Ở Việt Nam, các hành vi trong gian lận kế toán cũng là một vấn đề nan giải và khá nhạy cảm. Những hành vi gian lận dẫn đến thất bại liên tục trong đạo đức nghề nghiệp kế toán. Điều này đã làm mới các cuộc thảo luận giữa các nhà giáo dục kế toán về vai trò của họ trong việc chuẩn bị cho sinh viên kế toán đối mặt với những tình huống khó xử về đạo đức trong nghề kế toán. Hiện nay xuất hiện rất ít nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp kế toán tại Việt Nam. Hơn nữa, việc nghiên cứu chủ đề này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là đối với sinh viên kế toán- những kế toán viên trong tương lai. Việc nhận thức đúng đắn và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp cho các kế toán viên luôn duy trì được một thái độ nghề nghiệp đúng đắn, bảo vệ và nâng cao uy tín nghề kế toán trong xã hội, bảo đảm cung ứng chất lượng về dịch vụ cho khách hàng và xã hội.
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH DOANH VÀ CÔNG NGHỆ HÀ NỘI
BÀI TIỂU LUẬN
Đề tài: Phân tích tầm quan trọng của học tập, nghiên cứu về Đạo đức nghề
kế toán đối với sinh viên chuyên nghành kế toán.
Giáo viên hướng dẫn: Ths.Hà Thị Tường Vy Sinh viên thực hiện: Vũ Thị Kim Yến
Lớp: KT26.02 MSV: 2621225699
Hà Nội - 2024
z
Trang 2Mục Lục
Lời mở đầu 3
Nội dung 4
1.Đạo đức nghề kế toán 4
1.1 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp kế toán 4
1.2.Mục tiêu của đạo đức nghề nghiệp kế toán 4
2.Tầm quan trọng và lợi ích của đạo đức nghề nghiệp kế toán 5
2.1 Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp kế toán 5
2.2 Lợi ích của đạo đức nghề nghiệp kế toán 5
3 Sinh viên nên lắm vững các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Việt Nam 6
3.1 Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán 6
3.2 Các nguy cơ gây ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán 6
4 Một số giải pháp giúp sinh viên chuyên nghành kế toán thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp khi ra trường 7
4.1 Góc độ trường đại học 8
4.2 Góc độ sinh viên chuyên nghành kế toán 9
Kết kuận 10
Lời cam đoan 11
Tài liệu tham khảo 12
Trang 3Lời mở đầu
Trong thời đại hiện nay, ngành kế toán được sử dụng phổ biến để phục vụ lĩnh vực quản lý kinh tế trên khắp thế giới Công việc chủ yếu của ngành này là theo dõi và phân tích các con số trong kinh doanh; thực hiện đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kế toán giúp cho doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát được dòng tài chính và các khoản nợ Muốn làm được điều đó đòi hỏi kế toán viên phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ, linh động, đặc biệt là tính chính trực trong công việc Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của ngành kế toán, đã có hàng loạt các công ty lớn nhỏ sụp đổ do
có liên quan đến hoạt động gian lận trong kế toán Những sư kiện này gây ra hàng loạt những tổn thất nặng nề về tài chính không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế
Ở Việt Nam, các hành vi trong gian lận kế toán cũng là một vấn đề nan giải và khá nhạy cảm Những hành vi gian lận dẫn đến thất bại liên tục trong đạo đức nghề nghiệp kế toán Điều này đã làm mới các cuộc thảo luận giữa các nhà giáo dục kế toán về vai trò của họ trong việc chuẩn bị cho sinh viên kế toán đối mặt với những tình huống khó xử về đạo đức trong nghề kế toán Hiện nay xuất hiện rất ít nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp kế toán tại Việt Nam Hơn nữa, việc nghiên cứu chủ
đề này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là đối với sinh viên kế toán- những kế toán viên trong tương lai Việc nhận thức đúng đắn và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp cho các kế toán viên luôn duy trì được một thái độ nghề nghiệp đúng đắn, bảo vệ và nâng cao uy tín nghề kế toán trong xã hội, bảo đảm cung ứng chất lượng về dịch vụ cho khách hàng và xã hội
Nắm bắt được thực trạng này, em xin được viết về đề tài: “Phân tích tầm quan trọng của học tập, nghiên cứu về Đạo đức nghề kế toán đối với sinh viên chuyên nghành kế toán” Trong quá trình làm bài, em không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được cô đưa ra ý kiến để bài tiểu luận của em được hoàn thiện hơn
Trang 4Nội dung
1 Đạo đức nghề kế toán
1.1 Khái niệm đạo đức nghề nghiệp kế toán
Tương tự như các quy chuẩn đạo đức trong xã hội, nghề kế toán cũng có những tiêu chuẩn đạo đức riêng buộc người làm kế toán phải tuân theo Chuẩn mực đạo đức nghề kế toán là những quy tắc để hướng dẫn cho những người làm kế toán phương thức ứng xử và hoạt động một cách trung thực, phục vụ lợi ích nghề nghiệp và xã hội Trên thực tế, đạo đức nghề nghiệp là rất quan trọng đối với kế toán vì công việc của họ không chỉ gắn liền với những con số mà còn có cả sự tồn tại, phát triển an toàn của doanh nghiệp trước pháp luật Do vậy, một kế toán chỉ giỏi chuyên môn thôi chưa bao giờ là đủ Những đạo đức nghề nghiệp kế toán mà
họ tích lũy được trong công việc mới là yếu tố tiên quyết tạo nên sự thành công thực sự Việc nhận thức và hiểu đúng về đạo đức nghề nghiệp kế toán là vô cùng cần thiết đối với kế toán viên, đặc biệt là các bạn sinh viên kế toán
1.2 Mục tiêu của đạo đức nghề nghiệp kế toán
Mục đích của kế toán là đảm bảo các báo cáo tài chính phản ánh chính xác tình hình tài chính thực sự của một tổ chức Kế toán viên phải duy trì các tiêu chuẩn đạo đức cao để thực hiện công việc một cách hiệu quả và bảo vệ lợi ích công chúng
Bốn mục tiêu chính của đạo đức nghề nghiệp trong kế toán, gồm:
Đảm bảo tính độc lập của kế toán viên với khách hàng - là điều quan trọng để bảo
vệ lợi ích công chúng Kế toán viên độc lập đưa ra ý kiến khách quan về báo cáo tài chính của tổ chức, giúp các nhà đầu tư và các bên liên quan khác đưa ra quyết định sáng suốt
Bảo vệ lợi ích công chúng – Kế toán viên đóng một vai trò quan trọng trong việc đảm bảo rằng các tổ chức công bố thông tin tài chính chính xác và đáng tin cậy Thông tin này được sử dụng bởi các nhà đầu tư, chủ nợ và các bên liên quan khác
để đưa ra quyết định đầu tư hoặc cho công ty vay tiền
Duy trì tính liêm chính của nghề nghiệp - là điều cần thiết để duy trì lòng tin của công chúng đối với hoạt động kế toán Kế toán viên phải tuân thủ quy tắc đạo đức ứng xử nghiêm ngặt và duy trì các tiêu chuẩn cao về năng lực nghề nghiệp
Trang 5Duy trì các tiêu chuẩn cao nhất về năng lực chuyên môn và sự thận trọng - cần thiết để bảo vệ công chúng khỏi công việc kế toán kém chất lượng
Chính những mục tiêu này, đảm bảo rằng kế toán viên thực hiện công việc của họ một cách chính trực, độc lập và với tất cả khả năng của họ
2 Tầm quan trọng và lợi ích của đạo đức nghề nghiệp kế toán
2.1 Tầm quan trọng của đạo đức nghề nghiệp kế toán
Kế toán viên chuyên nghiệp đóng một vai trò quan trọng trong việc xây dựng phúc lợi kinh tế của cộng đồng và đất nước của họ bằng thái độ, hành vi và các dịch vụ độc đáo của họ Kế toán viên làm việc với tư cách là kế toán viên bên ngoài, kế toán viên nội bộ, chuyên gia tài chính, chuyên gia thuế và kế toán quản lý đều có những mục tiêu chung Mục tiêu chung của họ là thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm của mình và đạt được mức hiệu suất cao nhất theo các yêu cầu đạo đức
để đáp ứng lợi ích công chúng và duy trì danh tiếng của nghề nghiệp kế toán Để đạt được những mục tiêu này, họ phải thiết lập uy tín, tính chuyên nghiệp, chất lượng dịch vụ và sự tự tin Hành động vì lợi ích công chúng liên quan đến việc quan tâm đến lợi ích hợp pháp của khách hàng, chính phủ, tổ chức tài chính, nhân viên, nhà đầu tư, cộng đồng kinh doanh, và những người khác dựa trên tính khách quan và tính liêm chính của nghề nghiệp để hỗ trợ phẩm giá và hoạt động theo pháp luật Tóm lại, người làm kế toán cần phải có một quy tắc đạo đức vì mọi người dựa vào họ và chuyên môn của họ Các quy tắc đạo đức kế toán khá quan trọng Chúng có thể cung cấp nền tảng của các quy tắc và các kỳ vọng mà Kế toán viên và các tổ chức nói chung phải tuân theo trong quá trình kế toán Bộ quy tắc đạo đức đặt ra các tiêu chí tối thiểu cho hành vi của kế toán viên và những gì mà các công ty kế toán mong đợi về hành vi của kế toán viên
2.2 Lợi ích của đạo đức nghề nghiệp kế toán
Một số lợi ích chính khi tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán
Thứ nhất, nó giúp đảm bảo các quy trình làm việc được thực hiện một cách chuyên nghiệp và không thiên vị Điều này sẽ giúp tạo niềm tin vào kết quả của kế toán đó Thứ hai, quy tắc đạo đức cung cấp hướng dẫn về cách giải quyết các tình huống khó khăn hoặc nhạy cảm có thể phát sinh trong quá trình làm việc Điều này có thể giúp ngăn ngừa hiểu lầm hoặc xung đột giữa kế toán viên và khách hàng
Trang 6Cuối cùng, việc tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán có thể giúp xây dựng và duy trì lòng tin giữa kế toán viên và khách hàng Sự tin tưởng này là cần thiết cho một mối quan hệ kế toán thành công
3 Sinh viên nên lắm vững các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp theo quy định của Việt Nam
3.1 Các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán
Theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp kế toán, kiểm toán Ban hành kèm theo Thông tư số 70/2015/TT-BTC ngày 08/5/2015 của Bộ Tài chính: “Kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản sau: Tính chính trực: Phải thẳng thắn, trung thực trong tất cả các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh
Tính khách quan: Không cho phép sự thiên vị, xung đột lợi ích hoặc bất cứ ảnh hưởng không hợp lý nào chi phối các xét đoán chuyên môn và kinh doanh của mình
Năng lực chuyên môn và tính thận trọng: Thể hiện, duy trì sự hiểu biết và kỹ năng chuyên môn cần thiết nhằm đảm bảo khách hàng hoặc chủ doanh nghiệp được cung cấp dịch vụ chuyên môn có chất lượng dựa trên những kiến thức mới nhất về chuyên môn, pháp luật và kỹ thuật, đồng thời hành động một cách thận trọng và phù hợp với các chuẩn mực nghề nghiệp và kỹ thuật được áp dụng
Tính bảo mật: Phải bảo mật thông tin có được từ các mối quan hệ chuyên môn và kinh doanh, vì vậy, không được tiết lộ bất cứ thông tin nào cho bên thứ ba khi chưa được sự đồng ý của bên có thẩm quyền, trừ khi có quyền hoặc nghĩa vụ phải cung cấp thông tin theo yêu cầu của pháp luật hoặc cơ quan quản lý, hoặc tổ chức nghề nghiệp và cũng như không được sử dụng thông tin vì lợi ích cá nhân của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp hoặc của bên thứ ba
Tư cách nghề nghiệp: Phải tuân thủ pháp luật và các quy định có liên quan, tránh bất kỳ hành động nào làm giảm uy tín nghề nghiệp của mình”
3.2 Các nguy cơ gây ảnh hưởng đến việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp kế toán
Bên cạnh đưa ra những nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp, Thông tư số 70/2015/ TT-BTC cũng đề cập đến những nguy cơ: “Nguy cơ có thể phát sinh từ các mối quan hệ và tình huống khác nhau Khi một mối quan hệ hoặc tình huống làm phát
Trang 7sinh nguy cơ, nguy cơ đó có thể ảnh hưởng, hoặc có thể được coi là ảnh hưởng tới việc tuân thủ các nguyên tắc đạo đức cơ bản của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp Một tình huống hoặc mối quan hệ có thể làm phát sinh nhiều hơn một nguy cơ và một nguy cơ có thể gây ảnh hưởng tới việc tuân thủ nhiều hơn một nguyên tắc đạo đức cơ bản Các nguy cơ sẽ thuộc ít nhất một trong các loại sau đây:
Nguy cơ do tư lợi: Nguy cơ khi lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác gây ảnh hưởng tới xét đoán hay hành xử của kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp;
Nguy cơ tự kiểm tra: Nguy cơ khi một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp không đánh giá được một cách hợp lý kết quả xét đoán chuyên môn hay kết quả dịch vụ do chính họ hoặc do một cá nhân khác trong doanh nghiệp kế toán, kiểm toán hoặc trong doanh nghiệp, tổ chức nơi họ làm việc thực hiện trước đó, mà kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp sẽ dựa vào đó để hình thành xét đoán khi thực hiện các hoạt động hiện tại hoặc cung cấp dịch vụ hiện tại của mình
Nguy cơ về sự bào chữa: Nguy cơ khi một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp tìm cách bênh vực khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc tới mức làm ảnh hưởng tới tính khách quan của bản thân
Nguy cơ từ sự quen thuộc: Nguy cơ gây ra do quan hệ lâu dài hoặc thân thiết với khách hàng hoặc doanh nghiệp, tổ chức nơi mình làm việc, khiến kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp dễ thông cảm cho quyền lợi hoặc dễ dàng chấp nhận cho việc làm của họ
Nguy cơ bị đe dọa: Nguy cơ kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp bị ngăn cản hành xử một cách khách quan do các đe dọa có thực hoặc do cảm nhận thấy, bao gồm sức ép gây ảnh hưởng không hợp lý đến kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp
Khi tham gia một hợp đồng kế toán viên cần xét đến những nguy cơ mà mình gặp phải, từ đó đưa ra hướng xử lý phù hợp nhằm đảm bảo tuân thủ đạo đức nghề nghiệp
4 Một số giải pháp giúp sinh viên chuyên nghành kế toán thực hiện tốt đạo đức nghề nghiệp khi ra trường
Mặc dù chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp có nêu một số biện pháp xử lý khi kế toán viên gặp phải các nguy cơ ảnh hưởng việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp, tuy
Trang 8nhiên, trong tương lai chúng ta vẫn cần có nhiều hướng để có thể giúp các kế toán viên bảo vệ danh tiếng và uy tín của nghề nghiệp kế toán
Đạo đức nghề nghiệp là một trong những chủ đề quan trọng cần nghiên cứu trong khi còn ngồi trên ghế nhà trường cho đến khi đi làm thực tế và trở thành những kế toán viên chuyên nghiệp Nếu các kế toán viên không được đào tạo bài bản và không liên tục thực hành đạo đức nghề nghiệp sẽ rất dễ dẫn đến những sai trái, gian lận làm suy đồi giá trị đạo đức, từ đó ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề
nghiệp kế toán
4.1 Góc độ trường đại học
Hiện nay, ngành kế toán là ngành đào tạo chủ đạo của các trường có khối kinh tế
ở Việt Nam Do đó, trọng trách phát triển các kỹ năng, đạo đức nghề nghiệp kế toán trong thời đại công nghiệp 4.0 đầu tiên thuộc về các trường đào tạo Các em học sinh sau khi thi xong tốt nghiệp THPT, chọn nghành nghề kế toán thì nên chọn trường đại học đòi hỏi phải hoàn thiện cả công tác tuyển sinh và chương trình đào tạo, Cụ thể:
Có kế hoạch tuyển sinh số lượng sinh viên phù hợp với nhu cầu, đảm bảo chất lượng đầu vào cao Đặc thù của nghề nghiệp kế toán là giỏi về chuyên môn nhưng phải trung thực, vô tư khách quan Do đó, trong chương trình đào tạo phải xác định sinh viên là trung tâm với phương pháp chủ động trong lĩnh hội kiến thức, luôn thực hiện rèn luyện kỹ năng và đạo đức nghề nghiệp cho sinh viên Xây dựng lực lượng giảng viên có trình độ chuyên môn vững vàng và phẩm chất tốt đẹp vì họ là yếu tố chủ đạo của quá trình đào tạo nghề kế toán
Tạo cơ hội cho sinh viên tham gia các sân chơi bổ ích có liên quan đến nghề kế toán như Câu lạc bộ kế toán, Hội thi về kế toán Liên kết với các hội tổ chức nghề nghiệp, các đơn vị sử dụng lao động trong bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực kế toán Thiết kế các chương trình thực hành kỹ năng đạo đức nghề nghiệp như một nội dung bắt buộc trong chương trình đào tạo, thậm trí có thể là môn học đạo đức nghề kế toán nhằm giới thiệu đạo đức nghề nghiệp mà sinh viên cần tuân thủ, định hướng cho các em cách vận dụng những nguyên tắc này vào giải quyết tình huống thực tế phát sinh
Xây dựng tình huống về các nguy cơ xảy ra khi sinh viên bước vào nghề, cho sinh viên tự đưa ra ý kiến bản thân và tự giải quyết tình huống Đối với các tình huống thực tế và các nguy cơ xảy ra, chúng ta có thể kết hợp với các tình huống vi phạm đạo đức nghề nghiệp để giúp cho sinh viên nhận ra nguy cơ nào mình đang gặp
Trang 9phải, nguyên tắc đạo đức vi phạm Từ đó, các em sinh viên tự cân nhắc hậu quả của từng hướng giải quyết và định hướng tìm biện pháp thích hợp Trên thực tế cho thấy, các nguy cơ luôn xảy ra vượt ngoài tầm kiểm soát của con người Do vậy, việc ngăn chặn tất cả các nguy cơ xảy ra có thể là quá sức đối với các em sinh viên,
kế cả các kế toán viên Tuy nhiên, các trường đại học cần trang bị cho các em các biện pháp phòng ngừa bằng chính hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị Điều này giúp cho các em sinh viên sau này có thể bảo vệ chính bản thân mình, hạn chế tối
đa tình huống dẫn tới khả năng vi phạm đạo đức nghề nghiệp
Học phần Đạo đức nghề nghiệp kế toán nên được đưa vào giảng dạy, giúp các
em sinh viên có nhận thức đầu tiên về tầm quan trọng của nghề nghiệp kiểm toán
và sự đóng góp giá trị của đạo đức vào nhân cách các kế toán viên Đây là bước đệm khá tốt để sinh viên có thể thực hành đạo đức nghề nghiệp ngay khi đi thực tập hoặc đi làm chính thức
4.2 Góc độ sinh viên chuyên nghành kế toán
Sinh viên sau khi ra trường muốn được chủ doanh nghiệp tin tưởng và trọng dụng thì một yếu tố bắt buộc phải có chính là phẩm chất nghề nghiệp Phẩm chất nghề nghiệp của một kế toán giỏi cần có đó chính là sự trung thực, khách quan, chính xác, cẩn thận, chăm chỉ… Ngoài những vấn đề về chuyên môn nghiệp vụ thì đạo đức nghề nghiệp là điều không thể thiếu Bạn phải là người luôn có ý thức công việc, nhận thức tốt và đúng đắn về công việc kế toán thì các nhà quản trị mới trọng dụng bạn
Để tìm được việc và thành công trong nghề nghiệp, sinh viên phải có đạo đức nghề nghiệp và đáp ứng những tiêu chuẩn để hành nghề, bao gồm sự trung thực, liêm khiết, tỉ mỉ, cẩn thận và có ý thức chấp hành pháp luật Những yếu tố này có
vẻ xuất phát từ bên trong, biểu thị tố chất vốn có của mỗi người Tuy nhiên, quá trình rèn luyện bản thân ngay từ khi sinh viên còn ở giảng đường cũng góp phần tạo nên tố chất đó Nếu sinh viên tập cho mình tính cẩn thận, tỉ mỉ trong học tập; ý thức chấp hành các nội quy của trường, của lớp; trung thực với gia đình, thầy cô, bạn bè,…thì việc đáp ứng được những tiêu chuẩn về phẩm chất và đạo đức nghề nghiệp kế toán sinh viên hoàn toàn có thể đáp ứng được ngay sau khi ra trường
Trang 10
Kết luận
Các quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong kế toán đều có chung một số yếu tố Tất cả các quy tắc đạo đức nghề nghiệp trong kế toán đều yêu cầu kế toán viên phải duy trì tính khách quan và độc lập trong công việc Kế toán viên cũng phải trung thực và trung thực trong các giao dịch của họ với khách hàng và những người khác Những yêu cầu này giúp đảm bảo rằng ý kiến của kế toán viên là không thiên vị và khách quan
Đạo đức nghề nghiệp kế toán giúp các kế toán viên luôn duy trì được thái độ nghề nghiệp đúng đắn, từ đó góp phần bảo vệ và nâng cao uy tín nghề nghiệp Việc nhận thức và hiểu đúng về đạo đức nghề nghiệp kế toán là vô cùng cần thiết đối với kế toán viên, đặc biệt là các bạn sinh viên kế toán Bởi lẽ, nếu không hiểu và nắm rõ về đạo đức nghề nghiệp kế toán, các hành vi gian lận trong kế toán có thể xuất hiện và gây ra những tổn thất nặng nề về tài chính không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế Vì vậy, nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp
kế toán của sinh viên kế toán được coi là hướng đi quan trọng Những phát hiện từ kết quả nghiên cứu là cơ sở đề xuất các khuyến nghị gia tăng hành vi đạo đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên bao gồm nâng cao nhận thức đạo đức ở sinh viên, trau dồi giá trị cá nhân, và đẩy mạnh tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp