Đồng hóa bao gồm sự biến đổi các chất không đặc hiệu từ các nguồn khác nhau thành các chất hữu cơ khác đặc hiệu của cơ thể.. Quá trình oxy hóa tạo năng lượng cũng là nguồn cung cấp các h
Trang 1CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM MÔN HÓA SINH HỌC
Nga bổ sung thêm:
1 Phần chuyển hoá năng lượng
Câu 39: Phát biểu nào sau đây là SAI:
A Đồng hóa bao gồm sự biến đổi các chất không đặc hiệu từ các nguồn khác nhau thành các chất hữu cơ khác đặc hiệu của cơ thể
B Quá trình dị hóa tạo ra năng lượng
C Ở động vật bậc cao thì CO2 không phải là một trong những sản phẩm cuối cùng của quá trình dị hóa
D Hai quá trình đồng hóa và dị hóa xảy ra liên tục, liên quan với nhau và không tách rời nhau
Đáp án: C
Câu 40: Phát biểu nào sau đây là SAI:
A Sự trao đổi chất ở động vật gồm 3 giai đoạn: giai đoạn tiêu hóa, giai đoạn trao đổi trung gian và giai đoạn bài tiết
B Trong mọi cơ thể sống của từng loài khác nhau, trong các mô và cơ quan khác nhau thì tất cả các con đường chuyển hóa đều giống nhau
C Sự trao đổi chất gắn liền với trao đổi năng lượng
D Quá trình oxy hóa tạo năng lượng cũng là nguồn cung cấp các hợp chất trung gian dùng làm nguyên liệu cho các phản ứng tổng hợp
Đáp án: B
Câu 41: Phát biểu nào sau đây đúng về năng lượng tự do (ΔG)
A ΔG < 0 chỉ phản ứng thu nhiệt, ΔG > 0 chỉ phản ứng tỏa nhiệt
B ΔG = 0 chỉ phản ứng chưa ở trạng thái cân bằng và cần phải cung cấp thêm năng lượng để đạt đến trạng thái cân bằng
C ΔG > 0 chỉ phản ứng thu nhiệt và phản ứng này xảy ra một cách tự phát
D ΔG là hiệu số giữa lượng năng lượng tự do của trạng thái cuối (sau phản ứng) và lượng năng lượng tự do của trạng thái đầu (trước phản ứng)
Đáp án: D
Câu 42: Phát biểu sau đây là SAI khi nói về ATP:
A Chứa 2 liên kết cao năng
B Sự oxy hóa phosphryl hóa cơ chất tạo ra rất nhiều ATP
Trang 2C Là chất dự trữ và vận chuyển năng lượng chính của cơ thể
D Để tạo 1 ATP từ 1 ADP và 1 P vô cơ thì lượng năng lượng cần cung cấp phải ≥ 7 kcal
Đáp án: B
2 Phần chuyển hoá glucid
Câu 10: Enzyme xúc tác cho phản ứng chuyển hóa glucose–6–phosphate thành fructose–6–phosphate được xếp vào nhóm:
A isomerase B hydrolase C ligase D transferase
Đáp án:
Câu 12: Xét phản ứng đầu tiên của quá trình đường phân:
Phản ứng trên là phản ứng:
A phosphoryl hóa nhờ enzyme hexokinase
B khử phosphoryl hóa nhờ enzyme hexokinase
C phosphoryl hóa nhờ enzyme glucose phosphatase
D khử phosphoryl hóa nhờ enzyme glucose phosphatase
Đáp án:
Câu 31: Điều nào sau đây không đúng về quá trình phân giải monosaccharide?
A Pyruvate tạo ra trong quá trình đường phân sẽ bị oxy hóa triệt để đến CO2 và
H2O trong chu trình Krebs
B Chu trình Krebs là giai đoạn phân giải kị khí monosaccharide có giải phóng năng lượng
C Quá trình lên men lactate xảy ra trong điều kiện kị khí
D Giai đoạn oxy hóa pyruvate thành acetyl–CoA là giai đoạn trung gian giữa quá trình đường phân và chu trình Krebs
Đáp án:
B
3 Phần chuyển hoá lipid
Câu 43: Trong quá trình oxy hóa tạo năng lượng của acid béo có mạch carbon chẵn, sau
mỗi chu kỳ phản ứng thì mạch carbon bị rút ngắn:
A 1 carbon
B 2 carbon
C 3 carbon
D 4 carbon
Trang 3Đáp án: B
Câu 44: Trong quá trình oxy hóa tạo năng lượng của acid béo có mạch carbon lẻ, sản phẩm
cuối cùng của sự phân cắt hoàn toàn phân tử acid béo là:
A Acetyl-CoA
B Acetyl-CoA và propionyl-CoA
C Propionyl-CoA
D Butyryl-CoA
Đáp án: B
Câu 45: Các chất nào sau đây là thể ketone tạo ra trong quá trình oxy hóa acid béo:
A Acid butyric và acid hydroxybutyic
B Acid acetoacetic và acetyl-CoA
C Aceton và acetyl-CoA
D Aceton, acid acetoacetic
Đáp án: D
Câu 46: Trong quá trình tổng hợp acid béo, cứ sau mỗi chu kỳ phản ứng thì số carbon
được gắn thêm vào mạch carbon đang hình thành là:
A 1
B 2
C 3
D 4
Đáp án: B
Câu 2: Số phân tử acetyl–CoA được tạo thành khi oxy hóa hoàn toàn 1 phân tử acid palmitic là:
A 6 B 7 C 8 D 9
Đáp án:
Câu 25: Trong chu trình Krebs, mỗi phân tử acetyl–CoA bị oxy hóa hoàn toàn sẽ tạo ra bao nhiêu phân tử CO 2 ?
Đáp án:
Câu 27: Điều nào sau đây là đúng khi nói về quá trình –oxy hóa?
A Các acid béo được phân giải theo cơ chế –oxy hóa sẽ tách dần từng đoạn 2 carbon là pyruvate
B Quá trình –oxy hóa bao gồm 2 giai đoạn là oxy hóa và cắt mạch carbon
C Quá trình –oxy hóa xảy ra trong ty thể
Trang 4D Sự oxy hóa xảy ra ở nguyên tử C (tính từ đầu nhóm methyl).
Đáp án:
4 Phần chuyển hoá acid amin
Câu 47: Trong quá trình phân giải amino acid bằng phản ứng chuyển amine, thì gốc amine
của amino acid sẽ được chuyển cho 1 trong 3 ketoacid là pyruvate, α-ketoglutarate và oxaloacetate để tạo thành các amino acid tương ứng:
A Serine, alanine, leucine
B Aspartate, glutamate, isoleucine
C Alanine, glutamate, aspartate
D Aspartate, glutamate, cysteine
Đáp án: C
Câu 48: Điều nào sau đây là đúng khi nói về NH3:
A Không phải là sản phẩm cuối cùng của quá trình phân giải amino acid
B Không có độc tính nên cơ thể không cần cơ chế đặc biệt nào để loại thải chúng
C Vì là chất có độc tính đối với cơ thể sinh vật nên sẽ được loại thải ra khỏi cơ thể theo những con đường khác nhau hoặc sẽ chuyển thành các hợp chất không độc như urê, glutamin, asparagine
D Sự tổng hợp nên Urê từ NH3 là quá trình không tốn năng lượng
Đáp án: C
Câu 51 Glutamin tới gan được:
A Phân hủy ra NH3 và tổng hợp thành urê
B Kết hợp với urê tạo hợp chất không độc
C Chuyển vào đường tiêu hóa theo mật
D Phân hủy thành carbamyl phosphat, tổng hợp urê
Đáp án: A
Câu 52 Glutamin tới thận:
A Phân hủy thành NH3, đào thải qua nước tiểu dưới dạng NH4+
B Phân hủy thành urê
C Phân hủy thành carbamyl phosphat
D Phân hủy thành NH3, tổng hợp urê và đào thải ra ngoài theo nước tiểu
E Không có chuyển hóa gì
Đáp án: A
Câu 53 Enzym xúc tác cho phản ứng trao đổi nhóm amine:
Trang 51 Có coenzym là pyridoxal phosphat
2 Có coenzym là Thiamin pyrophosphat
3 Có coenzym là NAD+
4 Được gọi với tên chung là: Transaminase
5 Được gọi với tên chung là Dehydrogenase
Chọn tập hợp đúng: A 1, 2 B 2, 3 C 3, 4 D 4, 5 E 1, 4
Đáp án: E
Câu 54 Sản phẩm khử amine oxy hóa của một acid amine gồm:
1 Amin 2 Acid cetonic 3 NH3 4 Acid carboxylic 5 Aldehyd Chọn tập hợp đúng: A 1, 2 B 2, 3 C 3, 4 D 4, 5 E 1, 3
Đáp án: B
27 NH3 được vận chuyển trong cơ thể chủ yếu dưới dạng:
A Kết hợp với acid glutamic tạo glutamin
B Kết hợp với acid aspartic tạo asparagin
C Muối amonium
D Kết hợp với CO2 tạo Carbamyl phosphat
E NH4OH
Đáp án: A
55 Histamin:
1 Là sản phẩm khử carboxyl của Histidin
2 Là sản phẩm trao đổi amin của Histidin
3 Có tác dụng tăng tính thấm màng tế bào, kích ứng gây mẩn ngứa
4 Là sản phẩm khử amin oxy hóa của Histidin
5 Là một amin có gốc R đóng vòng
Chọn tập hợp đúng: A 1, 2, 3 B.1, 2, 4 C 1, 2, 5 D 1, 3, 5 E 1, 4, 5
Đáp án: D
230 GOT là viết tắt của enzym mang tên:
A Glutamin Oxaloacetat Transaminase B Glutamat Ornithine Transaminase
C Glutamat Oxaloacetat Transaminase D Glutamin Ornithine Transaminase
E Glutarat Oxaloacetat Transaminase
Đáp án: C
231 GOT xúc tác cho phản ứng:
A Trao đổi hydro B Trao đổi nhóm amin C Trao đổi nhóm carboxyl
D Trao đổi nhóm imin E Trao đổi nhóm methyl
Trang 6Đáp án: B
25 Hoạt tính GPT tăng chủ yếu trong một số bệnh về:
A Rối loạn chuyển hoá glucid
B Gan
C Tim
D Nhiễm trùng máu
E Ngộ độc thức ăn
Đáp án: B
pyruvic transaminase, GPT)
233 Các enzyme sau có mặt trong chu trình urê:
A Carbamyl phosphat synthetase, Ornithine transcarbamylase, Arginosuccinat synthetase, Aconitase, Arginase
B Carbamyl phosphat synthetase, Arginosuccinat synthetase, Fumarase,
Arginosuccinase, Arginase
C Carbamyl phosphat synthetase, Ornithine transcarbamylase, Arginosuccinat synthetase, Arginosuccinase, Arginase
D Carbamyl synthetase, Ornithine transcarbamylase, Arginosuccinat
synthetase, Succinase, Arginase
E Carbamyl synthetase, Ornithine transcarbamylase, Arginosuccinat synthetase, Arginosuccinase, Arginase
Đáp án: C (Carbamyl phosphat synthetase COAAArg)
240 Thiếu phenylalanin hydroxylase đưa đến tình trạng bệnh lý:
A Tyrosin niệu B Homocystein niệu C Alcapton niệu
D Phenylceton niệu E Cystein niệu
Đáp án: D
253 Các quá trình thoái hoá chung của acid amin là:
1 Khử hydro 2 Khử amin 3 Khử carboxyl 4 Trao đổi amin 5 Kết hợp
nước
Chọn tập hợp đúng: A 1, 2, 3 B 1, 2, 4 C 2, 3, 4 D 2, 4, 5 E 3, 4, 5
Đáp án: C
254 Amino Butyric Acid (G.A.B.A) là:
1 Sản phẩm khử amin của Acid glutamic
2 Sản phẩm khử carboxyl của Acid glutamic
3 Có tác dung dãn mạch, tăng tính thấm thành mạch
4 Chất có trong chất xám tế bào thần kinh, cần thiết cho hoạt động của neuron
Trang 75 Không có tác dụng sinh học
Chọn tập hợp đúng: A 1, 2 B 2, 3 C 2, 4 D 3, 4 E 2, 5
Đáp án: C
255 NH3 sẽ chuyển hoá theo những con đường sau:
1 Được đào thải nguyên vẹn ra nước tiểu
2 Tham gia phản ứng amin hoá, kết hợp acid cetonic để tổng hợp lại acid amin
3 Ở gan được tổng hợp thành urê theo máu đến thận và thải ra nước tiểu
4 Tham gia phản ứng trao đổi amin
5 Ở thận NH3 được đào thải dưới dạng NH4+
Chọn tập hợp đúng: A 1, 2, 3 B 1, 3, 4 C 2, 3, 4 D 2, 3, 5 E 3, 4, 5
Đáp án: D
256 Các chất sau có mặt trong chu trình urê:
A Arginin, Ornithine, Aspartat , Citrulin
B Carbamyl P , Oxaloacetat, Aspartat, Fumarat
C Arginin, Succinat, Fumarat, Citrulin
D Ornithine, Oxaloacetat, Aspartat, Glutamat
E Carbamyl P , Malat, Fumarat, Citrat
Đáp án: A
262 Sản phẩm khử carboxyl của acid amine sẽ là:
1 Acid cetonic 2 Amin tương ứng 3 NH3
4 Một số chất có hoạt tính sinh học đặc biệt 5 Aldehyd
Chọn tập hợp đúng: A 1, 2 B 2, 3 C 2, 4 D 3, 4 E 3, 5
Đáp án: C
263 Tốc độ chuyển hoá protid phụ thuộc vào các yếu tố sau:
A Nhu cầu sinh tổng hợp protid của cơ thể
B Tuỳ từng loại mô
C Nhu cầu năng lượng cơ thể
D Nhu cầu một số chất dẫn xuất từ acid amine như hormon, base N
E Tất cả các câu trên đều đúng
Đáp án: E
267 Dạng vận chuyển của NH3 trong máu là:
A NH4+ B Acid glutamic C Acid cetonic D Glutamin E Urê
Đáp án: D
Trang 8276 Ở trẻ sơ sinh, cấu tạo màng ruột trẻ không thể hấp thụ protein có trọng lượng phân
tử tương đối lớn, ví dụ các Ig
A Đúng B Sai
Đáp án: