Kiến nghị, đề xuất giải pháp cải tạo, nâng cấp công nghệ, thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của nhà máy...66 CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO...68... Bảo đảm đến năm 2023, 1
Trang 1Table of Contents
I MỤC TIÊU VÀ CĂN CỨ THỰC HIỆN 1
1.1 Mục tiêu 1
1.2 Căn cứ thực hiện 2
II PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN 3
2.1 Phương pháp thu thập thông tin 3
2.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu 4
2.3 Đánh giá quy trình công nghệ 6
2.4 Lập hồ sơ tổng hợp cho các nhà máy 7
2.5 Tổ chức hội đồng khoa học đánh giá độc lập 8
III KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ SẢN XUẤT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH BVMT 9
3.1 Kết quả điều tra, khảo sát 9
3.1.1 Thông tin chung về nhà máy 9
3.1.2 Kết quả khảo sát, thu thập thông tin chung về công nghệ sản xuất 11
3.1.3 Kết quả khảo sát, thu thập thông tin chung về công nghệ xử lý chất thải của nhà máy 34
3.1.4 Kết quả rà soát hậu kiểm công nghệ của dự án đầu tư 55
3.2 Kết quả đánh giá hiện trạng công nghệ sản xuất và các công trình bảo vệ môi trường 58
3.2.1 Đánh giá về hiện trạng công nghệ, thiết bị sản xuất 58
3.2.2 Đánh giá về hiện trạng các công trình bảo vệ môi trường 59
Trang 23.2.3 Đánh giá trên cơ sở kết quả phân tích nước thải, khí thải của nhà máy
xử lý 59
3.2.4 Đối với quy trình quản lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp, thay thế và xử lý sự cố, thiết kế, lắp đặt thiết bị, công nghệ kiểm soát hệ thống 62
3.2.5 Các sự cố xảy ra, kết quả chấp hành quy định về BVMT, kết quả thanh kiểm tra của các cơ quan chức năng 63
IV ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KỸ THUẬT 63
4.1 Đề xuất đối với công nghệ sản xuất 63
4.2 Đề xuất đối với các công trình bảo vệ môi trường 63
4.3 Đề xuất đối với quy trình quản lý, vận hành, bảo trì, bảo dưỡng, cải tạo nâng cấp, thay thế và xử lý sự cố, thiết kế, lắp đặt thiết bị, công nghệ kiểm soát hệ thống 64
V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 65
5.1 Đánh giá hiện trạng quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường của nhà máy 66
5.2 Kiến nghị, đề xuất giải pháp cải tạo, nâng cấp công nghệ, thiết bị sản xuất, công trình bảo vệ môi trường của nhà máy 66
CÁC TÀI LIỆU, DỮ LIỆU THAM KHẢO 68
Trang 3DANH MỤC BẢNG
Bảng 1: Thông số và phương pháp phân tích mẫu khí 5
Bảng 2: Thông số và phương pháp phân tích mẫu nước 5
Bảng 3: Danh sách các thành viên Hội đồng đánh giá 8
Bảng 4: Tọa độ vị trí của dự án 10
Bảng 5: Các thông số cơ bản của lò đốt 22
Bảng 6: Danh mục máy móc thiết bị sử dụng cho hệ thống xử lý nước thải 48
Bảng 7: Danh mục các thiết bị xử lý khí thải của lò đốt 52
Bảng 8: Kết quả phân tích khí thải ống khói số 1 – Lần 1 ngày 16/03/2022 59
Bảng 9: Kết quả phân tích nước thải đầu vào ngày 16/03/2022 60
Bảng 10: Kết quả phân tích nước thải sau xử lý hóa lý vào ngày 16/03/2022 60
Bảng 11: Kết quả phân tích nước thải sau xử lý sinh học vào ngày 16/03/2022 61
Trang 4DANH MỤC HÌNH
Hình 1 Quy trình xử lý vảy cán, bột sắt 11
Hình 2 Quy trình xử lý tạp chất từ phế liệu (sắt, thép, đồng, nhôm) 12
Hình 3 Quy trình tái chế nhôm, xỉ nhôm 13
Hình 4 Quy trình lò đốt chất thải nguy hại 15
Hình 5 Quy trình xử lý bóng đèn huỳnh quang 24
Hình 6 Quy trình súc rửa và phục hồi thùng phuy sắt 200L 26
Hình 7 Quy trình lò tái chế dung môi 29
Hình 8 Quy trình xử lý và thu hồi linh kiện điện tử 31
Hình 9 Quy trình ổn định hóa rắn chất thải 32
Hình 10 Quy trình chôn lấp an toàn chất thải nguy hại 33
Hình 11 Sơ đồ nguyên lý thu gom nước mưa, nước thải và xử lý nước thải 34
Hình 12 Quy trình công nghệ xử lý nước thải và chất thải lỏng công suất 200 m3/ngày.đêm 36
Hình 13 Quy trình công nghệ xử lý bụi, khí thải lò đốt 49
Trang 5DANH MỤC VIẾT TẮTBVMT : Bảo vệ môi trường
BTNMT : Bộ tài nguyên môi trường
CTR : Chất thải rắn
CBCNV : Cán bộ - công nhân viên
CTNH : Chất thải nguy hại
PCCC : Phòng cháy chữa cháy
QCVN : Quy chuẩn kỹ thuật Việt Nam
Trang 6I MỤC TIÊU VÀ CĂN CỨ THỰC HIỆN
1.1 Mục tiêu
Mục tiêu của tỉnh bà Rịa – Vũng Tàu giai đoạn 2021-2025 là tiếp tục pháttriển thành tỉnh mạnh về công nghiệp, cảng biển, du lịch và nông nghiệp công nghệcao Với định hướng tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) là 7,6%/năm,trong đó giá trị sản xuất công nghệ tăng cao nhất từ 9,21%/năm Với mục tiêu đẩymạnh cơ cấu lại ngành công nghiệp, chú trọng các ngành công nghiệp tạo sảnphẩm có giá trị cao, trong đó chú trọng đến phát triển công nghiệp sản xuất thép.Ngoài ra, Bà Rịa – Vũng Tàu cũng sẽ phấn đấu trở thành tỉnh kiểu mẫu về pháttriển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường
Để đạt được mục tiêu “phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường” và
“chú trọng các ngành công nghiệp tạo sản phẩm có giá trị cao” thì tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu đã đặt ra nhiệm vụ phải “Đẩy mạnh cơ cấu lại ngành công nghiệp, chútrọng các ngành công nghiệp tạo ra sản phẩm có giá trị cao ; hạn chế tiếp nhận dự
-án sử dụng công nghệ mức trung bình, dự -án đầu tư vào các ngành nghề, lĩnh vực
có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường ; Chú trọng công tác bảo vệ môi trường tạicác khu, cụm công nghiệp Bảo đảm đến năm 2023, 100% khu công nghiệp đi vàohoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu chuẩn loại A ; Đẩy mạnhứng dụng, chuyển giao, tiếp thu, lựa chọn công nghệ, thiết bị tiên tiến, hiện đại vàosản xuất, kinh doanh và đời sống.”
Phạm vi của nhiệm vụ “Xây dựng kế hoạch rà soát, đánh giá dây chuyền,thiết bị, công nghệ, thiết và các công trình bảo vệ môi trường của từng nhà máytrong khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên, thị xã Phú Mỹ và yêu cầu các nhàmáy cải tạo, thay thế, đầu tư, đổi mới dây chuyền, thiết bị công nghệ đảm bảo quyđịnh, chủ động kiểm soát được quá trình vận hành và bảo vệ môi trường” bao gồm
Trang 77 cơ sở tái chế và xử lý chất thải trong khu xử lý chất thải Tóc Tiên Trong đóCông ty TNHH Quý Tiến là chủ dự án một Cơ sở xử lý, tái chế chất thải nguy hạivới các hoạt động gồm xử lý, tiêu hủy CTNH bằng phương pháp thiêu đốt, tái chếphục hồi thùng phuy, đóng kén chất thải
Nhằm thực hiện mục tiêu nêu trên Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa –Vũng Tàu phối hợp với Viện Công nghệ môi trường lập “Báo cáo khảo sát, đánhgiá, đề xuất giải pháp cải tạo, nâng cấp công nghệ, thiết bị sản xuất, công trình bảo
vệ môi trường, đảm bảo vận hành hiệu quả và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường choCông ty TNHH Quý Tiến”
1.2 Căn cứ thực hiện
Căn cứ Chỉ thị số 27/CT-TTg ngày 17/9/2018 của Thủ tướng Chính phủ về một số giải pháp cấp bách tăng cường công tác quản lý đối với hoạt động nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
Căn cứ Quyết định số 43/2011/QĐ-UBND ngày 23 tháng 8 năm 2011 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc ban hành quy định về phân vùng phát thải khí thải, xả nước thải theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.
Căn cứ Quyết định số 895/QĐ-UBND ngày 09 tháng 04 năm 2018 của UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu về việc phê duyệt điều chỉnh quy hoạch phát triển công nghiệp tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035.
Căn cứ Quyết định số 503/QĐ-UBND ngày 11/3/2020 của UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về ban hành Kế hoạch triển khai công tác bảo vệ môi trường của
Ủy ban nhân dân tỉnh trên địa bàn tỉnh năm 2020;
Trang 8Căn cứ Quyết định số 3839/QĐ-UBND ngày 22/12/2020 của Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc giao chỉ tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh và dự toán thu, chi ngân sách nhà nước năm 2021;
Căn cứ Quyết định số 3529/QĐ-UBND ngày 01/11/2021 của Chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc phê duyệt Kế hoạch rà soát, đánh giá dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất và công trình bảo vệ môi trường tại các Nhà máy xử lý chất thải trong Khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên và các Nhà máy luyện, cán thép trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự
án “Nhà máy thép POMINA 2” tại khu công nghiệp Phú Mỹ I, phường Phú Mỹ, thị
xã Phú Mỹ, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, số: 1117/QĐ-BTNMT ngày 04/06/2021;
Căn cứ Hợp đồng số 18/HĐTV-SKHCN ngày 28/12/2022 được ký kết giữa
Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Viện Công nghệ môi trường
về việc thực hiện gói thầu “Rà soát, đánh giả dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất và công trình bảo vệ môi trường tại các Nhà máy xử lý chất thải trong Khu xử
lý chất thải tập trung Tóc Tiên và các Nhà máy luyện, cán thép trên địa bàn tỉnh”
II PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN
2.1 Phương pháp thu thập thông tin
Khảo sát hiện trường và thu thập thông tin là điều bắt buộc khi thực hiệnNhiệm vụ Điều tra rà soát để xác định hiện trạng của Công ty làm cơ sở cho việc
đo đạc, lấy mẫu phân tích cũng như làm cơ sở cho việc đánh giá và đề xuất kiếnnghị các biện pháp cải thiện tối ưu quy trình sản xuất va giảm thiểu ô nhiễm, giámsát môi trường… Do vậy, quá trình khảo sát hiện trường càng chính xác và đầy đủthì quá trình đánh giá, đề xuất và kiến nghị càng chính xác, thực tế và khả thi
Đối tượng điều tra, khảo sát hiện trường:
Trang 9+ Đối với công nghệ sản xuất: Hệ thống tái chế vảy cán, bột sắt, hệ thống xử
lý phế liệu, hệ thống tái chế nhôm, xỉ nhôm, hệ thống xử lý bóng đèn huỳnh quang,
hệ thống súc rửa abo bì, thùng chứa, hệ thống xử lý linh kiện điện tử, lò đốt chấtthải rắn, hệ thống bể đóng kén
+ Đối với các công trình bảo vệ môi trường: Các công trình xử lý nước thải,các công trình xử lý bụi và khí thải, các công trình xử lý lữu giữ chất thải rắn vànguy hại
Thời gian điều tra khảo sát: 8h – 11h, ngày 16/03/2022
Kế thừa các tài liệu và báo cáo đã có là sự cần thiết vì khi đó sẽ kế thừa đượccác thông tin có sẵn nhằm kết hợp với điều tra khảo sát hiện trường giúp công tác
rà soát và đánh giá hiện trạng trở nên chính xác và hiệu quả
Tham khảo các tài liệu, đặc biệt là tài liệu liên quan do Công ty cung cấp cóvai trò quan trọng trong việc đánh giá và phân tích, từ đó giúp đưa ra các đánh giá
và kiến nghị tới quy trình công nghệ và công tác bảo vệ môi trường
Các tài liệu thu thập liên quan đến Công ty TNHH Quý Tiến được cung cấp
và sử dụng trong điều tra khảo sát gồm có:
- Báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án “Nhà máy xử lý chất thảiQuý Tiến công suất 279.16 tấn/ngày”
- Phiếu khảo sát hiện trạng máy móc thiết bị sản xuất và các công trình bảo
vệ môi trường, năm 2022
2.2 Phương pháp lấy mẫu và phân tích mẫu
Việc lấy mẫu và phân tích các mãu của thành phần môi trường là không thể thiếu trong việc rà soát đánh giá hiện trạng quy trình công nghệ sản xuất và công tác bảo vệ môi trường
Trang 10Song song với công tác khảo sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và phân tích mẫu sẽ được lên kế hoạch và thực hiện với những nội dung sau: vị trí lấy mẫu, thông số đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và dụng cụ cần thiết.
Các phương pháp đo đạc, thu mẫu và phân tích mẫu áp dụng cho từng thành phần môi trường (nước, không khí) được trình bày rõ trong Phụ lục của báo cáo
Đối tượng đo đạc, lấy mẫu phân tích:
+ Không khí: 01 mẫu khí thải từ ống khói của lò đốt CTNH
+ Nước: 01 mẫu nước đầu vào hệ thống xử lý nước thải, 01 mẫu nước sau
xử lý hóa lý, 01 mẫu nước sau xử lý sinh học
Bảng 1: Thông số và phương pháp phân tích mẫu khí
TT Thông số Phương pháp phân tích Tiêu chuẩn so sánh
1 Bụi tổng US EPA Method 5
- QCVN 19:2009/BTNMT CỘT B (Kp=0,9, Kv=1)
- QCVN 51:2017/BTNMT BẢNG 3 CỘT A1 (Kp=0,9;Kv=1,0)
Bảng 2: Thông số và phương pháp phân tích mẫu nước
TT Thông số Phương pháp phân tích Tiêu chuẩn so sánh
1 Nhiệt độ(a,b) SMEWW 2550B:2017 - QCVN 52:2017/
BTNMT Cột B Bảng 1
- QCVN 40:2011/BTNMT Cột B
4 BOD5 (20oC)(a,b) SMEWW 5210B:2017
Trang 11TT Thông số Phương pháp phân tích Tiêu chuẩn so sánh
6 Tổng chất rắn lơlửng (TSS)(a,b) SMEWW 2540D:2017
7 Thủy ngân (Hg)(a,b) SMEWW 3125:2017
8 Chì (Pb)(a,b) SMEWW 3113B:2017
9 Cadimi (Cd) (a,b) SMEWW 3113B:2017
SMEWW3500Cr.B:2017
11 Đồng (Cu)(a,b) SMEWW 3111:2017
12 Kẽm (Zn)(a,b) SMEWW 3113B:2017
14 Mangan (Mn)(a,b) SMEWW 3111:2017
15 Sắt (Fe)(a,b) SMEWW 3111B:2017
16 Tổng dầu mỡkhoáng(b) SMEWW 5520F:2017
2.3 Đánh giá quy trình công nghệ
Danh sách các quy trình công nghệ sẽ đánh giá của Công ty TNHH QuýTiến gồm có:
- Hệ thống lò đốt CTNH với công suất 1 tấn/h (gồm 2 dây chuyền lò đốtcông suất 500kg/h)
Trang 12- Các hạng mục, công trình thu gom, lưu giữ chất thải rắn
2.4 Lập hồ sơ tổng hợp cho các nhà máy
Sau quá trình khảo sát, thu thập thông tin, tiến hành lập các báo cáo gồm có:
- Báo cáo Đánh giá hiện trạng quy trình công nghệ, thiết bị sản xuất, cáchạng mục công trình bảo vệ môi trường của Công ty TNHH Quý Tiến
- Báo cáo Đề xuất giải pháp cải tạo, nâng cấp công nghệ, thiết bị sản xuất,các công trình bảo vệ môi trường đảm bảo vận hành hiệu quả và xử lý đạt tiêuchuẩn môi trường của Công ty TNHH Quý Tiến
Từ kết quả hai báo cáo trên và các báo cáo đối với các cơ sở sản xuất théptrong đối tượng rà soát đánh giá, tiến hành lập các báo cáo tổng hợp gồm có:
- Báo cáo Khảo sát, thu thập thông tin chung về công nghệ sản xuất và côngnghệ xử lý chất thải của các nhà máy luyện thép, cán thép
- Báo cáo Rà soát đánh giá và lập hồ sơ công nghệ máy móc, thiết bị và dâychuyền công nghệ sản xuất và các công trình bảo vệ môi trường cho các nhà máythép tại KCN Phú Mỹ 1 và Phú Mỹ 2
Trang 132.5 Tổ chức hội đồng khoa học đánh giá độc lập
Căn cứ vào hợp đồng dịch vụ tư vấn số 18/HĐTV-SKHCN ngày 28 tháng 12 năm
2021 giữa Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu và Viện Công nghệ môi trường về việc thực hiện gói thầu “Rà soát, đánh giá dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất và công trình bảo vệ môi trường tại các nhà máy xử lý chất thải trong khu xử lý chất thải tập trung Tóc Tiên và các nhà máy luyện, cán thép trên địa bàn tỉnh”.
Căn cứ vào Báo cáo khảo sát, thu thập thông tin chung về công nghệ sản xuất và công nghệ xử lý chất thải của các nhà máy luyện thép, cán thép và Báo cáo rà soát đánh giá và lập hồ sơ công nghệ máy móc, thiết bị và dây chuyền công nghệ sản xuất và các công trình bảo vệ môi trường cho các nhà máy thép tại KCN Phú Mỹ 1 và Phú Mỹ 2;
Căn cứ vào Quyết định số 299/QĐ-VCNMT ngày 27/5/2022 của Viện Công nghệ
soát, đánh giá dây chuyền thiết bị công nghệ sản xuất và công trình bảo vệ môitrường tại các Nhà máy luyện, cán thép”
Ngày 21/06/2022 Tại Viện công nghệ Môi trường đã tiến hành hội đồng cơ sở
sản xuất và công trình bảo vệ môi trường tại các Nhà máy luyện, cán thép”.
Bảng 3: Danh sách các thành viên Hội đồng đánh giá
đồng
1 GS.TS Nguyễn Thị Huệ Viện Công nghệ môi trường Chủ tịch
2 TS Nguyễn Thành Đồng Viện Công nghệ môi trường Phó chủ tịch
3 TS Nguyễn Viết Hoàng Viện Công Nghệ môi trường Phản biện 1
4 PGS.TS Nguyễn Thị Hà Trường Đại học Khoa học tựnhiên - Đại học QGHN Phản biện2
5 ThS Chu Đức Khải Chủ tịch Hội KHKT
Đúc-Luyện kim Việt Nam Ủy viên
6 TS Trần Mạnh Hải Viện Công Nghệ môi trường Ủy viên
7 TS Dương Thị Hạnh Viện Công Nghệ môi trường Ủy viên - Thư
Trang 14ký khoa học
III KẾT QUẢ RÀ SOÁT, ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG CÔNG NGHỆ, THIẾT BỊ SẢN XUẤT VÀ CÁC CÔNG TRÌNH BVMT
3.1 Kết quả điều tra, khảo sát
3.1.1 Thông tin chung về nhà máy
- Tên cơ sở: Nhà máy xử lý chất thải Quý Tiến, công suất 279,16 tấn/ngày
- Chủ dự án: Công ty TNHH Quý Tiến
- Địa chỉ trụ sở chính: Tổ 2, thôn Quảng Phú, thị trấn Phú Mỹ, huyện TânThành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu
- Điện thoại: 0643.603.150
Dự án “Nhà máy xử lý chất thải Quý Tiến, công suất 279,16 tấn/ngày” sẽđược triển khai trên đường D2, khu Xử lý chất thải tập trung (XLCTTT) Tóc Tiên,huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Vị trí của dự án trong khu XLCTTTTóc Tiên được mô tả như hình bên dưới:
Vị trí chính xác của dự án tiếp giáp với các công trình xung quanh như sau:+ Phía Đông Bắc: giáp dự án xử lý chất thải của Công ty TNHH Dung Ngọc,dài khoảng 210m
+ Phía Đông Nam: giáp đất dự trữ, dài khoảng 71,4m
+ Phía Tây Bắc: giáp đường nội bộ D2, dài khoảng 71,4m
+ Phía Tây Nam: giáp đất dự trữ, dài khoảng 210m
- Cách nghĩa địa huyện Tân Thành 820m về phía Tây Bắc, cách núi Trọckhoảng 800m về phía Đông Bắc, cách chân núi Ban Quan khoảng 950m về phíaĐông Nam, Cách UBND xã Tóc Tiên khoảng 2,2km về phía Tây Bắc, UBND xã
Trang 15Tân Hưng khoảng 7km về phía Tây Bắc, cách UBND Tp Bà Rịa khoảng 9,75 km
- Dự án nằm trong khu XLCTTT Tóc Tiên thuộc xã Tóc Tiên, huyện TânThành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã được quy hoạch hoàn chỉnh nên xung quanh dự
án là đất trống, không có nhà dân sinh sống Xung quanh dự án chủ yếu giáp đấtlâm nghiệp của dân, không có rừng, khu dự trữ sinh quyển, vườn quốc gia, khu bảotồn thiên nhiên, khu dự trữ thiên nhiên thế giới
Diện tích cơ sở khoảng 1,5019 ha (15.019 m2) Vị trí giới hạn của toàn khuđất được xác định bởi các tọa độ sau:
Trang 16nghiệp trên địa bàn tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu góp phần tăng cường công tác bảo vệmôi trường nói chung và quản lý chất thải nói riêng.
3.1.2 Kết quả khảo sát, thu thập thông tin chung về công nghệ sản xuất
Hệ thống xử lý vảy cán, bột sắt
Hình 1 Quy trình xử lý vảy cán, bột sắt
Thuyết minh quy trình :
Vảy cán sau khi thu gom từ các nhà máy sản xuất được vận chuyển về lưu giữ tại kho của Công ty Vảy cán được cho vào xilo để cấp vào thiết bị sàng rung 2 cấp để thu hồi sản phẩm vảy cán <10mm (tiêu chuẩn để làm nguyên liệu sản xuất các sản phẩm bột màu, sơn) Đối với vảy cán có kích thước >10mm sẽ cho qua máy nghiền để làm nhỏ kích thước, sau đó cho quay trở lại sàng rung 2 cấp để tiếp tục phân loại, thu hồi sản phẩm vảy cán <10mm.
Bột sắt : thu gom về và lưu chứa trong các bo PP lớn và chuyển cho các đơn vị sản xuất gang hay bột màu công nghiệp, sản xuất sơn.
Công suất xử lý vảy cán và bột sắt : 02 tấn/h x 20 giờ/ngày = 40 tấn/ngày.
Hệ thống xử lý tạp chất từ phế liệu
Trang 17Hình 2 Quy trình xử lý tạp chất từ phế liệu (sắt, thép, đồng, nhôm)
Thuyết minh quy trình:
Thành phần tạp chất tách từ phế liệu sắt, thép chủ yếu là đất, cát, rác, gỗvụn, vụn nhựa, vụn cao su và một phần kim loại phế liệu có lẫn trong tạp chất,được đưa qua hệ thống thiết bị sàng rung và tuyển từ để tách nhiều sản phẩm khácnhau
Tạp chất từ phế liệu sắt, thép từ các nhà máy luyện thép được thu gom, vậnchuyển và tập kết tại bãi chứa của nhà máy Sau đó được xe xúc lật hoặc xe cuốcbánh hơi xúc nạp vào xi lô để chuyển đến máy sàng rung 2 cấp tách các chất cókích thước khác nhau
Gỗ, nhựa, rác, cao su vụn (có thể còn có sắt, thép phế liệu) có kích thước lớnhơn 5mm sẽ được tách ở sàn trên cùng có mắt lưới 6x6mm và đưa đến bang tải từchuyển tới khu vực phân loại bên trong nhà xưởng phân loại thô, đất mịn lọt qua
Trang 18mắt lưới nhỏ hơn 5mm sẽ được Công ty chuyển giao cho các đơn vị khác để làmvật liệu xây dựng.
Nhựa, cao su, gỗ vụn, kim loại, phi kim có kích thước lớn hơn 5mm sẽ quabang tải từ, tách sắt Sau đó chuyển tới nhà xưởng phân loại thô để công nhân phânloại bằng tay, tách nhựa, cao su, gỗ và kim loại, phi kim (đồng, chì, nhôm) Phầncòn lại không thể tách bằng thủ công chiếm khoảng 8% được đem đốt nhiệt phân.Phần gạch, đá có kích thước lớn (chiếm 10%) dung san lấp mặt bằng Phần cao su,nhựa có kích thước lớn hơn 10mm được thu hồi, phần kim loại, phi kim thu hồi(chiếm 5%) được đưa vào thiết bị rửa kiểu thùng quay để rửa sạch, sau đó chuyểnđến xưởng phân loại tinh để công nhân phân loại thủ công, tách từng loại kim loạiphi kim riêng biệt, sau đó các kim loại phi kim được cung cấp cho các nhà máy sảnxuất đồng, chì, nhôm để làm nguyên liệu đầu vào
Công suất xử lý tạp chất từ phế liệu (đất phế và các chất lẫn trong đất phếtách ra): 140 tấn/ngày ~ 30.000 tấn/năm
Hệ thống tái chế nhôm, xỉ nhôm
Hình 3 Quy trình tái chế nhôm, xỉ nhôm
Trang 19Thuyết minh quy trình
Phần phế liệu nhôm, xỉ nhôm thu được từ quá trình phân loại tạp chất tách từphế liệu và một số nguồn khác được tập kết lại, được đập để giảm bớt thể tích vàrửa sạch phần tạp dơ bẩn Sau đó sẽ nạp vào lò nung nóng để tạo ra nhôm nóngchảy
Phần xỉ chứa tạp chất được loại bỏ thêm lần nữa để đảm bảo độ tinh khiếtcủa phôi nhôm
Nhôm nóng chảy đổ ra, được đúc thành thanh nhôm tái chế phục vụ cho nhàmáy sản xuất kim loại khác
Tái sử dụng xỉ nhôm
Xỉ nhôm thải ra từ quá trình sản xuất nhôm ban đầu và từ các hoạt động táichế vẫn có hữu ích được dung trong một số ứng dụng công nghiệp, từng được sửdụng như một chất độn trong nhựa đường và bê tông
Công suất tái chế nhôm và xỉ nhôm: 20 tấn/ngày
Hệ thống lò đốt chất thải nguy hại
Trang 20Hình 4 Quy trình lò đốt chất thải nguy hại
* Thuyết minh quy trình:
Chất thải công nghiệp được thu gom về, chúng cần được chuẩn bị trước quacác công đoạn phân loại và xử lý sơ bộ (phơi, đóng bánh, tách cặn), sau đó chấtthải rắn được vô bao (giấy hay nilong) với kích thước phù hợp với miệng nạp liệu
để thuận tiện cho việc cấp liệu qua cửa lò, tránh rơi vãi gây ô nhiễm
Chất thải lỏng (dung dịch thải, hóa chất, dung môi) được chứa trong bồn kín,sau khi lọc và tách ẩm: phần lỏng được phun vào đốt trong lò, phần cặn bã đượcđốt dưới dạng chất thải rắn
Chất thải được nạp vào buồng đốt sơ cấp của lò, được gia nhiệt bằng hai đầuđốt diesel (DO) và khí gas nhằm bổ sung và duy trì nhiệt độ nhiệt phân của ráctrong buồng đốt sơ cấp từ 650 – 800 oC Dưới tác dụng của nhiệt, diễn ra các quátrình phân hủy nhiệt các chất thải rắn và lỏng thành thể khí, trải qua các giai đoạn:bốc hơi nước – nhiệt phân – oxy hóa một phần các chất cháy Chỉ còn một lượngnhỏ tro (3-5%), chủ yếu là các oxit kim loại hay tủy tinh, gốm, tro theo chu kỳ và
Trang 21có thể đem đi đóng rắn làm vật liệu xây dựng hay chôn lấp an toàn do đã đốt kiệtcác chất hữu cơ.
Khí thải ở buồng đốt sơ cấp qua buồng đốt thứ cấp, được đốt cháy hoàn toàn
ở nhiệt độ 1.050 – 1.300oC với thời gian lưu cháy >2 giây, và bảo đảm một mức tốithiểu của oxy dư
Sau khi ra khỏi buồng đốt thứ cấp, khí thải được dẫn qua hệ thống giải nhiệtbằng nước có tác dụng hạ thấp nhiệt độ khí thải nhiệt độ cao tới giá trị cho phép,trước khi vào thiết bị xử lý bằng phương pháp hấp thụ
* Thiết kế, cấu tạo của hệ thống
Lò đốt kết cấu gồm hai phần chính: buồng đốt sơ cấp và buồng đốt thứ cấp,ngoài ra còn có một hệ thống các thiết bị phụ trợ đi kèm Thành lò đốt được cấu tạobằng gạch chịu nhiệt
Hệ thống cấp rác vào lò đốt
- Ben đẩy (cung cấp rác thải dạng rắn): cơ cấu cấp rác làm nhiệm vụ cấp rác
đã đóng bao vào lò theo khối lượng và chu kỳ mẻ cấp rác Để đạt được chu kỳnhiệt phân tối ưu trong lò, khoảng 10 đến 15 phút cấp rác vào lò một lần với lượngrác khoảng 100 – 200 kg đảm bảo phân phối đều lượng chất thải cấp vào lò đạtcông suất 500 kg/h
- Béc phun (cấp chất thải lỏng được chứa trong bồn kín vào buồng đốt của lò
sơ cấp khi nhiệt độ >800 oC)
Chất thải công nghiệp được thu gom về, chúng cần được chuẩn bị trước quacác công đoạn phân loại và xử lý sơ bộ (phơi, đóng bánh, tách cặn), sau đó chấtthải rắn được vô bao (giấy hay nilong) với kích thước phù hợp với miệng nạp liệu
để thuận tiện cho việc cấp liệu qua cửa lò, tránh rơi vãi gây ô nhiễm
Trang 22Chất thải lỏng (dung dịch thải, hóa chất, dung môi) được chứa trong bồn kín,sau khi lọc và tách ẩm: phần lỏng được phun vào đốt trong lò, phần cặn bã đượcđốt dưới dạng chất thải rắn.
Cơ cấu cấp rác làm nhiệm vụ cấp rác đã đóng bao vào lò theo khối lượng vàchu kỳ mẻ cấp rác Để đạt được chu kỳ nhiệt phân tối ưu trong lò, khoảng 15 phútcấp rác vào lò một lần
Buồng đốt sơ cấp
Buồng sơ cấp có kích thước 5000 x 3000 x 2400 (dài x rộng x cao), có đầuđốt cung cấp nhiệt và bét phun đốt dầu DO, các ống cấp khí được cung cấp dướiđáy hai bên thành lò
Nhiệm vụ: là nơi tiếp nhận rác – tiến hành quá trình nhiệt phân rác thành thểkhí – đốt cháy kiệt cốc (carbon rắn) còn lại sau quá trình nhiệt phân và các chấthữu cơ còn sót trong tro
Buồng đốt sơ cấp được gia nhiệt bằng đầu đốt diesel (DO) nhằm bổ sung vàduy trì nhiệt độ nhiệt phân của rác trong buồng đốt sơ cấp khoảng 700 oC Lượngoxy được cấp khoảng 70 – 80% so với nhu cầu lý thuyết Dưới tác dụng của nhiệt,tại buồng đốt diễn ra các quá trình phân hủy nhiệt các chất thải rắn và lỏng thànhthể khí, trải qua các giai đoạn: bốc hơi nước – nhiệt phân – oxy hóa một phần cácchất cháy như sau:
Sấy khô (bốc hơi nước) chất thải: chất thải được đưa vào buồng đốt, thunhiệt từ không khí nóng của buồng đốt, nhiệt độ của chất thải đạt trên 100 oC, quátrình thoát hơi ẩm xảy ra mãnh liệt, khi nhiệt độ tiếp tục tăng sẽ xảy ra quá trìnhnhiệt phân chất thải và tạo khí gas
Quá trình phân hủy nhiệt tạo khí cháy và cặn carbon: Chất thải bị phân hủynhiệt sinh ra khí cháy, là hợp chất hữu cơ phức tạp tạo thành các chất đơn giản như
Trang 23CH4, CO, H2 Thực tế với sự có mặt của oxy và khí gas trong buồng nhiệt phân ởnhiệt độ cao đã xảy ra quá trình cháy, nhiệt sinh ra lại tiếp tục cấp cho quá trìnhnhiệt phân, như vậy đã sinh ra quá trình “tự nhiệt phân và tự đốt sinh năng lượng”
mà không đòi hỏi phải bổ sung năng lượng từ bên ngoài vào (không cần tiến hànhcấp nhiệt qua béc đốt) và do vậy đã tiết kiệm được năng lượng
Không khí cấp cho quá trình cháy sơ cấp chủ yếu là đốt cháy nhiên liệutrong buồng sơ cấp và hòa trộn một phần với khí nhiệt phân trước khi chuyển sangbuồng đốt thứ cấp Lượng không khí dư rất nhỏ bởi ở buồng đốt sơ cấp chủ yếuquá trình cháy tạo thành bnas khí, nó được điều chỉnh nhằm đáp ứng chế độ nhiệtphân của mẻ rác đốt
Đầu đốt nhiên liệu được bố trí thuận lợi cho sự chuyển động của ngọn lửa vàtrao đổi nhiệt với rác thải, đồng thời đảm bảo đốt cháy kiện phần tro còn lại sauchu kỳ đốt Kiểm soát quá trình đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt sơ cấp bằngcặp nhiệt điện XA (Cromen-Alumen) có nối với hệ thống điều chỉnh tự động nhiệtđộ
Khí H2 tạo thành do hơi nước cấp vào vùng cháy để khống chế nhiệt độbuồng đốt sơ cấp cùng với khí nhiệt phân dưới tác dụng cơ học khí trong buồng lòđược dưa sang buồng đốt thứ cấp qua kênh dẫn khí nằm phía trên buồng đốt sơcấp Chỉ còn một lượng nhỏ tro (3-5%), chủ yếu là các oxit kim loại hay thủy tinh,gốm sành sứ trong rác nằm trên mặt ghi, chúng sẽ được tháo ra ngoài qua khaytháo tro theo chu kỳ và có thể đem đi đóng rắn làm vật liệu xây dựng hay chôn lấp
an toàn do đã đốt kiệt các chất hữu cơ
Khí từ buồng đốt sơ cấp bao gồm hỗn hợp các khí cháy (khí gas) và hơinước sẽ được dẫn qua buồng đốt thứ cấp và được đốt cháy tiếp tại đây
Buồng đốt thứ cấp:
Trang 24Buồng thứ cấp có tổng thể tích là 7,68 m3 Nhiệt độ buồng đốt thứ cấp đượcduy trì từ 1.050 – 1.300oC bời đầu đốt nhiên liệu dầu diesel M2 Nhờ nhiệt độ cao
và thời gian lưu khsi trong buồng đủ lâu (2 giây) đảm bảo thiêu hủy hoàn toàn cácchất thải độc hại, đặc biệt là dioxin, furan và mùi
Kiểm soát quá trình đốt cháy và nhiệt độ trong buồng đốt thứ cấp bằng cặpnhiệt XA (Cromen-Alumen) vỏ bọc bằng ceramic có nối với hệ thống điều chỉnh
Buồng lưu khí và ống khói phụ
Khí thải sau khi ra khỏi buồng thứ cấp được đốt tiếp một thời gian ở nhiệt độcao trong buồng lưu khí nhằm đốt cháy triệt để thành phần khí và chất hữu cơ cònsót lại, tăng thời gian lưu khí ở nhiệt độ cao Ngoài ra, buồng lưu khsi còn có ốngkhói phụ nhằm xả khí trong trường hợp có sự cố xảy ra
Bộ giải nhiệt
Thiết bị trao đổi nhiệt bằng nước có tác dụng hạ thấp nhiệt độ khí thải tới giátrị cho phép, trước khi vào tháp tách cặn và thiết bị xử lý bằng phương pháp hấpthụ Để tăng cường hiệu quả trao đổi nhiệt, thiết bị giải nhiệt có cấu tạo đặc biệtvới hệ thống giải nhiệt liên hoàn, bề mặt trao đổi nhiệt lớn và cường độ đối lưu caonên nhiệt độ ra khỏi tháp giải nhiệt nhỏ hơn
Trang 25Khí nóng từ lò đốt tiếp tục được chuyển động sang thiết bị giải nhiệt nước để
hạ thấp nhiệt độ khí thải tới giá trị phù hợp trước khi đưa qua thiết bị xử lý bằngphương pháp hấp phụ Để tăng cường hiệu quả trao đổi nhiệt, thiết bị giải nhiệt cócấu tạo đặc biệt với hệ thống giải nhiệt liên hoàn, bề mặt trao đổi nhiệt lớn vàcường độ đối lưu cao nên nhiệt độ ra khỏi tháp giải nhiệt nhỏ hơn
Hệ thống xử lý bụi gồm 2 thiết bị alf thiết bị venturry và xyclon ướt
Venturi:
Được thiết kế để khử bụi có kích thước nhỏ (1-2 µm) với vận tốc dòng khíđạt đến 80 m/s, tổn thấp áp lực khoảng 300 mmH2O, lượng nước cung cấp vàothiết bị khoảng 0,8-1,5L/m3 khí thải Ống venturi được lắp đặt sau đường ống giảinhiệt khí thải sau lò đốt, dòng khí thỉa khi vào ống sẽ tăng vận tốc do diện tích ống
bị giảm, dòng nước phun từ trên xuống sẽ tiếp xúc trực tiếp với dòng khí làmlượng bụi va đập vào nước tạo thành các giọt cực nhỏ Quá trình chảy rối trong ốngventuri sẽ thúc đẩy quá trình lắng bụi khi tiếp xúc với các giọt lỏng Khí thải quaống venturi sẽ vào thiết bị xyclone ướt để hoàn tất quá trình xử lý bụi
Xyclon ướt:
Được thiết kế để xử lý phụ trợ cho quá trình lắng các hạt bụi dư thoát quathiết bị venturi Cấu tạo xyclon ướt tương tự xyclon thường, tuy nhiên sẽ có bố trícác bét phun nước xung quanh để tăng hiệu quả lắng bụi Nước phun theo chiềuthuận với chuyển động xoắn ốc của dòng không khí bên trong xyclon, các hạt bụi
sẽ tiếp xúc với các hạt nước mịn làm cho quá trình lắng bụi hiệu quả Phía trênthiết bị sẽ có bộ phận tách ẩm để tách hơi nước
Nước nhiễm bụi sẽ được lắng cặn, phần nước trong sẽ bơm tuần hoàn liêntục đến thời gian bão hòa (khoảng 4h), sau đó phần cặn được hút đi qua trạm xử lýnước Nước sạch sẽ được bổ sung để cân bằng lượng nước cấp vào thiết bị
Trang 26Ưu điểm của Hệ thống xử lý bụi với công nghệ venturi và xyclon ướt là kíchthước nhỏ gọn, đạt hiệu suất khử bụi cao, khử được bụi hòa tan trong nước và mùi,giảm lượng hóa chất tiêu tốn cho công đoạn hấp phụ.
Q Tại đây, dung dịch hấp thụ (NaOH, Na2CO3 hay Ca(OH)2) từ bể dung dịchtuần hoàn được máy bơm cấp và phun vào buồng với hệ số phun lớn Các khí thải(SO2, HF, HCl, …) sẽ bị dung dịch hấp thụ đồng thời làm lắng hết phần bụi cókích thước nhỏ còn lại Bộ tách giọt nước trong tháp hấp thụ sẽ thu hồi lại các giọtnước nhỏ bị dòng khí chuyển động kéo theo
Ống khói thải:
Khí sạch sau khi ra khỏi tháp hấp thụ có nhiệt độ khoảng 70oC sẽ được quạthút đưa vào ống khói cao trên 28,5 mét để phát tán ra ngoài môi trường Có vanđiều tiết để điều khiển chế dộ áp suất của hệ thống lò Trên đỉnh ống khói đượctrang bị hệ thống kim thu lôi và dây đồng tiếp đất dọc theo ống khói xuống tới cáccọc địa
Lỗ lấy mẫu khí thải được đặt tại ống thoát khí kết nối từ tháp hấp thụ Cầuthang có lồng bảo vệ được lắp đặt từ đất lên tới giàn thao tác lấy mẫu khí thải
Bể chứa dung dịch
Trang 27Nước thải ra từ tháp hấp thụ được đưa qua bể chứa dung dịch tuần hoàn đểtách cặn, bổ sung hóa chất và làm nguội trước khi được tái tuần hoàn sử dụng lạitrong tháp hấp thụ Theo định kỳ, cặn xả ra từ bể chứa dung dịch tuần hoàn đượcđem đi xử lý tiếp hay đốt cùng với chất thải rắn trong lò.
Bộ diều khiển tự động
Trên tủ điện điều khiển, thông qua bộ cài đặt của đồng hồ đo nhiệt đọ ngườivận hành có thể điều khiển nhiệt độ buồng đốt sơ cấp và thứ cấp theo yêu cầu côngnghệ của quá trình thiêu đốt
Công dụng của bộ điều khiển tự động đối với lò đốt chất thải:
- Điều khiển tự động quá trình đốt cháy nhiên liệu của các đầu đốt M1 vàM2 theo quy trình
- Điều khiển tự động các thông số kỹ thuật cơ bản của lò đốt: Nhiệt độbuồng đốt sơ cấp và thứ cấp, lưu lượng không khí
- Tiến hành các thao tác điều khiển quá trình chạy lò, đảm bảo an toàn cho
hệ thống khi làm việc
Điều khiển tự động theo vị trí với các bước cơ bản sau: nhận tín hiệu đo tứcthời của thông số cần điều khiển nhờ các kiểm biến Bộ phận điều khiển so sánhvới giá trị đặt trước của đại lượng cần điều khiển với giá trị tức thời Sau đó tácdụng lên cơ quan điều chỉnh để đưa đại lượng cần điều khiển về giá trị đặt trước
Thiết bị phụ trợ
Quạt gió, quạt cấp khí, đầu đốt, hệ thống cung cấp dầu, các thiết bị kiểm tracác điều kiện hoạt động công nghệ của lò đốt (nhiệt độ, tốc độ gió, lượng dầu…)
Trang 28Bảng 5: Các thông số cơ bản của lò đốt
phận kim loại có thể tiếp xúc trực tiếp với
Trang 29Hình 5 Quy trình xử lý bóng đèn huỳnh quang
Thuyết minh quy trình
Bóng đèn huỳnh quang cấp vào cụm đập và hút (mô tơ ly tâm đập nát bóngđèn thành những mảnh nhỏ) Bụi, hơi từ quá trình cắt bóng đèn được xử lý bằng hệthống lọc bụi túi vải và hệ thống hấp thụ bằng than hoạt tính Hiệu quả xử lý bụi,hơi thủy ngân đạt 99,99% Bóng đèn sau khi nghiền được chứa trong thùng chứa
200 lít Thùng chứa có khả năng chứa được 1.350 bóng đèn huỳnh quang loại1,2m Khi thùng đầy thiết bị có đèn báo tín hiệu và công nhân sẽ thay thùng khác.Quy trình cắt bóng đèn là quy trình kín, hạn chế thấp nhất phát tán chất ô nhiễmvào môi trường
Trang 30Sản phẩm nghiền từ bóng đèn bao gồm: 2 đầu nhôm, những mảnh vụn thủytinh có kích thước từ 3 – 5mm và bột huỳnh quang Hỗn hợp này được đưa vàothiết bị phân tách các thành phần bóng đèn bằng hệ thống băng tải Thiết bị phântách bóng đèn sàng rung mắt lưới 2 cm để tách riêng đuôi đèn Hỗn hợp thủy tinh
và bột huỳnh quang lọt qua mắt lưới 2 cm và xuống sàng mắt lưới 0,5 cm Tại đây,
có thiết bị phun nước rửa nhằm phân tách thành phần bột huỳnh quang khỏi thủytinh Bột huỳnh quang sẽ được tách khỏi nước sau quá trình lắng và ổn định, hóarắn Phần nước này sẽ thải bỏ qua theo định kỳ (thông thường sau khi xử lý chokhoảng 5 thùng 200 lít) và được đưa về hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏngcủa nhà máy để tiếp tục xử lý
Công suất xử lý bóng đèn huỳnh quang: 20 kg/giờ x 08 giờ/ngày = 0,16tấn/ngày
Hệ thống súc rửa và phục hồi bao bì, thùng phuy, tái chế dung môi
Trang 31Hình 6 Quy trình súc rửa và phục hồi thùng phuy sắt 200L
Thuyết minh quy trình:
Các loại thùng phuy dính chất thải, chất thải nguy hại (không thu mua nhữngthùng chứa hóa chất bảo vệ thực vật) được vận chuyển về nhà máy và sắp xếp vàonhà kho có mái che Các thùng được mở nắp niêm để đưa ống hút vào hút sạch hóachất/ dung môi dư thừa sau đó được phân loại thủ công khi lưu kho chờ xử lý Cặnhóa chất sau khi hút được thu gom triệt để sau đó chuyển vào hệ thống xử lý chấtthải lỏng
Trang 32Cặn dung môi khi hút cùng với lượng dung môi phát sinh trong quá trình súcrửa bao bì, thùng phuy tại các công đoạn tiếp theo sẽ được thu gom triệt để, phântheo từng chủng loại khác nhau dựa vào đặc trưng tính chất vật lý, hóa học củachúng và lưu chứa vào những thùng chứa chất thải nguy hại Khi lượng dung môithải đủ số lượng sẽ được đưa vào lò tái chế dung môi để tái chế, thu hồi dung môisạch tiếp tục sử dụng cho hệ thống súc rửa, phục hồi bao bì, thùng phuy.
Thùng phuy sau khi hút sạch hósa chất/dung môi thừa sẽ được phân thành
03 loại sau:
+ Loại 1: các thùng phuy còn mới, chưa rỉ sét, bề mặt ngoài sạch
+ Loại 2: các thùng phuy bị bẩn hoặc có dấu hiệu rỉ sét
+ Loại 3: Các thùng phuy hỏng nặng hoặc bị rỉ sét, không còn khả năng tái
áp lực lớn giúp rửa sạch các chất rắn bám bên trong thùng Dung dịch rửa lưuchuyển qua thùng phuy và máy rửa được tuần kín thông qua màng lọc được bố tríbên trong máy rửa, do đó việc phát tán hơi dung môi đã được khống chế thoát ramôi trường trong quá trình rửa Các thùng phuy bẩn có hai loại: (1) loại chứa hóachất thân dầu chiếm phổ biến khoảng 70% nên sẽ sử dụng dung môi như toluene
để súc rửa Loại còn lại chứa hóa chất có khả năng tan trong nước sẽ sử dụng dung
Trang 33dịch kiềm để súc rửa, sau đó được hút khô hơi dung môi hoặc tráng sạch bằngnước.
+ Kết thúc công đoạn súc dầu, thùng sẽ được chuyển sang các công đoạntiếp theo
+ Loại 2: các thùng phuy bị bẩn hoặc hơi có dấu hiệu rỉ sét bên trong đượcsúc sắt Số lượng thùng phuy loại này chiếm khoảng 10% trên tổng số thùng phuynhập về Các thùng phuy có dính chất rắn hay các vết sắt rỉ bên trong sẽ được súcrửa bằng hệ thống súc sét Bằng cách cho dung môi, nước và các vật tạo ma sátnhư: phôi sắt vuông, dây xích vào thùng để hỗ trợ làm sạch Nhờ chuyển độngquay của thùng phuy mà các chất rắn sẽ tróc ra khỏi bề mặt thùng phuy Sau đóloại thùng này được chuyển vào nhóm thùng loại 1 để tiếp tục xử lý
+ Loại 3: các thùng phuy hỏng nặng hoặc bị rỉ sắt, không còn khả năng tái
sử dụng tiếp sẽ bị loại bỏ được đưa qua hệ thống dập, cắt nhằm giảm thể tích chấtthải trước khi đưa đến kho chứa chất thải nguy hại và giao cho đơn vị thu gom và
xử lý chất thải nguy hại Trong quá trình cắt dập sẽ bố trí hệ thống thu gom và xử
lý chất thải nguy hại Trong quá trình cắt dập sẽ bố trí hệ thống thu gom triệt đểcác hóa chất/dung môi còn lại sót lại có thể rơi vãi vào các thùng chứa chất thảinguy hại tuân thủ các quy định an toàn về chất thải nguy hại Số lượng thùng phuyhỏng chiếm khoảng 2-3% trên tổng số thùng phuy nhập về
Toàn bộ dung môi rửa trong thùng sẽ được hút bằng máy hút chân không vớicông suất lớn Thùng sau khi súc đảm bảo sạch hoàn toàn khô, sạch và có thể lưuchứa Tiếp tục thùng phuy được làm sạch bề mặt ngoài bằng máy chà ngoài Tuynhiên vẫn có một số lượng nhỏ thùng phuy (chiếm khoảng 5%) bị bẩn bề mặtngoài cần xử lý ướt, loại thùng phuy này sẽ được chuyển đến sàn rửa, dunghf xàphòng và nước để chà rửa mặt ngoài làm sạch bề mặt ngoài của thùng Tiếp tụcthùng phuy được chuyển qua thổi tròn bằng khí nến và cán niềng Sau đó chuyển
Trang 34qua dây chuyền sơn theo màu tương ứng với màu nền cũ của thùng hoặc theo yêucầu của khách hàng Quá trình sơn sẽ phát sinh hơi VOC và mùi sơn từ buồng sơn,
do đó sẽ được bố trí hệ thống màng nước thu gom mùi sơn và bố trí chụp hút vàtháp hấp thụ bằng than hoạt tính thu gom, xử lý hơi dung môi phát sinh từ buồngsơn
Trong quá trình súc rửa thùng phuy sẽ phát sinh nước thải, có các thànhphần ô nhiễm chủ yếu là SS, COD, dầu mỡ rất cao, toàn bộ lượng nwocs thải nàyđược thu gom dẫn về hệ thống xử lý nước thải và chất thải lỏng của dự án để xử lýđạt quy chuẩn kỹ thuật môi trường theo đúng quy định
Công suất súc rửa và phục hồi bao bì, thùng phuy: 5 tấn/ngày
Hình 7 Quy trình lò tái chế dung môi
Dung dịch thường sử dụng để súc rửa thùng phuy bao gồm dung dịch xst vàcác dung môi toluene, xylene, aceton Dung dịch này được phun bắn vào với áp lựclớn để rửa trôi hoàn toàn các chất ô nhiễm bán bên trog thùng sau súc rửa lẫn nhiềucặn bẩn được lọc sạch và tái sử dụng cho các mẻ tiếp theo Sau khi sử dụng nhiều
Trang 35lần, dung môi toluen, xylen, aceton chứa nhiều cặn bẩn sẽ được thu gom triệt để vàđưa vào lò tái chế dung môi.
Cặn dung môi sau khi hút cùng với lượng dung môi phát sinh trong quá trìnhsúc rửa bao bì, thùng phuy tại các công đoạn tiếp theo sẽ được thu gom triệt để,phân theo từng chủng loại khác nhau dựa vào đặc trưng tính chất vật lý, hóa họccủa chúng và lưu chứa vào những thùng chứa chất thải nguy hại Khi lượng dungmôi thải đủ số lượng sẽ được đưa vào lò tái chế dung môi (công suất 2 tấn/mẻ, hoạtđộng gián đoạn theo mẻ) để tái chế, thu hồi dung môi sạch cho hệ thống súc rửa,phục hồi bao bì, thùng phuy
Dung môi phế thải từ thùng chứa được bơm lên thiết bị chưng cất Tại đây,dung môi được gia nhiệt bằng điện Các dung môi có nhiệt độ sôi thấp sẽ bay hơi.Mỗi loại dung môi khác nhau có nhiệt độ bay hơi không giống nhau, do đó phảikhống chế nhiệt độ tương ứng với nhiệt độ bay hơi của dung môi cần tách bằng hệthống điều khiển nhiệt độ tự động Hệ thống có gắn nhiệt kế để theo dõi nhiệt độlàm việc của thiết bị
Ở nhiệt độ bay hơi, dung môi sẽ hóa hơi bay lên cột ngăn cách bay hơi rồi điqua thiết bị ngưng tụ, nước lạnh đi qua ở phía ngoài ống dẫn hơi, hấp thu nhiệt từhơi dung môi và nóng lên Hơi dung môi mất nhiệt và ngưng tụ thành giọt lỏngxuống thiết bị phân tách Hỗn hợp thu được trong phễu là dung môi và nước Đểmột thời gian cho hỗn hợp ổn định sẽ hình thành sự phân lớp giữa dung môi vànước Sau đó mở khóa tháo nước ra Còn dung môi được thu hồi để tiếp tục sửdụng cho quy trình súc rửa và phục hồi bao bì, thùng phuy
Phần cặn sau chưng cất nằm dưới đáy thiết bị chưng cất sẽ được lấy ra định
kỳ chứa vào thùng chứa Cặn có thành phần chủ yếu là keo hữu cơ được xử lý bằngphương pháp đốt tiêu hủy trong lò đốt CTNH Cặn dung môi tích lũy trong thùng
Trang 36chứa phế thải đến khi đầy thùng đưa đi tiêu hủy Tổng khối lượng cặn thôngthường chiếm 5% lượng ban đầu.
Để an toàn trong trường hợp gia nhiệt hơi dung môi rò rỉ bên ngoài có bố tríchụp hút, quạt hút cưỡng bức và đường ống để dẫn phần khí thải phát sinh sangdây chuyền xử lý khí thải
Công suất tái chế dung môi: 2 tấn/mẻ
Hệ thống xử lý và thu hồi linh kiện điện tử
Hình 8 Quy trình xử lý và thu hồi linh kiện điện tử
Thuyết minh quy trình:
Hoạt động chủ yếu của hệ thống xử lý và thu hồi chất thải điện, điện tử làtháo dỡ và hoạt động phân loại Các thành phần tái chế được như nhựa, kim loạiđược tách riêng làm nguồn nguyên liệu để tái chế Các bộ phân không có khả năngtái chế linh kiện điện tử (phần bản chết của bản mạch điện tử) được xử lý bằngphương pháp đốt Các loại màn hình, thủy tinh cách nhiệt, bông cách nhiệt, mực in,