Những sản phẩm này đã góp phần nâng cao đời sống con người và đẩy mạnh cuộc cách mạng công nghệ thông tin.Máy tính điện tử ra đời vào đầu thập kỷ thứ tư của thế kỷ 20 và phát triển nhanh
Trang 1Đ I H C ĐÀ NẴẴNG Ạ Ọ
TR ƯỜ NG Đ I H C CNTT VÀ TT Ạ Ọ VI T Ệ - HÀN
BÁO CÁO ĐỒỒ ÁN KIẾẾN TRÚC MÁY TÍNH
ĐẾỒ TÀI: NGHIẾN C U B VI X LÝ INTEL CORE I9-11900K Ứ Ộ Ử
Sinh viên th c hi nự ệ : Ph m Trung Nghĩaạ
Lê Văn Huy
Gi ng viên hả d : ThS Nguyễn Thị Huyền Trang
Đà nẵẵng, 19 tháng 03 nẵm 2022
TR ƯỜ NG Đ I H C CNTT VÀ TT Ạ Ọ VI T-HÀ Ệ N
Trang 2LỜI MỞ ĐẦU
Ngày nay với tốc độ phát triển mạnh mẽ của điện tử và công nghệ thông tin, hàng loạt các sản phẩm công nghệ cao đã ra đời Những sản phẩm này đã góp phần nâng cao đời sống con người và đẩy mạnh cuộc cách mạng công nghệ thông tin.Máy tính điện tử ra đời vào đầu thập kỷ thứ tư của thế kỷ 20 và phát triển nhanh chóng, làm nên một cuộc cách mạng trong lĩnh vực tính toán và xử lý thông tin, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử nhân loại - Kỷ nguyên máy tính điện tử.Với những công việc mà con người không thể làm được nhưng chiếc máy tính lại xử lí một cách rất đơn giản và nhanh chóng Có thể nói máy tính là những siêu công cụ,do con người chế tạo ra và để phục vụ cho chính cuộc sống của con người với những bộ não là bộ vi xử lý Công nghệ chip vi xử lý cũng đã phát triển mạnh mẽ lên một tầm cao mới Nó đạt được nhiều bước tiến lớn và trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống con người Vì vậy ở bài tập lớn này nhóm em
sẽ nghiên cứu và trình bày về bộ vi xử lý Intel Core i9 - 11900K, một bộ vi xử lý thương mại chứa đựng nhiều công nghệ cao và kỳ tích của loài người
Trang 3MỤC LỤC Lời mở đầu
Mục lục
Trang 4I Sơ lược về tập đoàn Intel
Tập đoàn Intel thành lập vào ngày 18 tháng 7 năm 1968, lúc đó là tập đoàn hợp nhất về thiết bị điện tử, sản xuất ờ Santa Clara, California, Hoa Kỳ bởi nhà hoá học kiêm vật lý học Gordon E Moore và Robert Noyce, sau khi họ đã rời khỏi công ty Fairchild Semiconductor
Ban đầu, Intel là nhà sản xuất bộ nhớ SRAM và DRAM và đây là sự kiện tiêu biểu đầu tiên cho các nhà sản xuất chip bộ nhớ sau này Hiện tại là nhà sản xuất các sản phẩm như chip vi xử lý cho máy tính bo mạch chủ ổ nhớ flash card mạng, , , và các thiết bị máy tính khác, đặc biệt là chế tạo và phát triển CPU từ năm 1971 cho đến khi họ đã và đang dẫn đầu trong lĩnh vực này
Thế hệ CPU đầu tiên mà họ sản xuất đó là CPU 404, CPU 808 rồi đến CPU Pentium, => CPU Core Dual, Core 2 Quad, … => và dòng CPU mới nhất, mạnh nhất cho tới thời điểm này là dòng Core i ( Core i3, Core i5, Core i7, Core i9 và Core M)
Bạn có thể nhìn vào sơ đồ sau là có thể hình dung ra lịch sử phát triển chíp CPU của họ
II Giới thiệu chung về bộ vi xử lý (CPU)
CPU được viết tắt từ Central Processing Unit bộ xử lý trung tâm– đóng vai trò cốt lõi giúp hệ thống máy tính thực thi các câu lệnh qua việc thực hiện và phân tích phép toán, so sánh, logic Bên cạnh đó, CPU còn có tác dụng xử lý các yêu cầu nhập hoặc xuất dữ liệu cơ bản của người dùng
CPU còn được biết đến với những tên gọi khác như: Processor, Microprocessor, Central processor
Nhìn chung, CPU dùng để điều khiển tất cả hoạt động và được xem như đầu não của toàn hệ thống máy tính hoặc laptop CPU sẽ xử lý các dữ kiện từ phần mềm hệ
Trang 5thống, phần mềm ứng dụng cho đến phần cứng đang hoạt động bình thường trên máy tính
1 Cách hoạt động của CPU
CPU sẽ có nhiệm vụ chính là điều khiển toàn bộ cơ chế làm việc của máy tính theo thuật toán và thao tác người dùng.Cụ thể, CPU sẽ nhận thông tin từ những thiết
bị ngoại vi bao gồm: Chuột, máy in, bàn phím,… đồng thời kết hợp với chương
trình đã lập trình trên máy tính và xử lý thông qua các phân tích phép tính, logic, so sánh để xuất kết quả ra màn hình Ngoài ra, những yêu cầu từ thiết bị ngoại vi cũng được xử lý nhanh chóng
Trên đây là những giải mã cụ thể về cách làm việc của CPU là gì, thế nhưng, quy
trình cốt lõi để vận hành hệ thống CPU sẽ trải qua 3 bước: Tìm nạp > giải mã > thực thi Dưới đây Vietnix sẽ cung cấp thông tin cụ thể hơn về 3 bước này.
Tìm nạp
Quy trình tìm nạp sẽ có sự liên quan đến việc nhận vào một lệnh dưới dạng chuỗi các chữ số và được đưa đến CPU thông qua RAM Mỗi lệnh chỉ là một yếu tố nhỏ của từng thao tác, thế nên CPU cần biết lên nào sẽ đến kế tiếp
Bộ đếm chương trình (PC) sẽ giữ những địa chỉ lệnh hiện tại, sau đó cả PC và hàng loạt lệnh đều được đưa đến thanh ghi lệnh (IR) Độ dài của bộ đếm chương trình
sẽ tăng thêm nhằm tham chiếu cho địa chỉ lệnh kế tiếp
Giải mã
Sau khi lệnh đã được tìm nạp và hoàn thành lưu trữ trong thanh ghi lệnh, khi đó CPU sẽ gửi lệnh đến bộ giải mã Điều này sẽ đưa ra các tín hiệu cụ thể của lệnh đến những vị trí khác của CPU để vận hành
Thực thi
Đến bước thực thi, những lệnh được giải mã thành công và gửi đến từng bộ phận phù hợp trong CPU để thực hiện Kết quả sẽ được ghi vào CPU register – nơi chúng được tham chiếu bởi những lệnh kế tiếp, tương tự như chức năng của bộ nhớ trong máy tính
2 Cấu tạo của CPU
Về cơ bản CPU có nghĩa là bộ xử lý trung tâm, thế nên nó sẽ là sự kết hợp của nhiều chi tiết với công dụng khác nhau Dưới đây là 3 bộ phận cấu tạo hoàn chỉnh của mỗi chiếc CPU
Trang 6 Khối điều khiển
Khối điều khiển còn được gọi là CU – Control Unit, chức năng chính của bộ phận gồm:
o CU đảm nhiệm việc dịch các lệnh đang xuất hiện trên chương trình máy tính
o CU có tác dụng điều khiển việc xử lý các lệnh
Đây là một phần quan trọng hàng đầu trong bộ xử lý trung tâm được cấu tạo bởi những mạch logic so sánh cùng những chi tiết bán dẫn transistor Ngoài ra, xung nhịp đồng hồ sẽ là yếu tố điều tiết chính xác hoạt động của CU
Khối tính toán
Khối tính toán trong CPU là gì? Đây là một bộ phận được gọi là Arithmetic Logic Unit (ALU) đảm nhiệm chức năng thực hiện giải các phép toán gồm: Số học,
logic, so sánh
Sau khi hoàn thành quá trình này, ALU sẽ đưa ra kết quả và trả về bộ nhớ hoặc thanh ghi
Các thanh ghi
Thanh ghi (Registers) là những bộ nhớ với dung lượng thấp tuy nhiên lại có đặc tính về tốc độ truy cập vô cùng cao Bộ phận này sẽ có nhiệm vụ cơ bản là lưu trữ
dữ liệu hoặc kết quả tạm thời có thể kể đến như: Kết quả thực hiện tính toán, dữ kiện các ô nhớ, toán hạng, thông tin điều khiển
CPU sẽ có nhiều thanh ghi nhưng quan trọng nhất là PC – Program Counter (bộ đếm chương trình) đề ra lệnh sẽ được thực hiện kế tiếp.
Opcode
Opcode trong CPU là bộ phận lưu trữ mã máy của bộ xử lý trung tâm được thực hiện các lệnh trong tệp được cho phép
Trang 7 Phần điều khiển
Nhiệm vụ của phần điều khiển trong CPU là gì? Đối với bộ phận này sẽ có 2 nhiệm vụ chính, gồm chức năng điều khiển toàn bộ các khối được trang bị tại CPU
và kiểm soát tần số xung nhịp của hệ thống
Một số thông tin về xung nhịp trong bộ xử lý trung tâm:
i. Việc điều chỉnh đồng bộ hàng loạt thao tác bên trong lẫn ngoài CPU sẽ được thực hiện bởi mạch xung nhịp trong thời gian giữ nguyên
ii. Một chu kỳ xung nhịp sẽ được tính là thời gian chờ của hai xung gọi
iii. Tốc độ xung nhịp sẽ được xác định bởi hàng triệu đơn vị trong mỗi giây (MHz) dựa trên xung tín hiệu đúng chuẩn xác do xung nhịp hệ thống tạo ra
3 Tốc độ xử lý của CPU
Bên cạnh việc hiểu về CPU dùng để làm gì thì bạn nên nắm được tốc độ của bộ xử
lý trung tâm Tốc độ xử lý của CPU còn được xem là tốc độ xung nhịp của bộ phận này, đồng thời được công nhận và tính toán dựa trên đơn vị GHz (Gigahertz) Khi có được chỉ số GHz biểu thị số chu kỳ mà CPU thực hiện mỗi giây sẽ xác định
rõ hiệu năng của nó Loại bỏ các yếu tố tác động khác thì tốc độ xung nhịp cao thể hiện CPU có khả năng xử lý nhanh và tối ưu được nhiều vấn đề
Một số điều sẽ tác động đến xung nhịp CPU, gồm:
Nhân và luồng: Số nhân và luồng càng nhiều sẽ mang lại hiệu năng càng
cao (2 nhân 4 luồng, 4 nhân 8 luồng, 10 nhân 20 luồng,…)
Tiến trình của vi xử lý: 5nm,10nm,14nm, 22nm, 32nm (công nghệ sản
xuất) thông số càng nhỏ sẽ mang lại hiệu năng tối ưu cùng đặc tính tiết kiệm điện tốt hơn
Công nghệ hỗ trợ: Siêu phân luồng, turbo boost, pipeline,… của các hãng
tạo ra để có hiệu suất tốt hơn
Card đồ hoạ: Dạng tích hợp giúp xuất thông tin ra màn hình.
Bộ nhớ đệm: Hỗ trợ lưu trữ dữ liệu thường dùng và dự đoán lệnh sẽ dùng
tiết kiệm thời gian chờ của bộ xử lý trung tâm
TDP: Công suất thoát điện càng được tối ưu sẽ mang lại hiệu quả cao.
4. Thiết kế của bộ vi xử lý
Bộ vi xử lý là một bộ phần quan trọng trong kết cấu của bộ xử lý trung tâm, thường được gọi là chip CPU và có một vị trí dành riêng cho thiết bị này được lắp đặt ăn khớp dễ dàng
Trang 8Thiết kế của chip CPU khá dễ nhận biết với hình vuông hoặc số ít đơn vị sử dụng dạng chữ nhật Mặt trên thông thường sẽ chứa một số thông tin về chip, mặt dưới
là hàng loạt các chân cắm đã được chế tác nhằm tối ưu công suất hoạt động của nó
5 FSB (Front Side Bus)
FSB – Front Side Bus là tốc độ được xác định đối với luồng dữ liệu vào/ra bộ xử
lý trung tâm Hiệu năng của Bus CPU sẽ tương đồng với Bus chipset bắc Trong đó:
Hiệu năng xử lý Bus CPU là chính (duy nhất)
Hiệu năng xử lý Bus chipset bắc sẽ hỗ trợ tốc độ FSB càng nhiều càng tốt (từ 2 đến 3 FSB)
Ví dụ: Đối với chip pen 2, pen 3: Tốc độ Front Side Bus từ 66MHz đến 133MHz Đối với chip pen 4: Tốc độ Front Side Bus từ 400MHz đến 1600MHz
6.Bộ nhớ Cache
Bộ nhớ Cache được chế tạo ra với với công dụng là bộ nhớ đệm, đây là nơi cất giữ chương trình và hàng loạt các dữ liệu chuẩn bị sử dụng Lúc cần dữ liệu, CPU sẽ rà soát trên cache trước khi thực hiện kiểm tra bộ nhớ chính
Bộ nhớ đệm có kích thước lưu trữ lớn sẽ tiết kiệm được thời gian xử lý dữ liệu 3 loại cache bạn nên biết:
Cache L1: Kích thước từ 8KB đến 32KB, nơi mà CPU tìm kiếm dữ liệu
trước tiên
Cache L2: Kích thước từ 256KB đến 8M, nếu không có dữ liệu cần tại
cache L1, CPU sẽ rà soát tại đây
Cache L3: Là cache phân bổ thông tin đến L2 và L1, đồng thời được trang
bị trên mainboard
III Chi tiết về CPU Intel Core i9-11900K
Trang 91 Sơ lược về dòng sản phẩm Core i9
Ra đời khá trễ hơn so với những người anh em như Core i3, Core i5 hay Core i7,
cụ thể vào năm 2018, Intel Core i9 là dòng chip thế mới của Intel được ra mắt và
sử dụng nền tảng kiến trúc Skylake-X Tương tự như dòng chip Threadripper 16 nhân của AMD, Core i9 cũng được trang bị bộ vi xử lý đa lõi trên tất cả các phiên bản chip Việc trang bị nhiều lõi và luồng giúp cho Core i9 giúp gia tăng tốc độ xử
Trang 10lý cũng như khả năng đa nhiệm.
Có thể dễ dàng nhận thấy dòng CPU Core i9 có thông số khá khủng từ số nhân số luồng đến xung nhịp, bộ nhớ đệm và số đường truyền của PCIe Đi kèm với đó là mức tiêu thụ điện năng rất cao (140W và ở i7 7740K chỉ 112W) và mức giá không
hề dễ tiếp cận, từ 999 đến 1700 đô la Mỹ và i7 chỉ từ 345 đến 600 đô la Mỹ
Trang 112 Sơ lược về i9-11900K
Quý 1 năm 2021, các bộ vi xử lý thế hệ thứ năm của Core i9 tiếp tục được ra mắt Core i9-11900K xuất hiện như một lựa chọn dễ tiếp cận với mức giá khá dễ chịu nhưng hiệu năng vẫn không hề thua kém những người anh em Core i5 i7 i9 và các đối thủ cạnh tranh Đối tượng khách hàng hướng đến sẽ là các lập trình viên, ngành thiết kế đồ họa, các streamer hay đơn giản là người dùng chơi game, làm việc cơ bản
3 Thông số chi tiết
CPU Intel® Core® i9-11900K (Rocket
Lake)
Trang 12Số nhân 8
Tốc độ xử lý 3.50 GHz
Tốc độ xử lý tối đa 5.30 GHz
Điện năng tiêu thụ 125W
Công nghệ CPU 14nm
Bộ nhớ đệm 16 MB Intel® Smart Cache
Bộ nhớ hỗ trợ tối đa 128 GB
Loại bộ nhớ DDR4-3200
Nhân đồ họa Intel® UHD Graphics 750 Công nghệ PCIe PCIe 4.0
4 Các công nghệ tích hợp:
Hãy cùng so sánh nhẹ với thế hệ tiền nhiệm là i9-10900K:
Trang 13Ta có thể nhận thấy mặc dù thông số của CPU i9 thế hệ 11 thua thiệt khá nhiều, từ
số nhân số luồng, xung nhịp cơ bản đến bộ nhớ đệm cache nhưng hiệu năng vẫn cao hơn đến 14% Đó là do trên bộ vi xử lý này đã có nhiều sự nâng cấp, điển hình
là công nghệ PCIe 4.0, card đồ họa tích hợp được nâng cấp từ Iris 630 lên Iris Xe
Trang 14UHD Graphic 750 đời mới, giới hạn buss của ram từ 2666MHz lên 3200MHz cùng hang loạt các công nghệ khác mà chúng em sẽ giới thiệu dưới đây:
PCIe viết tắt của eripheral omponent nterconnect xpress, là một tiêu P C I e
chuẩn tốc độ cao để kết nối các phần cứng ngoại vi với mainboard, cùng các
bộ phận khác trong máy tính PCIe 4.0 là thế hệ thứ tư trong giao thức kết nối bus mở rộng PCIe với thành phần ngoại vi (card đồ họa, ổ cứng, SSD,
Wi-Fi và Ethernet), được PCI Special Interest Group (PCI-SIG) phát triển và giới thiệu vào năm 2017 PCIe 4.0 dễ dàng cho phép các thành phần ngoại vi đạt tốc độ cao, gấp đôi so với PCIe 3.0 Việc này
có thể tăng tốc độ xử lý của máy tính rõ rệt, giảm độ trễ
Trang 15của internet, màn hình, tăng tốc độ đọc và ghi trên bộ nhớ,….
Trang 16 Việc nâng cấp từ Iris Xe UHD Graphic 630 lên thế hệ tiếp theo Iris Xe UHD Graphic 750 sẽ giúp máy tính xử lý hình ảnh mượt mà hơn, hỗ trợ 1 màn hình 4K với tốc độ quét màn hình tối đa 60Hz, hoặc tối đa tới 3 màn hình với độ phân giải thấp hơn
Hiện tại nhưng thanh ram có tốc độ buss lên đến 3600MHz đã phổ biến trên thị trường với mức giá rất dễ tiếp cận nên việc nâng cấp bang thông của RAM từ 2666MHz lên 3200MHz là rất cần thiết và hợp lý RAM là một thành phần cực kỳ quan trọng trong hệ thống máy tính, ảnh hưởng mạnh mẽ đến hiệu năng, tốc độ xử lý của máy tính
Trong các thế hệ trước, Intel đã xử dụng nhiều công nghệ tăng tốc cho bộ vi
xử lý của mình, bao gồm Turbo Boost 2.0, Turbo Boost 3.0 và Thermal Velocity Boost (TVB) Phương pháp gia tốc được sử dụng phụ thuộc vào số lượng nhân có sẵn, vì vậy trong khối lượng công việc hai nhâ, TVB sẽ kích hoạt và đưa xung nhịp lên đến 5.3GHz miễn là có đủ điện cung cấp và làm mát đủ tốt để giữ cho CPU luôn dưới 70 độ Khi ba hoặc bốn nhân đang được sử dụng, xung nhịp trên tất cả các nhân sẽ được điều chỉnh ở mức 5.1GHz Trong khối lượng công việc sử dụng ba hoặc bốn nhân, Intel Core i9-11900K hoặc KF có thể sử dụng Thermal Velocity Boost hoặc Adaptive Boost để đạt xung nhịp gia tốc 5.1GHz Khi bốn đến tám nhân đang được sử dụng, Adaptive Boost sẽ bắt đầu đạt tới 5.1GHz trên tất cả các nhân đó, Tuy nhiên, bộ xử lý phải đáp ứng các yêu cầu nhất định về nguồn điện và có hệ thống tản nhiệt thích hợp để tránh quá nhiệt Trong trường hợp của Adaptive
Trang 17Boost, CPU phải được giữ dưới mức 100 độ, đây có vẻ như là lẽ thường đối với bất kỳ hệ thống PC mạnh mẽ
Đi kèm cùng CPU Intel thế hệ thứ 11 là bo mạch chủ Z690 cũng đã được trang bị hệ thống Thunderbolt 4 và Wi-Fi 6E Hai nâng cấp nhỏ này góp phần tăng tốc độ truyền tải dữ liệu một cách đáng kể và tạo sự tiện lợi như sạc từ cổng USB type C có hỗ trợ Thunderbolt 4 cho điện thoại, laptop,… hỗ trợ xuất hình ảnh chất lượng cao thông qua kết nối này…
Intel® Gaussian & Neural Accelerator 2.0, Tăng cường học sâu Intel® Deep Learning Boost (Intel® DL Boost), Hỗ trợ bộ nhớ Intel® Optane™, Intel® Thermal Velocity Boost, Công Nghệ Intel® Turbo Boost Max 3.0, Công nghệ
Trang 18Intel® Turbo Boost 2.0, Công nghệ siêu Phân luồng Intel®, Phần mở rộng bộ hướng dẫn: Intel® SSE4.1, Intel® SSE4.2, Intel® AVX2, Intel® AVX-512, Công nghệ Intel SpeedStep, Công nghệ theo dõi nhiệt ,Công nghệ bảo vệ danh tính Intel®
Ngoài ra, bảo mật và độ tin cậy là một điều vô cùng cần thiết Trên vi xử lý này, ta sẽ có hàng loạt các công nghệ bảo mật đến từ Intel như Intel vPro® Platform, Intel® AES New Instructions, Khóa bảo mật, Mở Rộng Bảo Vệ Phần Mềm Intel® (Intel® SGX), Intel® OS Guard, Công nghệ Intel® Trusted Execution, Bit vô hiệu hoá thực thi, Intel® Boot Guard, Chương trình nền ảnh cố định Intel® (SIPP), Công nghệ ảo hóa Intel® (VT-x), Công nghệ ảo hóa Intel® cho nhập/xuất được hướng vào (VT-d), Intel® VT-x với bảng trang mở rộng…
IV Giới thiệu về ngôn ngữ Assembly
1 Sự ra đời của Assembly
2.