CHE ĐỊNH PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG LUẬT HÌNH SỰ VIỆT NAM Tóm tắt Phòng vệ chính đáng là hành vi cua con người vì bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của mình hoặc của người khác hoặ
Trang 1TIỂU LUẬN MÔN HỌC LUẬT HÌNH SỰ HỌC PHẢN 1
CHE DJNH PHONG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG LUẬT
HÌNH SỰ VIỆT NAM
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Hoàng Minh
Dương Thị Phương Linh
Nguyễn Lê Ngọc Lan
Lớp: 22DLKID
Giáng viên hướng dẫn: Nguyễn Duy Dũng
Trang 2
CHE ĐỊNH PHÒNG VỆ CHÍNH ĐÁNG TRONG LUẬT HÌNH
SỰ VIỆT NAM
Tóm tắt
Phòng vệ chính đáng là hành vi cua con người vì bảo vệ lợi ích chính đáng
và hợp pháp của mình hoặc của người khác hoặc đảm bảo lợi ích quốc gia, cơ quan,
tổ chức mà chống trả lại một cách phù hợp đối với một hoặc các hành vi xâm phạm đến quyền và lợi ích hợp pháp của các chủ thể được nêu trên Chế định về phòng vệ chính đáng được quy định tại Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bỗổ sung nam 2017) và được đề cập đến hành vi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng trong điều
126, 136 trong Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bố sung năm 2017)
Từ khóa: Phòng vệ chính đáng, vượt quá giới hạn phòng vệ, Luật Hình sự Việt Nam 2015
Abstract
Legitimate self-defense is a human act to protect one's own or others! rightful and lawful interests or to safeguard the interests of the nation, organizations, or Institutions by responding appropriately to one or more acts that infringe upon the
rights and legitimate interests of the aforementioned entities The provisions on
legitimate self-defense are stipulated in Article 22 of the Criminal Code 2015 (amended and supplemented in 2017) and refer to acts exceeding the limits of legitimate self-defense in Articles 126 and 136 of the Criminal Code 2015 (amended and supplemented In 2017)
Keywords: Legitimate self-defense, Exceeding the limits of self-defense, Criminal Law of Vietnam 2015
Trang 3Phương pháp nghiên cứu
Để có thể phân tích và làm rõ được nội hàm những vấn đề còn tồn đọng trong phạm vi chế định phòng vệ chính đáng, đề tài đã áp dụng nhiều phương pháp nghiên cứu khoa học khác nhau để đảm bảo tính khoa học của đề tài Vì mục đích phân tích cơ sở lý luận của phòng vệ chính đáng và đánh giá toàn diện về các phương điện của chế định đề tài đã sử dụng phương pháp nghiên cứu lý thuyết nhằm thu thập thông tin qua các bộ luật, văn bản và tải liệu có liên quan trong đó bao gồm Phương pháp phân tích và tông hợp lý thuyết, Phương pháp giả thuyết Ngoài ra cũng cần đảm bảo tính thực tế của đề tải, tôn trọng sự thật khách quan nhằm đưa ra những kiến nghị điều chỉnh sát với thực tế, nhóm đã áp dụng Phương
pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm tại nội dung phân tích vả bình luận bản án
Phòng vệ chính đáng
Khái niệm phòng vệ chính đáng được quy định trong Bộ luật hình sự Việt Nam, được ban hành lần đầu tiên vào năm 1985 và đã được sửa đôi nhiều lần từ thời điểm đó, trước năm 1985 không có quy định cụ thể nào về phòng vệ chính
đáng trong luật hình sự trước khi Bộ luật hình sự năm 1985 được ban hành, mà chỉ
có một số điều khoản riêng biệt về nó Ví đụ, Neh\ định về Nhiệm vụ và Quyền hạn của Công an nhân dân Cộng hòa Dân chủ Việt Nam năm 1962 quy định các trường hợp công an có thể sử dụng vũ khí! Bộ luật hình sự năm 1985 đã quy định rõ ràng
chế độ phòng vệ chính đáng và Bộ luật hình sự năm 1999 đã điều chỉnh một số chi
tiết trong chế định nảy và duy trì cho đến hiện nay
Theo Khoản 2 Điều 22 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017:
“Phòng vệ chỉnh đáng là hành vì của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích
chính dáng của mình, của người khác hoặc lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, 16
chức mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi Ích nói trên
Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm ”°
Phòng vệ chính đáng là hành động của một người vì để bảo vệ quyền hoặc
lợi ích chính đáng của bản thân, của người khác hoặc vì lợi ích của Quốc gia hay tô
! Công văn số 452- HS2 ngày 10/8/1970 của Toà án nhân dân tối cao về thực tiễn xét xử tội giết người
? Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 đã được sửa đổi, bỗ sung một số điều theo Luật số 12/2017/QH14
Trang 4chức, cơ quan mà chống trả lại một cách cần thiết bằng các hành vi khách quan tác động đến đối tượng đang thực hiện hành vi xâm phạm các lợi ích của chủ thê nói trên Phòng vệ chính đáng không phải là tội phạm vì chế định này có mục đích nhằm loại trừ tính chất phạm tội của hành vi do nó đáp ứng được tính phù hợp đối
với lợi ích của Nhà nước và xã hội Nhà nước thông qua chế định phòng vệ chính
đáng nhằm ngăn chặn những cá nhân, tô chức có mong muốn thông qua các hành vi gay nguy hiểm cho xã hội, làm hại hoặc de doa gay thiét hai đến lợi ích của Nhà nước và xã hội hoặc lợi ích của cá nhân hoặc cả nhân khác
Phòng vệ chính đáng là những hành vi hợp pháp mang tính chất tích cực Nhà nước khuyến khích công dân bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bản thân thông qua chế định tự vệ chính đáng tuy nhiên phòng vệ chính đáng là quyền chứ không phải là các nghĩa vụ bắt buộc của công dân, việc công dân có bắt đầu hành vi
phòng vệ chính đáng hay không thì sẽ hoản toàn phụ thuộc vào ý chí của chủ thé
cũng như các cơ sở khách quan và chủ quan trong mỗi trường hợp cụ thê
Quy định về hành vi tự vệ chính đáng nhằm mục đích đưa ra các điều kiện, đặc điểm cũng như phạm vi của phòng vệ chính đáng để loại trừ tính chất tội phạm của hành vi, việc nảy đã tạo ra một cơ sở quy phạm pháp lý vững chắc để tất cả công dân tích cực thực hiện ngăn chặn các hanh vi nguy hiểm, gop phan vào nỗ lực công tác đấu tranh răn đe, phòng chống tội phạm Tuy nhiên, hành vi tự vệ chính đáng cùng phải được thực hiện trong phạm vị nhất định theo khuôn khổ cho phép của pháp luật, vì bản chất của hành vi là quyền hợp pháp của công dân nhưng không thê vì thế mà các cá nhân có thể thay thế nhà nước đề tự mình xử ly các đối tượng thực hiện tội phạm Vi thế phòng vệ chính đáng sẽ phải thoã mãn các điều kiện cụ thê nhằm đảm bảo sự công bằng khách quan cho tất cả các bên
Đề được xem là hành vi phòng vệ chính đáng đầu tiên bản thân người thực
hiện hành vi phòng vệ phải có quyền hợp pháp đề thực hiện hành vi tự vệ và sau đó
công dân chỉ được thực hiện các hành vi phòng vệ trong khuôn khổ phạm vi luật định thì mới được xem là thực hiện quyền phòng vệ chính đáng Trong đó các điều kiện bắt buộc của phòng vệ gồm hai nhóm điều kiện phát sinh quyền và những điều kiện về mô tả nội dung và phạm vi khuôn khô của phòng vệ Trong đó:
Trang 5Các điều kiện làm cơ sở phát sinh quyền phòng vệ
Các điều kiện được luật định làm cơ sở phát sinh tính hợp pháp của hành vị
phòng vệ chính đáng bao gồm ba điều kiện phát sinh và chỉ khi có đủ cả ba điều
kiện thì mới bắt đầu hình thành cơ sở phát sinh quyền phòng vệ chính đáng:
- Có sự tấn công nguy hiểm đáng kế và trái pháp luật Không phải tất cả sự tấn công của đều sẽ làm phát sinh quyền tự vệ mà quyền tự vệ chỉ bắt đầu khi sự tấn công ấy đáp ứng đủ hai điều kiện, một là phải là
từ hành vi tấn công của con người, nêu nguồn nguy hiểm ấy đến từ thiên nhiên hay động vật gây ra thì sẽ không phát sinh quyền phòng vệ mà sẽ phát sinh tình trạng nguy hiểm của quy phạm tình thế cấp thiết Hai là quyền tự vệ hợp pháp không được phát sinh bởi mọi sự xâm hại từ con người mà chỉ được phát sinh khi sự tấn công ấy có tính chất nguy hiểm đáng kề và vi phạm pháp luật
Khi người tự vệ bị tấn công bởi các hành vi khách quan của người tấn công thì những hành vi ấy phải có sự nguy hiểm đáng kế đối với người bị tấn công và những hành vi ấy thường được xác định nguy hiểm đến mức tội phạm, nghĩa là hành vi tấn công ấy bao gồm đầy đủ mô tả của các mặt của cầu thành tội phạm Tuy
nhiên, đây không phải là các điều kiện cô định vì hành vi tấn công có thể do người
không đủ điều kiện về mặt chủ thể như là người không đủ năng lực pháp luật để chịu trách nhiệm hình sự hoặc người không có năng lực chịu trách nhiệm hình sự thực hiện hoặc sự tấn công, đe doạ dang diễn ra ngay trong lúc thực hiện hành vị tự
vệ thì chưa thể xác định được cụ thê mức độ thiệt hại do tính chất nguy hiểm của hành vi nên chưa thê biết được là hành vi ấy có chắc chắn gây ra thiệt hại hay không
hoặc bao nhiêu thì cũng được xem là hành vi nguy hiểm đáng kế Ví vụ trong bản
án 108/2020/HS-PT° ngày 27/08/2020 về tội cô ý gây thương tích, bị cáo L ding
chân để đạp đỗ cửa nhà ông Ông Tô Văn C cha của K3 sau đó tiến đến chiếc xe Fortune biển số 70A-190.02 thực hiện hành vi phá hoại tài sản sau đó ông C mở cửa
đi ra, cằm theo 01 khúc cây ném trúng vào người bị cáo L thì L ngã xuống xảy ra thương tích Khi xét xử vụ án Toà án đã đưa ra nhận định cuối cùng rằng ông C có hành vi ném cây trúng vào L trong lúc L thực hiện hành vị phá hoại tai san nhà ông
€ tuy lúc này chưa thể xác định được mức độ xảy ra thiệt hại tuy nhiên vẫn xem xét
3 Ban an: Số 108/2020/HS-PT ngày 27/08/2020 của TAND tỉnh Tây Ninh
Trang 6đây là hành vi gây nguy hiểm đáng kế vậy nên hành vi của ông C là phòng vệ chính đáng nên không xử lý vi phạm đối với hành vi của ông C Ngoài ra, đứng trước sự kiện bị tấn công trái pháp luật đang diễn ra thì công dân bình thường không có đủ điều kiện yếu tô khách quan và chủ quan để phân tích những hành vi ứng xử của minh có vi phạm pháp luật hay không
Như đã nói để có thể phát sinh quyền tự vệ hợp pháp thì hành vi đến từ người tấn công phải là một hành vi vi phạm pháp luật, đang tác động đến những quan hệ xã hội được pháp luật Hình sự bảo vệ Vì thế nếu công dân dùng vũ lực để chống trả lại những hành vi xâm phạm của cơ quan công quyên hoặc cán bộ thí hành công vụ đúng chức năng và hợp pháp nhằm đảm bảo các lợi ích được nhà
Nước bảo vệ thì những hảnh vi ấy sẽ không được xem là phòng vệ chính dang ma
sẽ được xác định là những hành vi trái pháp luật, không được phép thực hiện do pháp luật quy định
- Sự tân công xâm phạm quyền hoặc lợi ích chính đáng của người bị tân công, của người khác hoặc lợi ích của nhà nước, của cơ quan tô chức
Hành vi xâm phạm trong chế định phòng vệ chính đáng không chỉ đề cập đến
lợi ích hợp pháp của cá nhân người thực hiện hành động tự vệ mà còn có thể là sự xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của tô chức, tập thể và cá nhân khác Các lợi ích thường bị xâm phạm đến là những lợi ích vệ tải sản hoặc nhân thân như tính mang, sức khoẻ, tự do, danh dự, nhân pham, "
- Sự tắn công phải đang hiện hữu nghĩa là hành vi tấn công phải đang xảy ra hoặc đe doạ xảy ra ngay tức khắc
Đề có thế đánh giá một trường hợp tự vệ có trái pháp luật hay không đỏi hỏi
việc tự vệ phải diễn ra trước khi hành vi tân công kết thúc, nghĩa là hanh vi tan cong
phải đang diễn ra, như vậy mới có đủ căn cứ xác đáng để đánh giá mức độ nguy
hiểm cho xã hội của hành vi Việc hành động tấn công phải đang diễn ra nghĩa lả
việc tấn công đã bắt đầu quá trình thực hiện tuy nhiên van chưa kết thúc hành vi trái
pháp luật nên cho phép người phòng vệ chống trả lại bằng hành động cụ thể hoặc vũ
lực theo phạm vi quy định của luật nhằm ngăn chặn hành vi xâm hại đến lợi ích hợp pháp của Nhà nước, của tô chức, cá nhân và tập thể khác, phòng ngừa tình trạng tội phạm có khả năng gây nguy hiểm đến xã hội
Trang 7Thế nhưng ngoải những trường hợp phòng vệ chính đáng trong hoàn cảnh hành vi tấn công đang diễn ra thì các hành vi tân công chưa xảy ra nhưng lại đe doạ
xảy ra ngay tức khắc cũng làm phát sinh quyền phòng vệ hợp pháp, việc hợp pháp hoá hành vi tự vệ trong trạng thái bị đe doa xay ra ngay tức khắc dựa trên tính phù hợp của thực tế khách quan nhằm tạo điều kiện pháp lý cho người phòng vệ ngăn chặn sự tân công kịp thời và có hiệu quả vì tính nguy hiểm cao của tình huống thực
tế Ngoài ra trường hợp có hành động ngăn chặn xảy ra đi liền sau hành vi tan cong
và có khả năng khắc phục hậu quả mả người phạm tội gây ra cũng được xem là một trường hợp đặc biệt của phòng vệ chính đáng
Tuy nhiên nếu những hành vi xâm phạm đến lợi ích của những chủ thể thuộc quy định của BLHS quy định chưa có đầy đủ những biểu hiện xảy ra tức khắc hoặc
đã chấm đút toàn bộ hành vi trên thực tế thì không phát sinh quyền tự vệ chính đáng Nếu công dân dùng vũ lực hoặc các hành vi khách quan khác nhằm tân công, gay hại đến người đã xâm phạm hoặc có ý định xâm phạm thì trường hợp này sẽ được xem là phòng vệ quá muộn hoặc tự vệ quả sớm Phòng vệ quá muộn là trường hợp khi sự tân công trên thực tế đã hoàn toàn chấm dứt nhưng công dân vẫn cố ý tiễn hành các hành động chống trả bằng vũ lực hoặc hành vi khách quan khác tác động gây hại đến sức khoé, tính mạng của người xâm phạm Phòng vệ quá sớm là trường hợp mà công dân thực hiện việc chống trả khi chưa có đầy đủ những biểu hiện khẳng định được sự đe doạ tấn công sẽ xảy ra ngay lập tức Cả hai trường hợp nêu trên đều không phát sinh quyền tự vệ hợp pháp của công dân nên sẽ không được xem là hành vị phòng vệ chính đáng, do đó họ phải chịu trách nhiệm hình sự
và những trách nhiệm khác có liên quan đối với hành vi phạm tội
Các điều kiện về nội dung và phạm vi phòng vệ, trong đó gồm:
- Mục đích của sự phòng vệ là nhằm gạt bỏ sự tấn công nghĩa là hành vi phòng là hành vi phòng vệ phải nhắm vào chính người đang có hành vi tấn công
Mục đích của chế định Phòng vệ chính đáng là thực hiện hành vị tích cực gat
bỏ sự tấn công của tội phạm đang có ý định đe doạ, xâm hại đến những mỗi quan hệ
xã hội được luật hình sự bảo vệ, hạn chế những thiệt hại do sự xâm hại ay gay ra Vi thế nên Luật Hình Sự cũng không đòi hỏi việc thực hiện hành vĩ chống trả phải bắt buộc là biện pháp cuối cùng và duy nhất, nghĩa là khi đã có đủ những biểu hiện phát
Trang 8sinh quyền phòng vệ chính đáng thì công dân có quyền áp dụng ngay lập tức các hành động chống trả mà không phải bắt buộc lựa chọn các biện pháp khác trước đó, nghĩa là người phòng vệ ngoài việc hành động nhằm gat bỏ sự đe doa, tránh hoặc đây lùi sự tân công thì còn có quyền áp dụng các biện pháp chống trả tích cực hơn
dù những hành vi tấn công này có thê gây thương tích đến người xâm phạm Tuy nhiên vẫn có những ngoại lệ đặc biệt trong trường hợp thực tế khi mà hành vi tấn công đến từ chủ thể là trẻ em hoặc những người không có năng lực trách nhiệm hình sự, đối với những chủ thê đặc biệt trên thì hành vi phòng vệ bắt buộc phải là biện pháp cuối cùng và duy nhất của người tự vệ, vì suy cho cùng hai chủ thê nói trên cần được xã hội đối xử một cách hết sức đặc biệt ngay cả khi họ có hành vị
xâm hại
- Sự phòng vệ phải trong giới hạn “cần thiết” để ngăn chặn sự tấn công, dây là phạm vi của hành vi phòng vệ chính đáng
Mức độ chống trả nhằm ngăn chặn hành vi tấn công sẽ phụ thuộc vào cơ sở
tự đánh giá của người phòng vệ dựa trên các điều kiện khách quan và chủ quan để đưa ra mức độ chống trả phù hợp đối với hành vi xâm phạm, mà người đó xem là
“cần thiết” được gọi là phòng vệ trong giới hạn cần thiết Sự “cần thiết” trong hành
vi chống trả sẽ không yêu cầu việc tương xứng về mặt công cụ, phương tiện hoặc tương đồng về mức độ gây ra thiệt hại của hành vi tấn công và hành vi phòng vệ Nghĩa là theo đánh giá chủ quan dựa trên những yếu tố thực tế ngay thời điểm phát sinh quyên phòng vệ chính đáng thì người bị tấn công có thê thực hiện những hành động chống trả mà mình xem là “cần thiết” đề bảo vệ những mối quan hệ xã hội bị xâm phạm khỏi sự tấn công mà không cần phải dựa trên sự tương xứng trong các mặt công cụ, phương tiện hay mức độ thiệt hại giữa hành vị phòng vệ và hành vi tấn công mà không bị xem là vượt quá giới hạn tự vệ chính đáng Trên thực tế có những
trường hợp chấp nhận phòng vệ trong giới hạn “cần thiết” ngay cả khi hậu quả thiệt
hai do hành ví phòng vệ gây ra lớn hơn so với hành vi tấn công Tuy nhiên, đối với trường hợp người bị tấn công chọn những biện pháp chống trả rõ ràng quá mức cần thiết thì sẽ được xem là vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, vì chỉ khi hành
động tự vệ ớ một mức độ cần thiết mới được xem là chính đáng, là phù hợp với lợi
ích của Nhà nước và xã hội, nếu vượt quá mức độ cần thiết để bảo vệ lợi ích của những chủ thể được bộ luật hình sự quy định thi hành vi đó lại trở thành hành vị gay
Trang 9nguy hiểm cho xã hội Đề có thê đánh giá việc phòng vệ trong giới hạn cân thiệt cân dựa trên cả những điều kiện chủ quan và khách quan
Các căn cứ đánh giá giới hạn cần thiết của sự phòng vệ
Khi người bị tấn công đã có đầy đủ các cơ sở đánh giá khách quan và chủ quan để thực hiện quyền phòng vệ chính đáng, bắt đầu hành vi chống trả bằng vũ lực hoặc các hành vi khách quan khác nhằm bảo vệ lợi ích của bản thân hoặc các chủ thể khác được quy định trong bộ luật hình sự một cách hợp pháp Tuy nhiên trong quá trình chống trả người tự vệ đã hành động rõ ràng vượt quá mức độ cần thiết, không tương xứng với mức độ nguy hiểm và tính chất xâm phạm của hành vi tấn công Để xác định mức độ vượt quá mức cần thiết của hành vi chống trả cần dựa vào những căn cứ:
1 Tính chất của quan hệ xã hội bị đe doạ xâm hại
2 Mức độ thiệt hại bị đe doa gay ra
3 Sức mạnh và sức mãnh liệt của hành vi tân công
4 Tính chất và mức độ của phương pháp, phương tiện hay công cụ mà kẻ tấn công
đã sử dung, thoi gian, địa điểm xảy ra hành vị tấn công và tự vệ
5 Sức mạnh và khả năng phòng vệ của người tự vệ."
Vượt quá phạm vi phòng vệ chính dáng
Theo Khoản 2 Điều 22 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đối bô sung 2017:
“Vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng là hành vi chống trả rỗ rằng quá mức cân thiết, không phù hợp với tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội của hành vi xâm hại
Người có hành vị vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng phải chịu trách nhiệm hình sự theo quy định của Bộ luật này ”.`
Khi người bị xâm phạm có đủ điều kiện đề thực hiện quyền tự vệ chính đáng,
nhưng do nhằm lẫn về tính chất và mức độ nguy hiểm của hành vi xâm hại, nên đã
* Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam — Phan chưng (Tái bản lần thứ nhất, có sửa đổi, bỗ sung) Tr241-242
3 Khoản 2 Điều 22 bộ luật hình sự năm 2015 sửa đôi bô sung 2017
Trang 10chọn những biện pháp và mức độ phòng vệ không phù hợp với tình huống, gây ra thiệt hại quá mức cho người xâm phạm, thì đó là trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng Để xác định hành vi phòng vệ có vượt quá giới hạn phạm vi luật cho phép hay không, cần dựa trên tổng hợp các tình tiết liên quan đến hoản cảnh cụ thể, so sánh sIiữa khách thể của người tự vệ và mức độ thiệt hại do hành vị
tự vệ øây ra cho khách thể đó, mức độ thiệt hại cho người xâm phạm và mức độ thiệt hại do hành vi xâm phạm đe đọa gây ra, sự cân bằng về lực lượng, công cụ, phương tiện giữa bên tấn công và bên phòng vệ sử dụng,
Trong trường hợp một người gây ra hậu quả thực tế khi vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng, họ bắt buộc phải chịu trách nhiệm hình sự Tuy nhiên, theo điểm c Khoản 1 Điều 46 bộ luật hình sự, trường hợp này được coi là siảm nhẹ trách nhiệm hình sự Điều nay la do việc phòng vệ quá mức xảy ra do hành vi xâm hại trái phép của chính người bi hai Vì thế, người gây ra thiệt hại do vượt qua giới hạn
phòng vệ chính đáng vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự tuy nhiên sẽ được xem là
tình tiết giảm nhẹ khi xét xử
Phòng vệ tưởng tượng
Phòng vệ tưởng tượng là trường hợp một người gây ra thiệt hại cho người khác do lầm tưởng rằng họ đang bị tắn công Đây là trường hợp trên thực tế không
có sự tấn công, nhưng người phòng vệ do sai lầm nên đã có hành vi phòng vệ và
sây thiệt hại cho đối tượng bị nhằm lẫn là có hành vi tấn công, hoặc có hành vị tấn
công nhưng đã phòng vệ nhằm vào một đối tượng khác Trong trường hợp này,
người gây ra thiệt hại không có quyền phòng vệ và phải chịu trách nhiệm hình sự
đối với những thiệt hại đã gây ra
Tuy nhiên, vấn đề chịu trách nhiệm hình sự của người phòng vệ tưởng tượng hiện nay còn nhiều tranh cãi Một số ý kiến cho rằng trách nhiệm hình sự của neười phòng vệ tướng tượng nên được giải quyết như những trường hợp sai lầm khác, tức
là phải chịu trách nhiệm hình sự trong mọi trường hợp Tuy nhiên, cũng có ý kiến
cho rằng cần có trường hợp biệt lệ nếu sự lầm tưởng là có cơ sở thực tế do hoàn
cảnh cụ thể tạo ra và đa số mọi người có sự lầm tưởng trong hoàn cảnh đó thì nên
xem xét như là phòng vệ chính đáng
Trang 11Ý nghĩa của phòng vệ chính dang, tam quan trọng về mặt pháp lý và đạo đức
Phòng vệ chính đáng là một chế định quan trọng trong pháp luật hình sự
Theo Điều 22 Bộ luật Hình sự 2015, phòng vệ chính đáng được quy định là hành vị của người vì bảo vệ quyền hoặc lợi ích chính đáng của mình, của người khác hoặc
lợi ích của Nhà nước, của cơ quan, tô chức mà chống trả lại một cách cần thiết
người đang có hành v1 xâm phạm các lợi ích nói trên
Phòng vệ chính đáng có ý nghĩa quan trọng trone việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cá nhân, tập thể và xã hội Chế định này được xây dựng nhằm
khuyến khích người dân chống lại hành ví xâm phạm các khách thể bảo vệ của luật
hình sự, ngăn chặn hoặc hạn chế thiệt hại mà hành vi đó có thể gây ra Thể hiện tinh
công bằng trong việc áp dụng pháp luật đối với cá nhân trong xã hội, họ đều có
quyền bảo vệ những lợi ích hợp pháp của bản thân, tập thé, xã hội và lợi ích của
Nhà nước mà không phải chịu các trách nhiệm hình sự do gây ra thiệt hại đến mỗi
quan hệ xã hội khác Việc ghi nhận chế định phòng vệ chính đáng trong Bộ luật
Hinh sự còn có một ý nghĩa rất quan trọng khác, đó là nhằm khuyến khích mọi công dân tham gia đấu tranh phòng chống tội phạm, qua đó nâng cao tính pháp quyền và khẳng định vai trò điều hành của Nhà nước trong quản lý xã hội
Về mặt đạo đức, phòng vệ chính đáng cũng có ý nghĩa rất lớn Nó thể hiện sự tích cực và trách nhiệm của cá nhân trong việc bảo vệ lợi ích của bản thân, của
người khác và của xã hội, nó giúp người dân có thể tự bảo vệ mình và người khác
khi bị tấn công hoặc xâm phạm các lợi ích được bảo vệ bởi luật Đồng thời, việc phi nhận chế định này trong bộ luật hình sự còn giúp khuyến khích mọi công dân tham
gia vào cuộc chiến chống lại tội phạm, qua đó giúp nâng cao tính pháp quyền Tuy
nhiên, phòng vệ chính đáng không có nghĩa là tự ý xử lý trong mọi trường hợp mà
cũng có những giới hạn nhất định Một hành vi được coi là phòng vệ chính đáng khi
có đầy đủ các điều kiện chứng minh sự phòng vệ là cần thiết và phù hợp với pháp
luật và đạo đức xã hội