Góc trào lộng của ông đồ xứ Nghệ

4 332 0
Góc trào lộng của ông đồ xứ Nghệ

Đang tải... (xem toàn văn)

Thông tin tài liệu

Góc trào lộng của ông đồ xứ Nghệ Gõ cái tên Văn Như Cương vào trang web tìm kiếm Google, tôi hoa mắt với cả trăm bài viết, được đăng tải trên cỡ vài chục đầu báo. Phác họa chân dung của ông - có. Phỏng vấn ông về các vấn đề giáo dục - có. Những bài báo với người chấp bút mang tên Văn Như Cương - cũng có. Viết gì về ông, khi có cảm giác tất cả những gì liên quan tới nhà toán học nổi tiếng, liên quan tới người thầy đã có hơn nửa thế kỷ đứng trên bục giảng ấy đã được các cây bút đồng nghiệp mổ xẻ tới từng chi tiết? Trước khi được trò chuyện với nhà giáo Văn Như Cương, tôi được nghe phong thanh khá nhiều giai thoại. Từ chuyện mỗi năm tới kỳ tuyển sinh, ông luôn tắt điện thoại di động, để khỏi phải nghe những lời nhờ vả, chạy chọt xin cho con em vào ngôi trường dân lập Lương Thế Vinh mà ông là một trong hai thành viên sáng lập và hiện đang giữ vai trò hiệu trưởng. Chuyện ông nổi tiếng là người thẳng tính. Chuyện ông luôn là một nhà giáo vô cùng thương yêu học trò. Rồi giai thoại bi hài về những năm tháng khó khăn trong thời bao cấp, khi phó tiến sĩ toán học Văn Như Cương phải nuôi lợn để kiếm sống. Chuyện nuôi lợn mang lại cho ông mỗi tháng khoản tiền 70 đồng (bằng đúng lương giảng viên - phó tiến sĩ) không lạ, nhất là với những trí thức trong thời buổi đầy rẫy thiếu thốn đó. Hài hước là góc nhìn trào lộng của ông đồ xứ Nghệ, khi có thể chia sẻ với bạn bè, "nhà có hai phó tiến sĩ, một tôi, một lợn". Lợn nuôi được hai ba lứa là PTS "xịn" hết tiền mua cám nên đành phải đem đi bán. Lại hài hước, "có người hỏi sao cho PTS lợn bảo vệ tốt nghiệp sớm thế, tôi trả lời, hết đề tài (rau cám) nên đành phải cho nó bảo vệ sớm chứ sao". Rồi phường tới nhà lập biên bản, vì nghề phụ của ông làm ảnh hưởng tới hàng xóm. Ông hóm hỉnh, "tôi chỉ ký nhận vào biên bản, nếu họ chịu ghi lợn nuôi Văn Như Cương, thay vì ông Văn Như Cương nuôi lợn trên tầng 4 cho sát với thực tế". Chưa gặp ông, tôi từng nghĩ những nhà giáo dạy toán như ông đều có một mẫu số chung: nghiêm cẩn, chỉn chu, mực thước và rất khô khan. Quấy quả ông cả một buổi chiều, tôi may mắn được nhìn ông từ những góc nghiêng rất thú vị, để rút ra một nhận xét, những tố chất mà tôi đã trót mặc định ở trên, xem ra đều sai bét. Và đây là những câu chuyện lần đầu được ông tiết lộ, chỉ để chiều lòng kẻ hậu sinh rất đỗi tò mò - là tôi. Nhà giáo Văn Như Cương "Đã là ông đồ Nghệ thì khỏi cần thêm chữ gàn" "Nơi tôi cất tiếng khóc chào đời là làng Quỳnh Đôi, thuộc huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Làng tôi nghèo, ruộng đất cũng nghèo cả về diện tích lẫn độ màu mỡ. Vì thế, với người làng Quỳnh Đôi, đàn ông đa phần sống bằng nghề gõ đầu trẻ - hay còn gọi là ông đồ, phụ nữ chỉ duy nhất làm công việc dệt vải". "Nỗi nhọc nhằn mưu sinh khiến người quê tôi coi sự học là con đường duy nhất để đổi đời. Đỗ đạt thì ra làm quan, tốt nghiệp tú tài thì hành nghề dạy học. Gia đình tôi, tới giờ đã có tới 4 thế hệ theo nghiệp cha truyền con nối này. Ngoài ông cụ thân sinh là hương sư, 4 (trong 6 anh chị em tôi) nối bước cha đứng trên bục giảng, chưa kể con dâu, con rể đa phần cũng cùng nghề. Ba cô công chúa của tôi - giờ cũng đã là cô giáo. Và cháu gọi tôi bằng ông, hiện cũng đã có đứa đang là sinh viên sư phạm". "Vài ba phóng viên, khi viết bài về tôi đã dùng cái tít ông đồ gàn xứ Nghệ. Tôi xem lại, và đề nghị bỏ chữ gàn. Chẳng phải tôi không thích, chỉ có điều khái niệm ông đồ Nghệ đã bao hàm cả nét tính cách gàn, như một quy luật. Nói như vậy, chẳng hóa ra thừa". Văn Như Cương, Toán cũng Như Cương "Ngay từ ngày còn đi học, tôi đã học khá cả hai môn văn và toán. Bằng chứng là những bài luận tôi viết, khi còn học cấp 2, cấp 3 luôn được thầy giáo khen ngợi. Khi thi vào đại học, cụ thân sinh đưa ra hai phương án, hoặc sư phạm, hoặc một ngành kỹ thuật. Tôi chọn theo nghề giáo. Thích cả hai môn nhưng cuối cùng tôi nộp đơn thi khoa Toán. Lý do ư, khá buồn cười. Tôi nghĩ, theo đuổi môn toán thì vẫn có cơ hội thưởng thức văn chương, nhưng theo nghiệp văn thì đọc sách toán sao nổi?". "Bao năm nay, tôi say mê với những con số, định luật, biểu thức toán học. Nhưng tôi vẫn sáng tác truyện, làm thơ, viết báo. Những bài thơ của tôi, đều được sáng tác theo thể thơ Đường luật. Bởi tôi thấy niêm luật, quy tắc gieo vần của nó chặt chẽ như toán học. Và bởi tuy bị trói buộc trong một khuôn khổ cứng nhắc nhưng những ngôn từ, ý thơ vẫn bật lên, vẫn giàu sức bay bổng". "Văn Như Cương, Toán cũng Như Cương/Một cuộc đời hai nửa vấn vương - bạn tôi đã từng tặng hai câu thơ rất hóm ấy. Thơ của tôi, giờ đã đủ để in một tập rồi ấy nhé. Đọc những câu thơ tặng vợ như thế này - Em cắm hoa tươi đặt cạnh bàn/Mong rằng Toán học bớt khô khan/Em ơi, trong Toán nhiều công thức/ Đẹp cũng như hoa lại chẳng tàn - có ai còn nghĩ người làm toán như chúng tôi tất thảy đều khô như ngói?" "Nhiều người hỏi tôi về xuất xứ cái tên độc đáo của mình. Tôi không biết. Ba cô con gái của tôi, cô đầu tên Văn Liên Na (Liên là hoa sen, còn Na là viết tắt chữ Nghệ An). Hai cô sau có tên gọi ở nhà là Mít, là Bưởi. Một ông bạn tò mò, nếu có con trai, tôi sẽ đặt tên gì. Tôi trả lời, Văn Như Mắm. Bởi nếu có chút gen tôi, chắc nó sẽ thích văn học. Và nếu vậy, trở thành nhà văn là tương lai có thể khả thi. Sẽ ra sao nếu cháu được giới thiệu trịnh trọng: Xin trân trọng mời nhà văn Văn Như Mắm có đôi lời với hội nghị? Ôi, sẽ buồn cười phải biết!" Chuyện bi hài quanh bộ râu "Bao năm nay, người xung quanh đã quá quen với hình ảnh tôi, ông giáo già - với mái tóc và bộ râu trắng như cước. Nhưng hiếm ai biết tôi đã để râu từ năm 30 tuổi. Và bộ râu trung thành với tôi - trên suốt những chặng đường đời còn lại. Nó cũng nếm trải cùng tôi với biết bao nỗi bi hài". "Năm tôi tam thập, cũng là khi chiến tranh đang vào giai đoạn ác liệt. Cuộc sống khó khăn trăm bề, mọi vật dụng thiết yếu đều khan hiếm, đều chỉ được mua sau những cuộc bình bầu, những lần bốc thăm mà xác suất được là rất mong manh. Tôi vốn sở hữu bộ râu quai nón, đẹp chưa thấy đâu, chỉ thấy khổ. Râu dày, mọc nhanh, dao cứ cạo 1-2 lần là phải vứt đi. Đã có lần, tôi phải xếp hàng mua dao cạo râu cùng toàn con phe. Tiêu chuẩn chỉ được mỗi một lưỡi nhưng nhìn bộ râu của tôi hoành tráng quá, cô bán hàng cùng đám con phe đông đảo kia đành đồng ý, ưu tiên bán cho cả hộp". "Rồi tôi sang Liên Xô, học chương trình nghiên cứu sinh ngành Toán học. Thấy nhiều thanh niên Nga rất trẻ nhưng đã để râu, lại thấy nhiều người trong số họ cứ bài bác là dân Việt đồng nghĩa với không râu, máu tự ái nổi lên, tôi quyết định nuôi hẳn một bộ râu dài cho họ biết tay!" "Về nước, tôi đi dạy, lẽ dĩ nhiên là râu vẫn dài. Lãnh đạo góp ý, đề nghị tôi phải làm gương cho sinh viên, bởi tôi để được, có nghĩa là sinh viên của tôi cũng được phép. Nghe vậy, tôi cười và khuyên đám học trò rằng nếu thích thì chờ tới tuổi thầy hãy nuôi râu cũng chưa muộn. Còn các bạn trẻ, họ chia sẻ thành thật với tôi, nếu thầy cạo râu, bọn em không học thầy nữa đâu nhé. Ngay cả bà xã cũng không hiếm lần phàn nàn, chung quy cũng tại bộ râu đặc trưng ấy . Máu gàn đồ Nghệ nổi lên, tôi tuyên bố càng nhiều người yêu cầu gọt râu, tôi càng để". "Rồi tôi thấy mình không được tăng lương, dù đã tới kỳ. Bạn đồng lứa với tôi, người chỉ dạy phổ thông, người không có học vị PTS vẫn được tăng đều. Thắc mắc, tôi được trả lời, tại bộ râu. Một bức thư gửi Bộ trưởng Bộ giáo dục Nguyễn Văn Huyên, trong đó tôi đề nghị trả lại bằng PTS, đề nghị tăng lương đúng kỳ hạn rồi cho về dạy bậc phổ thông. Kết quả, tôi được nâng lương, như ý. Ngẫm ra, bộ râu đã khiến đời tôi thêm nhiều phần vất vả. Nhưng tính tôi ngang bướng, càng vấp váp, tôi càng kiên quyết". "Cuối thập kỷ 70, đề toán của tôi được chọn là 1/6 đề thi chính thức trong kỳ thi quốc tế tại Hungari. Cũng năm ấy, một học sinh Việt Nam đã giành điểm tuyệt đối 7/7 ở đề này. Đài truyền hình ngày đó đã tổ chức một cuộc giao lưu với ba người (bà Hoàng Xuân Sính - trưởng đoàn, học sinh đoạt giải và tôi). Nội dung không có vấn đề gì, nhưng sau này tôi mới được biết, ông đạo diễn đã bị phê bình khá nặng, vì cho một nhân vật để râu dài - là tôi - được lên sóng truyền hình quốc gia". "Biết thân biết phận, từ sau đó, cứ phải xuất hiện ở nơi nào có mấy anh quay phim của đài là tôi trốn vào một góc xa nhất cho chắc ăn. Nhưng mỗi thời mỗi khác, giờ có lẽ người ta lại thấy bộ râu của tôi đẹp, nên dù tôi đã cố tình trốn mà họ vẫn len lỏi vác máy tới tận nơi, thu hình cho bằng được". "Cách đây chục năm, râu tôi bắt đầu bạc. Trong khi, trớ trêu thay, mái tóc trên đầu vẫn đen nhánh. Người nọ người kia thắc mắc, tôi đùa, đầu tôi làm việc ít, trong khi mồm hoạt động nhiều, râu lão hóa nhanh hơn tóc là chuyện đương nhiên". Nhà giáo Văn Như Cương luôn luôn được các thế hệ học trò kính mến Đơn giản, tôi là một nhà giáo "Trên nhiều diễn đàn, các sinh viên, học sinh đã tranh luận khá nhiều về người thầy của mình. Họ bảo, chẳng biết gọi thầy là danh nhân hay doanh nhân, gọi ngôi trường dân lập Lương Thế Vinh của thầy là doanh nghiệp đã định hình một thương hiệu hay là khu vườn ươm mầm những tài năng? Nói qua nói lại chán, học trò thống nhất với một cụm từ giản dị - thầy Cương dạy Toán. Cũng nhiều bạn trẻ hỏi tôi về chức danh, học vị, học hàm, tôi chỉ cười: Đừng quan tâm tới cái bằng PTS - bây giờ là TS, tới chức danh PGS - chứ không phải GS như mọi người vẫn nhầm tưởng - của tôi. Cũng đừng gọi tôi là Nhà giáo nhân dân, như một vài báo đã ưu ái vì tôi chưa hề được nhận danh hiệu ấy trong đời. Tôi đơn giản là nhà giáo Văn Như Cương. Đi đâu, và ở đâu, tôi cũng được gặp những học trò của mình. Họ không hề quên tôi. Họ tự hào khoe: thầy ơi, con đã thành người có ích. Làm ngưòi lái đò đưa học trò cập tới những bến bờ tri thức, với tôi thế là đủ, và cũng đã là quá nhiều". . Góc trào lộng của ông đồ xứ Nghệ Gõ cái tên Văn Như Cương vào trang web tìm kiếm Google, tôi hoa mắt với cả trăm bài viết, được đăng tải trên cỡ vài chục đầu báo. Phác họa chân dung của ông. cho ông mỗi tháng khoản tiền 70 đồng (bằng đúng lương giảng viên - phó tiến sĩ) không lạ, nhất là với những trí thức trong thời buổi đầy rẫy thiếu thốn đó. Hài hước là góc nhìn trào lộng của ông. cô giáo. Và cháu gọi tôi bằng ông, hiện cũng đã có đứa đang là sinh viên sư phạm". "Vài ba phóng viên, khi viết bài về tôi đã dùng cái tít ông đồ gàn xứ Nghệ. Tôi xem lại, và đề nghị

Ngày đăng: 30/06/2014, 02:00

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan