1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Dạy kiểu câu "Ai làm gì?", "Ai thế nào?" cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Quán Toan Hồng Bàng, Hải Phòng

107 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Dạy kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Quán Toan Hồng Bàng, Hải Phòng
Tác giả Lê Thị Hiền
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Thị Thuận
Trường học Trường Đại học Hải Phòng
Chuyên ngành Giáo dục học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2018
Thành phố Hải Phòng
Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 2,4 MB

Nội dung

Để tìm hiểu sâu hơn, bao quát hơn về thực trạng dạy học câu trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3, người viết đã lựa chọn Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được công

bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào Tôi xin chịu trách nhiệm về lời cam đoan này

Hải Phòng, ngày 15 tháng 9 năm 2018

Tác giả

Lê Thị Hiền

Trang 3

Tôi xin trân trọng cảm ơn Phòng Quản lí đào tạo sau đại học - Trường Đại học Hải Phòng đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu Cuối cùng, xin gửi lời cảm ơn chân thành tới gia đình, bạn bè, đồng nghiệp và các bạn học viên lớp Cao học Giáo dục Tiểu học K2, luôn động viên, chia sẻ, giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thiện luận văn này

Hải Phòng, ngày 15 tháng 9 năm 2018

Tác giả

Lê Thị Hiền

Trang 4

MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN ……… i

LỜI CẢM ƠN……… ii

MỤC LỤC………iii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT v

DANH MỤC CÁC BẢNG……… vi

MỞ ĐẦU……….1

1 Lí do chọn đề tài ……….1

2 Lịch sử vấn đề……… 3

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu……… 5

4 Mục đích nghiên cứu……… .5

5 Nhiệm vụ nghiên cứu.……… 6

6 Phương pháp nghiên cứu……… 6

7 Đóng góp của luận văn……… 7

8 Bố cục của luận văn……… 7

Chương 1 Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài……… 8

1.1 Cơ sở lí luận 8

1.1.1 Khái niệm câu………8

1.1.2 Khái niệm câu kể……… … 9

1.1.3 Câu kể: “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”……… … 9

1.1.4 Đặc điểm tâm lý và đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 3…… … 11

1.2 Cơ sở thực tiễn……….13

1.2.1 Nội dung chương trình dạy 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh Tiểu học……… 13

1.2.2 Thực trạng của việc dạy học 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng…20 1.3 Tiểu kết chương 1……… ……… 30

Chương 2 Biện pháp dạy kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng…… 32

2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp 32

2.1.1 Bám sát mục tiêu nội dung chương trình dạy học tiếng Việt ở Tiểu học……… 32

Trang 5

2.1.2 Nguyên tắc gắn liền lí thuyết với thực hành 32

2.1.3 Nguyên tắc phát huy tính tích cực của học sinh 33

2.2 Một số biện pháp dạy kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng 34

2.2.1 Phối hợp và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để tổ chức dạy học hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” 34

2.2.2 Đề xuất bổ sung một số dạng bài tập về haikiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng 46

2.3 Tiểu kết chương 2 61

Chương 3 Thực nghiệm sư phạm……… 63

3.1 Mục đích thực nghiệm 63

3.2 Đối tượng, địa bàn, thời gian thực nghiệm 63

3.3 Nội dung tổ chức thực nghiệm 64

3.4 Tiêu chí đánh giá kết quả thực nghiệm 64

3.4.1 Đánh giá về mặt định lượng 65

3.4.2 Đánh giá về mặt định tính 65

3.5 Tổ chức thực nghiệm 65

3.5.1 Chuẩn bị thực nghiệm 65

3.5.2 Tiến hành thực nghiệm 66

3.6 Phân tích kết quả thực nghiệm 67

3.6.1 Kết quả học tập 67

3.6.2 Về mức độ rèn luyện kỹ năng 68

3.6.3 Về hứng thú học tập của học sinh 69

3.6.4 Về sự chú ý của học sinh……… 70

3.7 Nhận xét chung……….………72

3.8 Tiểu kết chương 3……….………73

KẾT LUẬN 74

TÀI LIỆU THAM KHẢO….………….…… ……… 76

PHẦN PHỤ LỤC ……… ……… 80

Trang 7

13

nào?” trong chương trình sách giáo khoa hiện hành lớp 3

15

nào?” trong chương trình sách giáo khoa hiện hành lớp 4

16

làm gì?”, “Ai thế nào?” của giáo viên Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng

22

“Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” của học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng

27

Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng

về hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”

29

nghiệm

69

Trang 8

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài

1.1 Trong công cuộc đổi mới hiện nay của nước ta, mục tiêu đào tạo

nguồn nhân lực có trình độ, năng lực, sáng tạo có khả năng thích nghi với xu thế toàn cầu hóa là một trong những mục tiêu quan trọng nhất Ngày nay với

sự phát triển nhanh chóng của thế giới đòi hỏi con người phải năng động, nhạy bén và có khả năng thích nghi cao Do vậy giáo dục có vai trò vô cùng quan trọng, đặc biệt là giáo dục Tiểu học - nơi đặt những viên gạch tri thức đầu tiên

Tiếng Việt là môn học quan trọng trong nhà trường phổ thông, nó góp phần thực hiện những mục tiêu giáo dục đã đề ra trong việc đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện Môn Tiếng Việt ở trường Tiểu học nhằm hình thành và phát triển ở học sinh cả bốn kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi Việc dạy và học tiếng Việt góp phần rèn luyện các thao tác tư duy, rèn luyện

kĩ năng sử dụng tiếng Việt và năng lực hoạt động ngôn ngữ Môn Tiếng Việt cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về xã hội, tự nhiên, con người, văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài Môn Tiếng Việt còn bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành ý thức giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần rèn luyện nhân cách con người Việt Nam

Trong các phân môn của Tiếng Việt, Luyện từ và câu có một vị trí đặc biệt Phân môn Luyện từ và câu trong chương trình Tiểu học rất chú trọng đến

việc rèn câu Câu là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ Câu chứa đựng một nội dung thông báo, thể hiện một ý tương đối trọn vẹn, hoặc phản ánh hiện thực, tư tưởng thái độ, tình cảm…của các nhân vật giao tiếp Câu là kết hợp tự do của những đơn vị có sẵn (từ, cụm từ cố định) hoặc của những đơn vị không có sẵn (các kiểu cụm từ tự do) Với mục đích bồi dưỡng cho học sinh thói quen dùng từ đúng, nói - viết thành câu, có thói quen sử

Trang 9

dụng tiếng Việt có văn hóa trong giao tiếp, rèn luyện phát triển tư duy, bồi dưỡng tình cảm tốt đẹp cho học sinh nên việc hướng dẫn cho học sinh nói đúng mục đích, đúng kiểu câu, trong từng văn cảnh giao tiếp cụ thể là điều vô cùng quan trọng và cần thiết

1.2 Ở trường Tiểu học, học sinh được làm quen với kiểu câu phân loại

theo mục đích nói, trong đó quan trọng hơn cả là được làm quen với kiểu câu

kể (còn gọi là câu trần thuật) Câu kể là câu nhằm mục đích kể, tả hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc hoặc dùng để nói lên ý kiến hoặc tâm tư của mỗi

người Câu kể có các cấu trúc: “Ai là gì?”, “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” Đây

là 3 kiểu câu cơ bản, có vai trò quan trọng trong giao tiếp hằng ngày của các

em Trong 3 kiểu câu này thì 2 kiểu câu: “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” là 2

kiểu câu học sinh Tiểu học rất dễ nhầm lẫn Thực tế cho thấy giáo viên còn gặp nhiều khó khăn khi dạy học 2 kiểu câu này

1.3 Mặt khác, lớp 3 là lớp học cuối của giai đoạn đầu bậc Tiểu học Ở

lớp này, các em đã quen với hoạt động chủ đạo là học tập Những kiến thức khoa học và kĩ năng giao tiếp của học sinh đang dần được hoàn thiện Các em quen dần với kênh chữ nhiều hơn, có kiến thức và lượng ngôn từ phong phú hơn học sinh lớp 1, lớp 2 Hơn nữa, ở lớp học này, các em đã được làm quen với cấu tạo cơ bản của các kiểu câu kể Tuy nhiên việc viết thành đoạn văn có

sử dụng 2 kiểu câu “Ai làm gì?’, “Ai thế nào?” và xác định các bộ phận của

câu theo mẫu câu nào không phải là việc dễ đối với học sinh lớp 3

1.4 Để tìm hiểu sâu hơn, bao quát hơn về thực trạng dạy học câu trong

phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 3, người viết đã lựa chọn Trường

Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng làm đối tượng khảo sát cụ thể để nghiên cứu, vì đây là nơingười viết đang công tác và giảng dạy nên có điều kiện hiểu biết sâu sắc đặc điểm của trường và đặc điểm dạy học câu cho học sinh lớp3.Mặt khác qua thực tế giảng dạy và sinh hoạt chuyên môn, chúng tôi thấy một số giáo viên chưa thực sự quan tâm đến hình thức tổ chức, cách thức

truyền đạt, phương pháp giảng dạy 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”

trong các tiết học Việc dạy học này đôi khi vẫn còn mang nặng tính hình

Trang 10

thức Bên cạnh đó học sinh còn thụ động tiếp thu kiến thức, còn nhầm lẫn

giữa hai kiểu câu Do đó, việc tìm ra biện pháp dạy 2 kiểu câu: “Ai làm gì?”,

“Ai thế nào?” để học sinh không bị nhầm lẫn, biết sử dụng thành thạo 2 kiểu

câu này trong viết văn và giao tiếp vẫn là một việc làm cần thiết

Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi đã lựa chọn đề tài “Dạy kiểu

câu Ai làm gì?,Ai thế nào? cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng”làm đối tượng nghiên cứu của đề tài Hi vọng rằng

đề tài này sẽ góp phần cụ thể hóa cách thức, phương pháp dạy học về 2 kiểu

câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3 nói riêng cũng như cho

học sinh Tiểu học nói chung

2 Lịch sử vấn đề

Ở Việt Nam, việc nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt, đặc biệt là nghiên cứu về các kiểu câu phân loại theo mục đích nói đã có được những thành tựu đáng kể ở nửa sau thế kỉ XX và những năm đầu thế kỉ XXI

Trong tài liệu “Dạy và học môn Tiếng Việt ở Tiểu học theo chương

trình đổi mới”, NXB Giáo dục [36] tác giả Nguyễn Trí đã chỉ rõ tầm quan

trọng của phân môn Luyện từ và câu trong môn Tiếng Việt là dạy cho học sinh nắm vững ngữ pháp, các cấu tạo của từ, câu Đặc biệt trong “Tài liệu bồi

dưỡng giáo viên”, NXB Đại học Sư phạm Hà Nội [7] và trong tài liệu “Hỏi đáp về dạy học Tiếng Việt”, do tác giả Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên),

(2006), NXB Giáo dục [30] đã trình bày rất rõ quan điểm, mục tiêu biên soạn

sách giáo khoa Tiếng Việt trong phân môn Luyện từ và câu cho lớp 3 với

quan điểm dạy cho học sinh biết sử dụng tiếng Việt làm công cụ giao tiếp và học tập

Trong “Phương pháp dạy học tiếng Việt ở Tiểu học II”, NXB Giáo dục

[17] tác giả Lê Phương Nga đã cung cấp cơ sở khoa học, những đặc điểm của học sinh Tiểu học trong quá trình chiếm lĩnh tiếng Việt Trong đó có phần

phương pháp dạy học Luyện từ và câu được tác giả nêu khái quát về các nguyên tắc, cách thức tổ chức dạy học, các dạng bài tập của phân môn Luyện

từ và câu Bên cạnh đó còn phải kể đến “Giáo trình bồi dưỡng học sinh giỏi

Trang 11

Tiếng Việt ở tiểu học”, NXB Giáo dục [18] tác giả Lê Phương Nga đã hệ

thống các kiểu câu, xây dựng được các biện pháp quý báu về bồi dưỡng học

sinh giỏi

Bàn về vấn đề “Phân loại câu theo mục đích phát ngôn” tác giả Bùi

Mạnh Hùngcũng đã bàn về cách nhận diện câu trần thuật nói chung dựa vào hình thức của câu

Nội dung nghiên cứu về những kiểu câu cũng ngày càng phong phú và sâu sắc hơn Ngoài việc nêu khái niệm về từng kiểu câu, mục đích dùng câu, dấu hiệu nhận diện chúng - những nội dung đã được các tác giả Hoàng Trọng Phiến (1990), Diệp Quang Ban(1992), Hoàng Văn Thung - Lê A (1994) trình bày trong các giáo trình của họ, sau này Diệp Quang Ban (2000) đã làm sâu sắc hơn khi ông đưa ra hai tiêu chuẩn phân loại câu theo mục đích nói, đó là: Mục đích sử dụng câu và đặc điểm hình thức qua các phương tiện từ ngữ và các dấu hiệu chuyên dụng trong câu Cũng trong giáo trình kể trên, tác giả Diệp Quang Ban căn cứ vào mục đích sử dụng trong câu đã phân biệt những kiểu câu phân chia theo mục đích nói dùng theo lối trực tiếp và những câu theo mục đích nói dùng theo lối gián tiếp

Nếu như trong các công trình nghiên cứu của mình, các tác giả: Lê Văn

Lý, Bùi Đức Tịnh chưa tách bạch những kiểu câu phân chia theo mục đích nói với những kiểu câu phân chia theo đặc điểm cấu tạo ngữ pháp, thì vấn đề này

đã được các tác giả Hoàng Trọng Phiến (1990), Diệp Quang Ban (2000),

Hoàng Văn Thung - Lê A (1994) thực hiện trong các giáo trình Ngữ pháp

tiếng Việt của họ Kết quả nghiên cứu về câu trong các giáo trình ngữ pháp

tiêu biểu nêu trên đã cung cấp cho người học tìm hiểu câu trong tiếng Việt một cái nhìn khách quan, hệ thống về vấn đề ở cả hai phương diện ưu điểm và hạn chế Một mặt, những thành tựu đạt được trong việc nghiên cứu câu giúp người học có những tri thức quý báu về câu và cách sử dụng câu trong tiếng Việt, để từ đó nâng cao năng lực giao tiếp và tư duy

Nhìn chung các công trình nêu trên đã đề cập đến một cách khái quát nhất những yêu cầu quan trọng của hoạt động dạy học tiếng Việt và đặc biệt

Trang 12

là phân môn Luyện từ và câu Tuy nhiên với phân môn Luyện từ và câu ở Tiểu học, đặc biệt với lớp 3 các em được học các kiểu câu: “Ai làm gì?”, “Ai

thế nào?” Đó là các kiểu câu cơ bản, mỗi kiểu câu lại giữ một chức năng

riêng biệt và cụ thể

Tuy nhiên, nhìn lại lịch sử nghiên cứu vấn đề, có thể thấy, trong hầu hết các công trình viết về ngữ pháp tiếng Việt, việc nghiên cứu về câu chỉ dừng lại ở mức độ giới thiệu khái quát đặc điểm câu kể nhưng chưa chia ra các kiểu câu cụ thể Tính đến thời điểm này, theo những tài liệu mà chúng tôi đã có dịp

tìm hiểu thì việc đi sâu tìm hiểu cụ thể 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế

nào?”vẫn còn là mảnh đất chưa được nhiều người khám phá; đặc biệt là dạy

các kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3 lại càng chưa có

công trình nào nghiên cứu một cách chuyên sâu Trên tinh thần kế thừa, tiếp thu và tổng hợp những thành tựu nghiên cứu của các tác giả đi trước, chúng

tôi vận dụng vào thực hiện đề tài: Dạy kiểu câu Ai làm gì?, Ai thế nào? cho

học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3.1 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu của luận văn làdạy kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai

thế nào?” cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải

Phòng

3.2 Phạm vi nghiên cứu

Do điều kiện thời gian và khả năng nghiên cứu chúng tôi chỉ giới hạn

nghiên cứu dạy học kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh 8 lớp

3 của một trường cụ thể, nơi chúng tôi đang công tác - Trường Tiểu học Quán

Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng

4 Mục đích nghiên cứu

Nghiên cứu đề tài này nhằm góp phần giúp học sinh lớp 3 nắm được 2

kiểu câu và đặc điểm của từng kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” Đồng

thời đề xuất một số biện pháp dạy học tích cực về hai kiểu câu này Từ đó học

Trang 13

sinh biết sử dụng linh hoạt hai kiểu câu kể này trong học tập và trong giao

tiếp

Hình thành và phát triển ở học sinh kĩ năng sử dụng tiếng Việt để hoạt

động và giao tiếp trong các môi trường hoạt động của lứa tuổi thông qua việc

dạy và học để góp phần rèn luyện thao tác tư duy

Bồi dưỡng tình yêu tiếng Việt và hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng, giàu đẹp của tiếng Việt, góp phần hình thành nhân cách của con người

Việt Nam xã hội chủ nghĩa

5 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để đạt được mục đích trên, đề tài cần tập trung giải quyết những nhiệm

vụ sau:

- Xác định cơ sở lí luận và thực tiễn của việc dạy 2 kiểu câu “Ai làm

gì?”, “Ai thế nào?”cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng

Bàng, Hải Phòng

- Tìm hiểu một số biện pháp dạy 2 kiểu câu“Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”

cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng

- Tổ chức thực nghiệm sư phạm để khẳng định tính khả thi của đề tài

6 Phương pháp nghiên cứu

Để hoàn thành được nhiệm vụ nghiên cứu và đạt được mục đích đề ra

của đề tài, chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:

6.1 Phương pháp nghiên cứu lí thuyết

Phân tích tổng hợp, hệ thống hóa, khái quát hóa các nguồn tư liệu, tài

liệu tham khảo để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu

6.2 Phương pháp điều tra - khảo sát

Phương pháp này sử dụng phiếu điều tra để tìm hiểu:

+ Thông tin cần thiết về thực trạng dạy học 2 kiểu câu “Ai làm gì?”,

“Ai thế nào?”cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng,

Hải Phòng

Trang 14

+ Cách thức áp dụng các phương pháp, biện pháp dạy 2 kiểu câu “Ai

làm gì?”, “Ai thế nào?” của giáo viên lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan,

Hồng Bàng, Hải Phòng

+Những thuận lợi và khó khăn của giáo viên và học sinh lớp 3 Trường

Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng khi dạy và học về kiểu câu “Ai

làm gì?”, “Ai thế nào?”trong chương trình hiện hành

6.3 Phương pháp thống kê - phân loại

Phương pháp này được sử dụng để thu thập, hệ thống hóa các tài liệu, công trình khoa học có liên quan đến đề tài nhằm xác lập cơ sở lý luận ở chương 1 và những định hướng cho việc tổ chức các biện pháp dạy học 2 kiểu

câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”cho học sinh lớp 3 ở chương 2 của luận văn

6.4 Phương pháp thực nghiệm sư phạm

Phương pháp này được sử dụng để tiến hành dạy học thực nghiệm tại Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng nhằm kiểm định và đánh giá tính khả thi cũng như hiệu quả của các biện pháp tổ chức dạy học về

2 kiểu câu đã được đề xuất trong luận văn

7 Đóng góp của luận văn

Giải quyết tốt nhiệm vụ nghiên cứu của luận văn là một công việc có ý nghĩa cả về lí luận và thực tiễn

Về lí luận: Luận văn góp phần làm sáng tỏ thêm những vấn đề lí luận

chung về 2 kiểu câu tiếng Việt“Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”

Về thực tiễn: Trên cơ sở những vấn đề lí luận đã nêu, chúng tôi làm rõ

hơn việc dạy các kiểu câu nói chung và dạy hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế

nào?” nói riêng cho học sinh lớp 3, góp phần nâng cao chất lượng dạy học

tiếng Việt ở tiểu học

8 Bố cục của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục,nội dungluận văn được chia thành 3 chương :

Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài

Trang 15

Chương 2: Biện pháp dạy kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng

Chương 3: Thực nghiệm sư phạm

Trang 16

Chương 1

CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niệm câu

Đã có rất nhiều tác giả trong và ngoài nước nghiên cứu về câu Mỗi người lại có những quan điểm khác nhau khi đưa ra khái niệm về câu Tuy nhiên khái niệm về câu của tác giả Diệp Quang Ban có tính thuyết phục và dễ

hiểu hơn cả Theo ông: “Câu là đơn vị của nghiên cứu ngôn ngữ có cấu tạo

ngữ pháp (bên trong và bên ngoài) tự lập và ngữ điệu kết thúc, mang một ý nghĩa tương đối trọn vẹn hay thái độ, sự đánh giá của người nói hoặc có thể kèm theo thái độ, sự đánh giá của người nói, giúp hình thành và biểu hiện, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Câu đồng thời cũng là đơn vị thông báo nhỏ nhất bằng ngôn ngữ" [3]

Để giúp người học có cách nhìn nhận đúng đắn và sâu sắc hơn về câu,

Diệp Quang Ban cho rằng: "Hiểu một cách chặt chẽ thì câu là đơn vị cấu trúc

lớn nhất trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ Theo cách hiểu đó, việc nghiên cứu câu chỉ dừng lại ở đặc trưng cấu trúc của nó Nhưng, do câu được dùng trong thực tiễn giao tiếp cho nên đối tượng xem xét ngữ pháp phải là câu phát ngôn, để giản tiện chúng ta vẫn gọi ngắn gọn là câu" [4] Tác giả

nhấn mạnh quá trình tìm hiểu câu phải chú ý đến những đặc trưng cơ bản sau:

- Về phương diện hình thức, câu có cấu tạo ngữ pháp và có một ngữ điệu kết thúc (khi nói) hoặc sử dụng một trong những dấu cuối câu để kết thúc (khi viết)

- Về phương diện nghĩa, câu biểu thị một nội dung sự việc và phản ánh thái độ, tình cảm, cách đánh giá của người nói (người viết) đối với sự vật được trình bày trong đó hoặc đối với người nghe

- Về phương diện sử dụng (chức năng giao tiếp), câu được dùng để thể hiện hành động nói nhằm hình thành, truyền đạt tư tưởng, tình cảm Nó là đơn vị có chức năng thông báo nhỏ nhất trong giao tiếp

Trang 17

Câu phân loại theo cấu trúc cú pháp gồm câu đơn, câu phức và câu ghép Phân loại câu theo mục đích nóigồm có câu kể, câu nghi vấn, câu khiến, câu cảm

1.1.2 Khái niệm câu kể

Câu kể là kiểu câu được gọi tên bằng nhiều thuật ngữ khác nhau Các tác giả Hoàng Trọng Phiến (1980), Hoàng Văn Thung - Lê A (1994) và tác

giả SGK Tiếng Việt 4 dùng thuật ngữ câu kể Diệp Quang Ban sử dụng thuật ngữ câu tường thuật (1992) và câu trình bày (2000).Để thống nhất cách gọi cho học sinh ở đây chúng tôi sử dụng thuật ngữ câu kể

Theo Hoàng Văn Thung - Lê A “Câu kể dùng để tả hay kể lại một sự

việc hoặc nêu một nhận định về sự vật, hiện tượng.” [29] Tác giả Diệp Quang

Ban (2000) cho rằng: “Câu trình bày là câu có chức năng trình bày, tức là

dùng để kể, xác nhận, mô tả một vật, hiện tượng, sự việc với các đặc trưng và quan hệ của chúng” [4]

Theo SGK Tiếng Việt 4 (tập 1) các tác giả đã đưa ra định nghĩa câu kể

như sau: “Câu kể (còn được gọi là câu trần thuật) là những câu dùng để kể, tả

hoặc giới thiệu về sự vật, sự việc; nói lên ý kiến hoặc tâm tư, tình cảm của mỗi người Cuối câu kể thường có dấu chấm.” [25]

Các định nghĩa trên có sự khác nhau về cách dùng thuật ngữ nhưng các tác giả đều có điểm chung cơ bản đó là quan tâm đến chức năng gắn với mục đích dùng câu trong giao tiếp Đặc biệt với định nghĩa trong SGK Tiếng Việt lớp 4, các tác giả còn đưa ra dấu hiệu nhận biết câu kể để phân biệt với các kiểu câu khác Từ đây chúng tôi đưa ra cách hiểu về kiểu câu kể như sau: Câu

kể hay còn gọi là câu tường thuật, câu trần thuật, câu trình bày Đó là câu có chức năng dùng để kể hay tả về người, sự vật, sự việc hay hiện tượng với các đặc trưng và quan hệ của chúng

1.1.3 Câu kể: “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”

Theo nhận xét của Diệp Quang Ban (2000), mặc dù cùng dựa vào hai tiêu chí phân loại câu nói trên nhưng các nhà Ngữ pháp học truyền thống chủ

Trang 18

yếu xem xét mỗi kiểu câu đã được phân loại trong thế cô lập Sự khác biệt giữa các nhà Ngữ pháp học truyền thống và nhà Ngữ pháp học hiện đại là ở cách nhìn nhận về vấn đề câu nói chung và những căn cứ để phân loại câu nói riêng Những nhà Ngữ pháp học hiện đại nhìn nhận về câu trong mối quan hệ gắn bó giữa kết học, nghĩa học và dụng học Họ rất chú ý đến mối quan hệ giữa mục đích sử dụng câu với đặc điểm cấu trúc và hiệu quả của câu trong việc thực hiện các chức năng giao tiếp Từ cách nhìn câu như vậy, một số tác giả đã bổ sung những tiêu chí phân loại câu kể

Tiêu biểu cho cách nhìn mới mẻ về việc phân loại câu kể theo tinh thần của Ngữ pháp học hiện đại là Hoàng Trọng Phiến, tác giả đã đưa ra tiêu chuẩn

để xem xét những câu được phân chia theo mục đích sử dụng (nghĩa là dùng câu kể với mục đích nêu nhận định, miêu tả hoạt động, trạng thái hay chỉ ra các tính chất, đặc điểm…) [22]

Câu kể được chia thành ba mẫu câu nhỏ: “Ai là gì?”, “Ai làm gì?”, “Ai

thế nào?” Trong đó hai kiểu câu “Ai làm gì?”,“Ai thế nào?” hay bị nhầm lẫn

trong cách xác định và sử dụng trong học sinh lớp 3 nói riêng và trong học sinh Tiểu học nói chung

1.1.3.1 Câu kể “Ai làm gì?”

- Kiểu câu “Ai làm gì?” có vị ngữ do động từ hoặc cụm động từ chỉ

hoạt động tạo thành

Ví dụ : Hà đang nhảy dây

Chú mèo đang vờn quả bóng trên sân

Ví dụ : Bạn Hoa không chơi

- Chủ ngữ trong kiểu câu “Ai làm gì?” có thể là một từ hoặc cụm từ

Bọn em và các bạn lớp 3A đang chơi nhảy dây

Kiểu câu “Ai làm gì?” được dùng để miêu tả hoạt động của sự vật, hiện

tượng nêu ở chủ ngữ Những câu có nội dung như vậy được gọi là câu miêu tả

Trang 19

chủ ngữ Câu “Ai làm gì?” cũng có thể thông báo về sự xuất hiện, tồn tại hoặc

tiêu biến của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ Đó là những câu tồn tại Trong câu tồn tại, chủ ngữ thường đứng sau vị ngữ

1.1.3.2 Câu kể “Ai thế nào?”

- Kiểu câu “Ai thế nào?” có vị ngữ do động từ chỉ trạng thái, tính từ,

cụm tính từ hoặc cụm chủ - vị tạo thành

Ví dụ: Bông hoa này thơm

Bông hoa này thơm quá

Bông hoa này mùi hươngthơm quá

- Khi vị ngữ biểu thị ý phủ định, nó kết hợp với các cụm từ: không, chưa

- Chủ ngữ trong câu “Ai thế nào?” có thể là một từ hoặc cụm từ

- Câu “Ai thế nào?”là những câu được dùng để miêu tả đặc điểm, tính

chất của sự vật, hiện tượng nêu ở chủ ngữ Chủ ngữ trong câu miêu tả thường đứng trước vị ngữ

- Dựa vào các tài liệu trên, chúng ta có thể nhận thấy rằng các tác giả đã

nghiên cứu về câu kể “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” một cách kĩ lưỡng và tỉ

mỉ, hướng dẫn cách phân biệt, cách sử dụng từng kiểu câu Tuy nhiên việc áp dụng vào thực tế dạy và học ở khối lớp 3 như thế nào, giáo viên và học sinh gặp những khó khăn gì trong việc truyền tải và tiếp thu kiến thức, những sai lầm dễ mắc phải trong phân biệt hai kiểu câu trên là gì… lại chưa có ai đề cập tới

1.1.4 Đặc điểm tâm lý và đặc điểm ngôn ngữ của học sinh lớp 3

1.1.4.1 Đặc điểm tâm lý của học sinh lớp 3

Nếu như ở bậc mầm non hoạt động chủ đạo của trẻ là vui chơi thì đến tuổi tiểu học hoạt động của trẻ đã có sự thay đổi về chất, chuyển từ hoạt động vui chơi sang hoạt động học tập Tuy nhiên với học sinh lớp 3 các em vẫn ở giai đoạn đầu của lứa tuổi Tiểu học Do vậy các em luôn có những thắc mắc muốn tìm tòi khám phá Bên cạnh đó vốn ngôn ngữ của các em chưa nhiều nên cách diễn đạt chưa thật linh hoạt

Trang 20

1.1.4.2 Ngôn ngữ và sự phát triển ngôn ngữ của học sinh lớp 3

Theo các nhà tâm lý học từ khi học nói đến khi đi học trẻ đã có một vốn ngôn ngữ nhất định Hầu hếthọc sinh Tiểu học đã có ngôn ngữ nói thành thạo Với học sinh lớp 3 lượng từ của các em đã phong phú hơn học sinh lớp 1, lớp

2 khá nhiều Do đó sự phát triển ngôn ngữ của các em có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình nhận thức và phát triển tư duy Nhờ có ngôn ngữ mà quá trình nhận thức của các em phát triển và được biểu hiện cụ thể hơn so với các lớp ở giai đoạn đầu cấp tiểu học (lớp 1, 2)

1.1.4.3 Trí nhớ của học sinh lớp 3

Giai đoạn đầu của lứa tuổi tiểu học (lớp 1, 2, 3) khả năng ghi nhớ của các em chưa cao, chưa bền vững và dễ thay đổi Các em chủ yếu ghi nhớ máy móc kiến thức mà chưa biết tổ chức việc ghi nhớ có ý nghĩa, chưa biết dựa vào các điểm tựa để ghi nhớ, chưa biết khái quát hóa hay xây dựng dàn bài để ghi nhớ tài liệu.Ở lớp 3 ghi nhớ có chủ định bắt đầu phát triển hơn so với lớp

1, lớp2 Tuy nhiên, hiệu quả của việc ghi nhớ có chủ định còn phụ thuộc vào yếu tố chủ quan và khách quan như tính hấp dẫn của cách truyền đạt, tổ chức; khả năng tập trung vào bài học dựa trên các hình ảnh, ngữ liệu học tập

1.1.4.4 Đặc điểm chú ý của học sinh lớp 3

Ở các lớp đầu cấp Tiểu học chú ý có chủ định của các em còn yếu, tính bền vững, khả năng kiểm soát, chú ý của các em chưa cao Trong lứa tuổi này chú ý không chủ đích chiếm ưu thế hơn chú ý có chủ đích Đến giai đoạn lớp

3 trong các giờ dạy giáo viên hạn chế bớt đồ dùng trực quan bởi sự chú ý có chủ đích của các em đang dần phát triển Các em bắt đầu định hình được khoảng thời gian cho phép thực hiện một hoạt động nào đó và cố gắng hoàn thành nhiệm vụ trong thời gian quy định Tác phong làm việc của các em

nhanh hơn, hiệu quả hơn so với lớp1, lớp 2

1.1.4.5 Đặc điểm ý chí của học sinh lớp 3

Ởgiai đoạn cuối bậc tiểu học các em đã xác định được mục tiêu, mục đích hoạt động của mình Với học sinh lớp 3 các em đang ở lớp cuối của

Trang 21

giaiđoạn đầu tiểu học nên trong các em bắt đầu xây dựng mục tiêu cho mình Tuy nhiên ý chí còn thiếu bền vững, chưa sắc nét như giai đoạn cuối tiểu học

hơn vào lớp 4 Dưới đây là bảng thống kê các bài dạy về 2 kiểu câu “Ai làm

gì?”, “Ai thế nào?” trong chương trình sách giáo khoa hiện hành lớp 2, lớp 3,

lớp 4

Lớp 2

Bảng 1.1

Các bài dạy về 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”

trong chương trình sách giáo khoa hiện hành lớp 2

- Luyện tập về kiểu câu Ai làm

gì?

108 (Học kì 1)

- Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu

Ai làm gì?

-Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu hỏi

116 (Học kì 1)

Trang 22

15

Từ chỉ đặc điểm

Câu kiểu Ai thế nào?

- Mở rộng vốn từ về đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật

- Rèn kĩ năng đặt câu theo kiểu

Ai thế nào?

122 (Học kì 1)

là tính từ để đặt những câu đơn

giản theo kiểu Ai (cái gì, con

gì) thế nào?

- Mở rộng vốn từ vật nuôi

133 (Học kì 1)

- Bước đầu thể hiện ý so sánh

khi đặt câu Ai thế nào?

142 (Học kì 1)

Có thể nhận thấy rằng2 kiểu câu này được học trong 5 tuần liên tục

(tuần 13,14,15,16,17).Trong đó,kiểu câu “Ai làm gì?”được học trong 2 tuần, mỗi tuần 1 tiết.Riêng kiểu câu “Ai thế nào?” được học trong 3 tuần, với tổng

số tiết là 3.Tuy nhiên, lúc này các em chưa được chưa đi sâu vào tìm hiểu các kiểu câu trênmàmới chỉ được giới thiệu dưới hình thức làm quen.Bên cạnh đó, các bài học còn lồng ghép thêm các mạch kiến thức khác cũng có liên quan tới các kiểu câu này

Trang 23

Lớp 3

Bảng 1.2

Các bài dạy về 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” trong chương

trình sách giáo khoa hiện hành lớp 3

- Ôn kiểu câu: Ai làm gì?

65 (Học kì 1)

- Ôn kiểu câu: Ai làm gì?

89 (Học kì 1)

từ chỉ đặc điểm, xác định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh

- Tiếp tục ôn kiểu câu: Ai

thế nào? Tìm đúng bộ phận

trong câu trả lời: Ai (cái gì,

con gì) ?vàThế nào?

117 (Học kì 1)

17

Ôn tập về từ chỉ đặc

điểm

Ôn tập câu: Ai thế

nào? Dấu phẩy

- Ôn về từ chỉ đặc điểm của người, vật

- Ôn tập mẫu câu: Ai thế

nào?

(Biết đặt câu theo mẫu để miêu tả người, vật, cảnh cụ thể)

145 (Học kì 1)

Trang 24

- Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy

23

Nhân hóa Ôn tập cách

đặt và trả lời câu hỏi:

Như thế nào?

- Củng cố hiểu biết về nhân hóa

- Ôn luyện cách đặt và trả

lời câu hỏi: Như thế nào?

44 (Học kì 2)

Qua khảo sát chương trình lớp 3 có thể thấy khác với lớp 2, haikiểu câu này được học trong 4 tuần (tuần 8,11,14,17,23) Các tuần học không được bố trí liền nhau mà thường cách 2 tuần mới được học một bài, riêng tuần 23 cách

5 tuần mới được học lại Đồng thời với số tiết không nhiều chỉ có 4 tiết ở học

kì 1 và 1 tiết ở học kì 2 Giống với lớp 2, các tiết học này không được học riêng biệt mà được học lồng ghép thêm với các mạch kiến thức khác cũng có liên quan tới các kiểu câu này nhưng kiến thức có phần sâu hơn Ở lớp 3, các

em không dừng ở việc làm quen với 2 kiểu câu mà chủ yếu được ôn tập dưới dạng các bài tập thực hành

Lớp 4

Bảng 1.3

Các bài dạy về hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”

trong chương trình sách giáo khoa hiện hành lớp 4

- Học sinh nắm được cấu tạo cơ bản

Trang 25

17 Câu kể Ai làm

gì?

của câu kể Ai làm gì?

- Học sinh nhận ra hai bộ phận chủ

ngữ và vị ngữ của câu kể Ai làm gì?

từ đó biết vận dụng kiểu câu kể Ai

làm gì? vào bài viết

166 (Học kì 1)

+ Trong câu kể Ai làm gì?, vị ngữ

nêu lên hoạt động của người hay vật

+ Vị ngữ trong câu kể Ai làm

gì?thường do động từ và cụm động từ

tạo thành

171 (Học kì 1)

nêu tên con người hoặc con vật (hay

đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ

+ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm

gì?thường do danh từ hoặc cụm danh

từ tạo thành

- Giúp học sinh biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với chủ ngữ cho sẵn

6 (Học kì 2)

Trang 26

20 Luyện tập về

câu kể Ai làm

gì?

- Hướng dẫn học sinh luyện tập về

câu kể Ai làm gì?; nhận diện câu kể

Ai làm gì?trong đoạn văn; nắm được

tác dụng của mỗi câu; xác định được

bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đó

- Học sinh có thể thực hành viết được

đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm

gì?

16 (Học kì 2)

nào?

- Học sinh nhận diện được câu kể Ai

thế nào?và xác định được bộ phận

chủ ngữ và vị ngữ trong câu

- Giúp học sinh biết viết đoạn văn có

dùng các câu kể Ai thế nào?

23 (Học kì 2)

+ Trong câu kể Ai thế nào?vị ngữ

chỉ đặc điểm, trạng thái của sự vật (người, vật, con vật) được nói đến ở chủ ngữ

+ Vị ngữ trong câu kể Ai thế

nào?thường do tính từ, động từ (hoặc

cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành

- Học sinh xác định được bộ phận vị

ngữ trong câu kể Ai thế nào?,biết đặt

câu đúng mẫu

29 (Học kì 2)

Trang 27

22 Chủ ngữ trong

câu kể Ai thế

nào?

- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và

cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể Ai

thế nào?

+ Chủ ngữ chỉ những sự vật (người, vật, con vật) có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ

+ Chủ ngữ trong câu kể Ai thế

nào?thường do danh từ hoặc cụm

danh từ tạo thành

- Giúp học sinh xác định đúng chủ

ngữ trong câu kể Ai thế nào?và viết được đoạn văn có sử dụng câu kể Ai

thế nào?

36 (Học kì 2)

Với các bài học về hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”, các em

học sinh lớp 4 được học trong 7 tuầnliên tục (tuần 16, 17, 18) cuối học kì 1(tuần 19, 20, 21, 22) đầu học kì 2 Khác với lớp 2, lớp 3, mỗi bài học chỉ tập trung vào học một kiểu câu hoặc chủ ngữ, vị ngữ của kiểu câu đó, khônghọc lồng ghép với các kiến thức khác, tránh làm loãng mạch kiến thức.Ở lớp 4 việc tiếp nhận các kiến thức trừu tượng của các em trở nên dễ dàng hơn lớp 2,

lớp 3.Ngoài bài học kiến thức chung về câu kể tuần 16, kiểu câu“Ai làm

gì?”được học trong 4 tuần (tuần 17,18,19, 20), kiểu câu “Ai thế nào?” học

trong 2 tuần (tuần 21, 22).Khác với lớp 2, lớp 3, sang lớp 4, các em được đi sâu vào tìm hiểu cấu trúc ngữ pháp của từng kiểu câu - một kiến thức khá trừu tượng.Sau mỗi kiểu câu vừa học luôn có bài luyện tập để giúp các em củng cố lại kiến thức

Tóm lại nhìn vào bảng tổng hợp nội dung, chương trình dạy 2 kiểu câu

“Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” ở tiểu học, chúng tôi thấy lượng kiến thức cung cấp cho các em khá đầy đủ.Tuy nhiên, tùy từng khối lớp mà 2 kiểu câu“Ai

Trang 28

làm gì?”, “Ai thế nào?”được đề cập với mức độ nông sâu khác nhau Kiến

thức được triển khai theo hướng từ dễ đến khó, phù hợp với trình độ nhận thức, kinh nghiệm của các em ở từng khối lớp

1.2.2 Thực trạng của việc dạy học 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng

1.2.2.1 Vài nét về Trường Tiểu học Quán Toan

Trường Tiểu học Quán Toan là một trường nằm ở cuối quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng Trường có 78 cán bộ giáo viên công nhân viên Thầy cô giáo đang giảng dạy có trình độ chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm Trường có 1381 học sinh đang theo học Học sinh trong trường chăm ngoan, lễ phép và tích cực học tập Trong năm học 2017-2018, khối 3 của trường có 8 giáo viên và 280 học sinh Trình độ giáo viên tương đối đồng đều Học sinh100% đạt kiến thức, kĩ năng ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt

1.2.2.2 Mục đích nghiên cứu thực trạng

Chúng tôi khảo sát thực trạng dạy học 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế

nào?” cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải

Phòng để hiểu được thực chất dạy học 2 kiểu câu của giáo viên khối 3 của trường;đồng thời lấy đó làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp dạy 2 kiểu

câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3Trường Tiểu học Quán

Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng

1.2.2.3 Đối tượng, địa điểm khảo sát

Chúng tôi lấy toàn bộ học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng năm học 2017 - 2018 (280 học sinh), toàn

bộ giáo viên giảng dạy khối 3(8 giáo viên) của Trường Tiểu học Quán Toan, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng làm đối tượng khảo sát

Trang 29

1.2.2.4 Nội dung, phương pháp khảo sát

a Nội dung khảo sát

Để có kết quả chân thực và khách quan, chúng tôi đã xây dựng thành 2 bài khảo sát dành cho giáo viên và cho học sinh, mỗi bài khảo sát có những câu hỏi khác nhau, phù hợp với những yêu cầu cần đánh giá

Về giáo viên:Để đảm bảo hơn về tính chân thực của phiếu khảo sát,

chúng tôi không lấy tên của giáo viên, tránh việc các thầy cô vì ngại ngùng

mà phản ánh không đúng thực tế

Về học sinh:Nội dung khảo sát bao gồm 1 phần: Trắc nghiệm Tất cả đều được khảo sát và lấy số liệu trực tiếp trên các đối tượng cùng kết quả bài làm Phần nội dung khảo sát phù hợp với chương trình học và trình độ của học sinh lớp 3 Ngoài ra, các bài tập trong phiếu khảo sát được chọn từ 3 nguồn:

+Một số bài tập trong các bài học lí thuyết về 2 kiểu câu “Ai làm gì?”,

“Ai thế nào?”trong Sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 3

+Một số bài tập trong sách tham khảo về chương trình dạy Tiếng Việt 3 +Một số bài tập do chúng tôi tự biên soạn dựa trên thực tế việc sử dụng

2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” trong giao tiếp của học sinh tiểu học

Phương pháp đàm thoại: Để thu nhận trực tiếp thông tin phản hồi về vấn

đề cần tìm hiểu, chúng tôi đã trực tiếp trao đổi với giáo viên và học sinh để thấy được quan điểm của việc dạy và học các kiểu câu trên

Trang 30

“Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” của giáo viên Trường Tiểu học

Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng

Số lượng: 8 giáo viên

làm gì?”, “Ai thế nào?”

Tổng hợp

Số phiếu

Tỉ lệ (%)

Theo quý thầy (cô) những ngữ liệu về dạy kiểu

câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” trong SGK lớp

3 hiện nay như thế nào?

a Phù hợp với kinh nghiệm, vốn tri thức của học

Trang 31

e Một số ngữ liệu còn mơ hồ, không phù hợp với

trình độ của học sinh

3

Quý thầy (cô) có hay nghiên cứu, trao đổi kinh

nghiệm để thay đổi phương pháp dạy 2 kiểu

câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” không?

4

Để không bị nhầm lẫn giữa 2 kiểu câu “Ai làm

gì?”, “Ai thế nào?” theo thầy (cô) cần căn cứ

vào đâu?

b Động từ (tính từ) trong vị ngữ của từng kiểu

câu

5

Khi dạy 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”

quý thầy (cô) có chia thành các dạng bài tập

để học sinh luyện tập không?

6

Khi dạy kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”

quý thầy (cô) đã chuẩn bị những công việc và

nội dung dạy học nào sau đây:

a Sử dụng toàn bộ các bài tập, câu hỏi gợi ý

Trang 32

c.Tự mình xây dựng và sưu tầm những bài tập,

câu hỏi phù hợp với mục đích của bài dạy và đối

tượng học sinh

7

Để nâng cao hiệu quả dạy 2 kiểu câu “Ai làm

gì?”,“Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3, thầy cô

thường sử dụng phương pháp nào?

8

Thầy (cô) gặp khó khăn gì trong quá trình dạy

2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “ Ai thế nào?”

a Học sinh lúng túng khi phân biệt 2 kiểu câu

“Ai làm gì?”, “ Ai thế nào?”

b Học sinh chưa biết viết câu, chưa biết bản chất

của từng kiểu câu

9

Khi tổ chức luyện tập về 2 kiểu câu “Ai làm

gì?”,“Ai thế nào?” học sinh thường mắc phải

những lỗi nào?

a Nhầm lẫn giữa câu kể “Ai làm gì?”và câu

kể“Ai thế nào?”

b Xác định nhầm bộ phận trả lời câu hỏi làm gì?

thế nào? của 2 kiểu câu

Nhìn vào bảng tổng hợp có thể thấy 100% giáo viên được khảo sát

đều hiểu đúng về hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” Khi được hỏi về

Trang 33

ngữ liệu dạy 2 kiểu câu“Ai làm gì?”,“Ai thế nào?” trong sách giáo khoa hiện

nay, 50% giáo viên cho rằng phù hợp với kinh nghiệm sống, vốn tri thức của học sinh; 12,5% giáo viên nhận xét ngữ liệu dạy học không gây được hứng thú cho học sinh Không có giáo viên nào cho rằng ngữ liệu còn mơ hồ, không phù hợp với trình độ của học sinh và cũng có 12,5% giáo viên cho rằng ngữ liệu đó gây được hứng thú cho học sinh.25% đánh giá ngữ liệu trong SGK chưa đa dạng

Kết quả khảo sát cho thấy số lượng giáo viên thỉnh thoảng mới nghiên

cứu, trao đổi kinh nghiệm để thay đổi phương pháp dạy hai kiểu câu “Ai làm

gì?”, “Ai thế nào?” chiếm tới 87,5% còn số lượng giáo viên thường xuyên

nghiên cứu trao đổi để thay đổi phương pháp dạy chỉ có 12,5%

Khi được hỏi về cách để không bị nhầm lẫn giữa 2 kiểu câu kể “Ai làm

gì?”, “Ai thế nào?” có 12,5% giáo viên được khảo sát cho biết cần căn cứ

vào nội dung ý nghĩa của từng kiểu câu, 62,5% giáo viên cho rằng căn cứ vào động từ (tính từ) trong vị ngữ của từng kiểu câu Chỉ có 25% giáo viên căn cứ

vào cả hai yếu tố trên

Qua trao đổi với giáo viên vềviệc chia bài tập thành các dạng để học sinh dễ làm hơn, có 25% giáo viên thỉnh thoảng làm việc này còn lại 75% giáo viên khôngchia các bài tậptrong sách giáo khoa thành các dạng để giúp

học sinh củng cố kiến thức về câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” Vì vậy, một

số học sinh khá thụ động khi làm các bài tập liên quan đến 2 kiểu câu này

Khi được khảo sát về công tác chuẩn bị những công việc và nội dung dạy học hai kiểu câu này thì giáo viên sử dụng bài tập, gợi ý trong sách giáo khoa, sách giáo viên (SGV) chiếm 87,5%, có 12,5% giáo viên chọn một số bàitập, câu hỏi trong sách giáo khoa và sách giáo viên để giảng dạy cho học sinh

Để nâng cao chất lượng dạy 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”

có 25% giáo viên thường sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ, 25% giáo viên thường sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, 12,5% giáo viên thường

Trang 34

xuyên sử dụng phương pháp trò chơi, 25% giáo viên sử dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề.Chỉ có 12,5% giáo viên sử dụng tất cả các phương pháp dạy học nêu trên Do vậy, đôi khi một số học sinh (HS) học một cách thụ động, chưa phát huy được tính tích cực trong học tập

Về những khó khăn trong việc giảng dạy 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai

thế nào?” có 50% giáo viên cho rằng một số học sinh lung túng khi phân biệt

2 kiểu câu “Ai làm gì?”,“Ai thế nào?” 37,5% giáo viên nhận xét một vài học

sinh chưa biết viết câu, chưa biết cấu tạo của từng kiểu câu gồm những thành phần nào Ngoài ra có 12,5% cho rằng học sinh gặp những vấn đề khác khi học 2 kiểu câu kể này

Về những lỗi học sinh thường mắc phải khi luyện tập về câu kể “Ai làm

gì?”, “Ai thế nào?”có tới 62,5% giáo viên cho rằng học sinh xác định nhầm

bộ phận trả lời câu hỏi “làm gì?”, “thế nào?” 37,5% cho rằng học sinh thường hay nhầm lẫn giữa 2 kiểu câu“Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”

Sau khi thăm dò ý kiến giáo viên về dạy hai kiểu câu này, chúng tôi tiến hành vào dự giờ một số giáo viên lớp 3 của Trường Tiểu học Quán Toan, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng Qua dự giờ chúng tôi nhận thấy giáo viên hầu như chỉ tập trung chú trọng tới việc truyền đạt kiến thức theo hệ thống bài tập trong sách giáo khoa, rất ít khi đưa thêm các bài tập bên ngoài để phân biệt đối tượng học sinh trong các mức độ khác nhau Trong giờ dạy giáo viên chủ yếu sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống như thuyết trình, hỏi đáp,

có đan xen các phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh như phương pháp thảo luận nhóm, phương pháp trò chơi Tuy nhiên phương pháp trò chơi lại chỉ được sử dụng trong phần khởi động là chủ yếu, sốít có thêm trong phần cũng cố bài Do đó tiết học chưa thực sự sôi nổi, học sinh chưa tích cực tự khám phá kiến thức mới cho mình Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự thụ động tiếp thu kiến thức của học sinh

Trang 35

Sau khi tiến hành khảo sát thực trạng dạy hai kiểu câu “Ai làm gì?”,

“Ai thế nào?” của giáo viên chúng tôi tiếp tục tiến hành khảo sát đến học sinh

khối 3 của trường

Bảng 1.5 Kết quả khảo sát về thực trạng học hai kiểu câu

“Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” của học sinhlớp 3 Trường Tiểu học

Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng

Số lượng: 280 học sinh

câu “Ai làm gì?”, “ Ai thế nào?”của học sinh lớp 3

Tổng hợp

Số phiếu

Tỉ lệ (%)

Trang 36

“Ai thế nào?”

c Nhầm lẫn khi xác định bộ phận trả lời câu hỏi

làmgì? thế nào? của 2 kiểu câu

Ngoài các bài tập về 2 kiểu câu “Ai làm gì?”,“Ai

thế nào?” trong SGK, thầy (cô) giáo có cho em làm

thêm các bài tập khác không?

Khi được hỏi hiểu thế nào về hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”

có 68,1%học sinh trả lời đúng, 31,9% học sinh còn nhầm lẫn giữa hai kiểu câu

Về thái độ có 12,85% học sinh thích học hai kiểu câu này còn 82,51% học sinh có thái độ bình thường và 4,64% học sinh không thích học hai kiểu

câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”

Qua khảo sát có 20,4% học sinh xác định chính xác 2 kiểu câu này, không bị nhầm lẫn, có 68,9% học sinh thi thoảng bị nhầm và có 10,7% học sinh chưa xác định được hai kiểu câu này

Về những khó khăn trong việc lĩnh hội kiến thức 2 kiểu câu “Ai làm

gì?”, “Ai thế nào?”, 10,7% học sinh xác định nhầm 2 kiểu câu “Ai làm gì?”,

Trang 37

“Ai thế nào?” 20%nhầm lẫn khi xác định từng bộ phận của 2 kiểu câu.48,9% học sinhnhầm lẫn khi xác định bộ phận trả lời câu hỏi làmgì? thế nào? Có

20,4% học sinh không bị nhầm khi xác định 2 kiểu câu kể này

Về bài tập trong SGK có 15% học sinh cho rằng các bài tập trong sách giáo khoa về hai kiểu câu này là khó, 39,6% cho rằng dễ và 45,4% thấy bình thường

Có 12,9% học sinh cũng cho rằng thi thoảng giáo viên mới cho học sinh làm các bài tập ngoài sách về hai kiểu câu này 87,1% nhận định giáo viên không cho thêm bài tập khác sách giáo khoa Không có thầy cô nào thường xuyên cho học sinh làm thêm các bài tập ngoài sách giáo khoa

Tương tự như giáo viên, sau khi thăm dò ý kiến học sinh xong, chúng tôi tiến hành cho học sinhlàm bài khảo sát trong thời gian 1 tiết học (40 phút)

Chúng tôi dựa trên những kiến thức về hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế

nào?” trong sách giáo khoa và một số sách tham khảo khác.Trước khi tổ chức

dạy thực nghiệm, chúng tôi tiến hành cho học sinh làm bài kiểm tra và lấy đó

làm cơ sở để đảm bảo sự tương đương trình độ của học sinh ( Xin xem phụ lục 3 tr.84)

Bảng 1.6 Bảng khảo sát kết quả làm bài tập của học sinh Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng về hai kiểucâu

“Ai làm gì?”,“Ai thế nào?”

Sĩ số

HS

Điểm/ Xếp loại Hoàn thành tốt

(9-10 điểm)

Hoàn thành (5-8 điểm)

Chưa hoàn thành (dưới 5 điểm)

Trang 38

Qua bảng kết quả khảo sát cho thấy mặc dù không có học sinh nào chưa hoàn thành nhưng số lượng học sinh đạt hoàn thành tốt (điểm 9 - 10) chỉ chiếm 31,4% còn học sinh hoàn thành (điểm từ 5 đến 8) chiếm tới 68,6%

Trước kết quả nêu trên, chúng tôi càng thấy rõ hơn nhiệm vụ trọng tâm

và những yêu cầu đối với việc dạy học hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế

nào?” ở Tiểu học cũng như sự cần thiết phải có biện pháp hỗ trợ việc dạy học

cho giáo viên và học sinh tiểu học nhằm từng bước nâng cao kết quả dạy và học trong nhà trường

1.2.2.6 Nguyên nhân của thực trạng

Từ những phân tích trên chúng tôi nhận thấy nguyên nhân chính của thực trạng trên là do giáo viên chưa thực sự dành nhiều thời gian cho việc nghiên cứu, tìm hiểu kĩ kiến thức, chưa mạnh dạn đổi mới phương pháp giảng dạy, hình thức tổ chức dạy học để học sinh có thể chủ động tự mày mò, tìm kiếm, phám phá kiến thức mới Ở đây giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc truyền thụ kiến thức thông qua các bài tập được nêu ra trong sách giáo khoa

mà chưa đầu tư thêm các bài tập ngoài sách để phân biệt đối tượng học sinh

Về phía học sinh, một phần do đặc điểm tâm lý, các em mới ở độ tuổi lớp 3 nên tư duy còn mang tính cụ thể, chưa biểu hiện tính khái quát Do đó các em thường ghi nhớ kiến thức một cách máy móc, thụ động chưa chủ động lĩnh hội kiến thức nên ghi nhớ kiến thức không bền Ngoài ra trong giờ học các em chưa thực sự mạnh dạn, tự tin bày tỏ ý kiến bởi các em sợ bị nói sai,

sợ bị cười nên năng lực học của các em chưa được bộc lộ hết dẫn đến kết quả lĩnh hội kiến thức chưa cao

1.3 Tiểu kết chương 1

Trong chương 1, chúng tôi tập trung nghiên cứu những cơ sở lí luận và

cơ sở thực tiễn của việc dạy học hai kiểu câu“Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” Về

mặt lí luận, luận văn đã cố gắng hệ thống hóa những vấn đề lí thuyết về câu,

về câu kể và cụ thể là 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”.Một số đặc

Trang 39

điểm tâm lí của học sinh Tiểu học nới chung và học sinh lớp 3 nói riêngtrong việc dạy học hai kiểu câu kể này cũng được người viết quan tâm

Trên cơ sở hệ thống những kiến thức về câu kể “Ai làm gì?”, “Ai thế

nào?” chúng tôi đã khảo sát nội dung dạy học hai kiểu câu này trong chương

trình sách giáo khoa lớp 2, lớp 3 và lớp 4 từ đó rút ra nhận xét, so sánh nội dung kiến thức ở các khối lớp Đồng thời, qua việc khảo sát tổ chức dạy học của giáo viên và nhận thức của học sinh chúng tôi đã thấy được thực trạng

day và học hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” ở lớp 3 Trường Tiểu học

Quán Toan, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng

Sự phân tích này là cơ sở thuyết phục để chúng tôi đề ra các giải pháp

dạy học câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học

Quán Toan, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng ở chương 2

Trang 40

Chương 2

BIỆN PHÁP DẠY KIỂU CÂU “AI LÀM GÌ?” “AI THẾ NÀO?”

CHO HỌC SINH LỚP 3 TRƯỜNG TIỂU HỌCQUÁN TOAN,

HỒNG BÀNG, HẢI PHÒNG

2.1 Nguyên tắc đề xuất biện pháp

2.1.1 Bám sátmục tiêu nội dung chương trình dạy học tiếng Việt ở Tiểu học

Để xây dựng được nội dung, hình thức, phương pháp tổ chức dạy học phù hợp, hiệu quả cần căn cứ vào mục tiêu dạy học của môn học đó Do đó, xây dựng mục tiêu dạy 2 kiểu câu trước hết phải dựa vào mục tiêu dạy học

tiếng Việt nói chung và phân môn Luyện từ và câu nói riêng Bởi hai kiểu câu

“Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”là một bộ phận của nội dung dạy học Luyện từ và câu nên mục tiêu dạy hai kiểu câu kể này thống nhất với mục tiêu dạy học của

môn tiếng Việt hay nói cách khác là góp phần hiện thực hóa mục tiêu dạy học tiếng Việt

Mục tiêu quan trọng nhất của dạy học tiếng Việt là trang bị cho học sinh cách thức sử dụng tiếng Việt như một công cụ giao tiếp, hình thành và phát triển các kĩ năng nghe, nói, đọc, viết tiếng Việt cho học sinh, hướng đến chức năng xã hội của ngôn ngữ, chức năng làm công cụ giao tiếp để học tập và hoạt động trong các môi trường của học sinh Các nhiệm vụ học tập của người học cần cụ thể hóa thành hệ thống bài tập đa dạng, khoa học, phù hợp khả năng nhận thức và kiến thức, kĩ năng ngôn ngữ của học sinh Từ đó, đòi hỏi việc

xây dựng mục tiêu dạy hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” phải thiết

thực nhằm rèn luyện và phát triển kỹ năng giao tiếp cho học sinh Tiểu học phù hợp với tình huống giao tiếp, văn hóa giao tiếp của người Việt

2.1.2 Nguyên tắc gắn liền lí thuyết với thực hành

Nguyên tắc này đòi hỏi dạy tiếng Việt như một công cụ giao tiếp Quan điểm này không những chi phối việc xác định mục đích, nội dung của việc

Ngày đăng: 21/12/2024, 23:49

w