1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

Ôn tập phần tiến hoá s12

3 247 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 82,5 KB

Nội dung

Chương : NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ - Thuyết Lamac:  Nội dung: Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử theo hướng từ đơn giản đến phức tạp  Nguyên nhân làm cho các loài biến đổi: Sự thay đổi 1 cách chậm chạp và liên tục của môi trường sống, do các tập quán hoạt động của động vật  Cơ chế làm biến đổi loài này thành loài khác: Mỗi sinh vật đều chủ động thích ứng với sự thay đổi của môi trường bằng cách thay đổi tập quán hoạt động đều được di truyền và tích luỹ qua các thế hệ.  Lamac giải thích các đặc điểm hợp lí trên cơ thể SV là do ngoại cảnh thay đổi chậm chạp nên sv có khả năng thích nghi kịp thời và trong lịch sử không có loài nào bị đào thải.  Thành công trong thuyết của LM: Bác bỏ quan niện sinh vật do thượng đế tạo ra  Hạn chế: • Chưa giải thích được các đặc điểm hợp lí trên cơ thể SV • Chưa phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền • Chưa thấy được vai trò của ngoại cành và của CLTN - Thuyết Đacuyn:  Nội dung: Đưa ra được khái niệm biến dị cá thể và chọn lọc - Biến dị: Chỉ những đặc điểm sai khác giữa các cá thể cùng loài được phát sinh trong quá trình sinh sản. Phân biệt biến dị di truyền và biến dị không di truyền Biến dị di truyền : • Do quá trình sinh sản • Di truyền được • Không theo hướng, xảy ra đột ngột, gián đoạn, riêng lẻ Biến dị không di truyền: • Do môi trường • Không di truyền được • Theo hướng xác định, liên tục,đồng loạt Có ý nghĩa đối với tiến hoá Không có ý nghĩa Chọn loc : Gồm CLTN và CLNT CLNT: - Khái niệm:Là quá trình tích luỹ các biến dị có lợi cho con người và đào thải các biến dị có hại cho con người - Động lực: Do nhu cầu thị hiếu và kinh tế của con người - Cấp độ tác động: Cá thể - Vai trò: Là nhân tố chính qui định chiều hướng và tốc độ biến đổi của các giống vật nươi cây trồng CLTN: - Là quá trình tích luỹ các biến dị có lợi cho sinh vật và đào thải các biến dị có hại cho sinh vật - Động lực: Do đấu tranh sinh tồn - Cấp độ tác động: Cá thể và quần thể - Vai trò: Là nhân tố chính qui định chiều hướng tiên hoá.Thông qua 2 đặc tính biến dị và di truyền là nhân tố trong quá trình hình thành loài mới - Phạm vi: Nhỏ hẹp, thời gian ngắn - Qui mô rộng lớn, thời gian lịch sử lâu dài  Đóng góp: - Giải thích được các đặc điểm hợp lí trên cơ thể sv - Phân biệt được biến dị di truyền và biến dị không di truyền - Biết được vai trò của CLTN  Hạn chế: Chưa giải thích được nguyên nhân phát sinh và cơ chế di truyền biến di do khoa học thời đó chưa phát triển - Thuyết tổng hợp: Ra đời : Những năm 30- 50 thế kỉ 20 Nội dung: Gồm thuyết tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ TH nhỏ: Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài mới. Diễn ra trong phạm vi hẹp thời gian ngắn, được nghiên cứu trực tiếp bằng thực nghiệm Cấp độ tác động: quần thể TH lớn: Là quá trình hình thánh các nhóm phân loại trên loài như chi, họ bộ, lớp, ngành PHạm vi: rộng lớn, thời gian lịch sử lâu dài cấp độ: Trên quần thể được nghiên cứu gián tiếp qua các tài liệu sinh học - Thuyết trung tính( thuyết Kimura):  Ra đời: 1971 do Kimura( nhật)  Nội dung: Sự tiến hoá diễn ra bằng sự củng cố ngẫu nhiên các đột biến trung tính không liên quan với tác dụng của chọn lọc tự nhiên  Nguyên nhân: Khi nghiên cứu trên phân tử protein thấy các đột biến là trunng tính  Cấp độ tác động: Phân tử  Vai trò: Không phủ nhận mà chỉ bổ sung thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại. - Các nhân tố tiến hoá: là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể) 1. Đột biến: Là quá trình gây ra 1 áp lực lớn cho quần thể như: - Tần số đột biến là rất thấp trung bình 10 -6 đến 10 -4 . - Phần lớn đột biến là có hại cho cơ thể vì chúng phá vỡ mối quan hệ hài hoà trong kiểu gen,trong nội bộ cơ thể, giữa cơ thể với môi trường. - Tuy đột biến là có hại nhưng phần lớn lại là alen lặn do đó không được biểu hiện ra KH .Do đó giá trị của đột biến thay đổi tuỳ vào tổ hợp gen hay môi trường Do đó Đột biến được xem là nguồn nguyên liệu sơ cấp cho tiến hoá trong đó đột biến gen là chủ yếu vì so với đột biến NST thì nó phổ biến hơn, ít ảnh hưởng đến sức sống và sức sinh sản của cơ thể. - Đb’ làm phong phú vốn gen của quần thể - Nguồn nguyên liệu thứ cấp của tiến hoá là biến dị tổ hợp ( do quá trình giao phối tạo ra) - Các nòi, các loài phân biệt nhau không phải bằng 1 vài đột biến lớn mà bằng sự tích luỹ nhiều đột biến nhỏ. 2. Giao phối không ngẫu nhiên: là tự phối - Làm cho đột biến được phát tán trong quần thể và tạo sự đa hình về kiểu gen và KH , hình thành nên vô số biến dị tổ hợp.Làm trung hoà tính có hại của đột biến góp phần tạo ra những tổ hợp gen thích nghi - Biến dị tổ hợp là nguyền nguyên liệu thứ cấp cho tiến hoá. - Làm nghèo vốn gen của quần thể, giảm sự đa dạng di truyền. 3. Chọn lọc tự nhiên: - Mặt chủ yếu là sự phân hoá khả năng sinh sản của những kiểu gen khác nhau trong quần thể. - CLTN tác động lên KH thông qua đó tác động lên kiểu gen và các alen.CLTN làm cho tần số alen trong mỗi gen biến đổi theo hướng xác định. - CLTN không tác động đối với từng gen riêng rẽ mà tác động lên toàn bộ kiểu gen , không tác động lên 1 cá thể mà cả quần thể. - CLTN gồm 3 hình thức: Cl vận động:xảy ra khi điều kiện sống thay đổi theo 1 hướng xác định. Các đặc điểm thích nghi cũ được thay bởi các đặc điểm thích nghi mới Cl ổn định: là dạng bảo tồn cá thể mang tính trạng trung gian. Khi điều kiện sống không thay đôỉe qua nhiều thế hệ Cl phân hoá: ( chọn lọc gián đoạn): Khi điều kiện sống của quần thể thay đổi nhiều và trở nên không đồng nhất 4. Di - nhập gen: Là sự lan truyền gen từ quần thể này sang quần thể khác. 5. Các yếu tố ngẫu nhiên:tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể bị thay đổi khi không có đột biến, CLTN, di nhập gen mà do các yếu tố ngẫu nhiên như thiên tai, lũ lụt, hạn hán, cháy… gọi là sự biến động di truyền hay phiêu bạt di truyền. - Hiện tượng thắt cổ chai quần thể: là số lượng cá thể của quần thể giảm đột ngột. Hiện tượng này gặp ở quần thể có kích thước nhỏ ( số lượng cá thể ít) . trò: Không phủ nhận mà chỉ bổ sung thuyết tiến hoá bằng con đường chọn lọc tự nhiên đào thải các đột biến có hại. - Các nhân tố tiến hoá: là nhân tố làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu. hợp: Ra đời : Những năm 30- 50 thế kỉ 20 Nội dung: Gồm thuyết tiến hoá lớn và tiến hoá nhỏ TH nhỏ: Là quá trình biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể, đưa đến sự hình thành loài. Chương : NGUYÊN NHÂN VÀ CƠ CHẾ TIẾN HOÁ - Thuyết Lamac:  Nội dung: Tiến hoá là sự phát triển có kế thừa lịch sử theo hướng từ đơn giản đến phức tạp 

Ngày đăng: 30/06/2014, 03:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w