Định nghĩa Pháp luật: Hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể..
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
VIỆN AEP ***
BÀI TẬP NHÓM MÔN: PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG
ĐỀ TÀI MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁP LUẬT
Giảng viên chính : ThS Đỗ Kim Hoàng
Trang 2MỤC LỤC
I,
I BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHÁP LUẬT
(Với tư cách là phương tiện điều chỉnh chủ yếu trong xã hội có tính
giai cấp) 2
1 Khái niệm và bản chất 2
2 Đặc điểm chung 4
II QUY PHẠM PHÁP LUẬT 6
1 Khái niệm 6
2 Đặc điểm 6
3 Cơ cấu 8
4 Cách thức thể hiện quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật 9
5 Phân loại 9
III SO SÁNH, PHÂN TÍCH SỰ KHÁC NHAU VÀ MỐI QUAN HỆ GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐIỀU CHỈNH XÃ HỘI KHÁC 10
1 Sự giống nhau 10
2 Sự khác nhau 10
3 Mối quan hệ giữa pháp luật và các phương tiện điều chỉnh khác 13
Trang 3NỘI DUNG
I BẢN CHẤT VÀ NHỮNG ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA PHÁP LUẬT
(Với tư cách là phương tiện điều chỉnh chủ yếu trong xã hội có tính giai cấp)
1 Khái niệm và bản chất
1.1 Định nghĩa
Pháp luật: Hệ thống các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung, do Nhà nước ban hành hoặc
thừa nhận nhằm điều chỉnh các mối quan hệ xã hội theo mục tiêu, định hướng cụ thể Trong
xã hội mang tính giai cấp, đó là công cụ mà giai cấp cầm quyền sử dụng để thực hiện chức năng quản lý và hợp pháp quan hệ thống trị đối với xã hội
1.2 Bản chất
Xét về bản chất, pháp luật mang tính giai cấp và tính xã hội
a, Tính giai cấp
Phản ánh ý chí của giai cấp thống trị
Trang 4 Là công cụ điều chỉnh quan hệ giữa các giai cấp, các lực lượng xã hội theo chiều hướng bảo
vệ quyền và lợi ích của giai cấp thống trị
Trong xã hội có tính giai cấp, một trong những cách thức mà giai cấp thống trị sử dụng để đạt được mục đích là biến ý chí của giai cấp thống trị thành ý chí của nhà nước
Mức độ thể hiện tính giai cấp của pháp luật dựa vào tương quan lực lượng, tính khốc liệt của mâu thuẫn giai cấp, truyền thống, đạo đức, tôn giáo,…
VD: Pháp luật chủ nô : là pháp luật của giai cấp chủ nô do giai cấp này đặt ra, quy định
công khai quyền lực vô hạn của chủ nô và tình trạng vô quyền của giai cấp nô lệ.
b, Tính xã hội
Xã hội được cấu tạo bởi nhiều giai cấp, vì vậy, ngoài việc phản ánh ý chí của giai cấp thống trị thì pháp luật phải phản ánh ý chí và lợi ích của các giai cấp, tầng lớp khác trong xã hội
Là công cụ để điều chỉnh các quan hệ xã hội nhằm thiết lập, củng cố và bảo vệ trật tự chung
vì sự phát triển của toàn xã hội
VD: Quyền sống (hay quyền được sống) là quyền cơ bản và quan trọng nhất của con người, đây cũng là một trong những nội dung quan trọng của Nhân quyền Điều 19 Hiến pháp 2013
quy định: "Mọi người có quyền sống Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ Không
ai bị tước đoạt tính mạng trái luật."
Trang 52 Đặc điểm chung
a, Tính quyền lực nhà nước
Pháp luật do nhà nước ban hành, thừa nhận và đảm bảo thực hiện Việc pháp luật được đảm bảo thực thi trong đời sống xã hội chính là việc đảm bảo cho quyền lực của nhà nướccó tác động đến mọi thành viên của xã hội
Vì vậy, pháp luật phải thuộc nhà nước, không tách rời nhà nước, mang tính quyền lực nhà nước
VD: Luật an toàn giao thông đường bộ được Nhà nước ban hành và đảm bảo bằng sức mạnh quyền lực nhà nước ( đại diện là Cảnh sát giao thông, Cảnh sát cơ động,…)
b)Tính quy phạm phổ biến:
Pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực hướng dẫn cách xử sự cho mọi chủ thể của xã hội
Bất kỳ ai, ở vào điều kiện, hoàn cảnh pháp luật đã dự liệu đều xử sự theo cách pháp luật đã nêu
VD: Luật Giao thông đường bộ năm 2008 quy định tại Điều 9 Quy tắc chung: người tham
gia giao thông phải đi bên phải theo chiều mình đi, đi đúng làn đường, phải chấp hành quy định đường bộ
Trang 6c)Tính bắt buộc chung:
Pháp luật có giá trị áp dụng đối với mọi thành viên trong toàn xã hội tương ứng với các điều kiện hoàn cảnh cụ thể Với bất kỳ chủ thể nào ở trong hoàn cảnh quy phạm đã dự liệu đều phải thực hiện theo đúng yêu cầu của pháp luật
VD: Pháp luật quy định mọi chủ thể kinh doanh phải nộp thuế
d)Tính hệ thống:
Pháp luật là một hệ thống các quy tắc xử sự chung
Các quy tắc này có mối quan hệ nội tại và thống nhất tạo nên 1 hệ thống pháp luật là 1 chỉnh thể thống nhất (đặc điểm này cho thấy pháp luật rất khác với các quy tắc xử sự khác)
e)Tính xác định về mặt hình thức:
Tính xác định về mặt hình thức được thể hiện ở các khía cạnh
Hình thức rõ ràng, cụ thể, không trừu tượng
Hình thức biểu hiện chính là các nguồn luật đó là các tập quán pháp, tiền lệ pháp hay văn bản quy phạm
Trang 7II QUY PHẠM PHÁP LUẬT
1 Khái niệm
Để tác động đến hầu hết các lĩnh vực đời sống xã hội, nhà nước đặt ra nhiều quy định, chúng thể hiện ý chí nhà nước ở các mức độ khác nhau Các quy định đó là quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện nhằm điều chỉnh quan hệ xã hội theo hướng nhất định và nhằm đạt được mục đích
mà nhà nước đặt ra
2 Đặc điểm
Quy phạm pháp luật là yếu tố, thành phần cơ bản của pháp luật do vậy, nó mang đầy đủ các đặc tính của pháp luật, bao gồm:
a, Quy phạm pháp luật mang tính quyền lực nhà nước
Quy phạm pháp luật hình thành bằng con đường nhà nước, thông qua các cơ quan nhà nước
Quy phạm pháp luật là công cụ hữu hiệu nhất để nhà nước tác động lên hành vi của con người, hướng hành vi của các chủ thể theo mục đích của nhà nước
Trang 8 Vì vậy, quy phạm pháp luật luôn được nhà nước đảm bảo thực hiện, được tạo điều kiện hoặc buộc các chủ thể phải tuân thủ quy phạm pháp luật
=> Sự đảm bảo thực hiện các quy phạm pháp luật bằng quyền lực nhà nước đem đến cho quy phạm pháp luật tính quyền lực nhà nước
b, Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự có tính bắt buộc chung
Quy phạm pháp luật có tính bắt buộc chung vì: Mọi đối tượng ở trong điều kiện, hoàn cảnh giống nhau đều phải xử sự như nhau nên tính bắt buộc chung là không có ngoại lệ
c, Quy phạm pháp luật có mối quan hệ mật thiết với nhau tạo thành hệ thống thống nhất các quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật này là điều kiện để xác lập nội dung của quy phạm pháp luật khác (hoặc có thể nói quy phạm pháp luật này đóng vai trò đảm bảo cho quy phạm pháp luật khác được thực hiện)
=> Mối quan hệ mật thiết giữa các quy phạm pháp luật tạo thành hệ thống quy phạm pháp luật
Trang 93 Cơ cấu
Nội dung của quy phạm pháp luật vừa thể hiện được ý chí của nhà nước đồng thời vừa là khuôn mẫu cho các hành vi của các chủ thể trong xã hội Thông qua đó, các chủ thể xã hội biết được
(1) Trong trường hợp, hoàn cảnh nào thì các chủ thể xã hội phải tuân thủ các quy tắc mà nhà nước đặt ra
(2) Khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh nào mà nhà nước đã dự liệu, các chủ thể phải hành xử như thế nào
(3) Các biện pháp mà nhà nước dự kiến tác động để đảm bảo thực hiện quy phạm pháp luật là gì
Quy phạm pháp luật gồm 3 bộ phận cấu thành: giả định, quy định, chế tài
a, Giả định: là bộ phận nêu lên (dự liệu) điều kiện, hoàn cảnh có thể xảy ra trong đời sống và khi chủ thể ở vào điều kiện, hoàn cảnh đó sẽ phải chịu sự tác động của quy phạm pháp luật
b, Quy định: Là bộ phận nêu lên cách xử sự mà các chủ thể khi ở trong điều kiện, hoàn cảnh pháp luật giả định được phép hoặc buộc phải thực hiện
Trang 10c, Chế tài: Là bộ phận của quy phạm pháp luật dự kiến về những biện pháp được áp đụng đối với chủ thể khi ở trong điều kiện, hoàn cảnh quy phạm pháp luật giả định mà không thực hiện đúng quy định của pháp luật
4 Cách thức thể hiện quy phạm pháp luật trong văn bản quy phạm pháp luật
Các quy phạm pháp luật thường được trình bày trong các điều khoản cụ thể của văn bản quy phạm pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng, hoàn thiện pháp luật cũng như hoạt động thực hiện và áp dụng pháp luật
Thông thường, các điều luật chỉ chứa bộ phận giả định và quy định hoặc bộ phận giả định và chế tài Ít điều luật nào chứa đựng cả 3 bộ phận: giả định-quy định-chế tài Do vậy, không thể đồng nhất giữa điều luật và quy phạm pháp luật
5 Phân loại
Căn cứ vào tính chất mệnh lệnh, bao gồm: quy phạm pháp luật dứt khoát, không dứt khoát
và hướng dẫn
Căn cứ vào cách thức xử sự: quy phạm pháp luật cấm đoán, mệnh lệnh và tuỷ nghi
Căn cứ vào cách thể hiện nội dung: quy phạm định nghĩa, điều chỉnh và bảo vệ
Trang 11III SO SÁNH, PHÂN TÍCH SỰ KHÁC NHAU VÀ MỐI QUAN HỆ
GIỮA PHÁP LUẬT VÀ CÁC PHƯƠNG TIỆN ĐIỀU CHỈNH XÃ HỘI KHÁC
1 Sự giống nhau
Mục đích điều chỉnh: Cả pháp luật và các phương tiện điều chỉnh khác đều được
thiết lập để duy trì trật tự và sự công bằng trong xã hội Chúng đều hướng tới việc quản lý hành vi của các thành viên trong cộng đồng và giữ cho các quy định và giá trị xã hội được tuân thủ
Quyền lực điều chỉnh: Cả pháp luật và các phương tiện điều chỉnh khác đều có
quyền lực để áp dụng các quy định và xử lý vi phạm Chúng có thể bao gồm các biện pháp từ sự nhắc nhở, trừng phạt nhẹ đến các biện pháp hình phạt nặng nề hơn như tù giam hoặc phạt tiền
2 Sự khác nhau
- khái niệm: là hệ thống các quy tắc xử - khái niệm: là hệ thống những chuẩn
Trang 12sự có tính chất bắt buộc do nhà nước
ban hành hay thừa nhận nhằm điều
chỉnh các mối quan hệ xã hội Vì vây,
pháp luật hình thành bằng con đường
nhà nước
- đặc điểm:
o pháp luật chỉ ra đời khi trong xh có sự
xuất hiện của chế độ tư hữu và giai cấp
Pháp luật được hình thành từ những
quy phạm để thể hiện ý chí, bảo vệ lợi
ích của giai cấp thống trị được áp đặt
vào xã hội
o mang tính quyền lực nhà nước: vì pháp
luật được hình thành bằng con đường
nhà nước nên pháp luật thể hiện ý chí
của nhà nước, được nhà nước đảm bảo
mực, quy tắc xử sự được hình thành trong đời sống con người hay được đặt
ra do các tổ chức xã hội và được thực hiện thống qua các tổ chức xã hội
- đặc điểm:
o các quy phạm xã hội khác có thể đc hình thành trên con đường tự phát hay
do các tổ chức phi xã hội đặt ra Hình thành và áp dụng lâu dài trong cộng đồng, được đảm bảo thực hiện bằng thói quen, niềm tin của cá nhân và dư luận xã hội
o không mang tính quyền lực nhà nước: mặc dù không có tính bắt buộc pháp lý như pháp luật, các phương tiện điều chỉnh khác thường có sức ảnh hưởng
Trang 13bằng nhiều biện pháp như tuyên truyền,
giáo dục hay các biện pháp cưỡng chế
nhà nước
o Phạm vi ảnh hưởng: có phạm vi ứng
dụng rộng lớn, mang tính bắt buộc
chung, pháp luật không chỉ áp dụng với
các chủ thể đơn lẻ mà còn có giá trị áp
dụng đối vs mọi thành viên trong xã hội
o tính xác định về hình thức: hình thức
biểu hiện là chính các nguồn luật, tập
quán pháp, tiền lệ pháp hay văn bản
quy phạm Sự xác định về hình thức là
đối với hành vi và quyết định của các tổ chức và cá nhân
Ví dụ: quy ước xã hội, quy tắc của tổ chức và cộng đồng, áp lực xã hội từ nhóm, và tầm ảnh hưởng của truyền thông đại chúng
o Phạm vi ảnh hưởng: có phạm vi ứng dụng hẹp, chỉ áp dụng đối với từng khu vực, tổ chức riêng biệt, mang tính tự nguyện, không bị cưỡng chế, ép buộc thực hiện Trên tinh thần răn đe qua các tác động bên ngoài từ dư luận xã hội, lên án
o tính hình thức: một số công cụ có thể có tính xác định về hình thức
VD: giáo điều, kinh sách
Một số phương tiện có thể tồn tại dưới
Trang 14cơ sở để phân biệt giữa pháp luật và các
quy định khác không phải là pháp luật
o Tính hệ thống: vì pháp luật là hệ thống
các quy phạm để điều chỉnh nhiều loại
quan hệ xã hội trong các lĩnh vực khác
nhau trong đời sống Các quy phạm
không tồn tại 1 cách biệt lập mà giữa
chúng có mối liên hệ nội tại và thống
nhất với nhau để tạo nên 1 chỉnh thể là
pháp luật
dạng bất thành văn, lưu truyền bằng phương thức truyền miệng
VD: phong tục tập quán, đạo đức
o các công cụ khác vừa có thể có tính hệ thống
VD: quy định của các tổ chức song cũng có thể không có tính hệ thống
VD: đạo đức, phong tục tập quán
Trang 153 Mối quan hệ giữa pháp luật và các phương tiện điều chỉnh khác
Các phương tiện điều chỉnh khác ảnh hưởng tới pháp luật
- Pháp luật được xây dựng trên cơ sở các truyền thống tốt đẹp, phù hợp với thuần phong
mỹ tục
pháp luật có thể được bắt nguồn từ giai cấp thống trị thông qua nhà nước chọn lọc, thừa nhận các quy tắc xử sự thông thường phổ biến trong xã hội ( quy tắc đạo đức, phong tục, tập quán,…) nâng lên thành các quy định pháp luật
- Các công cụ điều chỉnh như văn hoá, đạo đức trở thành nền tảng cho việc tiếp thu, thực thi và tuân thủ pháp luật Chúng bổ sung, hoàn thiện hệ thống pháp luật bằng cách tạo
ra nhận thức và đồng thuận về các quy tắc, nguyên tắc pháp lý
Các quy phạm xã hội khác có ý nghĩa quan trọng trong việc xây dựng, áp dụng pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
- VD: Trong Bộ luật Hình sự có quy định về miễn trách nhiệm hình sự
Căn cứ vào điểm a, khoản 2 điều 62 chương 4 mục 2 của bộ luật hình sự người bị kết
án cải tạo ko giam giữ hoặc tù có thời hạn đến 3 năm chưa chấp hành hình phạt thì theo
Trang 16đề nghị của viện trưởng VKS, toà án có thể quyết định miễn chấp hành hình phạt, nếu thuôc trường hợp: sau khi bị kết án đã lập công
việc đưa quan niệm đạo đức vào quy định pháp luật có tác dụng rất to lớn trong việc giáo dục nhân cách, phẩm chất của con người, đồng thời điều này cũng thể hiện tinh thần nhân đạo của Nhà nước
Pháp luật ảnh hưởng tới các phương tiện điều chỉnh khác
- Pháp luật không chỉ ghi nhận, bảo vệ, phát huy chuẩn mực đạo đức, phong tục tập quán, các giá trị văn hoá, đồng thời hạn chế những chuẩn mực tiêu cực như mê tín dị đoan Pháp luật còn là phương tiệnđảm bảo cho các công cụ điều chỉnh xh đó đc thực hiện thông qua các biện pháp tác động của nhà nước
- VD: Theo Điểm đ, Điều 14, Nghị định 38/2021/NĐ-CP quy định xử phạt hành chính đối với hoạt động mê tín dị đoan như sau: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức hoạt động mê tín dị đoan
Pháp luật và các phương tiện khác có sự xung đột.
Trang 17- Trong xã hội, mặc dù cùng với mục tiêu nhằm điều chỉnh hành vi của con người nhưng lại có sự khác biệt cơ bản giữa pháp luật và quy phạm xã hội
- Pháp luật có thể yêu cầu con người phải làm điều này, không được làm điều kia, ngăn
chặn con người lm những điều xấu (nhưng ko hoàn toàn hướng con người làm điều
tốt).
- Trong khi đó, đạo đức, phong tục tập quán kêu gọi con người hướng tới cái đẹp, cái
thiện (nhưng chúng không thể áp dụng đồng đều, công bằng với mọi người)
- VD: trong khi đạo đức nhấn mạnh đến tính tự giác hướng thiện thì pháp luật lại thể hiện tính bắt buộc tuân thủ Vì vậy, có những hành vi chưa chắc đã vi phạm pháp luật những được coi là thiếu đạo đức Chẳng hạn, khi bán cho khách hàng một sản phẩm bị lỗi mà doanh nghiệp không đổi lại cho khách hàng là hành vi thiếu đạo đức chứ chưa chắc đã vi phạm pháp luật
KẾT LUẬN: Trong việc điều chỉnh xã hội, cần có sự phối hợp hài hoà giữa pháp
luật và các công cụ khác để phát huy chức năng quản lý xã hội, điều chỉnh hành vi con người đồng thời hướng con người tới được những giá trị cao cả Khi pháp luật và các công cụ khác được sử dụng, bổ sung, tương trợ đúng cách, chúng sẽ có sức điều chỉnh mạnh mẽ đối với hành vi của con người