Phối hợp và vận dụng các phương pháp dạy học tích cực để tổ chức dạy học hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Dạy kiểu câu "Ai làm gì?", "Ai thế nào?" cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Quán Toan Hồng Bàng, Hải Phòng (Trang 42 - 54)

2.2.1.1. Vận dụng phương pháp trò chơi học tập trong dạy hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”

a) Khái niệm

Phương pháp trò chơi là phương pháp dạy học trong đó giáo viên truyền đạt tri thức, kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh thông qua việc soạn thảo và tổ chức các trò chơi học tập. Như vậy trò chơi học tập là một loại trò chơi đặc biệt, bởi lẽ nội dung của nó xuất phát từ mục đích, yêu cầu dạy học, học sinh được tham gia chơi mà không biết rằng chính bản thân mình đang chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng, kĩ xảo của nội dung dạy học đó.

b) Ý nghĩa của việc sử dụng phương pháp học tập thông qua trò chơi

Các tiết học sử dụng trò chơi học tập thu hút mức độ tập trung, hứng thú của học sinh không phải phương pháp dạy học nào cũng có được. Những kiến thức khô khan và cứng nhắc sẽ có thêm sự sinh động, hấp dẫn nếu được tổ chức dưới hình thức trò chơi. Nhờ đó kết quả học tập của học sinh sẽ tăng thêm. Hơn nữa học sinh được tiến hành hoạt động trong các tình huống giao tiếp cụ thể.

Vận dụng trò chơi trong học tập khi dạy học câu không những giúp học sinh phát huy những kiến thức về câu mà còn tạo cho các em thoải mái giao tiếp trong hoàn cảnh giao tiếp cụ thể, từ đó các em phát triển kĩ năng lời nói phù hợp với nhân vật giao tiếp, mục đích giao tiếp.

c) Điều kiện đảm bảo thành công khi sử dụng phương pháp dạy học trò chơi trong dạy học

Nội dung trò chơi gắn với tri thức, kĩ năng của môn học. Trò chơi nhằm mục đích thực hiện mục tiêu của tiết học, do đó giáo viên luôn phải sáng tạo ra nội dung chơi sao cho học sinh được chơi và thông qua đó tri thức, kĩ năng

của bài học được hình thành.

Đã là chơi phải có sự phân chia thắng bại. Do đó, trò chơi phải có luật chơi rõ ràng. Luật chơi ở đây phải đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, không mất thời gian để huấn luyện. Khi giới thiệu luật chơi, giáo viên cần nêu rõ nội dung trò chơi, cách chơi, cách tính điểm...

Trò chơi là một bộ phận của quá trình tổ chức giờ học. Khai thác tốt trò chơi học tập sẽ kích thích hứng thú của học sinh, làm cho hiệu quả giờ học cao hơn. Tuy nhiên không vì thế mà cả giờ học biến thành giờ chơi. Đa phần giáo viên cho rằng chỉ nên sử dụng trò chơi vào cuối tiết học, khi tinh thần học tập của học sinh mất tập trung và sử dụng trò chơi để củng cố kiến thức, rèn luyện kĩ năng... song thực tế chứng minh rằng có thể sử dụng linh hoạt phương pháp này trong toàn tiết dạy. Tức là có thể tổ chức đầu giờ, khi thực hành luyện tập các bài tập hay cuối giờ học để củng cố, kiến tra kiến thức.

Cấu trúc của một trò chơi học tập - Nêu tên trò chơi.

- Nêu mục đích trò chơi.

- Nêu luật chơi.

- Cho học sinh chơi “nháp” hay còn gọi là chơi thử để học sinh nắm qua cách chơi và luật chơi.

d) Vận dụng phương pháp trò chơi để dạy học hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng.

Ví dụ: Trò chơi Chiếc hộp bí mật để ôn tập kiểu câu “Ai làm gì?”

(Bài 4, Tiếng Việt 3, tập 1, Tr.90)

- G nêu tên trò chơi: Chiếc hộp bí mật

- Mục đích: Trò chơi nhằm rèn kĩ năng đặt câu theo đúng mẫu câu “Ai làm gì?”, có sự phù hợp nghĩa giữa các bộ phận của câu; củng cố và mở rộng kiến thức ngữ pháp về câu kiểu “Ai làm gì?”; kết hợp rèn kĩ năng lựa chọn, sử dụng từ ngữ, phản ứng nhanh nhạy.

- Luật chơi: Cả lớp vừa nghe nhạc vừa truyền tay nhau chiếc hộp.

Trong hộp có chứa những điều bí mật. Khi tiếng nhạc dừng, chiếc hộp trong tay ai thì người đó sẽ được quyền mở chiếc hộp và bốc 1 lá thăm. Trong lá

thăm sẽ có 1 từ cho sẵn, bạn đó sẽ đọc to từ trong lá thăm và có quyền chỉ định 1 bạn bất kì. Người được chỉ định sẽ nêu tiếp phần còn lại để hoàn thành câu theo mẫu “Ai làm gì?”. Các bạn còn lại nhận xét câu của bạn đúng hay sai.

Ai đúng sẽ được thưởng (ví dụ:1 mặt cười, tràng pháo tay...) ai sai sẽ phải hát tặng cả lớp ở cuối giờ học.

- Học sinh chơi. Ví dụ: Bác nông dân - đang cấy lúa.

- Kết thúc trò chơi giáo viên tổng kết, chốt: Kiểu câu Ai làm gì? nói về một hoạt động nào đó, cuối câu phải có dấu chấm.

- Lưu ý: Mỗi từ có thể lặp lại nhiều lần nhưng người được chỉ định phải đặt câu khác không được giống như câu người trước đã nêu.

2.2.1.2.Tổ chức hoạt động học theo nhóm a. Khái niệm

Dạy học nhóm là một hình thức xã hội của dạy học, trong đó học sinh của một lớp học được chia thành các nhóm nhỏ trong khoảng thời gian giới hạn, mỗi nhóm tự lực hoàn thành các nhiệm vụ học tập trên cơ sở phân công và hợp tác làm việc. Kết quả làm việc của nhóm sau đó được trình bày và đánh giá trước toàn lớp. Số lượng học sinh trong một nhóm thường khoảng 4 - 6 học sinh. Nhiệm vụ của các nhóm có thể giống nhau hoặc mỗi nhóm nhận một nhiệm vụ khác nhau là các phần trong một chủ đề chung. Tổ chức dạy học nhóm thường được áp dụng để đi sâu, vận dụng, luyện tập, củng cố một chủ đề đã học, nhưng cũng có thể để tìm hiểu một chủ đề mới.

b. Cách thức tổ chức thảo luận nhóm

Bước 1: Chia nhóm và giao nhiệm vụ

Cách phân nhóm, cách giao nhiệm vụ cho các nhóm, cách đặt tên nhóm phải tạo được hứng thú cho các em, không mất nhiều thời gian vào việc này.

Nội dung các nhiệm vụ cần hướng vào việc khai thác kinh nghiệm, hiểu biết của từng cá nhân học sinh.

Bước 2: Các nhóm tiến hành thảo luận Bước 3: Tổ chức trình bày kết quả

Sau khi mỗi nhóm trình bày xong cần tạo điều kiện cho các nhóm khác chất vấn, đồng ý hay bác bỏ những vấn đề nào và nhóm vừa trình bày có nhiệm vụ giải thích, làm rõ các câu hỏi của các nhóm bạn. Việc trình bày kết quả thảo luận của nhóm do tất cả các bạn trong nhóm thay phiên nhau đảm nhận.

Bước 4: Rút ra bài học (bài hình thành kiến thức mới), khắc sâu kiến thức (bài luyện tập)

Kết thúc thảo luận nhóm giáo viên có nhiệm vụ tổng kết các ý kiến của học sinh một cách khéo léo, vừa rút ra bài học vừa giải thích những điểm học sinh chưa rõ, học sinh hiểu sai vấn đề. Kết quả cuối cùng là xâu chuỗi ý kiến, phát hiện của học sinh về câu, có như vậy mới khuyến khích học sinh hứng thú học tập, thảo luận.

*) Yêu cầu: Trong quá trình các nhóm thảo luận, giáo viên phải "theo sát" để động viên tất cả các em trong nhóm đều tham gia thảo luận. Khuyến khích các em trình bày kết quả một cách mạch lạc.

VD: Dạy bài tập 3(Tiếng Việt 3, tập 1, Tr.90) - Nội dung thảo luận:

+ Tìm các câu được viết theo mẫu “Ai làm gì?” trong đoạn văn sau:

Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo trên gác bếp để gieo cấy mùa sau. Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

Theo Nguyễn Thái Vận

+ Chỉ rõ bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?”, bộ phận trả lời câu hỏi “làm gì?”

Mục đích của bài tập là giúp học sinh nhận diện được câu kể “Ai làm gì?” rèn kĩ năng xác định bộ phận trả lời các phần trong câu. Yêu cầu này không quá khó nhưng nếu học sinh hợp tác, thảo luận với nhau để giải quyết vấn đề thì bài tập sẽ hấp dẫn, nhẹ nhàng hơn.

Khi tiến hành làm bài tập này, giáo viên hướng dẫn học sinh thảo luận sau đó trình bày trước lớp. Cụ thể:

- Giáo viên chia lớp thành các nhóm (có thể là nhóm đôi hoặc nhóm 4 học sinh)

- Phát phiếu học tập có hệ thống câu hỏi thảo luận và quy định thời gian thảo luận. Các câu hỏi ở đây là các yêu cầu đưa ra để học sinh thực hiện vì thế đều ở dạng câu hỏi mở.

Phiếu học tập như sau:

PHIẾU HỌC TẬP

1. Đọc và tìm các câu được viết theo mẫu “Ai làm gì?”trong đoạn văn sau:

(1)Cuộc sống quê tôi gắn bó với cây cọ. (2)Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân. (3)Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo trên gác bếp để gieo cấy muà sau. (4)Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu. (5)Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

Theo Nguyễn Thái Vận

2. Điền tiếp vào chỗ chấm:

Bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì? con gì)?là từchỉ : ………..

Câu Nội dung

3. Khoanh vào chữ cái đặt trước câu trả lời đúng:

Bộ phận trả lời câu hỏi làm gì?là từ chỉ a. Đặc điểm, tính chất.

b. Hoạt động

c. Dùng để giới thiệu

- Sau khi thảo luận trong nhóm, giáo viên gọi đại diện các nhóm trình bày bài làm của nhóm mình.

- Cả lớp lắng nghe, nhận xét câu trả lời của các bạn, đồng thời chốt lại lời giải đúng.

Gợi ý đáp án

2. Bộ phận trả lời câu hỏi Ai (cái gì? con gì)? từ chỉ sự vật 3. Đáp án: b

d. Ý nghĩa của phương pháp thảo luận nhóm

Qua hoạt động nhóm, giáo viên đánh giá được khả năng nắm kiến thức và vận dụng kiến thức tiếng Việt của học sinh. Phương pháp thảo luận nhóm có ý nghĩa đặc biệt khi dạy Tiếng Việt nói chung phân môn Luyện từ và câu nói riêng cũng như các bộ môn khác. Vì phương pháp này tạo không khí học tập sôi nổi, phù hợp tâm lý của lứa tuổi. Đặc biệt với phương pháp này sẽ tạo môi trường giao tiếp có đầy đủ các yếu tố: người nói, người nghe và hoàn cảnh giao tiếp. Khi học sinh học tập theo từng nhóm nhỏ, các thành viên trong

Câu Nội dung

2 Cha làm cho tôi chiếc chổi cọ để quét nhà, quét sân.

3 Mẹ đựng hạt giống đầy móm lá cọ, treo trên gác bếp để gieo cấy mùa sau.

4 Chị tôi đan nón lá cọ, lại biết đan cả mành cọ và làn cọ xuất khẩu.

5 Chúng tôi rủ nhau đi nhặt những trái cọ rơi đầy quanh gốc về om, ăn vừa béo vừa bùi.

nhóm có thể luân phiên nhau: người nói - người nghe. Điều đó sẽ kích thích được hứng thú tạo lời, tạo câu ở học sinh. Hơn nữa thông qua thảo luận nhóm, học sinh tìm ra được phương án tối ưu nhất để giải quyết vấn đề học tập thông qua trí tuệ tập thể.

2.2.1.3. Vận dụng phương pháp luyện tập thực hành để luyện tập các kiểu câu học sinh hay nhầm lẫn

Đây là phương pháp giáo viên (GV) đưa ra từng dạng bài tập ngôn ngữ, yêu cầu HS luyện tập, thực hành nhiều lần với dạng bài tập đó để hình thành kĩ năng. Phương pháp này nên sử dụng ở buổi học 2 mới có nhiều thời gian.

Để giúp HS tránh nhầm lẫn khi xác định 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” hoặc xác định đúng thành phần của từng kiểu câu, GV cần tiến hành các bước sau:

Bước 1: Hệ thống được các dạng bài tập HS hay nhầm lẫn.

Bước 2: Hướng dẫn cách giải.

Ví dụ:

Qua thực tế giảng dạy 2 kiểu câu, trong dạy hai kiểu câu “Ai làm gì?”,

“Ai thế nào?”, chúng tôi thấy HS thường nhầm lẫn các trường hợp sau:

1). Câu có từ chỉ đặc điểm, tính chất, trạng thái ở phần không phải là bộ phận trả lời câu hỏi“Ai?”

Kiểu câu này HS thường hay nhầm lẫn với kiểu câu “Ai thế nào?”

VD : Đàn bò thung thăng gặm cỏ.

Các em sẽ thấy từ thung thăng có tác dụng gợi tả cao nên dễ nhầm lẫn, cho rằng đó là câu kiểu “Ai thế nào?”

Bước 1: Đặt câu hỏi

Đàn bò làm gì? Đàn bò thung thăng gặm cỏ. (hợp lí) Đàn bò thế nào? (không có câu trả lời hợp lí)

Bước 2: Xác định vai trò của 2 từ gặm và từ thung thăng trong câu

Từ chỉ hoạt động chính ở đây là gặm còn thung thăng chỉ là từ bổ nghĩa cho gặm.

Để khẳng định đó là từ chủ đạo, khi làmGV có thể hướng dẫn học sinh bỏ đi một trong hai từ, từ nào bỏ đi rồi mà câu đó vẫn rõ nghĩa thì từ bỏ đi là phụ còn từ nào bỏ đi mà câu đó không rõ nghĩa thì từ bỏ đi là chính.

VD: Đàn bò thung thăng cỏ. (chưa rõ nghĩa) Đàn bò gặm cỏ. (rõ nghĩa dễ hiểu hơn) Bước 3: Kết luận

Vậy trong câu này có từ thung thăng là từ chỉ trạng thái nhưng không phải là từ chính trong bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?”gặm mới là từ chỉ hoạt động chính.

Theo các căn cứ trên, có thể khẳng định đó là kiểu câu “Ai làm gì?”

chứ không phải là kiểu câu “Ai thế nào?”

2).Câu có từ chỉ hoạt động đứng trước từ chỉ đặc điểm tính chất Đây là kiểu câu HS dễ nhầm lẫn với kiểu câu “Ai làm gì?”

VD: Quả khế này ăn rất chua.

Câu này có từ chỉ hoạt động ăn đứng trước tổ hợp từ chỉ đặc điểm, tính chất rất chua. Nhưng ănkhông phải là hoạt động của quả khế.

Ở đây khi làm bài học sinh chỉ cần thực hiện bước 1 là đặt câu hỏi để khẳng định:

Quả khế này làm gì? (không có câu trả lời hợp lí)

Quả khế này thế nào? (có câu trả lời hợp lí là: Quả khế này ăn rất chua.)

Vậy câu đó là kiểu câu “Ai thế nào?”

3). Câu có thành phần định ngữ đứng sau danh từ nằm ở bộ phận trả lời câu hỏi “Ai ?”

Kiểu câu này, học sinh thường lúng túng không xác định đúng bộ phân trả lời câu hỏi “Ai?”, “thế nào?”

VD: Vườn hoa nhà Lan rất đẹp.

Với câu này,học sinh thường xác định bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?”vườn hoa.Giáo viên đặt câu hỏi để tìm bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?”:Vườn

hoa thế nào?Khi đó bộ phận trả lời câu hỏi thế nào?sẽ là nhà Lan rất đẹp.

(không hợp lí)Lúc đó giáo viên cầnkhẳng định nhà Lan là phần mở rộng làm rõ cho ta thấy vườn hoa của ai rất đẹp. Ta phải đưa nhà Lan vào bộ phận trả lời câu hỏi “Ai?”. Khi đó câu hỏi đúng là: Vườn hoa nhà Lan thế nào?và bộ phận trả lời câu hỏithế nào?sẽ là: rất đẹp (hợp lí.)

4). Câu có từ chỉ trạng thái vật líở bộ phận không phải trả lời câu hỏi “Ai?”

và trong bộ phận đó không có từ chỉ đặc điểm, tính chất

Kiểu câu này học sinh rất dễ nhầm lẫn các từ chỉ trạng thái này là các từ chỉ hoạt động và do đó dẫn đến nhầm lẫn đây là kiểu câu “Ai làm gì?”

VD: Những chiếc lá rơilả tả.

Chú gà trống nhà em phủ một lớp lông vàng óng.

Trong hai câu này có 2 từ rơi, phủ là 2 từ chỉ trạng thái vật líHS rất dễ nhầm là từ chỉ hoạt động và do đó nhầm lẫn đây là kiểu câu “Ai làm gì?”

Để học sinh khỏi nhầm lẫn, giáo viên hướng dẫnhọc sinh trả lời các câu hỏi sau:

Những chiếc lá làm gì?(Câu trả lời không hợp lí.)

Những chiếc lá thế nào? (ta có thể trả lời được: Những chiếc lá rơi lả tả (hợp lí))

Chú gà trống nhà em làm gì?(không thể trả lời là chú gà trống nhà em phủ một lớp lông vàng óng.)

Chú gà trống nhà em thế nào? (ta có thể trả lời được: Chú gà trống nhà em phủ một lớp lông vàng óng (hợp lí))

Hơn nữa rơi không phải là hoạt động mà Những chiếc lá chủ động làm được hoặc đang làm, phủ không phải là hoạt động mà Chú gà trống nhà em chủ động làm được hoặc đang làm.Các câu đó miêu tả đặc điểm, trạng thái của chú gà trống và những chiếc lá.

Vậy câu đó không phải là câu kiểu “Ai làm gì?” mà là câu kiểu “Ai thế nào?”

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Dạy kiểu câu "Ai làm gì?", "Ai thế nào?" cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Quán Toan Hồng Bàng, Hải Phòng (Trang 42 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)