1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Con khướu sổ lồng

6 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 22,9 KB

Nội dung

- Tóm tắt: Văn bản kể về câu chuyện con chim khướu của gia đình “tôi” nuôi hai lần sổ lồng bay đi, lần đầu tiên chim một mình bay trở về, lần thứ hai, chim khướu gặp được chim mái trên b

Trang 1

CON KHƯỚU SỔ LỒNG

- Nguyễn Quang Sáng –

I Tìm hiểu chung:

1 Tác giả:

- Nguyễn Quang Sáng (1932 – 2014), quê ở huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang

- Những năm chống Mĩ, Nguyễn Quang Sáng trở về Nam Bộ tham gia kháng chiến và tiếp tục sáng tác văn học

- Tác phẩm của Nguyễn Quang Sáng

có nhiều thể loại: truyện ngắn, tiểu thuyết, kịch bản phim và hầu như chỉ viết về cuộc sống và con người Nam

Bộ trong hai cuộc kháng chiến cũng như sau hòa bình

- Năm 2000, ông được Nhà nước tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật

- Tác phẩm chính:

+ Con chim vàng (tập truyện ngắn, 1956)

+ Người quê hương (tập truyện ngắn, 1968)

+ Nhật ký người ở lại (tiểu thuyết, 1961)

+ Đất lửa (tiểu thuyết, 1963) + Câu chuyện bên trận địa pháo (truyện vừa, 1966)

+ Chiếc lược ngà (tập truyện ngắn, 1966)

- Đặc điểm sáng tác:

+ Thấm đượm nhịp sống, mang màu

Trang 2

sắc vùng đất Nam Bộ

+ Mang tinh thần chiến đấu cao

2 Tác phẩm:

- Xuất xứ: Văn bản Con khướu sổ lồng được rút từ tập truyện Con mèo của Foujita – NXB Kim Đồng – Hà

Nội

- Thể loại: Truyện ngắn

- Ngôi kể: thứ nhất (người kể xưng

“tôi”)

- Tóm tắt: Văn bản kể về câu chuyện con chim khướu của gia đình “tôi” nuôi hai lần sổ lồng bay đi, lần đầu tiên chim một mình bay trở về, lần thứ hai, chim khướu gặp được chim mái trên bầu trời, và đã bay đi mãi cùng đôi cánh của tình yêu

- Bố cục: Chia văn bản làm 3 đoạn

+ Đoạn 1: Từ đầu đến “không thể thiếu”: Giới thiệu về con khướu nhà

tôi

+ Đoạn 2: Tiếp theo đến “Và nó trở về lồng, lại hót”: Con khướu bay đi mất

nhưng lạ thay hôm sau nó lại trở về lồng

+ Đoạn 3: Còn lại: Một lần nữa con khướu sổ lồng nhưng nó không quay

về lồng nữa mà trở về với bầu trời tự do

II Khám phá văn bản:

1 Giới thiệu về con khướu:

- Triết lý của tác giả: “Tạo hoá cho loài chim đôi cánh để bay, nhưng trong trời đất này có biết bao nhiêu con chim không bay được”

Trang 3

+ Chân lý: Loài chim có đôi cánh để bay

+ Nghịch lý: Biết bao con chim không được bay (không được sống với cuộc sống vốn dành cho mình)

* Không gian sống của chú khướu: + Được nuôi trong lồng tuyệt đẹp bằng tre nổi tiếng của Lạng Sơn

+ Những con chim khác phải ganh tị + Không mưa không nắng

+ Như sống trong cảnh thần tiên, thức

ăn uống đầy đủ

=> Môi trường hoàn mỹ, đầy đủ con người đã tạo sẵn Con khướu được bao bọc trong sự an toàn, hướng thụ cuộc sống yên bình, tưởng chừng hạnh phúc Cuộc sống đáng ghen tị

- Hình ảnh con khướu:

+ Lông một màu đen, trên đầu có một cái chóp trắng

+ Như một lão già lụ khụ lúc nào cũng đội kết

+ Hót hay, tiếng hót vừa vui vừa xao xuyến.

 Vẻ đẹp của khướu đối lập hoàn toàn với chiếc lồng nó sống Vẻ đẹp của tự nhiên, sự hoang dã

 Tiếng hót hay là tạo hoá ban tặng, là bản năng của giống loài Tiếng hót ấy xứng đáng được tự do để thăng hoa

2 Lần sổ lồng đầu tiên của con khướu:

- Hành động của con khướu: vũ đi,

Trang 4

dang thẳng đôi cánh lên bầu trời như một mũi tên  Hành động dứt khoát, khao khát tự do mãnh liệt

- Thái độ của gia đình “tôi”: ngạc

nhiên ngồi phịch xuống ghế, ai cũng thấy thiếu vắng, trăn trở, thao thức 

lo lắng, nhớ nhung chú khướu và cảm giác của sự mất mát một vật đang sở hữu

- Kết quả của cuộc sổ lồng: Buổi chiều hôm sau, trời vừa chạng vàng thì trở

về Tiếng hót buồn thảm như đứa con

bỏ hoang hối hận trở về

* Nhận xét:

- Lý do của sự trở về:

+ Cái lồng đã giam hãm đôi cánh nó quá lâu khiến cho đôi cánh nó chới với

và lồng ngực của nó ngộp thở trước cảnh mênh mông của trời đất

+ Nó thấy cô đơn, nhỏ bé trước bầu trời

=> Nỗi buồn, thất vọng khi trời về với thế giới tự do nhưng nhận ra mình không thuộc về nơi đó

3 Lần sổ lồng thứ ba và không quay trở lại của con khướu.

- Thái độ của gia đình tôi:

+ Không lo buồn

+ Đoán thể nào nó cũng quay về + Thằng lớn treo cái lồng ra ngoài trời đợi

+ Thằng út háo hức tìm chỗ rình xem

* Hành động trở về của con khướu:

Trang 5

- Hót chuỗi dài báo tin sự trở về và lao xuống

- Đang lao xuống thì nghe thấy tiếng hót của con chim lạ

- Uớn ngực, dựng ngược đôi cánh xiên thăng lên cái nền xanh của bầu trời

- Như hai mũi tên đen đuổi nhau lượn vòng, vừa lượn vừa hót

- Đôi chim vừa bay vừa hót Tiếng hót rọn rã, quấn quýt như tiếng cười tiếng khóc rối rít của đôi tình nhân hàng thế

kỉ mới gặp nhau, vừa xôn xao vừa vang động cả trời chiều

- Con khướu đã không quay trở lại cái lồng nữa

* Sổ lồng bay đi:

- Con khướu đã có sự thay đổi nhanh chóng khi nghe thấy tiếng hót của đồng loại

- Hạnh phúc, tự tin khi nghe được tiếng gọi của tình yêu

- Có dũng khí để trở lại với thế giới tự

do, đủ ban lĩnh để sải cánh bay khỏi chiếc lồng chật hẹp, êm đềm

 Hình ảnh đẹp mang tính triết lý

III Tổng kết:

1 Nội dung:

- Câu chuyện đã thể hiện khao khát tự

do của chú khướu Và động lực để trở

về với tự do chính là tình yêu, là đồng loại Qua đó tác giả kín đáo gửi gắm những triết lí sâu xa của cuộc sống

Trang 6

2 Nghệ thuật:

- Lời kể chuyện giản dị, lời văn nhẹ nhàng

- Thành công với ngôi kể thứ nhất

- Ngồi bút miêu tả tinh tế

Ngày đăng: 19/12/2024, 22:44

w