1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề tài Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên trường Đại học văn hóa hà nội

48 2 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Đề Tài Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Học Tập Của Sinh Viên Trường Đại Học Văn Hóa Hà Nội
Tác giả Nguyễn Thị Hải Ninh
Người hướng dẫn Th.S. Trần Xuân Đạt
Trường học Đại học văn hóa hà nội
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 48
Dung lượng 365,14 KB

Nội dung

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCHTRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI TIỂU LUẬN NĂM 3 ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI... Trongbài

Trang 1

BỘ VĂN HOÁ, THỂ THAO VÀ DU LỊCH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

TIỂU LUẬN NĂM 3

ĐỀ TÀI ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH

VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI

Trang 2

Hà Nội, 2024 LỜI CẢM ƠN

Trong khoảng thời gian nghiên cứu đề tài tiểu luận, nhận được sự hỗ trợ nhiệttình từ các thầy cô vô cùng đáng quý đối với em Lời đầu tiên cho phép em được bày

tỏ lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc tới Th.S Trần Xuân Đạt đã tận tình giúp đỡ emtrong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành tiểu luận

Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới Ban giám hiệu cùng các thầy cô giáo, cán

bộ các phòng – ban trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã nhiệt tình giảng dạy và tạođiều kiện cho em trong quá trình học tập, nghiên cứu và hoàn thành đề tài nghiên cứucủa mình

Do kiến thức của bản thân còn hạn chế, nên bài tiểu luận khó tránh khỏi nhữngthiếu sót, kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của thầy cô để em có thể hoànthiện được bài tiểu luận của mình

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên

Nguyễn Thị Hải Ninh

Trang 3

MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN

DANH MỤC CÁC CHỮ CÁI VIẾT TẮT DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

MỞ ĐẦU

Trang 4

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

Trang 5

DANH MỤC CÁC BẢNG, BIỂU ĐỒ

Trang 6

MỞ ĐẦU

1 Lý do chọn đề tài

Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập là phương pháp đã được ứng dụngrộng rãi ở nhiều nước trên thế giới, trong đó có Việt Nam Trong giai đoạn dịchCovid-19, từ đầu năm 2020 đến nay, ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) tronghọc tập được sử dụng phổ biến hơn ở tất cả các nhóm, trong đó có sinh viên Trongbài nghiên cứu này, ứng dụng CNTT trong học tập của sinh viên Trường Đại học Vănhóa Hà Nội được tiếp cận dưới những chiều cạnh như sau: (1) Một số phần mềmđược sinh viên sử dụng trong học tập; (2) Mục đích sử dụng CNTT trong học tập củasinh viên; (3) Ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao kỹ năng cho sinh viên…

Trong thời đại ngày nay, công nghệ đã tự kết hợp vào mọi khía cạnh của cuộcsống của chúng ta, bao gồm cả lĩnh vực giáo dục Nó là một công cụ giúp chúng tahoàn thành các công việc phức tạp một cách nhanh chóng và hiệu quả Chỉ nói riêngđến lĩnh vực  giáo dục đại học, trong thời đại công nghệ số với sự bùng nổ củainternet, việc người học sở hữu những chiếc máy tính hay điện thoại thông minh cókết nối Internet ngày càng trở nên phổ biến Điều này ảnh hưởng trực tiếp đếnphương pháp dạy và học, đã làm thay đổi hoàn toàn phương thức giáo dục truyềnthống, vươn tới một không gian giáo dục chủ động và toàn cầu Những nền tảng sốcho giáo dục ngày càng được ứng dụng rộng rãi ở hầu hết các trường đại học trongnước

Microsoft Teams, Zoom… là những ứng dụng được nhiều trường đại học sửdụng để thực hiện giảng dạy trực tuyến trong thời kỳ Covid bởi giao diện thân thiện,

dễ sử dụng và tích hợp nhiều tính năng phục vụ cho các hoạt động liên quan đến côngtác giảng dạy một cách đầy đủ nhất có thể Người học sử dụng tích hợp công nghệtrong thời đại số trong việc học có thể coi là người học số, người giảng dạy là ngườidạy số và môi trường học tập giảng dạy là một môi trường số

Trang 7

Do tính phổ biến của việc áp dụng công nghệ cho học tập, việc nghiên cứu đề

tài: Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là vô cùng cấp thiết Đề tài này tập trung làm rõ ảnh hưởng của công

nghệ tới một nhóm đối tượng xã hội cụ thể là sinh viên, đặc biệt là trong phương diệnquan trọng nhất gắn liền với sinh viên là học tập và đời sống Với tên đề tài xác định

rõ mục đích, nhiệm vụ, phạm vi nghiên cứu, tác giả sẽ sử dụng các kết quả xử lý dữliệu thu thập được từ điều tra, khảo sát thực tế cùng những kết quả nghiên cứu chuyênngành và liên ngành có liên quan khác để cố gắng giải quyết vấn đề nghiên cứu

có ảnh hưởng mạnh mẽ và tích cực đến việc học của sinh viên Một phần quan trọngcủa nghiên cứu là phân tích các vấn đề và thách thức mà sinh viên gặp phải khi sửdụng công nghệ học tập, như sự phân tâm, vấn đề kết nối internet, hoặc kỹ thuật số.Đồng thời, nghiên cứu cũng sẽ khám phá các giải pháp khả thi để giảm thiểu nhữngthách thức này và cải thiện trải nghiệm học tập

Trang 8

Cuối cùng, nghiên cứu sẽ cung cấp các khuyến nghị và hướng dẫn cho các cơ

sở giáo dục, giảng viên và sinh viên về cách tối ưu hóa việc sử dụng công nghệ đểnâng cao hiệu quả học tập Mục tiêu là giúp các bên liên quan đưa ra các quyết định

và chiến lược nhằm cải thiện kết quả học tập và trải nghiệm giáo dục tổng thể Thôngqua nghiên cứu này, các bên liên quan có thể có cái nhìn sâu sắc hơn về ảnh hưởngcủa công nghệ đối với việc học của sinh viên, từ đó đưa ra các biện pháp nhằm nângcao chất lượng giáo dục và hiệu quả học tập

3 Đối tượng, khách thể nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu

Ở đề tài này, đối tượng cần tập trung nghiên cứu là việc ứng dụng công nghệthông tin trong học tập của sinh viên Còn khách thể nghiên cứu là sinh viên tạitrường Đại học Văn hóa Hà Nội

Phạm vi nghiên cứu của đề tài tập trung nghiên cứu việc sử dụng công nghệthông tin trong lĩnh vực học tập của sinh viên trong phạm vi thời gian nghiên cứu

được thực hiện từ tháng 5/2024 đến tháng 8/2024 Việc nghiên cứu đề tài này được

thực hiện tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

4 Tình hình nghiên cứu

Trước đây, cũng có những bài viết trên một số tạp chí, một số công trìnhnghiên cứu đề cập đến vấn đề này Trong quá trình khai thác thông tin nghiên cứu,tôi đã tham khảo nhiều luồng quan điểm đa dạng ở những nghiên cứu khác vềnhững tác động của internet và thiết bị công nghệ đến với việc học tập của sinhviên

Tiêu biểu như những tư liệu ở nước ngoài, theo Christen (2009),

Trasforming the classroom for collaborative learning in the 21 st century:

“Công nghệ có thể biến lớp học thành một môi trường học tập có tính tương tác vànếu môi trường học tập của học sinh phản ánh cách họ tương tác với thế giới quanh

Trang 9

cũng như với bạn bè thầy cô, họ sẽ hào hứng hơn và trở nên xuất sắc trong việc học

tập.” Cùng tư tưởng đó, theo Keser, Huseyin và Ozdamli (2011), The Positive Effects of Technology on Teaching and Student Learning: “Công nghệ cũng làm

tăng sự hợp tác của học sinh mà hợp tác là một công cụ hiệu quả cao cho việc họctập Khi học sinh hợp tác làm việc cùng nhau để tạo ra các dự án thì họ nói chuyệntrao đổi với các bạn bè cùng trang lứa và từ đó hỗ trợ nhau hoàn thành công việc

một cách hiệu quả.” Đồng tình với hướng đi này, Demirtas,H.(2005), Learning With Technology: The Impact of Laptop Use on Student Achievement cũng

khẳng định: “So với các bạn không sử dụng máy tính xách tay, học sinh sử dụngmáy tính xách tay thường dành nhiều thời gian hơn để tham gia vào công việc hợptác, tham gia vào hướng dẫn dựa trên dự án nhiều hơn, viết có chất lượng cao hơn

và dài hơn, đạt được kết quả tốt hơn, tiếp cận thông tin nhanh và hiệu quả hơn cũngnhư cải thiện kỹ năng phân tích nghiên cứu.” Không chỉ vậy, Rouse và Krueger(2004), Banerjee cùng cộng sự (2007), Barrow và các cộng sự (2009) cũng thể hiệnquan điểm tương tự khi thực hiện nghiên cứu: “Chúng tôi có thể nhận thấy một sốtác động tích cực khi học sinh sử dụng thiết bị công nghệ như cải thiện khả năngđọc và ngôn ngữ cũng như trình độ toán học được nâng cao hơn.”

Trang 10

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, tôi đã đọc được nghiên cứu của Paolain

T và các cộng sự (2018): “Việc sử dụng máy tính hoặc Internet ít hơn dẫn đến kếtquả học tập tốt hơn trong môn toán.” Bên cạnh đó, theo Stafford và các cộng sự

(2017), Platform-Dependent Computer Security Complacency: The Unrecognized Insider Threat: “Người dùng Internet thiếu tự chủ có thể bị thiếu

chất lượng giấc ngủ do hành vi sử dụng Internet không kiểm soát được (chẳng hạnnhư trì hoãn giờ đi ngủ); điều này có thể dẫn đến chất lượng giấc ngủ kém.” Cùng

chiều hướng với những nghiên cứu trên, Garmy P và các cộng sự (2018), Sleep Habits and Nighttime Texting Among Adolescents cung cấp thêm: “Hơn 40% đối

tượng nghiên cứu của chúng tôi, đặc biệt là thanh thanh thiếu niên ngủ không đủgiấc, điều này có liên quan đáng kể đến việc dành hơn 2 giờ mỗi ngày để sử dụngcác thiết bị điện tử.”

Trong nước, từ giữa năm 90 của thế kỉ XX, hướng nghiên cứu ứng dụngCNTT trong học tập mới bắt đầu được quan tâm Dù tiếp cận ở góc độ nào, các tácgiả đều khẳng định vai trò của CNTT trong việc nâng cao hiệu quả học tập của học

sinh, sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Hà, 2022, Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên một số trường đại học ở Hà Nội: bài viết phân tích thực

trạng nhận thức và hành vi ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinhviên hiện nay cũng như đánh giá cao vai trò và mức độ đáp ứng của công nghệthông tin đối với hoạt động học tập Ngoài ra, Bùi Thị Nga, Lê Vũ Toàn, Lưu Đức

Long, 2020 Giáo dục đại học: Cơ hội và thách thức trong chuyển đổi số, Tạp chí

Thông tin và Truyền thông, số 5+6 cũng đề cập: cơ hội và thách thức trong các cơ sởGDĐH trong triển khai đào tạo trực tuyến, đặc biệt trong bối cảnh gia tăng chuyểnđổi số như hiện nay

Sau những phân tích và đánh giá, có thể thấy kết quả nghiên cứu của tôi cũngkhông nằm ngoài những luồng quan điểm trên, mà mang tính bổ sung, củng cốcũng như chi tiết hơn ở nhóm thanh niên, đặc biệt là sinh viên

Trang 11

5 Các phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích, tổng hợp: Tập hợp và phân tích các nghiên cứu

trước đây về ảnh hưởng của công nghệ đến học tập, từ đó xây dựng nền tảng lý thuyếtcho nghiên cứu Đọc và tổng hợp các bài viết, sách, báo cáo nghiên cứu, và tài liệuhọc thuật liên quan đến công nghệ học tập Xác định các yếu tố, mô hình, và kết quả

đã được nghiên cứu trước đó

Phương pháp khảo sát: Thu thập dữ liệu định lượng về nhận thức, thái độ và

kinh nghiệm của sinh viên khi sử dụng công nghệ trong học tập Thiết kế bảng hỏikhảo sát với các câu hỏi đóng và mở liên quan đến việc sử dụng công nghệ, ảnhhưởng của nó đến hiệu quả học tập, và các yếu tố khác Phân phối bảng khảo sát chomột mẫu đại diện của sinh viên ở các trường đại học hoặc cao đẳng

Phương pháp phỏng vấn: Tìm hiểu sâu hơn về kinh nghiệm và quan điểm cá

nhân của sinh viên và giảng viên về công nghệ học tập Thực hiện các cuộc phỏngvấn nửa cấu trúc với sinh viên, giảng viên, và các chuyên gia công nghệ giáo dục Ghi

âm và phân tích các cuộc phỏng vấn để rút ra các chủ đề và xu hướng chính

Phương pháp quan sát, tham dự: Quan sát thực tế việc sử dụng công nghệ

trong môi trường học tập để hiểu rõ hơn về cách công nghệ được áp dụng và ảnhhưởng của nó Thực hiện các cuộc quan sát không can thiệp trong lớp học và các hoạtđộng học tập trực tuyến Trực tiếp sử dụng công nghệ thông tin trong học tập

Phân tích Dữ liệu: Phân tích các dữ liệu thu thập được để rút ra kết luận về tác

động của công nghệ đến hiệu quả học tập Sử dụng các công cụ phân tích định lượng(như phần mềm thống kê) và phân tích định tính (như phân tích nội dung) để xử lý dữliệu từ khảo sát, phỏng vấn, và quan sát So sánh các kết quả với các yếu tố ảnh hưởng

đã được xác định trong nghiên cứu tài liệu

Trang 12

6 Kết cấu bài tiểu luận

Trong bài tiểu luận “Ảnh hưởng của công nghệ thông tin đến học tập của sinhviên trường Đại học Văn hóa Hà Nội”, ngoài các phần mở đầu, kết luận, tài liệu thamkhảo… các nội dung chính của bài được trình bày trong 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập và khái quát về sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Chương 2: Thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Chương 3: Giải pháp cải thiện việc sử dụng công nghệ thông tin trong học tập của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Trang 13

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP VÀ KHÁI QUÁT VỀ SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC

VĂN HÓA HÀ NỘI 1.1 Cơ sở lý luận về ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập

1.1.1 Công nghệ thông tin

Ngày nay, sống trong thời đại hội nhập, ở đâu ta cũng nghe thấy thuật ngữcông nghệ thông tin Xung quanh cuộc sống của chúng ta, các thiết bị thông minhngày càng trở nên phố biến Những chiếc điện thoại thông minh, máy tính thôngminh,… nhờ chúng mà cuộc sống của chúng ta trở nên “thông minh” hơn Bởi vậy,công nghệ thông tin đang là một ngành công nghiệp mũi nhọn mà mỗi quốc giahướng tới nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ cuộc sống

Công nghệ thông tin (CNTT) hay còn gọi là IT (Information Technology) làthuật ngữ bao gồm phần mềm, mạng lưới Internet, hệ thống máy tính sử dụng cho phân phối và xử lý dữ liệu cũng như trao đổi, lưu giữ và sử dụng thông tin

Trong hệ thống giáo dục phương Tây, CNTT đã được chính thức tích hợp vàochương trình học phổ thông Người ta đã nhanh chóng nhận ra rằng nội dung vềCNTT đã có ích cho tất cả các môn học khác Với sự ra đời của Internet mà các kếtnối băng thông rộng tới tất cả các trường học, áp dụng của kiến thức, kỹ năng và hiểubiết về CNTT trong các môn học đã trở thành hiện thực

Ở Việt Nam thì khái niệm CNTT được hiểu và định nghĩa trong Nghị quyết49/CP ký ngày 04/08/1993 về phát triển công nghệ thông tin của chính phủ Việt Namnhư sau: "Công nghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện

và công cụ kỹ thuật hiện đại - chủ yếu là kỹ thuật máy tính và viễn thông - nhằm tổchức khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú

và tiềm năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội" Trong nghiên

Trang 14

cứu này CNTT được hiểu là hệ thống máy tính và các phần mềm, mạng lưới internet

mà sinh viên có thể sử dụng để khai thác có hiệu quả trong quá trình học tập

Tại Điều 4, Luật Công nghệ thông tin năm 2006 cũng đã định nghĩa: “1 Côngnghệ thông tin là tập hợp các phương pháp khoa học, công nghệ và công cụ kỹ thuậhiện đại để sản xuất, truyền đưa, thu thập và xử lí, lưu trữ và trao đổi thông tin số; 2.Thông tin số là thông tin được tạo lập bằng phương pháp dùng tín hiệu số” [37, tr.1]

1.1.2 Ý nghĩa của công nghệ thông tin

Sự ra đời của CNTT đã tạo cho xã hội loài người bước ngoặt lớn, đồng thời,đánh dấu bước chuyển vĩ đại từ nền kinh tế công nghiệp sang nền kinh tế tri thức.Trong vài thập niên gần đây, ngành kĩ thuật máy tính, viễn thông có sự tiến bộ mộtcách nhanh chóng và thâm nhập rộng khắp các hoạt động đời sống của con người.Với tầm sứ mệnh của mình CNTT có những ý nghĩa to lớn tới nhân loại:

- Sự ra đời của CNTT đã đưa con người thoát khỏi nền kinh tế công nghiệp đểvươn tới nền kinh tế tri thức – đó là nền kinh tế chủ yếu dựa vào tri thức trên cơ sởphát triển khoa học và công nghệ cao

- Cuộc cách mạng CNTT đã tạo ra kết quả là rút ngắn chu kì đổi mới côngnghệ Đây là nhân tố quan trọng trong đấu trường cạnh tranh chính trị, kinh tế, quân

sự và sự phát triển của xã hội

- CNTT làm thay đổi tư duy của con người về xử lý thông tin, khiến họ côngnhận rằng yếu tố trừu tượng như thông tin và khả năng sáng tạo chính là nhân tốquyết định sức mạnh của mỗi quốc gia

- Sự phát triển nhanh chóng của CNTT đã hình thành lên các mối quan hệ kinh

tế thương mại toàn cầu, đòi hỏi mỗi quốc gia phải mở cửa, tiến hành hội nhập thịtrường thế giói nếu không muốn bị tụt hậu

1.1.3 Ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập

Trang 15

Như phân tích phần lí luận về CNTT, ta có thể thấy được giá trị mà CNTTmang lại cho cuộc sống của mỗi người chúng ta CNTT giúp con người giảm thiểusức lao động về mặt thể chất thay vào đó nó giúp con người sử dụng triệt để tư duycủa mình Với những lợi ích mà CNTT mang lại, việc ứng dụng thành tựu của CNTTvào đời sống là một việc tất yếu

Theo Điều 4 của Luật Công nghệ thông tin năm 2006 ngày 29 tháng 6 năm

2006 có đưa ra khái niệm: “Ứng dụng công nghệ thông tin là việc sử dụng công nghệ

thông tin vào các lĩnh vực thuộc lĩnh vực kinh tế - xã hội, đối ngoại, quốc phòng, an ninh và các hoạt động khác nhằm nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả của các hoạt động này”

Với phương pháp học mới dùng đa phương tiện để học tập, sinh viên khôngcần tích luỹ mọi thông tin bằng việc ghi nhớ Điều họ cần biết là làm sao tìm và quản

lí thông tin được cần vào thời điểm đặc biệt cho một nhiệm vụ đặc biệt Họ cần biếtcách xử lý thông tin mà họ có thể dễ dàng tìm kiếm qua công nghệ như internet Thầygiáo không còn phải biết mọi câu trả lời hay là “nguồn của mọi tri thức” Thay vì thế,thầy giáo trở thành “người hướng dẫn cho cuộc hành trình học tập” hướng dẫn,khuyến khích, kèm cặp, hỗ trợ quá trình học tập

Trong nghiên cứu này thì ứng dụng CNTT là hành vi sinh viên sử dụng CNTTvào các hoạt động học tập Nói cách khác, ứng dụng CNTT trong học tập là hànhđộng có ý thức, có chủ đích của sinh viên sử dụng những tiện ích của CNTT vào quátrình học tập của bản thân Họ có thể sử dụng nhiều ứng dụng khác nhau, nhiều phầnmềm khác nhau, với tần suất khác nhau tùy sinh viên từng ngành cũng như tùy sởthích mỗi người

1.1.4 Sự cần thiết của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập

Các tiến bộ về công nghệ thông tin đã mở ra một kho kiến thức vô cùng đadạng và phong phú cho người học và người dạy, đem đến nhiều ảnh hưởng tích cực

Trang 16

cho sự phát triển của giáo dục Chuyển đổi số thúc đẩy một nền giáo dục mở, giúpsinh viên tiếp cận thông tin đa chiều, rút ngắn khoảng cách, thu hẹp mọi không gian,tiết kiệm tối ưu về thời gian Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong học tập củasinh viên ngày càng trở nên cần thiết và quan trọng trong bối cảnh giáo dục hiện đại.

Vai trò của công nghệ thông tin thúc đẩy giáo dục mở

Chương trình giáo dục mở giúp con người trao đổi và tìm kiếm kiến thức một cáchhiệu quả Đi kèm với giáo dục mở là tài nguyên học liệu mở, giúp người học, ngườidạy kết nối với kiến thức hiệu quả dù họ ở đâu và trong khoảng thời gian nào Tàinguyên học liệu mở là một xu hướng phát triển tất yếu của nền giáo dục hiện đaị

Kiến thức đa dạng và được cập nhật thường xuyên

Nếu như trước đây, việc tiếp thu kiến thức được cung cấp từ sách vở và giáo viên thìhiện nay, nguồn kiến thức đa dạng này được cung cấp trực tuyến qua kết nối internet.Người thầy chủ yếu là người truyền thu kiến thức Điều này đóng một vai trò to lớntrong quá trình đổi mới giáo dục Đổi mới giáo dục phải chuyển nền giáo dục từ chủyếu là truyền thụ kiến thức sang phát triển năng lực người học, bằng cách giúp ngườihọc phương pháp tiếp cận và cách tự học, cách giải quyết vấn đề Việc truyền thụ,cung cấp kiến thức, dần dần sẽ do công nghệ thông tin đảm nhận, giải phóng ngườithầy khỏi sự thiếu hụt thời gian, để người thầy có thể tập trung giúp học sinh phươngpháp tiếp cận và giải quyết vấn đề, tổ chức các hoạt động học tập gắn với thực tiễnnhằm phát triển năng lực của học sinh

Tăng cường khả năng tiếp cận thông tin và giao tiếp

Trang 17

CNTT giúp học sinh và giáo viên dễ dàng truy cập vào nguồn tài liệu giáo dục phongphú, từ sách giáo khoa điện tử, bài giảng trực tuyến, đến các tài liệu nghiên cứu vàhọc liệu miễn phí Ngoài ra, Công nghệ giúp kết nối học sinh, giáo viên và phụ huynhqua các nền tảng trực tuyến, email, và các ứng dụng giao tiếp khác Điều này hỗ trợviệc theo dõi tiến độ học tập, thảo luận về vấn đề học tập và hợp tác trong các dự ánnhóm.

Hỗ trợ học tập và đổi mới phương pháp giảng dạy

Các công cụ như phần mềm học tập, nền tảng quản lý học tập (LMS) và ứng dụnggiáo dục giúp cải thiện quá trình học tập và giảng dạy Ví dụ, giáo viên có thể tạo racác bài giảng tương tác và học sinh có thể tham gia vào các khóa học trực tuyến.Công nghệ tạo điều kiện cho các phương pháp giảng dạy sáng tạo như học tập dựatrên dự án, học tập hợp tác, và học tập qua trò chơi Điều này làm cho việc học trở nênthú vị hơn và phù hợp hơn với nhu cầu của học sinh

Khuyến khích học tập tự định hướng và phát triển kỹ năng

CNTT cung cấp nhiều cơ hội cho học sinh tự học và học theo nhu cầu cá nhân củamình Học sinh có thể học qua các khóa học trực tuyến, video hướng dẫn, và các nềntảng học tập tự động Việc sử dụng CNTT trong giáo dục giúp học sinh phát triển kỹnăng công nghệ quan trọng, chuẩn bị cho tương lai nghề nghiệp trong một thế giớingày càng số hóa

Cung cấp công cụ học tập đa dạng

Các ứng dụng và phầm mềm học tập có thể cung cấp các công cụ hỗ trợ học tập như

mô phỏng, mô hình 3D, và các bài kiểm tra trực tuyến Một số công cụ hỗ trợ lưu trữ

Trang 18

thông tin, tìm kiếm dữ liệu, lên lịch khóa biểu,… giúp việc học tập thêm linh hoạt vàthú vị

Tóm lại, mục tiêu của công nghệ thông tin trong giáo dục là nâng cao chấtlượng giáo dục, tạo điều kiện học tập hiệu quả hơn, và chuẩn bị cho học sinh, sinhviên khả năng tiếp cận và sử dụng công nghệ trong đời sống và công việc tương lai Công nghệ thông tin trong giáo dục giúp tạo ra môi trường học tập linh hoạt, dễ tiếpcận hơn và giúp học sinh, sinh viên chuẩn bị tốt hơn cho các thách thức của thế giớihiện đại

1.2 Khái quát về sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội

1.2.1 Khái quát về trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội được thành lập ngày 26/03/1959, theo

Quyết định số 134/VH-QĐ của Bộ Văn hoá Hiện nay, Đại học Văn Hoá Hà Nội Làtrường đại học lớn nhất của Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch, 50 năm qua, trường đãđào tạo được hàng chục nghìn cán bộ văn hoá hiện đang công tác trên khắp mọi miềnđất nước Hầu hết đội ngũ cán bộ văn hoá ở các cơ quan trung ương và địa phươngđều đã hoặc đang là sinh viên Đại học Văn hoá Hà Nội Trong số họ có rất nhiều cán

bộ đang làm công tác quản lý và lãnh đạo, giữ vai trò chủ chốt trong các cơ quan củachính phủ và ngành văn hoá- thông tin Nhiều cán bộ văn hoá của Lào và Campuchiacũng đã được đào tạo tại trường

Trường có quan hệ hợp tác với nhiều trường đại học lớn và các tổ chức khoahọc uy tín của nước ngoài, liên kết triển khai nhiều hoạt động hợp tác khoa học vàđào tạo có hiệu quả

Hệ đào tạo sau đại học được hình thành từ năm 1991 với hai ngành Thông tinthư viện và Văn hoá học, đáp ứng nhu cầu nâng cao trình độ của hàng nghìn cán bộ

Trang 19

thư viện và cán bộ văn hoá do nhà trường đào tạo trước đây Đến nay, hệ sau đại họccủa trường đã đào tạo được hơn 200 thạc sỹ thuộc hai ngành này.

Trường đã đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học Nhiều hội nghị khoa học

có quy mô toàn ngành, toàn quốc đã được triển khai ngay cả trong thời kỳ chiếntranh Các đề tài nghiên cứu của trường đã tiếp cận những vấn đề lý luận cơ bản vềvăn hoá truyền thống, đồng thời góp thêm tiếng nói vào việc nghiên cứu văn hoá hiệnđại. 

Công tác nghiên cứu khoa học của sinh viên cũng phát triển mạnh mẽ Nămnào cũng có những công trình nghiên cứu khoa học của sinh viên được trao giảithưởng “Sinh viên nghiên cứu khoa học” của ngành đại học Hai năm liền trườngđược Bộ Giáo dục- Đào tạo tặng Bằng khen là đơn vị “đạt thành tích cao trong phongtrào sinh viên nghiên cứu khoa học”

Vì những thành tích trên, Trường Đại học Văn hoá đã đạt được nhiều Bằngkhen và ba Huân chương Lao động: Huân chương Lao động hạng Ba (1984), Huânchương Lao động hạng Hai (1989), Huân chương Lao động hạng Nhất(1994), Huânchương Độc lập hạng Ba (2004) và Huân chương Độc lập hạng Nhì (2014)

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là cơ sở đào tạo và nghiên cứu các ngànhthuộc lĩnh vực Nhân văn, Du lịch, Báo chí và Thông tin Trường cung cấp nguồnnhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, phục vụ cho sự nghiệp phát triển vănhóa, kinh tế - xã hội của đất nước.Với tầm nhìn đến năm 2030, là trường đại học hàngđầu tại Việt Nam trong đào tạo văn hóa và du lịch, có năng lực hội nhập cao với hệthống giáo dục đại học trong khu vực

1.2.2 Đặc điểm của sinh viên trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Sinh viên là một bộ phận đặc thù trong cộng đồng thanh niên của xã hội Cóthể hiểu ngắn gọn, sinh viên là những người đang theo học bậc đại học một cách

Trang 20

chính thức tại các cơ sở giáo dục đại học, nghĩa là “những cơ sở giáo dục thuộc hệthống giáo dục quốc dân, thực hiện chức năng đào tạo các trình độ của giáo dục đạihọc, hoạt động khoa học và công nghệ, phục vụ cộng đồng”

Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là hội tụ của tất cả những sinh viên từ cácvùng miền khác nhau, cả trong nước và nước ngoài, mang theo những nền tảng vănhóa và học vấn đa dạng, phong phú Là cơ sở đào tạo trọng điểm và lớn nhất thuộc BộVăn hóa, Thể thao và Du lịch, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đào tạo chuyên về cáclĩnh vực văn hóa, nghệ thuật nên sinh viên trường sớm có điều kiện tiếp cận với cácmôn học về khoa học xã hội nói chung và các ngành văn hóa, nghệ thuật nói riêng cụthể như: từ Quản lý văn hóa, Văn hóa học, Du lịch, Thông tin - Thư viện, Bảo tànghọc đến truyền thông, Vì vậy, họ cũng thường tham gia các hoạt động nghiên cứu,bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống và hiện đại Sinh viên yêu thíchcác hoạt động sáng tạo, từ thiết kế đồ họa, viết lách đến trình diễn nghệ thuận và sảnxuất nội dung số Điều này ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhu cầu ứng dụng công nghệthông tin của sinh viên trong việc phục vụ quá trình học tập và nghiên cứu

Với đặc điểm nổi bật của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội là sẵnsàng học hỏi, thích thú với công nghệ và khả năng tự học cao nên sinh viên củatrường có thái độ tích cực và sẵn sàng khám phá công nghệ mới để có khả năng tiếpthu thông tin cao nhất Nhà trường cũng tích cực cung cấp cơ sở vật chất hiện đại và

hỗ trợ kỹ thuật tốt, tạo cơ hội cho quá trình ứng dụng công nghệ thông tin của sinhviên Phương pháp giảng dạy của giảng viên và sự tích hợp công nghệ vào tài liệu họctập cũng ảnh hưởng cao đến khả năng ứng dụng công nghệ, khuyến khích việc sửdụng công nghệ và cung cấp các tài liệu học tập số, sinh viên có thể tiếp cận côngnghệ dễ dàng hơn

Là sinh viên của Trường Đại học Văn hóa nên họ thường mang trong mình tưduy toàn cầu, có nhận thức cao về các xu hướng văn hóa toàn cầu và có sự nhạy cảmvới sự đa dạng văn hóa, các giá trị văn hóa địa phương và quốc tế Họ thường phải

Trang 21

phát huy khả năng nghiên cứu sâu rộng một số vấn đề văn hóa và truyền thông, và đểthực hiện điều đó, việc ứng dụng công nghệ thông tin để tiến hành khảo sát là điềucần thiết, tăng mức độ tin cậy cũng như tiện lợi hơn trong quá trình nghiên cứu.

Trang 22

CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TRONG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ

NỘI 2.1 Khảo sát thực trạng ứng dụng CNTT trong học tập của sinh viên Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

2.1.1 Xu hướng sử dụng CNTT trong thời đại số của sinh viên

Công nghệ thông tin đã làm thay đổi mô hình giáo dục truyền thống, điều đóđồng nghĩa với việc cách học tập, nghiên cứu của học sinh, sinh viên cũng dần thayđổi để phù hợp với mô hình giáo dục mới đó Nhờ có công nghệ thông tin, sinh viênđược tự do, sáng tạo trong quá trình học hơn, chủ động tiếp cận cơ hội bằng cách thuận tiện hơn, không chỉ tiếp thu kiến thức từ trường học mà còn có thể tự traudồi, hoàn thiện bản thân thông qua những kho tàng kiến thức từ Internet

Trong bối cảnh thời đại công nghệ tiến tiến, thì học Online là một hình thức giáodục, học tập rất phổ biến trên toàn quốc đặc biệt trong tình hình dịch bệnh Covid-

19 đang diễn ra căng thẳng Giảng viên và học viên đều có thể tham gia học và đàotạo trên thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, Thông qua đó, giảng viên có thểtrực tiếp giảng dạy cho học sinh, hoặc gửi, lưu trữ những bài giảng, dữ liệu bài họctrên hệ thống với các hình ảnh, video, âm thanh Và học viên có thể theo dõi nhiều bài giảng theo phương thức online hoặc offline, trao đổi với giáo viên- học viênkhác, tạo chủ đề thảo luận trong forum, thực hiện các bài kiểm tra

Hầu hết các sinh viên của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã được tiếp cậnvới công nghệ thông tin từ khi còn học tại phổ thông và được giảng dạy lại môn tinhọc căn bản hoặc các lớp chứng chỉ tin học tại trường Bởi vậy sinh viên có thể sửdụng thành thạo Internet, phần mềm văn phòng và các phần mền hỗ trợ khác Bêncạnh đó, trường Đại học Văn hóa Hà Nội đã lập ra Thư viện điện tử - HUC LIC,xây dựng nội dung bài giảng các môn chung lên Website cho sinh viên, giảng viên

có những hoạt động hỗ trợ cho việc học cũng như tìm kiếm tài liệu dễ dàng hơn

Trang 23

Trong thời đại công nghệ số với sự phát triển vượt bậc của Internet, gần như100% sinh viên các khóa đều sở hữu cho mình những thiết bị di động, những sảnphẩm công nghệ tiên tiến được kết nối Internet Điều này đã ảnh hưởng trực tiếp vàtích cực đến vấn đề học tập, nghiên cứu của sinh viên trong quá trình đào tạo tại Trường Sinh viên hoàn toàn chủ động trong việc tìm kiếm và lưu trữ các nguồn tàiliệu tham khảo, bổ sung kiến thức, ứng dụng các phần mềm trên điện thoại, máy vitính, laptop để thực hiện bài tập một cách khoa học, sáng tạo, sinh động và dễ nhớ,

dễ hiểu

2.1.2 Một số phần mềm được sinh viên sử dụng trong quá trình học tập

Có rất nhiều phần mềm để sử dụng cho việc học tập của sinh viên Trong khảosát này, nghiên cứu thực hiện trưng cầu ý kiến và kết quả được thể hiện cho thấy sinhviên sử dụng những phần mềm cho học tập và đánh giá hiệu quả ở bảng 1

Bảng 1: Đánh giá của sinh viên về loại phần mềm và hiệu quả trong học tập

(Tỷ lệ %)

Qua bảng 1, ta thấy với phần mềm Microsoft Office được sinh viên TrườngĐại học Văn hóa Hà Nội đánh giá hiệu quả và rất hiệu quả là 40,2% Đây là phần

Trang 24

mềm văn phòng hữu ích trong học tập Sinh viên có thể sử dụng phần mềm này để ghichép thay vì phải chép bài vào vở Ghi chép bài tập bằng ứng dụng Word củaMicrosoft Office giúp lưu giữ tài liệu học tập được lâu và hạn chế sử dụng giấy bút.Đặc biệt, trong những kỳ thi, việc ghi chép bài trong máy tính giúp thuận tiện trongviệc tìm kiếm bài cũ để làm để cương Nhưng để thực hiện được việc ghi chép bằngmáy tính thì đòi hỏi sinh viên phải có laptop hay máy tính bảng Đồng thời các phònghọc cũng phải trang bị đầy đủ cơ sở vật chất như ổ cắm, dây điện để sinh viên có thểtiện sạc máy tính

Đối với phần mềm Canva thì mức độ hiệu quả và rất hiệu quả được sinh viênđánh giá là 46,5% Canva là phần mềm thiết kế slide hình ảnh dễ dàng nhanh chóng.Đây là một công cụ hỗ trợ sinh viên tạo ra những thiết kế mới hoàn toàn hoặc sử dụngnhững mẫu thiết kế có sẵn Đồng thời ứng dụng Canva có thể dễ dàng chèn câu mô tảhình ảnh hay đoạn văn bản Với hơn 500 loại phông chữ đa dạng tùy ý lựa chọn.Những hiệu quả của ứng dụng Canva hỗ trợ sinh viên nhiều trong nhưng phần trìnhbày báo cáo trước lớp hay thực hiện bài tập nhóm Đối với sinh viên, việc lựa chọnCanva là phần mềm thiết kế miễn phí giúp họ có thể tiết kiệm chi phí nhưng lại cónhững slide hình ảnh đẹp Đây là minh chứng cho hiệu quả của ứng dụng CNTTtrong học tập của sinh viên

Về phần mềm Google Translate được sinh viên đánh giá hiệu quả và rất hiệuquả là 32,6% Với kết quả này có thể thấy sinh viên rất cần phần mềm dịch ngôn ngữ

Dữ liệu khảo sát cũng cho thấy tính năng động trong tìm kiếm tài liệu bằng tiếngnước ngoài để bổ sung trong quá trình học tập của sinh viên Lợi ích của GoogleTranslate có thể tóm tắt như sau: cung cấp hỗ trợ dịch cho hơn 100 ngôn ngữ; GoogleTranslate hoàn toàn miễn phí, nhanh chóng và chính xác so với các công cụ trựctuyến khác; Google dịch rất nhan, nhanh tới mức không có dịch giả hoặc nhóm dịchgiả nào có thể hy vọng cạnh tranh với công cụ này Một chuyên gia có thể dịch 3000từ/ 8 giờ, nhưng Google Translate có thể làm điều đó trong chớp mắt - và đơn giản

Ngày đăng: 14/12/2024, 22:03

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w