1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Final report subject product management

52 1 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quy Trình Thực Hiện Thủ Tục Nhập Khẩu Quả Xoài Từ Thái Lan
Tác giả Đặng Trọng Thiện, Mai Uyên Nhi, Trương Hoàng Anh, Đàm Ngọc An Nhiên, Lê Vy Khánh Tiên, Lưu Hồng Khánh Thư
Người hướng dẫn ThS. Châu Thị Kiều Phương
Trường học Trường Đại Học Hoa Sen
Chuyên ngành Giao nhận hàng hóa & Khai báo hải quan
Thể loại báo cáo cuối kỳ
Năm xuất bản 2024
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 52
Dung lượng 2,19 MB

Cấu trúc

  • I.1. Tổng quan về CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BỘT BÌNH MINH (13)
  • I.2. Thông tin lô hàng nhập khẩu (13)
  • I.3. HS Code (13)
    • 3.1 Định nghĩa (13)
      • 3.1.2. Cách để tra mã HS code (14)
    • 3.2. Tra cứu bằng website của Tổng cục Hải quan Việt Nam (14)
  • II.1. Hợp đồng thương mại (Sale Contract) (17)
    • 1.1. Khái niệm (17)
    • 1.2. Thông tin cơ bản trên hợp đồng thương mại (17)
  • II.2. Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice (24)
    • 2.1. Khái niệm (24)
    • 2.2. Nội dung chính (24)
  • II.3. Phiếu đóng gói (Packing List) (26)
    • 3.1. Nội dung chính của Packing List (26)
    • 3.2. Chức năng của Packing List (0)
    • 3.3. Vai trò của Packing List (27)
  • II.4. Giấy phép kinh doanh xnk thực vật (29)
  • II.5. Giấy xác nhận khối lượng toàn bộ - Verified Gross Mass (31)
    • 5.1. Khái niệm (31)
    • 5.2. Nội dung chính (31)
    • 5.3 Mục đích (32)
  • II.6. Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc – Certificate of Origin (C/O) (0)
    • 6.1. Điều kiện để được cấp CO Form D (33)
    • 6.2. Nội dung CO form D (33)
  • II.7. Tờ khai hải quan (35)
    • 7.1. Khái niệm (35)
    • 7.2. Nội dung (35)
    • 7.3. Mục đích (35)
  • II.8. Cách tính các loại thuế xuất khẩu (40)
    • 8.1. Thời điểm tính thuế XNK (40)
    • 8.2. Tóm tắt một số thông tin cần thiết của lô hàng (40)
  • II.9. Vận đơn đường biển – Bill of Lading (41)
    • 9.1. Khái niệm (41)
    • 9.2. Chức năng chính (42)
  • II.10. Giấy thông báo hàng đến – A/N (44)
    • 10.1. Khái niệm (44)
    • 10.2. Thời điểm phát hành A/N (44)
    • 10.3. Người phát hành A/N (44)
  • II.11. Lệnh giao hàng – Delivery Order (46)
    • 11.1. Khái niệm (46)
    • 11.2. Phân loại (46)
  • II.12. Bản lược khai hàng hoá (Manifest - MNF) (48)
  • KẾT LUẬN (50)
  • TÀI LIỆU THAM KHẢO (51)

Nội dung

Thông qua bài báo cáo cuối kỳ này,nhóm 6 mong rằng những vấn đề nhóm trình bày bên dưới đây, dù chỉ trực quan về khía cạnh xuất khẩu một loại hàng hóa, vẫn sẽ làm rõ được các vấn đề cơ b

Tổng quan về CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BỘT BÌNH MINH

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BỘT BÌNH MINH là doanh nghiệp uy tín chuyên cung cấp bột rau củ quả và bột dược liệu chất lượng cao Với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp và công nghệ hiện đại, Bình Minh cam kết mang đến sản phẩm tốt nhất cùng dịch vụ hoàn hảo Địa chỉ công ty: 945/36/16 Đường 30/4, Phường 11, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu.

Thông tin lô hàng nhập khẩu

Buyer: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BỘT BÌNH MINH Địa chỉ: 945/36/16 Đường 30/4, Phường 11, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Seller: Daiichi Sankyo Company Co.,Ltd Địa chỉ: 587, 10 Kamphaeng Phet 2 Rd, Khwaeng Chatuchak, Khet Chatuchak, Bangkok, Thailand

POD: CÁI MÉP, VŨNG TÀU, VN

HS Code

Định nghĩa

HS code (Hệ thống mã hóa hài hòa) là mã số đặc trưng cho từng loại hàng hóa, giúp xác định tên gọi, mô tả tính chất, cấu tạo, công dụng, quy cách đóng gói và một số thuộc tính khác của hàng hóa.

- Hệ thống này do Tổ chức Hải quan Thế giới (WCO – World Customs

Organization) phát triển và duy trì Hiện nay Việt Nam áp dụng HS code gồm có

Mã HS thường có 8 chữ số, nhưng ở một số quốc gia, nó có thể lên đến 10 hoặc 12 chữ số Để đảm bảo sự hài hòa giữa các quốc gia, các bên cần sử dụng mã HS với tối thiểu 8 chữ số.

Bốn hoặc sáu chữ số đầu tiên theo quy tắc quốc tế là mã số quan trọng giúp cơ quan hải quan áp dụng thuế xuất nhập khẩu cho doanh nghiệp Mã số này cũng hỗ trợ trong việc thống kê thương mại nội địa và xuất khẩu.

Cấu trúc HS code bao gồm:

- Chương (2 số đầu tiên): Phân loại hàng hoá theo các nhóm lớn.

- Nhóm (2 số tiếp theo): Chi tiết hoá các nhóm lớn hơn theo từng loại hàng hoá cụ thể.

Phân nhóm (2 số tiếp theo): Chi tiết hoá đơn nữa theo từng sản phẩm cụ thể.

3.1.2 Cách để tra mã HS code Để xác định được mã HS, gồm có những cách như sau, cụ thể:

- Tra cứu bằng website của Tổng cục Hải quan Việt Nam, truy cập vào website https://www.customs.gov.vn/

- Tra cứu bằng Biểu thuế xuất nhập khẩu khẩu theo từng năm

- Dựa vào những bộ chứng từ cũ hoặc bộ tờ khai báo hải quan

- Liên hệ trực tiếp với cơ quan Hải quan địa phương

- Tìm kiếm các Biểu thuế xuất nhập khẩu trên những trình duyệt như Google, Safari, Cốc Cốc.

Tra cứu bằng website của Tổng cục Hải quan Việt Nam

Bước 1: Truy cập bằng website của Tổng cục Hải quan Việt Nam: https://www.customs.gov.vn/

Hình 1: Trang chủ website Tổng cục Hải quan Việt Nam

Bước 2: Nhập từ khoá mô tả hàng hoá:

Trên trang chủ của trang web, ở muc “Dịch vụ công trực tuyến”, hãy nhấn vào ô

Hình 2: Mục Tra cứu Biểu thuế - Mã HS

Để tìm kiếm hàng hóa, bạn hãy nhập chuỗi mã số hoặc từ khóa vào ô tìm kiếm Sau khi hoàn tất, hãy cuộn xuống dưới trang để nhập mã captcha và nhấn nút tìm kiếm.

Hình 3: Tra cứu hàng hoá tại ô tìm kiếm

Bước 4: Xem kết quả tra cứu:

Công cụ sẽ hiển thị danh sách các mã HS liên quan đến từ khoá hàng hoá muốn tìm kiếm

Hình 4: Danh sách các mã HS liên quan đến hàng hoá

Bước 5: Chọn mã HS phù hợp nhất:

Dựa trên mô tả chi tiết sản phẩm, chọn mã HS chính xác.

II – HỒ SƠ CHỨNG TỪ VÀ THUẾ QUAN

Hợp đồng thương mại (Sale Contract)

Khái niệm

Hợp đồng thương mại (Sales Contract) là văn bản quan trọng ghi nhận thỏa thuận giữa người mua và người bán, bao gồm thông tin chi tiết về các bên, hàng hóa, điều kiện giao hàng, phương thức thanh toán và bảo hiểm hàng hóa Các chủ thể trong hợp đồng có thể là cá nhân, tổ chức hoặc trong một số trường hợp đặc biệt là Nhà nước.

Thông tin cơ bản trên hợp đồng thương mại

- Đối tượng của hợp đồng: Phải là hàng hóa mua bán thể hiện các thông tin về hàng như tên hàng, số lượng, đơn giá, quy cách đóng gói

Nội dung của hợp đồng bao gồm tất cả các nghĩa vụ của các bên liên quan đến việc chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa, cũng như quy định về việc giao hàng cho người mua và thanh toán cho người bán.

- Các điều kiện cần bàn giao trong hợp đồng ngoại thương: hình thức giao hàng, các ràng buộc về chứng từ, khiếu nại nếu có…

- Hình thức của hợp đồng: có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể

- Hợp đồng mua bán hàng hóa là hợp đồng song vụ, có bồi hoàn và là hợp đồng ước hẹn

- Phần trình bày cần được thể hiện đầy đủ nội dung như sau:

- Contract No – số hợp đồng;

- Thời gian và địa điểm ký kết hợp đồng Sales Contract;

- Tên và địa chỉ của bên bán, tên và địa chỉ của bên mua;

- Danh sách giải nghĩa những định nghĩa trong hợp đồng;

- Cơ sở pháp lý của hợp đồng mua bán quốc tế để hợp đồng có hiệu lực trước pháp luật khi chẳng hay xảy ra sự kiện pháp lý;

- Phần điều khoản và điều kiện đã thỏa thuận đưa ra ý kiến thống nhất giữa hai bên;

- Thương phẩm phải ghi đầy đủ tên hàng, số lượng mà người mua cần, tính chất và bao bì của sản phẩm;

Các điều khoản chính của hợp đồng mua bán quốc tế bao gồm giá cả sản phẩm, cơ sở xác định giá, phương thức thanh toán, thời hạn trả tiền hàng và các chứng từ liên quan đến thanh toán.

- Các điều khoản về vận tải cũng cần được đề cập đến như điều kiện giao hàng, thời gian giao hàng và địa điểm giao hàng;

- Các điều khoản về pháp lý như luật áp dụng trong hợp đồng các trường hợp khiếu nại, trường hợp bất khả kháng trong quá trình vận chuyển;

- Có chữ ký đồng ý với bản hợp đồng chứa nội dung được đưa ra thỏa thuận giữa hai bên để làm chứng cứ và có hiệu lực pháp lý.

Theo hợp đồng, bên bán cam kết cung cấp hàng hóa hoặc dịch vụ cho bên mua, trong khi bên mua có trách nhiệm thanh toán Doanh nghiệp cần thực hiện đăng ký kinh doanh và mã số kinh doanh xuất nhập khẩu tại cục Hải quan Hàng hóa phải hợp pháp và doanh nghiệp cần có giấy phép xuất nhập khẩu cho mặt hàng đó.

Hợp đồng thương mại là tài liệu thiết yếu trong giao dịch mua bán quốc tế, vì nó không chỉ ghi lại nội dung thỏa thuận và các điều khoản cho mỗi bên, mà còn cung cấp cơ sở pháp lý cho việc giải quyết các vấn đề phát sinh không mong muốn, như việc một bên không tuân thủ thỏa thuận hoặc xảy ra tranh chấp, kiện tụng giữa hai bên.

SALES CONTRACT (HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG)

SELLER: DAIICHI SANKYO COMPANY CO.,LTD

Người bán: CÔNG TY TNHH DAIICHI SANKYO

ADD: 587, 10 Kamphaeng Phet 2 Rd, Khwaeng Chatuchak, Khet Chatuchak, Bangkok, Thailand.

BUYER : BINH MINH POWDER PRODUCTION CO., LTD

Người mua: CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BỘT BÌNH MINH

ADD: 945/36/16 Street 30/4, Ward 11, Vung Tau City, Ba Ria - Vung Tau Province Địa chỉ: 945/36/16 Đường 30/4, Phường 11, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Telephone: 0899 357 698 Fax: 0899 357 698 Điện thoại: 0899 357 698 Fax: 0899 357 698

Dưới đây được gọi bởi bên Mua

The Buyer agree to buy and the seller agree to sell the under-mentioned commodity according to the terms and conditions as below:

Hai bên mua và bán trên đây đồng ý mua và bán mặt hàng dưới đây theo những điều kiện sau:

1) PRODUCT AND QUANTITY/ TÊN HÀNG VÀ SỐ LƯỢNG

A total of 4,500 boxes of Thai mangoes with each box containing 15kg Origin from Thailand.

Tổng cộng là 4.500 thùng xoài của Thái Lan với mỗi thùng 15kg Xuất xứ từ Thái Lan

Tổng trọng lượng hàng hóa: 67.550,9 kg

Trọng lượng thực tế của hàng hóa không bao gồm trọng lượng bao bì: 67.500 kg

2) SPECIFICATIONS/ ĐẶC ĐIỂM ĐẶC BIỆT

Product name (Tên hàng): Mangoes (Quả xoài)

Type (Loại): Thai mango (Xoài Thái)

Quality (Chất lượng): Export standard (Tiêu chuẩn chung)

Country of origin (Xuất xứ): Thailand

The price of 1 box of mangoes is 35 USD, according to DDP terms, to Cai Mep port, Vung Tau, VN, Incoterms 2020.

Giá của 1 thùng xoài là 35 USD, theo điều kiện DDP, đến cảng Cái Mép, Vũng Tàu, VN, Incoterms 2020

4) TOTAL VALUE/ TỔNG GIÁ TRỊ ĐƠN HÀNG

Total say in ONE HUNDRED FIFTY SEVEN THOUSAND FIVE HUNDRED DOLLARS

Bằng chữ: Một trăm năm mưới bảy nghìn năm trăm đô

If the contract is not effective by the specified date, the Buyer and Seller will convene to negotiate a price adjustment or modify the scope of supply and services, considering the rising costs associated with these provisions.

Nếu hợp đồng không có hiệu lực vào ngày quy định, Người mua và Người bán sẽ tổ chức cuộc gặp để thảo luận về việc điều chỉnh giá hoặc thay đổi phạm vi cung cấp và dịch vụ nhằm duy trì mức giá, đồng thời xem xét sự gia tăng chi phí trong quá trình cung cấp và dịch vụ.

In 1KG/BOX per 15 KGS/CARTON (1kg/Túi/15kg/Thùng)

7) DOCUMENTS REQUIRED / GIẤY TỜ CẦN CHO LÔ HÀNG a) Full set of clean on board Ocean Bill of Lading (3 original and 3 copies NON – NEGOTIABLE)

Toàn bộ Vận đơn đường biển on board (3 bản chính và 3 bản sao KHÔNG ĐIỀU CHỈNH) b) Signed Commercial Invoice in 3 original and 3 copies

Hóa đơn thương mại đã ký thành 3 bản chính và 3 bản sao. c) Packing List in 3 original and 3 copies

The shipping documentation must include three original copies and three duplicates Additionally, a Shipping Advice must be faxed to the Purchaser within three working days following the vessel's departure from the port of shipment This advice should detail the shipment information, including the vessel's name, the value of the goods, estimated time of arrival (ETA), shipped weight and quantity, a description of the goods, as well as the ports of shipment and discharge.

Gửi fax Thông báo vận chuyển cho Người mua trong vòng 3 ngày làm việc sau khi tàu khởi hành từ cảng gửi hàng Thông báo cần bao gồm chi tiết lô hàng, tên tàu, giá trị hàng hóa, trọng lượng và số lượng vận chuyển, mô tả hàng hóa, cũng như cảng gửi hàng và cảng dỡ hàng.

8) PAYMENT TERMS / PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN

By T/T 100% within 07 working days after B/L date

Trả trước 100% trong vòng 07 ngày làm việc sau ngày B/L

DAIICHI SANKYO COMPANY CO.,LTD

CÔNG TY TNHH DAIICHI SANKYO

ADD: 587, 10 Kamphaeng Phet 2 Rd, Khwaeng Chatuchak, Khet Chatuchak, Bangkok, Thailand. Địa chỉ: 587, 10 Kamphaeng Phet 2 Rd, Khwaeng Chatuchak, Khet Chatuchak, Băng Cốc, Thái Lan.

Bank of Beneficiary / Ngân hàng của người thụ hưởng:

BANGKOK BANK PUBLIC COMPANY LIMITED

CÔNG TY TNHH ĐẠI CHÚNG NGÂN HÀNG BANGKOK

Address: 333, SILOM ROAD, BANGRUK Địa chỉ: 333, ĐƯỜNG SILOM, BANGRUK

SWIFT CODE/ MÃ SWIFT: BKKBTHBKXXX

To be effected by THE BUYER. Được thực hiện bởi Bên nhập khẩu.

10) FORCE MAJEURE / ĐIỀU KIỆN BẤT KHẢ KHÁNG

In the event that the shipment of goods is hindered or delayed, either partially or entirely, due to force majeure events such as war, earthquakes, floods, fires, storms, heavy snowfall, or other unforeseen circumstances, the seller will not be held liable for any non-shipment, late delivery, or failure to fulfill the terms of the contract.

Nếu việc vận chuyển hàng hóa theo hợp đồng bị cản trở hoặc trì hoãn do các lý do bất khả kháng như chiến tranh, động đất, hỏa hoạn, bão, hay thời tiết khắc nghiệt, người bán sẽ không chịu trách nhiệm cho việc không giao hàng, giao hàng trễ hoặc không thực hiện hợp đồng.

11) ARBITRATION/ PHƯƠNG THỨC GIẢI QUYẾT TRANH CHẤP THAY

Commission of Viet Nam and Viet Nam law applies The results are final and binding for both parties.

Tất cả tranh chấp liên quan đến hợp đồng này sẽ được giải quyết qua thương lượng giữa hai bên Nếu không đạt được thỏa thuận, vụ việc sẽ được chuyển đến Ủy ban Trọng tài Thương mại Kinh tế Quốc tế của Việt Nam, với pháp luật Việt Nam áp dụng Quyết định cuối cùng sẽ ràng buộc cả hai bên.

12) GENERAL CONDITIONS / NHỮNG ĐIỀU KHOẢN KHÁC

This contract will be effective from the date of signing, and any amendments or additional clauses will only be valid if they are documented in writing and confirmed by both parties.

Hợp đồng này có hiệu lực từ ngày ký, và mọi sửa đổi hoặc bổ sung phải được lập thành văn bản, được hai bên xác nhận để có hiệu lực.

Definition as per Incoterms 2020 Định nghĩa theo Incoterms 2020

This contract is subject to the General Terms and Conditions set forth herewith which form an integral part of this contract Faxed signed contract is deemed to be valid

Hợp đồng này phải tuân thủ các Điều khoản và Điều kiện Chung, được đính kèm và coi là phần không thể tách rời Hợp đồng ký qua fax sẽ được xem là hợp lệ.

For and on behalf of Seller For and on behalf of Buyer

Binh Minh Powder Production Limited Liability Company

(CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BỘT BÌNH MINH)

Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice

Khái niệm

Hóa đơn thương mại (CI) là chứng từ quan trọng xác nhận hoạt động mua bán của doanh nghiệp Ngoài tổng số tiền, C/I cần chứa đầy đủ các thông tin thiết yếu khác để đảm bảo tính hợp lệ và minh bạch trong giao dịch.

- Điều kiện thương mại Incoterms: FOB, CIF, CFR,…

- Phương thức vận chuyển hàng hóa được áp dụng, cụ thể như với đường biển có số tàu, số chuyến, POL, POD.

Nội dung chính

Người mua (Nhà nhập khẩu) cần cung cấp thông tin cơ bản như tên công ty, địa chỉ, email, số điện thoại, fax và tên người đại diện Tùy thuộc vào điều kiện thanh toán, thông tin tài khoản ngân hàng của người nhập khẩu cũng sẽ được bao gồm.

Người bán (Seller/Exporter) bao gồm các thông tin quan trọng như tên công ty, địa chỉ, email, số fax, số điện thoại, thông tin người đại diện, số VAT (nếu áp dụng) và quốc gia của người bán.

Số Invoice là tên viết tắt hợp lệ do phía xuất khẩu quy định, bao gồm số kiện tính theo bao, chiếc, cái, thùng và đơn giá để tính ra tổng số tiền cần thanh toán Để có thông tin chi tiết hơn, nên tham khảo Packing List, vận đơn hoặc C/O (nếu có).

- Tổng tiền (Amount): Tổng trị giá của hóa đơn, thường được ghi bằng cả số và chữ, cùng với mệnh giá đồng tiền thanh toán.

Các chi phí liên quan cần ghi rõ từng khoản, bao gồm cước phí vận tải quốc tế, phí bảo hiểm, hoa hồng, chi phí bao bì, chi phí container, chi phí đóng gói, và các khoản phí khác liên quan đến việc đưa hàng từ dọc mạn tàu tại cảng xuất khẩu đến dọc mạn tàu (FAS) tại cảng đến ở Hoa Kỳ Lưu ý rằng chi phí đóng gói, bao bì, container và cước phí vận tải nội địa đến cảng xuất khẩu không cần liệt kê nếu đã được bao gồm trong giá hóa đơn và có chú thích rõ ràng.

Dưới đây là mẫu hoá đơn thương mại của lô hàng nhập khẩu xoài Thái Lan

Hình 5: Comercial InvoiceNguồn: Sinh viên thực hiện

Phiếu đóng gói (Packing List)

Nội dung chính của Packing List

- Thông tin người gửi và người nhận:

- Tên, địa chỉ, số điện thoại, Fax của người gửi

- Tên, địa chỉ, số điện thoại, Fax của người nhận

- Thông tin về lô hàng:

- Tên hàng hoá, kí mã hiệu, mã HS,…

- Trọng lượng hàng hoá (Trọng lượng tịnh, trọng lượng tổng)

- Số đơn hàng hoặc số hợp đồng

- Ngày phát hành phiếu đóng gói

- Số lượng kiện hàng, thùng hàng

- Loại bao bì sử dụng (thùng carton, pallet, container,…)

- Phương pháp đóng gói và bảo quản

- Thông tin cảng bốc hàng và cảng dỡ hàng

- Phương thức vận chuyển (đường biển, đường hàng không, đường bộ,…)

- Số vận đơn (Bill of Landing) hoặc cước phí vận chuyển

- Xác nhận của bên bán hàng: Ký tên, đóng dấu

Packing List là danh sách chi tiết về các loại hàng hóa, số lượng và cách đóng gói, giúp xác định thời gian bốc xếp và dỡ hàng một cách hiệu quả Việc này không chỉ giúp quản lý và theo dõi hàng hóa dễ dàng hơn cho người mua, mà còn hỗ trợ các công ty logistics trong quá trình hợp tác và làm việc.

3.3 Vai trò của Packing List

- Dùng để nhằm mục đích thực hiện việc khai báo hãng vận chuyển khi phát hành vận đơn

Hỗ trợ thanh toán yêu cầu hàng hóa phải đúng với mô tả trong Packing List, một tài liệu bắt buộc trong quy trình khai báo hải quan.

- Hỗ trợ yêu cầu bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa

- Nếu không có packinglist – phiếu đóng gói hàng hóa thì hải quan sẽ không cho thông quan

Danh sách đóng gói (packing list) là tài liệu quan trọng cần được ghi lại để kiểm tra hàng hóa khi mở container Để bảo quản packing list, nên bọc tài liệu này bằng túi chống thấm nước nhằm hạn chế tình trạng hỏng hóc hoặc rách nát.

Khi hàng hóa đến cảng nhập, hải quan sẽ sử dụng danh sách đóng gói (packing list) để kiểm tra hàng hóa Điều này giúp xác định xem doanh nghiệp có nhập đủ số lượng hàng hóa hay không, cũng như phát hiện trường hợp thiếu hoặc thừa hàng.

- Cần chuẩn bị trước các bản packing list có đóng dấu, ký tên giao cho các bên liên quan như: hãng vận tải, hải quan, ngân hàng

Khi làm chứng từ trực tuyến, bạn cần chọn tùy chọn danh sách đóng gói phù hợp Sau đó, hãy liên hệ với tất cả các bên liên quan để xác định xem danh sách đóng gói của bạn có cần được ký hay không.

Để tránh việc giao hàng trễ do sai sót trong danh sách đóng gói, chủ hàng cần đảm bảo gửi đầy đủ chứng từ cho người mua khi hàng được giao lên tàu.

- Một phiếu Packing List đầy đủ sẽ gồm có các nội dung sau, gồm:

- Thông tin người gửi và người nhận:

- + Tên, địa chỉ, số điện thoại, Fax của người gửi

- Daiichi Sankyo Company Co.,Ltd

- Address: 587, 10 Kamphaeng Phet 2 Rd, Khwaeng Chatuchak, Khet Chatuchak, Bangkok, Thailand

- + Tên, địa chỉ, số điện thoại, Fax của người nhận

- Binh Minh Powder Production Co., Ltd

- Address: 945/36/16 Street 30/4, Ward 11, Vũng Tàu City, Ba Ria – Vung Tau, Vietnam

- Thông tin về lô hàng:

- Ngày phát hành Packing List: 25/08/2024

- Ref No (Số tham chiếu): 25/08/KCC/2024

- Number of boxes: 3500/40’DC ; 1000/20’DC

- Number of pieces per box: 15

- The material of packing: Paper Carton

- The material of pallet: Plastic pallet

- POD: CAI MEP, VUNG TAU, VN

- Xác nhận của bên bán hàng: Ký tên, đóng dấu

- Dựa vào những thông tin trên, dưới đây là mẫu phiếu đóng gói (Pcking List) của lô hàng nhập khẩu xoài Thái Lan

Vai trò của Packing List

- Dùng để nhằm mục đích thực hiện việc khai báo hãng vận chuyển khi phát hành vận đơn

Hỗ trợ thanh toán yêu cầu hàng hóa phải đúng với mô tả trên Packing List, một chứng từ bắt buộc trong khai báo hải quan.

- Hỗ trợ yêu cầu bảo hiểm, trong trường hợp xảy ra mất mát hoặc hư hỏng hàng hóa

- Nếu không có packinglist – phiếu đóng gói hàng hóa thì hải quan sẽ không cho thông quan

Danh sách đóng gói (packing list) là tài liệu quan trọng cần được ghi lại để kiểm tra hàng hóa khi mở container Để bảo quản packing list, nên bọc nó trong túi chống thấm nước nhằm hạn chế tình trạng hỏng rách chứng từ.

Khi hàng hóa đến cảng nhập, hải quan sẽ sử dụng danh sách đóng gói (packing list) để kiểm tra hàng hóa Điều này giúp xác định xem doanh nghiệp đã nhập đủ số lượng hàng hóa hay có sự thiếu hụt hoặc thừa hàng.

- Cần chuẩn bị trước các bản packing list có đóng dấu, ký tên giao cho các bên liên quan như: hãng vận tải, hải quan, ngân hàng

Khi thực hiện chứng từ trực tuyến, bạn cần lựa chọn danh sách đóng gói phù hợp và sau đó liên hệ với tất cả các bên liên quan để xác định xem danh sách đóng gói đó có cần được ký hay không.

Để tránh tình trạng giao hàng trễ do sai sót trong danh sách đóng gói, hãy đảm bảo rằng chủ hàng cung cấp đầy đủ chứng từ cho người mua khi hàng được đưa lên tàu.

- Một phiếu Packing List đầy đủ sẽ gồm có các nội dung sau, gồm:

- Thông tin người gửi và người nhận:

- + Tên, địa chỉ, số điện thoại, Fax của người gửi

- Daiichi Sankyo Company Co.,Ltd

- Address: 587, 10 Kamphaeng Phet 2 Rd, Khwaeng Chatuchak, Khet Chatuchak, Bangkok, Thailand

- + Tên, địa chỉ, số điện thoại, Fax của người nhận

- Binh Minh Powder Production Co., Ltd

- Address: 945/36/16 Street 30/4, Ward 11, Vũng Tàu City, Ba Ria – Vung Tau, Vietnam

- Thông tin về lô hàng:

- Ngày phát hành Packing List: 25/08/2024

- Ref No (Số tham chiếu): 25/08/KCC/2024

- Number of boxes: 3500/40’DC ; 1000/20’DC

- Number of pieces per box: 15

- The material of packing: Paper Carton

- The material of pallet: Plastic pallet

- POD: CAI MEP, VUNG TAU, VN

- Xác nhận của bên bán hàng: Ký tên, đóng dấu

- Dựa vào những thông tin trên, dưới đây là mẫu phiếu đóng gói (Pcking List) của lô hàng nhập khẩu xoài Thái Lan

Giấy phép kinh doanh xnk thực vật

GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU

(Ban hành kèm theo Thông tư số /2024/TT-BNNPTNT ngày 29 tháng 06 năm04

2024 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và PTNT)

VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

CỤC BẢO VỆ THỰC VẬT

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

GIẤY PHÉP KIỂM DỊCH THỰC VẬT NHẬP KHẨU

Theo pháp luật về bảo vệ và kiểm dịch thực vật của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, căn cứ vào:

 Đơn đề nghị cấp Giấy phép Kiểm dịch thực vật nhập khẩu của CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BỘT BÌNH MINH

Báo cáo kết quả phân tích nguy cơ dịch hại số 79, ngày 29 tháng 06 năm 2024, từ Cục Bảo vệ thực vật xác nhận sự đồng ý về mặt kiểm dịch thực vật (KDTV) cho tổ chức và cá nhân có tên và địa chỉ được nêu dưới đây.

CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BỘT BÌNH MINH Địa chỉ: 945/36/16 Đường 30/4, Phường 11, Thành phố Vũng Tàu, Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Nhập vào Việt Nam từ nước :

Những vật thể thuộc diện KDTV sau :

Tên khoa học :……… ……… Mangifera indica …

Với điều kiện phải thực hiện những yêu cầu KDTV sau đây:

1/ Áp dụng các biện pháp xử lý tại nước xuất khẩu:

 Khử trùng: Loại thuốc:……… Liều lượng:………Thời gian:………

 Chiếu xạ: Nguồn:………Liều lượng:………Thời gian:

 Được sản xuất từ khu vực không nhiễm dịch hại thuộc diện điều chỉnh của Việt

2/ Có Giấy chứng nhận KDTV do cơ quan có thẩm quyền về bảo vệ/KDTV của nước xuất khẩu cấp;

Chỉ được phép đưa vào qua các cửa khẩu sau đây :

Cảng Cái Mép, Vũng Tàu, Vietnam

Phải được hoàn tất thủ tục KDTV tại: ….………

4/ Lộ trình vận chuyển: Bangkok, Thái Lan đến Cái Mép, Vũng Tàu, Việt Nam

5/ Địa điểm sử dụng:……… CÔNG TY TNHH SẢN XUẤT BỘT BÌNH MINH

6/ Khi tới nơi qui định, chủ vật thể trên phải thực hiện những nội dung sau đây:

 Khai báo với Chi cục Bảo vệ thực vật các tỉnh, thành phố địa điểm gieo trồng để tiếp tục theo dõi tình trạng dịch hại;

 Khai báo với Trung tâm KDTV sau nhập khẩu …;

 Chỉ được đưa ra sản xuất sau khi có kết luận của cơ quan KDTV.

7/ Giấy phép này có hiệu lực đến ngày … tháng năm 20

TP Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 06 năm 2024

- Một bản lưu tại Cục Bảo vệ thực vật.

2 Cơ quan KDTV nơi nhận phải tiến hành thống kê nghiêm ngặt những Giấy phép KDTV nhập khẩu nhận được

Giấy xác nhận khối lượng toàn bộ - Verified Gross Mass

Khái niệm

Giấy xác nhận khối lượng toàn bộ (VGM) là thông tin quan trọng giúp hãng tàu nắm rõ trọng lượng container hàng hóa, từ đó kiểm soát tình trạng quá tải và sắp xếp vị trí tối ưu cho từng container trên tàu Điều này không chỉ hỗ trợ trong việc dỡ hàng lên xuống tàu mà còn đảm bảo an toàn trong quá trình vận tải biển Cần lưu ý rằng VGM chỉ liên quan đến chủ hàng, cảng và hãng tàu, và không ảnh hưởng đến thủ tục hải quan.

Nội dung chính

- Tên người gửi hàng, địa chỉ, số điện thoại.

- Số Container (Container No), loại Container (Size of Container), số booking (Booking No).

- Tên tàu (Vessel), chuyến tàu (Voyage).

Khối lượng lớn nhất (Max Gross Weight) là khối lượng tối đa cho phép đối với container đã được đóng hàng, được quy định rõ ràng bởi nhà sản xuất trên cửa container và bảng CSC.

The verified gross mass of a packed container refers to the total actual weight of the container after loading, which includes the tare weight of the empty container (clearly marked on the container door), the weight of the cargo, securing materials, and any other items inside the container.

- Tên đơn vị, địa chỉ cân (Name of weighing scale, Address): thông tin chủ hàng (nếu tự cân) hoặc đơn vị cân (nếu thuê ngoài).

- Ngoài ra, còn có phần cam kết của chủ hàng chịu trách nhiệm về tính chính xác của số liệu trên VGM.

Hình 7: Giấy xác nhận khối lượng toàn bộ (VGM)

Nguồn: Sinh viên thực hiện

Mục đích

Mục đích của giấy chứng nhận xác nhận khối lượng toàn bộ (VGM):

VGM (Verified Gross Mass) là thông tin quan trọng giúp các hãng tàu xác định trọng lượng của container hàng, từ đó kiểm soát tải trọng và hỗ trợ quá trình xếp dỡ hàng hóa lên xuống tàu một cách hiệu quả.

- Nếu trọng lượng hàng trong container vượt quá tải trọng đóng hàng cho phép, hãng tàu có quyền từ chối vận chuyển hàng, hoặc yêu cầu rút bớt tải

Giấy chứng nhận xuất xứ nguồn gốc – Certificate of Origin (C/O)

Điều kiện để được cấp CO Form D

Hàng hóa được phép cấp chứng nhận CO form D là hàng hóa phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện quy định tại Hiệp định CEPT, bao gồm:

- Trong thành phần của hàng hóa có chứa ít nhất 40% hàm lượng có xuất xứ từ bất kỳ một nước thành viên nào của ASEAN.

- Hàng hóa được vận chuyển từ một nước thành viên ASEAN này đến một nước ASEAN khác.

Khi hàng hóa được vận chuyển qua một hoặc một vài nước trung gian gần ASEAN, việc mua bán và tiêu thụ hàng hóa tại các quốc gia đó là hoàn toàn cấm Đồng thời, không được thực hiện bất kỳ tác động nào đến hàng hóa trong quá trình quá cảnh, ngoại trừ việc dỡ bỏ và xếp hàng.

Nếu như vi phạm các quy định trên thì cho dù là bất kỳ loại hàng hóa nào cũng sẽ không được cấp chứng nhận CO.

Nội dung CO form D

Nội dung chủ yếu của một CO form D sẽ bao gồm những thông tin cơ bản sau:

- Mục 1: Thông tin công ty xuất khẩu hàng hóa: Tên, địa chỉ, số điện thoại, email…

- Mục 2: Thông tin công ty nhập khẩu hàng hóa: Tên, địa chỉ, số điện thoại, email…

- Mục 3: Tên, số hiệu của phương thức vận chuyển hàng; Thông tin về ngày tàu khởi hành, tên cảng đi và cảng đến.

- Mục 4: Đối tượng được hưởng ưu đãi hoặc không.

- Mục 5: Mục này có thể để trống.

- Mục 6: Số và ký hiệu trên kiện hàng.

- Mục 7: Mô tả hàng hóa bao gồm: Số đơn hàng, tên hàng, loại kiện hàng, mã HS của nước nhập khẩu…

- Mục 8: Tiêu chuẩn xuất xứ Mỗi loại hàng hóa sẽ có một tiêu chí xuất xứ riêng.

- Mục 9: Trọng lượng tổng và giá trị FOB của lô hàng được ghi bằng số và bằng chữ.

- Mục 10: Số và ngày của hóa đơn.

- Mục 11: Xác nhận có chữ kỹ và đóng dấu của công ty xuất khẩu

- Mục 12: Xác nhận có chữ kỹ và đóng dấu của công ty nhập khẩu

Một bộ CO form D thông thường sẽ bao gồm 3 tờ (Original, Duplicate và Triplicate) Trong trường hợp hồ sơ đầy đủ và hợp lệ thì doanh nghiệp được cấp

CO ngay Ngược lại thì doanh nghiệp cần bổ sung đầy đủ giấy tờ và làm đơn xin cấp lại CO thì mới được tiến hành giải quyết.

Hình 8: MẪU CO form D(Nguồn: Sinh viên thực hiện)

Tờ khai hải quan

Khái niệm

Tờ khai hải quan là tài liệu quan trọng mà chủ hàng, bao gồm người xuất khẩu và người nhập khẩu, hoặc người vận chuyển, cần phải điền đầy đủ thông tin về lô hàng khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu vào một quốc gia.

Nội dung

- Phần 1: Số tờ khai, mã phân loại kiểm tra, mã loại hình, mã chi cục, ngày đăng kí tờ khai.

- Phần 2: Tên và địa chỉ của người xuất, nhập khẩu.

- Phần 3: Thông tin chi tiết lô hàng như bill, địa điểm lưu kho, địa điểm xếp – dỡ hàng, phương tiện vận chuyển, ngày xuất – cập cảng, số lượng hàng,

- Phần 4: Hóa đơn thương mại, trị giá hóa đơn…

- Phần 5: Thuế và sắc thuế, phần này sau khi nhập chi tiết hàng hóa trên ECUS5VNACCS thì hệ thống sẽ tự động xuất ra.

- Phần 6: Phần dành cho hệ thống hải quan trả về

- Phần 7: Ghi chú về tờ khai hải quan

- Phần 8: Danh mục hàng hóa

Mục đích

Quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu: Đảm bảo hàng hóa xuất nhập khẩu không thuộc danh mục hàng hóa cấm như ma túy, súng đạn

Hàng hóa xuất khẩu chính ngạch không được phép xuất đồ cổ, động vật hoang dã ra khỏi Việt Nam.

Mục đích quản lý hàng hóa xuất nhập khẩu:

Giúp nhà nước dễ dàng kiểm soát và thu thuế.

Góp phần xây dựng đất nước ngày càng phát triển.

Nguyên tắc khi khai tờ khai hải quan

Căn cứ theo quy định tại Điều 29 Luật Hải quan 2014 quy định về khai hải quan, theo đó:

- Người khai hải quan phải khai đầy đủ, chính xác, rõ ràng các tiêu chí thông tin tờ khai hải quan.

Khai hải quan hiện nay được thực hiện chủ yếu qua phương thức điện tử, trừ những trường hợp cụ thể mà người khai hải quan phải sử dụng tờ khai giấy theo quy định của Chính phủ.

Tờ khai hải quan đã đăng ký có giá trị để thực hiện thủ tục hải quan Chính sách quản lý hàng hóa và chính sách thuế liên quan đến hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu sẽ được áp dụng theo thời điểm đăng ký tờ khai, trừ khi có quy định khác trong pháp luật về thuế xuất khẩu và thuế nhập khẩu.

- Người khai hải quan xác định có sai sót trong việc khai hải quan được thực hiện khai bổ sung trong các trường hợp sau đây:

- Đối với hàng hóa đang làm thủ tục hải quan: trước thời điểm cơ quan hải quan thông báo việc kiểm tra trực tiếp hồ sơ hải quan.

Hàng hóa đã được thông quan phải tuân thủ quy định trong vòng 60 ngày kể từ ngày thông quan, trước khi cơ quan hải quan tiến hành kiểm tra sau thông quan hoặc thanh tra Tuy nhiên, điều này không áp dụng cho các trường hợp khai bổ sung liên quan đến giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu, cũng như các kiểm tra chuyên ngành về chất lượng hàng hóa, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật và an toàn thực phẩm.

Quá thời hạn quy định, nếu người khai hải quan phát hiện sai sót trong khai hải quan, cần thực hiện khai bổ sung và xử lý theo quy định của pháp luật về thuế và pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.

Người khai hải quan có thể nộp tờ khai hải quan chưa hoàn chỉnh hoặc chứng từ thay thế để thông quan, sau đó hoàn chỉnh tờ khai trong thời hạn quy định tại Điều 43 và Điều 50 của Luật Hải quan Họ cũng có thể khai một lần cho nhiều lần xuất khẩu hoặc nhập khẩu trong một khoảng thời gian nhất định đối với mặt hàng cụ thể.

Hàng hóa đang trong quá trình làm thủ tục hải quan hoặc đã hoàn tất nhưng vẫn đang chịu sự giám sát của hải quan, cho phép người khai hải quan có thể thay đổi loại hình xuất khẩu và nhập khẩu theo quy định của pháp luật về hải quan.

Hình 9: Tờ khai Hải quan Xuất khẩu (1)

Nguồn: Sinh viên thực hiện

Hình 10: Tờ khai Hải quan Xuất khẩu (2)

Nguồn: Sinh viên thực hiện

Mẫu tờ khai Nhập khẩu:

Hình 11: Tờ khai Hải quan Nhập khẩu (1)

Nguồn: Sinh viên thực hiện

Cách tính các loại thuế xuất khẩu

Thời điểm tính thuế XNK

Theo quy định của Luật Thuế xuất nhập khẩu (2016), thời điểm tính thuế xuất nhập khẩu được xác định là thời điểm đăng ký tờ khai hải quan, và việc đăng ký này phải tuân theo các quy định của pháp luật về hải quan.

Khi nhập hàng về kinh doanh, bạn có thể phải đóng các loại thuế như thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế giá trị gia tăng (VAT) và thuế bảo vệ môi trường.

Tóm tắt một số thông tin cần thiết của lô hàng

Hàng hoá Xoài tươi Thái Lan

Mã HS Code 8045021 Đơn vị Kg Đơn giá 35$/1 thùng

Tổng trọng lượng 67,500 kg (4,500 boxes)

Số lượng container 2 x 40’DC (40 pallets) , 1 x 20’DC (10 pallets)

Tỷ giá USD 1 USD = 25,475 VND

Bảng 1: Một số thông tin của lô hàng

1 cont 40’DC = 1500 USD x 2 cont 40’DC

Dựa vào biểu thuế Xuất nhập khẩu năm 2024:

Hình 12: Biểu thuế xuất nhập khẩu 2024

Sau khi tra cứu Biểu thuế, mặt hàng quả xoài tươi có mã HS 8045021 đối với các giá trị thuế:

(Quả xoài tươi là mặt hàng không chịu thuế nhập khẩu)

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB):

(Quả xoài tươi không phải là mặt hàng tiêu thụ đặc biệt nên không chịu thuế tiêu thụ đặc biệt)

Thuế bảo vệ môi trường (BVMT):

(Quả xoài tươi không chịu thuế bảo vệ môi trường)

Thuế giá trị gia tăng (GTGT - VAT):

(Thuế suất đối với mặt hàng quả xoài tươi là 10%)

Tổng số tiền thuế phải nộp:

Thuế phải nộp = Thuế nhập khẩu + VAT

Vận đơn đường biển – Bill of Lading

Khái niệm

Vận tải đơn đường biển (Bill of Lading) là chứng từ xác nhận việc hàng hóa đã được xếp lên phương tiện vận tải như tàu biển hoặc máy bay Đặc biệt, vận đơn đường biển gốc còn có chức năng chứng minh quyền sở hữu hàng hóa được ghi trên đó.

Chức năng chính

Vận đơn là tài liệu quan trọng, đóng vai trò là biên lai hàng hóa do người vận tải cấp, xác nhận việc chuyên chở lô hàng Để nhận hàng, người nhận cần xuất trình vận đơn đường biển hợp lệ, được ký phát tại cảng xếp hàng bởi người vận tải.

Vận đơn là tài liệu chứng nhận quyền sở hữu hàng hóa, có giá trị thanh toán và định đoạt tại ngân hàng Nó cũng có thể được sử dụng để cầm cố, mua bán hoặc chuyển nhượng hàng hóa.

Vận đơn là hợp đồng vận chuyển đã được ký kết giữa người vận chuyển và chủ hàng Trong trường hợp thuê tàu chuyến, hai bên cần ký hợp đồng trước, trong khi với thuê tàu chợ (như tàu container, hàng LCL), hãng tàu không ký hợp đồng trước mà chỉ cung cấp giấy xác nhận lưu cước (Booking note) Trách nhiệm của mỗi bên chỉ bắt đầu khi hàng hóa đã được xếp lên tàu và vận đơn được cấp.

Dưới đây là mẫu vận đơn của lô hàng nhập khẩu xoài Thái Lan

Giấy thông báo hàng đến – A/N

Khái niệm

Giấy thông báo hàng đến (Arrival Notice - A/N) là chứng từ vận tải do hãng vận tải hoặc các công ty dịch vụ logistics phát hành, gửi cho người nhận hàng đứng tên trên vận đơn Mục đích của A/N là thông báo lịch hàng về, số lượng hàng cập bến, địa chỉ nhận hàng và các thông tin liên quan khác Khi nhận được thông báo này, chủ hàng sẽ dựa vào các thông tin trên giấy để xây dựng phương án khai thác hàng phù hợp.

Thời điểm phát hành A/N

Thông thường giấy báo hàng sẽ được gửi ho chủ hàng/ consignee trước ngàyc hàng về từ 2-4 ngày.

Người phát hành A/N

Khi chủ hàng đặt cước trực tiếp với hãng tàu, họ sẽ nhận được giấy báo hàng từ hãng Ngược lại, nếu đặt cước qua các công ty dịch vụ logistics, giấy báo hàng sẽ được gửi từ các công ty dịch vụ này.

Hình 14: Giấy thông báo hàng đến (A/N)

Nguồn: Sinh viên thực hiện

Lệnh giao hàng – Delivery Order

Khái niệm

D/O (Delivery Order) là chứng từ quan trọng trong vận tải quốc tế, được phát hành bởi các hãng vận tải cho chủ hàng hoặc shipper Chứng từ này cho phép xuất hàng khỏi kho bãi hoặc container bằng cách cung cấp thông tin về người giữ hàng và người nhận hàng D/O đóng vai trò là lệnh chỉ thị cho người nhận hàng (consignee) để trình lên các cơ quan giám sát và hải quan nhằm lấy hàng.

Phân loại

Tùy theo đối tượng ban hành mà D/O được chia làm hai loại:

Lệnh giao hàng của đại lý vận chuyển (D/O) là yêu cầu mà đại lý gửi tới người nắm giữ hàng để chuyển giao hàng hóa cho bên nhận (bên nhập khẩu) Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đại lý vận chuyển không phải là người phát hành Bill, do đó, lệnh này không đủ để nhận hàng mà cần phải có các chứng từ bổ sung kèm theo.

Lệnh giao hàng (D/O) của hãng tàu là tài liệu quan trọng mà hãng tàu phát hành để yêu cầu người giữ hàng giao hàng cho một bên cụ thể Thông thường, quy trình diễn ra như sau: hãng tàu yêu cầu forwarder thực hiện giao hàng, sau đó forwarder sẽ yêu cầu giao hàng cho bên nhập khẩu (consignee) Chỉ khi forwarder nắm giữ D/O do hãng tàu cấp và chuyển giao cho doanh nghiệp nhập khẩu, thì doanh nghiệp nhập khẩu mới đủ điều kiện để nhận hàng.

Hình 15: Mẫu đơn lệnh giao hàng (D/O)

Nguồn: Sinh viên thực hiện

Bản lược khai hàng hoá (Manifest - MNF)

Manifest là hệ thống ghi nhận thông tin về hàng hóa cùng các chứng từ liên quan, phục vụ cho việc thông quan tàu xuất nhập cảnh Khi lô hàng cập cảng, người nhận sẽ nhận được thông báo hàng đến (Arrival Notice).

Các đại lý tại cảng sẽ thực hiện việc khai báo hải quan Thông tin cần khai báo đầy đủ bao gồm số vận đơn, ngày phát hành vận đơn, số lượng hàng, chi tiết về lô hàng và ngày tàu chạy.

Thông tin khai báo hải quan phải hoàn toàn trùng khớp với thông tin lô hàng từ người xuất khẩu Hãng tàu và đơn vị giao nhận sẽ thực hiện việc khai báo này, gọi là khai manifest Thời điểm khai báo manifest có thể khác nhau tùy theo quy định của từng quốc gia, nhưng trong một số trường hợp, hãng tàu cần khai báo và cập nhật thông tin bổ sung trước khi hàng cập cảng từ 1 đến 2 ngày.

Ngày nay, Việt Nam đã áp dụng hệ thống E-Manifest, hay còn gọi là Manifest điện tử Để tiết kiệm thời gian, chúng ta có thể khai báo Manifest thông qua hai phương thức chính.

- Khai qua cổng thông tin 1 cửa quốc gia tại https://vnsw.gov.vn

Khai báo trực tiếp trên trang Tổng Cục Hải Quan tại https://emanifest.customs.gov.vn, chúng tôi đã hoàn tất quy trình khai báo Manifest cho lô hàng xoài tươi nhập khẩu từ Thái Lan về Việt Nam.

Bảng 3: Kê khai hàng hóa (2)

Nguồn: Sinh viên thực hiện

Bảng 4: Kê khai hàng hóa (3)

Nguồn: Sinh viên thực hiện

Ngày đăng: 13/12/2024, 16:26

TỪ KHÓA LIÊN QUAN