từ năm 2021 - 2023, NSNN
bố trí cho các dự án đầu tư XDCB tắt ít nên số lượng các công trình phê duyệt mới
không nhiều Việc tổ chức thực hiện dự án từ giai đoạn chuẩn bị đầu tư, thực hiện đầu tư đến hoàn thành dự án đưa vào khai thác sử dụng đã được thực hiện nhịp nhàng, bài bản theo quy định của nhà nước về quản lý đầu tư, xây dựng Các công trình cơ bản đảm bảo chất lượng, chi phí và tiến độ, đã phát hiện nhiều sai sót của bản vẽ thiết
kế thi công, lập dự toán sai khối lượng, sai chế độ chính sách, kịp thời điều chỉnh,
góp phần tiết kiệm cho NSNN Giữa các đơn vị chức năng đã có sự liên kết chặt chẽ,
sự phân công, phân nhiệm rõ ràng, rành mạch tạo điều kiện quản lý dự án được tốt hơn
2.1.3 Các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên
Trong giai đoạn 2021-2023, quản lý dự án đầu tr XDCB từ nguồn vốn NSNN
tại huyện Tiên Lữ chịu ảnh hưởng từ nhiều yếu tố môi trường khác nhau Các yếu tố này bao gồm môi trường kinh tế, chính trị, pháp luật và xã hội, mỗi yếu tố đều góp phần tạo nên bức tranh tổng thể về khả năng triển khai và quản lý các dự án xây dựng
2.1.3.1 Môi trường kinh tễ
Sự phát triển kinh tế tại huyện Tiên Lữ trong giai đoạn 2021-2023 đã có những
tiến bộ, nhưng vẫn gặp phải không ít thách thức, đặc biệt trong việc thu hút đầu tư và nguồn vốn Nền kinh tế địa phương chủ yếu dựa vào nông nghiệp, trong khi các ngành
công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh mẽ, ảnh hưởng đến khả năng huy động nguồn lực để đầu tư cho các dự án xây dựng Sự thiếu hụt vốn đầu tư và các nguồn lực tài chính là một yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến tiến độ và chất lượng quản lý các dự án XDCB từ NSNN
2.1.3.2 Môi trường chính trị
Chính trị 6n định là một yếu tố quan trọng đảm bảo việc quản lý dự án diễn ra thuận lợi Trong giai đoạn này, sự hỗ trợ của các cơ quan chính quyền địa phương đóng vai trò quyết định trong việc triển khai các chính sách liên quan đến XDCB Sự chỉ đạo sát sao của chính quyên tỉnh và huyện trong việc phan bé nguồn lực, giám sát quá trình thực hiện dự án đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý Tuy nhiên, đôi khi
Trang 3726
cũng xuất hiện sự chồng chéo trong quản lý và điều hành giữa các cấp lãnh đạo, làm tăng tính phức tạp cho việc thực hiện dự án
2.1.3.3 Môi trường luật pháp
Khung pháp lý về đầu tư XDCB đã có nhiều cải tiến trong những năm gần đây,
song van con những vướng mắc, đặc biệt trong việc thực hiện các quy định về đầu tư công, đấu thầu và giải phóng mặt bằng Các quy định pháp lý có sự thay đổi liên tục
và chưa đồng bộ giữa các cấp khiến cho việc quản lý dự án tại Tiên Lữ gặp khó khăn trong việc tuân thủ và thích nghi với các quy định mới Bên cạnh đó, một số vấn đề pháp lý liên quan đến việc giải ngân nguồn vốn và quyết toán các công trình vẫn chưa được giải quyết triệt đề
2.1.3.4 Môi trường xã hội
Nhận thức và thái độ của người dân đóng vai trò quan trọng trong quá trình quản
lý các dự án XDCPB tại huyện Tiên Lữ Sự đồng thuận và ủng hộ từ phía cộng đồng
là yếu tố quyết định giúp các dự án được triển khai thuận lợi, đặc biệt trong các khâu như GPMB và thực hiện công trình Khi người dân hiểu rõ lợi ích mà dự án mang lại,
họ sẽ tích cực tham gia và hỗ trợ, từ đó giảm thiểu những trở ngại trong quá trình
thực hiện
Tuy nhiên, vẫn có một số khu vực trong huyện mà người dân chưa nhận thức đầy đủ về lợi ích của các dự án XDCB Sự thiếu thông tin và minh bạch có thể dẫn đến tâm lý hoài nghi hoặc phản đối từ cộng đồng, gây chậm trễ trong công tác GPMB
Những chậm trễ này không chỉ ảnh hưởng đến tiến độ của dự án mà còn có thé lam gia tăng chi phi va gây khó khăn trong việc duy trì mối quan hệ tốt với người dan
2.2 THUC TRANG QUAN LY DU AN DAU TU XAY DỰNG CƠ BẢN TỪ NGUON VON NGAN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI HUYỆN TIÊN LỮ, TỈNH
HƯNG YÊN GIAI DOAN 2021-2023
2.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý dự án đầu tư xây dựng cơ bản từ nguồn vốn ngân sách nhà nước
Hiện nay, bộ máy quản lý dự án đầu tư XDCB từ nguồn vốn NSNN tại huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, được tổ chức theo Luật Xây dựng 2014 và Nghị định 15/2021/NĐ-CP Bộ máy này có mối quan hệ chặt chẽ với các cơ quan cấp trên tỉnh
và trung ương) Sự phối hợp này đảm bảo tính thống nhất và hiệu quả trong quản lý,
từ việc lập quy hoạch, phân bổ vốn đến giám sát, thâm định và phê duyệt dự án:
- Các bộ, ngành trung ương: Đối với các dự án có quy mô lớn hoặc quan trọng với sự tham gia của nguồn vốn từ trung ương, các cơ quan như Bộ Xây dựng, Bộ Kế
Trang 3827
hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính sẽ tham gia vào việc kiểm tra, giám sát và hướng dẫn UBND tỉnh và huyện trong quá trình triển khai thực hiện dự án Những dự án này thường phải tuân thủ các tiêu chuẩn và quy định chung của nhà nước, đồng thời được kiểm soát chặt chẽ từ cơ quan trung ương để đảm bảo hiệu quả sử dụng vốn
- UBND tỉnh Hưng Yên: Là cơ quan cấp trên trực tiếp của UBND huyện Tiên
Lữ, UBND tỉnh chịu trách nhiệm chỉ đạo, giám sát và phân cấp quản lý dự án cho các huyện, bao gồm huyện Tiên Lữ UBND tỉnh phê duyệt các dự án có quy mô lớn, phân
bổ ngân sách từ nguồn vốn của tỉnh hoặc từ trung ương về cho các địa phương Bên cạnh đó, UBND tỉnh cũng tham gia kiểm tra, giám sát tiến độ thực hiện dự án của các
huyện thông qua các sở, ban ngành chuyên môn trực thuộc
- Sở Xây dựng tỉnh Hưng Yên: Là cơ quan chuyên môn thuộc UBND tỉnh, Sở Xây dựng có nhiệm vụ hướng dẫn kỹ thuật, thẩm định và quản lý chất lượng các dự
án xây dựng trên địa bàn huyện Tiên Lữ Sở này tham gia vào quy trình phê duyệt
các dự án lớn và cung cấp hướng dẫn chuyên môn cho các cấp chính quyền huyện
trong quá trình triển khai dự án
Các bộ, ngành Trung ương
UBND tỉnh Hưng Yên
Sở Xây dựng tỉnh Sở Kế hoạch và Đầu Kho bạc Nhà nước
HDND huyện Tiên Lữ
| Tài chính - Kế hoạch
(Chủ đầu tư) huyện Tiên Lữ J
Hình 2.2: Bộ máy tổ chức quản lý dự án đầu tư XDCB từ NSNN
(Nguôn: Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tiên Lữ)
Trang 3928
- Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên: Đơn vị tham mưu cho UBND tỉnh trong việc lập kế hoạch phân bổ vốn đầu tư và thâm định các dự án trước khi được
phê duyệt Sở Kế hoạch và Đầu tư phối hợp chặt chẽ với UBND huyện Tiên Lữ để
đánh giá mức độ ưu tiên của các dự án và đảm bảo phân bổ ngân sách hợp lý
- Kho bạc Nhà nước tỉnh Hưng Yên: Đơn vị quản lý và kiểm soát nguồn vốn
ngân sách đầu tư từ cấp tỉnh Kho bạc tỉnh phối hợp với Kho bạc Nhà nước huyện Tiên Lữ để giải ngân vốn đầu tư đúng quy định, giám sát việc sử dụng vốn theo kế hoạch đã được phê duyệt
- HĐND huyện Tiên Lữ là cơ quan quyền lực nhà nước cấp huyện (tỉnh), quyết định các vấn đề quan trọng của huyện, phê duyệt dự toán ngân sách và phương án phân bổ dự toán ngân sách cấp huyện, trong đó danh mục các dự án đầu tư và kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản; phê duyệt quyết toán ngân sách do UBND huyện trình; thực hiện giám sát quá trình thực hiện dự toán ngân sách, quá trình thực hiện các dự
án, các công trình thuộc phạm vi quản lý
- UBND huyện Tiên Lữ là cơ quan hành pháp cấp huyện (tỉnh) vừa đóng vai trò
là chủ thê quyết định đầu tư (cơ quan chủ quản đầu tư) vừa là chủ đầu tư các dự án
thuộc phạm vi UBND tỉnh Hưng Yên phân cấp quản lý UBND huyện Tiên Lữ có nhiệm vụ thực hiện việc tổng hợp và phan bé dy toán ngân sách cấp huyện cho các
cơ quan, đơn vị trực thuộc và các xã, thị trấn; quyết định phê duyệt dự án đầu tư, kế hoạch đấu thầu, kết quả đấu thầu, phê duyệt quyết toán vốn đầu tư dự án do UBND
huyện quyết định
- Phòng Tài chính - Kế hoạch và Kho bạc nhà nước huyện Tiên Lữ là 2 đơn vị tham gia vào công tác quản lý vốn NSNN trong đầu tư XDCB Trong đó, Phòng Tài chính - Kế hoạch thực hiện chức năng thâm định dự toán vốn đầu tư XDCB; tham mưu cho UBND huyện trong việc lập dự toán chi đầu tư XDCB từ NSNN trình HĐND huyện phê duyệt; tham mưu cho UBND huyện trong việc tông hợp, thẩm định báo cáo quyết toán chi đầu tư XDCB từ NSNN do Ban Quản lý dự án đầu tư xây
dựng trình thầm định đề trình HĐND huyện phê duyệt Riêng đối với Kho bạc nhà nước huyện Tiên Lữ thực hiện chức năng kiểm soát chi đầu tư XDCB từ NSNN trên
địa bàn huyện
- Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng huyện Tiên Lữ là một trong những bộ phận
có vai trò quan trọng trong cơ cấu tô chức bộ máy quản lý dự án đầu tư XDCB từ NSNN tại huyện Tiên Lữ Đây là đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND huyện Tiên Lữ,
có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng: có nhiệm vụ tham mưu, giúp