Sự hình thành và phát triển của xã hội loài người thông qua sự hiểu biết của con người trí tuệ của con người đang ngày càng ngày càng được mở rộng và nâng cấp.Nguồn lực con người bao gồm
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN HỌC: TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Đề : Phân tích quan điểm của triết học Marx - Lenin về con người và bản chất con người? Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của quan điểm trên? Vận dụng vấn đề nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Đảng ta hiện nay?
Mã học phần: 23C9PHI51002304
Khoá - Lớp :k49-Marketing
Họ & tên sinh viên: Nguyễn Phú mỹ
Mã số sinh viên: 31231570083
Họ & tên giảng viên dạy: TS Phan Thị Hà
Vĩnh Long ngày 24 tháng 12 năm 2023
ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM (PHÂN HIỆU VĨNH LONG)
KHOA CƠ BẢN
Trang 2MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
NỘI DUNG 2
PHẦN 1 - PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN VỀ CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI 2
1 Con người là thực thể sinh học – xã hội 2
2 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính mình 3
3 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử 3
4 Bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội 4
PHẦN 2 – Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUAN ĐIỂM TRÊN 5
1 Ý nghĩa lý luận 5
2 Thực tiễn quan điểm về con người và bản chất con người 5
PHẦN 3-NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP HÓA- HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC 7
1 Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước 7
2 Tính tất yếu khách quan phải phát triển và sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả ở nước ta hiện nay 11
3 Biện pháp để xây dựng và phát triển nguồn nhân lực nước ta hiện nay 12
4 Giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực 13
Trang 35 tài liệu tham
khảo……….16
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Xã hội loài người tồn tại và phát triển dựa vào hai nguồn tài nguyên là: thiên nhiên
và con người Cái quý nhất trong nguồn tài nguyên con người là trí tuệ Theo quan niệm
cổ điển, mọi nguồn tài nguyên thiên nhiên đều có hạn và đều có thể bị khai thác cạn kiệt Song, sự hiểu biết của con người đã, đang và sẽ không bao giờ chịu dừng lại, nghĩa là nguồn tài nguyên trí tuệ không có giới hạn Nghiên cứu khai thác những vấn đề xoay quanh con người luôn là chủ đề được quan tâm và ngày càng ngày càng phát triển Bởi vì
đề tài để nghiên cứu về con người là hết sức phong phú và thu hút nhiều ngành khoa học như sinh vật học, tâm lý học, triết học, nhân chủng học, xã hội học, y học,….và với mỗi ngành khoa học thì sẽ cái nhìn và khía cạnh khác nhau mang lại giá trị khác nhau cụ thể theo cái mà họ muốn biết Triết học, với đặc trưng trừu tượng hóa, khái quát hóa các tri thức khoa học cụ thể về con người, để nghiên cứu con người về mặt thế giới quan, hệ tư tưởng, lối sống…Bằng cách này hay cách khác, triết học bao giờ cũng phải giải đáp
những vấn đề chung nhất của con người như : Con người là gì? Bản chất của con người
là gì?…
Bên cạnh đó, nguồn lực phát triển của xã hội, trước hết và quan trọng hơn cả cũng chính là con người - nguồn tiềm năng sức lao động Sự hình thành và phát triển của xã hội loài người thông qua sự hiểu biết của con người trí tuệ của con người đang ngày càng ngày càng được mở rộng và nâng cấp.Nguồn lực con người bao gồm trí tuệ và lao động bằng chính đôi bàn tay đã tạo nên lịch sử hình thành ngày càng tiên tiến của nhân loại Từ các công cụ thô sơ đến máy móc hiện đại đâu đâu của có sự góp mặt của con người trong việc hình thành Cơ bản các loại máy móc đang ngày càng tiên tiến hơn nhưng nó chỉ là công cụ trợ giúp con người vương đến đỉnh cao của khoa học chứ không có loại máy móc nào có thể thay thế được tìm năng nguồn lực và bộ não của con người Đặt biệt nếu biết
cách vận dụng vấn đề nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp
hóa-hiện đại hóa của Đảng ta hóa-hiện nay sẽ mang lại cho đất nước ta một giá trị vô cùng to lớn
giúp đất nước ta có cơ hội phát triển lớn mạnh và đuổi kịp sự phát triển không ngừng của thời đại
Để hiểu rõ hơn về nội dung trên em xin trình bày tiểu luận với chủ đề: Phân tích
quan điểm của triết học Marx - Lenin về con người và bản chất con người? Ý nghĩa
lý luận và thực tiễn của quan điểm trên? Vận dụng vấn đề nguồn nhân lực con người trong sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa của Đảng ta hiện nay? Để phân
tích sâu sắc hơn Trong quá trình thực hiện bài tiểu luận, do kiến thức bản thân còn hạn hẹp nên không thể tránh khỏi những thiếu sót Em xin gửi lời cảm ơn sâu xắc đến người giảng viên giảng dạy, cô Phan Thị Hà đã nhiệt tình chỉ dạy, hướng dẫn để em có thể hoàn thành bài tiểu luận một cách trọn vẹn nhất
Trang 5NỘI DUNG PHẦN 1 - PHÂN TÍCH QUAN ĐIỂM CỦA TRIẾT HỌC MÁC LÊ-NIN VỀ
CON NGƯỜI VÀ BẢN CHẤT CON NGƯỜI
1 Con người là thực thể sinh học – xã hội.
1.1 Con người là một sinh vật có tính xã hội.
Con người là một thực thể sinh vật, bởi vì trong sự tồn tại của con người luôn tồn tại mặt tự nhiên, vật chất, nhục thể, tộc loại Và theo quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, con người không thể tách rời hai phương diện sinh học và xã hội thành những phương diện biệt lập, duy nhất, quyết định phương diện kia Bởi lẽ qua quá trình tiến hóa
từ động vật trở thành con người cộng với sự phát triển của xã hội loài người thì dù trí tuệ con người có phát triển tới đâu thì trước hết con người vẫn là một dạng sinh vật, là động vật, con người còn là một bộ phận của giới tự nhiên “Giới tự nhiên… là thân thể vô cơ của con người… đời sống thể xác và tinh thần của con người gắn liền với tự nhiên” Con người là một phần đặc biệt, quan trọng không thể thiếu trong tự nhiên, con người luôn biến đổi phổ cập kiến thức nân cao trí óc theo thời gian tác động vào bản thân, con người biến đổi khai phá và tác động vào tự nhiên theo nhiều khía cạnh, dựa vào các quy luật của tự nhiên, các quy luật sinh học như di truyền, tiến hóa sinh học và các quá trình sinh học của giới tự nhiên
1.2 Con người là một thực thể xã hội có các hoạt động xã hội.
Những biểu hiện của con người cũng như sự tồn tại của con người không chỉ biểu hiện tự nhiên sinh học mà còn biểu hiện mặt xã hội của mình như: Tinh thần, ý thức , tư duy, ngôn ngữ, lao động, giao tiếp, đạo đức, văn hóa, ….Thực tế con người chỉ thực sự
là con người khi con người chịu tác động của sự chi phối bởi các quy luật xã hội cũng như các yếu tố khác: lao động, học hỏi, sáng tạo, đổi mới,… Lao động là yếu tố quan trọng nhất quyết định hình thành bản chất xã hội của con người, đồng thời hình thành nhân cách cá nhân trong cộng đồng xã hội Thông qua hoạt động sản xuất, con người tạo
ra của cải vật chất và tinh thần, phục vụ đời sống của mình; hình thành và phát triển ngôn ngữ và tư duy; xác lập quan hệ xã hội Có thể nói con người là động vật bật cao khi con người là loài sinh vật duy nhất có thể bằng lao động mà thoát ra khỏi trạng thái thuần túy của động vật Nhờ bản tính xã hội mà con người có thể nói là sản phẩm của lịch sử cũng như của chính bản thân mình Kèm với đó thực tế bản tính xã hội của con người chỉ có thể tồn tại và phát triển khi con người sống trong xã hội loài người, vì vậy con người không thể sống tách biệt cô lập bản thân mình với xã hội loài người Nếu con người không được tồn tại trong xã hội loài ngườithì có lẽ con người cũng chỉ là một loài động vật thuần túy mà thôi và con người không được gọi là con người nữa
Là sản phẩm của hai mặt sinh học và xa hội con người luôn bị chi phối bởi ba hệ thống quy luật khác nhau nhưng thống nhất với nhau Đầu tiên phải kể đến đó là hệ thống quy luật tự nhiên bao gồm các yếu tố hình thành sự thay đổi để phù hợp thích nghi với điều kiện môi trường qua các quá trình trao đổi chất, di truyền, biến dị, tiến
Trang 6hóa,…Hệ thống các quy luật tâm lý ý thức hình thành và vận động trên nền tảng sinh học của con người bao gồm tình cảm, cảm xúc của con người với thế giới xung quanh, những ước mơ những tâm tư khác vọng của họ, mong muốn, niềm tin,… Hệ thống các quy luật
xã hội quy định quan hệ xã hội giữa người với người
Với phương pháp duy vật biện chứng, trong đời sống thực tế của con người, hai mặt (Sinh học và xã hội) không thể tách rời nhau mà hợp thành một thể thống nhất hữu
cơ, biện chứng, đa dạng và phức tạp tác động bổ trợ cho nhau trong suốt quá trình hình thành và phát triển của con người chi phối mọi hành vi của con người Mặt sinh học là mặt tất yếu tự nhiên của con người, còn mặt xã hội là để phân biệt con người với loài vật Nhu cầu sinh học phải được nhân hóa để mang giá trị văn minh con người, và đến lượt
nó, nhu cầu xã hội không thể thoát ly khỏi tiền đề của nhu cầu sinh học Hai mặt trên hòa quyện với nhau tạo thành con người
2 Con người là sản phẩm của lịch sử và của chính mình.
Việc dựa vào những quan niệm tiến bộ trong lịch sử và những thành tựu khoa học tiên tiến, chủ nghĩa Mác khẳng định con người là sản phẩm vừa của sự phát triển lâu dài trong giới tự nhiên, vừa của lịch sử xã hội loài người, vừa của chính bản thân con người Con người là sản phẩm cao nhất của quá trình tiến hóa của tự nhiên, lịch sử và xã hội nhưng đồng thời con người cũng là yếu tố tạo nên lịch sử là chủ thể tạo nên tất cả các thành tựu văn hóa trên thế giới này Trong tác phẩm Hệ tư tưởng Đức, Mác đã khẳng định rằng tiền đề của lý luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử là nhũng con người hiện thực đang hoạt động, lao động sản xuất và làm ra lịch sử của chính mình, khiến họ trở thành những con người đang tồn tại bằng tất cả sự sáng tạo và tư duy của chính bản thân họ Sản phẩm của lịch sử, và là của bản thân con người, nhưng con người khác với con vật, con người là chủ thể của lịch sử và không bị thụ động để lịch sử thay đổi mình
3 Con người vừa là chủ thể của lịch sử, vừa là sản phẩm của lịch sử
3.1 Con người vừa là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội.
Con người không chỉ là sản phẩm của lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội Con người và động vật đều có lịch sử của mình, nhưng cả hai sẽ khác nhau Ở động vật chúng không thể là chủ thể của lịch sử mà chỉ có thể gọi là sản phẩm của lịch sử qua quá trình hình thành và tiến hóa, chúng không trực tiếp làm ra lịch sử của chúng mà gián tiếp thực hiện theo bản năng tự nhiên.Thế giới loài vật dựa vào những điều kiện có sẵn của tự nhiên Ngược lại với động vật con người chính là chủ thể tạo ra lịch sử trực tiếp tác động vào các hoạt động, tạo ra các thành tựu, nghiên cứu, tạo ra các nền văn minh, các sự kiện quan trọng tác động vào sự chuyển hóa thay đổi của lịch sử thông qua hoạt động thực tiễn của mình để làm phong phú thêm thế giới tự nhiên, tái tạo lại một tự nhiên thứ hai theo mục đích của mình Hoạt động lịch sử đầu tiên giúp con người thoát khỏi động vật thuần túy đó là lao động sản xuất chế tạo công cụ lao động
Trang 73.2 Con người luôn là chủ thể của lịch sử, nhưng cũng luôn là sản phẩm của lịch sử.
Trong quá trình cải biến tự nhiên, con người cũng làm ra lịch sử của mình Con người là sản phẩm của lịch sử, đồng thời là chủ thể sáng tạo ra lịch sử của chính bản thân con người, vừa là phương thức để làm biến đổi đời sống và bộ mặt xã hội Trên cơ sở nắm bắt quy luật của lịch sử xã hội, con người thông qua hoạt động vật chất và tinh thần, thúc đẩy xã hội phát triển từ thấp đến cao, phù hợp với mục tiêu và nhu cầu do con người đặt ra Không có hoạt động của con người thì cũng không tồn tại quy luật xã hội, và do
đó, không có sự tồn tại của toàn bộ lịch sử xã hội loài người
Con người luôn luôn là chủ thể của lịch sử – xã hội C.Mác đã khẳng định: “Cái học thuyết duy vật chủ nghĩa cho rằng con người là sản phẩm của những hoàn cảnh và của giáo dục… cái học thuyết ấy quên rằng chính bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”
Sự tồn tại và phát triển của con người luôn nằm trong một hệ thống môi trường tự nhiên xác định và chịu ảnh hưởng từ nó
Con người tồn tại trong môi trường xã hội Con người là một chủ thể mang bản chất xã hội là nhờ vào môi trường xã hội Không chỉ là sản phẩm, của hoàn cảnh, mà còn là của môi trường trong đó bao gồm môi trường xã hội
4 Bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội.
Từ những quan niệm đã trình bày ở trên, chúng ta thấy rằng, con người vượt lên thế giới loài vật trên cả ba phương diện khác nhau: quan hệ với tự nhiên, quan hệ với xã hội và quan hệ với chính bản thân con người Cả ba mối quan hệ đó, suy đến cùng, đều mang tính xã hội, trong đó quan hệ xã hội giữa người với người là quan hệ bản chất, bao trùm tất cả các mối quan hệ khác khi hoạt động ở những điều kiện lịch sử nhất định con người có quan hệ với nhau để tồn tại và phát triển “Bản chất của con người không phải
là một cái trừu tượng cố hữu cá nhân riêng biệt Và mọi hoạt động trong chừng mực liên quan đến con người Trong tính hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa các quan hệ xã hội”
Bởi vậy, để nhấn mạnh bản chất xã hội của con người, C.Mác đã nêu lên một mệnh đề nổi tiếng “Luận cương về Phơbách” “Bản chất con người không phải một cái trừu tượng cố hữu của cá nhân riêng biệt Trong tính hiện thực của nó, bản chất con người là tổng hòa những mối quan hệ xã hội”
Luận đề trên của Mác khẳng định rằng, không có con người trừu tượng, thoát ly mọi điều kiện, hoàn cảnh lịch sử xã hội Bản chất của con người luôn được hình thành và thể hiện ở những con người hiện thực, cụ thể, sống trong những điều kiện lịch sử cụ thể nhất định, một thời đại nhất định
Không có thế giới tự nhiên, không có lịch sử xã hội thì không tồn tại con người Trong điều kiện lịch sử đó, bằng hoạt động thực tiễn của mình, con người tạo ra những giá trị vật chất và tinh thần để tồn tại và phát triển cả thể lực và tư duy trí tuệ Các quan hệ xã hội tạo nên bản chất của con người, nhưng không phải là sự kết hợp đơn giản hoặc là
Trang 8tổng cộng chúng lại với nhau mà là sự tổng hòa chúng Luận đề trên khẳng định bản chất
xã hội không có nghĩa là phủ nhận mặt tự nhiên trong đời sống con người Song, ở con người, mặt tự nhiên tồn tại trong sự thống nhất với mặt xã hội; ngay cả việc thực hiện những nhu cầu sinh vật ở con người cũng đã mang tính xã hội
Các quan hệ xã hội có nhiều loại, chẳng hạn như: quan hệ quá khứ, quan hệ hiện tại, quan hệ vật chất hoặc tinh thần; quan hệ trực tiếp hoặc gián tiếp; quan hệ tất nhiên hoặc ngẫu nhiên, quan hệ bản chất hoặc hiện tượng, quan hệ kinh tế và phi kinh tế,… Tất
cả các quan hệ đó không những có vị trí và vai trò quan trọng khác nhau mà còn đều có tác động qua lại và thậm chí không tách rời nhau Các mối quan hệ sẽ góp phần hình thành lên bản chất con người Và trong những mối quan hệ xã hội đó, con người mới bộc
lộ toàn bộ bản chất xã hội của mình
Các quan hệ xã hội thay đổi thì ít hoặc nhiều, sớm hoặc muốn, bản chất con người cũng sẽ thay đổi theo Quan hệ xã hội tác động đến con người từ khi bắt đầu sinh ra đến khi trưởng thành chiếm một vị trí nào đó trong xã hội, để khẳng định được vị trí của mình trong xã hội thì con người không ngừng sáng tạo và khẳng định bản thân mình một cách lịch sử và không ngừng tái hiện bản thân mình, tự giáo dục bản thân với tư cách con người
PHẦN 2 – Ý NGHĨA LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN QUAN ĐIỂM TRÊN.
1 Ý nghĩa lý luận.
Một là trong nhận thức, đánh giá con người thì cần phải xem xét cả phương diện bản tính tự nhiên lẫn phương diện bản tính xã hội, song trong đó, phải coi trọng hơn việc xem xét con người từ phương diện bản tính xã hội Mặt khác, trong việc xây dựng thái độ sống vừa phải biết tính đến nhu cầu sinh học song cần coi trọng rèn luyện phẩm chất xã hội, tránh rơi vào thái độ sống chạy theo nhu cầu bản năng tầm thường
Hai là trong cuộc sống vừa phải biết phát huy vai trò chủ thể tích cực sáng tạo của con người lại vừa phải có ý thức tự giác vượt ra khỏi tác động tiêu cực từ hoàn cảnh lịch
sử Vì con người chính là phát huy nguồn động lực quan trọng thúc đẩy sự tiến bộ và phát triển của xã hội
Ba là cần chú trọng việc xây dựng môi trường xã hội tốt đẹp, với những quan hệ xã hội tốt đẹp để có thể xây dựng, phát triển được những con người tốt đẹp Cùng với mục tiêu xóa bỏ triệt để các quan hệ kinh tế - xã hội áp bức và bóc lột, ràng buộc khả năng sáng tạo lịch sử của con người Mặt khác, phải luôn chú ý giải quyết đúng đắn mối quan
hệ xã hội – cá nhân, tránh khuynh hướng đề cao quá mức cá nhân hoặc xã hội Thực hiện triết lý đạo đức nhân sinh cao đẹp nhất của chủ nghĩa cộng sản: “mỗi người vì mọi người, mọi người vì mỗi người”
2 Thực tiễn quan điểm về con người và bản chất con người.
Con người là chủ thể giữ vai trò quan trọng trong xã hội, trong sự nghiệp phát triển của mỗi quốc gia, dân tộc Để đạt được mục tiêu đó con người cần phải không ngừng phát triển bản thân, tư duy, khả năng sáng tạo,….Một quốc gia muốn phát triển
Trang 9thì trước tiên cần nâng cao trình độ dân trí nâng cao trình độ học vấn của công dân Để đảm bảo con người có thể phát triển và phát huy bản thân thì con người cần sống trong điều kiện được sống một cuộc sống khỏe mạnh, được hưởng đủ các quyền con người, quyền cá nhân và quyền tự do chính trị Đây là quan điểm phát triển con người phù hợp với tư tưởng của Mác về phát triển con người toàn diện
Dựa vào học thuyết Mác, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng Cộng sản Việt Nam đã phát triển sáng tạo trong hành trình xây dựng Việt Nam – một đất nước hòa bình, tự do độc lập, thống nhất, dân chủ và giàu mạnh đi theo con đường chủ nghĩa xã hội Tạo điều kiện cho công dân Việt Nam được sống và thừa hưởng các quyền của con người trong đó
có những quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc,…Quan trọng nhất là con người được phát triển toàn diện Thêm vào đó là việc kế thừa, vận dụng và phát triển sáng tạo quan điểm của Mác về con người và bản chất con người đã giúp cho đất nước ta có được ngày hôm nay
Nhưng năm gần đây việc nam và thế giới phải đối mặt với đại dịch Covid-19 mang đến bao nhiêu sự đau thương mất mát Con người là chủ thể sinh học phải chịu tác động to lớn từ loại dịch bệnh này, hai mặt sinh học và xã hội không thể tách rời nhau mà
là một thể thống nhất vì vậy do điều kiện sinh học trở nên bất lợi xã hội phải thay đổi để thích ứng với nó nhưng đồng thời xã hội cũng luôn vận đống để thay đổi nó Cụ thể là việc các nhà nghiên cứu luôn không ngừng tạo ra các kháng thể , các loại vacxin chống lại đại dịch cũng như các y bác sĩ đã miệt mài ở các bệnh viện, trung tâm y tê,bệnh viện giã chiến, cũng như đến tận nhà để thăm khám cữa bệnh cho các nạn nhân của Covid-19 Toàn dân thì chung tay thực hiện các biện pháp phòng tránh, cách ly xã hội, hạn chế ra đường Dù đứng trước rất nhiều khó khăn thách thức, thì Đàng và Nhà nước cùng nhân dân ta vẫn luôn đoàn kết và nổ lực phấn đấu để đạt được những thành tựu to lớn, bất chấp dịch bệnh hoành hành Từ đó, vấn đề phát triển con người toàn diện là một trong những định hướng phát triển đất nước giai đoạn 2021-2030 được khẳng địnhtại Đại hội lần thứ XIII của Đảng: “Phát triển con người toàn diện và xây dựng nền văn hoá Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc để văn hoá thực sự trở thành sức mạnh nội sinh, động lực phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc” Một trong những nhiệm vụ trọng tâm được khẳng định trong Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng “Khơi dậy khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc; phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hội nhập quốc tế” Đây cũng là một bước tiến quan trọng của Đảng khi nhận thức đúng về yêu cầu tất yếu phải phát triển con người
Và ở nước ta, việc đặt con người vào vị trí trung tâm của sự phát triển là trọng yếu
và điều này luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm, chỉ đạo và thực hiện Vừa chăm lo cho dân, vừa phát triển toàn diện dân tộc Vì Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là nhà nước của dân do dân vì dân Với lí tưởng dân giàu nước mạnh đất nước ta sẽ không để ai bị bỏ lại phía sau Nhà nước luôn chăm lo cho đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân Xây dựng đường xá, bệnh viện, trường học,… đáp ứng cho nhân dân những yếu tố cần thiết cho sự phát triển cùa con người Hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, hỗ trợ những địa phương có thiên tai lũ lụtvà đặt biệt đại dịch covid-19 vừa qua nhà nước đã
Trang 10hỗ trợ từ đồ ăn đến bệnh viện chăm lo cho dân toàn diện Đất nước Việt Nam là một đất nước tuyệt vời mà tôi đang được sống
PHẦN 3-NGUỒN NHÂN LỰC TRONG SỰ NGHIỆP CÔNG NGHIỆP
HÓA-HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC.
1 Vai trò của nguồn nhân lực trong sự nghiệp công nghiệp hóa -hiện đại hóa đất nước.
a Công nghiệp hóa - hiện đại hóa là nhiệm vụ trọng tâm suốt thời kỳ đổi mới chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam.
Theo quan điểm của Đảng ta xác định công nghiệp hóa là quá trình chuyển đổi căn bản, toàn diện các hoạt động sản xuất kinh doanh dịch vụ và quản lý kinh tế xã hội từ
sử dụng lao động thủ công là chính sách sử dụng một cách phổ biến sức lao động cùng khoa học công nghệ tiên tiến hiện đại tạo ra năng suất lao động xã hội cao
Công nghiệp hóa ở nước ta có đặc điểm phải gắn liền với hiện đại hóa bởi vì cuộc cách mạng khoa học hiện đại đã và đang diễn ra một số nước phát triển bắt đầu nền kinh
tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức Do đó chúng ta cần phải tranh thủ ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ hiện đại, tiếp cận với nền kinh tế tri thức để hiện đại hóa những ngành, những khâu, những lĩnh vực có điều kiện nhảy vọt
b Vai trò quyết định của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hóa - hiện đại hóa đất nước.
Ông cha ta thường căn dặn: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia” C Mác cho rằng, con người là yếu tố số một của lực lượng sản xuất Nhà tương lai học người Mỹ, Alvin Toffler nhấn mạnh vai trò của lao động trí thức: “Tiền bạc tiêu mãi cũng hết, quyền lực rồi sẽ mất; chỉ có trí tuệ của con người thì khi sử dụng không những không mất đi mà còn lớn lên”
Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên thiên nhiên, cơ sở vật chất - kỹ thuật, khoa học - công nghệ, có mối quan hệ nhân - quả với nhau, nhưng trong đó nguồn nhân lực được xem là năng lực nội sinh chi phối các nguồn lực khác và quá trình phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia So với các nguồn lực khác, nguồn nhân lực với yếu tố hàng đầu là trí tuệ, chất xám có ưu thế nổi bật là không bị cạn kiệt nếu biết bồi dưỡng, khai thác và sử dụng hợp lý; còn các nguồn lực khác dù nhiều đến đâu cũng chỉ là yếu tố hữu hạn và chỉ phát huy được tác dụng khi kết hợp với nguồn nhân lực một cách có hiệu quả Nguồn nhân lực là nhân tố quyết định việc khai thác, sử dụng, bảo vệ và tái tạo các nguồn lực khác; trong đó nguồn nhân lực chất lượng cao quyết định quá trình tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia
Thực tế chứng minh rằng, một quốc gia có thể không giàu về tài nguyên, điều kiện thiên nhiên không mấy thuận lợi, nhưng kinh tế có thể tăng trưởng nhanh và phát triển bền vững nếu quốc gia đó biết đề ra đường lối kinh tế đúng đắn, biết tổ chức thực