Quy trình nghiệm thu các hạng mục công trình thi công xây dựng, thi công cấp nước, thoát nước trong công trình xây dựng dân dụng cấp III; mạng lưới cấp nước, thoát nước cho đô thị loại I
Trang 1BỘ XÂY DỰNG
TRƯỜNG CAO ĐẲNG XÂY DỰNG SỐ – CTC1
Giáo trình
KỸ THUẬT THI CÔNG CÔNG TRÌNH CẤP THOÁT NƯỚC
Ngành: Công nghệ Kỹ thuật tài nguyên nước
Trình độ: Cao đẳng
Ban hành kèm theo Quyết định số 368ĐT/QĐ- CĐXD1 ngày 10 tháng 08 năm 2021
của Hiệu trưởng trường CĐXD số 1
Hà Nội
Trang 3LỜI GIỚI THIỆU
Giáo trình “Kỹ thuật thi công công trình Cấp thoát nước” bao gồm những kiến thức về thi công công trình cấp nước, thoát nước trong và ngoài nhà Tính năng các loại máy thi công trong công tác đất, công tác bê tông và trong thi công công trình cấp thoát nước Quy trình nghiệm thu các hạng mục công trình thi công xây dựng, thi công cấp nước, thoát nước trong công trình xây dựng dân dụng cấp III; mạng lưới cấp nước, thoát nước cho đô thị loại IV
Giáo trình được sự góp ý của các giảng viên trong Bộ môn Cấp Thoát nước, thuộc khoa Quản lý Xây dựng và đô thị, trường Cao đẳng Xây dựng số 1 Chúng tôi rất mong được sự góp ý của các bạn đọc để giáo trình được hoàn thiện hơn
Trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, năm 20 Biên soạn
Chủ biên: Lê Thị Minh Nga
Trang 4Mục lục
Chương mở đầu: Những vấn đề chung về thi công công trình cấp thoát nước
1.1 Nguyên tắc 6
1.2 Đặc điểm, tính chất 6
1.3 Công tác nghiệm thu 7
1.4 Lập bản vẽ hoàn công 8
1.5 Ghi nhật ký công trình 10
Chương 1: Công tác chuẩn bị trươc khi thi công công trình cấp thoát nước 11
1.1 Chuẩn bị mặt bằng thi công 11
1.2 Tổ chức thoát nước cho mặt bằng thi công 12
1.3 Đo đạc và định vị công trình cấp thoát nước 13
1.4 Công tác vận chuyển và lựa chọn phương tiện vận chuyển 13
Chương 2: Công tác đất trong thi công công trình cấp thoát nước 14
2.1 Khái niệm chung về công tác đất 14
2.2 Các loại công trình đất - Các dạng công tác đất 15
2.3 Phân cấp đất trong thi công 16
2.4 Những tính chất cơ bản của đất liên quan đến quá trình thi công 18
2.5 Công nghệ thi công công tác đất 20
2.6 Tính khối lượng công tác đất. …21
2.7 Kỹ thuật đào………22
2.8 Kỹ thuật đắp………24
Chương 3: Công tác xây và hoàn thiện cho hệ thống cấp thoát nước 25
3.1 Vật liệu dùng trong công tác xây 25
3.2 Phương pháp xây tường và trụ gạch 26
3.3 Dàn giáo xây. 27
3.4 Kiểm tra, nghiệm thu khối xây 28
3.5 Công tác hoàn thiện 30
Chương 4: Công tác bê tông và bê tông cốt thép 32
4.1 Khái niệm chung 32
4.2 Công tác lắp đặt ván khuôn 33
4.3 Công tác cốt thép. 39
4.4 Công tác bê tông 47
4.5 Kiểm tra – nghiệm thu bê tông 53
4.6 Bảo dưỡng - sửa chữa khuyết tật sau khi đổ bê tông 55
Chương 5: Thi công hệ thống cấp nước, thoát nước trong nhà 58
5.1 Ống cấp thoát nước – phụ tùng nối ống 58
5.2 Thi công điểm nối giữa ống cấp nước ngoài nhà với đường ống vào nhà 59
5.3 Trình tự và phương pháp thi công MLCN trong nhà 60
5.4 Trình tự và phương pháp thi công ML thoát nước trong nhà 64
5.5 Lắp đặt thiết bị vệ sinh 65
5.6 Lắp đặt đồng hồ đo nước 72
Chương 6: Lắp đặt đường ống cấp thoát nước ngoài nhà 74
6.1 Hồ sơ thiết kế và công tác chuẩn bị 74
6.2 Đào mương – Rải ống 79
6.3 Lắp đặt đường ống 83
Trang 56.4 Lấp đất sơ bộ - Thử áp lực đường ống 886.5 Lắp thiết bị, xây hố van, lấp đất hoàn thiện và vệ sinh tuyến ống 896.6 Nghiệm thu, bàn giao 90Phần 2: Bài tập
I/ Bài tập tổng hợp: Đọc bản vẽ thi công HTCN NN. .90II/ Bài tập tổng hợp: Đọc bản vẽ thi công HTTN NN ………90
Trang 6Chương mở đầu NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ THI CÔNG CÔNG TRÌNH CẤP THOÁT NƯỚC
Mục tiêu:
Trình bày được những vấn đề chung thi công công trình Cấp thoát nước: Nội dung, nguyên tắc, qui trình thi công, nhật ký
+ Trình bày được các công tác chuẩn bị thi công trong công trình Cấp thoát nước
Có ý thức học tập tích cực, tự giác, giầu tính sáng tạo
Nội dung:
1.1 Nguyên tắc
Thi công công trình cấp thoát nước là môn học dùng cho sinh viên khoa “Cấp thoát nước và môi trường” và các ngành liên quan với nội dung nghiên cứu về kỹ thuật thi công các công trình cấp thoát nước cơ bản trong đô thị như: công tác đất, thi công đất bằng máy thi công và các công tác kỹ thuật chính trong công việc xây dựng như xây trát, đổ bê tông, làm cốt thép cho công trình cấp thoát nước, kỹ thuật thi công đường ống cấp thoát nước trong
và ngoài công trình, v.v
Dựa vào tính chất công tác xây dựng các công trình, bài giảng thi công công trình cấp thoát nước chia ra Thi công các công trình cấp thoát nước bên ngoài nhà và công trình cấp thoát nước trong nhà các phần với nội dung sau:
- Công tác chuẩn bị thi công và công tác vận chuyển
- Công tác đất và thi công công tác đất
- Công tác xây gạch, đá
- Công tác bê tông, bêtông cốt thép đổ toàn khối và lắp ghép
- Kỹ thuật thi công công trình cấp nước thoát nước ngoài nhà
- Kỹ thuật thi công công trình cấp nước thoát nước trong nhà
1.2 Đặc điểm và tính chất
a) Đặc điểm: là công tác phức tạp theo đặc điểm riêng:
- Công trình theo tuyến: Đường ống cấp nước, đường cống thoát nước ngoài công trình…
- Công trình tập trung: Công tác đất, công tác xây, công tác bê tông cho các công trình trong khu xử lý; thi công mạng lưới cấp thoát nước trong nhà (trừ công tác vận chuyển)
Do đặc điểm thi công như vậy nên công tác thi công trở lên phức tạp, gây khó khăn cho việc kiểm tra, quản lý, điều độ máy móc thi công Mặt khác nơi làm việc của các đơn vị thi công luôn luôn thay đổi; khối lượng phân bố không đều và ảnh hưởng bởi điều kiện khí hậu
- Mỗi công việc bao gồm nhiều công đoạn mà hầu hết làm việc ngoài hiện trường nên ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết, khí hậu, nhiệt độ không khí
1,3 Công tác nghiệm thu
1.3.1 Các hình thức kiểm tra, nghiệm thu trong xây dựng
Trang 7Theo quy định tại “Nghị định 15/2013/NĐ-CP về hướng dẫn quản lý chất lượng công trình xây dựng”, trong quá trình thi công các hạng mục, công trình xây dựng cần thực hiện các công tác kiểm tra, nghiệm thu sau:
- Kiểm tra vật tư, vật liệu và thiết bị lắp đặt vào công trình trước khi đưa vào thi công xây dựng công trình;
- Nghiệm thu các công việc xây dựng – ví dụ nghiệm thu công tác gia công lắp đặt ván khuôn, gia công lắp đặt cốt thép, đổ bê tông ….;
- Nghiệm thu bộ phận công trình xây dựng, giai đoạn thi công xây dựng – ví dụ nghiệm thu cột bê tông cốt thép toàn khối, nghiệm thu dầm sàn bê tông cốt thép toàn khối…;
- Nghiệm thu hoàn thành hạng mục công trình, công trình xây dựng để đưa vào khai thác, sử dụng – ví dụ hạng mục móng, hạng mục phần thân, hoàn thiện, hoặc cả công trình;
1.3.2 Quy trình nghiệm thu
Công tác nghiệm thu trong xây dựng được tiến hành theo các bước sau:
- Bước 1: trong quá trình thi công xây lắp nhà thầu chuẩn bị tài liệu cho công tác nghiệm thu và đệ trình Chủ đầu tư kiểm tra phê duyệt;
- Bước 2: Trước khi gửi đề nghị nghiệm thu cho chủ đầu tư nhà thầu tiến hành nghiệm thu nội bộ - nhằm tự khẳng định chất lượng công việc của mình trước khi tiến hành nghiệm thu với chủ đầu tư Để không mất thời gian chờ đợi thông thường các Nhà thầu thường kiểm tra nội bộ trước khi nghiệm thu với Chủ đầu tư khoảng 1 giờ Kết quả nghiệm thu nội bộ có thể ghi thành “Biên bản nghiệm thu nội bộ” hoặc nhà thầu khảng định trong “Đề nghị nghiệm thu” của mình là đã nghiệm thu nội bộ và chất lượng đạt yêu cầu thiết kế;
- Bước 3: Gửi đề nghị nghiệm thu đến Chủ đầu tư và tiến hành nghiệm thu theo quy định Nếu kết quả nghiệm thu đạt yêu cầu, hai bên ký biên bản nghiệm thu (có thể không hoặc có một vài khuyết tật trong công việc nhà thầu thực hiện), nếu không đạt hai bên ghi rõ nguyên nhân và những vấn đề cần khắc phục Sau khi nhà thầu khắc phục xong hai bên lại tiến hành lại quá trình nghiệm thu
1.3.3 Nội dung, biên bản nghiệm thu
Nội dung nghiệm thu gồm:
- Nghiệm thu hồ sơ;
- Nghiệm thu chất lượng công việc tại hiện trường
Biên bản nghiệm thu Hiện nay nhà nước không quy định mẫu biên bản nghiệm thu,
tùy theo tiêu chuẩn áp dụng mà Chủ đầu tư quy định mẫu biên bản nghiệm thu Tuy nhiên trong biên bản nghiệm thu cần có đầy đủ các nội dung sau:
Thành phần nghiệm thu
Tùy theo loại nghiệm thu, hay mức độ quan trọng của công việc/ bộ phận/ hạng mục… được nghiệm thu mà thành phần tham gia nghiệm thu sẽ khác nhau Thành phần nghiệm thu của các bên có thể xác định theo bảng dưới đây
Các bên tham
gia
Loại
nghiệm thu
Nhà thầu Tư vấn giám sát/ và
hoặc Chủ đầu tư Tư vấn thiết kế Đại diện chủ sở hữu/ người
sử dụng sau này Công việc Cán bộ phụ
trách kỹ thuật Cán bộ giám sát thi công của Chủ đầu tư Giám sát tác giả (nếu Chủ đầu tư Không cần
Trang 8hiện trường có yêu cầu)
Bộ phận/ Giai
đoạn Cán bộ phụ trách thi công
trực tiếp
Cán bộ phụ trách bộ phận giám sát Giám sát tác giả (nếu Chủ đầu tư
Người đại diện theo pháp luật và người phụ trách bộ phận giám sát của chủ đầu tư và tư vấn giám sát (nếu có)
Người đại diện theo pháp luật
và Chủ nhiệm thiết kế
Nếu chủ đầu
tư không phải
là đơn vị sử dụng sau này
1.4 Lập bản vẽ hoàn công
1.4.1 Lập bản vẽ hoàn công
1.4.1.1 Khái niệm
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ bộ phận công trình, công trình xây dựng hoàn thành, trong
đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế, được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế bản vẽ thi công đã được phê duyệt Mọi sửa đổi so với thiết kế được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công
1.4.1.2 Mục đích, ý nghĩa của bản vẽ hoàn công
Bản vẽ hoàn công là cơ sở để thực hiện bảo hành và bảo trì
Bản vẽ hoàn công là cơ sở thanh quyết toán bộ phận công trình, giai đoạn xây dựng, hạng mục công trình, công trình xây dựng
1.4.1.3 Cách lập bản vẽ hoàn công
Trường hợp hạng mục công trình, công trình thi công đúng thiết kế
Trường hợp các kích thước, thông số thực tế thi công của đối tượng được vẽ hoàn công đúng với kích thước, thông số của thiết kế bản vẽ thi công được phê duyệt thì nhà thầu thi công xây dựng có thể chụp lại bản vẽ thiết kế thi công và đóng dấu bản vẽ hoàn công theo quy định của TT 27/2009/BXD trên tờ bản vẽ đó
Trường hợp phải thay đổi, bổ sung
Dựa trên các bản vẽ thiết kế để sửa lại theo những nội dung đã được bổ sung, sửa đổi theo biên bản hoặc nhật ký công trình
Ví dụ: Bản vẽ thiết kế ghi: Chỉ dẫn kỹ thuật xây bể nước phải xây theo kiểu chữ công, gạch phải được no nước, xây no mạch, sau khi xây 12 giờ phải tưới nước dưỡng hộ…
Bản vẽ hoàn công phải ghi phần ghi chú phải ghi là: bể xây theo kiểu chữ công, gạch
no nước, xây no mạch, sau khi xây 12 giờ tưới nước dưỡng hộ…
1.1.4.4 Mẫu dấu bản vẽ hoàn công
Trong trường hợp cần thiết, nhà thầu thi công xây dựng có thể vẽ lại bản vẽ hoàn công mới, có khung tên bản vẽ hoàn công tương tự như mẫu dấu bản vẽ hoàn công như sau:
TÊN NHÀ THẦU THI CÔNG XÂY DỰNG
Trang 9Theo tiêu chuẩn Xây dựng Việt Nam TCVN 4055:1985 nhật ký chung là tài liệu gốc
về thi công công trình (hay hạng mục công trình) phản ánh trình tự, thời gian, điều kiện thi công và chất lượng công tác xây lắp
Quy định lập sổ và ghi nhật ký công trình
Tất cả các công trình xây dựng, khi thi công đều phải:
+ Lập và ghi nhật ký thống nhất theo mẫu;
+ Đóng thành quyển và giao cho người ghi chép;
+ Sổ được đánh số thứ tự từng trang, giữa các tờ được đóng dấu giáp lai của nhà thầu thi công xây dựng công trình và có xác nhận của chủ đầu tư;
+ Khi hết sổ cũ thì chuyển sang sổ mới;
+ Các sổ dùng cho một công trình phải đánh số thứ tự kế tiếp nhau ngoài bìa;
+ Sau khi kết thúc thi công người giữ sổ phải bàn giao cho Ban Quản lý dự án công trình lưu trữ
Bảng 1: Danh sách cán bộ kỹ thuật tham gia xây dựng công trình
Thời gian kết thúc tham gia xây dựng công trình
Ghi chú
Bảng 2: Bảng kê biên bản nghiệm thu những bộ phận công trình khuất
và biên bản nghiệm thu trung gian những kết cấu đặc biệt
TT Tên biên bản Ngày tháng ký biên bản Nhận xét chất lượng công
việc
Bảng 3: Bảng kê những nhật ký công tác đặc biệt
TT Tên công tác đặc
biệt Đơn vị phụ trách ghi nhật ký Ngày nhận nhật ký ở thầu phụ và chữ ký
Bảng 4: Tình hình thi công hàng ngày
Trang 10tên, ngành nghề)
Việc công việc thực hiện được nghiệm thu của đội hoặc tổ sản xuất
Bản nhận xét của cán bộ kiểm tra chất lượng
Những nhận xét của cán bộ kiểm tra chất
lượng về tình hình và chất lượng công tác Ghi chép tiếp thu nhận xét
Tên, họ và chữ ký của cán bộ kiểm tra Chữ ký của cán bộ phụ trách thi
công công trình Ngày tháng năm Ngày tháng năm Chủ đầu tư và nhà thầu giám sát thi công xây dựng công trình của chủ đầu tư, giám sát tác giả thiết kế ghi vào sổ nhật ký thi công xây dựng theo các nội dung:
+ Danh sách và nhiệm vụ, quyền hạn của người giám sát;
+ Kết quả kiểm tra và giám sát thi công xây dựng tại hiện trường;
+ Những ý kiến về xử lý và yêu cầu nhà thầu thi công xây dựng khắc phục hậu quả các sai phạm về chất lượng công trình xây dựng;
+ Những thay đổi thiết kế trong quá trình thi công
Trang 11Chương 1 : Công tác chuẩn bị trước khi thi công công trình Cấp thoát nước 1.1 Chuẩn bị mặt bằng thi công
Trên mặt bằng xây dựng có ít nhiều những bụi cây, cây nhỏ thì dùng sức người chặt Các cây tương đối lớn thì dùng cưa tay hoặc cưa máy để đốn hạ nếu mặt bằng nhiều cây to và mọc dày; để chuẩn bị mặt bằng nhanh chóng việc thu dọn mặt bằng có thể dùng máy ủi mang bàn gạt hoặc máy kéo có trang bị bộ phận cắt cây
Với những bụi cây nhỏ, bàn gạt của máy ủi húc ngập sâu xuống đất 15 - 20cm rồi tiến về phía trước để cày bật chúng và dồn vào một chỗ Nếu máy kéo có trang bị bộ phận cắt cây thì
hạ lưỡi xén sát mặt đất rồi máy chạy số 1 để xén cắt cây
Với cây có đường kính 15 - 20cm có thể dùng máy ủi húc đổ Lưỡi máy ủi nâng cao hơn mặt đất 80 - 90cm tỳ vào thân cây Dùng hết công suất máy đẩy cây nghiêng về phiá trước Sau đó máy ủi lùi lại phía sau đặt bàn gạt vào bộ rễ đã bật lên rồi lại tiến về phía trước để húc
đổ hẳn cây
1.2 Tổ chức thoát nước cho mặt bằng thi công
Thoát nước mặt và hạ mực nước ngầm cho công trường xây dựng đặc biệt trong giai đoạn thi công nền và móng cũng như công trình ngầm của công trình cấp thoát nước (đường ống, đường cống, bể chứa, trạm bơm, hố van, hố ga ) là việc làm quan trọng
Nước ta nằm trong khu vực nhiệt đới, lượng mưa trung bình hàng năm lớn, nhất là trong dịp mùa mưa có nhiều trận mưa lớn kéo dài nhiều ngày làm cho khu vực xây dựng bị ngập lụt, làm ảnh hưởng đến tiến độ, chất lượng và năng suất xây dựng công trình
1.2.1 Thoát nước mặt
Tuỳ thuộc vào mặt bằng công trình mà có phương án đào hệ thống rãnh thoát nước Thường đào rãnh xung quanh công trường để có thể tiêu thoát nước về một phía (nếu có thể tạo mặt bằng công trường có độ dốc về một phía) một cách nhanh chóng hoặc đào rãnh về phía thấp của mặt bằng
Kích thước cụ thể của rãnh thoát nước phụ thuộc vào bề mặt công trường và căn cứ theo kết qủa tính toán thuỷ lực, nhưng có thể tham khảo kích thước nhỏ nhất trên hình vẽ (Hình 1-1), độ dốc dọc cả rãnh là i = 10/00 50/00
Hình 1-1 Tổ chức thoát nước ở mặt bằng công trình
Cũng có thể thoát nước mặt bằng cách cho nước chảy xuống hệ thống mương thoát nước rồi chảy về hố ga thu nước, từ đó nước được bơm ra ngoài Ga thu nước sâu hơn rãnh từ 1-2mđảm bảo cho máy bơm có thể làm việc trong mực nước trong rãnh thấp nhất (Hình 2 - 1) Đường vận chuyển qua rãnh thoát nước phải làm cống hoặc cầu vượt để người và phương tiện qua lại dễ dàng
Trang 12Hình 2 -1 Bố trí rãnh ngăn nước ở công trường
1.1.2 Thoát nước ngầm
Rất nhiều công trình xây dựng trong đó có các công trình ngầm hoặc nhà cao tầng đều có
độ sâu đặt móng thấp hơn so với mực nước ngầm Nước ngầm là trở ngại lớn đến quá trình thi công công trình đất và phần xây dựng ngầm Vì vậy phạm vi xây dựng công trình cần phải hạ mực nước ngầm xuống thấp hơn độ sâu đặt móng để công tác thi công thuận lợi an toàn và đạt năng suất cao
Hạ mực nước ngầm có thể tiến hành bằng nhiều cách khác nhau:
- Phương pháp thứ nhất: bơm nước trực tiếp ở hố móng
- Phương pháp thứ hai: bơm nước từ những giếng đặc biệt được đào ngoài hố móng (cách
hố móng từ 2 - 5m)
- Phương pháp thứ ba: dùng ống kim lọc để hạ mực nước ngầm
1.3 Đo đạc và định vị công trình cấp thoát nước
Khôi phục cọc và định vị trí công trình được tiến hành trước khi thi công Công tác thi công nền công trình nói chung thường bắt đầu chậm hơn công tác khảo sát thiết kế một thời gian, khi đó các cọc định vị vị trí thi công thường bị hỏng hoặc bị mất; mặt khác muốn thi công tốt cần phải có tài liệu chính xác, đầy đủ.Vì vậy trước khi bắt đầu xây dựng công trình phải làm công tác khôi phục cọc với yêu cầu:
- Khôi phục cọc tại thực địa chính xác định vị vị trí công trình đã thiết kế;
- Đo đạc, kiểm tra tại các vị trí đặc biệt để tính toán khối lượng đất đào đắp chính xác hơn
- Kiểm tra cao độ thiên nhiên tại các vị trí cọc đo cao cũ ở các đoạn đặc biệt, đóng thêm cọc đo cao tạm thời
1.3.1.Định tuyến đường ống cấp thoát nước trên bản đồ
Sử dụng bản đồ địa hình (tốt nhất có đường đồng mức) có tỷ lệ lớn (thường1/500) để định tuyến Trước khi định tuyến, cần tiến hành khảo sát thực địa, tìm hiểu quy hoạch chung của đô thị và yêu cầu về mạng lưới cấp thoát nước Trên bản đồ địa hình sơ bộ vạch tuyến đường và xác định vị trí tim đường, chỉ giới xây dựng, chỉ giới đường đỏ; cần xác định cụ thể hướng tuyến từng đoạn, điểm ngoặt
1.3.2 Định tuyến đường ống cấp thoát nước trên thực địa
+/ Công tác cắm tuyến cấp thoát nước tiến hành đồng thời với công tác đo đạc (hướng tuyến, chiều dài, độ cao, góc ngoặt, bề rộng tuyến mương đào)
+/ Công tác cắm tuyến có thể tiến hành theo như sau:
- Lập đường truyền gần tuyến ống cấp thoát nước
- Xác định tại thực địa các điểm đầu, điểm cuối từng đoạn của tuyến cấp thoát nước
- Dựa vào đường truyền, tính tọa độ các điểm đặc trưng, chiều dài các đoạn ống
- Tính toán tọa độ và xác định các điểm trung gian tại thực địa
- Đánh số thứ tự và đóng các cọc mốc trên tuyến ống
- Kiểm tra độ chính xác các điểm tính toán trên hồ sơ thiết kế và trên thực địa
1.4 Công tác vận chuyển và lựa chọn phương tiện vận chuyển
1 4.1 Ý nghĩa
Trong xây dựng các công trình, vật tư sử dụng khối lượng lớn và nhiều chủng loại khác nhau được vận chuyển từ nơi khai thác, các cơ sở sản xuất đến nơi thi công Trong công tác vận chuyển, nhân lực và phương tiện tập trung khá cao, giá thành vận chuyển chiếm tỉ lệ đáng kể trong giá thành xây dựng công trình
1.4.2 Phân loại vận chuyển
Có hai loại vận chuyển
Trang 13- Vận chuyển ngang
- Vận chuyển lên cao
Ở đây ta chủ yếu xét về các phương tiện vận chuyển ngang
1.4.3 Các phương tiện vận chuyển:
Căn cứ vào các tài liệu tổng kết ta thấy trên các công trường xây dựng chi phí về vận chuyển chiếm khoảng 10%-15% giá thành xây dựng công trình Lực lượng vận chuyển chiếm khoảng 30% tổng số lao động sử dụng cho công trường
c) Máy kéo - được sử dụng trong các công trình dùng để vận chuyển Máy kéo sức chở lớn
có thể chạy trên địa hình gồ ghề, không cần làm đường, tốc độ của máy kéo không lớn lắm
15 20km/h Máy kéo bánh xích có thể chạy trên địa hình lầy lội vì áp suất của nó tác dụng lên mặt đường khoảng 0,20 0,60 kg/cm2 Xích của máy kéo có khả năng bám vào đất, tạo sức kéo lớn nên có thể kéo theo rơmoóc
Việc bố trí đường vận chuyển chính, phụ thuộc các yếu tố sau:
- Có tuyến dỡ hàng dài nhất, nghĩa là dọc đường vận chuyển cung cấp được vật liệu cho nhiều nơi cần dùng
- Không làm trở ngại việc thi công
- Lợi dụng tốt địa hình, địa chất của công trường
- Đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật về quy phạm xây dựng đường vận chuyển Tuỳ theo phương tiện mà xây dựng đường vận chuyển cho phù hợp
- Giá thành xây dựng phải rẻ, điều kiện đi lại của xe thuận tiện, không bị tắc nghẽn giao thông
Trang 14V
Phần
Phần đất đắp Quy ước dấu KL đất đào,
CHƯƠNG 2: CÔNG TÁC ĐẤT TRONG THI CÔNG CÔNG TRÌNH CẤP THOÁT NƯỚC
Mục tiêu:
+ Trình bày được cách xác đinh khối lượng đất và kiểm tra khối lượng đất đắp
+ Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác
Nội dung:
2.1 Khái niệm chung về công tác đất
Muốn xây dựng công trình trước hết phải làm công tác đất như: san mặt bằng, đào móng, đắp nền, đắp đường , Tuỳ theo công trình mà khối lượng công tác đất nhiều ít khác nhau Khối lượng công tác đất tương đối lớn: công việc làm đất nặng nhọc nên người ta không ngừng cải tiến phương pháp thi công để tăng năng suất thi công và giảm dần sức lao động của con người Biện pháp thi công cơ giới càng ngày càng được áp dụng trong công tác đất là nhằm mục đích trên Tỷ lệ bình quân sử dụng biện pháp thi công cơ giới chiếm khoảng 70%-80% (công trình lớn)
Vì vậy tổ chức và sử dụng hợp lý các công cụ và phương tiện máy móc làm đất để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành và đảm bảo chất lượng công trình là việc hết sức cần thiết và nghiêm túc
2.2 Các loại công trình đất và các dạng công tác đất:
2.2.1 Các loại công trình đất:
a)Phân theo mục đích sử dụng:
Công trình bằng đất: đê, đập, mương máng, nền đường
Công trình phục vụ công trình khác: hố móng, rãnh đặt đường ống…
b)Phân theo thời gian sử dụng:
Công trình sử dụng lâu dài: đê đập, đường xá
Công trình sử dụng ngắn hạn: hố móng, rãnh thoát nước, đường tạm
c)Theo hình dạng công trình:
Công trình chạy dài: nền đường, đê đập, mương
Công trình tập trung: hố móng, san mặt bằng
e) Bóc:
Trang 15Bóc là lấy một lớp đất (không sử dụng) trên mặt đất tự nhiên như lớp đất mùn, đất ô nhiễm đi nơi khác Bóc là đào đất nhưng không theo một độ cao nhất định mà phụ thuộc vào độ dày của lớp đất lấy đi
g) Đầm:
Đầm là truyền xuống đất những tải trọng có chu kỳ nhằm ép đẩy không khí, nước trong đất ra ngoài, làm tăng độ chặt, tăng mật độ hạt trong 1 đơn vị thể tích, tạo ra một kết cấu mới cho đất
2.3 Phân cấp đất trong thi công:
Dựa theo mức độ khó, dễ khi thi công và phương pháp thi công đất để phân cấp đất
2.3.1 Theo thi công bằng thủ công
Lập biểu phân cấp đất dùng cho công tác đào, vận chuyển, đắp đất bằng thủ công 2.3.2 Theo thi công bằng máy
Lập biểu phân cấp đất dùng cho công tác đào, vận chuyển, đắp đất bằng máy 2.3.3 Theo phương pháp đóng cọc
Lập biểu phân cấp đất dùng cho công tác đóng cọc
2.4 Những tính chất cơ bản của đất liên quan đến quá trình thi công
G: là trọng lượng của mẫu đất thí nghiệm (T, kg )
V: thể tích của mẫu đất thí nghiệm (m3, cm3 )
Gnước: là trọng lượng nước chứa trong mẫu đất thí nghiệm
GW: là trọng lượng tự nhiên của mẫu đất thí nghiệm
Gkhô: là trọng lượng khô của mẫu đất thí nghiệm
Trang 16Theo kinh nghiệm có thể xác định gần đúng trạng thái ẩm của đất bằng cách bốc đất lên tay nắm chặt lại rồi buông ra, nếu:
Đất rời ra là đất khô;
Đất giữ được hình dạng nhưng tay không ướt là đất ẩm (dẻo);
Đất dính bết vào tay hay làm tay ướt là đất ướt
2.4.3 Độ dốc tự nhiên của mái đất:
a) Định nghĩa
Là góc lớn nhất của mái dốc khi đào hay đắp mà không gây sụt lở, ký hiệu là i
Ví dụ: Khi ta đổ một đống đất thì đất sẽ chảy dài tạo thành một mái dốc so với mặt đất nằm ngang (hình a) Cũng loại đất đó, ta đổ một đống đất cao hơn thì ta cũng có một mái dốc như vậy, ta gọi góc dốc này gọi là góc dốc tự nhiên của mái đất Khi ta đào một hố đào có mái đất thẳng đứng, đến một độ sâu nào đó các bờ hố sẽ sụt lở (hình b), tạo thành những bờ đất có góc dốc α so với mặt phẳng nằm ngang (α <900)
Chiều sâu của hố đào Càng đào sâu càng dễ gây sụt lở, vì trọng lượng lớp đất ở trên mặt trượt càng lớn
Độ dốc tự nhiên của đất ảnh hưởng rất lớn đến biện pháp thi công đào, đắp đất Biết được độ dốc tự nhiên của đất ta mới đưa ra biện pháp thi công phù hợp, hiệu quả và an toàn
Trong đó: Vcđ, Vđ, V0 là thể tích đất đào lên chưa đầm, đã đầm, nguyên thổ
Đất càng rắn chắc thì độ tơi xốp càng lớn do đó thi công càng khó khăn
Đất xốp rỗng độ tơi xốp nhỏ, có trường hợp độ tơi xốp có giá trị âm
2.4.5 Khả năng chống xói lở:
a) Định nghĩa
Trang 17Khả năng chống xói lở của đất: Là những hạt đất trong công trình không bị dòng nước chảy lôi cuốn đi
b) Tính chất, ý nghĩa
Muốn tránh xói lở thì lưu tốc của dòng chảy phải nhỏ hơn lưu tốc cho phép
Lưu tốc cho phép: là tốc độ tối đa của dòng chảy mà không gây xói lở đất Đất có lưu tốc cho phép càng lớn thì khả năng chống xói lở càng cao Những công trình bằng đất có tiếp xúc với dòng chảy cần phải lưu ý đến tính chất này khi chọn đất thi công
Bảng Lưu tốc cho phép của một số loại đất:
Đất thịt Đất thịt rắn chắc
Đất đá
0,15-0,8 0,8-1,8 2-3,5
2.5 Công nghệ thi công công tác đất
2.5.1 Công tác đào
Các quá trình công nghệ thi công công tác đào bao gồm:
1 Lập biện pháp thi công
Căn cứ điều kiện địa chất công trình, căn cứ thiết kế bản vẽ thi công, các tiêu chuẩn áp dụng cho dự án nhà thầu lập biện pháp thi công công tác đào gồm:
- Lập biện pháp tiêu nước mặt;
3 Thi công công tác đào
Trong bước này nhà thầu sẽ tổ chức đồng thời các công tác như: tiêu nước mặt, chống sụt lở hố đào, hạ mực nước ngầm, đào đất
4 Kiểm tra và nghiệm thu hố đào
2.5.2 Công tác đắp
Đối với công tác đắp chúng ta cần thực hiện các quá trình sau:
1 Đệ trình vật liệu
2 Lập biện pháp thi công
Căn cứ yêu cầu kỹ thuật của dự án, căn cứ thiết kế bản vẽ thi công, các tiêu chuẩn áp dụng cho dự án, loại đất được lựa chọn nhà thầu lập biện pháp thi công công tác đào gồm:
- Lựa chọn máy đào phù hợp;
- Lựa chọn chiều sâu lớp đất rải, số lượt đầm, thời gian đầm;
Sau khi lập biện pháp thi công công tác đất nhà thầu trình chủ đầu tư phê duyệt, sau đó
tổ chức thi công theo biện pháp thi công được duyệt
3 Tổ chức đầm thí nghiệm
4 Rải đất và đầm chặt đất thành từng lớp theo kết quả đầm thí nghiệm
5 Kiểm tra nghiệm thu công tác đầm
2.6 Tính khối lượng công tác đất
Trang 18Tính khối lượng công tác đất nhằm:
Xác định được khối lượng công việc;
Xác định phương pháp thi công phù hợp;
Tính số công hoặc số ca máy cần thiết;
Tính giá thành thi công
2.6.2 Xác định kích thước công trình và phương pháp tính:
Công trình đất như đường, mương máng, mặt nền: kích thước tính toán bằng kích thước công trình
Công trình như hố móng chiều rộng đáy hố phải kể đến
bề rộng đặt ván khuôn, thanh chống, lối đi lại thi công
- a, b - chiều dài, chiều rộng đáy hố đào;
- c, d - chiều dài, chiều rộng miệng hố đào;
- H – Chiều sâu hố đào
2 Tính khối lượng đất của công trình chạy dài
+ Cách tính 1: 1 2 3
F F
- F1, F2: Diện tích của tiết diện 2 đầu của công trình chạy dài, m2
- l: Chiều dài công trình, m
- Ftb: Diện tích của tiết diện trung bình, tại đó chiều cao của tiết diện bằng trung bình cộng của chiều cao tại 2 đầu công trình
Ghi chú: 2 cách tính trên dùng khi l < 50m và chênh lệch chiều cao của 2 tiết diện đầu
≤ 0,5m
2.7 Những tính chất cơ bản của đất liên quan đến quá trình thi công
2.7.1 Các yêu cầu kỹ thuật khi đào:
1 Khi đào và vận chuyển đất:
Cần bảo vệ các cọc mốc cũng như các ngựa giác móng
Đảm bảo vị trí, kích thước móng theo thiết kế, khi đào sâu hơn thiết kế thì phải bù bằng
bê tông hoặc cát đã được đầm chặt Tuyệt đối không được bù bằng đất đào vì nó sẽ làm yếu
và không đồng nhất nền đất, không được phá vỡ kết cấu lớp đất nguyên thổ ở dưới đáy móng
Phải nhanh chóng thi công móng và lấp đất chân móng (đặc biệt là vào mùa mưa) tránh hiện tượng nước đọng làm nhão nền đất
2 Khi đào móng mới sâu hơn móng cũ:
Phải có các biện pháp chống sạt lở và đảm bảo an toàn cho móng cũ như:
Trang 19- Đào ngắt quãng từng đoạn từ 1,5 - 2m, đào xong thi công móng ngay rồi lấp đất và tiến hành đầm kỹ, sau đó tiếp tục đào và thi công phần móng tiếp theo Tại vị trí nối tiếp: Nếu là móng gạch thì xây để mỏ, móng bê tông thì để thép chờ
Với hố móng hẹp và sâu 1,5m: đào và hất trực tiếp lên khỏi miệng hố đào
Với hố móng sâu, rộng hoặc sâu, hẹp và chạy dài thì đào theo chỉ dẫn theo hình vẽ dưới đây
2.7.3 Đào đất bằng máy đào gầu nghịch:
Cấu tạo và các thông số kỹ thuật
Để đảm bảo hiệu quả làm việc của máy đào gầu nghịch, người ta lựa chọn dung tích gầu theo: loại đất; chiều sâu và bề rộng khoang đào theo bảng sau:
Bảng lựa chọn dung tích gầu theo kích thước khoang đào và loại đất Dung tích
gầu (m3) Chiều sâu nhỏ nhất của khoang đào (m) Đất không dính Đất dính Chiều rộng nhỏ nhất của khoang đào
1,5 1,8 2,0 2,3
1,0 1,0 1,3 1,5 Ngoài ra nhà thầu thi công còn lựa chọn máy đào theo năng lực thiết bị sẵn có của mình, và theo yêu cầu của tiến độ thi công, loại đất cần đào
Sau khi lựa chọn được máy đào căn cứ theo catalogue của máy ta xác định được các thông số kỹ thuật của máy đào như:
+ RI: Bán kính đổ đất với chiều cao tương ứng là HI Mỗi máy sẽ có R đổ max;
đào tương ứng là HII = 0;
Trang 20Ưu nhược điểm của máy đào gàu nghịch
a Ưu điểm
+ Máy đào gàu nghịch cũng có tay cần ngắn nên đào rất khoẻ, có thể đào được cấp đất
từ cấp I-IV
+ Máy đào gàu nghịch thích hợp để đào và đổ đất lên xe chuyển đi hoặc đổ đống
+ Máy có cơ cấu gọn nhẹ nên thích hợp để đào các hố đào ở những nơi chật hẹp, các hố đào có vách thẳng đứng, thích hợp để thi công đào hố móng các công trình dân dụng và công nghiệp
+ Do đứng trên bờ hố đào để thi công nên máy có thể đào được các hố đào có nước và không phải tốn công làm đường lên xuống khoang đào cho máy và phương tiện vận chuyển + Có thể sử dụng rất đa năng như: cẩu vật; san đất; đầm đất; đóng cọc tre; gắn thêm nhiều bộ phận vào máy đào để làm thêm các chức năng như đóng, nhổ cọc, cừ, búa phá bê tông
Có thể sử dụng giúp máy cạp, sửa đường cho các máy thi công, sửa khoang đào
Dùng kéo nhổ rễ cây, san gạt bụi rậm, đào đất cấp I, II, III; khoảng vận chuyển 25~100m
2.7.5 Nghiệm thu hố đào
Những nội dung giống quy trình nghiệm thu chung đã nêu ở phần mở đầu
2.8 Tính khối lượng công tác đất
2.8.1 Yêu cầu về đất đắp/ lựa chọn đất đắp:
Đất phải đảm bảo cường độ, độ ổn định lâu dài với độ lún nhỏ nhất như đất sét, sét pha, cát pha Tuỳ theo yêu cầu của thiết kế nhà thầu chọn loại đất phù hợp, trình kết quả thí nghiệm thể hiện các chỉ tiêu cơ lý của đất để chủ đầu tư phê duyệt
Theo kinh nghiệm thực tế không nên dùng các loại đất sau để đắp:
+ Đất phù sa, cát chảy, đất bùn, đất có nhiều bùn, đất bụi, đất lẫn nhiều bụi, đất mùn Các loại đất này khi có nước không chịu được hoặc chịu nén kém;
+ Đất thịt, đất sét ướt vì loại này khó thoát nước;
+ Đất chứa hơn 5% thạch cao vì đất này dễ hút nước;
+ Đất thấm nước mặn vì nó luôn ẩm ướt;
+ Đất chứa nhiều rễ cây, rơm rác, đất trồng trọt;
Trang 21Khi mặt bằng cần đắp có độ dốc lớn (i > 0,2) trước khi đắp, để tránh hiện tượng tụt đất
ta phải tạo bậc thang với bề rộng bậc từ 2-4m
Khi đắp đất trên nền đất ướt hoặc có nước, trước khi đắp phải tiêu nước, vét bùn
2 Tiến hành thí nghiệm đất
Trước khi đắp đất phải tiến hành đầm thí nghiệm tại hiện trường với từng loại đất và từng loại máy nhằm mục đích:
- Điều chỉnh bề dày lớp đất rải
- Xác định số lượt đầm theo điều kiện thực tế
- Xác định độ ẩm tốt nhất đất khi đầm Thông thường độ ẩm phù hợp với một số loại đất Không nên rải đất quá dày hoặc quá mỏng so với bán kính tác dụng của loại đầm
Kiểm tra độ ẩm của đất trước khi đắp, không để đất quá khô hoặc quá ướt
Tiến hành đầm ngay sau khi rải xong một lớp
Khi đất dùng để đắp không đồng nhất thì ta phải đắp riêng theo từng lớp và phải đảm bảo thoát được nước trong khối đắp (hình vẽ)
yêu cầu kỹ thuật của công trình mà chọn phương pháp đầm và loại đầm phù hợp
1 Đầm đất bằng thủ công:
a Phạm vi sử dụng:
Áp dụng đối với công trình nhỏ, yêu cầu kỹ thuật không cao
Trang 22b Dụng cụ đầm:
Đầm gỗ, đầm gang, đầm bê tông
c Cấu tạo các loại đầm:
* Đầm gỗ: đầm gỗ hai người nặng 20~25kg, đường kính 25~30cm, thân đầm cao 50~60cm; đầm bốn người nặng 60~70kg, đường kính 30~35cm, thân đầm cao 60~70cm
* Đầm gang: trọng lượng Q = 5~8kg, một người sử dụng để đầm những chỗ tiếp giáp, các góc, các khe nhỏ
* Đầm bê tông: đường kính mặt đáy 35~40cm, thân đầm cao 40~60cm, nặng 70~140kg Đầm có 4 cán gỗ gắn với thân đầm bằng bu lông dùng cho 4 hoặc 8 người đầm
d Phương pháp đầm:
+ Chiều dày lớp đất đổ phụ thuộc vào trọng lượng của đầm theo chỉ dẫn bảng dưới đây:
Trọng lượng đầm, kg Chiều dày lớp đất đổ, cm
+ Đầm được nâng lên cao khỏi mặt đất từ 30 - 40cm và thả rơi tự do xuống đất Nhát đầm sau phải đè lên nhát đầm trước một nửa nhát đầm
+ Chia thành nhiều tổ đội, mỗi tổ đội phụ trách một khu vực đầm
+ Đầm thành nhiều lượt đầm đến khi đạt được độ chặt thiết kế, rồi rải lớp đất tiếp theo
và tiến hành đầm, cứ thế cho đến khi đạt độ cao thiết kế
+/ Cấu tạo: Có thể là loại tự hành (xe lu), có thể cấu tạo từ những quả lăn nhẵn mặt,
trong quả lăn có thể chứa vật liệu rời như cát hay sỏi để tăng hay giảm tải trọng đầm Các quả lăn này được kéo bởi máy kéo Tải trọng của đầm lăn mặt nhẵn từ 4 - 20 tấn
+/ Phạm vi sử dụng: Dùng để đầm đất rời hoặc đất ít dính (cát pha sét)
+/ Đặc điểm kỹ thuật đầm:
- Diện tích tiếp xúc giữa đầm và đất ít nên ứng suất dầm giảm nhanh theo chiều sâu, do
đó chiều sâu mỗi lớp đất đầm ít và phụ thuộc vào tải trọng đầm:
Trọng lượng đầm (tấn) Chiều dày lớp đất được đầm (cm)
3-4
Đầm lăn chân cừu (đầm lăn có vấu):
+/ Cấu tạo, phạm vi sử dụng:
Trang 23- Trên bề mặt đầm có hàn vấu thép chóp cụt với số lượng và trình tự nhất định Đầm chân cừu thích hợp đầm đất dính, sét pha cát, đất có bề mặt không bằng phẳng, đất cục và chắc
Đầm lăn chân cừu
1 Vấu đầm; 2 Trống đầm; 3 Cửa gia trọng
4 Khung; 5 Móc càng; 6 Máy kéo
+/ Đặc điểm kỹ thuật đầm
- Đầm lăn có vấu tạo ra áp suất lớn lên đất Chỉ nên sử dụng đầm lăn có vấu để đầm những loại đất dính, nhất là đất cục Nếu dùng để đầm những đất rời thì hiệu quả sẽ kém, vì những hạt đất này dễ chuyển dịch ra các phía và bị vấu đầm làm tung lên, do đó cơ cấu đất bị phá hoại
+/ Lựa chọn đầm
- Ứng suất cực đại trong đất được xác định:
Trong đó: P - Áp suất khí nén bên trong bánh hơi; e - Độ cứng của bánh hơi
Đầm rung:
+ Dùng động cơ lệch tâm để tạo ra lực chấn động Dưới tác dụng của chấn động liên tục với tần số cao và biên độ nhỏ do đầm chấn động gây ra, những hạt cát di động và chuyển động xuống sâu, tới vị trí ổn định của chúng
Lựa chọn đầm rung cũng giống như lựa chọn các đầm khác nhưng tính toán thêm cả lực động do thiết bị rung tác dụng lên đất
Trang 24Là đầm cơ giới chạy bằng động cơ đốt trong do một công nhân điều khiển Khi đầm hoạt động, trục đầm lăn trên mặt đất và chuyển lực tác dụng vào mặt đất (tải trọng bản thân
và lực rung)
Dùng đầm nền móng nhỏ hẹp, nền đất đắp có lẫn nhiều đá
Đầm lu tay tính toán giống đầm lu nhưng cần tính cả lực rung và tải trọng đầm
d Quy trình đầm
+ Lựa chọn và phê duyệt đất,
+ Thí nghiệm đầm tại khu vực được lựa chọn để xác định các thông số cần thiết như độ dày lớp rải, số lượt đầm, tải trọng đầm, độ ẩm phù hợp….;
Rải đất thành từng lớp có độ dày phù hợp với thiết bị đầm hiện có (xác định bằng thí nghiệm nêu trên)
2.8.4 Kiểm tra, nghiệm thu chất lượng đắp đất:
1 Kiểm tra đất tại nơi khai thác:
Lấy mẫu thí nghiệm để kiểm tra tính chất cơ lý và các thông số chủ yếu đất, đối chiếu với yêu cầu thiết kế
2 Kiểm tra trên công trình:
Theo dõi quá trình thi công: theo dõi, kiểm tra thường xuyên quy trình, công nghệ, trình
tự đắp, bề dày lớp đất rải, số lượt đầm, tốc độ di chuyển của máy đầm, bề rộng phủ vệt đầm,…Với công trình chống thấm, chịu áp lực nước, phải kiểm tra mặt tiếp xúc giữa hai lớp, phải đánh xờm chống hiện tượng mặt nhẵn
Trong quá trình đắp đất, phải kiểm tra chất lượng đầm nén mẫu kiểm tra tại hiện trường cần tính theo diện tích (m2) Khi kiểm tra lại đất đã đắp thì tính theo khối lượng (m3) và theo bảng sau:
Loại đất Khối lượng đất đắp tương ứng với một
nhóm mẫu 3 mẫu kiểm tra
1 Đất sét, đất pha cát, đất cát pha và cát không
kế quy định
Trang 25CHƯƠNG 3: CÔNG TÁC XÂY VÀ HOÀN THIỆN
Các loại gạch thường dược sử dụng hiện nay:
a Gạch chỉ:
Sản xuất từ đất nung (R50,75,100,125,150) dùng để xây các bộ phận chủ yếu của công trình xây dựng thông thường Có độ hút nước Hp < 5% (gạch lát nền, gạch xây móng, lát đường …)
Gạch chịu nhiệt, sành sứ, gạch ximăng cát, ximăng xỉ…
Tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà lựa chọn thi công các loại gạch thích hợp
Đá hộc: thường dùng để xây móng, xây tường dày, tường chắn, tường tầng hầm
Đá đẽo: Xây tường , xây tầng hầm, trang trí
Yêu cầu: Đá phải tốt, đủ cường độ không nứt…
3.1.2 Vữa xây:
Là loại hỗn hợp được chế tạo từ chất kết dính, nước và cốt liệu nhỏ có thể thêm phụ gia
Trang 26 Các loại vữa dặc biệt:
Vữa chịu axít, chống ăn mòn, chịu nhiệt
2 Những vấn đề cơ bản của vữa:
Đảm bảo độ dẻo, đồng đều
Đảm bảo mác thiết kế
Đảm bảo khả năng giữ nước
Khi đong phối liệu phải đảm bảo độ chính xác so với thành phần vữa đã cho (giới hạn sai
b Trộn hỗn hợp vữa bằng máy:
Tiến hành theo trình tự sau: đầu tiên cho máy quay không, sau đó đổ nước vào thùng trộn, rồi đổ cốt liệu, chất kết dính, phụ gia vào máy Chỉ ngừng trộn sau khi hỗn hợp vữa đồng nhất Thời gian trộn không nhỏ hơn 2 phút Khi vữa có phụ gia hóa dẻo hữu cơ, thì trước hết phải trộn phụ gia với nước khoảng 30-45 giây, sau đó mới cho các loại vật liêu khác vào máy
* Chú ý:
- Thể tích vật liệu đưa vào máy không vượt quá thể tích cho phép của mỗi loại
thùng trộn
- Phải thường xuyên kiểm tra máy trộn, không để vữa khô cứng bám trong thùng
3.2 Phương pháp xây tường và trụ gạch
Trang 272 Các nguyên tắc:
Gạch đặt vuông góc với lực tác dụng
Mạch vữa không được trùng nhau để tránh hiện tượng nứt, lún không đều
Mạch vữa phải đặc, kết dính tốt, có độ dày thích hợp (7 – 15mm), thông thường dày 10mm Đặc biệt chú ý đến mạch nằm
Trong quá trình xây chiều ngang phải bằng phẳng, chiều đứng phải thẳng đứng, Mặt khối xây phải phẳng không lồi lõm, góc xây phải vuông góc (trừ các công trình có tường phải xây theo thiết kế)
Khối xây phải đặc chắc
3.2.2 Các yêu cầu kỹ thuật khi xây:
1 Các công tác chuẩn bị
Vật liệu phải được chuẩn bị đầy đủ cho từng giai đoạn xây (gạch, vữa, dụng cụ…)
Với gạch nếu quá khô phải tưới nước để tránh hiện tượng gạch khô sẽ hút nước của vữa nếu gạch ướt quá cũng không được phép xây
2 Quá trình xây:
Khi xây phải bắt mỏ, căng dây và xây theo dây để đảm bảo khối xây bằng, phẳng, thẳng + Mỏ: Mỏ nanh, mỏ giật, mỏ hốc
+ Căng dây: Tường mỏng căng 1 dây, tường dầy căng 2 dây
Khi xây không gõ mạnh vào gạch, xây viên sau không gõ điều chỉnh viên xây trước, nếu muốn điều chỉnh lớp dưới phải dỡ viên xây sau ra xây lại
Vữa: Phải đầy mạch
3.3.1 Các yêu cầu chung về dàn giáo xây dựng
Sử dụng tiện lợi, hoạt động dễ dàng khi xây
Cấu tạo đơn giản, tháo lắp, vận chuyển dễ dàng, sử dụng được nhiều lần
Vững chắc, an toàn
Tiết kiệm nhân công, vật liệu, giá thành rẻ
Thích ứng càng nhiều vị trí công tác càng tốt
Phù hợp với điều kiện lao động
3.3.2 Các loại dàn giáo xây
Ưu điểm: Đơn giản, bắc nhanh, tiết kiệm vật liệu, thường dùng để xây nhà 1 tầng
Trang 28Nhược điểm: Độ ổn định kém, không bắc cao được, phải để lỗ giáo ở tường nên giảm khả
năng chịu tải của tường…
3 Dàn giáo kép
Dùng 2 hành cột chống bằng tre, hoặc ống thép Các thanh ngang buộc vào cột chống để
đỡ sàn công tác Sàn công tác bằng ván đặt lên thanh ngang một cách liên tục Hàng cột ngoài có lan can đảm bảo an toàn cho công nhân
Hệ thống đảm bảo ổn định gồm: Thanh giằng, thanh chống
Ưu điểm: Có thể bắc cao được, độ ổn định tốt
Nhược điểm: Tốn vật liệu
4 Dàn giáo di động:
Là loại dàn giáo có thể vận chuyển được giữa các vị trí xây dựng khác nhau
Thường được dùng để xây những bức tường cao 1 tầng nhà, nhà nhiều tầng, xây xong tầng dưới thì đưa lên tầng trên sử dụng
Được sử dụng rộng rãi, cấu tạo đơn giản, tháo lắp dễ dàng
Vật liệu làm dàn giáo: Gỗ, thép tròn, thép ống, thép hình Các chân giáo đặt cách nhau 1.5 – 2m, mỗi đợt giáo thường từ 1.2 – 1.8m
5 Các loại dàn giáo định hình
Đây là loại dàn giáo được cấu tạo sẵn có kích thước và cấu tạo tiêu chuẩn Tháo lắp dễ dàng có thể đứng độc lập hoặc liên kết thành 1 hệ dàn giáo bắc được cao và trên 1 mặt bằng rộng
Có 2 loại giáo: Giáo hoàn thiện (Giáo xây cùng dùng loại này) và giáo để lắp đặt ván khuôn (Giáo chữ A để kết hợp với kích tay và cẳng chống)
Trên thị trường hiện nay có 1 số loại giáo của Minh Khai, Hoà Phát và Tân Trường Thành…
3.4 Kiểm tra, nghiệm thu khối xây:
Công tác kiểm tra, nghiệm thu khối xây phải căn cứ vào các tài liệu (bản vẽ thiết kế, biên bản thí nghiệm vật liệu và vữa, nhật ký công trình…) và các tiêu chuẩn, quy phạm thi công
và nghiệm thu khối xây gạch đá
Công việc này rất cần thiết và được cán bộ bên B kiểm tra sau đó được cán bộ TVGS hoặc chủ đầu tư kiểm tra, nghiệm thu
3.4.1 Chất lượng vật liệu:
Gạch: Chất lượng đạt yêu cầu thiết kế (đạt R tk), kích thước đúng, đủ
Vữa: Chất lượng XM (loại XM, hạn sử dụng và chất lượng thực tế), vôi, cát (độ sạch, thành phần hạt…), liều lượng, kỹ thuật pha trộn, thời gian để sau khi trộn Tất cả các điều kiện để đạt mác thiết kế
3.4.2 Kỹ thuật xây:
Xem xét việc thực hiện các nguyên tắc và yêu cầu kỹ thuật khi xây, trong lúc đang thi công
Việc đặt đúng và đủ các bộ phận giằng neo
Việc thi công chính xác các khe lún, khe co dãn
Việc thi công đúng các đường ống thông hơi, vị trí các lỗ chừa sẵn để đặt đường ống, đường dây sau này
Ngoài ra phải kiểm tra độ thẳng đứng của khối xây: dùng thước áp theo bề mặt khối xây,
áp nivô vào thước tầm
3.5 Công tác hoàn thiện
Trang 293.5.1 Nội dung và tác dụng của công tác hoàn thiện
1 Nội dung:
Gồm các công việc chủ yếu sau:
a Trát vữa:
+ Trát tường đứng + Trát trần xây + Trát các cấu kiện bê tông + Đắp các gờ chỉ, trang trí bằng vữa
+ Sử dụng vữa tam hợp, vữa vôi, vữa XM
b Lát sàn
Lát gạch XM, gạch chỉ, gạch thẻ, Gạch Ceramic, Granit, đá…
c Láng: Láng vữa XM, Vữa tam hợp, sàn, nền…
d ốp: ốp tường, cột…
Vật liệu: Gạch chỉ, gạch thẻ, đá, Ceramic, Granit
e Sơn, quét vôi: Sơn tường, dầm, cột, quét vôi tráng, màu: Trần, tường, cột…
2 Tác dụng:
Tạo mỹ quan, đảm bảo mức độ tiện nghi trong quá trình sử dụng
Tạo lớp áo bảo vệ cho các kết cấu phía trong công trình chống lại các tác hại của thời tiết, tăng tuổi thọ của công trình
3.5.2 Công tác trát
1 Tác dụng và cấu tạo của lớp trát
a Tác dụng:
Chống ảnh hưởng của thời tiết
Chống sự phá hoại của độ ẩm, thời tiết, nước: Ngăn ngừa sự xâm nhập của hơi nước vào kết cấu Tăng sự kết dính của các phần tử ở bề mặt của kết cấu
Chống sự phá hoại của nhiệt độ: Với nhiệt độ cao> 11000c trở lên lớp vữa cách nhiệt có tác dụng làm cho khối xây không bị biến dạng, nóng chảy
Tăng vẻ đẹp mỹ quan cho công trình
b Cấu tạo các lớp trát
Chiều dày lớp trát 10 – 25mm, nếu lớp trát quá dày dễ xảy ra hiện tượng tụt vữa, nứt, phồng do vậy phải phân chia thành nhiều lớp trát mỏng, chiềudày mỗi lớp > 5mm và < 8mm Trát 3 lớp gồm:
+ Lớp lót: Là lớp trong cùng có tác dụng liên kết chắc với tường, đồng thời làm nền để trát lớp đệm Cần tạo nhóm cho lớp lót chiều dày 6 – 8mm
+ Lớp đệm: Tác dụng bám chắc vào lớp lót và làm nền cho lớp mặt chiều dày 6 – 10mm Không xoa nhẵn để liên kết với lớp mặt
+ Lớp mặt: Phẳng nhẵn, đúng mốc, độ dẻo của vữa phải đảm bảo kỹ thuật
Thời gian giữa các lớp trát phải đảm bảo để lớp vữa trước khô mặt mới trát lớp sau
2 Các yêu cầu kỹ thuật cơ bản của lớp trát:
Trang 30c Các yêu cầu kỹ thuật trong việc chuẩn bị trát vữa:
Yêu cầu kỹ thuật về vữa trát:
Các loại vữa trát thường dùng:
+ Vữa trát nơi khô ráo: Vữa vôi mác 2, 4, Vữa tam hợp mác 8
+ Vữa trát nơi khô ráo bất thường: VTH M10, 25
+ Vữa trát nơi ngập nước: Vữa trát M50, 75
+ Vữa trát trong môi trường xâm thực: VXM có phụ gia đặc biệt hoặc vữa chuyên dụng
Yêu cầu về vật liệu:
Vôi: tôi kỹ, khi dùng phải lọc kỹ, loại bỏ các vật chất rắn, bẩn
XM: Tốt, đảm bảo chất lượng, không bị vón cục, trong thời hạn sử dụng
Cát: Sạch, tỷ lệ cốt liệu đều, không lẫn tạp chất
Lấy mốc: Là những mũ đinh, miếng vữa, dải vữa, những đường gờ bằng kim loại, gỗ đặt
cố định hoặc tạm thời Mốc vữa phải đặt chính xác, đảm bảo mặt của tất cả các mốc phải nằm trong 1 mặt phẳng
Phương pháp đặt mốc thông thường: Đóng 2 đinh cách trần 1 khoảng 15 – 20cm, mặt mũ đinh cách tường bằng chiều dày lớp vữa phải trát Căng dây ngang giữa 2 đinh cách khoảng 2
m lại đóng 1 đinh sao cho mũ đinh vừa chạm dây
Thả các dây dọi theo từng mũ đinh ở hàng trên cùng Và cứ 2m theo dây dọi lại đóng 1 đinh như trên
Dùng vữa đắp thành những mốc vuông 10x10cm ở các vị trí đinh Có thể mốc vữa bằng cọc thép 6 có mũ 15x30mm ở đầu để làm cữ
Trang 31Trát góc:
Tại 1 mặt tường đóng 1 đinh cách góc từ 5 – 8cm, cách trần 20cm, treo quả dọi dây dọi chạm mặt đinh Cách nền nhà 20cm đóng 1 đinh Trên đường dọi cứ cách 1 tầm thước đóng 1 đinh Các mũ đinh ăn theo mép dây dọi
Đặt các miếng vữa 1010 bằng mép đinh
Mặt góc tường kia cũng làm tương tự
Dùng bay lên vữa tạo thành các dải vữa theo 2 hàng mốc
Đặt mốc, dùng thước góc như trát góc lồi sau đó trát mặt trụ
Tuỳ theo kích thước mặt trụ mà trát góc sau đó mới trát mặt Hay trát góc kết hợp với trát mặt đồng thời (trụ nhỏ)
Độ dày lớp vữa mốc xácđịnh theo độ cao đã cho ở tường xây
Lớp đệm: Dùng phương pháp vảy vữa
Lớp mặt: Trát bằng vữa mốc, cán phẳng bằng thước, xoa nhẵn Trát theo từng dải
3.5.3 Công tác lát
1 Khái niệm và phân loại
a Cấu tạo nền nhà: Thường gồm 2 phần chính:
Theo cấu tạo:
+ Lát trên nền đát, cát có vữa đệm hoặc không có vữa đệm thường dùng các tấm lát như: Gạch chỉ, gạch bê tông… Nếu lát gạch mỏng (men, Ceramic…) thì cần có lớp bê tông lót đệm hoặc phải có biện pháp đầm nền chặt
+ Lát trên nền bê tông hay nền bê tông cốt thép thì cần phải có lớp vữa đệm và dùng các tấm lát mỏng
2 Kỹ thuật lát:
a Công tác chuẩn bị:
+ Chuẩn bị vật liệu:
Các tấm lát được rửa sạch và nhúng nước
Kiểm tra kỹ thuật (sai số kích thước, độ phẳng, chất lượng kỹ thuật, mỹ thuật ) các tấm lát
Với các tấm lát chống thấm: Kiểm tra độ mài mòn, độ thấm và loại bỏ những viên non có
độ hút nước lớn
Trang 32+ Chuẩn bị và xử lý nền:
Nền đất hay cát phải được đầm chặt và san phẳng Mặt lát rộng phải chia ô để tạo phẳng Nền bê tông phải đục bỏ những chỗ cao, đổ bù những chỗ thấp để tạo 1 mặt phẳng tương đối Nền trước khi lát phải đựoc vệ sinh sạch sẽ và tưới nước trước khi lát
b Kỹ thuật lát
+ Làm mốc, bắt mỏ:
Căn cứ vào cao độ cho trên tường và độ dốc thiết kế để xác định cao độ ở các vị trí cần thiết (góc nhà, các vị trí chuyển tiếp độ dốc…)
Khi làm mốc, bắt mỏ xong phải kiểm tra lại độ vuông góc của nền nhà, sàn nhà
Căng dây và bắt đầu lát từ trong ra ngoài
+ Yêu cầu về mạch vữa:
Nếu lát gạch XM, hoa nên lát thẳng Gạch lá nem, gạch bát, gạch chỉ nên lát so le
Độ dày mạch vữa:
+ Vữa lót dày từ 10 – 15cm
+ Mạch đứng: Với gạch chỉ, gạch lá nem dày 10mm, 2/3 chiều cao mạch có vữa, còn lại miết mạch bằng vữa XM mác 50# Với Gạch XMgạch men, Ceramic, Granite….Mạch dày 1-2mm, lát xong tráng mặt nước XM
c Những yêu cầu kỹ thuật khi lát:
Viên gạch phải bằng phẳng, ngay ngắn
Mạch vữa no, thẳng hàng với nhau
Chờ cho vữa lót khô mới tráng hoặc miết mạch
Lát xong phải lau chùi sạch sẽ, không đi lại sớm Sau 2-3 ngày tiến hành ốp gạch đường viền trang trí ở chân tường (nếu có trong thiết kế)
3.5.4 Công tác ốp
1 Các yêu cầu chung:
Phải được tiến hành trước khi lát nền
Gạch ốp phải đạt yêu cầu kỹ thuật
Dụng cụ ốp phải đủ và đạt yêu cầu kỹ thuật
Trang 33b Cách ốp:
+ Cách đặt mốc:
Ở phía trên cửa bức tường ốp, đặt mỗi góc 1 viên gạch mốc gắn trực tiếp lên mặt tường bằng vữa thạch cao hoặc VXM
Từ 2 bề mặt của 2 viên gạch mốc thả dây dọi xuống tạo thành mặt phẳng cần ốp Sau đó
cố định 2 viên gạch theo 2 đường dây dọi ở chân tường 2 viên gạch này được điều chỉnh khớp với độ cao của sàn, nền và nằm trên mặt phẳng nằm ngang
Ốp xong dùng XM trắng hoặc mầu trộn nước lấp đầy các mạch, miết kỹ cho chèn kín mạch Dùng giẻ lau vữa cho sạch
3.5.5 Công tác vôi, sơn:
Bảo vệ các bộ phận được sơn để chống lại các tác hại của thời tiết
Tăng độ bền cơ học của kết cấu
Trang trí
b Phân loại sơn
Theo tác dụng của sơn phân ra:
Sơn dùng cho gỗ: Chống lại tác dụng của thời tiết: mưa, nắng… và tạo màu sắc trang trí cho công trình
Sơn chống rỉ: Dùng để phủ lên các vật bằng kim loại (khung, kèo, hoa sắt) Tại các công trình gần biển người ta dùng sơn chống gỉ để chống lại sự xâm thực của hơi nước biển Sơn chống axit: Dùng cho các bộ phận của công trình chịu tác động của axit
Sơn trang trí: Sơn bên ngoài lớp sơn chống rỉ để tạo vẻ ngoài mỹ quan cho các bộ phận kết cấu, công trình
c Yêu cầu đối với màng sơn
Sau khi khô lớp sơn phải đạt được:
Trang 34Màng sơn không nứt rạn, có khả năng cốt thép giãn tốt khi thời tiết thay đổi
Không bị bong khi chịu va chạm
Không thấm nước, chống ẩm ướt, chống được gỉ đối với sơn kim loại, chống ẩm ướt đối với các kết cấu gỗ
Màng sơn nhẵn, bóng, đồng màu, không rộp, rỗ, nứt, lượn sóng
d Cách sơn:
+ Công tác chuẩn bị:
Không nên quét sơn vào những ngày quá nóng hoặc quá lạnh Những ngày quá lạnh màng sơn sẽ đông cứng chậm, nếu quá nóng mặt ngoài sơn khô nhanh, bên trọng vẫn còn ướt làm cho chất lượng sơn không đảm bảo
Trước khi quét phải làm vệ sinh mặt sơn và khu vực lân cận để bụi không bám vào bề mặt sơn khi còn ướt
Tuỳ theo vật liệu được sơn mà lớp lót có các yêu cầu khác nhau:
- Đối với sơn trần hay tường trát vữa: Khi lớp vữa khô mới quét lớp lót Nước sơn lót được pha chế bằng dầu gai đun sôi trọn với bột màu (tỷ lệ: 1kg dầu gai + 0,05kg bột màu) Thường quét 1 –2 nước tạo thành 1 lớp sơn mỏng đều trên toàn bộ bề mặt cần quét
- Đối với mặt gỗ: Quét sơn lót để dầu ngấm vào các thớ gỗ
- Với mặt kim loại: Dùng loại sơn có gốc axít chì để quét lớp lót
+ Quét lớp mặt bằng sơn dầu: Tiến hành khi lớp lót đã khô
Với diện tích nhỏ, thường sơn bằng phương pháp thủ công dùng bút sơn hoặc chổi sơn Quét 2 – 3 lượt mỗi lượt tạo thành 1 lớp sơn mỏng, đồng đều Chổi phải đưa theo 1 hướng trên toàn bộ bề mặt sơn Hướng chổi lớp sau vuông góc với lớp trước Nhưng đối với lớp sơn cuối thì phải đảm bảo chiều chổi:
Với tường theo hướng thẳng đứng
Với trần theo hướng của ánh sáng từ cửa vào
Với mặt gỗ xuôi theo chiều thớ gỗ
Trước khi mặt sơn khô dùng bút sơn rộng bản và mềm quét nhẹ lên lớp sơn cho đến khi không thấy vết bút thì thôi
Khi mặt sơn rộng: Dùng súng phun sơn chất lượng màng tốt hơn, đều hơn, năng suất tăng
Trang 35CHƯƠNG 4: CÔNG TÁC BÊ TÔNG VÀ BÊ TÔNG CỐT THÉP
Mục tiêu:
+ Trình bày được các công tác bê tông và bê tông cốt thép trong thi công công trình Cấp thoát nước;
+ Có ý thức học tập tích cực, tự giác, tính sáng tạo
4.1 Khái niệm chung
Bê tông và bê tông cốt thép là một loại đá nhân tạo được hình thành sau khi vữa bê tông đông cứng Trong bê tông có cốt thép gọi là bê tông cốt thép Hỗn hợp vữa bê tông bao gồm các thành phần sau: Chất kết dính (xi măng); Cốt liệu (đá hoặc sỏi và cát vàng); Nước sạch; Các chất phụ gia (có thể có hoặc không)
4.1.1 Ưu nhược điểm
1 Ưu điểm
Bê tông và bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi trong xây dựng vì nó có nhiều những ưu điểm sau đây:
+ Các thành phần cốt liệu tạo nên bê tông có sẵn ở mọi nơi
+ Sử dụng vật liệu bê tông và bê tông cốt thép có thể tạo ra được những hình dạng khác nhau của kết cấu công trình từ đơn giản đến phức tạp tùy theo yêu cầu kiến trúc, kết cấu hay các yêu cầu thẩm mỹ
2 Nhược điểm
Tuy vậy, một trong những nhược điểm lớn nhất của bê tông và bê tông cốt thép là: + Đối với bê tông đổ tại chỗ, thời gian chờ bê tông đủ cường độ, có khả năng chịu lực
để tháo dỡ ván khuôn cột chống khá lâu làm kéo dài thời gian thi công, ảnh hưởng đến tiến
độ thi công Để khắc phục, người ta sử dụng các loại phụ gia đông kết nhanh hay phải áp dụng các biện pháp bảo dưỡng nhằm tăng nhanh tốc độ phát triển cường độ của bê tông như: Hút nước trong bê tông, các biện pháp bảo dưỡng nhiệt ẩm (hấp hơi nước), sấy điện
4.1.2 Các quá trình công nghệ thi công bê tông cốt thép toàn khối
Các quá trình công nghệ thi công đổ bê tông cốt thép toàn khối có thể thể hiện trên lưu
Nghiệm thu bê tông
Trang 36+ Ván khuôn làm khuôn mẫu tạm thời nhằm tạo ra những hình dạng kết cấu công trình theo yêu cầu thiết kế, kiến trúc
+ Chịu các tải trọng (thẳng đứng, nằm ngang) do trọng lượng vữa bê tông ướt, các hoạt tải sinh ra trong quá trình thi công
+ Quyết định tính chất bề mặt của kết cấu
+ Cột chống đảm bảo cho ván khuôn ở độ cao nhất định theo yêu cầu
+ Hệ cột chống nhận tất cả các tải trọng từ trên ván khuôn truyền xuống và truyền xuống nền
+ Chống lại các lực xô ngang, tải trọng gió và đỡ sàn thao tác
2 Các yêu cầu đối với ván khuôn
+ Ván khuôn phải được thiết kế và thi công đúng theo hình dáng, kích thước của các
3 Phân loại ván khuôn
a Phân loại ván khuôn theo vật liệu
Ván khuôn gỗ
+ Được sử dụng rộng rãi, thuận tiện và khá kinh tế, nhất là những công trình có qui
mô nhỏ
+ Gỗ dùng chế tạo ván khuôn thường là gỗ nhóm VII hay VIII
Ván khuôn kim loại
+ Được chế tạo định hình, thường được chế tạo từ thép CT3, bề mặt là bản thép mỏng,
có sườn và khung cứng xung quanh Ván khuôn thép có cường độ cao, khả năng chịu lực lớn, thường được sử dụng, nhất là cho những công trình lớn, có hệ số luân chuyển sử dụng cao
+ Giá thành sản xuất chế tạo khá lớn, tuy nhiên do hệ số luân chuyển cao nên giá thành sử dụng hợp lý
Ván khuôn nhựa
Được chế tạo định hình, thường được chế tạo từ nhựa, bề mặt là bản nhựa mỏng, có sườn và khung cứng xung quanh Ván khuôn nhựa có bề mặt nhẵn, ít bám dính với bê tông, thường được sử dụng, nhất là cho những công trình lớn, có hệ số luân chuyển sử dụng cao
+ Giá thành sản xuất chế tạo khá lớn, tuy nhiên do hệ số luân chuyển cao nên giá thành sử dụng hợp lý
Ván khuôn hỗn hợp thép - gỗ
Loại này có bề mặt ván khuôn bằng gỗ, sườn chịu lực xung quanh bằng thép
+ Giá thành sản xuất chế tạo khá lớn, tuy nhiên do hệ số luân chuyển cao nên giá thành sử dụng hợp lý
Ván khuôn bê tông cốt thép
Trang 37Được chế tạo bằng bê tông lưới thép, trong đó một bề mặt của ván khuôn đã được hoàn thiện (mài granito, ốp đá ), đổ bê tông xong để luôn trong công trình làm lớp trang trí
bề mặt Loại này ít sử dụng
Ván khuôn khác
Ngoài các loại ván khuôn hay được sử dụng đã nêu, còn một số loại ván khuôn khác như: ván khuôn tre, nứa (ít dùng); ván khuôn gỗ dán (thường dùng làm ván khuôn dầm, sàn); ván khuôn ốp mặt, ván khuôn cao su là những loại ván khuôn đặc biệt, chuyên dụng
b Phân theo đối tượng kết cấu sử dụng ván khuôn
Theo cách phân loại này ta có các loại ván khuôn: Ván khuôn móng, cột, dầm, sàn, tường
Khi cột chống cao 3 - 6 m, cần liên kết chúng bằng các giằng theo hai phương dọc ngang Hệ giằng trên cùng đặt dưới cofa sàn khoảng 1,6m, giằng dưới cách mặt sàn trên 1,8m để không ảnh hưởng tới phía dưới Giằng chéo bố trí theo chu vi công trình Bên trong
cứ hai hàng cột có một hệ giằng Thành giằng ván có tiết diện 25-120
b Cột chống đơn bằng thép:
Chế tạo từ thép ống f60; gồm hai đoạn trên và dưới, có cơ cấu điều chỉnh độ cao, bản
đế trên và bản đế dưới Chiều dài toàn cột 2 - 5m Nó có ưu điểm là nhẹ (10 – 14kg), vận chuyển dễ dàng; lắp dựng chính xác, sử dụng lại được nhiều lần
2 Giáo tổ hợp
Loại này có ưu điểm nhẹ, phù hợp với khả năng vận chuyển trên công trường lắp dựng
dễ dàng, tháo dỡ nhanh chóng đơn giản, chính xác cho phép luân chuyển, sử dụng nhiều lần, chịu lực lớn
Cách lắp dựng:
Đặt bộ kích, liên kết lại bằng giằng;
Lắp khung tam giác vào kích;
Lắp giằng ngang, giằng chéo;
Lồng khớp nối, lắp đợt giáo trên;
Trang 38Dầm rút hai nửa thép hình
Dầm rút tổ hợp không gian và thép hình
4 Sàn công tác
Sàn công tác là bộ phận để cho công
nhân đứng thao tác trong quá trình thi công Sàn
công tác có thể được làm độc lập hoặc được gắn
vào kết cấu ván khuôn Sàn công tác có thể được làm từ gỗ hoặc sàn công tác thép (luân lưu)
có hệ số sử dụng cao, dễ tháo lắp, dễ di chuyển
4.2.3 CẤU TẠO, TRÌNH TỰ LẮP DỰNG VÁN
KHUÔN
1 Ván khuôn thành móng băng
a Ván khuôn móng băng có chiều cao ≤ 200mm
Cấu tạo ván khuôn
Ván khuôn thành móng gồm các bộ phận sau:
1- Ván thành dày 3-5cm Ván có chức năng tạo bề
mặt, hình dáng cho móng, chịu tải trọng trong quá trình đổ
bê tông, giữ nước
2 - Cọc đóng xuống nền, có chức nhận tải trọng từ ván khuôn, giữ cho ván khuôn không bị biến dạng Khoảng cách giữa các cột chống phụ thuộc vào độ dày của ván thành, thường từ 0,4-0,6m Độ sâu đóng xuống nền tùy thuộc và loại đất
3- Thanh văng ngang, 4 - thanh cữ Có tác dụng cố định hai tấm ván khuôn thành
b Ván khuôn móng băng có chiều cao trên 200mm
Cấu tạo ván khuôn
Với ván khuôn móng băng có chiều cao trên
200mm, áp lực tác dụng lên ván thành trong quá
trình đổ bê tông lớn do vậy người ta thường làm ván
khuôn thành móng với các bộ phận sau:
bề mặt, hình dáng cho móng, chịu tải trọng trong quá
Trang 39trình đổ bê tông, giữ nước
2 - Nẹp đỡ ván làm bằng gỗ 4x6cm Có chức nhận tải trọng từ ván khuôn, giữ cho ván khuôn không bị biến dạng Khoảng cách giữa các nẹp đỡ ván phụ thuộc vào độ dày của ván thành, thường từ 0,4-0,6m
3 - Thanh văng ngang, có tác dụng cố định hai tấm ván khuôn thành
4 - Chống xiên, có tác dụng nhận một phần tải trọng từ thanh văng ngang và truyền xuống cọc giữ hoặc ván đệm
5 - Cọc giữ, nhận tải trọng từ chống xiên và truyền xuống nền Độ sâu đóng xuống nền tùy thuộc và loại đất
6 - Ván đệm nhận tải trọng từ chống xiên và truyền xuống nền
7 - Bọ chống trượt, giữ cho chống xiên khỏi bị trượt trên bề mặt nẹp đõ ván
8 - Chống ngang, có tác dụng nhận một phần tải trọng từ thanh văng ngang và truyền xuống cọc giữ hoặc ván đệm
Ghép các tấm ván thành mảng có chiều cao lớn hơn chiều cao của móng 3-5cm
Lắp dựng theo vị trí xác định được, cố định ván khuôn bằng nẹp, chống xiên, cọc, văng ngang, cọc chống, ván đệm
c Ván khuôn móng băng có tiết diện thay đổi
Cấu tạo ván khuôn
làm từ hai phần dưới, và trên
Độ sâu đóng xuống nền tùy thuộc và loại đất Khoảng cách giữa các cột chống phụ thuộc vào
độ dày của ván thành, ta có thể dùng kinh nghiệm để tính, kiểm tra kết quả tính toán khoảng cách giữa các cột chống theo bảng:
Phần trên gồm:
1- Ván thành trên dày 3-5cm Ván có chức năng tạo bề mặt, hình dáng cho móng, chịu tải trọng trong quá trình đổ bê tông, giữ nước
3 - Thanh văng ngang, có tác dụng cố định hai tấm ván khuôn thành trên
4 - Thanh văng đỡ ván, có tác dụng đỡ ván thành trên, chống xiên… Và truyền xuống ván thành dưới, cọc đóng xuống nền Khoảng cách giữa các thanh văng đỡ ván trùng với khoảng cách giữa các cọc chống nền
5 - Nẹp nối văng, có tác dụng nối thanh văng đỡ ván vào cọc đóng xuống nền
Để giữ cố định vị trí các tấm ván thành trên ta có thể dùng các thanh chống xiên
Trình tự lắp dựng
Căng dây trên mặt móng theo tim móng, thả dọi xác định đường trục trên đáy hố
Trang 40Lấy từ trục ra đoạn a = b/2 + d Với b – độ rộng móng phần đáy; d – chiều dày tấm ván thành Đóng cọc cữ xác định vị trí ván khuôn
Gia công phần trên với khoảng cách giữa hai tấm ván thành trên bằng độ rộng móng phần trên
Lắp dựng phần dưới theo vị trí xác định được, cố định ván khuôn thành dưới bằng cọc đóng xuống nền
Đặt phần trên đã được gia công từ trước lên phần dưới và liên kết chúng với nhau bằng nẹp nối văng
5 - Thanh chống xiên, có tác dụng nhận một phần tải trọng từ nẹp đứng và truyền xuống cọc giữ hoặc ván đệm
6 - Thanh chống ngang, có tác dụng nhận một phần tải trọng từ nẹp đứng và truyền xuống cọc giữ hoặc ván đệm
7 - Bọ chống trượt, giữ cho chống
xiên khỏi bị trượt trên bề mặt nẹp đỡ ván
chức năng tạo bề mặt, hình dáng cho móng,
chịu tải trọng trong quá trình đổ bê tông, giữ
nước
trọng từ ván khuôn, giữ cho ván khuôn
đứng phụ thuộc vào độ dày của ván thành 3 - Nẹp cữ, giữ hình dạng cho tấm ván thành trên
4 - Nẹp giữ thành, giữ cho chân của các nẹp đứng trên không bị trượt, nhận một phần tải trọng từ nẹp đứng trên
9 - Thanh cữ, giữ cho tấm ván thành trên đúng vị trí
10 - Giây thép giằng, chịu tải trọng truyền từ nẹp đứng trên, giữ cho tấm ván thành trên không bị biến dạng Số lượng giây thép giằng phụ thuộc vào độ rộng/ dài của tấm ván thành trên
b Quy trình lắp dựng