Chương 1. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
1.2. Cơ sở thực tiễn
1.2.1. Nội dung chương trình dạy 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh Tiểu học
Với chương trình sách giáo khoa hiện hành, các em học sinh được làm quen với hai kiểu câu này bắt đầu từ lớp 2, lớp 3 và được học kĩ hơn, bài bản hơn vào lớp 4. Dưới đây là bảng thống kê các bài dạy về 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” trong chương trình sách giáo khoa hiện hành lớp 2, lớp 3, lớp 4.
Lớp 2
Bảng 1.1
Các bài dạy về 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”
trong chương trình sách giáo khoa hiện hành lớp 2.
Tuần Tên bài học Mục tiêu bài học Trang
13
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về công việc gia đình.
Câu kiểu Ai làm gì?
- Mở rộng vốn từ chỉ hoạt động (công việc gia đình)
- Luyện tập về kiểu câu Ai làm gì?
108 (Học kì 1)
14
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về tình cảm gia đình. Câu kiểu Ai làm gì?Dấu chấm, dấu chấm hỏi
- Mở rộng vốn từ về tình cảm gia đình.
- Rèn kĩ năng đặt câu theo mẫu Ai làm gì?
-Rèn kĩ năng sử dụng dấu chấm, dấu hỏi.
116 (Học kì 1)
15
Từ chỉ đặc điểm.
Câu kiểu Ai thế nào?
- Mở rộng vốn từ về đặc điểm, tính chất của người, vật, sự vật.
- Rèn kĩ năng đặt câu theo kiểu Ai thế nào?
122 (Học kì 1)
16
Từ chỉ tính chất Câu kiểu Ai thế nào?
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ vềvật nuôi
- Bước đầu hiểu về từ chỉ tính chất. Biết dùng từ chỉ tính chất là tính từ để đặt những câu đơn giản theo kiểu Ai (cái gì, con gì) thế nào?
- Mở rộng vốn từ vật nuôi.
133 (Học kì 1)
17
Mở rộng vốn từ: Từ ngữ về vật nuôi. Câu kiểu Ai thế nào?
- Mở rộng vốn từ: các từ chỉ đặc điểm của loài vật.
- Bước đầu thể hiện ý so sánh khi đặt câu Ai thế nào?.
142 (Học kì 1)
Có thể nhận thấy rằng2 kiểu câu này được học trong 5 tuần liên tục (tuần 13,14,15,16,17).Trong đó,kiểu câu “Ai làm gì?”được học trong 2 tuần, mỗi tuần 1 tiết.Riêng kiểu câu “Ai thế nào?” được học trong 3 tuần, với tổng số tiết là 3.Tuy nhiên, lúc này các em chưa được chưa đi sâu vào tìm hiểu các kiểu câu trênmàmới chỉ được giới thiệu dưới hình thức làm quen.Bên cạnh đó, các bài học còn lồng ghép thêm các mạch kiến thức khác cũng có liên quan tới các kiểu câu này.
Lớp 3
Bảng 1.2
Các bài dạy về 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” trong chương trình sách giáo khoa hiện hành lớp 3.
Tuần Tên bài học Mục tiêu bài học Trang
8
Mở rộng vốn từ : Cộng đồng.
Ôn tập câu: Ai làm gì?
- Mở rộng vốn từ về: Cộng đồng.
- Ôn kiểu câu: Ai làm gì?
65 (Học kì 1)
11
Mở rộng vốn từ : Quê hương.
Ôn tập câu: Ai làm gì?
- Mở rộng vốn từ về: Quê hương.
- Ôn kiểu câu: Ai làm gì?
89 (Học kì 1)
14
Ôn tập về từ chỉ đặc điểm.
Ôn tập câu: Ai thế nào?
- Ôn về từ chỉ đặc điểm:
Tìm được các từ chỉ đặc điểm, vận dụng hiểu biết về từ chỉ đặc điểm, xác định đúng phương diện so sánh trong phép so sánh.
- Tiếp tục ôn kiểu câu: Ai thế nào? Tìm đúng bộ phận trong câu trả lời: Ai (cái gì, con gì) ?vàThế nào?
117 (Học kì 1)
17
Ôn tập về từ chỉ đặc điểm.
Ôn tập câu: Ai thế nào? Dấu phẩy.
- Ôn về từ chỉ đặc điểm của người, vật.
- Ôn tập mẫu câu: Ai thế nào?
(Biết đặt câu theo mẫu để miêu tả người, vật, cảnh cụ thể)
145 (Học kì 1)
- Tiếp tục ôn luyện về dấu phẩy
23
Nhân hóa. Ôn tập cách đặt và trả lời câu hỏi:
Như thế nào?
- Củng cố hiểu biết về nhân hóa.
- Ôn luyện cách đặt và trả lời câu hỏi: Như thế nào?
44 (Học kì 2)
Qua khảo sát chương trình lớp 3 có thể thấy khác với lớp 2, haikiểu câu này được học trong 4 tuần (tuần 8,11,14,17,23). Các tuần học không được bố trí liền nhau mà thường cách 2 tuần mới được học một bài, riêng tuần 23 cách 5 tuần mới được học lại. Đồng thời với số tiết không nhiều chỉ có 4 tiết ở học kì 1 và 1 tiết ở học kì 2. Giống với lớp 2, các tiết học này không được học riêng biệt mà được học lồng ghép thêm với các mạch kiến thức khác cũng có liên quan tới các kiểu câu này nhưng kiến thức có phần sâu hơn. Ở lớp 3, các em không dừng ở việc làm quen với 2 kiểu câu mà chủ yếu được ôn tập dưới dạng các bài tập thực hành.
Lớp 4
Bảng 1.3
Các bài dạy về hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”
trong chương trình sách giáo khoa hiện hành lớp 4
Tuần Tên bài học Mục tiêu của bài học Trang 16 Câu kể
- Học sinh hiểu thế nào là câu kể, tác dụng của câu kể.
- Giúp các em biết tìm câu kể trong đoạn văn; biết đặt một vài câu kể để kể, tả, trình bày ý kiến.
161 (Học kì 1)
- Học sinh nắm được cấu tạo cơ bản
17 Câu kể Ai làm gì?
của câu kể Ai làm gì?.
- Học sinh nhận ra hai bộ phận chủ ngữ và vị ngữ của câu kể Ai làm gì?
từ đó biết vận dụng kiểu câu kể Ai làm gì? vào bài viết.
166 (Học kì 1)
18 Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Giúp học sinh hiểu rõ chức năng và đặc điểm cấu tạo của vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?.
+ Trong câu kể Ai làm gì?, vị ngữ nêu lên hoạt động của người hay vật.
+ Vị ngữ trong câu kể Ai làm gì?thường do động từ và cụm động từ tạo thành.
171 (Học kì 1)
19 Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
- Giúp học sinh hiểu rõ cấu tạo và ý nghĩa của bộ phận chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?
+Trong câu kể Ai làm gì?chủ ngữ nêu tên con người hoặc con vật (hay đồ vật, cây cối được nhân hóa) có hoạt động được nói đến ở vị ngữ.
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai làm gì?thường do danh từ hoặc cụm danh từ
tạo thành.
- Giúp học sinh biết xác định bộ phận chủ ngữ trong câu, biết đặt câu với chủ ngữ cho sẵn.
6 (Học kì 2)
20 Luyện tập về câu kể Ai làm gì?
- Hướng dẫn học sinh luyện tập về câu kể Ai làm gì?; nhận diện câu kể Ai làm gì?trong đoạn văn; nắm được tác dụng của mỗi câu; xác định được bộ phận chủ ngữ, vị ngữ trong các câu đó.
- Học sinh có thể thực hành viết được đoạn văn có dùng kiểu câu Ai làm gì?.
16 (Học kì 2)
21 Câu kể Ai thế nào?
- Học sinh nhận diện được câu kể Ai thế nào?và xác định được bộ phận chủ ngữ và vị ngữ trong câu.
- Giúp học sinh biết viết đoạn văn có dùng các câu kể Ai thế nào?.
23 (Học kì 2)
Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?
- Học sinh hiểu rõ chức năng và đặc điểm cấu tạo của vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?.
+ Trong câu kể Ai thế nào?vị ngữ chỉ đặc điểm, trạng thái của sự vật (người, vật, con vật) được nói đến ở chủ ngữ.
+ Vị ngữ trong câu kể Ai thế nào?thường do tính từ, động từ (hoặc cụm tính từ, cụm động từ) tạo thành.
- Học sinh xác định được bộ phận vị
ngữ trong câu kể Ai thế nào?,biết đặt câu đúng mẫu.
29 (Học kì 2)
22 Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?
- Giúp học sinh hiểu được ý nghĩa và cấu tạo của chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?.
+ Chủ ngữ chỉ những sự vật (người, vật, con vật) có đặc điểm, tính chất hoặc trạng thái được nêu ở vị ngữ.
+ Chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?thường do danh từ hoặc cụm danh từ tạo thành.
- Giúp học sinh xác định đúng chủ ngữ trong câu kể Ai thế nào?và viết được đoạn văn có sử dụng câu kể Ai thế nào?.
36 (Học kì 2)
Với các bài học về hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”, các em học sinh lớp 4 được học trong 7 tuầnliên tục (tuần 16, 17, 18) cuối học kì 1(tuần 19, 20, 21, 22) đầu học kì 2. Khác với lớp 2, lớp 3, mỗi bài học chỉ tập trung vào học một kiểu câu hoặc chủ ngữ, vị ngữ của kiểu câu đó, khônghọc lồng ghép với các kiến thức khác, tránh làm loãng mạch kiến thức.Ở lớp 4 việc tiếp nhận các kiến thức trừu tượng của các em trở nên dễ dàng hơn lớp 2, lớp 3.Ngoài bài học kiến thức chung về câu kể tuần 16, kiểu câu“Ai làm gì?”được học trong 4 tuần (tuần 17,18,19, 20), kiểu câu “Ai thế nào?” học trong 2 tuần (tuần 21, 22).Khác với lớp 2, lớp 3, sang lớp 4, các em được đi sâu vào tìm hiểu cấu trúc ngữ pháp của từng kiểu câu - một kiến thức khá trừu tượng.Sau mỗi kiểu câu vừa học luôn có bài luyện tập để giúp các em củng cố lại kiến thức.
Tóm lại nhìn vào bảng tổng hợp nội dung, chương trình dạy 2 kiểu câu
“Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” ở tiểu học, chúng tôi thấy lượng kiến thức cung cấp cho các em khá đầy đủ.Tuy nhiên, tùy từng khối lớp mà 2 kiểu câu“Ai
làm gì?”, “Ai thế nào?”được đề cập với mức độ nông sâu khác nhau. Kiến thức được triển khai theo hướng từ dễ đến khó, phù hợp với trình độ nhận thức, kinh nghiệm của các em ở từng khối lớp.
1.2.2. Thực trạng của việc dạy học 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”
cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng 1.2.2.1. Vài nét về Trường Tiểu học Quán Toan
Trường Tiểu học Quán Toan là một trường nằm ở cuối quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng. Trường có 78 cán bộ giáo viên công nhân viên.
Thầy cô giáo đang giảng dạy có trình độ chuyên môn vững vàng, giàu kinh nghiệm. Trường có 1381 học sinh đang theo học. Học sinh trong trường chăm ngoan, lễ phép và tích cực học tập. Trong năm học 2017-2018, khối 3 của trường có 8 giáo viên và 280 học sinh. Trình độ giáo viên tương đối đồng đều. Học sinh100% đạt kiến thức, kĩ năng ở mức hoàn thành và hoàn thành tốt.
1.2.2.2. Mục đích nghiên cứu thực trạng
Chúng tôi khảo sát thực trạng dạy học 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng để hiểu được thực chất dạy học 2 kiểu câu của giáo viên khối 3 của trường;đồng thời lấy đó làm cơ sở để đề xuất một số biện pháp dạy 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng.
1.2.2.3. Đối tượng, địa điểm khảo sát
Chúng tôi lấy toàn bộ học sinh lớp 3 Trường Tiểu học Quán Toan, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng năm học 2017 - 2018 (280 học sinh), toàn bộ giáo viên giảng dạy khối 3(8 giáo viên) của Trường Tiểu học Quán Toan, quận Hồng Bàng, thành phố Hải Phòng làm đối tượng khảo sát.
1.2.2.4. Nội dung, phương pháp khảo sát a. Nội dung khảo sát
Để có kết quả chân thực và khách quan, chúng tôi đã xây dựng thành 2 bài khảo sát dành cho giáo viên và cho học sinh, mỗi bài khảo sát có những câu hỏi khác nhau, phù hợp với những yêu cầu cần đánh giá.
Về giáo viên:Để đảm bảo hơn về tính chân thực của phiếu khảo sát, chúng tôi không lấy tên của giáo viên, tránh việc các thầy cô vì ngại ngùng mà phản ánh không đúng thực tế.
Về học sinh:Nội dung khảo sát bao gồm 1 phần: Trắc nghiệm. Tất cả đều được khảo sát và lấy số liệu trực tiếp trên các đối tượng cùng kết quả bài làm.
Phần nội dung khảo sát phù hợp với chương trình học và trình độ của học sinh lớp 3. Ngoài ra, các bài tập trong phiếu khảo sát được chọn từ 3 nguồn:
+Một số bài tập trong các bài học lí thuyết về 2 kiểu câu “Ai làm gì?”,
“Ai thế nào?”trong Sách giáo khoa (SGK) Tiếng Việt 3.
+Một số bài tập trong sách tham khảo về chương trình dạy Tiếng Việt 3.
+Một số bài tập do chúng tôi tự biên soạn dựa trên thực tế việc sử dụng 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” trong giao tiếp của học sinh tiểu học.
b. Phương pháp khảo sát
Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát, chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp sau:
Phương pháp quan sát: Chúng tôi tiến hành dự giờ của một số thầycô trong trường, phương tiện dạy học, cơ sở vật chất và quá trình lên lớp, tổ chức học sinh học tập chiếm lĩnh tri thức, từ đó biết được giáo viên đã sử dụng những phương pháp dạy học nào, những phương tiện gì cho từng nội dung dạy học, đánh giá sơ bộ về kết quả dạy học.
Phương pháp đàm thoại: Để thu nhận trực tiếp thông tin phản hồi về vấn đề cần tìm hiểu, chúng tôi đã trực tiếp trao đổi với giáo viên và học sinh để thấy được quan điểm của việc dạy và học các kiểu câu trên.
1.2.2.5. Kết quả khảo sát thực trạng
Chúng tôi đã tiến hành điều tra tại Trường Tiểu học Quán Toan với tổng số phiếu phát ra là 288 phiếu. Trong đó:
Giáo viên: 8 phiếu Học sinh: 280 phiếu
Sau đó, chúng tôi đã tiến hành xử lí các bài khảo sát của giáo viên và học sinh thu được kết quả sau:
Bảng 1.4
Kết quả khảo sát về thực trạng dạy hai kiểu câu
“Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” của giáo viên Trường Tiểu học Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng
Số lượng: 8 giáo viên
TT Nhận thức và thực trạng dạy 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”
Tổng hợp Số
phiếu
Tỉ lệ (%)
1
Thầy (cô) hiểu thế nào về 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”
a. Trả lời đúng 8 100
b. Trả lời sai 0 0
2
Theo quý thầy (cô) những ngữ liệu về dạy kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” trong SGK lớp 3 hiện nay như thế nào?
a. Phù hợp với kinh nghiệm, vốn tri thức của học sinh
4 50,0
b. Gây được hứng thú cho học sinh 1 12,5
c. Chưa đa dạng 2 25,0
d. Không gây được hứng thú cho học sinh 1 12,5
e. Một số ngữ liệu còn mơ hồ, không phù hợp với trình độ của học sinh
0 0
3
Quý thầy (cô) có hay nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm để thay đổi phương pháp dạy 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” không?
a. Thường xuyên 1 12,5
b.Thỉnh thoảng 7 87,5
c. Không bao giờ 0 0
4
Để không bị nhầm lẫn giữa 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” theo thầy (cô) cần căn cứ vào đâu?
a. Nội dung ý nghĩa của từng kiểu câu 1 12,5 b. Động từ (tính từ) trong vị ngữ của từng kiểu
câu
5 62,5
c.Cả hai căn cứ trên 2 25,0
5
Khi dạy 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”
quý thầy (cô) có chia thành các dạng bài tập để học sinh luyện tập không?
a. Không bao giờ 6 75,0
b. Thi thoảng 2 25,0
c. Thường xuyên 0 0
6
Khi dạy kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”
quý thầy (cô) đã chuẩn bị những công việc và nội dung dạy học nào sau đây:
a. Sử dụng toàn bộ các bài tập, câu hỏi gợi ý trong SGK và SGV
7 87,5
b. Chỉ chọn một số bài tập, câu hỏi trong SGK, SGV.
1 12,5
c.Tự mình xây dựng và sưu tầm những bài tập, câu hỏi phù hợp với mục đích của bài dạy và đối tượng học sinh.
0 0
7
Để nâng cao hiệu quả dạy 2 kiểu câu “Ai làm gì?”,“Ai thế nào?” cho học sinh lớp 3, thầy cô thường sử dụng phương pháp nào?
a. Phương pháp phân tích ngôn ngữ 2 25,0
b. Phương pháp dạy học nêu vấn đề 2 25,0
c. Phương pháp thảo luận nhóm 2 25,0
d. Phương pháp trò chơi 1 12,5
e. Tất cả các phương pháp trên 1 12,5
8
Thầy (cô) gặp khó khăn gì trong quá trình dạy 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “ Ai thế nào?”
a. Học sinh lúng túng khi phân biệt 2 kiểu câu
“Ai làm gì?”, “ Ai thế nào?”
4 50,0
b. Học sinh chưa biết viết câu, chưa biết bản chất của từng kiểu câu.
3 37,5
c. Khó khăn khác. 1 12,5
9
Khi tổ chức luyện tập về 2 kiểu câu “Ai làm gì?”,“Ai thế nào?” học sinh thường mắc phải những lỗi nào?
a. Nhầm lẫn giữa câu kể “Ai làm gì?”và câu kể“Ai thế nào?”
3 37,5
b. Xác định nhầm bộ phận trả lời câu hỏi làm gì?
thế nào? của 2 kiểu câu
5 62,5
c. Các lỗi khác 0 0
Nhìn vào bảng tổng hợp có thể thấy 100% giáo viên được khảo sát đều hiểu đúng về hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”. Khi được hỏi về
ngữ liệu dạy 2 kiểu câu“Ai làm gì?”,“Ai thế nào?” trong sách giáo khoa hiện nay, 50% giáo viên cho rằng phù hợp với kinh nghiệm sống, vốn tri thức của học sinh; 12,5% giáo viên nhận xét ngữ liệu dạy học không gây được hứng thú cho học sinh. Không có giáo viên nào cho rằng ngữ liệu còn mơ hồ, không phù hợp với trình độ của học sinh và cũng có 12,5% giáo viên cho rằng ngữ liệu đó gây được hứng thú cho học sinh.25% đánh giá ngữ liệu trong SGK chưa đa dạng.
Kết quả khảo sát cho thấy số lượng giáo viên thỉnh thoảng mới nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm để thay đổi phương pháp dạy hai kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” chiếm tới 87,5% còn số lượng giáo viên thường xuyên nghiên cứu trao đổi để thay đổi phương pháp dạy chỉ có 12,5%.
Khi được hỏi về cách để không bị nhầm lẫn giữa 2 kiểu câu kể “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?” có 12,5% giáo viên được khảo sát cho biết cần căn cứ
vào nội dung ý nghĩa của từng kiểu câu, 62,5% giáo viên cho rằng căn cứ vào động từ (tính từ) trong vị ngữ của từng kiểu câu. Chỉ có 25% giáo viên căn cứ
vào cả hai yếu tố trên.
Qua trao đổi với giáo viên vềviệc chia bài tập thành các dạng để học sinh dễ làm hơn, có 25% giáo viên thỉnh thoảng làm việc này còn lại 75%
giáo viên khôngchia các bài tậptrong sách giáo khoa thành các dạng để giúp học sinh củng cố kiến thức về câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”. Vì vậy, một số học sinh khá thụ động khi làm các bài tập liên quan đến 2 kiểu câu này.
Khi được khảo sát về công tác chuẩn bị những công việc và nội dung dạy học hai kiểu câu này thì giáo viên sử dụng bài tập, gợi ý trong sách giáo khoa, sách giáo viên (SGV) chiếm 87,5%, có 12,5% giáo viên chọn một số bàitập, câu hỏi trong sách giáo khoa và sách giáo viên để giảng dạy cho học sinh.
Để nâng cao chất lượng dạy 2 kiểu câu “Ai làm gì?”, “Ai thế nào?”
có 25% giáo viên thường sử dụng phương pháp phân tích ngôn ngữ, 25% giáo viên thường sử dụng phương pháp thảo luận nhóm, 12,5% giáo viên thường