TÓM TẮTĐề tài “Ảnh hưởng của một số phân bón lá đến sự sinh trưởng, năng suất và phamchất hạt của cây mè Sesamum indicum L.. Mục tiêu của đề tàinhằm xác định loại phân bón lá phù hợp cho
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC NONG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HOC
ANH HUONG CUA MOT SO PHAN BON LA DEN
SINH TRUONG, NANG SUAT VA PHAM CHAT HAT CUA CAY ME (Sesamum indicum L.) TREN VUNG DAT XAM
THU DUC, TP HO CHÍ MINH
Nganh hoc : CÔNG NGHỆ SINH HỌC
Sinh viên thực hiện : LA THỊ TUYẾT LINH
Mã số sinh viên : 19126085Niên khóa : 2019 —2023
TP Thu Đức, 03/2024
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG ĐẠI HỌC NÔNG LAM THÀNH PHO HO CHÍ MINH
KHOA KHOA HỌC SINH HỌC
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
ANH HUONG CUA MOT SO PHAN BÓN LA DEN
SINH TRUONG, NANG SUAT VA PHAM CHAT HAT CUA CAY ME (Sesamum indicum L.) TREN VUNG DAT XAM
THỦ DUC, TP HO CHÍ MINH
Hướng dẫn khoa hoc Sinh viên thực hiện
TS Phạm Đức Toàn La Thị Tuyết Linh
TP Thu Đức, 03/2024
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận được sự hỗ trợ quý báu từnhiều người Trước tiên phải ké đến đó là TS Phạm Đức Toản, tôi xin chân thành gửilời cảm ơn đến người Thầy đã hướng dẫn và đồng hành cùng tôi xuyên suốt trong quátrình nghiên cứu và thực hiện khóa luận.
Và tôi xin chân thành cảm ơn đến:
— Ban Giám hiệu và Ban lãnh đạo Khoa Khoa học Sinh học Trường Đại học NôngLâm TP Hồ Chí Minh cùng các quý Thay Cô đã tận tình giảng day tôi trong suốt
khóa học.
— Vién Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường đã tạo điều kiện giúp đỡ vàcho tôi mượn trang thiết bị và địa điểm tiến hành nghiên cứu
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn đến các bạn, các anh chị trong và ngoài lớp đã hỗ trợ,
động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện đề tài tốt nghiệp
Chân thành cảm ơn!
TP Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024
Trang 4XÁC NHAN VA CAM DOAN
Tôi tên La Thi Tuyết Linh, MSSV: 19126085, Lớp: DH19SHD, thuộc ngành Công nghệSinh học Trường Đại học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh, xin cam đoan: Đây là khóa luậntốt nghiệp do bản thân tôi trực tiếp thực hiện, các số liệu và thông tin trong nghiên cứu
là hoàn toản trung thực và khách quan Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm trước Hội
đồng về những cam kết này
Tp Hồ Chí Minh, tháng 03 năm 2024
Người viet cam đoan
ill
Trang 5TÓM TẮT
Đề tài “Ảnh hưởng của một số phân bón lá đến sự sinh trưởng, năng suất và phamchất hạt của cây mè (Sesamum indicum L.) trên vùng đất xám Thủ Đức, Thành phố HồChí Minh” được thực hiện từ tháng 03/2023 đến tháng 11/2023 Mục tiêu của đề tàinhằm xác định loại phân bón lá phù hợp cho cây mè trồng trên nền đất xám bạc màu
giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt, đạt năng suất và có phẩm chat tốt dé xuất khâu
Thí nghiệm đơn yếu té được bố trí theo khối đầy đủ hoàn toàn ngẫu nhiên (RCBD), gồm
5 NT sử dụng phân bón: GrowMore, N3M, Canxi — Bo, VIUSID Agro, NutriSmart va
1 NT đối chứng được phun nước lã vào giai đoạn cây ra hoa Diện tích mỗi ô thí nghiệm
là 10 m2 Nội dung 1: nghiên cứu ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các chỉ tiêusinh trưởng, các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất Kết quả của chỉ tiêu sinhtrưởng: NT sử dụng N3M cho chiều cao cây cao nhất với 185,50 em, tiếp đến là NT sửdụng GrowMore với 175,17 cm và khác biệt có ý nghĩa thống kê so với NT đối chứng(154,13 cm) Nguyên nhân là do hàm lượng đạm (N) cao trong 2 loại phân bón lá nay
đã thúc đây cây phát triển chiều cao NT sử dụng Canxi — Bo có chiều đài đoạn mang
trái lớn nhất (53,97 cm) vì Canxi và Bo đóng vai trò quan trọng trong quá trình phânhóa của hoa, thụ phan thụ tinh và đậu trái Về các yếu tố cấu thành năng suất và năngsuất thì NT sử dụng Canxi — Bo cho hiệu qua tốt nhất với số trái/cây đạt 44,90 trái; sốhat/trai là 109,20 hat; đạt nang suất cao nhất trong tất cả các nghiệm thức (NS hạt/cây
là 8,05g, NSLT là 2005,7 kg/ha, NSTT là 1659,0 kg/ha) Nội dung 2: đánh giá phẩmchất hạt thông qua kích thước hạt và hàm lượng dầu Giống mè được sử dụng trong thínghiệm là giống mè vàng LA-07, có kích thước hạt trung bình là 1,87 mm x 2,90 mm
và phù hợp với tiêu chuẩn dé xuất khâu phục vụ ăn uống Kết quả phân tích cho thấy mèvàng LA-07 có hàm lượng dầu trung bình khoảng 44,85%, thấp hơn so với giống méden
DH-1 (48,78%), mèvàng VĐH (48,6%) (Phạm Thị Phương Lan, 2012), do đó, chưa phù
hợp đề xuất khẩu lấy dầu
Từ khóa: Cây mè, Sesamum indicum L., phân bón lá, sinh trưởng, năng suất
IV
Trang 6The study "Effects of certain foliar fertilizers on the growth, yield, and seed quality of sesame (Sesamum indicum L.) on degraded soil in Thu Duc, Ho Chi Minh City" was carried out from March 2023 to November 2023 The goal of this study is to identify foliar fertilizers suitable for planting sesame on degraded soil, to help plants grow and grow well, achieve yield, and have good export quality The single-factor experiment was arranged in a completely randomized complete block (RCBD), including 5 experiments using fertilizers: GrowMore, N3M, Calcium - Boron, VIUSID
Agro, NutriSmart and | control experiment that was sprayed with plain water flowering
stage The area of each experimental plot is 10 m2 First goal: Research the effects of foliar fertilizers on growth indicators, yield components and productivity Results of growth criteria: The plant using N3M had the highest plant height with 185.50 cm, followed by the plant using GrowMore with 175.17 cm and the difference was statistically significant compared to the control plant ( 154.13 cm) The reason is that
the high nitrogen (N) content in these two types of foliar fertilizers promotes plant
growth Plants using Calcium - Boron have the largest fruit-bearing segment length (53.97 cm) because Calcium and Boron play an important role in the process of flower differentiation, pollination, fertilization and fruit settng Regarding the factors that
constitute yield and yield, the NT uses Calcium - Boron for the best efficiency with the
number of fruits/tree reaching 44.90 fruits; The number of seeds/fruit is 109.20 seeds; achieved the highest yield in all treatments (seed yield/plant is 8.05g, yield yield is 2005.7 kg/ha, yield yield is 1659.0 kg/ha) Second goal: evaluate seed quality through seed size and oil content The sesame variety used in the experiment is the yellow sesame variety LA-07, with an average seed size of 1.87 mm x 2.90 mm and suitable for export standards for food service Analysis results show that yellow sesame LA-07 has an average oil content of about 44.85%, lower than black sesame DH-1 (48.78%), yellow
sesame VDH (48.6%) ( Pham Thi Phuong Lan, 2012), therefore, it is not suitable for
exporting oil.
Keywords: Sesame, Sesamum indicum L., foliar fertilizer, growth, yeild.
Trang 7MỤC LỤC
TrangLOT CAM ON 0 iiXÁC NHẬN VA CAM DOAN sosssssssessesssessessesssesssssssssessessessssssessessessssseessesaeeseeeseenees iii(COL, <) A ea ivABSTRACT 2222222222 2212211222121112211211211221121121122111111111121111211112012 1121 re Vv MỤC LLỤC ©22-©222SE2EE22E122112711271121121121111121121121121121111111111 11.11 xe viDANH SÁCH CHU VIET TAT ooccsscsscsssesssesssesssesssessesssessssesnessesssesssesstsestssseseseeaeeasees viiiDANH SÁCH CÁC BANG cseccvssscsncssnsverssesevvurerestensconvtseeneevesveesvosestuvenovensvensesvecnvennveess ixDANH SÁCH CAC HIN o.oo cccscscsssesssessesssessesssesssessvessesssesssessresssessesssessseeseesesseseseensees xCHƯƠNG 1 MO DAU 0c oceoscescssssssesessesssessessessuseneesessssnesisesstsessussisssesstseesseesesateeneeseees |
TT -—ằ——=ằ—ằẰằ=ằằẶằằnễằ=neằằẳằằằ-=eằ==— 11.2 Mục tiêu đề tai ooo eccccccccccceceesescesecsessessesscssesecsvesscseseesssesssssesessssesessessesseceeseeesseseaeees 1
CHUONG 2 TONG QUAN TÀI LIỆU - 5: 2- SSE2SE2EE2EE2E2EEEEEEEEEEEEeExrExrrerrree 3
2.1 Giới thiệu chung V6 cây mẻ -2 2-©2222222EE22EE222E2232271222127127112712221 22222 321.1 Piper ir Eseeeesenatetooh tiortiitgiriontgsi,BSIHGISGERIGSU0IG0020808 0S2.1.2 Đặc điểm thực vật học cây mè - 2 22222222212212221271271221122122122112112 2.0 4
2.1.4 Gia tri ion 7
2.1.5 Tình hình sản xuất mè oo cece ccscssesssessessesssesssssssessessessussiessesstsaressessessssseeees 10
a 12
2D leo Kai til Chit PH AL DOTA nenenrnnntiiitiDiioittiiitiBb4SSS43488881201E(EES-H.ERGISHESHSEEESIIRĐIEEE4ĐTSS0IE 12 2.2.2 Vai trò của phân bón lá eceseseeseeseseeseeceeeeseeeseeseesesecaeeaeeeeseeaeeneeeaeeees 12 72561] PHVA LOA PAM, sToinl TS Sẽ hakintinda adminis esacnsisbieskndndi 132.2.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước -2 -2- 22522 15CHUONG 5 VAT TIỂU XÃ PHƯƠNG PHẬT sccssrsencariasamsaunmncesncsereimmunnsncnen 183.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu - 2-2 2¿+2222++2E+22E+22E222E222122222222 222 183.2 Didu 0.000 188 ie
Pb, Wee II Week UES THẾ SAP TT suanseneisniaainiostaigogitiiagiagBiSkstbiER1i083in8006.38.00i8u608 19
VI
Trang 83.4.1 Vật liệu 2-2222222222211111227111122221122.22222222222 ae 19
3.4.2 Phương pháp nghiên CỨU cece 52 252 +22 22322523123 E2E 1 212512171 21.11 re 20CHƯƠNG 4 KẾT QUA VÀ THẢO LUẬN -2-222222+222222222222+2zzzcrrscr 24
- In In eee 244.1.1 Các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của cây mè 2-2 22222z55+¿ 244.1.2 Các yêu tố cầu thành năng suất và năng suất của cây mè . - 5/7)4.1.3 Các chỉ tiêu về phẩm chất hạt 2 2 2+2S+2E+2E£2EE2£E£Ezzxzrxersrzrrzrssrsrce- 30
SD THÂN lỄNG, súc ace spa a ac nected 34
CHƯƠNG 5 KET LUẬN VA DE NGHI.uoccsscsscsscessessesssessessessecssessessessssesessesseessesseese 35
TH TT HS ẶÏÏ.PƯỶŸÝŸẰỶŸĨÏ-ẪẶ-.ỶŸ.Ằ-.—_-.—.— ằ—=——.—= 35on 35TÀI LIEU THAM KHẢO -2 22©22522E22EEE22EE22EE22EE12221222112221222112221222122222ee 36
vil
Trang 9DANH SÁCH CHỮ VIET TAT
Viết tắt Viết đầy đủ
NSG : Ngay sau gieo
NSLT : Năng suất lý thuyết
Trang 10DANH SÁCH CAC BANG
TrangBang 2.1 Thành phần dinh đưỡng trong 100 g hạt mè 2:22 2222222zz222z£2 9Bảng 2.2 Diện tích, sản lượng và năng suất mè trên thế giới và một số nước năm
2.010 gsneaginobreitsaiot4SiBSSESLES35FEEENESg eee seca oe Eee ORE eS 10Bảng 2.3 Diện tích, sản lượng và năng suất mè của Việt Nam giai đoạn 2010 —
Soi cu no gõ Dhọ HhnggE1g10145 51A IE4313GH1GỀS43ãSE3105303I-4EG83L43030ẸQ39381E1G333SESESGIS01345E3088088338L88383:8010:4014388 11Bang 3.1 Đặc điểm thời tiết tại Thủ Đức trong thời gian thí nghiệm 18Bảng 3.2 Đặc tính li, hóa khu đất làm thí nghiệm - 2222222222522 19Bảng 3.3 Các loại phân bón lá sử dụng trong thí nghiệm - ©5555 525 5<<5552 20Bang 4.1 Kết quả các chỉ tiêu về sinh trưởng, phát triển của cây mè 24Bang 4.2 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến các yếu tô cấu thành năng suat 28Bang 4.3 Ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến năng suất 2-2 2- 29Bang 4.4 Bảng kết quả độ ẩm và tỉ lệ nảy mầm của các nghiệm thức 30Bảng 4.5 Chiều dài, chiều rộng và hàm lượng dau của các nghiệm thức 32
Trang 11Ce Ong ti: ĐỀU HH ae 4
Sơ đồ bồ trí thí nghiệm 2-22 22+S22EE£2E£2E22EE2712212221221212212222 222 c-e 21Quy trình phân tích hàm lượng dầu 22-2 2+2s+22£22z+Ez+2zzzzzzz++zse2 23
Cây mè ở nghiệm thức N3M được ghi nhận ở các giai đoạn 26
Số trái thu được của 10 cây theo dõi ở các nghiệm thức 27
Số hạt thu được từ 5 trái ở các nghiệm thức -2- 2 s+2s+2z2zz+zzzzez 29
Tỉ lệ nảy mầm của nghiệm thức N3M 2 222222222222zz22zzzzze 31Chiều rộng hạt mè của các nghiệm thức -22-5222+2z22222z2z2222 31Chiều dài hạt mè của các TSC TAT ST na cố 32Kết quả phân tích dầu của các nghiệm thức -22-2252z+22z+22zz 33
Trang 12CHUONG 1 MỞ DAU
1.1 Đặt vấn đề
Cây mè (Sesamum indicum L.) là một trong những cây được thuần hóa và gieotrồng sớm nhất của nhân loại Hạt mè được xem như một loại thực phẩm tốt cho sứckhỏe, giàu năng lượng và có tác dụng ngăn ngừa lão hóa Trong văn hóa âm thực củangười phương Đông, hạt mè được dùng như một loại gia vị dé tăng độ bùi béo và hương
vị cho các món ăn Trong Đông y, mè là một vị thuốc bồ, giúp nhuận trang, lợi sữa; hạt
mè rang chín kết hợp cùng các loại thảo mộc khác có thé tạo thành các bài thuốc an than,chữa táo bón, hỗ trợ chữa huyết áp cao, xơ cứng mạch máu So với các loại hạt lay dầuquen thuộc khác thì hạt mé có hàm lượng dầu cao hơn và cao nhất có khi lên tới 62,7%(Uzun và Furat, 2008) Dầu mè được coi là một trong những chất béo tốt nhất dé làmthực phẩm, đặc biệt là đối với những người có cholesterol cao, vì lượng 80% axit béocủa dầu mè là axit béo chưa no oleic và linoleic, ngoai ra dầu mè còn chứa nhiều vitamin
và chất chống oxy hoa (Lucy Sun Hwang, 2005) Dé đạt năng suất và chất lượng cao,cây mè phải được chăm sóc và bón phân hợp ly, được cung cấp day đủ các nguyên tốthiết yếu giúp cây hoàn thành tốt chu kì sống của mình Trong quá trình nghiên cứu, cókhoảng 19 nguyên tố được cho là thiết yếu đối với thực vật: C, H, O, N, S, P, K, Mg,
Ca, Fe, Cu, Mn, Zn, B, Mo, Cl, Na, Si, Ni (Hoang Minh Tấn, 2006)
Đất xám nghèo dinh dưỡng, hàm lượng NPK thấp, pH thấp, nghèo mùn, nghèo
vi sinh và hoạt động của vi sinh trong đất yếu Nếu không có biện pháp canh tác phùhợp với cây trồng thì năng suất thấp, dé bi sâu bệnh, sức dé kháng yếu gây ảnh hưởngtới kinh tế Mặc dù thị trường phân bón đa dạng, nhiều mẫu mã nhưng người dân vẫnchưa tìm được loại phân bón phù hợp với quy trình canh tác mè trên vùng đất xám déphục vụ xuất khâu Xuất phát từ vấn đề trên đề tài “Anh hưởng của một số phân bón láđến sự sinh trưởng, năng suất và phẩm chất hạt của cây mè (Sesamum indicum L.) trên
vùng đất xám Thủ Đức, Thành phó Hồ Chí Minh” đã được thực hiện
1.2 Mục tiêu đề tài
Đánh giá ảnh hưởng của 5 loại phân bón lá: GrowMore, N3M, Canxi — Bo,
VIUSID Agro và NutriSmart đến sự sinh trưởng, phát triển và năng suất của giống mè
Trang 13vàng LA-07 nhằm tìm được loại phân bón lá thích hợp dé sử dụng bón thúc trong giai
đoạn ra hoa và đậu trái.
Đánh giá phâm chat hạt của giống mè vàng LA-07 có phù hợp với tiêu chuẩnxuất khâu hay không thông qua 2 chỉ tiêu: kích thước hạt và hàm lượng dầu
1.3 Nội dung thực hiện
Nội dung 1: Khảo sát và so sánh sự ảnh hưởng của các loại phân bón lá đến sinh
trưởng, phát triển và các yếu tô cầu thành năng suất của cây mè
Nội dung 2: Khảo sát hàm lượng dầu hạt mè
Trang 14CHƯƠNG 2 TONG QUAN TÀI LIEU
2.1 Giới thiệu chung về cây mè
2.1.1 Nguồn gốc và phân loại
Từ lâu, cây mè đã là cây lay dầu có giá trị với khoảng một nửa trọng lượng hạt làdầu và trong dầu có chứa nhiều axit béo tốt cho sức khỏe Cây mé là loại cây lay dầu lâu
đời nhất được con người sử dụng (Joshi 1961; Weiss 1971) Có nhiều tài liệu khác nhau
về nguồn gốc xuất xứ, thời gian xuất hiện của cây mè và đây vẫn còn là chủ đề đang
được tranh luận Theo một số tác giả, cây mè đã được trồng ở Ấn Độ hơn 5.000 năm
trước (Bisht và ctv, 1998) Mặt khác, nhiều tài liệu cho rằng nó là cây lấy dầu được
người dân Babylon và Assvria trồng cách đây khoảng 4.000 năm Tuy nhiên, nhiều
người chấp nhận giả thuyết rằng cây mè có nguồn gốc từ Ethiopia, châu Phi Cây mè
được đưa vào Babylon từ châu Phi Sau đó, nó phát triển về phía Tây vào châu Âu và
về phía Đông vào châu Á Sau khi du nhập vào châu Á, mè nhanh chóng phát triển ở Ấn
Độ và một số nước Nam A An Độ và Trung Quốc được xem là trung tâm thứ 2 về giốngmè.
Cây mè (Sesamum indicum L.) thuộc họ Pedaliaceae, là một loại cây hàng nămmọc thang được trồng từ thời cô đại dé lay hạt Nó cũng được sử dụng làm thực phẩm
và hương liệu, cũng như dé chiết xuất một loại dau quý
Phân loại thực vật học:
Giới (regnum) : Plantae
Bộ (ordo) : Lamiales
Ho (familia) : Pedaliaceae
Chi (genus) : Sesamum
Loai (species) :S indicum
Trang 15Hình 2.1 Hình ảnh tổng quan cây mè
(Nguôn: Franz Eugen Kohler và ctv, 1897)Mặc dù mè có nhiều màu sắc nhưng mè đen (Hình 2.2c) và mè trắng (Hình 2.2a) phổ biến hơn và được trồng rộng rãi Mè đen có khả năng sinh trưởng mạnh, chống dé,
chiu han, trong khi mé trang co ham luong dau cao, chat luong tốt, có diện tích trồng vàphân bố lớn nhất Đối với các giống khác, chang hạn như mè vàng, cây của nó thường
Trang 16Đa số giống mè ở Việt Nam là giống mè có kiểu sinh trưởng hữu hạn, với thời gian sinhtrưởng ngắn từ 75 - 85 ngày.
Thân: Thân mè thuộc thân thảo, thân thường có hình 4 cạnh với những tiết diệnvuông và những rãnh doc Màu sắc thân thay đổi từ màu xanh nhạt đến mau tím tùy theogiống, nhưng phổ biến nhất là màu xanh đậm, khi trưởng thành sẽ chuyên dần sangvàng Thân cao từ 60 đến 180 cm, cũng có khi cao đến 250 cm (Editors of EncyclopaediaBritannica, 2023) Thân mè có thé nhẫn, có ít lông hoặc rất nhiều lông Nhiều nghiêncứu cho thấy mối tương quan chặt chẽ giữa mức độ bao phủ lông trên thân và khả năngchống chịu hạn của mè
Lá: Lá mè là lá đơn, mọc cách trên thân, cành Hình dạng lá thay đôi tùy giống
và ở vi trí khác nhau trên thân cũng có hình dạng khác nhau Thông thường, lá ở vị tríthấp và gần gốc cành thường rộng bản và chia thùy, lá trên nhỏ và thuôn dai Phién láthường có lông và có chất nhay Cuống lá dai 1 - 5 cm
Hoa: Hoa mè thuộc hình chuông Cuống hoa ngắn Tràng hoa gồm 5 cánh hợpthành hình chuông Đài hoa xanh, 5 cánh nông Ong hoa dai 3 — 4 em Hoa mọc ở nách
lá thành chùm Mỗi chùm có 4 — 8 hoa Bau nhụy nằm trên đáy hoa, có 2 ngăn với nhiềuvách giả.
Trái: Trái mè là loại trái nang, có chứa nhiều hạt, có loại bung và không bung khichín sinh lý Loại được trồng phô biến hơn là loại trái bung, vỏ nang sẽ bị tách từ trênThời gian bắt đầu ra hoa dao động từ 30 đến 48 ngày phụ thuộc vào thời gian sinh trưởngcủa giống Hoa mè có thé có màu trắng, hồng đến màu tim hoa cà (Arriel, 2007) Mỗichùm hoa, có thé mang được 4 - 5 trái.xuống khoảng hai phan ba chiều dai và rụng hat,
do đó, nếu không thu hoạch kịp thời sẽ gây ra thất thoát, làm giảm năng suất (Zerihun
và ctv, 2012) Chat lượng trái cũng khác nhau tùy thuộc vào vị trí đóng trái Thường trái
ở Vi trí thấp có hạt lớn hơn ở những vi trí cao VỊ trí dong trái đầu tiên khoảng 25,0 cmđến 161,3 cm và có liên quan chặt chẽ với chiều cao trung bình của cây, thay đổi từ149,0 đến 310,7 cm Thường có 6 đến 205 trái nang trên mỗi cây (Arriel, 2007)
Trang 17Hạt: Số hang hạt là đặc điểm giống cho nên được coi là một chi tiêu dé phân biệt,
đánh giá giống Hạt mè nhỏ có hình bầu dục, hơi det, có kích thước 3,0 mm x 1,5 mm
và có nhiều màu khác nhau từ trắng, vàng, xám, đỏ, nâu hoặc đen Hạt mè tương đốimảnh và chứa rất nhiều dau Hàm lượng dau của hạt mè thay đổi theo giống và mùa vụtrồng (Tạ Quốc Tuan và Tran Văn Lot, 2006) Hạt mè rất nhỏ, trọng lượng 1000 hạt
thường biến động khoảng 4 - 4,5 g Hơn nữa, hạt của nó không chi chứa tat cả các axit
amin thiết yêu và axit béo mà còn là nguồn vitamin tốt (axit pantothenic và vitamin E)
và khoáng chất như Canxi (1450 mg/100 g) va Phốt pho (570 mg/100 g)
2.1.3 Điều kiện ngoại cảnh
Nhiệt độ: Nghiên cứu của Gurjinder va ctv năm 2020 cho thấy nhiệt độ có ảnh
hưởng đến sinh trưởng phát triển và năng suất của cây mè Cây mè có nguồn gốc nhiệtđới nên yêu cầu nhiệt độ tương đối cao Nhiệt độ thích hợp trong thời kỳ sinh trưởng
dinh dưỡng là khoảng 25 - 27°C, trong khi thời kỳ sinh trưởng phát triển (nở hoa, kếttrái và chín) cần nhiệt độ cao hơn, khoảng 28 - 32°C Nếu nhiệt độ giảm dưới 20°C thì
Trang 18quá trình sinh trưởng chậm lại và dưới 10°C thì kìm hãm quá trình sinh trưởng Ngược
lại, trong thời gian ra hoa, nhiệt độ cao trên 40°C sẽ cản trở sự thụ phan va thu tinh, tang
tỉ lệ rụng hoa và giảm số hoa nên anh hưởng năng suất
Anh sáng: Mè là cây ưa ánh sáng, có phản ứng quang kỳ ngày ngắn Trong điềukiện thời gian chiếu sáng dưới 10 giờ trong ngày sẽ rút ngắn thời gian sinh trưởng đinhdưỡng Sau khi ra hoa kết trái, mè cần nhiều ánh sáng Giai đoạn hình thành trái đếnchín cần số giờ nắng khoảng 200 - 300 giờ/tháng Thời vụ gieo trồng khác nhau ảnhhưởng đến năng suất mè Do đó, đối với từng giỗng ở mỗi vùng nhất định cần phải xác
định thời điểm gieo trồng thích hợp dé có được năng suất tối da
Nước: Cây mè có khả năng chịu hạn tốt Tuy nhiên, để mè cho năng suất cao thìcần phải cung cấp một lượng nước nhất định trong suốt quá trình sinh trưởng Mè cần
lượng mưa 500 - 600 mm và phân bố đều toàn vụ Am độ đất thích hợp cho mè sinh
trưởng và phát triển tốt là 70 - 80% Trong điều kiện tưới, cần tổng khoảng 900 - 1000
mm mỗi vụ Đặc biệt, ở thời kỳ cây con, mè rất mẫn cảm với sự thiếu hụt nước Tuynhiên, ở thời kỳ ra hoa néu mưa sẽ làm giảm mạnh năng suất Thời điểm thu hoạch gặp
mưa cũng làm giảm năng suất và chất lượng hạt
Gió: Gió nhẹ có thé làm thông thoáng và giúp ích cho thụ phan mè nhưng giómạnh có thé làm đồ ngã do thân mè nhỏ, mảnh khanh Do đó, nên han chế trồng mè ởnhững vùng gió nhiều hoặc chọn những giống cứng cây, dạng hình cây thấp, lóng ngắn
và vun gốc cho cây đề hạn chế thiệt hại do gió ( Nguyễn Thị Hồng Thắm, 2017)
Đất đai: Mè là cây ít kén đất trừ đất mặn và đất thoát nước kém như đất sét, mè
sẽ không chịu được tích tụ nước trên thân cây vì nó hạn chế sự hiện điện của oxy và làmcây chết ngạt, hoặc nếu cây không chết thì nó sé dé nhiễm bệnh, thối rễ và cho năng suấtthấp hơn (Zerihun và ctv, 2012) Mè có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên đất có độmàu mỡ trung bình Đất có pH từ 5,5 - 8,0 đều trồng mè được nhưng thích hợp nhất là
pH 6.0 (Lê Vĩnh Thúc và Nguyễn Quốc Khương, 2020)
2.1.4 Giá trị dinh dưỡng
Hạt mè được đánh gia là thực phẩm có giá trị cao do hàm lượng dau cao và giàuprotein Hàm lượng dau khác nhau giữa các báo cáo từ 37 - 63%, do các yêu tố di truyền
và môi trường (Kinman và Stark, 1954) Thành phần dinh dưỡng có trong 100 g mèđược trình bày ở Bảng 2.1, bao gồm chất béo, protein, vitamin, chất khoáng và chất xơ
Trang 19Lipid: Dầu mè chứa khoảng 80% axit béo không no và các axit béo bão hòa chiếm
it hơn 20% tông số axit béo và axit stearic là axit béo bão hòa chính trong dầu mè Axitoleic và linoleic là các axit béo chính và hiện diện với tỉ lệ xấp xỉ bằng nhau (Lyon,1972) với khoảng 44% axit linolic, 42% oleic và 13% axit béo bão hoa (Smith, 1971).Dau từ hạt mé là loại dầu có khả năng chống ôi thiu nhiều nhất do khả năng khang oxyhóa (Budowski, 1950) Nguyên nhân có thé là do dầu mè có chứa một lượng lớn chatchống oxy hóa tocopherol (vitamin E), phytosterol và sesamol, sesamin và sesamolin -những chất không thé tìm thấy được trong các loại dau khác Hạt mè là một trong sốnhững loại hạt giàu phytosterol nhất, đặc biệt là B - sitosterol, ức chế sự phát triển của
tế bào ung thư ruột kết ở người, tế bào ung thư tuyến tiền liệt và tế bào ung thư vú
(Hwang, 2005).
Protein: Hạt mè chứa 17 - 32% protein với trung bình khoảng 25% (Lyon, 1972).Trong hạt mé có nhiều axit amin chứa lưu huỳnh Sastry va ctv (1974) đã báo cáo rằngviệc bổ sung mè với 1,25% lysine đã cải thiện giá trị dinh dưỡng của protein, khiếnchúng có thé sánh ngang với sữa bột gầy Nếu bồ sung thêm methionine va tryptophan,protein từ mè có thé sáng ngang với sữa bột gay, là nguồn protein tuyệt vời dé làm thức
ăn dặm cho bé Việc sử dụng protein hạt mè sẽ loại bỏ các vấn đề gặp phải khi thựcphẩm được bồ sung methione tự do có tính chat không ồn định
Carbonhydrate: Hàm lượng carbohydrate của hạt mẻ tương đương với hạt lạc và cao hơn hạt đậu tương (Joshi, 1961) Hạt mè chứa 14 - 25% carbohydrate Hạt chứa
khoảng 5% đường, hầu hết là đường khử
Chất khoáng: Hạt mè chứa nhiều chất khoáng (4 - 7%), đặc biệt là canxi, phốt
pho và sắt Canxi chủ yêu có trong vỏ hạt và bị mat đi trong quá trình tách vỏ Hơn nữa,kha dụng sinh học của canxi từ mè ít hơn từ sữa hoặc bánh mì có thé do nồng độ oxalate
va phytate cao trong hạt.
Trang 20Bảng 2.1 Thành phần dinh đưỡng trong 100 g hạt mẻ
Loại dinh dưỡng Gia tri
Nang lượng 573 kcal
Không bão hòa (mono) 18,8%
Không bão hòa (poly) 21,8%
Trang 212.1.5 Tình hình sản xuất mè
2.1.5.1 Tình hình sản xuất mè trên thế giới
Theo số liệu thống kê của FAOSTAT, tính từ năm 2010, mỗi năm trên thé giới
có hơn 8 triệu ha mé được gieo trồng và không ngừng tăng lên và đến năm 2020 đã đạt
hơn 11 triệu ha Trong đó, ba nước có diện tích trồng mè nhiều nhất là An D6 (2.079.280
ha), Myanmar (1.519.191 ha) va Sudan (1273020 ha), các nước còn lại có diện tích canhtác ít hơn nửa triệu ha (Trung Quốc có 448431 ha, Mexico có 70504 ha)
Tương ứng với diện tích gieo trồng lớn, Ấn Độ và Myanmar là nước có sản lượng
mè lớn nhất (An Độ 893.000 tan và Myanmar 787.400 tan), tuy nhiên, vị trí thứ ba vớisản lượng 587.947 tấn thuộc về Trung Quốc Mặc dù Sudan có diện tích trồng lớn nhưngchỉ đứng ở vị trí thứ 7 với 248.000 tấn cho thấy Trung Quốc có kỹ thuật canh tác giúpđạt năng suất vượt trội
Nhìn chung năng suất mè bình quân trên thé giới không cao, chỉ khoảng 0,5255tan/ha Trung Quốc, Ethiopia và Thái Lan là 3 nước có năng suất gieo trồng cao với lầnlượt là 1,3111 tan/ha, 0,8519 tan/ha và 0,7187 tan/ha Năng suất bình quân mè có théthay đổi phụ thuộc vào nhiều nguyên nhân như thổ nhưỡng dat, trình độ thâm canh vàkhả năng dau tư tiễn bộ kỹ thuật vào sản xuất (Tạ Quốc Tuấn và Trần Văn Lot, 2006).Bang 2.2 Diện tích, sản lượng va năng suất mé trên thế giới và một số nước năm 2010
Nơi canh tác Diện tích (ha) Sản lượng (tan) Năng suất (tan/ha)
Trang 222.1.5.2 Tình hình sản xuất mè ở Việt Nam
Ở Việt Nam, đất đai và khí hậu rất thích hợp cho cây mè sinh trưởng, phát triển
và thực tế cũng cho thấy cây mè có thể trồng khắp các vùng sinh thái trong cả nước dochúng có khả năng thích ứng rộng, dé trồng và đầu tư sản xuất mè cũng không nhiều.Trong số rất ít cây trồng cạn hằng năm, mè là một trong những cây trồng có thời giansinh trưởng ngắn và có thé được đưa vào hệ thống luân canh, xen canh như bắp, đậuphộng, đậu nành và một số cây trồng khác Do đó, mè có tiềm năng trở thành cây giúp
đa dạng hóa cây trồng, nhất là trên đất lúa nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên đơn vịdiện tích đất và sử dụng hợp lý những điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội và nguồn lựctrong nông hộ.
Theo thống kê của FAO, điện tích canh tác và sản lượng mè của Việt Nam có sựbiến động từ năm 2010 đến năm 2020 Năng suất mé từ năm 2012 tăng lên gấp đôi sovới năm 2010 và từ đó luôn đạt ôn định ở mức năng suất trên 0,7 tan/ha
Bang 2.3 Diện tích, sản lượng va năng suất mé của Việt Nam giai đoạn 2010 — 2020Năm 2010 2012 2014 2016 2018 2020
Diện tích
47.000 41.594 43.031 50.546 29.059 33.309(ha)
Sản lượng
, 17.000 30.206 34.745 43.446 27.836 21.250(tan)
Nang suat
, 0,3617 0,7262 0,8074 0,8594 0,7313 0,8357 (tan/ha)
Dau mé
(ấn) 4.789,41 7.218,88 3.48749 3.799,32 3.03297 4.166,67
tân
Nguôn: theo thong kê cha FAOSTAT
Diện tích mè ở ĐBSCL đang có chiều hướng gia tăng nhanh bởi hiệu ứng củaviệc chuyên đổi cơ cấu cây trồng ở một số địa phương Tai An Giang, Cần Tho, Đồng
Tháp và Long An ước tính có khoảng gần 7.000 ha mè, chiếm 17% diện tích mè cả
nước, trong đó Đồng Tháp và An Giang là 2 tỉnh có năng suất bình quân cao nhất 1,2 1,4 tan/ha (Trần Thị Hồng Tham và ctv, 2008; Phạm Thị Phương Lan, 2011) Tuy nhiên,
-so với một số cây có dầu như đậu phong, đậu nành thì cây mè chưa được quan tâm vàđầu tư đúng mức cho di dầu mè có giá trị cao, có nhu cầu lớn, ngay cả thị trường trongnước.
11
Trang 232.2 Phan bón lá
2.2.1 Khái niệm phân bón lá
Theo Nghị định số 191/2007/QDCP ngày 31/12/2007, phân bón lá là các loại
phân bón được tưới hoặc phun trực tiếp vào lá, thân hoặc tưới gốc dé cung cấp chất đinh
dưỡng cho cây trồng thông qua thân lá Các loại phân bón qua lá là những hợp chất dinhdưỡng, có thé là các nguyên té đa lượng, trung lượng hoặc vi lượng, được hòa tan trong
nước và phun lên cây đề cây hấp thụ (Đường Hồng Dật, 2001) Phân bón lá là chế phẩm
có chứa một hoặc nhiều chất đinh dưỡng trong một lượng thích hợp và được điều chỉnh
dé đảm bao khả năng hap thụ cao nhất qua lá bằng cách bé sung chất hoạt động bề mặt,
chat làm âm (El-Fouly, 2002) Theo Phạm Anh Cường và Nguyễn Mạnh Chinh (2010),ngoài các phân bón lá mà thành phần dinh dưỡng là các chất vô cơ, hiện có nhiều loạiphân bón lá hữu cơ Chất hữu cơ được sử dụng trong các phân bón lá là các chất chiếtxuất từ nguồn động - thực vật có hoạt tính sinh học cao
2.2.2 Vai trò của phần bón lá
Vai trò chính của phân bón lá là cung cấp nguyên tố khoáng cho cây
Hầu hết các phân bón lá cho hiệu lực nhanh, kinh tế hơn bón vào đất do cây sửdụng đến 95% lượng dinh dưỡng bón vào, trong khi hệ số sử dụng phân bón tương tựkhi bón vào đất chỉ đạt 45 - 50%, thậm chí thấp hơn Dùng phân bón lá cho năng suất lá
gấp 1,5 lần so với dung phân bón gốc qua rễ và 3,3 lần khi không bón phân, nguyên
nhân cơ bản là do cây trồng tiếp nhận dinh dưỡng qua lá với diện tích bằng 15 - 20 lầndiện tích đất ở tán cây che phủ Việc sử dụng phân bón lá ngày càng tăng do việc sửdụng lâu dai các nguyên tô dinh dưỡng đa, trung lượng mà không có bổ sung các chất
vi lượng, mà các nguyên tố vi lượng rat dé bị rửa trôi, kết tủa khi thay đổi môi trườngnên việc đưa nguyên tô vi lượng vào cây thông qua lá là phương pháp hiệu quả
Vai trò phân bón lá: Bồ sung thêm các chất dinh dưỡng còn thiếu mà đất và phânbón đa lượng không thể cung cấp đủ Giúp cây trồng khắc phục các hạn chế khi việccung cấp dinh dưỡng qua đất bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ, cường độ chiếu sáng, phản ứngcủa đất, hoặc xuất hiện các yêu tố dinh dưỡng đối kháng Cung cấp chất dinh dưỡng
theo hướng tăng cường chức năng, nhất là trong các giai đoạn sinh trưởng sinh thực cây
trồng (hình thành trái, củ, chỉ tiêu chất lượng Hạn chế mất dinh dưỡng trong đất do bị
cô định hoặc bị rửa trôi Một số nguyên tố dinh dưỡng, thậm chí được khuyến cáo chỉ
12
Trang 24nên bón phân qua lá như bón sắt vào đất kiềm, bón các nguyên tổ vi lượng (Bùi HuyHiền và ctv, 2008).
Bon qua lá tốt nhất các đợt bón bồ sung, bón thúc dé đáp ứng nhanh các nhu cầudinh dưỡng của cây Đặc biệt là giúp cây chóng hồi phục sau khi bị sâu bệnh, bão lụtgây hại, hoặc là khi trong đất vì lí do khác nhau cây bị thiếu chất dinh dưỡng một cáchđột ngột.
Các loại phân bón lá hữu cơ không những cung cấp thêm chất dinh dưỡng chocây mà còn có tác dụng kích thích sinh trưởng thông qua tác động của các hoạt chất liênquan tới các quá trình sinh lý trong cây, tăng sức đề kháng của cây với điều kiện bắt lợi(han, tng, giá rét, sâu bệnh) Ngoài ra các phân bón lá hữu cơ còn dam bảo độ sạch cho
nông sản.
2.2.3 Phần loại phần bón lá
Có thê chia phân bón lá thành các nhóm theo: dạng, thành phần dinh dưỡng và
theo cơ chế liên kết các nguyên tố dinh dưỡng (Bùi Huy Hiền và ctv, 2013)
Theo dạng thì phân bón lá được chia thành: dạng rắn và đạng lỏng
Theo cơ chế liên kết các nguyên tố dinh dưỡng thì phân bón lá được chia thànhhai nhóm: dạng vô cơ; dạng hữu cơ, trong đó có chelate và hữu cơ - khoáng.
Theo thành phần có thê chia phân bón lá thành 3 nhóm: chỉ có các yếu tố dinh
dưỡng vô cơ riêng rẽ hoặc phối hợp (da lượng, trung lượng và vi lượng), có bé sung
chất điều hòa sinh trưởng (kích thích, ức chế ) và có thuốc bảo vệ thực vật
Nguyên tổ đa lượng thường có hàm lượng biến động từ 0 1 đến 1,5% khối lượngchất khô gồm N, P, K, Ca, S, Mg, Si Các nguyên tố vi lượng có hàm lượng nhỏ hơn0,1% chất khô bao gồm các nguyên tô: Fe, Cu, Mn, Zn, B, Mo, Na, Ni, Co, Các nguyên
tố siêu vi lượng có hàm lượng vô cùng nhỏ (108 — 10% khối lượng chất khô): Hg, Au,
Se, Cd
Vai trò của một số đa lượng trong cây:
Photpho (P): tham gia vào thành phần của axit nucleic, photpholipid, ADP,
ATP P tham gia vào nhóm hoạt động của các enzym oxi hóa khử là NAD, NADP,
FAD, FMN P có mặt trong một nhóm các chất rất phố biến trong quá trình trao đốichất như hexosephotphat, triosephotphat, pentosephotphat Khi bón đủ photpho thìcây sẽ sinh trưởng tốt, hệ thống rễ phát triển, đẻ nhánh khỏe, xúc tiến hình thành cơ
13
Trang 25quan sinh sản, xúc tiến các hoạt động sinh lí đặc biệt là quang hợp và hô hấp Kết quả
là tăng năng suất cây trồng
Kali (K): mặc du chưa phát hiện ra K ở trong các hợp chất hữu cơ, nhưng vaitrò sinh lí của K đối với cây cực kì quan trọng K có tác dụng điều chỉnh các đặc tính líhóa của keo nguyên sinh chất, điều chỉnh sự đóng mở của khí không K hoạt hóa rấtnhiều enzym tham gia vào các biến đổi chat trong cây, đặc biệt là quá trình quang hợp
và hô hấp K làm tăng tính chống chịu của cây đối vối các điều kiện ngoại cảnh bấtthuận như tính chống bệnh, tính chống chịu hạn, nóng Bón phân kali sẽ làm hạt chắc,khối lượng hạt tăng, củ mây, tăng hàm lượng tinh bột và đường trong sản phẩm, tăngnăng suất kinh tế và phẩm chất nông sản
Canxi (Ca): vai trò quan trọng nhất của canxi là tham gia vào hình thành thành
tế bào, hoạt hóa nhiều enzym của quá trình trao đổi chat
Vai trò của một số vi lượng trong cây:
Sắt (Fe): vai trò quan trọng nhất của Fe là hoạt hóa các enzym, đặc biệt là cácenzym oxy hóa khử của quang hợp và hô hấp Fe không tham gia vào thành phần củadiệp lục nhưng lại có ảnh hưởng quyết định đến sự tổng hợp diệp lục trong cây Triệuchứng gặp phải lúc thiếu sắt là lá cây mat màu xanh chuvén sang vàng và trắng
Mangan (Mn): Mn là nguyên tố vi lượng tham gia vào hoạt hóa rất nhiềuenzym của chu trình Krebs, sự khử nitrat và quang hợp Thiếu Mn, thường xuất hiệncác vết hoại tử trên lá
Đồng (Cu): Cu hoạt hóa các enzym liên quan đến các quá trình sinh lí và hóa
sinh trong cây như tổng hợp protein, axit nucleic, dinh dưỡng nitơ, hoạt động quang
Kẽm (Zn): Kẽm tham gia hoạt hóa khoảng 70 enzym liên quan đến nhiều quátrình biến đổi chat và hoạt động sinh lí như quá trình dinh dưỡng photpho, tổng hợpprotein, tổng hợp phytohocmon, tăng cường hút các cation khác Thiếu kẽm sẽ rốiloạn trao đôi auxin sinh trưởng bị ức chế, sinh trưởng chậm, lá cây bị biến dạng, ngắn,nhỏ và xoăn, đốt ngắn và biến dạng
Bo (B): ảnh hưởng đến quá trình phân hóa hoa, thụ phấn thụ tinh và sự đậu
quả Khi thiếu B thì chéi ngọn bị chết, các chéi bên cũng thui dần, hoa không hìnhthành, quá trình thụ tinh và đậu quả kém, quả rụng, rễ sinh trưởng kém, lá bị day lên
B là một trong những nguyên tố vi lượng có hiệu quả nhất đối với cây trồng
14
Trang 262.2.4 Tổng quan tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.4.1 Tình hình nghiên cứu trong nước
Lượng phân bón gốc khuyết cáo và thực tế trên cây mè:
Lân và kali đóng vai trò rất quan trọng đối với cây mè, bởi mè là loại cây đượctrồng đề thu hoạch dầu, đặc biệt trên chân đất xám bạc màu (có hàm lượng kali bị rửatrôi) Mè thâm canh trên chân đất lúa đề nghị cho 1 ha ở mức 90 kg N + 30 kg P2Os +
30 kg K2O (Tạ Quốc Tuan và Trần Van Lot, 2006) Trần Thị Hồng Tham và ctv (2008)
dé xuất lượng phân bón cho cây mè tại Đồng Tháp Mười là 90 kg N + 60 kg PzOs + 90
kg KaO cho diện tích 1 ha Nguyễn Thị Hồng Thắm (2017) đề xuất lượng phân bónkhuyến cáo cho 1 ha tại tỉnh Vĩnh Long là 80 — 100 kg N + 60 kg PzOs + 40 — 50 kg K20
+ 300 kg hữu cơ vi sinh Mô hình canh tác mè ở Cần Thơ trung bình theo công thức
phân bón cho 1 ha là 90 kg N + 60 kg P20s + 30 kg K2O (Trinh Quang Khương va ctv,2019) Tuy nhiên, trên thực tế, giữa các nông hộ bón phân khác nhau rất nhiều Tại tỉnhCần Thơ, lượng phan bón thực tế giữa các nông hộ dao động 88 — 121 kg N+ 53 — 84
kg P20s5 + 31 — 59 kg K2O (Trinh Quang Khương va ctv, 2019) Tại huyện Đức Hòa và
Đức Huệ của tỉnh Long An, nông dân thường bón ở mức tối thiểu trung bình là 41 kg N
+ 50 kg PzOs + 10 kg KaO và chỉ bón lót, chưa quan tâm tới việc bón thúc Đây cũng làmột trong những yêu tố hạn chế tới khả năng sinh trưởng, phát triển của cây mè, đặcbiệt là vào cuối giai đoạn sinh trưởng, việc thiếu dinh dưỡng đã làm gia tăng tỷ lệ hạtlép và cho năng suất thấp
Nghiên cứu phân bón lá trên cây mè:
Do cây mè vẫn chưa được xem là cây trồng chủ lực nên nghiên cứu về hiệu quảcủa phân bón lá trên cây mè vẫn còn rất hạn chế Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Khương
và ctv (2021) cho thấy phun bé sung naphthalene acetic acid với nồng độ 50 ppm đã gópphan tăng số lá/cây, chlorophyll a, chlorophyll tông tỉ lệ đậu trái mè, hàm lượng dinhdưỡng N, P trong lá, số trái/cây, sinh khối khô và năng suất hạt mè Phun bé sung Bo ởnồng độ 150 ppm dẫn đến tăng số trái/cây, số hạt/trái, khối lượng hạt/cây và năng suất
hạt mè đen (Nguyễn Thị Bích Thắm và ctv, 2021) Nghiên cứu của Trần Ngọc Hữu va
ctv (2021) cho thấy phun bồ sung Canxi-Bo giúp tăng số trái trên cây mè tại huyện Lap
Vò, tỉnh Đồng Tháp Trong khi phun Brassinolide làm tăng chiều cao cây, số trái trên
cây và năng suất mè tại huyện Hồng Ngự tinh Đồng Tháp
15
Trang 27Nghiên cứu phân bón lá trên một số cây khác:
Bằng biện pháp ngâm hạt giống trước khi gieo và phun bổ sung trên lá tổ hợpKCIO: và các nguyên tổ vi lượng Cu, Zn, Mn, B ở các giai đoạn sinh trưởng của cây
đậu xanh đã thúc day quá trình sinh trưởng (tăng chiều cao cây, tăng diện tích lá, tăng
số lượng nốt san, tăng trọng lượng tươi và trọng lượng khô), tăng năng suất và các yếu
tố cau thành năng suất (số trái/cây, số hạt chắc/trái, trọng lượng 1000 hat), cải thiệnphẩm chat hạt (Nguyễn Tan Lê và Lê Thi Kim Lành, 2013)
Nghiên cứu của Trần Minh Thắng và Nguyễn Tắn Lê (2016), cho thấy ngâm hạtgiống và phun bổ sung dung dịch tổ hợp té hợp các nguyên té vi lượng B, Cu, Mo vàGibberellin vào lá ở các giai đoạn sinh trưởng, kết hợp sử dụng bón lót phân kali phùhợp đã có tác dụng tốt đến quá trình sinh trưởng phát triển của cây củ đậu so với đốichứng: làm tăng tỉ lệ nảy mầm, tăng diện tích lá, rút ngắn thời điểm ra hoa và tăng phâmchất củ
Phun định kì 50 ml/lần/tuần phân bón lá NPK đã làm tăng chiều dai ngồng hoa,
số lượng hoa/ngồng và kích thước hoa Trong đó, chế pham NPK= 6:30:30 làm cây lanDendrobium lùn ra hoa với tỉ lệ 100% Hai chế phẩm NPK = 6:30:30 và 10:30:30 làm
tăng chiều dai ngồng hoa, số lượng hoa/ngồng và kích thước hoa lớn nhất (Nguyễn Thi
Thu Đông va ctv, 2019).
Nghiên cứu của Võ Hoài Hận va Tran Thi Bích Van vào năm 2019 cho thay xử
lý Canxi 0,5% + Boron 50 ppm và Canxi 1% + Boron 50 ppm trên giống lúa ML202
giúp tăng độ cứng cây, số hạt/bông, tỉ lệ hạt chắc và năng suất lúa
Trong nghiên cứu của Bùi Thị Câm Hường và ctv (2019), cả 5 nghiệm thức sửdụng phân bón lá có thành phần gồm Phe 100 ppm, SA 100 ppm, FeSO¿ 0,5%, ZnSO¿0,5%, Borax 0,5% đều cho khối lượng củ, hàm lượng curcumin và năng suất của nghệ
Xà Cừ vượt trội hơn so với đối chứng
2.2.4.2 Nghiên cứu ngoài nước
Theo nghiên cứu của Kolima Peña va ctv (2018), sử dụng VIUSID Agro cho ảnhhưởng tích cực đến sự sinh trưởng hình thái của cây thuốc lá, cụ thé là tăng khối lượng
tươi và khô của cây thuốc lá, cũng như tăng chiều cao, đường kính thân, tán lá, tốc độ
tăng trưởng và năng suất Tương tự, nghiên cứu của K Pena Calzada và ctv (2018) sửdụng VIUSID Agro cho thấy sự gia tăng về số lượng lá, đường kính củ và tốc độ tăng
trưởng cũng như tán lá của cây củ cải đường so với đối chứng không sử dụng
16
Trang 28Với liều lượng 0,96 L VIUSID Agro cho 1 ha ngô thí nghiệm cho kết quả vượttrội so với đôi chứng 26,19% về năng suất hạt, 8,89% về tỉ lệ protein hạt, 45,39% vềnăng suất protein/ha, 3,14% đối với tỉ lệ dầu hạt, 40,44% đối với năng suất dầu và
33,29% đối với năng suất carbohydrate (Hashim Abdel-Lattif và ctv, 2018) Hiệu quả
của ứng dụng VIUSID Agro đối với sinh trưởng và năng suất của cây trồng được giảithích do sản phẩm này rất giàu một số axit amin mà cây trồng cần Axit amin nồi tiếng
là chất kích thích sinh học, có tác động tích cực đến sự phát triển, năng suất của câytrồng và giảm thiểu đáng kể các tốn thương do căng thang phi sinh học gây ra Changhạn như arginine có chức năng kích thích sự phát triển của rễ, là một trong những axitamin chính của vùng rễ, bên cạnh axit aspartic, tham gia vào hầu hết các quá trình trao
đôi chât của cây trông.
17
Trang 29CHƯƠNG 3 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP
3.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ tháng 03 năm 2023 đến tháng 11 năm 2023
Địa điểm nghiên cứu: Khu thực nghiệm Nông học Trường Đại học Nông LâmThành phố Hồ Chí Minh
3.2 Điều kiện thời tiết
Khí hậu thời tiết là yếu tố cơ ban và không thé thay thế dé có năng suất cao, ôn
định Sự thay đôi về các yếu tô khí hậu thời tiết như: nhiệt độ, độ âm làm ảnh hưởng đến
quá trình sinh trưởng, phát triển và năng suất của cây mè tại điểm nghiên cứu
Bảng 3.1 Đặc điểm thời tiết tại Thủ Đức trong thời gian thí nghiệm
Tháng Nhiệt độ trung Am độ trung Tổng lượng Số giờ nắng
bình (°C) bình (%) mưa (mm) (gid/thang) 03/2023 28,4 73 0 247
04/2023 30,4 76 13 214
05/2023 30,2 81 124 191
06/2023 29,6 83 195 186
(Nguon: Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến doi khí hậu 2023)
Qua Bảng 3.1 cho thấy nhiệt độ trung bình của các tháng không có nhiều biếnđộng, dao động từ 28,4 đến 30,4°C và tương đối phù cho sự phát triển của cây mè Sốgiờ nắng dao động từ 186 - 247 giờ tương đối phù hợp cho cây mè sinh trưởng và pháttriển Lượng mưa ở các tháng thí nghiệm biến động khá lớn, dao động từ 0 - 195 mm.Ảnh hưởng đến sự phát triển của cây mè, tháng 5 và 6 mưa nhiều lần lượt đạt 124 mm
và 195 mm; rơi vào giai đoạn ra hoa - kết quả và giai đoạn chín - thu hoạch gây bất lợicho cây, khó khăn khi thu hoạch và phơi mè.
18