Phân tích kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Dạy kiểu câu "Ai làm gì?", "Ai thế nào?" cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Quán Toan Hồng Bàng, Hải Phòng (Trang 75 - 80)

Chương 3. Thực nghiệm sư phạm

3.6. Phân tích kết quả thực nghiệm

Bảng 3.2. Kết quả kiểm tra sau khi thực nghiệm

Lớp số

Điểm/ Xếp loại Hoàn thành tốt

(9-10 điểm)

Hoàn thành (5-8 điểm)

Chưa hoàn thành (dưới 5 điểm)

SL % SL % SL %

Thực

nghiệm 140 62 44,3 78 55,7 0 0

Đối

chứng 140 48 34,3 92 66,7 0 0

Căn cứ vào kết quả làm bài của học sinh các lớp thực nghiệm và đối chứng có thể rút ra một số nhận xét dưới đây:

- Trong quá trình dạy thực nghiệm, do đã được bồi dưỡng một số vấn đề cơ bản nhất về bài dạy (mục đích, yêu cầu, cách tổ chức, cách đánh giá, ...) giáo viên dạy thực nghiệm đã tổ chức tốt các tiết dạy thực nghiệm, các giờ dạy nhìn chung đều có tác động tích cực đến học sinh và giáo viên thực nghiệm.

- Qua việc tổng hợp kết quả đo thực nghiệm, chúng tôi tiến hành so sánh kết quả từng nhóm để rút ra kết luận thực nghiệm. Thực tế cho thấy, các lớp thực nghiệm có kết quả cao hơn các lớp đối chứng. Học sinh đạt mức hoàn thành tốt (9-10 điểm) tăng lên còn số học sinh đạt mức hoàn thành (5-8 điểm) giảm đi. Số học sinh chưa hoàn thành không có.

Từ đây chúng ta nhận thấy rằng học sinh học ở lớp thực nghiệm có sự vượt trội hơn hẳn khi làm bài kiểm tra, các em nắm chắc được các kiến thức cơ bản của từng mẫu câu, mắc lỗi ít hơn, biết vận dụng để làm các dạng bài tập khác nhau và đạt điểm số cao hơn so với lớp đối chứng.

Kết hợp với phần thực nghiệm định tính 280 học sinh lớp thực nghiệmchúng tôi đã phỏng vấn, trò chuyện với các em về sự thích thú của các em khi làm các bài tập trong sách giáo khoa đã được thay đổi nội dung, yêu cầu.

Việc kết hợp nhuần nhuyễn các phương pháp dạy học tích cực và tổ chức hoạt động đã phù hợp với nhận thức và làm cho các em học tập hứng thú hơn, tích cực hơn, do đó chất lượng giờ học được nâng cao hơn.

3.6.2. Về mức độ rèn luyện kỹ năng

Qua quan sát, dự giờ các tiết dạy của giáo viên ở các lớp đối chứng và trực tiếp dạy thực nghiệm, chúng tôi rút ra một số kết luận sau:

* Ở nhóm lớp thực nghiệm:

Học sinh biết cách khái quát vấn đề, vận dụng kiến thức đã học vào làm các bài tập cũng như các hoạt động giao tiếp.

Hơn nữa các em còn bị lôi cuốn vào các hoạt động diễn ra liên tục trong tiết học, tự tin khi trả lời, hứng thú khi tìm được câu trả lời đúng và tích cực trong các trò chơi học tập. Mặt khác, các em chủ động tham gia vào hoạt động tổ nhóm, hăng hái trao đổi, tranh luận vấn đề học tập và tích cực tham gia phát biểu xây dựng bài. Ngoài ra, các em rất hào hứng khi tham gia giải quyết các bài tập cũng như trong quá trình chúng tôi chữa các bài tập đó. Bởi vì bên cạnh việc giải quyết các bài tập trong sách giáo khoa các em còn có cơ hội rèn luyện những bài tập phù hợp với trình độ tư duy của mình. Hơn nữa, hình thức bài tập đa dạng cũng kích thích hứng thú học tập của các em, giúp cho các em đỡ nhàm chán trong quá trình học và nội dung kiến thức mà các em ôn luyện trong quá trình làm bài cũng đa dạng và phong phú hơn.

* Ở nhóm lớp đối chứng:

Kỹ năng phân tích và tìm ra con đường giải quyết vấn đề của các em còn hạn chế. Các em thụ động ngồi lắng nghe cô giáo đưa ra ngữ liệu, rồi làm việc cùng các bạn khá giỏi trong lớp phân tích và rút ra kết luận.

Có một số tiết dạy, giáo viên có tổ chức cho cả lớp hoạt động, song do khâu chuẩn bị chưa tốt, việc tổ chức thảo luận hoặc giao nhiệm vụ còn lúng túng, không thông qua phiếu giao việc nên học sinh thể hiện gượng ép, chỉ một số em làm việc, còn số đông ngồi làm việc riêng không chú ý trong giờ học.

Với những bài tập thực hành giao tiếp, học sinh còn e dè, thiếu tự tin khi tham gia giao tiếp, chưa diễn đạt hết câu. Chỉ có một số ít học sinh tự tin xung phong tham gia giải quyết tình huống giao tiếp.

Việc tổ chức thảo luận nhóm còn gặp nhiều khó khăn: Kỹ năng tổ chức thảo luận nhóm, trình bày quan điểm của bản thân trước nhóm, trình bày kết quả hoạt động của nhóm trước lớp,…còn chưa thành thạo. Đặc biệt khi tổ chức cho học sinh quan sát tranh, nói từ 3 - 5 câu về chủ đề có sử dụng kiểu câu “Ai làm gì?”, “ Ai thế nào?” không thành công, mất thời gian và hiệu quả không cao.

3.6.3.Về hứng thú học tập của học sinh

Hứng thứ học tập chiếm vị trí rất quan trọng trong hoạt động nhận thức của học sinh tiểu học. Đây là chỉ số quan trọng để đánh giá tính tích cực nhận thức của các em. Vì vậy, sau các tiết dạy thực nghiệm chúng tôi tiến hành lấy ý kiến của các em về bài học. Kết quả đánh giá về khả năng hứng thú của các em trong các tiết dạy thể hiện như sau:

Bảng 3.3

Bảng đánh giá mức độ hứng thú của học sinh sau thực nghiệm

Nhóm lớp

Tổng số học sinh

Mức độ hứng thú

Rất thích Thích Không thích Số

lượng % Số lượng % Số lượng % Thực

nghiệm 140 87 62,2 50 35,7 3 2,1

Đối 140 63 45,0 36 25,7 41 29,3

chứng

Kết quả tổng hợp ở bảng 3.3cho thấy:

Tỉ lệ học sinh có hứng thú học tập trong mức độ rất thích ở lớp đối chứng và lớp thực nghiệm có sự khác nhau rõ rệt (lớp đối chứng là 45% trong khi mức độ đó ở lớp thực nghiệm là 62,1%). Ở mức độ thích lớp thực nghiệm là 35,7% còn ở lớp đối chứng là 25,7%.

Tại lớp thực nghiệm chỉ có 2,1% học sinh không thích tiết học tuy nhiên ở lớp đối chứng thì tỉ lệ đó là 29,3%.

Như vậy nhìn vào bảng trên có thể thấy, mức độ hứng thú đối với bài học của học sinh ở nhóm lớp thực nghiệm và nhóm lớp đối chứng có sự khác nhau rõ rệt. Qua quan sát các tiết dạy, chúng tôi thấy rất rõ nét hào hứng thế hiện trên khuôn mặt, ánh mắt các em. Trong quá trình học, các em được thoải mái bộc lộ quan điểm, suy nghĩ của bản thân, được các bạn và thầy cô giáo lắng nghe, các em hoàn toàn chủ động trong quá trình học.

Ở các lớp đối chứng nhiều học sinh còn tỏ ra thờ ơ với bài học vì các em phải tiếp nhận tri thức qua lời giảng của giáo viên một cách thụ động. Vì bài dạy không lôi cuốn, hấp dẫn nên nhiều học sinh còn làm việc riêng, không chú ý vào bài học.

Kết quảtrên cho thấy việc tổ chức cho học sinh tham gia hoạt động, lôicuốn các em vào giải quyết các bài tập tình huống cùng các bạn trong tổ, trong nhóm và cả lớp sẽ tạo ra sự hứng thú học tập cho học sinh. Giáo viên phải khéo léo tổ chức sao cho tiết học thật sự sôi nổi, có sức lôi cuốn, tạo ra sự thi đua giữa các nhóm, tổ chức cho các em học mà chơi, chơi mà học, luôn động viên khuyến khích cácem kịp thời, dẫn dắt các em tự hoạt động chiếm lĩnh tri thức hiệu quả tiết họcchắc chắn sẽ được nâng lên, học sinh sẽ rất hào hứng học tập.

3.6.4. Về sự chú ý của học sinh

Trong quá trình thực nghiệm tương ứng với mức độ họat động và hứng thú nhận thức khác nhau, sự tập trung chú ý của học sinh ở nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng đối với tiến trình bài dạy là không như nhau:

* Ở nhóm lớp thực nghiệm:

Học sinh được dẫn dắt vào các hoạt động, hào hứng trong việc tìm tòi thảo luận tìm ra hướng giải quyết các nhiệm vụ học tập nên khả năng chú ý của học sinh được tập trung cao. Tiết học không có thời gian “chết”, hết nghiên cứu tìm cách phân tích các ngữ liệu đưa ra, tiếp đến tập trung suy nghĩ để thảo luận nhóm, tổng hợp ý kiến thống nhất của các thành viên trong nhóm để trình bày trước cả lớp (nếu được chỉ định), phải nghiên cứu làm bài tập để còn đánh giá, nhận xét và chữa bài của bạn (nếu cô giáo giao nhiệm vụ), đến trò chơi cũng phải suy nghĩ cách chơi sao cho thắng nếu không được chỉ định chơi cũng phải suy nghĩ để còn nhận xét cách giải quyết của các bạn... Và đặc biệt nếu mình chịu khó suy nghĩ giải quyết vấn đề đúng sẽ được cô giáo khen, được cả lớp thán phục... vì thế nên hầu hết tất cả học sinh đều tập trung chú ý rất cao trong suốt cả tiết học.

Trong mỗi tiết học, mối quan hệ cộng tác giữa giáo viên và học sinh được thể hiện rất rõ, học sinh có ý thức cao đối với quá trình học tập, các em thực sự bị lôi cuốn vào hoạt động học tập.

Ở các lớp thực nghiệm hiện tượng nói chuyện riêng, làm việc riêng trong giờ học không còn đáng kể. Giờ học có thể không 'trật tự" theo quan điểm truyền thống nhưng đó là sự không "trật tự" có mục đích, có định hướng, có hiệu quả.

* Ở nhóm lớp đối chứng:

Học sinh ở nhóm lớp đối chứng còn có nhiều hạn chế: trong giờ học, học sinh còn làm việc riêng, nói chuyện riêng nhiều do giáo viên còn nặng nề về thuyết trình hướng dẫn giải bài tập hoặc quá thả lỏng không quan sát được quá trình thực hành của HS. Do không được hướng dẫn tham gia vào các hoạt động học tập, không được tổ chức hoạt động tập thể nên học sinh rất chóng

mệt mỏi, nhàm chán và điều hiển nhiên các em sẽ không hào hứng với việc học và sẽ làm việc riêng, nói chuyện riêng. Chính việc học tập mang tính áp đặt đã không gây được hứng thú học tập cho học sinh.

Như vậy, xét về mức độ chú ý của học sinh trong giờ học ở nhóm lớp thực nghiệm và lớp đối chứng có sự khác nhau. Việc tổ chức cho học sinh tham gia vào các hoạt động học tập để tự chiếm lĩnh tri thức là rất phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của học sinh.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Giáo dục học: Dạy kiểu câu "Ai làm gì?", "Ai thế nào?" cho học sinh lớp 3 trường Tiểu học Quán Toan Hồng Bàng, Hải Phòng (Trang 75 - 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(107 trang)