Giáo Án một Đời như kẻ tìm Đường...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Trang 1TIẾT: VĂN BẢN 3 MỘT ĐỜI NHƯ KẺ TÌM ĐƯỜNG
(Trích Phan Văn Trường)
I MỤC TIÊU
1.Kiến thức:
- Biêt đọc hiểu một bài luận về bản thân về cấu trúc, đặc trưng, nội dung văn bản, mục đích, quan điểm của tác giả, bài học rút ra khi đọc văn bản
- Hiểu cách viết bài luận về chính bản thân, những điều mà bản thân muốn viết về chính mình Bài viết cần đảm bảo một sô yêu cầu: có quan điểm rõ ràng, thể hiện được phong cách, cá tính, giọng điệu của mình; luận đề luận điểm trình bày logic, lí
lẽ và dẫn chứng thuyết phục; sử dụng yếu tố tự sự và biểu cảm để biểu đạt nội dung
2 Năng lực
a Năng lực chung:
- Năng lực giải quyết vấn đề, năng lực tự quản bản thân, năng lực giao tiếp, năng lực hợp tác
b Năng lực đặc thù:
- Nêu được ý nghĩa của văn bản thông tin đối với bản thân
- Biết thuyết trình (giới thiệu, đánh giá) về nội dung và nghệ thuật của một văn bản thông tin
23 Phẩm chất:
- HS hiểu về bản thân, từ đó khơi dậy và phát huy tính tích cực, lạc quan, tự tin, tự chủ, lòng nhiệt huyết và cống hiến
II THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1 Chuẩn bị của giáo viên:
- Giáo án;
- Phiếu bài tập, trả lời câu hỏi;
Trang 2- Bảng phân công nhiệm vụ cho học sinh hoạt động trên lớp;
- Bảng giao nhiệm vụ học tập cho học sinh ở nhà;
2 Chuẩn bị của học sinh: SGK, SBT Ngữ văn 10, soạn bài theo hệ thống câu hỏi
hướng dẫn học bài, vở ghi
III TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A KHỞI ĐỘNG
a Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS, thu hút HS sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ học tập
của mình từ đó HS khắc sâu kiến thức nội dung bài học
b Nội dung: GV cho HS chia sẻ suy nghĩ của bản thân.
c Sản phẩm: Câu trả lời của HS.
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV đặt câu hỏi: Hãy chia sẻ về câu chuyện của em khi lựa chọn ngôi trường cấp 3
khi đăng kí hồ sơ thi lớp 9 Đây có phải là ngôi trường mà em ao ước? Em thấy rằng lựa chọn của mình đến hiện tại là đúng đắn hay sai lầm?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
Học sinh theo dõi video và trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
Học sinh báo cáo kết quả
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- Gv nhận xét, đánh giá hoạt động
- Giáo viên dẫn dắt vào bài học: Hàng ngày, luôn diễn ra những lựa chọn, từ những lựa chọn nhỏ nhặt nhất đến những lựa chọn lớn lao có ảnh hưởng tới tương lại, sự nghiệp, thành công, hạnh phúc của cả đời người Mỗi người, tự mình phải tự quyết định và đưa ra lựa chọn cho chính mình, không ai có thể thay thế làm điều này, và cũng không ai có thể chịu trách nhiệm thay mình sau những lựa chọn Vậy lựa chọn như thế nào là đúng đắn, làm sao có được thành công và hạnh phúc sau mỗi lựa
Trang 3chọn Cúng ta cùng lắng nghe, tìm hiểu về những chia sẽ của thầy- giáo sư Phan Văn Trường về những quyết định của đời mình để đạt tới thành công và hạnh phúc
trong bài học: Một đời như kẻ tìm đường”
B HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1: Đọc văn bản
a Mục tiêu: Nắm được thông tin cần thiết về tác giả Phan Văn Trường HS đọc, hiểu
nội dung, phân chia bố cục văn bản
b Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên
quan đến văn bản
c Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS
d Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Đọc văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
- GV yêu cầu HS:
+ Tóm tắt thông tin về tác giả, tác phẩm
- GV yêu cầu HS đọc văn bản: Đọc rõ
ràng, mạch lạc, xuống giọng ở những
đoạn có yếu tố chiêm nghiệm, biểu cảm
- GV đặt câu hỏi: xác địch nội dung, bố
cục văn bản
- HS tiếp nhận nhiệm vụ
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS đọc thông tin trong SGK, chuẩn bị
trình bày trước lớp
I Tìm hiểu chung
1 Tác giả
- Tên: Phan Văn Trường
- Sinh năm 1946 ở Hải Dương.
- Giữ nhiều vị trí nghề nghiệp, am hiểu văn hóa Đông Tây, trải nghiệm phong phú, tinh thần tận hiến
2 Tác phẩm
- Xuất xứ: trích trong tác phẩm cùng tên
- Nội dung: là những đúc kết trong suốt cuộc đời tâm huyết về con đường đến thành công hạnh phúc ông dành tặng cho thế hệ trẻ Việt Nam
- Bố cục: 3 phần:
Trang 4Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và
thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS phát biểu, yêu cầu cả
lớp nhận xét, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến thức
+ Phần 1: Lựa chọn đầu tiên của “tôi” + Phần 2: Mối quan hệ giữa lựa chọn và
số mệnh
+ Phần 3: Chiêm nghiệm rút ra sau hành trình một đời tìm đường
Hoạt động 2: Khám phá văn bản
a Mục tiêu: Nắm được nội dung và nghệ thuật đặc sắc, thông điệp gửi gắm qua
văn bản
b Nội dung: HS sử dụng SGK, chắt lọc kiến thức để tiến hành trả lời câu hỏi liên
quan đến văn bản
c Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS và kiến thức HS tiếp thu được liên quan
đến văn bản
d Tổ chức thực hiện:
Nhiệm vụ 1: Tìm hiểu Lựa chọn
đầu tiên của “tôi”.
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ
- GV đặt câu hỏi:
Nhóm 1:
+ Theo bạn, mục đích của bài viết
này là gì?
II Đọc hiểu văn bản
1 Lựa chọn đầu tiên của “tôi”
- Lời kể gần gũi, chân thành về lựa chọn đầu tiên năm 14 tuổi: Chọn chương trình học, chọn ngoại ngữ
+ Định hướng từ bố mẹ, thầy: hướng đến chương trình cổ điển
+ Tôi: thích chương trình hiện đại vì sự
Trang 5+ Xác định quan điểm chính của tác
giả trong bài viết này Quan điểm ấy
đã được triển khai qua hệ thống lí lẽ
và bằng chứng như thế nào?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời, yêu cầu cả
lớp nhận xét, góp ý, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến
thức Ghi lên bảng
Nhiệm vụ 2: Tìm hiểu mối quan hệ
giữa lựa chọn và số mệnh.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
- GV yêu cầu HS đọc tiếp văn bản và
trả lời:
+ Nhận xét về cách tác giả thể hiện
quan điểm của chính mình.
+ Theo em, điều gì khiến tác giả
thành công, hạnh phúc trên những lối
thích thú với những bản nhạc Âu Mĩ dù không hiểu lời
-> Quyết định xuất phát từ chính trái tim
- Sử dụng yếu tố biểu cảm, hình ảnh biểu tượng trình bày suy ngẫm:
+ Cuộc sống là hành trình tìm đường cho chính mình Mỗi người bắt buộc phải có những quyết định trước lựa chọn
+ Dù muốn chọn lựa hay không thì cuộc đời vẫn cứ tiếp diễn đưa đẩy đến 1 con đường mà mình phải bước tiếp
Suy ngẫm đầy những trải nghiệm và mang tính triết lí cuộc đời, giọng điệu dứt khoát, động viên, khích lệ mỗi người mạnh dạn bước đi trên con đường của chính mình
2 Mối liên hệ giữa lựa chọn và số mệnh.
- Những tình huống kì lạ: làm những công việc mà mình không lựa chọn:
+ Sang Pháp – không chọn đi, chẳng chọn Pháp
+ Tốt nghiệp kĩ sư – không mơ làm kĩ sư + Quyền lực 5 châu- chưa từng mơ quyền lực
+ Kĩ sư cầu đường- chưa bao giờ thiết kế
và xây cầu đường
Trang 6đi không chọn?
+ Em có đồng ý với quan điểm: “đi
đường nào cũng có thể thành công,
chọn lối nào cũng có khả năng đạt
hạnh phúc vì hạnh phúc và thành
công không tùy thuộc vào con đường
chúng ta đi mà phụ thuộc vào tâm
trạng tự tại của chúng ta, cũng như
vào những giá trị mà chúng ta gieo
ngay trên những nẻo đường đã qua”.
+ Rút ra được những bài học cho
chính mình.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời, yêu cầu cả
lớp nhận xét, góp ý, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến
thức Ghi lên bảng
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu chiêm nghiệm
rút ra từ một đời tìm đường
+ Tư vấn và dạy kinh tế- chưa học kinh tế + Chuyên gia quy hoạch- môn học xa lạ + Buôn bán nhà máy điện khổng lồ- chưa bao giờ học điện lực
+ Lãnh đạo doanh nghiệp vận tải- không
có ý niệm gì về kĩ nghệ giao thông
+ Chủ trì và phân phối nước lọc- Chưa bước chân vào hóa
+ Là người Việt- sống khắp năm châu + Vững tiếng Pháp- làm việc những nơi nói tiếng Anh, Bồ Đào Nha
-> Dẫn chứng cụ thể, thực tế, phong phú từ chính hành trình cuộc đời mà “tôi” đã đi:
số mệnh không do lựa chọn
- Suy ngẫm của “tôi”:
+ Cuộc đời là một hành trình vô tận + Thành công và hạnh phúc không phụ thuộc vào con đường mình chọn (cách thức bên ngoài) mà phụ thuộc vào tâm trạng tự tại và giá trị để lại chính ta (bên trong)
Suy ngẫm sâu sắc, chân thành được rút
ra từ những trải nghiệm phong phú của cuộc đời giúp truyền động lực sống mạnh
mẽ, niềm tin bản thân để tạo dựng giá trị cho cuộc đời
3 Chiêm nghiệm rút ra từ một đời tìm
Trang 7Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận cặp đôi:
+ Cả cuộc đời tìm đường tác giả
khám phá ra điều gì? Rốt cuộc tác
giả có tìm thấy con đường mình chọn
không?
+ Em hiểu như thế nào về câu nói:
Hạnh phúc ở đâu nay tôi đã biết.
Những hạnh phúc nhỏ thì nằm trên
mỗi bước đi, nhưng hạnh phúc bền
vững là thứ hạnh phúc lấy gốc từ sự
trải nghiệm, từ sự từ bi chấp nhận,
từ tinh thần tích cực mà mình luôn
luôn có” Tác giả tìm thấy điều gì
trên hành trình tìm đường?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời, yêu cầu cả
lớp nhận xét, góp ý, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
đường.
- Chẳng có đường để đi tìm
- Cho đi là nhận lại Đóng góp không có nghĩa là ở số lượng vật chất mà là những tình cảm, giá trị bền vững
- Hạnh phúc có nguồn gốc từ sự trải nghiệm, từ bi chấp nhận, và tinh thần tích cực
- Đúc kết cuộc đời bằng giọng điệu tự hào, vui tươi, cởi mở của một người nhiệt huyết
đã tìm thấy chính mình trên hành trình cuộc đời:
+ Tìm thấy sức mạnh- qua những thử thách + Thấy tình yêu- khi trao trọn trái tim + Thấy quyền thế- bằng cách sống mẫu mực, khiêm tốn
+ Thấy hạnh phúc- khi tạo ra hạnh phúc cho mỗi người xung quanh
+ Thấy no ấm- khi miệt mài tạo giá trị cho
xã hội
+ Thấy chính mình- tặng trọn bản thân cho
xã hội
tìm thấy bằng cách cho đi những giá trị mình có
Thông điệp mang tính triết lí và giàu giá
trị nhân văn: Tìm đường là hành trình đi tìm chính mình Cống hiến là con đường
Trang 8nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến
thức Ghi lên bảng
Nhiệm vụ 4: Tìm hiểu mục đích của
bài viết và các yếu tố tự sự, miêu tả
trong văn bản
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
- GV yêu cầu HS trả lời:
+ Qua văn bản vừa tìm hiểu, hãy mục
đích của bài viết Xác định quan điểm
chính của tác giả trong bài viết này.
+ Chỉ ra các yếu tố tự sự, biểu cảm và
phân tích tác dụng của chúng trong
văn bản
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời, yêu cầu cả
lớp nhận xét, góp ý, bổ sung
đi đến hạnh phúc và thành công.
4 Mục đích của tác giả trong bài viết
- Tác giả muốn truyền tải đến người đọc rằng trong cuộc đời có nhiều lúc chúng ta phải lựa chọn, lựa chọn đó có thể làm thay đổi cuộc sống của chúng ta hoặc là thành công, hạnh phúc hoặc thất bại, đau khổ và điều đó tùy vào chính tâm trạng của chúng ta
- Quan điểm chính của tác giả trong bài viết này là cuộc đời của chúng ta như một con đường với hàng ngàn khúc quanh, đến khúc quanh nào chúng ta cũng bắt buộc phải có những lựa chọn dù những lựa chọn
đó chưa chắc đã là cuộc đời tương lai của chúng ta
5 Các yếu tố tự sự, miêu tả trong văn bản
- Yếu tố tự sự là ở đoạn văn kể lại câu chuyện về sự lựa chọn đầu tiên của người viết năm mười bốn tuổi, ở chi tiết về các tình huống lựa chọn được đưa ra trong quá trình bàn bạc với bố mẹ
- Yếu tố biểu cảm là ở những đoạn văn viết
Trang 9Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến
thức Ghi lên bảng
về suy ngẫm, đúc rút của người viết, những cảm xúc hạnh phúc, thỏa mãn của người viết khi nói về cuộc đời của mình
- Tác dụng của các yếu tố tự sự, biểu cảm
là giúp cho bài viết thêm hấp dẫn hơn, giàu tính hình ảnh; người đọc có thể dễ dàng hòa vào suy nghĩ của người viết, cảm nhận được rõ hơn cảm xúc của người viết
Nhiệm vụ 3: Tìm hiểu chiêm nghiệm
rút ra từ một đời tìm đường
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ
học tập
- GV yêu cầu HS tổng kết nội dung,
nghệ thuật của văn bản
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học
tập
- HS suy nghĩ để trả lời câu hỏi
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động
và thảo luận
- GV mời 2 – 3 HS trả lời, yêu cầu cả
lớp nhận xét, góp ý, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện
nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá, chốt kiến
thức Ghi lên bảng
III Tổng kết
1 Ý nghĩa văn bản.
- Văn bản là lời kể của tác giả về trải nghiệm của bản thân Qua đó thấy được những lời tâm huyết của tác giả - thế hệ đi trước, nhằm truyền động lực và cảm hứng sống tích cực cho thế hệ trẻ qua những chiêm nghiệm về lựa chọn con đường đến thành công và hạnh phúc Hành trang cuộc đời mỗi người cần mang theo là tạo và cống hiến giá trị, tâm trạng tự tại, tinh thần tích cực
2 Nghệ thuật
- Lời kể gần gũi, cảm xúc chân thực, lí lẽ dẫn chứng thuyết phục, quan điểm rõ ràng
- Giọng điệu suy tư, giàu trải nghiệm, tự tin
- Kết hợp tự sự và biểu cảm khiến bài luận trở nên sâu sắc, chân thành và hấp dẫn hơn
Trang 10C HOẠT ĐỘNG LUYỆN TẬP
a Mục tiêu: Củng cố lại kiến thức về văn bản đã học.
b Nội dung: Sử dụng SGK, kiến thức đã học để trả lời các câu hỏi liên quan.
c Sản phẩm học tập: Đoạn văn của HS.
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS: Theo bạn, thành công và hạnh phúc phụ thuộc vào lựa chọn của chúng ta hay vào những may rủi ngẫu nhiên trong cuộc đời? Viết đoạn văn (khoảng 150 chữ) thể hiện quan điểm của bạn về vấn đề.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS làm việc cá nhân, suy nghĩ và trả lời
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV gọi 2- 3 HS chia sẻ, cả lớp lắng nghe và nhận xét
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV chữa bài tập, nhận xét và chuẩn kiến thức
D HOẠT ĐỘNG VẬN DỤNG
a Mục tiêu: HS vận dụng liên hệ với trách nhiệm của bản thân đối với các vấn đề
toàn cầu
b Nội dung: Sử dụng kiến thức đã học và phỏng vấn bạn bè về những lựa chọn
của bản thân
c Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS.
d Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV yêu cầu HS thảo luận, chia sẻ theo cặp đôi: Hãy chia sẻ về lựa chọn của bạn trong cuộc sống? bạn đã từng hối hạn hay hài lòng về quyết định nào của mình?
Trang 11- HS tiếp nhận nhiệm vụ.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thực hiện nhiệm vụ viết đoạn văn
- GV đi quanh lớp, hỗ trợ HS khi cần thiết
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 HS trình bày dàn ý phân tích của mình, yêu cầu cả lớp theo dõi, nhận xét, góp ý, bổ sung
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, góp ý cho HS
* Hướng dẫn về nhà
- GV dặn dò HS:
+ Ôn tập bài học về văn bản
+ Soạn bài: Thực hành tiếng Việt