- Các đặc điểm liên quan đến hoạt động học tập và hoạt động khác trong nhà trường: Học sinh không nằm trong ban cán sự của lớp.. - Trò chuyện trực tiếp cùng với học sinh và trò chuyện
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIÁO DỤC
Họ và tên: Trần Thị Phương Linh
Lớp: K71A1
Mã sinh viên: 715904070
Lớp thực hành: 5C1 – Trường Tiểu học Tây Hà Nội Giáo viên hướng dẫn: Chu Huyền Trang
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Như Quỳnh
HÀ NỘI, Tháng 3 – 2024
Trang 2MỤC LỤC PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIÁO DỤC 1 KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIÁO DỤC 2 BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH Ở LỚP CHỦ NHIỆM 3 BẢN GHI CHÉP HÀNH VI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HÀNH VI CỦA HỌC SINH TRÊN LỚP 5 BÁO CÁO THỰC HÀNH HỖ TRỢ TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG 8 BÁO CÁO THU HOẠCH THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIÁO DỤC 12
Trang 3PHIẾU ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH KĨ NĂNG GIÁO DỤC
1
Trang 4KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH THỰC HÀNH KỸ NĂNG GIÁO DỤC
2
Trang 5BÁO CÁO TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH Ở LỚP CHỦ NHIỆM
(Sản phẩm 1)
I THÔNG TIN CHUNG
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Phương Linh – Mã sinh viên: 715904070 Lớp chủ nhiệm: 5C1 – Trường Tiểu học Tây Hà Nội
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn: Chu Huyền Trang
Họ và tên học sinh được tìm hiểu: Trương Quỳnh Chi
II NỘI DUNG TÌM HIỂU
1 Mô tả học sinh
- Các đặc điểm tâm lý:
Học sinh có đặc điểm nhận thức tốt
Học sinh mạnh dạn, hài hước, tự tin, ý thức tốt
Học sinh có sở thích chơi cầu lông
Vào thời gian rảnh, học sinh thường đọc truyện tranh và giúp đỡ bố
mẹ làm việc nhà
Học sinh có ước mơ khi lớn lên sẽ trở thành một người thợ làm bánh
- Các đặc điểm liên quan đến hoạt động học tập và hoạt động khác trong nhà trường:
Học sinh không nằm trong ban cán sự của lớp
Học sinh thích học môn Tin học và học lực khá tốt ở các môn
Trong các giờ học, học sinh có ý thức hoàn thành các nhiệm vụ học tập và hăng hái phát biểu xây dựng bài Tuy nhiên, một số lúc học sinh vẫn còn hơi ẩu
Đối với các hoạt động giáo dục khác trong nhà trường, học sinh luôn
tự giác, tích cực tham gia
2 Hoàn cảnh gia đình
- Nơi ở hiện tại: CT1 Vân Canh – Hoài Đức – Hà Nội
- Học sinh đang ở cùng bố, mẹ và chuẩn bị chào đón em gái
- Mẹ là kế toán và bố làm công việc kinh doanh nên cũng khá bận rộn nhưng vẫn dành thời gian quan tâm cho học sinh
3 Quan hệ với bạn bè
- Học sinh khá cởi mở, hòa đồng, thường xuyên giúp đỡ các bạn trong lớp
3
Trang 6- Học sinh chơi thân với Mai Hương, Chi A, Bảo Oanh, Thùy Anh Các
em thường chơi với nhau trong giờ ra chơi
- Học sinh không có mối quan hệ thân thiết với bạn nam nào trong lớp
4 Quan hệ với Thầy, Cô và cán bộ công nhân viên trong nhà trường
- Học sinh ngoan ngoan, lễ phép, luôn vâng lời các thầy cô và cán bộ công nhân viên nhà trường
- Khi được nhắc nhở, khuyên nhủ thì học sinh luôn biết lắng nghe, tiếp thu
III CÁCH THỨC TÌM HIỂU
- Tìm hiểu thông tin và gia đình học sinh thông qua Phiếu khảo sát
- Quan sát và ghi chéo hành vi của học sinh trong các tiết học và giờ ra chơi
- Trò chuyện trực tiếp cùng với học sinh và trò chuyện với một số học sinh khác trong lớp để tìm hiểu thông tin về học sinh
- Xem xét kết quả của một số bài tập trên lướp cũng như bài tập về nhà hằng ngày của học sinh
IV NHỮNG LƯU Ý CƠ BẢN VỀ HỌC SINH ĐƯỢC TÌM HIỂU
- Học sinh nữ, có dáng người nhỏ nhắn và mái tóc dài, khuôn mặt dễ mến
- Học sinh nhanh nhẹn, hòa đồng, mạnh dạn, tự tin trong giao tiếp với mọi người
- Học sinh tiếp thu bài tốt
Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2024
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
4
Trang 7BẢN GHI CHÉP HÀNH VI VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HÀNH VI
CỦA HỌC SINH TRÊN LỚP (Sản phẩm 6)
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Phương Linh – Mã sinh viên: 715904070 Lớp học sinh được quan sát: 5C1 – Trường Tiểu học Tây Hà Nội
Giờ học bộ môn: Toán
Giáo viên bộ môn: Chu Huyền Trang
Ngày:19/2/2024
I QUAN SÁT HÀNH VI LỚP HỌC
1 Bố trí không gian lớp học
- Lớp học nằm ở tầng bốn, dãy nhà kế bên tòa hiệu bộ.
- Không gian lớp học rộng rãi, được chia làm ba dãy bàn, mỗi dãy có bốn
hoặc năm bàn, mỗi bàn có hai học sinh
- Tất cả các bàn học đều là loại bàn rồi có ghế gỗ riêng.
- Bàn giáo viên chủ nhiệm được bố trí đặt ở góc thẳng cửa ra vào.
- Lớp học được trang bị điều hòa, máy chiếu, bảng đen, loa, bình nước, tủ đựng tài liệu dành cho giáo viên đáp ứng đầy đủ nhu cầu học tập cho các
em học sinh
- Ở hai bên lớp có bố trí tủ đựng sách vở, đồ dùng học tập và đồ dùng cá nhân của từng học sinh
- Ở dưới lớp có bảng trang trí, trưng bày một số sản phẩm học tập của học sinh cũng như các khẩu hiệu học tập và giải thưởng mà tập thể lớp đạt được
2 Trạng thái hành vi trong lớp học
- Học sinh vào lớp đúng giờ, không có hiện tượng đi muộn
- Khi giáo viên bước vào lớp, lớp trưởng hô cả lớp chào rồi ổn định trật tự, chuẩn bị vào tiết học mới
- Trong giờ học, giáo viên giảng bài, học sinh luôn tích cực giơ tay phát biểu ý kiến xây dựng bài, có sự tương tác trực tiếp giữa giáo viên và học sinh
3 Trạng thái hành vi ngoài lớp học
5
Trang 8- Ngoài lớp học, học sinh khá có ý thức, không leo trèo, không chạy nhảy,
không xô đẩy lẫn nhau, không tham gia vào các trò chơi nguy hiểm
4 Thái độ của học sinh trong giờ học
- Phần lớn học sinh đều chăm chú lắng nghe giáo viên giảng bài, có sự tương tác giữa giáo viên với học sinh và các học sinh với nhau, có ý thức tích cực, hăng hái tham gia xây dựng bài
- Bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận nhỏ học sinh còn hơi trầm, chưa tích cực xây dựng bài hoặc còn nói chuyện, làm việc riêng
II HÀNH VI HỌC SINH VÀ BIỆN PHÁP QUẢN LÝ HÀNH VI HỌC SINH TRÊN LỚP
STT Họ tên
học sinh
Biểu hiện hành vi
Biện pháp quản lí của GV
Biện pháp do SV đề xuất,
Lí do đề xuất
1
Nguyễn
Thái Bảo
Oanh
Quên mang vở bài tập ở nhà
Nhắc nhở học sinh lần sau chú ý và trừ sao thi đưa của học sinh theo quy định của lớp
Nhắc nhắc nhở học sinh và kết hợp trao đổi với phụ huynh để phụ huynh có thể kiểm tra, nhắc học sinh mang sách vở đầy đủ trước khi đến lớp
2 Nguyễn
Viết Đại
Dương
Tích cực phát biểu xây dựng bài nhưng
bị sai một
số câu
Mời một học sinh khác chưa lại lỗi sai, nhắc nhở và động viên học sinh nhớ tính toán, trình bày cẩn thận hơn
Mời một học sinh nhận xét bài đúng hay sai sau đó để chính học sinh làm sai tự phát hiện ra lỗi sai của mình, tự trình bày lại (giáo viên có thể gọi ý nếu học sinh gặp khó khăn) và nhắc nhở học sinh chú ý tính toán và trình bày cẩn thận hơn (Biện pháp này giúp sinh tự phát hiện được lỗi sai của mình để khắc sau được kiến thức và không
6
Trang 9mắc lại sai lầm này nữa) Kết hợp động viên, khích lệ học sinh lần sau sẽ làm tốt hơn
3
Trần
Nguyên
Khánh
Mất tập
trung, làm
việc riêng
trong giờ
học
Nhắc nhở học sinh và gọi học sinh trả lời bài tập đang chữa
Nhắc nhở, trừ sao thi đua học sinh theo quy định của lớp (Biện pháp này sẽ khiến học sinh dừng hành vi vi phạm của mình hoặc khơi ngợi) hoặc khơi ngợi các học sinh khác trong lớp ngồi ngoan chú ý học bài (Biện pháp này gián tiếp giúp học sinh tự nhận ra hành vi của mình sai và khắc phục)
4
Nguyễn
Tuấn
Phong
Nghiêm
túc trong
quá trình
học bài,
hăng hái
phát biểu
xây dựng
bài, các
câu trả lời
có độ
chính xác
cao
Khen ngợi, khích lệ học sinh
Khen thưởng, tặng điểm thưởng cho học sinh để khuyến khích học sinh cố gắng phát huy ở những tiết học tiếp theo và để các học sinh khác học tập, noi gương
Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2024
Sinh viên
7
Trang 10(Ký và ghi rõ họ tên)
8
Trang 11BÁO CÁO THỰC HÀNH HỖ TRỢ TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG
(Sản phẩm 7)
Họ và tên sinh viên: Trần Thị Phương Linh – Mã sinh viên: 715904070 Lớp chủ nhiệm: 5C1 – Trường Tiểu học Tây Hà Nội
Giáo viên chủ nhiệm hướng dẫn: Chu Huyền Trang
1 Tổng quan kết quả đánh giá tình hình/ đặc điểm tâm lí chung của lớp
Qua năm tuần làm công tác chủ nhiệm lớp 5C1, em nhận thấy rằng:
- Các học sinh lướp 5C1 đều có hiện tượng tâm lí bình thường Hầu hết học sinh đều được sống trong gia đình có điều kiện vật chất đầy đủ đáp ứng được nhu cầu học tập, rèn luyền, sinh hoạt của học sinh và học sinh cũng nhận được sự quan tâm, chăm sóc chu đáo từ phía gia đình nên không có những tự ti, mặc cảm về gia đình của các em
- Nhìn chung các em học sinh lớp 5C1 đều ngoan ngoãn, lễ phép với thầy cô; tập thể lớp luôn đoàn kết, yêu thương và giúp đỡ lẫn nhau Trong giờ học, đa phần các em đều tập trung chú ý, thi đua nhau trong học tập, hăng hái giơ tay phát biểu xây dựng bài Ngoài giờ học, trong các giờ ra chơi, các em luôn có những hoạt động vui chơi lành mạnh, tích cực Các em rất ăng động, hăng hái, sáng tạo khi được tham gia các hoạt động ngoại khóa Trong lớp không nảy sinh các mâu thuẫn liên quan đến các mối quan hệ bạn bè như: xích mích, chia bè kết phái, bạo lực học đường, phân biệt đối xử giữa các học sinh
- Về mặt tâm lý, các em đều mang những đặc trưng tâm lí đúng với lứa tuổi của mình: trong sáng, hồn nhiên, ngây ngô, ham chơi Bên cạnh những học sinh mạnh dạn, sôi nổi vẫn còn một số học sinh hơi rụt rè, nhút nhát Các em học sinh rất thích khám phá những điều mới lạ Các
em có những sở thích như: chơi thể thao (bóng đá, bóng rổ, cầu lông, cờ vua…), vẽ tranh, đọc truyện,… Một điều đáng ghi nhận cho tập thể học sinh 5C1 các em mạnh dạn chia sẻ, nói ra những ý kiến, quan điểm của bản thân mình
- Bên cạnh những đặc điểm chung đó, mỗi cá nhân của lớp 2A5 đều có những nét cá tính riêng biệt Có những học sinh rất tự tin, mạnh dạn,
9
Trang 12năng nổ trong các hoạt động của lớp và tích cực tham gia các hoạt động trong giờ học như: Đoàn Thục Anh, Trương Quỳnh Chi, Nguyễn Viết Đại Dương, Nguyễn Dương Thùy Anh, Phí Minh Khôi, Nguyễn Tuấn Phong, Phí Minh Khôi,… Một số bạn khác ít nói, rụt rè hoặc chưa tích cực tham gia các hoạt động, các trò chơi trong giờ sinh hoạt tập: Nguyễn Phạm Tuệ Lâm, Trần Nguyên Khánh
2 Kết quả đánh giá nhu cầu hỗ trợ tâm lý học đường của học sinh Phạm Anh Thư
a) Đối tượng tham vấn
- Họ và tên học sinh được tham vấn: Phạm Anh Thư
- Lớp: 5C1
- Trường: Tiểu học Tây Hà Nội
- Giáo viên chủ nhiệm: Chu Huyền Trang
- Chủ đề tham vấn: Xây dựng mối quan hệ bạn bè
b) Nội dung tham vấn
Bước 1: Thiết lập mối quan hệ
Ở những tuần đầu khi xuống trường Tiểu học Tây Hà Nội thực hành, tôi đã có cơ hội để theo dõi các em trong quá trình các em học tập, rèn luyện cũng như trao đổi, trò chuyện với các em học sinh trong giờ ra chơi Cũng trong một giờ học Toán, tôi đã hướng dẫn Anh Thư làm một vài bài tập mà
em gặp khó khăn; trong khoảng thời gian ngắn ngủi tiếp xúc với em, tôi đã
có ấn tượng khá mạnh với em Từ đó, vào mỗi giờ ra chơi, khi có cơ hội thì tôi và em Anh Thư đều có những cuộc trò chuyện ngắn Tôi nhận thấy Phạm Anh Thư là một học sinh có dáng người khá cao, em có khuôn mặt rất dễ mến với mái tóc xoăn khá đặc trưng, khi đi học em cũng khá chỉn chu về trang phục, sách vở Anh Thư cũng là một học sinh lễ phép với các thầy cô giáo cũng như các cán bộ công nhân viên trong nhà trường; tuy nhiên em không thể hiện điều đó một cách rõ ràng bởi vì em chào còn khá nhỏ Trong giờ học, tôi thấy em khá thích cực phát biểu xây dựng bài Giờ ra chơi em thường chơi với Khánh Chi và hầu như không chơi cùng với các bạn nam Giáo viên chủ nhiệm và các bạn trong lớp cho biết Phạm Anh Thư là một học sinh ngoan ngoãn, lễ phép và có học lực ở mức ổn Em ít chơi với các bạn nam và với các bạn nữ em cũng chỉ chơi với một vài người bạn cố định Anh Thư khá trầm tính, ít nói và không hay chia sẻ, tâm sự
10
Trang 13Bước 2: Chẩn đoán vấn đề
Tôi tìm hiểu kĩ và quan sát em kĩ hơn trong giờ học và giờ ra chơi Tôi từng hỏi em một số câu hỏi như:
- Con ở với ai? Hoàn cảnh gia đình con như thế nào?
- Sở thích của con là gì?
- Vào thời gian rảnh con thường làm gì?
- Khi lớn lên, con ước mơ làm nghề gì?
- Trong lớp, con chơi thân với những bạn nào? Các con thường chơi các trò chơi gì?
- Con có hay tham gia các trò chơi cùng với các bạn nam khác ngoài bạn thân của con không?
Từ đó, tôi tổng kết được rằng: Phạm Anh Thư là là con cả trong một gia đình gồm bố, mẹ và em trai Hiện tại em cùng gia đình đang sinh sống ở G3, Green Bay, Vinhomes Smart City, Hà Nội Bố mẹ Anh Thư đều là nhân viên văn phòng, tuy công việc khá bận rộn nhưng bố mẹ vẫn dành thời gian quan tâm, chăm sóc và giúp đỡ em trong việc học tập Anh Thư khá thích chơi game, chơi cầu lông, đọc sách, truyện, và thích sưu tâm hình dán Khi được hỏi về nghề nghiệp mơ ước trong tương lai thì em đã đưa ra câu trả lời rất nhanh là
“Khi lớn lên, con muốn trở thành một nhà văn” Ở lớp, em chơi thân nhất với bạn Nguyễn Hà Khánh Chi Với các bạn khác em không có bất kể sự bất hòa nào, em vẫn trò chuyện nhưng không thân thiết bởi vì em còn ngại giao tiếp, chưa có sự chủ động kết thân với các bạn Tôi nhận thấy không phải em không muốn chia sẻ, cởi mở mà do em chưa biết nắm bắt cơ hội để kết bạn Điều này chính là trở ngại lớn cho em trong việc thiết lập quan hệ tốt với nhiều bạn bè trong lớp
3 Kế hoạch hỗ trợ tâm lý học đường cụ thể cho học sinh A hoặc nhóm học sinh có nhu cầu được hỗ trợ tâm lý học đường
Bước 3: Lựa chọn giải pháp
Tôi quyết định sẽ dành nhiều thời gian để trò chuyện, hỏi han và giúp đỡ em trong học tập để em có thể thấy được việc mở lòng chia sẻ những câu chuyện hằng ngày là điều rất bình thường Hơn nữa tôi cổ vũ các bạn trong lớp bắt chuyện với em và rủ em tham gia vào các trò chơi khác với những trò mà em từng chơi
11
Trang 14Bước 4: Thực hiện giải pháp
Tôi tiếp tục trò chuyện trực tiếp với em khi có cơ hội, từ đó tôi biết thêm nhiều về sở thích của em Ngoài cờ vua ra thì em cũng thích chơi thẻ bài Em thường mang theo khoảng hơn một chục chiếc thẻ bài đi học để giờ ra chơi sẽ mang ra chơi cùng bạn bè Đáng mừng là em cởi mở hơn với tôi sau nhiều lần tôi chủ động giúp em viết bài Tập viết, hỏi han trò chuyện cùng em Những lần tôi đến trường thì em đều chạy ra chào và nở nụ cười tươi, có lần em cũng đã mang bộ thẻ bài và hỏi tôi rằng: “Cô có biết chơi thẻ bài không?” Như vậy, tôi
có thể khẳng định rằng, việc em chưa cởi mở với các bạn cùng lớp là do em còn thấy ngại, thấy chưa quen thuộc và thấy đủ thân thiết để chia sẻ Còn đối với các bạn nữ, em chưa kết 15 thân với bạn nữ là vì sự khác biệt trong sở thích Tôi nghĩ em là người sống khá khép kín so với các bạn cùng lứa tuổi Tiếp đó, tôi cổ
vũ động viên các bạn nam trong lớp chủ động bắt chuyện với Minh Thành, rủ Minh Thành tham gia vào các trò chơi khác ngoài chơi thẻ bài Chính vì thế, tớ giờ ra chơi tôi đã thấy em chơi đùa với các bạn khác ở ngoài phạm vi lớp học Những sự tác động đó đã làm cho em trở nên cởi mở phần nào
4 Đánh giá khó khăn và rút kinh nghiệm trong hoạt động tham vấn
a) Khó khăn: Thời gian trò chuyện, tâm sự, chia sẻ cùng em còn hạn chế b) Rút kinh nghiệm:
- Có kế hoạch chi tiết cho hoạt động tư vấn tâm lí
- Dành nhiều thời gian nói chuyện với em hơn để em cởi mở, chia sẻ - Tạo
cơ hội cho em được bộc lộ suy nghĩ, tâm tư, tình cảm
- Coi mình là một người bạn của em, tôn trọng em nhưng không can thiệp quá sâu vào dời sống của em khiến em không thoải mái
Giáo viên chủ nhiệm
(Ký và ghi rõ họ tên)
Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2024
Sinh viên
(Ký và ghi rõ họ tên)
12