1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp Nông học: Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thể cho hoa hồng lửa và hồng nhung trồng chậu tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

96 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Thử Nghiệm Mô Hình Ứng Dụng Giá Thể Cho Hoa Hồng Lửa Và Hồng Nhung Trồng Chậu Tại Thành Phố Sa Đéc, Tỉnh Đồng Tháp
Tác giả Trần Ngọc Trân
Người hướng dẫn TS. Trần Văn Thịnh
Trường học Trường Đại học Nông Lâm
Chuyên ngành Nông học
Thể loại khóa luận tốt nghiệp
Năm xuất bản 2024
Thành phố Thành phố Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 96
Dung lượng 24,09 MB

Nội dung

Mục tiêu của đề tài là xác định được công thứcgiá thé phù hợp nhất cho hoa hồng lửa và hồng nhung trồng chậu sinh trưởng, phát triểntốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 20% so với

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHÓ HÒ CHÍ MINH

KHOA NÔNG HỌC

3k 3k aK sk ok 2k

KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP

THU NGHIEM MÔ HÌNH UNG DUNG GIÁ THẺ CHO

HOA HONG LỬA VÀ HONG NHUNG TRONG

CHAU TẠI THÀNH PHO SA DEC,

TINH DONG THAP

SINH VIÊN THỰC HIỆN : TRANNGOC TRAN

NGÀNH : NÔNG HỌCKHÓA : 2020 - 2024

Thành phó Hồ Chí Minh, tháng 5/2024

Trang 2

THU NGHIEM MÔ HÌNH UNG DỤNG GIÁ THE CHO

HOA HONG LUA VA HONG NHUNG TRONG

CHAU TẠI THÀNH PHO SA DEC,

TINH DONG THAP

Tac gia

TRAN NGOC TRAN

Khóa luận được đệ trình dé đáp ứng yêu cầu

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, con xin được chân thành gửi lời cảm ơn đến Cha Mẹ đã có công ơnsinh thành, nuôi nang con dén ngày hôm nay và luôn tao điều kiện cho con được học tậpthật tốt Con xin cảm ơn sâu sắc đến gia đình và người thân đã luôn bên cạnh ủng hộ,động viên con những lúc khó khăn và là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho con trong suốtnhững năm qua dé con đi đến được ngày hôm nay

Em xin gửi lời cảm ơn đến Ban Giám hiệu nhà trường, Ban chủ nhiệm Khoa Nônghọc cùng quý Thầy/Cô giảng viên Trường Dai học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh đã luôntận tình giảng dạy và truyền đạt cho em vốn kiến thức, những kỹ năng và trải nghiệmthực tế về ngảnh học dé em có được hành trang vững chắc hoàn thành thật tốt khóa luận

tốt nghệp của mình và vững bước vào đời

Em xin được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc và chân thành nhất đến Thầy Trần Văn

Thịnh - Giảng viên Bộ môn Khoa học đất - Phân bón, Khoa Nông học, Trường Đại học

Nông Lâm TP Hồ Chí Minh và Vườn Hoa kiếng Bình An đã hướng dẫn, quan tâm, chỉdẫn tận tình và hỗ trợ em lúc gặp những van đề khó khăn trong quá trình thực hiện đề

tải.

Lời cuối cùng, tôi xin được cảm ơn các anh/chị và những người bạn DH20NHB

đã luôn hỗ trợ, đồng hành, luôn động viên, san sẻ những kinh nghiệm và đóng góp ý

kiến cho tôi trong chặng đường vừa qua, để tôi có thé hoàn thành khóa luận tốt nghiệpthật tốt

Thành phó Hỗ Chí Minh, ngày 05 tháng 5 năm 2024

Sinh viên thực hiện

Trần Ngọc Trân

Trang 4

TÓM TẮT

Đề tài “Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thể cho hoa hồng lửa và hồng nhung

trồng chậu tại thành phố Sa Đéc, tinh Đồng Tháp” đã được tiến hành tại Vườn Hoa kiếng

Binh An, 496đ khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tinh ĐồngTháp từ tháng 9/2023 đến tháng 1/2024 Mục tiêu của đề tài là xác định được công thứcgiá thé phù hợp nhất cho hoa hồng lửa và hồng nhung trồng chậu sinh trưởng, phát triểntốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 20% so với sản xuất đại trà tại thành phố

Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Hai thí nghiệm diện rộng được bồ tri theo kiểu ngẫu nhiên, không lặp lại, và haicông thức giá thê cho mỗi loại hoa hồng Đối với thí nghiệm trên hoa hồng lửa gồmcông thức thử nghiệm (giá thé NL) 70% GT1 : 20% GT2 : 10% TSH và công thức đốichứng (giá thé SD) 80% phân rơm (PR) : 20% vỏ trâu (VT) Đối với hoa hồng nhung

gồm giá thê NL (75% GTI : 15% GT2 : 10% TSH) va giá thé SD (80% PR : 20% VT)

Số lượng chậu cho cho mỗi công thức thử nghiệm là 300 chậu Các chỉ tiêu sinh trưởng,phát triển, và lượng toán hiệu quả kinh tế của công thức giá thê cho mỗi loại hoa được

thu thập và xử lý thống kê đảm bảo độ tin cậy

Kết quả thí nghiệm cho thấy cây hoa hồng lửa và hồng nhung lần lượt được trồngtrên nền giá thé NL (70% GTI : 20% GT2 : 10% TSH) và (75% GTI : 15% GT2 : 10%TSH) cho sinh trưởng, phát triển vượt trội và khác biệt rất có ý nghĩa thống kê so với

được trồng trên nền giá thể SD (80% PR : 20% VT) Cây hồng lửa được trồng trên nền

giá thé NL có độ bền hoa tự nhiên dai hơn 1,8 ngày và hiệu quả kinh tế vượt 34,2% sovới giá thể SD Cây hồng nhung được trồng trên nền giá thé NL có độ bền hoa tự nhiên

dai hơn 1,4 ngày và hiệu quả kinh tế vượt 29,4% so với giá thé SD

Trang 5

MỤC LỤC

Trang TUNE VY ssc cae enc ltt et a ii cri av SRA ES i

Trang 6

1:5: l6 Tabet SU A screens ete seta cra tile ite del arr le 9 LAST PHOT TO sencesores secseconcncsesemesremysenscewessie eens measeivese mem euerneitie seienireey sus ieaueepeensermrcemerercceme 9

Oe BourneeneeebsebierbieeiodttzttesibiitotfogiEnE052090%/05n858009rfEnoslisiuldnkgndordixe 9 1.4 Các nghiên cứu liên quan về giá thé cây trồng 2-22 ©2222z+2zz+zzzzzz>zze2 9

Chương 2 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 13

2Ì NGI CUS HEME: CU vss gnunnnnanne tang ingi DỊ nhi 13 096051366001614500384984603030331081043/083H09V040010060G161018 13 2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu 2- 2-22 ++2222E++Ex2EEEEEerErrrrerrerrrees 13 2.3 Điều kiện thời tiết và khí hậu khu vực thí nghiệm - 2 222222222222 13 2.4 Vật liệu thí nghiệm - 2: 2¿©22©S12SE1+2E122E122312211221122112211221122112211221 221.22 e2 14 pc 45 14

5.1.5.6 vftTiệu phối trộn giả THẾ seseeeesoossostoosssbtekSHLOiBEGUESS908S000.250300030010-0000:28.1010 I8 DAS 83T.) BẾN VJÈACAỚAỚAỚNẢớỚỚốAẽ ncn 17 2.4.4 Các vật liệu khác 2¿22-22122212221222122112211211221127112211221121112211 211.211 xe 17 P09: ì36i 3) i20 8 17

2.5.1 Thí nghiệm 1: Thử nghiệm mô hình ứng dung giá thé cho cây hoa hồng lửa trồng chậu tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp 2-22 2222222222E2EE2£E22EEzzzzzzze 17 2.5.2 Thí nghiệm 2: Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thể cho cây hoa hồng nhung trồng chậu tại thành phó Sa Đéc, tinh Đồng Tháp - 2-22 222222z22zzzxzzzzze 22 2.6 Phương pháp xử lý số liệu - 2 2 22©22+2E+2EZ2EE22EE2EEEEECEEEEEErrErrrrrrkrrrres 24 Chương 3 KET QUÁ VÀ THẢO LUẬN -2-©2-©22222222222222E2E2zxerxrrrree 25 3.1 Đánh giá kết qua mô hình thử nghiệm giá thé cho hoa hồng lửa 25

3.1.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng của cây hồng lửa giữa hai mô hình 25

3.1.2 Đánh giá khả năng phát triển của cây hồng lửa giữa hai mô hinh 33

3.1.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây hồng lửa giữa hai mô hình 34

3.2 Đánh giá kết quả mô hình thử nghiệm giá thé cho hoa hồng nhung 36

Trang 7

3.2.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng của cây hồng nhung giữa hai mô hình 363.2.2 Đánh giá kha năng phát triển của cây hồng nhung giữa hai mô hình 433.2.3 Đánh giá hiệu quả kinh tế trồng cây hồng nhung giữa hai mô hình 45KẾT LUẬN VÀ DE NGHỊ 22-22222222 2212212211271 221 22122121121 ccrrcrree 46

Kết luận - + ©s S22SE232E212212112121122111 1111111121111 1121211212112 2111 011212111 rre 46

TC TP sco<sssnsracbetsessinsionitistDiSiiod3eBiagisg5008001588120-201886013ã000863g30.3100011ã800100001109/G80I600giG0t230ugfig1001md.aH 46

Trang 8

DANH SACH CHU VIET TAT

Viết đầy đủ ý nghĩa

Bảo vệ thực vật Cộng tác viên

Electrical conductivity (Độ dẫn điện)

Giá thể 1Giá thể 2

Nông Lâm Phân rơm

Trang 9

DANH SÁCH CAC BANG

Bảng 2.1 Điều kiện khí hậu thời tiết tại khu vực thí nghiệm - 2-22 2+: 13

Bảng 2.2 Đặc điểm lý, hóa tinh của các giá thé sử dung cho hoa hồng lửa 15

Bang 2.3 Đặc điểm lý, hóa tinh của các giá thé sử dụng cho hoa hồng nhung 16

Bảng 3.1 Chiều cao cây hồng lửa (cm) giữa hai mô hình thử nghiệm 25

Bảng 3.2 Số cành cấp 1 trên cây hồng lửa (cành) giữa hai mô hình thử nghiệm 26

Bang 3.3 Số lá trên cành cấp 1 của cây hồng lửa (1á) giữa hai mô hình thử nghiệm 28

Bang 3.4 Chiều dài cành cấp 1 của cây hồng lửa (cm) giữa hai mô hình thử nghiệm Bảng 3.5 Đường kính cành cấp 1 của cây hồng lửa (mm) giữa hai mô hình thử nghiệm ¬ ÔỎ 30 Bảng 3.6 Đường kính tán cây hồng lửa (cm) giữa hai mô hình thử nghiệm 31

Bảng 3.7 Chiều dài rễ và khối lượng thân, lá, rễ tươi của cây hồng lửa tại thời điểm xuất vườn giữa hai mô hình thử nghiỆm - - 5 2 +2 ++*£+*E+E*E+EEEEeerkrrkrrkrrrrreree 32 Bảng 3.8 Ngày ra nụ, ngày ra hoa, ngày hoa tàn và độ bền hoa tự nhiên của cây hồng lửa giữa hai mô hình thứ nghiỆHN: ‹::‹::¿:::.:cs:sccc c6: 2060616105312022163224241566061431841541116611101003883 33 Bảng 3.9 Số nụ, số hoa, tỷ lệ hoa nở và đường kính hoa hồng lửa giữa hai mô hình thử PSIG szxsxs6as6cynoyi5fc06660099050SB1SB2DBEBINGUESIEROESEEQHGSESSDNGSEESNNE-INGSNHEE-NSBSGEĐUERSHSSEAEGSMEBESUEGSENE 33 Bang 3.10 Hiệu quả kinh tế trồng cây hồng lửa giữa hai mô hình thử nghiém 34

Bảng 3.11 Chiều cao cây hồng nhung (cm) giữa hai mô hình thử nghiệm 36

Bảng 3.12 Số cành cấp 1 trên cây hồng nhung (cành) giữa hai mô hình thử nghiém 37 Bảng 3.13 Số lá trên cành cấp 1 của cây hồng nhung (lá) giữa hai mô hình thử nghiệm

ee 38 Bang 3.14 Chiều dai cành cấp 1 của cây hồng nhung (cm) giữa hai mô hình thử nghiệm

Trang 10

Bảng 3.15 Đường kính cành cấp 1 của cây hồng nhung (mm) giữa hai mô hình thử

Bang 3.17 Chiều dai rễ và khối lượng thân, lá, rễ tươi của cây hồng nhung tại thời điểm

xuất vườn giữa hai mô hình thử nghiệm - 2-2 +©++EE++Ex+tErsrxerrkrrrrree 42Bảng 3.18 Ngày ra nụ, ngày ra hoa, ngày hoa tàn và độ bền hoa tự nhiên của cây hồng

rihung giữa hai mỗ hình tủ mghHiŠTN:ssssxsesssszsesensssissgssgaeost0580624403605,20618300663018/80061010088 43

Bảng 3.19 Số nụ, số hoa, tỷ lệ hoa nở và đường kính hoa hồng nhung giữa hai mô hình

tHE TPH CI cung ngang 0 nõnigg 0050880 tL33148040001QG8050003005134813G333E800000100A3038880301011333300300800838 44

Bảng 3.20 Hiệu quả kinh tế trồng cây hồng nhung giữa hai mô hình thử nghiệm 45

Trang 11

DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 2.1 Cây giống hoa hồng lửa - 2-5222222222222221223221221211221 21.2212 crvee 14Hình 2.2 Cây giống hoa hồng nhung - 2-22 2222E+2EE+2EE+2EE+2EE+2EE22EEZExzrrerr 13Hình 2.3 Toàn cảnh khu vực thi nghiệm trên cây hoa hồng lửa - 18Hình 2.4 Nu (a), hoa (b) và chậu hoa hong lửa thương phẩm VỆ nen nitiittitiiiatrtrdhtiiootgoosnd 20Hình 2.5 Toàn cảnh khu vực thí nghiệm trên cây hoa hồng nhung - 22

Trang 12

Với đa dạng các loài hoa, hoa hồng vẫn luôn chiếm vị thế cao trong giới hoa kiếng

bởi đây được xem là sứ giả của tình yêu, mang một vẻ đẹp sang trọng, lòng chung thủy

và lòng khao khát vươn tới cái đẹp Hoa hồng nhung và hồng lửa là hai loại hoa trồngchậu chiếm diện tích lớn, gắn bó lâu đời với nông dân và có giá trị cao ở Làng hoa Sa

Đéc.

Những năm gần đây, nhu cầu về hoa trồng chậu của người Việt Nam ngày càng

cao, vì thế các vấn đề liên quan đến vật liệu trồng hoa cũng được chú ý Tận dụng nguồnphụ pham từ hoạt động nông nghiệp sẵn có, tương đối đa dang như: bã nắm rom, vỏ

trâu, mụn đừa, bùn đáy ao người dân có thể giảm tối thiểu các chi phí đưa vào sản xuất

hoa kiếng trồng chậu Tuy nhiên, việc xử lý các phụ phẩm còn nhiều hạn chế gây ảnhhưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của hoa, tình hình sâu bệnh hại, không kiểm soát

được các đặc tính lý, hóa của giá thể Vì vậy, để có được một chậu hoa đẹp, giá thể

trồng là yếu tố rất quan trọng quyết định trực tiếp đến chất lượng chậu hoa

Xuất phát từ vấn đề trên, đề tài “Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thé cho hoahồng lửa và hồng nhung trồng chậu tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp” đã được

thực hiện.

Trang 13

Mục tiêu

Xác định được công thức giá thể phù hợp nhất cho hoa hồng lửa và hồng nhung

trồng chậu sinh trưởng, phát triển tốt và mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn từ 20% so

với sản xuất đại trà tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

Yêu cầu

Bồ trí thí nghiệm, theo dõi, đánh giá các chỉ tiêu thời gian sinh trưởng, phát triển

và phâm chất hoa của cây hoa hồng lửa và hồng nhung

Bước đầu tính toán hiệu quả kinh tế cho mỗi mô hình thử nghiệm

Phân tích, xử lý thống kê đảm bảo độ tin cậy

Giới hạn đề tài

Đề tài chỉ tập trung nghiên cứu hai mô hình ứng dụng giá thé được tao ra từ cácvật liệu như mụn dừa, bùn đáy ao nuôi ca tra, bã nắm rơm, vỏ trau, phân bò trên hoahồng lửa và hồng nhung trồng chậu trong điều kiện nhà màng tại thành phố Sa Đéc, tinhĐồng Tháp từ tháng 9/2023 đến tháng 01/2024

Trang 14

Chương 1

TỎNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 Giới thiệu sơ lược về cây hoa hồng lửa và hồng nhung

1.1.1 Nguồn gốc, phân bố và phân loại thực vật

Cây hoa hồng (Rosa sp.) thuộc Họ Hồng Rosaceae Trong hệ thống phân loại thực

vật, hoa hồng được xếp vào ngành thực vật hạt kín Angiospermes, lớp Hai lá mầm

Dicotyledonae, bộ Hoa hồng Rosales có nguồn gốc ôn đới va 4 nhiệt đới ở vùng Bắcbán cầu Có nguồn gốc đầu tiên ở Trung Quốc, An Độ Sau đó, hoa hồng được du nhập

vào các nước châu Âu như Hà Lan, Pháp, Đức, Bungari và một số nước khác Trong

quá trình lai tạo, người châu Âu đã tạo ra các giỗng hoa hồng hiện đại

Trong tự nhiên, giống hoa hồng có 150 loài phân bố khắp bán cầu Bắc, từ Alaskacho đến Mexico và cả Bắc Phi Trung Quốc là nơi đầu tiên thuần hóa hoa hồng (MinhNguyên, 2013) Hoa hồng đã xuất hiện trên trái đất có thể tới vài chục triệu năm

Ở Việt Nam, hoa hồng được nhập nội từ các nước châu Âu (Hà Lan, Pháp), TrungQuốc vào Đà Lạt, sau đó được trồng phô biến tại các tỉnh miền Nam, miền Bắc (Viện

nghiên cứu Rau Quả, Viện di truyền) và lan ra cả nước Bên cạnh đó, các giống hoa

hồng được nhập nội từ Thái Lan trực tiếp vào miền Nam, sau đó lan ra Bắc và trồngkhắp mọi nơi trên cả nước (Đỗ Đình Thục, 2009).

Trang 15

Lá hoa hồng là lá kép lông chim, mọc cách, có lá kèm nhan ở cuống lá Trên mỗi

lá chét có từ 3 — 5 hay 7 — 9 lá chét, xung quanh lá chét có nhiều răng cưa nhỏ

Hoa có nhiều màu sắc và kích thước khác nhau Hoa hồng đỏ có mùi thơm nhẹ,cánh hoa mềm dé bị dap nát và gãy Cụm hoa chủ yếu có một hoa hay một tập hợp ít

hoa trên cuống dài, cứng, có gai Hoa lớn có cánh dài hợp thành chén ở gốc, xếp thành

một hay nhiều vòng, xiết chặt hay lỏng tùy theo giống Hoa hồng thuộc loại hoa lưỡng

tính Nhị đực va nhụy cái trên cùng một hoa Các nhị đực dính vào nhau bao xung quanh

vòi nhùy Khi phan chín rơi trên đầu nhụy nên có thé tự thụ phan Dai hoa có màu xanh(Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007) Hoa hồng lửa có màu đỏ tươi thắm, thường

ra hoa với dạng chùm và có mùi thơm dịu nhẹ Hoa hồng nhung có màu đỏ thẫm và sẽ

chuyền sang màu đỏ đen huyền bí khi tiết trời se lạnh, hồng nhung có mùi thơm nhẹ và

ra hoa đơn trên một cành.

Quả hoa hồng có hình trái xoan có cánh đài còn lại Hạt hồng nhỏ có lông, khảnăng nảy mâm của hạt rât kém do có lớp vỏ dày.

1.1.3 Điều kiện sinh thái

Nhiệt độ thích hợp cho hoa hồng sinh trưởng và phát triển là từ 18 — 25°C vì hoa

hong là cây có nguồn gốc ôn đới Nhiệt độ tối cao trên 35°C sẽ làm ảnh hưởng đến sự

kéo đài cành, độ bền hoa Nhiệt độ tôi thấp dưới 8°C làm cho cây thấp, cành nhánh phátsinh yếu, lá giòn, nụ hoa dé bị thui chột hay nở muộn, nở không đều do cây không khaithác được đinh dưỡng trong đất và không khí (Nguyễn Thi Kim Lý va ctv, 2012)

Cây hoa hồng yêu cầu độ âm không khí từ 80 - 85% Độ ẩm trong đất khoảng 60

- 70% Cây hoa hồng có bộ tán và lá rậm rạp nên diện tích phát tán hơi nước trong đấtrat lớn Kiểm soát được độ âm thích hợp, chiều dài cành sẽ tăng trung bình là 8,2%

Hoa hồng là cây ưa sáng, ánh sáng đầy đủ giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt.Nếu thiếu ánh sáng cây sẽ bị tiêu hao chất dự trữ trong cây Khi cây còn nhỏ, yêu cầu

về cường độ ánh sáng thấp hơn, khi cây lớn yêu cầu về ánh sáng nhiều hơn (Đào Thị

Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007) Thường hoa có chất lượng tốt ở cường độ chiếusáng cao 40.000 — 60.000 lux, thời gian chiếu sáng tối thiểu 8h/ngày (Nguyễn Thị Kim

Lý và ctv, 2012).

Trang 16

Dat thích hợp cho hoa hồng là dat thịt, hoặc đất thịt nhẹ, đất luôn âm nhưng khôngướt nên chọn những nơi đất cao không bị ngập úng, đất bằng phẳng, tơi xốp thông

thoáng, có độ pH = 6,0 — 6,5 (Triệu Quân Lương, 2000).

1.2 Vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng đối với hoa hồng

Trong các nguyên tô dinh dưỡng cần thiết cho cây không thể không nhắc đến banguyên tố đa lượng quan trọng, đó là đạm, lân và kali với tỷ lệ cân đối giúp cây hoa

hồng sinh trưởng, phát triển tốt, chất lượng hoa đạt yêu cầu Ty lệ N: P: K thích hợp cho

cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển bình thường là 18: 8: 17 (Pham Thị Minh Tâm,

2010).

Dam là thành phan quan trọng, làm tăng nhanh quá trình phân chia tế bao, làm cho

tế bảo phát triển nhanh về số lượng và trọng lượng, bởi vậy đạm là yếu tố quyết định sự

sinh trưởng của cây Ngoài ra, đạm còn liên quan đến kích thước, màu sắc của hoa hồngcần nhiều đạm vào thời kỳ phát sinh cành nhánh cho đến lúc phân hóa mầm hoa Bónthiếu hoặc thừa đạm đều ảnh hưởng đến sinh trưởng, phat triển của cây Hồng thiếu đạm,

nụ thường bị “thui”, không ra hoa được hoặc trô hoa thì cánh cong queo và nhỏ, ít chồinon, lá vàng Nhưng bón nhiều đạm, cành lá xum xuê, ít hoa, ngọn vượt cao, mảnh và

yếu, dễ đỗ, khả năng chống chịu sâu bệnh kém Lượng đạm Ure cần cho 1 ha hồng là

300kg Nhìn chung, đạm chủ yêu dùng dé bón thúc cho cây (Nguyễn Thị Kim Ly, 2012).Dam chiếm 1 — 2% trọng lượng chất khô của cây Hoa hồng can 15 — 25 mg N/100 gđất khô Urea là nguồn cung cấp đạm hiệu quả nhất cho cây hoa hồng, và nên hạn chế

sử dung đạm ở dạng Nitrat amon và muối sulphat (Đào Thanh Vân va Đặng Thị Tổ Nga,2007).

Lân có tác dụng thúc đây sự sinh trưởng của bộ rễ, hoa, quả, hạt Lân chiếm 1 —1,4% trọng lượng chất khô của cây Du lân, cây khỏe, cứng cáp, nhanh ra hoa, hoa lâutàn, rễ to mập Thiếu lân, cây tích lũy đạm dạng nitrat gây bat lợi cho việc hút nước của

rễ, cây bé, lá cây thường có mau tím, tím đỏ hay mau huyết dụ, gây rụng lá, rễ yếu, chậm

ra hoa, hoa khó nở, màu sắc hoa nhợt nhạt, quả lép và chín không đều Thừa lân làm cho

bộ lá xanh đậm, dày đặc Hồng cần lân vào thời kỳ làm nụ cho đến khi ra hoa kết quả.Lan chủ yếu dùng dé bón lót va bón thúc cho cây Lượng lân nguyên chất (P20s) ding

Trang 17

Thị Kim Lý và ctv., 2012) tùy vùng đất Hoa hồng cần 20 — 50 mg PzOs va không quá

100 mg PzOs/100 g đất khô

Kali là nguyên tố cây hoa hồng sử dụng nhiều nhất, gấp 1,8 lần đạm, nhưng kali lànguyên tố có thể sử dụng lại khi ít ảnh hưởng tới sinh dục phát triển của cây so với đạm

và lân Tuy nhiên thiếu kali sinh trưởng kém, nếu thiếu quá nhiều sẽ ảnh hưởng tới việc

hút canxi và magiê từ đó ảnh hưởng đến độ cứng của thân cành và chất lượng hoa Hoahồng yêu cau lượng kali trao đổi trong đất như sau 100 g dat cần khoảng 20 — 30 mg(Đào Thanh Vân và Đặng Thị Tố Nga, 2007) Kali giúp tăng sức chống chịu với điềukiện bat lợi, chống dé ngã và tăng khả năng chống chịu sâu bệnh hại Kali thường chiếm1,8 — 3,6% trọng lượng chất khô của cây

Canxi và magiê: là những chất trung lượng, cây cần với số lượng tương đối nhiều.Đặc biệt là canxi giúp cho bộ rễ khỏe mạnh, hấp thu nhiều chất dinh dưỡng cung cấp

cho sự sinh trưởng của cây và năng suât hoa.

Các chất vi lượng cũng là những nguyên tố cần thiết cho sự sinh trưởng của câyhoa hồng và năng suất, chất lượng hoa Đáng lưu ý là các chất sắt (Fe), mangan (Mn),kẽm (Zn), Bo (B) Cung cấp các chất vi lượng chủ yếu qua các phân bón lá (Phạm Anh

Cường, 2008).

1.3 Giới thiệu về vật liệu sử dụng làm giá thể

Giá thé là nơi chứa nước và dinh dưỡng mà cây trồng có thé hap thu được gồm dattrộn, các hợp chất hữu cơ và phụ phẩm Theo Trương Thị Cam Nhung (2016), gia théđược xem như là môi trường giúp cây đứng vững nhờ bộ rễ bám chat, cung cấp đinhdưỡng, nước, chất khoáng cho cây và điều hòa nhiệt độ nhờ khả năng giữ nước và chấtdinh dưỡng của giá thé Ngày nay, việc nghiên cứu và sử dụng giá thé càng trở nên phổ

biến nhờ vào các ưu điểm như hạn chế được sâu bệnh và cỏ đại có trong đất, một số giá

thể hữu hiệu còn giúp duy trì độ âm và thoáng khí tốt

Một giá thể tốt, lý tưởng cho cây trồng cần phải có những yêu cầu sau: trữ lượngdinh dưỡng cao và dé dàng cung cấp cho cây Phân bón dé dàng chuyên hóa thành dang

dễ hấp thu đối với cây trồng Khả năng giữ các chất dinh đưỡng dễ tiêu cao (hạn chế rửa

Trang 18

trôi) Cung cấp tất cả các chất dinh dưỡng trong trạng thái cân bằng Giữ và cung cấp

nước day đủ Duy trì độ thoáng khí tốt (Trương Thị Cam Nhung, 2016)

Giá thê là hỗn hợp các thành phần được pha trộn theo tỷ lệ nhất định từ các nguyênliệu thô khác nhau, một giá thê tốt và lý tưởng cho cây trồng cần phải có những đặc điểm

sau:

- Kha năng dự trữ chất đinh dưỡng cao và dé đàng cung cấp cho cây, phân bón cóthé chuyền hóa thành dạng dé hấp thu đối với cây trồng

- Có khả năng giữ 4m, hút 4m nhanh và thắm nước

- Có khả năng giữ độ thoáng khí tốt

- Sạch bệnh, không có nguồn nam gây bệnh

1.3.1 Mụn dừa

Mun dừa là sản phẩm của quá trình nghiền vỏ đừa Sau khi tach, vỏ dừa được dem

đi nghiền và sàng, thu được mụn dừa Mụn dừa sau khi tách ra khỏi vỏ dừa chưa thể sử

dụng được mà cân phải qua xử lý do hàm lượng chất lignin và tanin cao

Theo Lê Thi Thu Thảo (2015), khi sử dụng mụn dừa làm giá thé cần phải qua xử

ly, tanin có thé gây ngộ độc cho cây trồng Ở Việt Nam, loại phụ phẩm này được xử lýloại bỏ chất chát, xay nhỏ, b6 sung thêm các chất dinh đưỡng đa lượng và vi lượng sẽ

tạo ra loại giá thé có độ tơi xốp cao, thông thoáng rất thích hợp với việc trồng hoa, trồng

rau trong nhà kính mà không cần đất

Theo Dương Minh Long và Nguyễn Thị Mỹ Hoa (2016), mụn dừa có pH phù hợp

(pH = 5,48), nhưng EC khá cao (EC = 4,62 mS/cm), cần được xử lý phù hợp dé giảmEC; hàm lượng đạm và lân thấp nên cần bé sung dinh dưỡng khi sử dụng làm giá thé.1.3.2 Bã nắm rơm

Bã nắm rơm có nguồn gốc từ nguyên liệu trồng nắm sẽ được sử dụng làm hoaimục một phần đồng thời phát triển hệ sợi nên bã thai trồng nắm vẫn còn lượng lớn cácchất hữu cơ chậm phân hủy như cellulose, lignin và nam bệnh Nếu được xử lý đúngcách bã thải trồng nắm rơm sẽ là nguồn phân hữu cơ phục vụ cho sản xuất giá thé

Trang 19

Theo Nguyễn Thi Minh (2016) thành phần dinh dưỡng trong bã nam rom sau thu

hoạch có pH (8,46), độ 4m (59,7%), 36,5% OC, 1,74% N, 0,61% PzOs và 1,65% KaO

Như vậy, bã nam sau thu hoạch có môi trường kiềm và còn tồn dư dinh dưỡng khá cao

Với tính chat đặc trưng này thì bã nam rơm là nguồn nguyên liệu hữu cơ có giá trị dénghiên cứu sử dụng nhằm gia tăng giá trị cho nghề trồng nam và thuận lợi cho sự phângiải, chuyển hóa của vi sinh vật

1.3.3 Phân bò

Phân bò là một loại phân hữu cơ có nguồn gốc từ chất thải của gia súc, gia cầm.Phân bò được sử dụng phổ biến ở nước ta và nhiều nước trên thế giới, thường được dùng

dé bón lót cho cây trồng khi đã được xử lý Phân bò đã qua ủ hoai góp phan cải tạo lý

hóa tính của đất, làm tăng độ mùn, độ tơi xốp của đất, tạo điều kiện thuận lợi cho hệ vi

sinh vật đất phát triển, làm cho đất ngày càng trở nên màu mỡ Theo Uyên Tú (2022),trong phân bò có chứa 68,8% chất hữu cơ; 1,57% Nitơ; 2,29% PzOs; 1,08% K20

1.3.4 Bùn đáy áo

Hiện nay, nuôi cá tra là một ngành kinh tế mũi nhọn ở Đồng Bằng Sông Cửu Long,bên cạnh mang lại lợi ích về kinh tế thì sau mỗi vụ nuôi trồng sẽ thải ra một lượng lớn

bùn đáy ao và cần phải xử lý để không gây ô nghiễm môi trường Theo Nguyễn Khôn

Huyền và ctv (2020), bùn đáy ao có hàm lượng hữu cơ chiếm khoảng 10,5 - 11,7%, đạm

tong số chiếm khoảng 0,5% và lân tong số chiếm khoảng 0,22% Điều này cho thấy việc

tận dụng bùn đáy ao vào làm vật liệu trồng trọt sẽ giúp giảm được chi phí phân bón, cósẵn nguồn dinh dưỡng dồi dào Lớp bùn đáy ao có nhiều phân hữu cơ có thé dùng dé

bón lót cho cây trồng Giúp giảm được chi phí phân bón, thuốc trừ sâu

Bun đáy ao dùng trong mô hình giá thé được thu thập trực tiếp từ các hộ nuôi cátra tại huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp Kết hợp với rơm rạ và phân bò bằng phươngpháp ủ compost hiếu khí trong thời gian 28 — 35 ngay

1.3.5 Rom ra

Rom ra là phụ pham nông nghiệp, được coi là chất thải hữu co thu được sau khi

đã thu hoạch lúa trên đồng Rơm rạ là một chất hữu cơ có chứa hàm lượng dinh dưỡng

và chất khoáng cao như xenlulozơ, đạm, chất xơ, Rơm rạ sẽ được ủ cùng với vi sinh

Trang 20

xử lý, bổ sung thêm phân hữu cơ hoặc phân hóa học dé nâng cao chất lượng Rom ra

sau khi xử lý hoai mục có hàm lượng chất hữu cơ cao, giàu vi sinh vật, giữ am tốt và

thông thoáng.

1.3.6 Than sinh học

Than sinh học là sản phẩm của quá trình nhiệt phân sinh khối vo trau trong điềukiện yếm khí ở nhiệt độ cao Theo Trung tâm Thông tin Khoa học và Công nghệ TP HồChí Minh (2014), than sinh học cung cấp các nguyên tố có lợi cho quá trình phát triển

và trưởng thành của cây, cải thiện tính chất vật lý, hóa học của đất, tạo điều kiện thuậnlợi kích thích cho vi sinh vật có lợi phát triển Than sinh học được cho là có khả nănghấp thu các amoni từ dung dịch đất Sự có định đạm lên bề mặt than sinh học giúp làmgiảm lượng đạm bị mất do thâm xuống đất

Vỏ trấu là phụ phẩm nông nghiệp, chưa được tận dụng triệt đề, đang có nguy

cơ gây ô nghiễm môi trường từ việc đốt bỏ bừa bãi Đề tận thu hiệu quả nguồn nguyên

liệu dư thừa trong sản xuất nông nghiệp, một giải pháp hiệu quả được đề ra là sửdụng chúng tạo giá thể trồng cây Tận dụng nguồn phụ phẩm sẵn có, vỏ trâu được sửdụng phố biến kết hợp với phụ phẩm khác làm giá thé trồng cây, việc này giúp tăng

độ thoáng khí và độ tơi xốp cho giá thể

1.4 Các nghiên cứu liên quan về giá thể cây trồng

Theo nghiên cứu của Lê Bảo Long và Trần Thị Bích Vân (2021), đã đưa ra kết

luận cây hoa Cát Tường sinh trưởng và ra hoa tốt ở hỗn hợp giá thé phối trộn mụn xơ

dừa: trâu tươi với tỷ lệ 2: 3 hơn so với hỗn hợp giá thê có các tỷ lệ phối trộn khác (phối

trộn mun xơ dừa: trau tươi theo tỷ lỆ lần lượt là 4: 1, 3: 2 và 1: 4)

Trang 21

Theo nghiên cứu của Lê Đức Thảo và Nguyễn Viết Dũng (2021), đã rút ra kếtluận giá thé gồm 50% đất: 25% phân giun: 25% xơ dừa là loại giá thé phù hợp nhấtcho cả 4 giống hoa hồng trồng chậu nhập nội từ Bulgaria tại Ninh Bình (Double

Delight, Paul’s Scarlet, Homeberg, Jubilee Prince De Monaco), giúp cây con nhanh

chóng hồi phục và có tỷ lệ sống cao nhất

Cao Ngọc Hân (2021), đã khảo sát sự sinh trưởng, phát triển và tỷ lệ xuất vườn

của 7 giống hoa hồng giai đoạn vườn ươm gồm: Bishop’s Castle, Mon Coeur, Cổ Hải

Phòng, Spirit of Freedom, Soeur Emmanuelle, Carey rose, Ivo Tree Rose Kết quả chothấy, với công thức giá thé giai đoạn vườn ươm: 60% đất đỏ bazan + 30% trau + 5%

mun dita + 5% vỏ, các giống hoa hồng Bishop’s Castle, Mon coeur, Cô Hải Phong

được xác định phù hợp với điều kiện trồng tại TP Hồ Chí Minh

Masood và ctv (2020) đã nghiên cứu anh hưởng của các hỗn hợp giá thé trồng

chậu khác nhau đến sự sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng Rosa “OrangeMeillandina” tại Iran Hỗn hợp 50% peat moss + 50% đất vườn và hỗn hợp 25% peatmoss + 25% mụn đừa + 50% đất vườn cho kết quả sinh trưởng và chất lượng hoa tốtnhất

Theo Hà Minh Tuấn và ctv, 2019 đã xác định được công thức giá thể sản xuất

phù hợp và hiệu quả nhất cho giống hồng Bishop’s Castle trồng trong chậu tại TháiNguyên Đề tài gồm 4 công thức phối trộn giá thé khác nhau, được thiết kế theo khốingau nhiên hoàn chỉnh Kết quả nghiên cứu cho thấy, công thức (33% tro trâu + 33%phân chuồng hoai mục + 33% đất + 1% NPK (tỷ lệ 15:15:15)) thể hiện hiệu quả cao

nhât vê các chi tiêu sinh trưởng, chat lượng của giông hông nghiên cứu.

Theo nghiên cứu của Đoàn Thị Anh Tú và Hoàng Xuân Lam (2019), cho thấykhả năng sinh trưởng của hoa Dạ Yến Thao (Petunia hydrida L.) và hoa Cosmos vàngchanh (Cosmos sulphureus Cav.) trên các loại gia thé khác nhau đã cho thấy giá théphù hợp nhất cho cả hai loài nay là giá thé được phối trộn giữa đất phù sa, trâu hun, xơdừa và phân chuồng hoai mục, theo tỷ lệ 4:3:2:1 Sau 35 ngày trồng hoa Dạ yến thảo

tỷ lệ nảy mầm dat 82%, ty lé song dat 96,89%, chiéu cao cây 5,25 cm, 13,9 lá/cây

Hoa Cosmos vàng chanh tỷ lệ nay mam đạt 85,4%, tỷ lệ sống đạt 93,68%, chiều cao

cây 29,8 em, 17,01 lá/cây.

Trang 22

Theo nghiên cứu của Nguyễn Thị Tan và ctv, 2018 về ảnh hưởng của giá théđến sinh trưởng phát triển và năng suất hoa của 5 giống hoa đồng tiền nhằm tìm ra nền

giá thé phù hợp cho việc trồng hoa đồng tiền trong chậu Thí nghiệm được bố trí theo

kiểu ô lớn — 6 nhỏ (Split — plot), trong đó giống là ô lớn, giá thé là ô nhỏ; thí nghiệm

gồm 20 công thức và 3 lần lặp lại Giá thê thí nghiệm bao gồm: 100% đất phù sa, 1/2đất phù sa + 1/2 trau hun, 1/3 đất phù sa + 1/3 trâu hun + 1/3 xo dừa, 1/4 đất phù sa +1/4 trâu hun + 1/4 xơ diva + 1/4 xi than Kết quả nghiên cứu cho thấy, các giống hoađồng tiền khác nhau cho sai khác về các chỉ tiêu sinh trưởng phát triển, năng suất hoa

nhưng không có ý nghĩa về mặt thống kê Nền giá thé trồng khác nhau cho các chỉ tiêu

về số lá/cây, chiều dài cành hoa, đường kính bông hoa và năng suất hoa sai khác có ý

nghĩa về mặt thống kê ở độ tin cậy 95% Trong 4 nền giá thể thí nghiệm, giá thé bao

gồm 1/3 đất phù sa + 1/3 trâu hun + 1/3 xơ dừa là giá thé phù hợp nhất cho sinh trưởng

phát triển và năng suất cây hoa đồng tiền trồng chậu

Tran Văn Thịnh và Nguyễn Nhật Quang (2018), ảnh hưởng của giá thé đến sinhtrưởng, phát triển của cây hoa vạn thọ tại Bà Rịa - Vũng Tàu đã đưa ra kết quả hỗnhợp giá thé 80% bùn đáy ao + 20% rơm ra + nam Trichoderma cho chất lượngcompost phù hợp cho việc trồng hoa vạn thọ tại Bà Rịa - Vũng Tàu

Kết quả nghiên cứu của Trần Văn Thịnh và Phạm Thị Thùy Dương (2018), chothấy các vật liệu mụn đừa, tro trấu, vỏ đậu phong, vỏ trau có thé sử dụng để làm giáthé cho rau qué vi, trong đó hỗn hợp giá thé 10% phân trùn + 60% mụn đừa + 30% vỏđậu phộng phù hợp cho rau qué vị sinh trưởng và phát triển, đạt năng suất và phamchất cao

Trần Đình Thắng (2016), đã nghiên cứu về ảnh hưởng của một số loại giá thể đến

sự sinh trưởng va phát triển của cây hoa Mao Gà (Celosia cristata L.) Kết quả cho

thấy giá thé 2 đất : 2 phân chuồng : 1 tro 60% mun dừa : 20% phân bò : 20% vỏ trâu :

1 xơ dừa kết hợp với phân bón Đầu trâu MK cho chiều cao cây tốt nhất (14,02 cm) va

số lá cao nhất (22,4 lá/cây) Dong thời, giá thé 2 đất : 2 phân chuông :1 tro 60% mụn

dừa : 20% phân bò : 20% vỏ trâu : 1 xơ dừa kết hợp với phân bón HVP 1601 WP chothời gian sinh trưởng (68,33 NST), thời gian hoa nở lâu nhất (38,33 NST), thời gian

xuất hiện nụ hoa sớm nhất (12 NST) Tuy nhiên, giá thé 2 đất : 1 phân chuông : 2 tro

Trang 23

60% mụn dừa : 20% phân bò : 20% vỏ trau : 1 xơ dừa kết hợp phân bón lá Đầu trâu

MK cho hiệu quả kinh tế cao nhất

Theo Adnan (2015), lựa chọn đúng giá thể phù hợp góp phần không nhỏ trong

sản xuất hoa kiêng thành công Nghiên cứu đánh giá, sự ảnh hưởng của những hỗn hợpgiá thé khác nhau đối với sự sinh trưởng và phát triển của giống hoa hồng “Baby

Boomer” đã được thực hiện tại Pakistan Kết quả cho thấy công thức phân compost từ

lá cây cho kết quả tốt nhất ở các chỉ tiêu sinh dưỡng như chiều cao cây, số lá, chiều dai

cành và các chỉ tiêu về chất lượng hoa như số lượng hoa, đường kính hoa

Nhìn chung, các nghiên cứu liên quan đến tỷ lệ phối trộn ở hoa hồng lửa và hồngnhung còn hạn chế Vì vậy, đề tài “Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thể cho hoa hồnglửa và hồng nhung trồng chậu tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp” cần thiết được

thực hiện.

Trang 24

Chương 2

NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 Nội dung nghiên cứu

Thí nghiệm 1: Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thể cho cây hoa hồng lửa trồng

chậu tại thành phố Sa Đéc, tinh Đồng Tháp

Thí nghiệm 2: Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thể cho cây hoa hồng nhung

trồng chậu tại thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng Tháp

2.2 Thời gian và địa điểm nghiên cứu

Thí nghiệm được thực hiện từ tháng 9/2023 đến tháng 1/2024 tại Vườn Hoa kiếngBình An, 496đ khóm Tân Mỹ, phường Tân Quy Đông, thành phố Sa Đéc, tỉnh Đồng

Tháp.

2.3 Điều kiện thời tiết và khí hậu khu vực thí nghiệm

Bảng 2.1 Điều kiện thời tiết tại khu vực thí nghiệm

102023 234 22.8 29 354 166 83

11/2023 239 218 — 275 35,6 325 84

12/2023 166 22,2 278 34,9 137 78

(Đài khí tượng thủy văn khu vực Dong bang sông Cửu Long, 2023)

Kết quả ở Bảng 2.1 cho thấy số giờ nang giao động từ 141 đến 239 giờ/tháng.Nhiệt độ trung bình từ thang 9 đến thang 12 năm 2023 khá cao, dao động từ 27,4°C đến

Trang 25

29°C, trong đó tháng nhiệt độ trung bình cao nhất là tháng 10 (29°C) và tháng có nhiệt

độ trung bình thấp nhất là tháng 9 (27,4°C) Lượng mưa dao động từ 137 mm đến 434mm/thang, cho thay lượng mưa ở mức độ trung bình và phân bố không đều trong các

tháng thực hiện thí nghiệm Độ ẩm trung bình dao động từ 78 — 86%, tương đối thích

hợp cho cây hoa hồng Nhìn chung, điều kiện thời tiết khá lý tưởng trong khoảng thời

gian thực hiện thí nghiệm, cây có thé sinh trưởng va phat triển tốt

2.4 Vật liệu thí nghiệm

2.4.1 Giống

Giống hoa hồng lửa sử dụng trong thí nghiệm là cây giống được giâm cành tạivườn thực hiện thí nghiệm, cây giâm được 25 ngày tuổi Cây giống có từ 7 — 14 lá thật,chiều cao trung bình khoảng 16 — 24 cm Cây giống là những cây không bị sâu bệnh vakhỏe mạnh.

Giống hoa hồng nhung sử dụng trong thí nghiệm là cây giống được giâm cành tạivườn thực hiện thí nghiệm, cây giâm được 25 ngày tuổi Cây giống có từ 4 — 8 lá that,

chiều cao trung bình khoảng 11 — 19 em Cây giống là những cây không bị sâu bệnh và

khỏe mạnh.

Hình 2.1 Cây giống hoa hồng lửa Hình 2.2 Cây giống hoa hồng nhung

Trang 26

2.4.2 Các vật liệu phối trộn giá thể

Các vật liệu sử dụng phối trộn giá thé bao gồm phân rơm, vỏ trâu, bã nam rơm,

mụn dừa, phan bò, bùn đáy ao nuôi cá tra, rom ra va than sinh học từ vỏ trâu.

Bang 2.2 Đặc điểm lý, hóa tính của các giá thé sử dụng cho hoa hồng lửa

Giá thé Giá thé

Chỉ tiêu Phương pháp thứ Don vi nghiệm chứng

(NL) (SD)

D6 thoang khi TCN % (v/v) 29,9 40,7 Kha năng gitr nước TCVN 6651:2000 % (v/v) 48,3 39,8

Độ rỗng TCVN 11399:2016 % (v/v) 78,2 80,5

Luong nước hitudung = TCVN 9297:2012 % (v/v) 31,4 16,6

pH (H20) TCVN 3263-9:2020 6,6 7,3 ECe TCVN 6650:2000 dS/m 125 1,18

Ca TCVN 9284:2018 mg/kg 959,5 959,6

Mg TCVN 9285:2018 mg/kg 274,1 391,9

(Nguon: Viện Nghiên cứu Sinh hoc va Môi trường, 2023)

Giá thé NL: 70% GTI : 20% GT2 : 10% TSH; giá thé SD: 80% PR : 20% VT; GTI được sản xuất từ

bã nắm rơm, mụn dừa và phân bò, GT2 được sản xuất từ bùn đáy ao nuôi cá tra, rơm rạ và phân bò bằng phương pháp i compost hiếu khí trong thời gian 28 - 35 ngày; TSH: than sinh học từ vo trấu.

Trang 27

Bảng 2.3 Đặc điểm lý, hóa tính của các giá thể sử dụng cho hoa hồng nhung

on ¬ Giá thể

Chỉ tiêu Phương pháp thử Đơn vị nghiệm “ sD

(NL)

D6 thoang khi TCN % (v/v) 30,3 40,7 Khả năng giữ nước TCVN 6651:2000 % (v/v) 48,6 39,8

Độ rỗng TCVN 11399:2016 % (v/v) 78,9 80,5

Lượng nước hữu dụng TCVN 9297:2012 % (v/v) 30,3 16,6

pH (H20) TCVN 3263-9:2020 6,6 7,3 ECe TCVN 6650:2000 dS/m 1,30 1,18

C hữu cơ TCVN 9294:2012 % 25,9 31,8

N tông số TCVN: 8557:2010 % 1,46 1,13N-NH* TCVN 11069-1:2015 mg/kg 16,4 20,5 N-NOz TCVN 10682:2015 mg/kg 112,8 112

P2Os th TCVN 8559:2010 % 0,45 0,45 KzOm TCVN 8560:2018 % 1,75 1,56

Ca TCVN 9284:2018 mg/kg 967,4 959,6

Mg TCVN 9285:2018 mg/kg 278,1 391,9

(Nguôn: Viện Nghiên cứu Sinh học và Môi trường, 2023)

Giá thé NL: 75% GT1 : 15% GT2 : 10% TSH; giá thé SD: 80% PR : 20% VT; GT1 được sản xuất từ bã

nắm rom, mụn dừa và phân bò; GT2 được sản xuất từ bùn đáy ao nuôi cá tra, rom ra và phân bò bằng phương pháp u compost hiếu khí trong thời gian 28 - 35 ngày; TSH: than sinh học từ vỏ trấu.

Kết quả ở Bang 2.2 và 2.3 cho thấy giá thé NL và SD có độ rỗng va khả năng giữ

nước cao; độ rong dao động từ 78,2 đến 80,5% và khả năng giữ nước của giá thể daođộng từ 39,8 đến 48,6%; tuy nhiên giá thé SD có độ thoáng khí cao (40,7%), điều này

có thé dẫn đến lượng nước hữu dụng cho cây trồng ở giá thé SD thấp hơn 13,7% so vớigiá thé NL Các giá thé NL và SD có phản ứng không chua, không bị nhiễm mặn (Slavich

và Petterson, 1993) Tỷ lệ C/N của giá thể NL dao động từ 17,6 đến 17,7 thể hiện các

giá thé đảm bảo tính 6n định và bền khi sử dụng (Dương Minh Viễn và ctv, 201 1), trong

khi đó tỷ lệ C/N của giá thé SD là 28,1; do vậy giá thé SD có thé chưa 6n định và tiếp

Trang 28

tục phân hủy trong quá trình trồng cây Ngoài ra, hàm lượng các chất dinh dưỡng (N, P,

K, Ca, Mg) của hai giá thê chênh lệch không đáng ké, ngoại trừ hàm lượng N-NO; (giáthé NL cao gấp 10 lần so với giá thé SD) Nhìn chung, hai giá thể trên hoàn toàn phùhợp cho việc trồng hoa hồng

2.4.3 Hóa chất nông nghiệp

Phân bón sử dụng trong thí nghiệm: phân bón NPK 20 — 20 — 10, phân bón NPK

30 — 10 — 10, phân bón NPK 20 — 10 — 10 và phân bón lá H — Giàu Humic.

Thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trong thí nghiệm:

- Minecto Star 60WG (100 g/kg Cyantraniliprole + 500 g/kg Pymetrozine) nồng

độ 25 g/25 L nước có nguồn gốc từ công ty TNHH Syngenta Việt Nam

- Miracle - Gro 15 - 30 — 15 (N: 15%;P.O: 30%; K O: 15% Vi lượng dạng phức

chat (Chelated) Mg: 0,05%; B: 0,02%; Fe: 0,2%; Zn: 0,06%; Cu: 0,07%, Mo: 0,0005%)

Bình phun 20 L, hệ thống tưới, cân điện tử, thước kẹp, thước thang

2.5 Phương pháp nghiên cứu

2.5.1 Thí nghiệm 1: Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thé cho cây hoa hồng lửatrồng chậu tại thành phố Sa Déc, tinh Đồng Tháp

2.5.1.1 Bồ trí thí nghiệm

Thí nghiệm diện rộng được bồ trí theo kiểu ngẫu nhiên, không lặp lại, và hai côngthức; trong đó công thức thử nghiệm được đánh giá đạt yêu cầu và phù hợp nhất cho cây

Trang 29

hồng lửa sinh trưởng, phát triển tốt ở nội dung 2 thuộc dự án “Nghiên cứu sản xuất

nguyên liệu va giá thé trồng hoa kiếng quy mô công nghiệp cho Lang hoa Sa Đéc”

- Công thức thử nghiệm (giá thé NL): 70% GT1 : 20% GT2 : 10% TSH

- Công thức đối chứng (giá thé SD): 80% PR : 20% VT

2.5.1.2 Quy mô thí nghiệm

Số 6 cơ sở: 2 ô cơ Sở

Số chậu trên ô cơ sở: 300 chậu/ô cơ sở

Số cây/chậu: 1 cây/chậu

Tổng số cây trong ô thí nghiệm: 300 chậu/ ô cơ sở x 2 ô cơ sở = 600 cây

2.5.1.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo đõi

Các chỉ tiêu sinh trưởng (gồm chiều cao cây, số cành cấp 1, số lá trên cành cấp 1,chiều dài cành cấp 1, đường kính cành cấp 1, đường kính tán cây) ở mỗi công thức được

thu thập ngẫu nhiên 50 cây và được đánh số từ 1 đến 50 Riêng chiều dài rễ, khối lượngthân, lá, rễ được thu thập từ 25 trong 50 cây nêu trên tại thời điểm xuất vườn cho mỗi

công thức.

Các chỉ tiêu phát triển (gồm ngày ra nụ, ngày ra hoa, ngày hoa tàn, độ bền hoa tự

nhiên, số nụ trên cây, số hoa trên cây, tỷ lệ hoa nở, đường kính hoa) được thu thập từ 25

cây còn lại trong 50 cây nêu trên cho mỗi công thức.

Trang 30

s* Chỉ tiêu về sinh trưởng

- Chiêu cao cây (cm): Dùng thước dây do từ vi trí cách cô ré 1 cm đền vi trí cao nhât của cây.

- Số cành cấp 1 (cành/cây): Đếm số cành cấp 1 trên cây, tại thời điểm ngày phân

cành đến khi kết thúc thí nghiệm

- Số lá cành cấp 1 (lá/cây): Đếm tat cả lá của cành cấp 1 khi thấy rõ cuống lá vàphiến lá Một lá gồm 3 đến 5 lá chét

- Chiều đài cành cấp 1 (cm): 4 cành cấp 1 cao nhất/ cây, tính trung bình (dùng

thước dây đo từ vị trí phân cành đến vị trí cao nhất của cành)

- Đường kính cành cấp 1 (mm): Dùng thước kẹp đo từ vị trí cách vị trí phân nhánh

1 cm của cành cap 1.

- Đường kính tán (cm): Dùng thước thăng đo 2 đường vuông góc qua thân chính

tại vị trí có mép tán rộng nhất rồi tính giá trị trung bình

- Chiều dài rễ (cm): Dùng thước thang đo từ cô rễ đến vị trí chop rễ dai nhất của 2cây ngẫu nhiên/ô cơ sở tại thời điểm 85 NST

- Khối lượng thân, lá (g): Dùng cân điện tử cân phan thân và lá của 2 cây/ô cơ sởngẫu nhiên tại thời điểm 85 NST

- Khối lượng rễ (g): Dùng cân điện tử cân phan rễ của 2 cây/ô cơ sở ngẫu nhiên taithời điểm 85 NST

s* Thời gian sinh trưởng và phát triển

- Ngày ra nu (NST): Khi khoảng 50% số cây/ô co sở xuất hiện nụ

- Ngày ra hoa (NST): Khi khoảng 50% số cây/ô cơ sở xuất hiện hoa đầu tiên nở

- Ngày hoa tàn (NST): Khi khoảng 50% số cây/ô cơ sở có hoa đầu tiên tàn là hoabat dau rũ xuông và rụng cánh.

- Sô nụ (nụ/cây): Đêm tât cả nụ hoa trên cây

- Số hoa (hoa/cây): Đếm tat cả hoa nở trên cây

Trang 31

- Tỷ lệ hoa nở (%) = (Tổng số hoa nở/Tổng số nụ trên cây) x 100

- Đường kính hoa (cm): Dùng thước dây đo ở vị trí to nhất của hoa khi hoa đã nở

hoàn toàn Do 3 hoa ở 3 vi trí khác nhau/cây chỉ tiêu

- Số chậu thương phẩm (chậu/mô hình) = (Số chậu loại 1 + Số chậu loại 2)

Chậu loại I: chiều cao cây > 0,7 m; số hoa > 7 hoa/cây; đường kính tán > 25 cm

Chậu loại II: chiều cao cây <0,7 m; số hoa < 7 hoa/cây; đường kính tán < 25 cm

“+ Hiệu quả kinh tế

Hiệu quả kinh tế của giá thé thử nghiệm (NL) so với đối chứng (SD) được xác địnhtheo công thức:

LNNL — LNsp HQi (%) = x 100

LNsp

LNÑNL = TPNL x G - C

LNsp = TPsp x G - C

Trong đó:

HQi (%): Hiệu quả kinh tế của giá thé thử nghiệm so với đối chứng:

LNn¿x (1000 đồng/300 chậu): Lợi nhuận của việc sử dụng giá thể thử nghiệm;

Trang 32

LNsp (1000 đồng/300 chậu): Lợi nhuận của việc sử dụng giá thê đối chứng;

TPxu (chậu): Tống số chậu thương phẩm (loại 1, loại 2);

TPsp (chậu): Tổng số chậu thương phâm (loại 1, loại 2);

G (1000 đồng/chậu): Giá bán chậu hoa thương phẩm tại thời điểm xuất vườn;

C (1000 đồng/300 chậu): Tổng chi phí (gồm chi phí giá thể, giống, chậu, phân bón,thuốc bảo vệ thực vật, công chăm sóc, điện, nước, )

2.5.1.4 Quy trình thực hiện thí nghiệm

Quy trình trồng và chăm sóc hoa hồng lửa được áp dụng theo quy trình trồng tại

Vườn Hoa kiếng Bình An Giá thé NL và giá thé SD được xử lý như đã trình bay trongmục 2.4.2 Giá thể được phối trộn theo từng công thức thí nghiệm Cho giá thể vào chậucách miệng 2 em và tưới nước dé giá thé có độ âm

Chuẩn bị giống: cây giống hoa hồng lửa sử dụng trong thí nghiệm là cây giâm cảnh

tại vườn thực hiện thí nghiệm.

Quy trình trồng và chăm sóc hoa hồng lửa:

- Trồng cây con vào giữa chậu đã có sẵn giá thé và cô định cây thang đứng Saukhi trồng, tiến hành tưới nước cho cây dé giữ âm Ngày tưới hai lần sáng và chiều Saumột tuần đầu tiên, khi cây đã hồi xanh, dựa vào độ ẩm giá thê tưới 1 -2 lần/ngày

- Phân bón: tại thời điểm 7 NST, kết hợp tưới phân bón lá H — Giàu Humic vớiliều lượng 15 mL/16L nước, định kỳ 7 ngày/lần Thời điểm 20 NST, bón phân NPK 30

— 10 — 10 + TE với liều lượng 1 g/chậu Định kỳ 7 ngày/lần

- Phun thuốc bảo vệ thực vật: định kỳ 7 ngày/lần phun, phun hỗn hợp thuốc trừ

bệnh Cadilac 75WG + Minecto Star 6(0WG + Ridomil Gold 68WG với 1 bình 20L/lần

phun.

- Tia cảnh: tại thời điểm 20 NST tiến hành cắt những cảnh già, 6m yếu dé cây phát

triên thêm các chôi bên, tạo tán cân đôi cho cây.

Trang 33

- Xuất vườn: khi 50% số cây/mô hình có 50% hoa nở Phân loại chậu thương phamtheo tiêu chí đã được mô tả ở 2.5.1.3 Khi xuất vườn cây được quấn giấy xung quanh và

dùng dây nilong cố định thân chậu, tránh bị va chạm

2.5.2 Thí nghiệm 2: Thử nghiệm mô hình ứng dụng giá thể cho cây hoa hồng nhungtrồng chậu tại thành phố Sa Déc, tỉnh Đồng Tháp

- Công thức thử nghiệm (giá thê NL): 75% GTI : 15% GT2 : 10% TSH

- Công thức đối chứng (giá thé SD): 80% PR : 20% VT

2.5.2.2 Quy mô thí nghiệm

Trang 34

2.5.2.3 Các chỉ tiêu và phương pháp theo dõi

Các chỉ tiêu sinh trưởng (gồm chiều cao cây, số cành cấp 1, số lá trên cảnh cấp 1,

chiều dài cành cấp 1, đường kính cành cấp 1, đường kính tán cây, chiều dài rễ, khối

lượng thân, lá, rễ), phát triển (gồm ngày ra nụ, ngày ra hoa, ngày hoa tàn, độ bền hoa tựnhiên, số nụ trên cây, số hoa trên cây, tỷ lệ hoa nở, đường kính hoa) và hiệu quả kinh tế

trồng cây hồng nhung được thu thập và tính toán tương tự như hoa hồng lửa

2.5.2.4 Quy trình thực hiện thí nghiệm

Quy trình trồng và chăm sóc hoa hồng nhung được áp dụng theo quy trình trồng

tai Vườn Hoa kiểng Bình An Giá thé NL và giá thé SD được xử lý như đã trình bàytrong mục 2.4.2 Giá thé được phối trộn theo từng công thức thí nghiệm Cho giá thévào chậu cách miệng 2 cm va tưới nước để giá thể có độ âm

Chuan bị giống: cây giống hoa hồng nhung sử dung trong thí nghiệm là cây giâm

cành tại vườn thực hiện thí nghiệm.

Quy trình trồng và chăm sóc hoa hồng nhung:

- Trồng cây con vào giữa chậu đã có sẵn giá thể và cố định cây thắng đứng Saukhi trồng, tiến hành tưới nước cho cây đề giữ âm Ngày tưới hai lần sáng và chiều Saumột tuần dau tiên, khi cây đã hồi xanh, dựa vào độ âm giá thé tưới 1 -2 lần/ngày

- Phân bón: tại thời điểm 7 NST, kết hợp tưới phân bón lá H — Giàu Humic vớiliều lượng 15 mL/16 L nước, định kỳ 7 ngày/lần Thời điểm 20 NST, bón phân NPK 30

— 10 — 10 + TE với liều lượng 1 g/chậu Dinh kỳ 7 ngày/lần

- Phun thuốc bảo vệ thực vật: định kỳ 7 ngày/lần phun, phun hỗn hợp thuốc trừbệnh Cadilac 75WG + Minecto Star 60WG + Ridomil Gold 68WG với | bình 20L/lần

phun.

- Tia cành: tại thời điểm 20 NST tiến hành cắt những cành già, ốm yếu dé cây pháttriển thêm các chồi bên, tạo tán cân đối cho cây

- Xuất vườn: khi 50% số cây/mô hình có 50% hoa nở Phân loại chậu thương pham

theo tiêu chí đã được mô tả ở 2.5.1.3 Khi xuất vườn cây được quấn giấy xung quanh và

dùng dây nilong cố định thân chậu, tránh bị va chạm

Trang 36

Chương 3KET QUA VÀ THẢO LUẬN

3.1 Đánh giá kết qua mô hình thử nghiệm giá thé cho hoa hồng lira

3.1.1 Đánh giá khả năng sinh trưởng của cây hồng lửa giữa hai mô hình

Bảng 3.1 Chiều cao cây hồng lửa (cm) giữa hai mô hình thử nghiệm

Thời điểm theo dõi Mô hình giá thé

*TB + SD, n = 50; "*: khác biệt không có ÿ nghĩa; ``: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.

Kết quả Bảng 3.1 cho thấy chiều cao cây hoa hồng lửa tại thời điểm 10 NST trênnên giá thê thử nghiệm và giá thể đối chứng đều không có sự chênh lệch quá lớn, không

có ý nghĩa về mặt thống kê

Tại thời điểm 20 NST, chiều cao cây hoa hồng lửa khác biệt có ý nghĩa trong thống

kê giữa hai mô hình Chiều cao cây cao nhất đạt 23,3 em khi hoa hồng lửa được trồngtrên nền giá thê thử nghiệm 70 % GTI : 20% GT2 : 10% TSH, khác biệt có ý nghĩa sovới cây trồng trên nền giá thé đối chứng 80% PR : 20% VT

Trang 37

Tại thời điểm 30 NST, chiều cao cây hoa hồng lửa khác biệt có ý nghĩa thống kê.Chiều cao cây cao nhất đạt 24,8 em khi được trồng trên nền giá thé thử nghiệm: 70 %GT1 : 20% GT2 : 10% TSH, khác biệt có ý nghĩa so với cây hồng lửa trồng trên nên giá

thé đối chứng: 80% PR : 20% VT

Chiều cao cây hoa hồng lửa khác biệt rat có ý nghĩa thống kê khi trồng trên hainền giá thé Biểu hiện rõ ở giai đoạn 40 NST, chiều cao cây cao nhất đạt 26,4 cm khitrồng trên nền giá thể thử nghiệm: 70 % GTI : 20% GT2 : 10% TSH, khác biệt có ýnghĩa thống kê so với cây hoa hồng lửa trồng trên nền giá thé đối chứng: 80% PR : 20%

VT.

Ở thời điểm 50 NST, 70 NST và 90 NST lần lượt đều có sự khác biệt về chiều cao

của cây hoa hồng lửa trồng trên hai nền giá thể khác nhau Tại thời điểm 50 NST, vớigiá thé thử nghiệm cây có chiều cao nhất là 29,1 cm khác biệt có ý nghĩa thống kê so

với cây trồng ở mô hình gía thể đối chứng Chiều cao cây hoa hồng lửa khác biệt có ý

nghĩa thống kê khi trồng trên giá thé thử nghiệm: 70 % GT1 : 20% GT2 : 10% TSH với

chiêu cao cao nhât là 44,7 cm.

Tại thời điểm 70 NST, chiều cao cây hoa hồng lửa trồng trên nền giá thé thửnghiệm đạt 44,7 cm khác biệt có ý nghĩa thống kê so với chiều cao cây hoa hồng lửa

được trông trên nên giá thê đôi chứng.

Tại thời điểm 90 NST, chiều cao cây hoa hồng lửa khác biệt rất có ý nghĩa trong

thống kê giữa 2 mô hình Chiều cao cây cao nhất đạt 71,9 em khi trồng trên nền giá thểthử nghiệm: 70 % GTI : 20% GT2 : 10% TSH, khác biệt có ý nghĩa so với cây trồng

trên nề giá thê 80% PR : 20% VT

Nhìn chung, sự phát triển về chiều cao của cây hồng lửa chịu tác động rõ rệt bởi

các công thức giá thê khác nhau Thể hiện rõ qua các thời điểm phát triển của cây, chothấy việc lựa chọn giá thể trồng có ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triểncủa cây hoa hồng lửa Đây là một trong các yếu tô quyết định loại chậu thương phẩm

Trang 38

Bảng 3.2 Số cành cấp 1 trên cây hồng lửa (cành) giữa hai mô hình thử nghiệm

"TB + SD, n = 50; '°: khác biệt không có ý nghĩa; ``: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.

Kết quả ở Bảng 3.2 cho thấy số cành cấp 1 trên cây hồng lửa tại giai đoạn 10 NST

ở cả hai mô hình giá thé đều không có ý nghĩa thống kê Tại thời điểm 20 NST, số cành

cấp 1 cây hoa hồng lửa khác biệt có ý nghĩa trong thống kê giữa hai mô hình Số cànhcấp 1 cao nhất đạt 3,0 cành khi hoa hồng lửa được trồng trên nền giá thé thử nghiệm: 70

% GTI : 20% GT2 : 10% TSH, khác biệt có ý nghĩa so với cây trồng trên nền giá thể

đối chứng 80% PR : 20% VT

Thời điểm 30 NST cây đạt số cành cấp 1 cao nhất là 3,8 cành Tại thời điểm 40

NST, số cành cấp 1 trên hoa hồng lửa khác biệt rat có ý nghĩa thống kê với số cành cấp

1 đạt 4,3 cành được trồng trên nền giá thé thử nghiệm: 70 % GT1 : 20% GT2 : 10%

Tóm lại, số cành cấp 1 trên cây hồng lửa thể hiện những tác động rõ rệt bởi giá

thê trồng cây đến quá trình sinh trưởng Kết quả cho thấy cây hoa đều đạt số cành cấp

1 cao nhất khi trồng trên nền giá thé thử nghiệm : 70% GT1 : 20% GT2 : 10% TSH

Trang 39

Bảng 3.3 Số lá trên cành cấp 1 của cây hồng lửa (14) giữa hai mô hình thử nghiệm

Thời điểm theo dõi Mô hình giá thể

*TB + SD, n = 50; "*: khác biệt không có ý nghĩa, ``: khác biệt có ý nghĩa ở mức 1%.

Kết quả ở Bang 3.3 cho thay chi ở thời điểm 10 NST, số lá trên cành cấp 1 khácbiệt không có ý nghĩa thống kê Tại các giai đoạn sau, tất cả số lá trên cành cấp 1 củacây hồng lửa trồng trên nền giá thê thử nghiệm đều có số lá cao nhất, khác biệt có ýnghĩa so với cây trồng trên nền giá thê đối chứng: 80% PR : 20% VT

Bảng 3.4 Chiều dài cành cấp 1 của cây hồng lửa (cm) giữa hai mô hình thử nghiệm

Thời điểm Mô hình giá thể

tap dối Thử nghiệm (NL) Đối chứng (SD) T-tnh

Trang 40

Kết quả Bảng 3.4 cho thấy chiều dai cành cấp 1 cây hoa hồng lửa tại thời điểm 10NST trên nền giá thé thử nghiệm và giá thé đối chứng đều không có sự chênh lệch quálớn, không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Tại thời điểm 20 NST, chiều dài cành cấp 1 cây hoa hồng lửa khác biệt có ý nghĩatrong thống kê giữa hai mô hình Chiều cao cây cao nhất đạt 4,3 em khi hoa hồng lửađược trồng trên nền giá thé thử nghiệm: 70 % GT1 : 20% GT2 : 10% TSH, khác biệt có

ý nghĩa so với cây trồng trên nền giá thé đối chứng 80% PR : 20% VT

Tại thời điểm 30 NST, chiều dài cành cấp 1 cây hoa hồng lửa khác biệt có ý nghĩathống kê Chiều cao cây cao nhất đạt 7,7 cm khi được trồng trên nén giá thé thử nghiệm:

70 % GT1 : 20% GT2 : 10% TSH, khác biệt có ý nghĩa so với cây hồng lửa trồng trênnền giá thé đối chứng: 80% PR : 20% VT

Chiều dài cành cấp 1 cây hoa hồng lửa khác biệt rất có ý nghĩa thống kê khi trồng

trên 2 nền giá thé Biéu hiện rõ ở giai đoạn 40 NST, chiều dài cành cấp 1 cây cao nhất

đạt 12,2 cm khi trồng trên nền giá thé thử nghiệm: 70 % GTI : 20% GT2 : 10% TSH,khác biệt có ý nghĩa thống kê so với cây hoa hồng lửa trồng trên nền giá thê đối chứng:

80% PR : 20% VT.

Ở thời điểm 50 NST va 70 NST lần lượt đều có sự khác biệt về chiều dài cảnh cấp

1 của cây hoa hồng lửa trồng trên hai nền giá thê khác nhau Tại thời điểm 50 NST, vớigiá thé thử nghiệm cây có chiều cao nhất là 13,6 cm khác biệt có ý nghĩa thống kê sovới cây trồng ở mô hình gia thé đối chứng Chiều dài cành cấp 1 cây hoa hồng lửa tạithời điểm 70 NST khác biệt có ý nghĩa thống kê khi trồng trên giá thé thử nghiệm: 70

% GTI : 20% GT2 : 10% TSH với chiều dai cành cấp 1 là 16,3 cm, có ý nghĩa về mặt

thống kê so với giá thê đối chứng

Nhìn chung, sự phát triển về chiều dài cành cấp 1 của cây hồng lửa chịu tác động

rõ rệt bởi thành phần dinh dưỡng Thé hiện rõ qua các thời điểm phát triển của cây, chothấy giá thé thử nghiệm: 70 % GTI : 20% GT2 : 10% TSH thích hợp cho cây hồng lửasinh trưởng và phát triển vượt trội

Ngày đăng: 11/12/2024, 11:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w