Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển. Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước.
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH
TIỂU LUẬN
GIÁO DỤC QUỐC PHÒNG – AN NINH
Chủ đề: Biển đảo Việt Nam? Những giải pháp để bảo vệ chủ quyền biển đảo? Rút ra ý nghĩa thực tiễn? Liên hệ trách nhiệm sinh viên?
Giáo viên hướng dẫn :
HÀ NỘI - 2024
Trang 2MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU 3
NỘI DUNG 4
I Khái niệm tài nguyên biển đảo Việt Nam 4
1.1 Giới thiệu chung về tài nguyên biển đảo Việt Nam 4
1.2 Vai trò của tài nguyên biển đảo Việt Nam 7
II Những giải pháp để bảo vệ chủ quyền biển đảo 8
III Ý nghĩa thực tiễn 10
IV Trách nhiệm của mỗi sinh viên trong nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc 12
KẾT LUẬN 14
Trang 3LỜI NÓI ĐẦU
Trong quá trình học và tìm hiểu môn Giáo dục quốc phòng theo chương trình đại học tại trường Đại học Kinh Doanh và Công nghệ Hà Nội do khoa GDQP của trường giảng dạy Em thấy có rất nhiều vấn đề đặt ra thú vị và bổ ích Các chủ đề đưa ra trong giáo trình đem lại lượng kiến thức về An ninh quốc phòng của Việt nam, và một số nước trên thế giới và đã lý giải nhiều thắc mắc
về những vấn đề quân sự mà sinh viên chưa được biết tới GDQP là một nhân tố quan trọng để giúp cho sinh viên Việt Nam có một kiến thức toàn diện, giúp sinh viên tu dưỡng đạo đức, rèn luyện phẩm chất sẵn sàng thực hiện hai nhiệm
vụ chiến lược là : Xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Một trong số những vấn đề thú vị và bổ ích cho không chỉ sinh viên mà còn rất nhiều đối tượng khác trong xã hội đó là “Tài nguyên biển đảo Việt Nam
và nhiệm vụ bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ ” Chủ đề này không chỉ đặt ra mục tiêu là xác định chủ quyền lãnh thổ theo biên giới quốc gia mà thông qua đó còn đưa ra các biện pháp xấy dựng, bảo vệ độc lập chủ quyền của quốc gia thông qua bảo vệ đường biên giới quốc gia cũng như cách khai thác, sử dụng tài nguyên biển đẩo hợp lý và hiệu quả
Để làm rõ hơn vấn đề này em xin trình bày những hiểu biết của mình về vấn đề tài nguyên biển đảo và nhiệm vụ giữ toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc Với
hy vọng rằng những hiểu biết của mình có thể giúp phần nào các bạn hiểu rõ hơn về biển đảo Việt Nam và trách nhiệm bảo vệ chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ
Trang 4NỘI DUNG
I Khái niệm tài nguyên biển đảo Việt Nam
1.1 Giới thiệu chung về tài nguyên biển đảo Việt Nam
Biển và đại dương được các nhà khoa học gọi là “lục địa xanh”, phủ kín 70,8%
bề mặt trái đất đang “cất giấu” những kho nguyên liệu, khoáng vật khổng lồ dưới dạng hòa tan trong nước, lắng đọng dưới đáy và vùi kín dưới lòng đại dương Do có đặc thù như vậy nên nhiều vùng biển, đại dương đang là nơi tranh chấp trên thế giới, nhất là đối với những nước lớn ở gần biển và đại dương có sức mạnh
Vùng biển Việt Nam thuộc biển Đông, biển lớn thứ nhì trong các biển ở ven Thái Bình Dương và đứng thứ 3 trên thế giới (với diện tích toàn bộ 3.447.000 km2 và thể tích 3.928.000km3) Biển Đông hoàn toàn nằm trong vành đai nhiệt đới, có tính chất một biển kín bao bọc chung quanh bởi lục địa châu Á
và các quần đảo In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin Độ sâu trung bình của biển Đông
là 1.140m và nơi sâu nhất là 5.420m Ở phía Bắc tại vịnh Bắc bộ Việt Nam và phía Nam tại vịnh Thái Lan, thềm lục địa lan ra rất rộng, không chỗ nào sâu quá 100m Trong biển có nhiều quần đảo và đảo, phần lớn là các nhánh núi ngầm từ lục địa ăn ra Thềm lục địa rộng và nông là nơi tập trung của nhiều mỏ, chủ yếu
là mỏ trầm tích và mỏ nguồn gốc hữu cơ
Vùng biển nước ta (bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa) với khoảng 1 triệu km2 (gấp 3 lần diện tích đất liền), là vùng xung yếu của biển Đông với bờ biển dài 3.260km; nằm gọn trong phần phía Tây
“vành đai quặng thiếc Thái Bình Dương”, tập trung một trữ lượng “ca-xi-tơ-rít” (thành phần trên 70% là thiếc) bằng 75% thiếc thế giới Dạng khoáng sản công nghiệp phổ biến chung trên toàn khu vực bờ biển Việt Nam là các sa khoáng kim loại hiếm, chủ yếu là Thiếc, Titan, Silicon
Trang 5Với bờ biển dài 3.260km, đứng thứ 2 trong 157 quốc gia ven biển, cứ 100km2 đất liền, ta có 1km bờ biển, cao gấp 6 lần chỉ số trung bình của thế giới
Cứ khoảng 20km bờ biển, ta có một cửa sông, cửa lạch Ta có 2.779 đảo ven bờ, trong đó có đảo rộng từ 100km2 trở lên (như đảo Phú Quốc, diện tích hơn 600km2, gần bằng quốc đảo Xin-ga-po), 22 đảo rộng từ 10km2 trở lên; 112 cửa sông, nhiều hải cảng quan trọng (Hòn Gai, Hải Phòng, Đà Nẵng, Cam Ranh, Vũng Tàu, Sài Gòn, Cần thơ ) nối liền biển với nội địa
Có 2 quần đảo lớn: Quần đảo Hoàng Sa chiếm khoảng trên 15.000km2,
có hơn 30 đảo, bãi đá, bãi cạn Quần đảo Trường Sa có trên 130 đảo lớn nhỏ (đảo san hô, mỏm đá nổi và chìm) chiếm khoảng rộng trên biển từ 160.000km2 đến 180.000km2, gấp trên 10 lần quần đảo Hoàng Sa Diện tích các đảo và bãi
đá nhô lên mặt nước khoảng 10km2
Riêng vùng biển Việt Nam, theo tài liệu điều tra nghiên cứu bước đầu, có khoảng 770 loài trong 111 họ của 12 ngành động vật không xương sống Tôm
có khoảng 250 - 300 loài Cá có khoảng 2.000 loài thuộc nhiều loại Trữ lượng
cá trong vùng biển Việt Nam khoảng 2.875 đến 3.025 nghìn tấn, và sản lượng khai thác hàng năm là 1.242 đến 1.392 nghìn tấn, trong đó cá tầng đáy khoảng
672 nghìn tấn và cá nổi khoảng 620 đến 720 nghìn tấn
Ngoài ra, biển Đông (có vùng biển Việt Nam) còn là con đường giao thông rất thuận tiện, dẫn đến hầu hết các nước trong vùng Đông Nam Á đông dân và giàu tài nguyên; là đường giao thông nối liền Thái Bình Dương với Ấn
Độ Dương qua eo biển Malacca Chính vì tầm quan trọng vừa có tính khu vực, vừa có tính toàn cầu mà biển Đông trở thành nơi tranh chấp quyết liệt giữa các quốc gia có chủ quyền trên biển, giữa các quốc gia và các thế lực lấn chiếm trong việc tranh giành tài nguyên biển
Xuất phát từ giá trị biển và đại dương, là một quốc gia biển, chúng ta cần nhận thức đầy đủ về việc ra sức phát triển kinh tế biển và nâng cao trách nhiệm bảo vệ vững chắc chủ quyền an ninh biên giới (CQANBG) theo phương hướng
Trang 6nghị quyết Trung ương 4 khóa X của Đảng Điều đó đòi hỏi chúng ta cần có tư duy mới về biển và đại dương Biển và đại dương không còn là tự do trên biển
cả mà là nơi tranh chấp của nhiều nước trên thế giới Cần nhận thức rõ mưu đồ của chủ nghĩa đế quốc và các thế lực xâm lược khác đối với biển và đại dương nói chung, đối với biển Đông và vùng biển Việt Nam nói riêng
Từ đó, có nhận thức đúng về bảo vệ CQANBG của Tổ quốc Nhận thức đúng vai trò của biển Đông với sự tồn tại và phát triển của dân tộc Việt Nam trước mắt cũng như lâu dài Nhận thức sâu sắc về mối quan hệ giữa khai thác, phát triển kinh tế biển, bảo vệ vùng biển để ra sức phát triển kinh tế, phát triển sản xuất Mặt khác, bảo vệ vững chắc CQANBG vùng biển Việt Nam, chống mọi hoạt động lấn chiếm, mọi hoạt động xâm nhập móc nối, điều tra tình báo, phá hoại môi trường và mọi mưu đồ xâm lược của các thế lực bành trướng Bên cạnh đó, cần ra sức xây dựng cho mọi người dân, đặc biệt là người dân vùng biển có “ý thức biển” vì biển là một nguồn tài nguyên to lớn đối với kinh
tế của ta Một nước có bờ biển dài, thềm lục địa rộng, nhiều tài nguyên như nước ta, muốn xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội, muốn tiến từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn, muốn trở thành một nước mạnh mẽ về kinh tế và quốc phòng nhất định phải có “ý thức biển” Coi trọng việc khai thác phát triển kinh tế biển
và bảo vệ chủ quyền an ninh vùng biển là hai mặt của “ý thức biển”, là tư duy cần phải có trong chúng ta
Nhận thức rõ vùng biển của nước ta đa dạng, phong phú, nhiều tiềm năng,
có điều kiện để phát triển kinh tế biển Đó là cánh cửa lớn rộng mở để nước ta vươn mình ra đại dương và thế giới nhằm chủ động hội nhập và hội nhập có hiệu quả cao Cấu trúc của vùng biển ở nước ta gồm 3 tuyến: Ven bờ biển, đảo
và quần đảo, vùng biển Vùng biển chạy dài theo đất nước, có 612 xã, phường, thị trấn thuộc 124 quận, huyện, thị xã của 28 tỉnh, thành phố Dân cư tập trung nhiều ở vùng ven biển, còn trên các đảo, phần lớn là thưa dân và ít dân Phần lớn các đảo có diện tích lớn ở Đông Bắc và Tây Nam Lao động đào tạo theo ngành
Trang 7nghề kinh tế biển (nhất là nghề cá) còn rất ít Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển nước ta chưa tương xứng, với tổng giá trị hàng năm còn nhỏ bé, chỉ bằng 1/20 của Trung Quốc, 1/94 của Nhật Bản, 1/7 của Hàn Quốc, 1/126 kinh tế biển của thế giới
1.2 Vai trò của tài nguyên biển đảo Việt Nam
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo, thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng đường biển để tấn công xâm lược nước ta Những chiến công hiển hách trên chiến trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng (năm 938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077; chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và
đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ phai trong lịch sử dân tộc
Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển Do đặc điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam, chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên chiều sâu đất nước bị hạn chế Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất
dễ bị địch tấn công từ hướng biển Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất nước
Trang 8Từ nhiều năm nay, nhất là những năm đầu của thập kỷ 70 của thế kỷ XX đến nay trên Biển Đông đang tồn tại những tranh chấp biển đảo rất quyết liệt và phức tạp, tiềm ẩn những nhân tố mất ổn định, tác động đến quốc phòng và an ninh nước ta Trên Biển Đông vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển 7 nước trong khu vực là: Trung Quốc (phía Bắc), Campuchia và Thái Lan (Tây Nam), Philippin, Malaixia, Inđônêxia, Brunây (phía Đông, Đông Nam và Nam) Nơi đây đang diễn ra những tranh chấp phức tạp và quyết liệt về chủ quyền giữa các quốc gia, đẩy tới xu hướng tăng cường lực lượng quân sự, đặc biệt là hải quân của các nước trong khu vực, nhất là những nước có tiềm lực lớn về kinh tế, quân
sự Họ tận dụng ưu thế của mình trên biển để đe dọa chủ quyền vùng biển đảo, thềm lục địa của nước ta, gây ra những nhân tố khó lường về chủ quyền toàn vẹn lãnh thổ và an ninh đất nước
Vươn ra biển, làm giàu từ biển là định hướng đúng đắn phù hợp trong điều kiện hiện nay Việt Nam là một quốc gia có biển, một nhân tố mà thế giới luôn xem như một yếu tố đặc lợi Chúng ta cần tăng cường hơn nữa những khả năng quản lý, làm chủ vươn ra biển làm động lực thúc đẩy các vùng khác trong đất liền phát triển Chúng ta phải có quyết tâm cao, tập trung huy động mọi tiềm năng và lợi thế của biển, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế với củng cố quốc phòng - an ninh trên biển để tạo ra môi trường hòa bình, ổn định, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam và ngư dân các địa phương yên tâm làm ăn trên các vùng biển đảo, nhất là ở vùng biển xa Phải xây dựng Hải quân nhân dân Việt Nam và các lực lượng vững mạnh, theo hướng cách mạng, chính quy, tinh nhuệ và hiện đại, ngang tầm với yêu cầu nhiệm vụ để quản lý, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo, thềm lục địa của Tổ quốc
II Những giải pháp để bảo vệ chủ quyền biển đảo
Thực hiện tổng thể các giải pháp, biện pháp trên các lĩnh vực chính trị, kinh
tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại và quốc phòng – an ninh nhằm thiết lập và bảo
Trang 9đảm quyền làm chủ một cách độc lập, toàn vẹn và đầy đủ về mọi mặt lập pháp, hành pháp và tư pháp của quốc gia trong phạm vi lãnh thổ bao gồm: vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của quốc gia Bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là sử dụng tổng hợp các lực lượng và biện pháp chống lại sự xâm phạm, phá hoại dưới mọi hình thức để giữ gìn toàn vẹn chủ quyền nhà nước đối với lãnh thổ quốc gia Xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia Việt Nam là yêu cầu tất yếu, là nhiệm vụ quan trọng của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
Xây dựng, phát triển mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, đối ngoại
và quốc phòng – an ninh của đất nước Xác lập và bảo vệ quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp của Việt Nam trên mọi mặt chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh và đối ngoại trong phạm vi lãnh thổ của mình Bảo vệ sự toàn vẹn lãnh thổ của đất nước, gồm vùng đất, vùng trời, nội thuỷ, lãnh hải và lãnh thổ đặc biệt của Việt Nam; đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu và hành động phá hoại, vi phạm chủ quyền, xâm phạm lãnh thổ của Việt Nam Bảo vệ sự thống nhất lãnh thổ của đất nước, thống nhất về quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp trên phạm vi lãnh thổ Việt Nam Đấu tranh làm thất bại mọi hành động chia cắt lãnh thổ Việt Nam; mọi âm mưu, thủ đoạn của các thế lực thù địch cả bên trong lẫn bên ngoài hòng phá hoại quyền lực tối cao của Việt Nam.
Nội dung xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia gắn bó chặt chẽ
và đặt trong tổng thể chiến lược bảo vệ Tổ quốc Làm tốt nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia là trực tiếp góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa Biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam được hoạch định và đánh dấu bằng các toạ độ trên hải đồ là ranh giới phía ngoài lãnh hải của đất liền, lãnh hải của đảo, lãnh hải của quần đảo của Việt Nam và được xác định theo công ước của Liên hợp quốc về luật Biển năm 1982 và các điều ước quốc tế giữa Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và các quốc gia hữu quan Biên giới quốc gia trên không là biên giới phân định vùng trời giữa các
Trang 10quốc gia liền kề hoặc các vùng trời quốc tế, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển lên trên vùng trời Biên giới quốc gia trong lòng đất là phân định lãnh thổ quốc gia trong lòng đất phía dưới vùng đất quốc gia, nội thuỷ và lãnh hải, được xác định bởi mặt phẳng thẳng đứng từ biên giới quốc gia trên đất liền và biên giới quốc gia trên biển xuống lòng đất Khu vực biên giới là vùng lãnh thổ tiếp giáp biên giới quốc gia có quy chế, quy định đặc biệt do Chính phủ ban hành nhằm bảo vệ an toàn biên giới
Điều chỉnh Chiến lược phát triển kinh tế biển kết hợp với tăng cường quốc phòng - an ninh trên biển phù hợp với tư duy mới về biển và đại dương; cụ thể hoá các nội dung chiến lược bằng quy hoạch, kế hoạch, các dự án và bằng pháp luật, chính sách phù hợp với tình hình thực tế Tiếp tục đẩy mạnh giáo dục quốc phòng - an ninh biển cho toàn dân, coi trọng bồi dưỡng các lực lượng trực tiếp hoạt động trên biển, đảo; nghiên cứu sâu hơn về chiến lược biển của các nước trong khu vực và thế giới để đề ra các chính sách phù hợp nhằm bảo vệ hữu hiệu chủ quyền quốc gia trên biển, đảo Tích cực hoạt động ngoại giao để bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu quả của Bộ quy tắc ứng xử trên Biển Đông có lợi cho hoà bình, ổn định và phát triển trong khu vực Tiếp tục xây dựng lực lượng và thế trận quốc phòng - an ninh, kết hợp phát triển kinh tế - xã hội với tăng cường quốc phòng - an ninh trên vùng biển, đảo; xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lý, điều hành của Nhà nước và quyền làm của của nhân dân trên vùng biển, đảo của Tổ quốc./
III Ý nghĩa thực tiễn
Biển có ý nghĩa to lớn để chúng ta phát triển và mở rộng giao lưu quốc tế Tiềm năng tài nguyên biển và vùng ven biển nước ta có ý nghĩa rất quan trọng đối với
sự nghiệp phát triển đất nước ”, điều đó ta thấy rằng: Biển nước ta có nguồn tài nguyên tiềm tàng, nếu biết khai thác và khai thác đúng nguồn tài nguyên đó thì làm cho nước ta ngày càng giầu và mạnh lên từ biển Đây là một vấn đề có ý