Đã có nhiều hội thảo quốc tế cũngnhư nhiều tài liệu ấn phẩm đề cập đến quan hệ Trung-Mỹ được công bố, như:Hội thảo quốc tế An ninh tập thể Châu Á-Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnhtổ c
Trang 1PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Khi bàn về mối quan hệ quốc tế hiện nay chắc hẳn chúng ta sẽ rất đau đầu
vì có nhiều sự kiện nóng đến từ các quốc gia trên toàn Thế giới Tôi trên phươngdiện là sinh viên khoa Xuất Bản-Học viện Báo chí và Tuyên truyền, đồng thời
có lòng đam mê về Chính trị Thế giới luôn mong muốn sẽ có một đề tài để bàn
về các vấn đề diễn ra từ các nước khác (không chỉ riêng Việt Nam) Thật maymắn rằng sau khi kết thúc học phần Chính trị học, tôi có thể vận dụng kiến thứchay và bổ ích đã học được, đồng thời kết hợp với bản lĩnh Chính trị vững vàngsau khi được đội ngũ cán bộ giảng viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền giảngdạy có thể tự tin nghiên cứu đề tài “Quan hệ Trung-Mỹ dưới góc nhìn của chủnghĩa hiện thực”
Bên cạnh đó, khi nhắc đến tình hình an ninh quốc gia khu vực, những
“ông lớn” trong nền kinh tế thị trường Thế giới thì chúng ta không thể không kểđến hai cường quốc siêu lớn mạnh nhất Thế giới là Trung Quốc và Mỹ Hiệnnay, hai cường quốc này đang đối đầu với nhau bằng cách đưa ra những chínhsách “nóng” buộc các nước còn lại phải suy xét Nhận thấy rõ được tính chính trịcao cùng niềm tin và lòng đam mê muốn tìm hiểu nghiên cứu, tôi hy vọng bàitiểu luận “Quan hệ Trung-Mỹ dưới góc nhìn của chủ nghĩa hiện thực” sẽ nhậnđược sự đón nhận, quan tâm góp ý từ cô giáo hướng dẫn
2 Lịch sử nghiên cứu
Sau sự tan rã của Liên bang Xô Viết năm 1991 và các nước xã hội chủnghĩa Đông Âu, trật tự thế giới hai cực do Mỹ, Xô đứng đầu đã chấm dứt TrungQuốc là nước đang phát triển lớn nhất thế giới, Mỹ là nước phát triển nhất Thếgiới và là siêu cường duy nhất hiện nay Vì vậy, quan hệ Trung-Mỹ là một trongnhững cặp quan hệ nước lớn quan trọng nhất hiện nay, có ảnh hưởng đến tình
Trang 2hình thế giới nói chung và tình hình khu vực Thái Bình Dương-Ấn Độ Dươngnói riêng.
Quan hệ Trung-Mỹ trong thời gian vừa qua xuất hiện diễn biến phức tạptheo xu hướng “đối tác chiến lược” vừa là “đối thủ cạnh tranh chiến lược” Đã
có nhiều cơ quan tổ chức, chuyên gia, học giả quốc tế, nhà nghiên cứu, quantâm, tập trung nghiên cứu quan hệ Trung-Mỹ Đã có nhiều hội thảo quốc tế cũngnhư nhiều tài liệu ấn phẩm đề cập đến quan hệ Trung-Mỹ được công bố, như:Hội thảo quốc tế An ninh tập thể Châu Á-Thái Bình Dương sau chiến tranh lạnh(tổ chức tại Đài Loan vào tháng 4/1995); Cuốn APEC với Trung Quốc và cácthành viên chủ yếu khác” (do Sở nghiên cứu Châu Á-Thái Bình Dương thuộcViện Khoa học xã hội Trung Quốc biên soạn tháng 11 năm 1997); Cuốn “TheUnited States and China: Rhetoric and Reality” của David Bachman (do Oxfordphát hành năm 2001); Tài liệu “Cảnh báo thường niên của Ủy ban tình báo quốcgia Mỹ trình bày trước Ủy ban Quân sự Thượng viện Mỹ” (27/03/2008); Tàiliệu “Báo cáo Thường niên về sức mạnh quân sự Trung Quốc năm 2009” (BộQuốc phòng Mỹ tháng 5, 2009),
Ở Việt Nam, trong những năm qua, đã có nhiều chương trình, đề tài khoahọc nghiên cứu về quan hệ đối ngoại của Trung Quốc, trong đó quan hệ Trung-
Mỹ luôn được coi là cặp quan hệ quan tâm hàng đầu Nhiều sách báo, tạo chí đãđược công bố như: “Quan hệ Trung-Mỹ có gì mới” (Nxb Thông tấn, TTXVNphát hành năm 2001) “Quan hệ Mỹ-Trung và vấn đề cân bằng chiến lược ởchâu Á-Thái Bình Dương” (Vụ Tổng hợp đối ngoại-Bộ Ngoại giao, Hà Nộinăm 2005); Cuốn “Cộng hòa nhân dân Trung Hoa 30 năm cải cách mở cửa”(Tiến sĩ Lê Văn Mỹ chủ biên, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội năm 2009), cácbài viết được đăng trên tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc của Viện Khoa học Xãhội Việt Nam như: “Mấy suy nghĩ về chính sách đối ngoại của Trung Quốc thời
kỳ cải cách mở cửa” (Vũ Quang Vinh, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc, số 1995); “Quan hệ Trung-Mỹ sau sự kiện 11-9” (Trường Lưu, tạp chí Nghiên cứu
Trang 34-Trung Quốc số 3-2003); “Thực hiện sức mạnh mềm và chiến lược truyền bá đốingoại của Trung Quốc” (Lý Trí, tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc số 1-2009) các bản tin nhanh, tin tham khảo đặc biệt của TTXVN và mạng internet hàngngày vv
Trên đây là phần lịch sử nghiên cứu về mối quan hệ giữa Trung-Mỹ được
in ấn và đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng Nhờ đó, nội dung bàitiểu luận này có cơ sở trình bày mạch lạc, rõ ràng hơn
3 Đối tượng và khách thể nghiên cứu
Bài tiểu luận sẽ trình bày về mối quan hệ Trung-Mỹ dưới góc nhìn củachủ nghĩa hiện thực
Khách thể nghiên cứu là Trung Quốc và Mỹ trong khu vực Thái BìnhDương và Ấn Độ Dương
4 Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, đề tài sẽ tập trung chủ yếu tìm hiểu những thay đổi trongquan hệ Trung-Mỹ trong thế giới ngày nay Về nội dung, trong khuôn khổ củamột bài tiểu luận, đề tài giới hạn về một số vấn đề về Đài Loan, sau Chiến tranhlạnh, quân sự,
5 Phương pháp nghiên cứu
Đề tài được tiếp cận dưới góc độ nghiên cứu sinh viên trên cơ sở trang bị
về Tư tưởng Hồ Chí Minh, Chủ nghĩa Mác-Lênin, Chủ nghĩa Xã hội và Khoahọc, và các quan điểm, đường lối của Đảng về An ninh quốc gia (bộ môn GDQuốc phòng)
Đề tài chủ yếu sử dụng các phương pháp như: lịch sử học, tham khảo ýkiến của các chuyên gia, từ đó rút ra những nhận xét, đánh giá và dự báo vềcặp quan hệ này
6 Bố cục của đề tài
Trang 41 Quan hệ Trung-Mỹ trước chiến tranh lạnh
2 Quan hệ Trung-Mỹ từ sau chiến tranh lạnh
3 Thực trạng Trung-Mỹ hiện nay
4 Quan hệ Trung-Mỹ tác động tới Việt Nam và giải pháp
Do điều kiện thời gian, thông tin, tư liệu và khả năng nghiên cứu còn hạnchế, vì vậy tiểu luận sẽ không thể tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhậnđược sự góp ý của cô và bạn bè
Xin chân thành cảm ơn
Trang 5NỘI DUNG
1 Quan hệ Trung-Mỹ trước chiến tranh lạnh
Sau chiến tranh thế giới thứ 2 (năm 1945), cục diện thế giới hai cực do
Mỹ (đứng đầu phe Tư bản chủ nghĩa) và Liên Xô (đứng đầu phe Xã hội chủnghĩa) được thiết lập và cuộc Chiến tranh lạnh giữa hai phe dần hình thành vàphát triển Ở Trung Quốc, năm 1949, cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ thắnglợi Nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa ra đời và bước vào thời kỳ cách mạng
Xã hội chủ nghĩa, thực hiện nhiệm vụ đưa Trung Quốc từ một nước nông nghiệpnghèo nàn lạc hậu, tiến lên Chủ nghĩa xã hội Cùng với sự ra đời của nước Cộnghòa nhân dân Trung Hoa, tương quan lực lượng giữa hai phe có những thay đổiquan trọng và cũng chính từ đây quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ luôn có nhữngdiễn biến phức tạp
Cả hai nước đều có quan hệ đối tác kinh tế cực kỳ nhiều, và một lượnglớn quan hệ thương mại giữa hai nước đòi hỏi một số quan hệ chính trị tích cực,nhưng vẫn tồn tại những mâu thuẫn nghiêm trọng Đây là một mối quan hệ hợptác kinh tế, nhưng lại cạnh tranh quyền bá chủ ở Thái Bình Dương, và hai nướcnghi ngờ lẫn nhau về ý định của đối phương Quan hệ ngoại giao chính thứcgiữa Hoa Kỳ và Trung Hoa bắt đầu vào ngày 16 tháng 6 năm 1844 khi các nướctham gia vào các cuộc đàm phán dẫn đến Hiệp ước Wangxia
a Giai đoạn 1949-1971: Quan hệ đối đầu căng thẳng
Đây là giai đoạn căng thẳng nhất trong quan hệ hai nước, cả hai đều bịcuốn vào cuộc Chiến tranh lạnh và ở trong tình thế đối đầu Trung Quốc với chủtrương “nhất biển đảo” dựa hẳn vào Liên Xô, ký Hiệp ước đồng minh tương trợXô-Trung (14/02/1950) Trong thời điểm đó, Mỹ xem Trung Quốc là mối đedọa cộng sản ở châu Á nên đã thực hiện một chính sách đối ngoại thù địch vớiTrung Quốc Đó là không công nhận CHND Trung Hoa, áp đặt lệnh cấm vậnthương mại với Trung Quốc, ủng hộ vị trí trong Hội đồng Bảo an Liên HợpQuốc của Đài Loan, sử dụng hạm đội 7 để bảo vệ Đài Loan trước khả năng bị
Trang 6Trung Quốc tấn công, bán vũ khí cho chính quyền Tưởng Giới Thạch Năm
1955, Tổng thống Mỹ Dwight Eisenhower còn đe dọa tấn công hạt nhân đối vớiTrung Quốc sau cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan năm 1954 Sau khi TrungQuốc tham gia chiến tranh Triều Tiên, ủng hộ cách mạng Việt Nam, chạy thửthành công bom nguyên tử, Ngoại trưởng Mỹ Dean Rusk ngày 16/03/1996trong bài phát biểu trước Ủy ban các vấn đề Viễn Đông thuộc Hạ viện Mỹ đã nóirằng “việc Bắc Kinh sử dụng vũ lực có liên quan chặt chẽ đến điều tôi tin là mụctiêu thứ hai hay thứ ba của Trung Quốc đó là thống trị châu Á và lãnh đạo cộngsản thế giới” và tuyên bố “cần thiết phải kiềm chế sự xâm lược của Trung Quốc
ở châu Á cũng như sự xâm lược của Liên Xô ở châu Âu” (1) Do vậy, Mỹ đã tiếnhành bao vây, phong tỏa Trung Quốc, ngăn không cho Trung Quốc vào LiênHợp Quốc, cấm vận thương mại,
Về phía Trung Quốc, với quyết định “nhất biển đảo” ngả hẳn về phíaLiên Xô, Trung Quốc coi Mỹ là đế quốc đầu sò, là “trở ngại chính trong việcthực hiện các mục tiêu của Trung Quốc và Chủ tịch Mao Trạch Đông khi đó đã
dự đoán “một cuộc đụng đầu quân sự với Mỹ hoặc ở Việt Nam, Đài Loan hayTriều Tiên là không thể tránh khỏi” (2) Và thực tế Mỹ và Trung Quốc đã đụngđầu với nhau trên bán đảo Triều Tiên (1950-1953), mở đầu giai đoạn đối đầutrong quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹ
Đến cuối những năm 1960, Trung Quốc vẫn coi Mỹ là kẻ thù số 1, là đạidiện của chủ nghĩa đế quốc mà Trung Quốc kiên quyết chống lại Quan hệ thùđịch giữa Mỹ và Trung Quốc còn được đẩy lên cao hơn khi năm 1964 TrungQuốc chế tạo thành công bom nguyên tử Thêm vào đó, cuộc “Đại Cách mạngvăn hóa” khởi xướng từ năm 1966, cùng nhiều yếu tố nội bộ khác cũng ảnhhưởng không nhỏ đến sự tồn vong của chế độ chính trị Trung Quốc
Đến cuối những năm 1960 đầu 1970, Mỹ cũng đang ở thế kẹt về chiếnlược vì vừa phải chống lại sự bành trướng toàn cầu của Liên Xô lại vừa muốnkết thúc cuộc chiến tranh Việt Nam Do vậy, bình thường hóa quan hệ với
Trang 7Trung Quốc cũng là một khả năng mà Mỹ phải tính đến Tổng thống MỹRichard Nixon đã ra chỉ dấu cho việc bình thường hóa quan hệ với Trung Quốcthông qua việc nới lỏng các cấm vận về thương mại và đi lại với TrungQuốc(3)
b Giai đoạn từ 1972 đến 1989: Quá trình bình thường hóa quan hệ Trung-Mỹ
Vào những năm cuối đời, Chủ tịch Trung Quốc Mao Trạch Đông đã triểnkhai “ngoại giao bóng bản”, dùng “quả cầu nhỏ” làm chuyển động “quả cầulớn” để khởi thông kênh đối thoại Trung-Mỹ Dựa trên lợi ích chung và các toantính chiến lược, Mỹ và Trung Quốc đã bình thường hoá quan hệ vào tháng 2năm 1972 và tiến tới thiết lập quan hệ ngoại giao chính thức vào năm 1979 Lo
sợ trước sự “bành trướng” của chủ nghĩa cộng sản, Mỹ có ý đồ chia rẽ phe xãhội chủ nghĩa nhằm phân tán lực lượng, nên bình thường hóa quan hệ với TrungQuốc là một lựa chọn cấp thiết Trong khi đó, chính sách đối ngoại của TrungQuốc trong giai đoạn từ năm 1949 - 1972 đã có những điều chỉnh được coi làphù hợp với lợi ích mà Trung Quốc theo đuổi trong giai đoạn này Từ lựa chọnchính sách “nhất biên đảo” ngả hẳn về Liên Xô, sau đó Trung Quốc chuyểnsang chống lại Liên Xô và Mỹ, cuối cùng là bình thường hoá quan hệ với Mỹ đểtập hợp lực lượng chống lại Liên Xô, “mối đe dọa” mà Trung Quốc coi là nguyhiểm nhất Đánh giá về điều chỉnh đó, có thể thấy rằng thứ nhất, chính sách đốingoại của Trung Quốc chuyển từ một chính sách nặng về ý thức hệ sang mộtchính sách thực dụng hơn, sát cánh với Mỹ để chống Liên Xô, tận dụng mâuthuẫn giữa hai siêu cường hàng đầu thế giới Vị trí của Mỹ trong chính sách đốingoại của Trung Quốc đã dần chuyển từ “kẻ thù” sang một dạng “đồng minh”đôi bên cùng có lợi Thứ hai, cải thiện quan hệ với Mỹ còn giúp Trung Quốcphát triển quan hệ với nhiều quốc gia khác, đặc biệt các nước phương Tây Từchỗ bị cô lập, Trung Quốc đã có cơ hội vươn ra cộng đồng quốc tế Điều này đãđặt nền móng cho công cuộc cải cách kinh tế thần kỳ do Đặng Tiểu Bình khởi
Trang 8xướng ở giai đoạn sau Từ góc độ này, Mỹ như là một chiếc cầu nối đưa TrungQuốc “đi ra thế giới” và “đón thế giới vào” mà Trung Quốc phải tận dụng.(1)Khi Mỹ và Trung Quốc chính thức bình thường hoá quan hệ cũng là giai đoạncuối của thế hệ lãnh đạo thứ nhất do Mao Trạch Đông và Chu Ân Lai làm hạtnhân Ở giai đoạn cuối của cuộc “Đại Cách mạng văn hóa”, vai trò của ĐặngTiểu Bình được khôi phục và dần có ảnh hưởng lớn đối với việc hoạch định vàtriển khai chính sách đối ngoại Trung Quốc Đặng Tiểu Bình được coi là mộttrong những người có công rất lớn trong việc bình thường hóa quan hệ Trung -Mỹ.
Theo Paul Kennedy trong “Sự hưng thịnh và suy vong của các cườngquốc,” Tổng thống Mỹ Richard Nixon từng nhận định rằng: “Sức mạnh kinh tế
là then chốt so với các loại sức mạnh khác”(4) Là một người thực dụng vớichính sách “mèo trắng - mèo đen” nổi tiếng, Đặng Tiểu Bình tập trung vào pháttriển kinh tế cho Trung Quốc nhằm tạo ra sức mạnh quốc gia, chính vì vậy mộttrong những ưu tiên hàng đầu của đối ngoại Trung Quốc dưới thời Đặng TiểuBình là thiết lập và duy trì một môi trường thuận lợi nhất cho phát triển đấtnước Đặc điểm của chính sách đối ngoại Trung Quốc thời Đặng Tiểu Bình là
“thực tế và thực dụng,” không xác định kẻ thù cụ thể, chống Liên Xô nhưngkhông từ bỏ con đường chủ nghĩa xã hội, gác lại những bất đồng để thúc đẩyhợp tác nhằm lợi dụng Mỹ phục vụ chiến lược hiện đại hóa Trung Quốc Dùtrong “Thông cáo chung Thượng Hải,” vấn đề Đài Loan được hai bên tạm gáclại nhưng có thể nói, mâu thuẫn lớn nhất để Trung - Mỹ đi tới hợp tác chiến lượcchính là vấn đề ý thức hệ
Tóm lại, mối quan hệ Trung-Mỹ trong thời kỳ chiến tranh lạnh đã chịu sựtác động của nhiều nhân tố: bối cảnh và trào lưu trên thế giới và khu vực, nhân
tố nội bộ từng bước, đặc biệt là sự tác động của cục diện thế giới hai cực Mỹ, Nhưng xét cho đến cùng, lợi ích chiến lược cho mỗi bên là nhân tố chính
Trang 9Xô-chi phối quan hệ giữa hai nước, khiến cho mối quan hệ giữa Trung Quốc và Mỹlúc lên lúc xuống, trải qua nhiều thăng trầm.
2 Quan hệ Trung-Mỹ từ sau chiến tranh lạnh
Năm 1991, cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và hệ thống các nước xã hộichủ nghĩa ở Đông Âu, Chiến tranh lạnh chấm dứt, tình hình thế giới có nhữngthay đổi lớn Thiết lập trật tự thế giới diễn ra gay gắt và quyết liệt, trong khi đó
Mỹ đang tiến hành “chủ nghĩa đơn phương” nhằm thiết lập lại thế giới một cực,ham muốn bá chủ thế giới
Các vấn đề toàn cầu ngày càng tác động mạnh mẽ, đặc biệt sau sự kiện11/09/2001 chủ nghĩa khủng bố quốc tế đã trở thành mối đe dọa Mỹ tận dụngvấn đề chống khủng bố, giương cao ngọn cờ tập hợp lực lượng mới , sẵn sàngdùng vũ lực tấn công các nước nhỏ, triển khai “đánh đòn phủi đầu”, thô bạo canthiệp vào công việc nội bộ các nước khác Do tham vọng bá chủ thế giới nên Mỹphải gánh vác tránh nhiệm toàn cầu, can dự chính trị, quân sự toàn cầu Điều nàylàm Mỹ bị phân tán lực lượng, kinh tế suy sụp và rất dễ dẫn đến khủng hoảngsức mạnh của Mỹ
a Giai đoạn từ 1991-2000
Sau sự kiện Thiên An Môn, Trung Quốc rơi vào tình trạng bị Mỹ vàphương Tây tiến hành bao vây, cấm vận Năm 1991, Bức tường Berlin sụp đổ,Liên Xô tan rã kéo theo sự kết thúc của trật tự thế giới hai cực tồn tại trong suốtthời kỳ chiến tranh lạnh Lúc này Mỹ mặc nhiên trở thành siêu cường duy nhất,trật tự thế giới chuyển từ “hai cực” sang “nhất siêu, đa cường” với ưu thế vượttrội của Mỹ trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, quân sự, chính trị, ngoại giao, vănhoá, khoa học - công nghệ Ưu tiên hàng đầu trong chính sách đối ngoại của
Mỹ là duy trì vị thế “lãnh đạo thế giới,” ngăn chặn bất cứ quốc gia nào có ý đồvươn lên thách thức vai trò của Mỹ Trung Quốc đã phải tiến hành triển khaichính sách “ngoại giao láng giềng,” mở rộng quan hệ với các nước trong khuvực để dần phá thế bao vây cấm vận Dù phải đối phó với lệnh trừng phạt của
Trang 10Mỹ và phương Tây nhưng Trung Quốc đã khôn ngoan không thành lập một
“mặt trận quốc tế thống nhất chống Mỹ” khiến cho quan hệ Trung-Mỹ dù sónggió nhưng cũng không bị quay lại trạng thái đối đầu những năm trước khi bìnhthường hóa quan hệ Giai đoạn thế hệ lãnh đạo thứ ba có thể được coi là giaiđoạn khó khăn nhất trong quan hệ Trung - Mỹ kể từ khi hai nước bình thườnghoá quan hệ Trung Quốc chủ trương không đẩy căng thẳng với Mỹ lên quá cao
mà kiên trì thực hiện chính sách “giấu mình chờ thời,” tập trung vào xây dựng
và củng cố nội lực của đất nước Joseph Nye từng nhận định “nếu Mỹ coi TrungQuốc là kẻ thù thì Trung Quốc sẽ trở thành kẻ thù của Mỹ trong tương lai Nếu
Mỹ coi Trung Quốc là bạn bè, cho dù không thể bảo đảm được một tình hữunghị thì Mỹ cũng có thể mở ra cơ hội về những kết quả tốt đẹp hơn”(6) Trêntinh thần này, năm 1997, Giang Trạch Dân thăm Mỹ và năm 1998, Bill Clintonthăm Trung Quốc giúp cho quan hệ giữa hai nước dần được khôi phục, tăngcường hợp tác Trung Quốc phát triển về kinh tế sẽ là một thị trường rộng lớn vềđầu tư và xuất khẩu của Mỹ
b Giai đoạn 2001 đến 2012
Bước sang thế kỷ XXI, đặc biệt kể từ sau “Sự kiện 11 tháng 9”, TrungQuốc ủng hộ Mỹ trong cuộc chiến chống khủng bố nhưng cũng có giới hạn doTrung Quốc lo ngại việc Mỹ có thể tăng cường sự hiện diện ở Trung Á và ĐôngNam Á, đặc biệt là hiện diện về quân sự Tại Trung Quốc, thế hệ lãnh đạo thứ badần lui vào hậu trường nhường chỗ cho thế hệ thứ tư của Hồ Cẩm Đào và ÔnGia Bảo Lúc này, Trung Quốc duy trì chiến lược tăng cường hợp tác, tranh thủ
và tránh đối đầu với Mỹ vì thời kỳ này được đánh giá là có lợi cho Trung Quốc
Hồ Cẩm Đào chủ trương tận dụng cơ hội Mỹ đang vướng vào cuộc chiến chốngkhủng bố và sa lầy tại Iraq và Afghanistan để Trung Quốc vươn lên, trở thànhmột cường quốc toàn cầu dưới tên gọi “trỗi dậy hòa bình” Năm 2001, TrungQuốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới và trong nhiệm kỳ của Hồ CẩmĐào, tỷ lệ tăng trưởng kinh tế của Trung Quốc luôn ở mức cao, bình quân 13 -