Doanh thu của Coca-Cola trong năm 2023 đạt khoảng 43 tỷ USD, chứng tỏ mức độ thành công ấn tượng trong việc duy trì và mở rộng thị phần Mordor intelligebce , 2024 Thành công của công ty
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
~~~~~~*~~~~~~
BÀI TIỂU LUẬN
ĐỀ TÀI :
PHÂN TÍCH THÀNH CÔNG CỦA CÁC TẬP ĐOÀN ĐA QUỐC GIA: CÁC YẾU TỐ QUYẾT ĐỊNH?
HÀ NỘI – 2024
Trang 2Mục lục
1, Giới thiệu 3
1.1 Định nghĩa về tập đoàn đa quốc gia và vai trò trong nền kinh tế toàn cầu 3
1.2 Mục tiêu của bài luận 3
1.3 Giới thiệu về doanh nghiệp 3
2, Phân tích thành công của tập đoàn đa quốc gia 4
2.1 Các yếu tố quyết định thành công của tập đoàn đa quốc gia 4
2.1.1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường phù hợp để thâm nhập 4
2.1.2 Lựa chọn chiến lược và cơ cấu tổ chức phù hợp 6
2.1.3 Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường hiệu quả 7
2.1.4 Quản trị các hoạt động kinh doanh quốc tế 8
3, Kết luận 9
Tài liệu tham khảo 10
Trang 31, Giới thiệu
1.1 Định nghĩa về tập đoàn đa quốc gia và vai trò trong nền kinh tế toàn cầu
Tập đoàn đa quốc gia
Tập đoàn đa quốc gia (MNC) hay công ty đa quốc gia, là các doanh nghiệp hoạt động sản xuất và kinh doanh sản phẩm, dịch vụ ở ít nhất hai quốc gia trên toàn cầu MNC là "các công ty
sở hữu hoặc kiểm soát sản xuất hoặc dịch vụ ở nhiều quốc gia hơn một" (World Bank, 2021) Họ duy trì các cơ sở sản xuất, văn phòng và chi nhánh trên toàn cầu, và thường có quy mô lớn với khả năng tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế
MNCs được xem là nhân tố chính thúc đẩy toàn cầu hóa vì họ giữ vai trò quan trong nền kinh tế thế giới, thúc đẩy dòng vốn đầu tư, tạo ra công việc , giúp công nghệ được chuyển giao giữa các quốc gia, qua đó giúp phát triển kinh tế tại nước sở tại và nâng cao chất lượng cuộc sống Sự phát triển của MNC còn làm tăng cường tính kết nối toàn cầu, giúp cho người tiêu dùng tiếp cận nhiều sản phẩm và dịch vụ từ các thương hiệu quốc tế hàng đầu (United Nations
Conference on Trade and Development - UNCTAD, 2022)
1.2 Mục tiêu của bài luận
Mục tiêu của bài luận là nêu ra và phân tích các yếu tố then chốt ảnh hưởng đến thành công của các tập đoàn đa quốc gia (MNC) khi họ mở rộng và củng cố vị thế trong thị trường quốc
tế Đầu tiên, bài viết sẽ tìm hiểu quá trình phân tích môi trường là lựa chọn thị trường đầu tư qua
Trang 4đó các MNC xác định được những thị trường đáng để đầu tư dựa trên các yếu tố như nhu cầu tiêu dùng, tiềm năng tăng trưởng và mức độ cạnh tranh Tiếp theo, bài luận sẽ xem xét việc lựa chọn chiến lược và cơ cấu tổ chức phù hợp với từng môi trường kinh doanh quốc tế Ngoài ra, bài viết cũng sẽ phân tích việc lựa chọn các hình thức thâm nhập thị trường– chẳng hạn như thông qua xuất khẩu, liên doanh, hoặc (FDI) – để đảm bảo khả năng tiếp cận thị trường và duy trì tính cạnh tranh Cuối cùng, quản trị kinh doanh quốc tế sẽ được xem xét nhằm phân tích cách các MNC tối
ưu hóa chuỗi cung ứng, kiểm soát rủi ro và duy trì hiệu quả vận hành xuyên suốt các thị trường
mà họ tham gia
1.3 Giới thiệu về doanh nghiệp
Coca-Cola là một trong những tập đoàn đồ uống lớn nhất và có ảnh hưởng lớn nhất thế giới Được thành lập vào năm 1886 tại Atlanta, Georgia, Mỹ, Coca-Cola đã phát triển từ một thương hiệu nước giải khát địa phương thành một biểu tượng toàn cầu với sự có mặt tại hơn 200 quốc gia Coca-Cola không chỉ nổi tiếng với nước giải khát cùng tên mà còn có nhiều loại sản phẩm đa dạng khác, gồm các thương hiệu như Sprite, Fanta, Minute Maid và Dasani ( The Coca-Cola Company , 2023)
Coca-Cola có giá trị thương hiệu nằm trong top đầu của thế giới, với giá trị thương hiệu được ước tính khoảng 74 tỷ USD, xếp thứ 7 trong danh sách "Các thương hiệu giá trị nhất thế giới" năm 2023 ( theo Forbes) Ngoài ra thành công của Coca-Cola có thể thấy rõ qua thị phần
Trang 5lớn trong ngành đồ uống không cồn Theo dữ liệu từ Statista 2023, Coca-Cola chiếm khoảng 43% thị phần đồ uống có gas toàn cầu, đẫn đầu trong ngành và bỏ xa các đối thủ lớn như PepsiCo Doanh thu của Coca-Cola trong năm 2023 đạt khoảng 43 tỷ USD, chứng tỏ mức độ thành công
ấn tượng trong việc duy trì và mở rộng thị phần (Mordor intelligebce , 2024)
Thành công của công ty không chỉ nhờ vào sản phẩm chủ lực Coca-Cola mà còn nhờ vào danh mục sản phẩm đa dạng như Sprite, Fanta và các thương hiệu khác, giúp công ty thu hút được sự ưa chuộng rộng rãi từ nhiều đối tượng và khu vực khác nhau Coca-Cola vẫn là thức uống có gas phổ biến nhất trên thế giới, với khoảng 1,9 tỷ ly Coca-Cola được bán ra mỗi ngày tại hơn 200 quốc gia ( Visual capitalist, 2024)
2, Phân tích thành công của tập đoàn đa quốc gia
2.1 Các yếu tố quyết định thành công của tập đoàn đa quốc gia
2.1.1 Nghiên cứu và lựa chọn thị trường phù hợp để thâm nhập
Nghiên cứu và lựa chọn thị trường phù hợp là yếu tố quyết định thành công của các tập đoàn đa quốc gia (MNC) trong kinh doanh quốc tế Việc này đòi hỏi phân tích toàn diện các yếu
tố tác động đến môi trường kinh doanh của thị trường tiềm năng,
a Môi trường văn hóa
Văn hóa là mấu chốt thành công trên thị trường quốc tế Nếu không hiểu rõ văn hóa của người tiêu dùng, mọi cố gắng của doanh nghiệp đều trở nên vô nghĩa Coca-Cola đã từng thất bại
Trang 6thảm hại tại một số thị trường châu Á vì không nghiên cứu kỹ về sở thích uống nước của người dân địa phương Từ đó, họ rút ra bài học vô giá: muốn thành công, phải tôn trọng và thích nghi với văn hóa bản địa
b Môi trường chính trị và luật pháp
Môi trường chính trị và pháp lý là những yếu tố không thể bỏ qua khi lựa chọn thị trường Các chính sách của chính phủ về đầu tư, thuế, và thương mại có thể tạo ra những cơ hội lớn và những thách thức mới Ví dụ, việc Trung Quốc điều chỉnh chính sách thương mại đã tác động lớn đến hoạt động kinh doanh của nhiều tập đoàn đa quốc gia
c Môi trường kinh tế
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như GDP, thu nhập của người tiêu dùng, tỷ lệ thất nghiệp, lạm phát và khả năng tiếp cận nguồn lực lao động Các MNC cần phải lựa chọn thị trường có nền kinh tế bền vững và có mức độ tăng trưởng nhất định để đảm bảo hoạt động kinh doanh lâu dài Hơn nữa, một thị trường có thu nhập bình quân cao sẽ đẩy mạnh nhu cầu về các sản phẩm giá cao, trong khi một thị trường có thu nhập thấp có thể phù hợp với các sản phẩm giá
rẻ hoặc chiến lược giá mềm Việc nghiên cứu kỹ lưỡng các yếu tố kinh tế giúp các MNC tối ưu hóa chiến lược giá và sản phẩm
d Thương mại quốc tế
Trang 7Các yếu tố liên quan đến yếu tố này, như các hiệp định thương mại tự do (FTA), thuế xuất nhập khẩu, và các quy định về bảo vệ thương mại, có tác động nhiều đến sự thâm nhập thành công của một công tyt Các MNC có thể tận dụng các lợi thế trong chính sách để giảm chi phí và tối ưu hóa chuỗi cung ứng toàn cầu Việc lựa chọn các thị trường có chính sách thương mại thuận lợi sẽ giúp các MNC tiết kiệm chi phí và tăng trưởng nhanh chóng Chẳng hạn, các hiệp định thương mại giữa EU và các quốc gia khác đã tạo cơ hội lớn cho các công ty như Coca-Cola mở rộng kinh doanh tại các thị trường châu Âu
e Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
FDI là yếu tố giúp các MNC thành lập công ty con tại các thị trường nước ngoài Việc đánh giá môi trường FDI của thị trường mục tiêu giúp MNC quyết định liệu họ nên đầu tư vào sản xuất trong nước hay chỉ đơn giản là xuất khẩu Các chính sách FDI của quốc gia (ví dụ như mức độ mở cửa với đầu tư nước ngoài, các ưu đãi thuế cho nhà đầu tư, v.v.) sẽ ảnh hưởng đến quyết định của MNC Một quốc gia có môi trường FDI thuận lợi sẽ tạo điều kiện để các MNC
mở rộng cơ sở sản xuất và mạng lưới phân phối, từ đó gia tăng sự hiện diện và khả năng cạnh tranh
f Hội nhập quốc tế
Việc thông qua các tổ chức quốc tế (như WTO, APEC, EU, ASEAN) có thể giúp các MNC tiếp cận các đất nước mới và giảm thiểu các rào cản thương mại Việc có mặt trong các
Trang 8hiệp định thương mại quốc tế giúp các MNC có thể thâm nhập vào thị trường với chi phí và rủi ro nhỏ hơn
g.Coca-cola thực hiện nghiênn cứu và lựa chọn thị trường thâm nhập phù hợp
Coca-Cola đã thực hiện một chiến lược nghiên cứu và lựa chọn thị trường cực kỳ hiệu quả, giúp họ trở thành một trong số công ty đa quốc gia thành công nhất trên thế giới
Coca-Cola đã rất chú trọng vào việc hiểu và thích ứng với văn hóa địa phương ở các thị trường mà họ thâm nhập Hãng đã thực hiện các chiến lược tiếp cận phù hợp với đặc thù của từng khu vực Ví dụ, tại các quốc gia châu Á, nơi mà nhu cầu về đồ uống không có gas hoặc
ít đường tăng cao, Coca-Cola đã đưa ra các sản phẩm như Coca-Cola không đường, Diet Coke và các sản phẩm nước giải khát khác để đáp ứng thị hiếu của người tiêu dùng Thương hiệu cũng đã thực hiện những chiến dịch quảng bá mang tính địa phương hóa, chẳng hạn như chiến dịch
"Share a Coke", giúp người tiêu dùng tiếp cận dễ dàng hơn với sản phẩm
Coca-Cola đã rất cẩn thận trong việc tìm hiểu chính trị và luật pháp của từng quốc gia mà hãng muốn thâm nhập Công ty đảm bảo mọi hoạt động kinh doanh đều tuân thủ đầy đủ các chính sách của địa phương, tiêu chuẩn sản phẩm và quyền sở hữu trí tuệ Bằng cách hợp tác chặt chẽ với chính quyền địa phương, công ty đã xây dựng được mối quan hệ đối tác tin cậy, tạo điều kiện thuận lợi cho việc hoạt động kinh doanh và giảm thiểu rủi ro, đặc biệt tại các thị trường mới nổi
Trang 9Coca-Cola đã thành công trong việc chọn lựa các thị trường có nền kinh tế ổn định và có sức mua cao Ví dụ, các thị trường như Mỹ, Nhật Bản và Châu Âu luôn là những khu vực quan trọng đối với Coca-Cola vì đây là những nơi có mức tiêu thụ cao và thu nhập của người dân ở các quốc gia này cũng khá cao
Coca-Cola chủ yếu lựa chọn chiến lược thâm nhập qua các hình thức đầu tư trực tiếp (FDI), một trong những chiến lược quan trọng của Coca-Cola là chú trọng đầu tư vào việc xây dựng các nhà máy và cơ sở sản xuất ngay tại các thị trường địa phương Việc hiện đại hóa dây chuyền sản xuất tại địa phương không chỉ giúp giảm thiểu chi phí logistics mà còn thể hiện cam kết đầu tư lâu dài của Coca-Cola đối với thị trường Bên cạnh đó, Coca-Cola còn chủ động hợp tác với các doanh nghiệp địa phương để tận dụng mạng lưới phân phối hiện có và hiểu sâu hơn về thị trường
Coca-Cola đã tận dụng các hiệp định thương mại và hội nhập kinh tế để giảm thiểu các rào cản và tối ưu hóa chuỗi cung ứng Hãng đã đầu tư mạnh vào các quốc gia có các hiệp định thương mại tự do với Mỹ, như các quốc gia trong khu vực ASEAN, để giảm thuế và tối ưu hóa chi phí sản xuất Hơn nữa, Coca-Cola cũng tham gia vào các tổ chức quốc tế như WTO, giúp việc thâm nhập các thị trường toàn cầu trở nên dễ dàng hơn
Trang 102.1.2 Lựa chọn chiến lược và cơ cấu tổ chức phù hợp
a.Lựa chọn chiến lược và cơ cấu tổ chức phù hợp là yếu tố quyết định thành công cho các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) nhờ khả năng tối ưu hóa chi phí, duy trì tính nhất quán thương hiệu, và tăng cường khả năng thích ứng ở nhiều thị trường khác nhau Mỗi MNC thường chọn một chiến lược quốc tế để điều chỉnh mức độ tiêu chuẩn hóa và khả năng thích ứng sản phẩm Ví
dụ, Coca-Cola sử dụng chiến lược đa quốc gia, điều chỉnh sản phẩm theo khẩu vị địa phương, trong khi Apple áp dụng chiến lược toàn cầu để duy trì thương hiệu nhất quán trên khắp các thị trường
Về mặt cơ cấu tổ chức, MNCs chọn các loại cơ cấu như cơ cấu toàn cầu, cơ cấu khu
vực, hoặc cơ cấu ma trận tùy vào chiến lược họ theo đuổi Coca-Cola, với cơ cấu khu vực, có sự
linh hoạt cao để điều chỉnh sản phẩm và tiếp thị theo từng khu vực như châu Á, châu Âu và châu
Mỹ Mô hình tổ chức này giúp họ nhanh chóng thích nghi với thị trường, tối ưu hóa hoạt động kinh doanh, và duy trì dòng thông tin thông suốt giữa các chi nhánh và trụ sở chính
b Thành công toàn cầu của Coca-Cola có được nhờ vào sự kết hợp giữa các lựa chọn chiến lược và cấu trúc tổ chức, cho phép thương hiệu duy trì sự hiện diện mạnh mẽ, đồng thời vẫn đáp ứng nhu cầu của các thị trường địa phương
Trang 11Chiến lược toàn cầu: Coca-Cola áp dụng chiến lược toàn cầu nhằm duy trì tính đồng nhất
về sản phẩm trên toàn thế giới, đồng thời tùy chỉnh sản phẩm để phù hợp với thị hiếu từng địa phương Thương hiệu chuẩn hóa các sản phẩm cốt lõi như Coca-Cola Classic, giúp xây dựng nhận diện và tính nhất quán thương hiệu Bên cạnh đó, Coca-Cola cũng linh hoạt trong việc ra mắt các sản phẩm đáp ứng sở thích địa phương, như thức uống vị trà xanh tại châu Á hoặc các sản phẩm không ga cho người tiêu dùng chú trọng sức khỏe Sự cân bằng này giúp Coca-Cola duy trì tính phù hợp với nhiều nền văn hóa và phân khúc khách hàng khác nhau
Cấu trúc tổ chức: Cấu trúc của Coca-Cola hỗ trợ cho chiến lược toàn cầu nhờ sự kết hợp giữa quản lý tập trung và tính linh hoạt của các khu vực Công ty chia hoạt động thành các khu vực như Bắc Mỹ, Mỹ Latinh, và Châu Á-Thái Bình Dương, cho phép các khu vực này điều chỉnh chiến lược marketing và danh mục sản phẩm Coca-Cola hợp tácvới các đối tác đóng chai địa phương, đảm nhận vai trò sản xuất và phân phối Mô hình hợp tác này giúp công ty mở rộng hiệu quả, thích nghi nhanh với những biến đổi của thị trường, đồng thời giảm chi phí vận hành
2.1.3 Lựa chọn phương thức thâm nhập thị trường hiệu quả
Khả năng kiểm soát, chi phí và khả năng thích ứng với thị trường quốc tế sẽ được quyết định bởi phương thức thâm nhập mà các tập đoàn đa quốc gia (MNCs) lựa chọn Một quyết định đúng đắn sẽ là yếu tố then chốt dẫn đến thành công
- Kiểm soát và thích ứng: Các phương thức như đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) giúp MNC duy trì quyền kiểm soát cao hơn, nhưng đòi hỏi chi phí lớn và rủi ro cao
Trang 12Các phương thức như nhượng quyền hoặc cấp phép lại giúp tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro
và tận dụng sự hiểu biết của đối tác địa phương
- Tối ưu hóa chi phí: Phương thức thâm nhập cũng ảnh hưởng đến chi phí và hiệu quả vận hành Đầu tư trực tiếp có thể mang lại lợi thế từ quy mô kinh tế, trong khi cấp phép giúp giảm chi phí ban đầu
- Yếu tố chính trị và pháp lý: MNC cần cân nhắc môi trường pháp lý và chính trị của từng quốc gia khi lựa chọn phương thức thâm nhập, nhằm giảm rủi ro chính trị và phù hợp với các quy định địa phương
- Văn hóa và thị hiếu tiêu dùng: Phương thức thâm nhập cũng quyết định mức độ có thể tùy chỉnh sản phẩm cho phù hợp với văn hóa và thị hiếu của thị trường địa phương
Phương thức thâm nhập của coca- cola
Coca-Cola đã áp dụng nhiều cách thức thâm nhập thị trường hiệu quả để đạt được thành công toàn cầu Các chiến lược thâm nhập của Coca-Cola không chỉ giúp hãng duy trì quyền kiểm soát sản phẩm và dịch vụ, mà còn tối ưu hóa chi phí và phù hợp với nhu cầu tiêu dùng của các thị trường khác nhau Một số phương thức thâm nhập chủ yếu mà Coca-Cola sử dụng:
Trang 13Nhượng quyền thương mại (Franchising): Coca-Cola sử dụng phương thức nhượng quyền để mở rộng sự hiện diện toàn cầu, đặc biệt là trong các thị trường mới nổi Nhờ
nhượng quyền, Coca-Cola có thể tiết kiệm chi phí, giảm rủi ro và tận dụng mạng lưới đối tác địa phương để phát triển nhanh chóng Phương thức này đã giúp Coca-Cola mở rộng mạng lưới phân phối và tiếp cận người tiêu dùng nhanh chóng mà không cần phải đầu tư quá lớn vào cơ sở hạ tầng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): Coca-Cola cũng thực hiện các khoản đầu tư trực tiếp vào các thị trường quan trọng như các nhà máy sản xuất, phân phối và marketing Ví dụ, trong các thị trường lớn như Mỹ, châu Âu và các quốc gia phát triển khác, Coca-Cola mở rộng sản xuất và phân phối thông qua các công ty con, giúp công ty duy trì sự kiểm soát cao hơn đối với chất lượng sản phẩm và chiến lược marketing
Liên doanh (Joint ventures): Tại một số thị trường có môi trường pháp lý và văn hóa phức tạp, Coca-Cola lựa chọn phương thức liên doanh để hợp tác với các công ty địa phương Điều này không chỉ giúp Coca-Cola giảm rủi ro mà còn tận dụng được hiểu biết của đối tác địa phương về thị trường, từ đó phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng
Nguồn: "Coca-Cola: A Global Company." Coca-Cola
"The Coca-Cola Company and Its Business Strategy." Business Case Studies