1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Làm rõ quan Điểm tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong lịch sử và là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân theo Đạo

13 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Làm Rõ Quan Điểm Tôn Giáo Còn Tồn Tại Lâu Dài Trong Lịch Sử, Và Là Nhu Cầu Tinh Thần Của Một Bộ Phận Nhân Dân Theo Đạo?
Trường học Trường Đại Học Kinh Doanh & Công Nghệ Hà Nội
Chuyên ngành Giáo Dục Quốc Phòng – An Ninh
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 13
Dung lượng 227,01 KB

Nội dung

Tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, văn hoá, đạo đức, tâm linh đã ra đời và tồn tại lâu dài trong lịch sử của xã hội loài người; đã ăn sâu vào đời sống của một bộ phận nhân dân trong nhiều quốc gia, dân tộc, trở thành một bộ phận của nền văn hoá các quốc gia, dân tộc khác nhau và có mối liên hệ quốc tế đa chiều, đa dạng...Trải qua những biến cố lịch sử, cùng với những biến động sâu sắc của các lĩnh vực trong đời sống xã hội, tôn giáo vẫn tồn tại trong các quốc gia, các dân tộc với những hình thức phong phú và luôn tác động đến đời sống con người trên nhiều phương diện, trong đó có khía cạnh an ninh, quốc phòng.

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH & CÔNG NGHỆ HÀ NỘI

-ooo -TIỂU LUẬN MÔN: GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH Chủ đề: Làm rõ quan điểm tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong lịch sử, và là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân theo đạo? Rút ra ý nghĩa thực tiễn, liên hệ trách nhiệm sinh viên? Giảng viên hướng dẫn :

Sinh viên thực hiện :

Mã sinh viên :

Lớp :

Trang 2

MỤC LỤC

MỞ ĐẦU 1

NỘI DUNG 2

1 Tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong lịch sử, và là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân theo đạo 2

1.1 Nguồn gốc kinh tế - xã hội 2

1.2 Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo 2

1.3 Nguồn gốc tâm lí của tôn giáo 2

1.4 Tính chất của tôn giáo 3

1.4.1 Tính lịch sử của tôn giáo 3

1.4.2 Tính quần chúng của tôn giáo 3

1.4.3 Tính chính trị của tôn giáo 3

1.5 Tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong lịch sử 5

1.6 Tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân theo đạo 5

2 Rút ra ý nghĩa thực tiễn 6

3 Liên hệ trách nhiệm sinh viên 10

KẾT LUẬN 11

Trang 3

MỞ ĐẦU

Tín ngưỡng, tôn giáo là một hiện tượng xã hội, văn hoá, đạo đức, tâm linh

đã ra đời và tồn tại lâu dài trong lịch sử của xã hội loài người; đã ăn sâu vào đời sống của một bộ phận nhân dân trong nhiều quốc gia, dân tộc, trở thành một bộ phận của nền văn hoá các quốc gia, dân tộc khác nhau và có mối liên hệ quốc tế

đa chiều, đa dạng Trải qua những biến cố lịch sử, cùng với những biến động sâu sắc của các lĩnh vực trong đời sống xã hội, tôn giáo vẫn tồn tại trong các quốc gia, các dân tộc với những hình thức phong phú và luôn tác động đến đời sống con người trên nhiều phương diện, trong đó có khía cạnh an ninh, quốc phòng

Trang 4

NỘI DUNG

1 Tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong lịch sử, và là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân theo đạo

1.1 Nguồn gốc kinh tế - xã hội

Trong xã hội nguyên thuỷ, do trình độ lực lượng sản xuất thấp kém, con người cảm thấy yếu đuối, lệ thuộc và bất lực trước tự nhiên Vì vậy họ đã gán cho tự nhiên những lực lượng siêu tự nhiên có sức mạnh, quyền lực to lớn, quyết định đến cuộc sống và họ phải tôn thờ

Khi xã hội có giai cấp đối kháng, nạn áp bức, bóc lột, bất công của giai cấp thống trị đối với nhân dân lao động là nguồn gốc nảy sinh tôn giáo V.I.Lênin đã viết: "Sự bất lực của giai cấp bị bóc lột trong cuộc đấu tranh chống bọn bóc lột tất nhiên đẻ ra lòng tin vào một cuộc đời tốt đẹp hơn ở thế giới bên kia" Hiện nay, con người vẫn chưa hoàn toàn làm chủ tự nhiên và xã hội ; các cuộc xung đột giai cấp, dân tộc, tôn giáo, thiên tai, bệnh tật, vẫn còn diễn ra, nên vẫn còn nguồn gốc để tôn giáo tồn tại

1.2 Nguồn gốc nhận thức của tôn giáo

Tôn giáo bắt nguồn từ sự nhận thức hạn hẹp, mơ hồ về tự nhiên, xã hội có

liên quan đến đời sống, số phận của con người Con người đã gán cho nó những sức mạnh siêu nhiên, tạo ra các biểu tượng tôn giáo Mặt khác, trong quá trình biện chứng của nhận thức, con người nảy sinh những yếu tố suy diễn, tưởng tưởng xa lạ với hiện thực khách quan, hình thành nên các biểu tượng tôn giáo

1.3 Nguồn gốc tâm lí của tôn giáo

Tình cảm, cảm xúc, tâm trạng lo âu, sợ hãi, buồn chán, tuyệt vọng đã dẫn con người đến sự khuất phục, không làm chủ được bản thân là cơ sở tâm lí để hình thành tôn giáo Mặt khác, lòng biết ơn, sự tôn kính đối với những người có

Trang 5

công khai phá tự nhiên và chống lại các thế lực áp bức trong tình cảm, tâm lí con người cũng là cơ sở để tôn giáo nảy sinh

1.4 Tính chất của tôn giáo

Cũng như các hình thái ý thức xã hội khác, tôn giáo có tính lịch sử, tính quần chúng, tính chính trị

1.4.1 Tính lịch sử của tôn giáo

Tôn giáo ra đời, tồn tại và biến đổi phản ánh và phụ thuộc vào sự vận

động, phát triển của tồn tại xã hội Tôn giáo còn tồn tại rất lâu dài, nhưng sẽ mất

đi khi con người làm chủ hoàn toàn tự nhiên, xã hội và tư duy

1.4.2 Tính quần chúng của tôn giáo

Tôn giáo phản ánh khát vọng của quần chúng bị áp bức về một xã hội tự

do, bình đẳng, bác ái (dù đó là hư ảo) Tôn giáo đã trở thành nhu cầu tinh thần, đức tin, lối sống của một bộ phận dân cư Hiện nay, một bộ phận không nhỏ quần chúng nhân dân tin theo các tôn giáo

1.4.3 Tính chính trị của tôn giáo

Xuất hiện khi xã hội đã phân chia giai cấp Giai cấp thống trị lợi dụng tôn giáo làm công cụ hỗ trợ để thống trị áp bức bóc lột và mê hoặc quần chúng Những cuộc chiến tranh tôn giáo đã và đang xảy ra, thực chất vẫn là xuất phát từ lợi ích của những lực lượng xã hội khác nhau lợi dụng tôn giáo để thực hiện mục tiêu chính trị của mình

- Việt Nam là một quốc gia có nhiều tín ngưỡng tôn giáo Đến nay Nhà nước ta công nhận tư cách pháp nhân cho 12 tôn giáo và cấp đăng ký hoạt động cho 32 tổ chức tôn giáo (tôn giáo gồm: Phật giáo, Công giáo, Tin lành, Cao Đài, Phật giáo Hòa Hảo, Hồi giáo, Tịnh độ cư sĩ Phật hội Việt Nam, Bửu Sơn Kỳ Hương, Tứ ân Hiếu nghĩa, Giáo hội Phật đường Nam tông Minh sư đạo, Minh lý

Trang 6

đạo – tam tông miếu và đạo Bà hải Chức sắc các tôn giáo: Phật giáo 48.498, Công giáo 3.394, Tin lành 132, Cao Đài 14.261, Hòa Hảo 1.956, Hồi giáo 699

Cơ sở thờ tự: Phật giáo 16.984, Công giáo 5.546, Tin lành 320, Cao Đài 1.290, Hòa Hảo 39, Hồi giáo 79 Cơ sở đào tạo: Phật giáo Học viện Phật giáo 4; Công giáo Đại chủng viện 6); khoảng 25% dân số là tín đồ theo các tôn giáo Số lượng tín đồ 6 tôn giáo lớn: Phật giáo 10 triệu; Công giáo 5,9 triệu; Cao Đài 2,4 triệu; Phật giáo Hòa Hảo 1,3 triệu, Tin lành gần 1 triệu; Hồi giáo trên 7 vạn

- Đại đa số tín đồ các tôn giáo là người lao động, chủ yếu là nông dân cư trú trên địa bàn cả nước, một bộ phận tín đồ là đồng bào dân tộc thiểu số theo các tôn giáo cư trú ở các địa bàn Tây Bắc (100 ngàn), Tây Nguyên (400 ngàn), Tây Nam Bộ (1,3 triệu)

- Trong công cuộc đổi mới đất nước, đa số chức sắc và tín đồ các tôn giáo tích cực thực hiện các chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, hành đạo trong khuôn khổ Hiến pháp, pháp luật Phát huy tinh thần yêu nước, đại đoàn kết toàn dân tộc trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa

- Tuy nhiên, tình hình hoạt động tôn giáo còn có những diễn biến phức tạp, tiềm ẩn các yếu tố có thể gây mất ổn định ở cơ sở:

+ Một số tôn giáo đẩy mạnh củng cố tổ chức, phát triển tín đồ, phô trương thanh thế, lợi dụng truyền đạo trái pháp luật, kích động tín đồ đòi đất, cơ sở thờ

tự của tôn giáo Ở một số nơi, nhất là ở vùng dân tộc thiểu số, một số người đã lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo kích động tín đồ tham gia hoạt động chống đối chính quyền, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân tộc gây mất ổn định chính trị

xã hội

+ Thành lập các Hội đoàn tôn giáo mang yếu tố chính trị, kích động tín đồ, làm giảm vai trò, uy tín của đảng viên có đạo ở cơ sở địa phương Còn xuất hiện

Trang 7

“tà đạo” mang yếu tố mê tín, phản văn hoá, trái với thuần phong mỹ tục của dân tộc

+ Các thế lực thù địch trong và ngoài nước triệt để lợi dụng hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo gắn với vấn đề dân tộc, dân chủ, nhân quyền để chống phá cách mạng nước ta

1.5 Tôn giáo còn tồn tại lâu dài trong lịch sử

+ Con người sáng tạo ra tôn giáo Tôn giáo chỉ xuất hiện khi khả năng tư duy trừu tượng của con người đạt tới một mức độ nhất định Mặc dù tôn giáo còn tồn tại lâu dài, nhưng nó chỉ là một phạm trù lịch sử

+ Tôn giáo là sản phẩm của lịch sử Trong từng thời kỳ của lịch sử, tôn giáo có sự biến đổi cho phù hợp với kết cấu chính trị và xã hội của thời đại đó + Đến một giai đoạn lịch sử, khi những nguồn gốc sản sinh ra tôn giáo bị loại bỏ, khoa học và giáo dục giúp cho đại đa số quần chúng nhân dân nhận thức được bản chất của các hiện tượng tự nhiên và xã hội, tôn giáo sẽ dần dần mất đi

vị trí của nó trong đời sống xã hội và trong nhận thức, niềm tin của mỗi người

Kể từ khi xuất hiện, tôn giáo luôn biến động, phản ánh sự thay đổi của lịch

sử hiện thực Hiện nay, ở hầu hết các châu lục, tôn giáo đang hồi sinh và phát triển mạnh mẽ dù cho nó có sự biến đổi sâu sắc về nhiều mặt Người ta nói nhiều đến Hồi giáo (Ix-lam) với trên 1,3 tỷ tín đồ đang được củng cố ở Trung Đông, Bắc Phi, Tây Á, được phục hưng ở Trung Á, Đông Nam Á , Thiên chúa giáo chính thống được khôi phục và phát triển mạnh ở Trung - Đông Âu, Tin lành đang phát triển mạnh Bắc Mỹ, Úc Châu, Nam Á

1.6 Tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân theo đạo

Tôn giáo, tín ngưỡng là nhu cầu tinh thần của một bộ phận nhân dân Quan điểm này có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong đổi mới tư duy lý luận của Đảng

Trang 8

về vấn đề tôn giáo Nếu như trước đây, tôn giáo thường chỉ được tiếp cận hạn chế từ góc độ tư tưởng triết học và chính trị, với định nghĩa mang tính kinh điển

"tôn giáo là thuốc phiện của nhân dân"; tín ngưỡng thường được gắn liền với hủ tục, mê tín dị đoan…, thì giờ đây, tôn giáo tín ngưỡng đã được nhìn nhận là một phần của lịch sử dân tộc, văn hóa và đạo đức và hơn thế, là thực thể xã hội có khả năng cố kết cộng đồng và ổn định trật tự, an toàn xã hội Quan điểm mới này đặt nền móng cho sự quản lý của các cấp chính quyền và đoàn thể chính trị

xã hội, thể hiện sự quan tâm và bảo đảm những lợi ích thiết thân của đồng bào các tôn giáo trong việc thỏa mãn nhu cầu đời sống tín ngưỡng lành mạnh, chính đáng của họ, tương tự như việc bảo đảm các quyền khác của con người như ăn, mặc, cư trú, nhân quyền, dân chủ…

2 Rút ra ý nghĩa thực tiễn

Do những đặc điểm riêng về địa lý, dân cư, lịch sử, văn hóa, Việt Nam

là quốc gia có nhiều loại hình tín ngưỡng, tôn giáo Mỗi dân tộc đều lưu giữ những hình thức tín ngưỡng, tôn giáo riêng của mình Người Việt có các hình thức tín ngưỡng dân gian như thờ cúng ông bà tổ tiên, thờ thành hoàng, thờ những người có công với cộng đồng, dân tộc, thờ thần, thờ thánh, nhất là tục thờ Mẫu của cư dân nông nghiệp lúa nước Đồng bào các dân tộc thiểu số với hình thức tín ngưỡng tôn giáo nguyên thủy, như Tô Tem giáo, Bái vật giáo, Sa man giáo, Trải qua thời gian, các tôn giáo lớn trên thế giới lần lượt xuất hiện ở Việt Nam Ban đầu là Phật giáo (được cho là đến Việt Nam vào cuối thế kỷ II đầu thế kỷ III sau công nguyên), tiếp đến là Công giáo (giữa thế kỷ thứ XVI), Hồi giáo (cuối thế kỷ XIX) và muộn hơn cả là đạo Tin Lành (vào Việt Nam năm 1911) Đến nay, theo thống kê của Ban Tôn giáo Chính phủ, ở Việt Nam có 41

tổ chức tôn giáo đã được Nhà nước công nhận tư cách pháp nhân hoặc cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động tôn giáo thuộc 16 tôn giáo khác nhau; với trên 26,5 triệu tín đồ (chiếm khoảng 27% dân số cả nước); trên 58 ngàn chức sắc;

Trang 9

148 ngàn chức việc và gần 29,8 ngàn cơ sơ tôn giáo Song có đến hơn 95% dân

số có đời sống tín ngưỡng, tôn giáo, chủ yếu ảnh hưởng Phật giáo

Ngoài 41 tổ chức tôn giáo trên, ở Việt Nam còn có một số nhóm tôn giáo địa phương, hoặc mới được thành lập có liên quan đến Phật giáo hoặc mới du nhập ở bên ngoài vào (chủ yếu là các tổ chức Tin Lành)

Sự đa dạng của đời sống tôn giáo ở Việt Nam không chỉ về số lượng loại hình tôn giáo, mà sự đa dạng còn được phản ánh trên nhiều phương diện, như: quy mô của từng loại hình (có tổ chức trên chục triệu tín đồ, có tổ chức chỉ vài trăm người theo; có tổ chức hoạt động trên khắp cả nước, có tổ chức chỉ khu trú

ở một số địa phương, khu vực), nguồn gốc hình thành (có tôn giáo bên ngoài du nhập, lại cũng có tôn giáo bản địa và phát triển vươn ra ngoài nước như trường hợp đạo Cao Đài); có tôn giáo vào Việt Nam bằng con đường hòa bình, nhưng cũng có tôn giáo xuất hiện ở Việt Nam bằng những con đường khác Trong quá trình hình thành, phát triển của mình, mỗi một tôn giáo lại có lịch sử riêng, sự đóng góp của các tôn giáo vào công cuộc dựng nước và giữ nước cũng vì thế mà nhiều ít khác nhau, tuy bao trùm là đồng hành cùng dân tộc nhưng cũng không tránh khỏi sự so sánh

Cũng cần nói thêm rằng, tín đồ các tôn giáo ở Việt Nam cũng khá đa dạng, trong đó có một bộ phận không nhỏ tín đồ là người dân tộc thiểu số ở khu vực Tây Nguyên và miền núi phía Bắc Nơi đây mặt bằng dân sinh và trình độ dân trí thấp so với bình quân của cả nước nhưng tính bản địa, vùng miền và ý thức tự tôn của các dân tộc thiểu số lại khá điển hình, nên cũng có những nguy cơ xảy ra xung đột giữa tôn giáo với văn hóa bản bản địa, giữa những người đồng tộc theo tôn giáo và không theo tôn giáo hoặc theo các tôn giáo khác nhau

Chính vì vậy, nếu không có một chính sách điều tiết tốt, sự khác biệt của các loại hình tín ngưỡng, tôn giáo khác nhau ở Việt Nam sẽ rất dễ có nguy cơ dẫn đến mâu thuẫn, xung đột như những gì đã và đang xảy ra ở các nước có đặc

Trang 10

điểm tôn giáo tương đồng Ở đó, một bộ phận không nhỏ dân cư đang phải chịu nhiều bất ổn chính do các tôn giáo xung đột với nhau gây ra Cho đến nay, Việt Nam đã không để xảy ra điều đó Hòa hợp tôn giáo là đặc điểm xuyên suốt và nổi bật của tình hình tôn giáo ở Việt Nam cả trong quá khứ và hiện tại

Các tôn giáo ở Việt Nam có điểm tương đồng lớn nhất và cũng là điểm tương đồng giữa tôn giáo với Nhà nước, đó là mục tiêu xây dựng một đời sống

an lạc hạnh phúc cho nhân dân Đó cũng chính là mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” mà Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam

đã đặt ra và đang nỗ lực thực hiện

Tuy nhiên, trong đối thoại liên tôn giáo vẫn có những chướng ngại, làm cản trở và giảm hiệu quả của đối thoại tôn giáo Cụ thể:

Thế giới quan, nhân sinh quan của các tôn giáo không giống nhau Đây là một thực tế Mỗi tôn giáo có lịch sử hình thành và phát triển khác nhau bởi những cộng đồng người trong các giai đoạn lịch sử khác nhau Thế giới quan và nhân sinh quan tôn giáo phản ánh tâm thức của các chủ thể tôn giáo trong mỗi giai đoạn lịch sử khách nhau Nếu không hành xử với tâm thức văn hóa tôn trọng sự khác biệt thì việc tạo ra tiếng nói chung trong đối thoại liên tôn là thực

sự khó khăn

Quan điểm về thần quyền, thế quyền, vai trò của giáo sỹ, tín đồ, tổ chức giáo hội của các tôn giáo trong xã hội không giống nhau Đây chính là tính đặc trưng trong tổ chức, điều hành và hoạt động của tổ chức giáo hội tôn giáo Có những tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc được thành lập chỉ để lo việc đạo, phục vụ chức sắc, tín đồ trong việc thực hành niềm tin tôn giáo, nhưng cũng có tổ chức tôn giáo được giao thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư

Trang 11

pháp trong phạm vi, địa hạt quản lý Trong xử lý các quan hệ xã hội tôn giáo nếu không có cùng quan điểm thì đây cũng chính là trở ngại trong đối thoại tôn giáo Cách thức truyền đạo, phát triển tôn giáo không tương đồng, trong những trường hợp cụ thể sự phát triển của tôn giáo này là mối quan ngại, gây sức ép về lực lượng tín đồ cho những tôn giáo khác Khi đó, hoạt động tích cực của tôn giáo này, nhất là ở khía cạnh phát triển đạo và thực hiện các hoạt động xã hội thu hút tín đồ, sẽ làm hạn chế vai trò, sự phát triển và ảnh hưởng của tôn giáo khác Đương nhiên, trong trương quan không cân bằng đó, thì việc hòa hợp tôn giáo cũng sẽ có những tác động tiêu cực

Cách thức tiếp cận, giải quyết một vấn đề nhân sinh, xã hội xuất phát từ nhân sinh quan, thế giới quan và giáo lý các tôn giáo, dù ít hay nhiều có những khác biệt Điều đó sẽ chi phối và tác động không nhỏ đến kết quả giải quyết các vấn đề xã hội tôn giáo nói chung và sự hài hòa tôn giáo nói riêng Điều cần thiết trong bối cảnh đó là tăng cường sự thấu hiểu, kéo gần khoảng cách, làm giảm sự khác biệt để có tiếng nói chung thống nhất

Các tôn giáo, phần lớn ra đời sớm và có lịch sử lâu đời thường mang tính

ổn định cao, nhưng mặt trái của nó là tinh thần chậm cải cách và tính cố hữu nhất định Điều này tạo ra các truyền thống và tiếp tục củng cố truyền thống của các tôn giáo Tuy nhiên, trong bối cảnh toàn cầu hóa và thế giới phẳng, một vấn

đề xã hội không chỉ diễn ra trong phạm vi cộng đồng nhỏ theo những niềm tin tôn giáo khác nhau mà có tính phổ quát Như vậy, việc cởi mở hay tự đổi mới theo xu hướng hiện đại, nhất là trong phương pháp và cách thức hoạt động, vận hành của các tổ chức tôn giáo sẽ tạo nên xu hướng chung và sẽ tạo ra các cơ hội tốt nhất cho việc đối thoại để thúc đẩy sự hài hòa và cùng phát triển của các tôn giáo

Ngày đăng: 20/12/2024, 10:23

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w