LỜI MỞ ĐẦUTrong bối cảnh toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa về kinh tế, đã làmđảo lộn nhiều giá trị đã từng được xem là chuẩn mực trong đời sống cộng đồng.Tuy nhiên, nhiều người khô
Trang 1MỤC LỤC
Lời mở đầu……….2
1 Tổng quan về văn hóa……… ………… ……3
1.1 Văn hóa……… ……… 3
1.2 Cơ cấu của văn hóa……….……….3
1.3 Các loại hình văn hóa……….……… 4
1.4 Tính đa dạng văn hóa và văn hóa chung….……….5
2 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa… 6
2.1 Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh…… 6
2.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa……… 8
2.3 Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa……… 13
3 Thực trạng và giải pháp cho nền văn hóa Việt Nam:…… 19
3.1 Thực trạng.……….19
3.2 Giải pháp.……… 25
TÀI LIỆU THAM KHẢO……… ……… 30
BẢNG PHÂN CHIA CÔNG VIỆC……… …31
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, trước hết là toàn cầu hóa về kinh tế, đã làmđảo lộn nhiều giá trị đã từng được xem là chuẩn mực trong đời sống cộng đồng.Tuy nhiên, nhiều người không ý thức được rằng: các giá trị văn hóa của mỗi dântộc đều có sức sống riêng, bản sắc, tính đa dạng và sự khác biệt của chính dântộc ấy, chính vì vậy mà người ta tiếp thu các tư tưởng văn hóa ngoại bang mộtcách ồ ạt, không có chọn lọc, không biết “gạn đục, khơi trong” Hậu quả đươngnhiên xét ở lĩnh vực văn hóa là dễ tạo ra thói quen quên lãng truyền thống, mấtphương hướng trong thưởng thức, cảm thụ và sáng tạo nghệ thuật, lối sống gấpgáp, không tình không nghĩa, không còn lý tưởng,… Điều đó trái ngược vớitruyền thống văn hóa dân tộc, và đôi khi đi khác xa với những tư tưởng văn hóacủa chủ tịch Hồ Chí Minh đã định hướng
Vì vậy, nhóm chọn đề tài này để hiểu rõ hơn về những tư tưởng ấy, đểchọn đúng định hướng suy nghĩ, để không đi theo các hình thức văn hóa thoáitrào
Tư tưởng Hồ Chí Minh về văn hóa là cơ sở lý luận đúng đắn, là kim chỉnam của Đảng trong sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắcdân tộc Đây cũng là những điều mà chúng ta nên học, nên thực hiện để giữ gìnbản sắc truyền thống tốt đẹp đó
1 Tổng quan về văn hóa:
1.1 Văn hóa:
Văn hóa là một hệ thống hữu cơ những giá trị vật chất và tinh thần do conngười, loài người sáng tạo, tích lũy thông qua hoạt động thực tiễn trong suốt quátrình lịch sử của mình
Con người là sản phẩm cao nhất của tự nhiên và văn hóa là sản phẩm đặcsắc nhất của con người Có thể nói văn hóa là sự hóa thân của đời sống, nó thấm
Trang 3vào mọi lĩnh vực hoạt động của con người, nó xuyên suốt trong mọi lĩnh vực xãhội, nó biểu hiện trình độ con người người, trình độ xã hội, văn minh quốc gia,văn minh nhân loại thể hiện qua các kiểu và hình thức tổ chức đời sống và hoạtđộng của con người cũng như trong giá trị vật chất và tinh thần mà do conngười tạo ra.
Văn hóa được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác thông qua các quátrình xã hội hóa Văn hóa được tái tạo và phát triển trong quá trình hành động vàtương tác xã hội của con người
1.2 Cơ cấu của văn hóa
- Chân lý: Đó chính là tính chính xác, rõ ràng của tư duy, là tri thức phùhợp với hiện thực khách quan và được thực tế kiểm nghiệm
Ở khía cạnh xã hội học, chân lý là những quan niệm về cái thật và cáiđúng Mỗi nền văn hóa lại có những cái thật, cái đúng khác nhau nên có nhữngcái mà nền văn hóa này coi là chân lý, thì có thể ở nền văn hóa khác lại bị phủnhận
đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo nên bản sắc riêng củamột dân tộc Giá trị văn hóa truyền thống đó được truyền lại cho thế hệ sau vàtrở thành một động lực nội sinh để phát triển đất nước
Giá trị truyền thống được hiểu là những cái tốt, bởi vì những cái tốt mớiđược gọi là giá trị Và không phải bất cứ cái gì tốt đều được gọi là giá trị màphải là cái tốt cơ bản, phổ biến, có nhiều tác dụng tích cực cho đạo đức, cho sựnhận định, đánh giá và dẫn dắt hành động của một dân tộc thì mới mang đầy đủ
ý nghĩa của khái niệm “giá trị truyền thống”
- Mục tiêu: Là một trong những yếu tố cơ bản của hành vi và sự hành động
có ý thức của con người Mục tiêu chịu ảnh hưởng mạnh của giá trị Giá trị thế
Trang 4nào thì dễ sinh ra mục tiêu như thế, không có giá trị thì cũng không có mục tiêu,giá trị gắn bó với mục tiêu.
- Chuẩn mực: Là những mong đợi, những yêu cầu, những quy tắc của xãhội được ghi nhận bằng lời, bằng ký hiệu hay bằng các biểu trưng, mà qua đó xãhội định hướng hành vi của các thành viên
Trên góc độ xã hội học, những chuẩn mực văn hóa quan trọng được gọi
là chuẩn mực đạo đức và những chuẩn mực văn hóa ít quan trọng hơn được gọi
là tập tục truyền thống Các chuẩn mực đạo đức thường được luật pháp hỗ trợ
để định hướng hành vi của các cá nhân. Những tập tục truyền thống như quy tắcgiao tiếp, ứng xử trong đám đông thường thay đổi trong từng tình huống.
1.3 Các loại hình văn hóa
Văn hóa tinh thần (hay còn gọi là văn hóa phi vật chất) là những ý niệm,tín ngưỡng, phong tục, tập quán, giá trị, chuẩn mực, tạo nên một hệ thống Hệthống đó bị chi phối bởi trình độ của các giá trị, đôi khi có thể phân biệt một giátrị bản chất Chính giá trị này mang lại cho văn hóa sự thống nhất và khả năngtiến hóa nội tại của nó
Văn hóa vật chất bao gồm tất cả những sáng tạo hữu hình của con ngườitrong xã hội: những con đường, tòa cao ốc, đền đài, phương tiện giao thông,máy móc thiết bị
Tuy nhiên, thật khó, và ngày càng khó phân biệt rạch ròi đâu là sản phẩmvật chất, đâu là sản phẩm tinh thần Mặt khác, không có sản phẩm tinh thần nàolại không được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định và cũng nhưkhông có một sản phẩm vật chất nào lại không mang trong nó những giá trị tinhthần Thật vậy, những nhà cửa, đường phố, cầu cống, và ngay cả những vậtdụng tầm thường nhất, kể cả những sản phẩm công nghiệp sản xuất hàng loạt,
Trang 5cũng là hiện thân của những giá trị văn hóa, thể hiện bản sắc dân tộc, trí tuệ vàtài năng của những người làm ra chúng.
1.4 Tính đa dạng văn hóa và văn hóa chung
- Trong một nền văn hóa, sự khác biệt về độ tuổi, điều kiện sống, giaicấp xã hội, đã làm hình thành nên những mẫu văn hóa khác nhau Như ngườinông thôn có thể cho người thành phố là "giả dối" trong khi họ lại bị ngườithành phố coi là "người nhà quê" Những thanh niên mê nhạc Hip Hop cũng cólối sống và quan niệm khác hẳn những giáo sư đứng tuổi
- Trong hầu hết những xã hội hiện đại, đều tồn tại những tiểu văn hóa cấuthành dựa trên sắc tộc Ví dụ như: xã hội Việt Nam được cấu thành bởi các tiểuvăn hóa của trên 54 dân tộc
- Tính đa dạng về văn hóa đôi khi gây ra sự mâu thuẫn trong nội bộ mộtvùng, một đất nước: đa sắc tộc, đa tôn giáo là một trong những nguyên nhân dẫnđến các vụ bạo động ở các nước Trung Đông khi không có được sự thống nhất.Hay ở Bắc Mỹ, Canada là một nước có hai nhóm văn hóa chính, nhóm vănhóa tổ tiên người Anh và nhóm văn hóa tổ tiên người Pháp trong đó đa sốnói tiếng Anh, thiểu số còn lại nói tiếng Pháp hoặc nói cả hai thứ tiếng Thiểu sốnói tiếng Pháp có một số bất lợi trong một xã hội mà văn hóa của những người
ngôn ngữ quốc gia, nhưng mâu thuẫn giữa những người nóitiếng Anh vànói tiếng Pháp vẫn tiếp tục mà biểu hiện rõ nét là các cuộc trưng cầu dân ý vềviệc tách Quebec (nói tiếng Pháp) ra khỏi Canada
- Trong trường hợp một mẫu văn hóa có sự khác biệt với văn hóa thống trị
ở một mức độ đáng kể thì trong xã hội học người ta gọi là văn hóa nghịchdòng hay phản văn hóa Khi văn hóa nghịch dòng xuất hiện thì sẽ xuất hiện vấn
đề xem xét lại tiêu chuẩn, đạo đức của văn hóa thống trị và do vậy xã hội có cácbiện pháp kiểm soát văn hóa từ đưa tin một cách tiêu cực trên các phương tiệntruyền thông đến can thiệp bằng luật pháp
Trang 6Mặc dù đa dạng nhưng những nền văn hóa có cung cách thực hành vàniệm tin phổ biến nào đó được gọi là những nền văn hóa chung hay tính phổbiến văn hóa Ví dụ: các bộ môn thể thao; nấu ăn; y khoa; lễ tang; các dịp lễ lớn(Tết, Giáng Sinh,…); tôn giáo,…
2 Những quan điểm cơ bản của Hồ Chí Minh về văn hóa:
2.1 Khái niệm văn hóa theo tư tưởng Hồ Chí Minh
2.1.1 Định nghĩa về văn hóa:
Tháng 8-1943, khi còn trong nhà tù của Tưởng Giới Thạch, lần đầu tiên HồChí Minh đưa ra định nghĩa của mình về văn hóa, đó là: “Vì lẽ sinh tồn cũngnhư mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và phát minh ra ngôn ngữ,chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo, văn học, nghệ thuật, nhữngcông cụ cho sinh hoạt hằng ngày về mặc, ăn, ở và các phương thức sử dụng.Toàn bộ những sáng tạo và phát minh đó tức là văn hóa Văn hóa là sự tổng hợpcủa mọi phương thức sinh hoạt cùng với biểu hiện của nó mà loài người đã sảnsinh ra nhằm thích ứng những nhu cầu đời sống và đòi hỏi của sự sinh tồn” (HồChí Minh: Toàn tập, t3, tr.431)
Quan niệm của Hồ Chí Minh về văn hóa là xuất phát từ cách tiếp cận xít và rất gần gũi với nhận thức hiện đại, coi văn hóa không đơn thuần là đờisống tinh thần của con người – xã hội, mà từ trong bản chất của mình, nó chính
mác-là linh hồn, mác-là hệ thần kinh của một xã hội, mác-là sức mạnh trường tồn của cả dântộc, là sức sống vươn lên của thời đại Người đã khắc phục được quan niệmphiến diện về văn hóa tron lịch sử và hiện tại, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực tinhthần, trong văn học nghệ thuật, hoặc chỉ đề cập đến lĩnh vực giáo dục, phản ánhtrình độ học vấn… Trên thực tế, văn hóa bao gồm toàn bộ những giá trị vật chất
và những giá trị tinh thần mà loài người đã sáng tạo ra, nhằm đáp ứng sự sinhtồn và cũng là mục đích cuộc sống của loài người
Trang 72.1.2 Quan điểm về xây dựng một nền văn hóa mới:
Bên cạnh định nghĩa về văn hóa, Hồ Chí Minh còn đưa ra Năm quan điểmlớn định hướng cho việc xây dựng nền văn hóa dân tộc:
- Xây dựng tâm lý: tinh thần độc lập tự cường
- Xây dựng luân lý: biết hy sinh mình, làm lợi cho quần chúng
- Xây dựng xã hội: mọi sự nghiệp có liên quan đến phúc lợi của nhân dântrong xã hội
- Xây dựng chính quyền: dân quyền
- Xây dựng kinh tế
Như vậy, ngay từ rất sớm, Hồ Chí Minh đã quan tâm đến văn hóa, đã thấy
rõ vai trò, vị trí của văn hóa trong đời sống xã hội Điều này cắt nghĩa vì saongay sau khi giành được độc lập, Hồ Chí Minh đã bắt tay vào việc xây dựng,kiến tạo một nên văn hóa mới ở Việt Nam trên tất cả các lĩnh vực, từ kinh tế,chính trị, xã hội, đạo đức đến tâm lý con người, đã sớm đưa văn hóa vào chiếnlược phát triển đất nước
Tóm lại, có thể nói, trong tư tưởng Hồ Chí Minh, văn hóa có ý nghĩa sâu
xa, đặc biệt quan trọng trong chiến lược phát triển của đất nước Nó không chỉ
là mục tiêu phấn đấu vươn tới những giá trị cao đẹp cho cuộc sống, mà cón cóvai trò nền tảng và sức mạnh động lực hết sức to lớn trong phát triển các bìnhdiện đời sống xã hội Những quan điểm về văn hóa trong chiến lược phát triểnđất nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh không chỉ là “kết tinh của truyền thống vănhóa hàng ngàn năm của nhân dân Việt Nam”, mà còn có ý nghĩa thời sự, là chỗdựa, sự chỉ dẫn cho chúng ta trong nhận thức và giải quyết những vấn đề đặt ratrong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay
Trang 82.2 Quan điểm của Hồ Chí Minh về các vấn đề chung của văn hóa:
2.2.1 Quan điểm về vị trí và vai trò của văn hóa trong đời sống xã hội Một là, văn hóa là đời sống tinh thần của xã hội, thuộc kiến trúc thượng
tầng
Người đã đưa ra quan niệm này ngay sau thắng lợi Cách Mạng ThángTám Ở đây, Hồ Chí Minh đã đặt văn hóa ngang hàng với chính trị, kinh tế, xãhội tạo thành bốn vấn đề chủ yếu của đời sống xã hội và nó có mối quan hệ mậtthiết với nhau
Trong quan hệ với chính trị , xã hội: Người cho rằng để văn hóa tự dophát triển phải làm cách mạng chính trị, tiến hành cách mạng chính trị thực chất
là tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc để giành chính quyền, giảiphóng chính trị, giải phóng xã hội, từ đó giải phóng văn hóa, mở đường cho vănhóa phát triển
Trong quan hệ với kinh tế: Hồ Chí Minh chỉ rõ kinh tế là thuộc cơ sở hạtầng, là nền tảng của của việc xây dựng cơ sở văn hóa Người viết: “ Văn hóa làmột kiến trúc tượng tầng, nhưng cơ sở hạ tầng của xã hội có kiến thiết rồi, vănhóa mới kiến thiết được và có đủ điều kiện phát triển được
Hai là, văn hóa không thể đứng ngoài mà phải ở trong kinh tế chính trị,
phải phục vụ nhiệm vụ chính trị và thúc đẩy sự phát triển của kinh tế
Đứng trên lập trường của chủ nghĩa Mác – Lênin, Hồ Chí Minh khôngnhấn mạnh một chiều về sự phụ thuộc “ thụ động” của văn hóa vào kinh tế, chờcho kinh tế phát triển xong rồi mới phát triển văn hóa Người cho rằng, văn hóa
có tích cực, chủ động, đóng vai trò to lớn như một động lực thúc đẩy sự pháttriển của kinh tế và chính trị Người nói: “Trình độ văn hóa của nhân dân nângcao sẽ giúp cho chúng ta đẩy mạnh công cuộc khôi phục kinh tế, phát triển dân
Trang 9chủ Nâng cao trình độ văn hóa của nhân dân cũng là việc cần thiết để xây dựngnước ta thành một nước hòa bình, thống nhất, độc lập, dân chủ và giàu mạnh”.
Văn hóa phải ở trong kinh tế và chính trị ở đây có nghĩa là văn hóa thamgia thực hiện nhiệm vụ chính trị, thúc đẩy xây dựng và phát triển kinh tế, quanđiểm này đã định hướng cho mọi hoạt động văn hóa.Văn hóa không đứng ngoài
mà ở trong cuộc kháng chiến thần thánh của dân tộc Cụ thể hơn, trong khángchiến chống thực dân pháp, quan điểm “Văn hóa cũng là một mặt trận”, “Khángchiến hóa văn hóa kháng chiến”…đã tạo nên một phong trào văn hóa vô cùngsôi động, và cuộc kháng chiến trở thành cuộc kháng chiến có tính văn hóa Điềunày đã đem lại sức mạnh vượt trội cho nhân dân ta giành thắng lợi trong cuộcchiến tranh xâm lược của Thực dân Pháp và đế quốc Mĩ
Ngày nay, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội dưới ánh sáng tưtưởng Hồ Chí Minh Đảng ta chủ trương gắn văn hóa với phát triển, chủ trươngđưa các giá trị văn hóa thấm sâu vào kinh tế chính trị, làm cho văn hóa thực sựvừa là mục tiêu, vừa là động lực của công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.Như Bác đã nói: “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi”
2.2.2 Quan điểm về tính chất của nền văn hóa
Ngay sau khi nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời, Hồ Chí Minh đãbắt đầu xây dựng một nền văn hóa mới Nhiều vấn đề được đặt ra như: giảiquyết nạn dốt; giáo dục nhân dân; rèn luyện tinh thần cần, kiệm, liêm, chính;cấm hút thuốc phiện, lương giáo đoàn kết, tự do tín ngưỡng… Nền văn hoá mớitheo quan điểm của Hồ Chí Minh chứa đựng nhiều nội dung phong phú, sâu sắc,liên quan tới các vấn đề như ý thức độc lập tự chủ, tự lực tự cường, nền văn hoámới trong đó nhân dân phát huy quyền làm chủ của mình, được sống tự do, bìnhđẳng, hạnh phúc
Nền văn hóa mới theo tư tưởng Hồ Chí Minh luôn bao hàm 3 tính chất:tính dân tộc, tính khoa học, tính đại chúng Điều này được nêu khá sớm trong đề
Trang 10cương văn hóa (1943) của Đảng, đặc biệt được khẳng định lại tại Đại hội toànquốc lần thứ 2 của Đảng (1951).
Tính đại chúng của nền văn hóa được Hồ Chí Minh biểu đạt như là đặctính dân tộc, cốt cách dân tộc, nhằm nhấn mạnh chiều sâu bản chất rất đặc trưngcủa văn hóa dân tộc giúp phân biệt với các dân tộc khác Tính dân tộc ấy đượcthể hiện ở chỗ phải biết “trau dồi cho văn hóa, văn nghệ có tinh thần thần túViệt Nam”, phải “lột tả cho hết tinh thần dân tộc”, đó là chủ nghĩa yêu nước,đoàn kết, khát vọng độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường… của dân tộc, biết giữ gìn,
kế thừa và phát huy truyền thống tốt đẹp của dân tộc phù hợp với điều kiện lịch
sử mới của đất nước
Tính khoa học của nền văn hóa của dân tộc được thể hiện ở tính hiện đại,tiên tiến, thuận với trào lưu tiến hóa của thời đại Tính khoa học còn được thểhiện ở việc đấu tranh chống những thứ trái khoa học, phản tiến bộ, thông quacuộc đấu tranh ấy truyền bá tư tưởng khoa học đến nhân dân như: chống chủnghĩa duy tâm, mê tín dị đoan, biết gạn đục, khơi trong, kế thừa truyền thống tốtđẹp của dân tộc và tiếp thu tinh hoa văn hóa hiện đại
Tính đại chúng theo Hồ Chí Minh là trả lời câu hỏi “văn hóa phục vụai?” Câu trả lời rõ ràng là phục vụ nhân dân và do nhân dân xây dựng nên,
“chúng ta phải nói là phục vụ công nông binh, tức là phục vụ đại đa số nhândân
2.2.3 Quan điểm về chức năng của văn hóa
Trong di sản tư tưởng Hồ Chí Minh, không thấy Người sử dụng khái niệm
“chức năng văn hóa”, song dưới nhiều hình thức tư tưởng văn hóa của Người đãqui tụ 3 chức năng chủ yếu:
Một là, bồi dưỡng tư tưởng đúng đắn và những tình cảm cao đẹp
Trang 11Tư tưởng và tình cảm là hai vấn đề chủ yếu nhất của đời sống tinh thầncủa con người Từ đó ta thấy được chức năng cao quý nhất của văn hóa là phảibồi dưỡng , nêu cao tư tưởng đúng đắn và tình cảm cao đẹp cho nhân dân, loại
bỏ những sai lầm, thấp hèn có thể có trong tư tưởng, tình cảm của mỗi conngười Khi bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm cần quan tâm đến những tư tưởng vàtình cảm lớn chi phối đời sống tinh thần và cả dân tộc
Lý tưởng là điểm hội tụ lớn của những tư tưởng lớn của một Đảng, mộtdân tộc, ở đây đó là lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội Để đi tới lýtưởng ấy, văn hóa phải làm thế nào cho “ai cũng có tư tưởng độc lập tự do”,
“tinh thần vì nước quên mình, vì lợi ích chung, mà quên lợi ích riêng”
Tình cảm lớn theo Hồ Chí Minh là lòng yêu nước, thương dân, yêu conngười, trung thực, chân thành, ghét những thói hư tật xấu Thông qua đó, vănhóa góp phần xây dựng niềm tin cho con người vào lý tưởng, nhân dân và tinvào tiền đồ cách mạng
Hai là, mở rộng hiểu biết, nâng cao dân trí
Nói đến văn hóa là phải nói đến dân trí Nâng cao dân trí phải bắt đầu từthấp đến cao, từ biết đọc ,viết để có thể hiểu hết các lĩnh vực khác như kinh tế,chính trị, khoa học kĩ thuật… Mục tiêu dân trí chỉ được thực hiện khi chính trị
đã được giải phóng, toàn bộ chính quyền về tay nhân dân Đó cũng là mục tiêu
“dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng dân chủ văn minh” mà Đảng đặt ratrong công cuộc đổi mới
Ba là, bồi dưỡng những phẩm chất, phong cách và lối sống tốt đẹp, lành
mạnh, hướng con người tới chân, thiện, mỹ để hoàn thiện bản thân
Phẩm chất và phong cách được hình thành từ đạo đức, lối sống, thói quencủa cá nhân và phong tục tập quán của cộng đồng Mỗi người đều có nhữngphẩm chất khác nhau, nhưng căn cứ theo yêu cầu của cách mạng, Hồ Chí Minh
đã đề ra những phẩm chất và phong cách để mọi người tự tu dưỡng.Văn hóa
Trang 12giúp con người hình thành những phẩm chất, phong cách, lối sống đẹp thôngqua phân biệt cái đẹp, cái xấu xa, hư hỏng, cái tiến bộ với cái lạc hậu, bảo thủ,vươn tới cái chân, thiện, mỹ Người đã chỉ rõ: làm thế nào cho “văn hóa phảithấm sâu vào tâm lí quốc dân, phải sửa đổi được những tham nhũng, lười biếng,phù hoa xa xỉ, văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi”.
2.3 Quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về một số lĩnh vực chính của văn hóa
2.3.1 Văn hoá giáo dục
Trong quá trình xây dựng nền văn hoá giáo dục ở Việt Nam, Hồ Chí Minh
đã đưa ra một hệ thống các quan điểm rất phong phú và hoàn chỉnh về giáo dục,định hướng cho nền giáo dục phát triển đúng đắn, góp phần quan trọng vào sựnghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội và thống nhất nước nhà
Nói đến tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, trước hết, phải nói đến tưtưởng giải phóng con người thoát khỏi tăm tối, lạc hậu, đưa dân tộc ta trở thànhmột dân tộc văn minh, tiến bộ. Đây vừa là mục tiêu, vừa là khát vọng "tột bậc"của Người Người đã tố cáo đanh thép chế độ thực dân Pháp trong việc "làmcho dân ngu để trị", "gieo rắc một nền giáo dục đồi bại, xảo trá và nguy hiểmhơn cả sự dốt nát", đòi quyền "tự do học tập" và "thực hành giáo dục toàn dân".Trong suốt thời gian lãnh đạo đất nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhắc nhởtoàn Đảng, toàn dân: "Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rấtquan trọng và cần thiết" Người chỉ rõ cho chúng ta thấy mối quan hệ biệnchứng giữa giáo dục với cách mạng; giữa giáo dục với sự nghiệp giải phóng dântộc và kiến thiết đất nước
Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, nội dung cơ bản của giáo dục là phải đào tạo
ra những con người xây dựng chủ nghĩa xã hội "vừa hồng vừa chuyên": Đây làmột tư tưởng then chốt của Chủ tịch Hồ Chí Minh về giáo dục Người nhấn
Trang 13mạnh, trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mỗi cô giáo, thầygiáo phải là những chiến sỹ trên mặt trận đó Nhiệm vụ của nền giáo dục cáchmạng là: "phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân, phục vụ đường lối chính trị củaĐảng và Chính phủ, gắn liền với sản xuất và đời sống của nhân dân" Giáo dụcphải tạo ra được những người lao động mới Đó là những người có lòng yêunước nồng nàn, "trung với nước, hiếu với dân", có đạo đức trong sáng, có chíkhí hăng hái vươn lên, không sợ hy sinh gian khổ, có tinh thần gan dạ, dũngcảm, khiêm tốn, thật thà, cần cù, tiết kiệm, trong sạch, giản dị, có tri thức và sứckhoẻ để trở thành những người chủ tương lai của đất nước, "những người kếthừa xây dựng chủ nghĩa xã hội vừa hồng vừa chuyên".
Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt chú trọng phương châm giáo dục thiết thực,
cụ thể. Người nói: "Chúng ta phải tẩy rửa những thành kiến giữa các dân tộc,phải đoàn kết thương yêu nhau như anh em một nhà Nhiệm vụ của các cháu làthi đua học tập để sau này góp phần mở mang quê hương của mình và xây dựngnước Việt Nam yêu quý của chúng ta" Ngay trong hoàn cảnh cực kỳ khó khăncủa buổi đầu mới giành được độc lập, giữa lúc kinh tế kiệt quệ, thiên tai, nạnđói hoành hành, thù trong giặc ngoài ra sức chống phá để tiêu diệt cách mạng,Người kêu gọi toàn dân ra sức thực hiện đồng thời ba nhiệm vụ vô cùng trọngđại và cấp bách là diệt giặc đói, diệt giặc dốt và diệt giặc ngoại xâm Nhờ vậy,
từ chỗ hơn 95% mù chữ, dân ta đã trở thành một dân tộc có văn hoá, khoa học,
đủ khả năng giành độc lập, tự do cho đất nước
Nét đặc sắc trong tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục là phương pháp giáodục con người toàn diện. Muốn xây dựng và hoàn thiện con người theo Chủ tịch
Hồ Chí Minh chính là giáo dục và tự giáo dục. Đây là phương pháp tốt nhất để
"đào tạo các em nên những người công dân hữu ích cho nước Việt Nam và làmphát triển hoàn toàn những năng lực sẵn có của các em" Người nhấn mạnh:
"Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội, trước hết cần có những con người xã hội chủnghĩa" và "vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải
Trang 14trồng người" Vì thế, nền giáo dục mới phải thực hiện phương pháp dạy và họcmới để đạt được mục tiêu: "Học để làm việc, làm người, làm cán bộ Học đểphụng sự đoàn thể, giai cấp và nhân dân, Tổ quốc và nhân loại" "Học để tudưỡng đạo đức cách mạng", "học để tin tưởng" và "Học để hành".
Tư tưởng về giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vạch ra phương hướng
cơ bản cho chiến lược con người, chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta trongsuốt mấy chục năm qua và cả thời gian sắp tới. Quán triệt tư tưởng của Người,Đảng ta hết sức quan tâm đến giáo dục, coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, lànền tảng và động lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Cóthể nói, những nỗ lực của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta trong thời gian qua đãđánh dấu một mốc son mới trong công cuộc chấn hưng giáo dục nước nhà, gópphần giữ vững mục tiêu định hướng xã hội chủ nghĩa Nước ta đã đạt chuẩnquốc gia về xóa nạn mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, bắt đầu phổ cập trunghọc cơ sở ở một số thành phố và tỉnh, trình độ dân trí và chất lượng nguồn nhânlực được nâng lên Hoàn thiện thêm một bước hệ thống giáo dục quốc dân, mởrộng mạng lưới trường học đến hầu hết các thôn bản, hiện có hơn 23 triệu người
đi học, góp phần giữ vững sự ổn định chính trị, xã hội của đất nước Quy mô và
cơ sở vật chất giáo dục được phát triển Hệ thống các trường học dân tộc nội trútỉnh, huyện được củng cố và mở rộng Mạng lưới các trường đại học, cao đẳng,các trường chuyên nghiệp đang từng bước được tổ chức sắp xếp lại Hệ thốngcác trường đào tạo nghề đã được phục hồi và bắt đầu phát triển Chất lượng giáodục có chuyển biến bước đầu, hạn chế được một số hiện tượng tiêu cực, nổicộm trong giáo dục