Nhiệm vụ nghiên cứu - - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động phi chính thức - Phân tích thực trang lao động phi chính thức tại Việt Nam - Đánh giá những yêu tố ảnh hưởng đ
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE KHOA KINH TE CHÍNH TRI
Giang viên hướng dẫn : TS Hoang Thi Hương
Sinh viên thực hiện : Ngô Phương Anh
Lớp : QH-2019-E Kinh tế CLC 3Ngành : Kinh tế
Chương trình dao tạo : CLC
Hà Nội — 2023
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE KHOA KINH TE CHINH TRI
KHOA LUAN TOT NGHIEP
GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LAM CHO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH THỨC
TẠI VIỆT NAM
Giảng viên hướng dẫn : TS Hoàng Thị Hương
Giáo viên phản biện
Sinh viên thực hiện : Ngô Phương Anh
Lớp : QH-2019-E Kinh tế CLC 3
Ngành : Kinh tế
Chương trình đào tạo : CLC
Hà Nói — 2023
Trang 3LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình thực hiện và hoàn thiện bài nghiên cứu, em đã nhận được sự
giúp đỡ, hướng dẫn nhiệt tình của các thầy cô, các anh chị khóa trên, bạn bẻ va giađình Với lòng biết ơn sâu sắc, em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất đến:
TS Hoàng Thị Hương - giảng viên đã trực tiếp hướng dẫn, chi bảo tận tinh,
định hướng làm bài và động viên em thực hiện và hoàn thành đề tài
Các thầy, cô giảng viên Khoa Kinh tế chính trị, trường Đại học Kinh tế - Đạihọc Quốc gia Hà Nội đã hỗ trợ, tận tình giúp đỡ nhóm nghiên cứu trong suốt quá
trình thực hiện dé tài Em cũng xin chân thành cảm ơn toàn thé các ban ngành, cơ
quan trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã đưa ra những thống kê, báo cáo thông
tin về số liệu cụ thé, chi tiết và xác thực nhất dé giúp em có được những số liệu vôcùng khách quan dé làm bài nghiên cứu này
Cuối cùng, em xin kính chúc cô Hoàng Thị Hương cùng quý thầy cô khoaKinh tế Chính trị - trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN và các bạn sinh viên sứckhỏe, đạt nhiều thành công trong công việc cũng như trong cuộc sống!
Do khối lượng thông tin lớn, phong phú và đa dạng lại chưa có nhiều kinhnghiệm thực tế cũng như những hạn chế về kiến thức, bài nghiên cứu chắc chắn sẽkhông tránh khỏi những thiếu sót Rất mong nhận được sự nhận xét, ý kiến đónggóp từ phía thầy cô và các bạn đề bài khóa luận được hoàn thiện hơn
Em xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên thực hiện
Anh
Ngô Phương Anh
Trang 4LOI CAM DOAN
Em xin cam đoan khóa luận nay là kết quả nghiên cứu của riêng em, chưa
được công bố trong bat cứ một công trình nghiên cứu nào của người khác Việc sử
dụng kết quả, trích dẫn tài liệu của người khác đảm bảo theo đúng các quy định
Các nội dung trích dẫn và tham khảo các tài liệu, sách báo, thông tin được đăng tải
trên các tác phẩm, tạp chí và trang web theo danh mục tài liệu tham khảo của khóa
Trang 5MỤC LỤCLOT CAM ĐOAIN s2 -e<<2.4E0EE244 9222440 E9202430 9722441 9022441 E022adeetip ii
DANH MỤC VIET TAT .cecsssssssssesssssccssssscsscsnssssssscsnessscsncsncsoscsscsscsescsucssceasesseesses vi
DANH MỤC HINH cssssssssssessessssssesoccsnsssesssssnesoessncsncsssssucsecssscsucsscssnssacsasessceseeees vii
DANH MỤC BANG BIEU 5< << s°©ssss+seEvsetseEssesserserseerssrssrse viii
MỞ DAU vssssssssssssssssssssssssssssssssssssessssssssesssssssscssssssssssssssssessssssssessssssssesssssssesssssesseessees 1
1 Tinh cap thiét ctha 46 na 4337 1
2 Câu hỏi nghiên CỨU - «Ăn và 1
3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứỨu sex 2
3.1 Muc 01:06 /3)0/2000((äiiiiiii 2 3.2 Nhiệm vụ nghiên Cu - c SSS ST vế 2
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu - s-s-ss+s5s=s=s+2 2
4.1 Đối tượng nghiên cứu -+-+++++++s+t+t+t+t+eztzrerererererererers 2
4.2 Phạm vi nghiên CỨU - cv vi, 2
5 Kết cau khóa luận :+-5t+tEt+ttEéttrkErrrkrrrtrtrkrrrrkrrrrrrrrrrrrrrrrkee 3
DCO) 08D) O)\\ | Cap nnn 4
CHUONG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ SO LÝ LUẬN
VA CƠ SỞ THUC TIEN VE LAO DONG PHI CHÍNH THỨC 4
1.1 Tổng quan các công trình nghiên CỨu ¿+2 + +2 2 £+s£+E+s£zE+s£zEzzzxzxzs 4
1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tải 41.1.2 Kết quả công trình nghiên cứu và khoảng trống cần nghiên cứu 8
1.2 Cơ sở lý luận cọ TH kh 10
1.2.1 Khai niệm về lực lượng lao động và lao động phi chính thức 10
1.2.2 Các nội dung đánh giá lao động phi chính thức - - - - 14 1.2.3 Cac tiêu chí đánh giá lao động phi chính thức -««« «<<: 20
1.2.4 Các yếu tố ảnh hưởng đến lao động phi chính thức - 23
1.3 Cơ sở thực tiỄn - -c s SE KT KT 24
Trang 61.3.1 Kinh nghiệm quản lý lao động phi chính thức ở nước Duc 25
1.3.2 Kính nghiệm quản lý lao động phi chính thức ở nước Hà Lan 26
1.4 Bài học kinh nghiệm rút ra cho AG tai cece ceceecccecceccescesseseeerseseeseeeeeereereerees 27
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ss°-ssee 28
2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp -:-5+5s5s5s+s=s=esesessss2 28
2.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu - 55-2 +s+s+s+eczczxzscsz 28
2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu - ¿2 2 ++*22£2£zE+Ezezezxexeerererrree 282.3.2 Phương pháp tổng hợp số liệu -¿- 5-5252 5s+*+e+z£z£+xzszreeexea 292.3.3 Phương pháp thống kê mô tả ¿2 222252 +S+E+z+z£z£+xzezeezeeeer 292.3.4 Phương pháp thống kê so sánh -¿- + 225252 S+s2z>e£z£zxzszezeeesea 30
CHƯƠNG 3: THUC TRANG LAO DONG PHI CHÍNH THỨC VIỆT NAM31
3.1 Khái quát về tình hình lao động tại Việt Nam -cc Sex 31
3.1.1 Luc lượng lao động tại Việt Nam - << -S nh kh 32
3.1.2 Thất nghiệp và thiếu việc làm tại Việt Nam - ¿5s +s©ss+s¿ 34
3.1.3 Thu nhập của người lao động tại Việt Nam «se 36 3.1.4 Trinh độ dao tao của lao động tại Việt Nam ~<sssss2 39
3.2 Phân tích thực trạng về lao động phi chính thức tại Việt Nam 40
3.2.1 Quy mô và cơ cau lao động phi chính thức tại Việt Nam 40
3.2.2 Thu nhập của lao động phi chính thức tại Việt Nam 53
3.2.3 SỐ giờ làm ViỆC eeccecesescescscessscscescsteassecessceesaceucaceucatncatencateneatenenees 593.2.4 Hợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội + + <+s+s+s+s+szxe: 63
3.2.5 Thâm niên trong CONG VIỆC - 5-5555 SS + + nhe 67
3.3 Các yếu tố anh hưởng đến lao động phi chính thức ở Việt Nam 68
3.4 Đánh giá chung về thực trang lao động phi chính thức ở Việt Nam 72
CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP TẠO VIỆC LÀM CHO LAO ĐỘNG PHI CHÍNH
THỨC TẠI VIET NAM 2s se©seSssSEseSvseEvseEvserksersseersseersserseorsee 78
4.1 Bối cảnh và định hướng về tạo việc làm cho lao động phi chính thức ở Việt
Trang 74.1.1 Bối cảnh trong nước và quốc té ¿22525252 se se+ececeeeeeeexeed 78
4.1.2 Định hung - SH 79 4.2 Giải pháp tạo việc làm cho lao động phi chính thức tại Việt Nam 80
4.2.1 Đối với nhà nước -+-cst+t+rtrtrterertrtererrrtrrrrrrrrrrrrrrrrres 80 4.2.2 _ Đối với doanh nghiỆp ¿-¿- ¿25252 S*+v2tSvEeEetrvereererrsrererrrea 92
4.2.3 Đối với người lao động ¿+52 S2 S3+t 2t EeEevrveverrxrerererrrea 94
000790575 98
TÀI LIEU THAM KHẢO << s<s<+sE+seEsseEseEseevseerseersersssre 100
Trang 8DANH MỤC VIẾT TẮT
Chữ viết tắt Nguyên nghĩa
ICSE-93 International Classification of Status in Employment 93 - (Phan
loai quéc té vé tinh trang viéc lam 93)
ILO International Labour Organization — Tổ chức Lao động Quốc Tế
ICLS International Conference of Labour Statisticians — (Hội nghị quôc
tế thống kê lao động)
SXKD Sản xuât kinh doanh
NLNTS Nông lâm nghiệp thủy san
G20 Group of Twenty — Nhóm các nên kinh tế lớn
Covid—19 | Corona Virus Disease năm 2019
NLD Người lao động
HTX Hợp tác xã
BHXH Bảo hiêm xã hội
TINT Thanh thi nông thôn
BHYT Bao hiém y té
BHTN Bao hiểm tự nguyện
THCS Trung hoc co so
THPT Trung học phô thông
Trang 9DANH MỤC HÌNH
Hình 1 1: Sơ đồ xác định các khu VUC -¿- - cSt+E+EEt+EeEEEEeEEEErEeEerkrkerrxsrrrs 13Hình 1 2: Sơ đồ xác định lao động có việc làm chính thức, phi chính thức 13Hình 3 1: Tỷ lệ thất nghiệp trong độ tudi lao động theo năm, 2017-2021 35
Hình 3 2: Lao động chính thức, phi chính thức tại các khu vực chính thức, phi chính thức và hộ gia đình, năm 2021 (nghìn nBưỜi]) 5-5 + svcseeseeserse 42
Hình 3 3: Cơ cấu và tỷ lệ lao động phi chính thức tại thành thị và nông thôn năm
Pl) ẳắíắầắđầắđáaẳẳẳắẳắắÚỒỒ - 43
Hình 3 4: Ty lệ lao động phi chính thức theo nhóm tuổi năm 2021 (%) 49
Hình 3 5: Tỷ lệ lao động phi chính thức theo trình độ chuyên môn kỹ thuật và giới tính, giai đoạn 2019 — 2021 ((2%) - -. c1 1121183111381 1191 1581111118111 1 8 11 11 re 50
Hình 3 6: Cơ cau lao động chính thức/phi chính thức theo nghề, năm 2021 (%4) 5Hình 3 7: Thu nhập bình quân và tỷ lệ lao động thu nhập thấp theo khu vực ngànhkinh tế và giới tính, năm 202 - 2-22 +¿+2++2E++EEE+EEEEEEEEEEE2EEESEEEEEEEEEkerkrerkrra 59Hình 3 8: Cơ cau lao động phi chính thức theo loại hình bảo hiểm 65
0020206) 65 Hình 3 9: Lao động phi chính thức theo thâm niên làm việc năm 2021 (%) 67
Trang 10DANH MUC BANG BIEU
Bang 1 1: Lược đồ khung ly thuyết về lao động phi chính thức của ILO 12
Bảng 3 1: Lực lượng lao động từ năm 2017 — 202]1 «+ «<+++s++sexsses+ 33 Bang 3.2: Thu nhập bình quân của lao động Việt Nam theo năm, 2017 — 2021 36
Bảng 3 3: Thu nhập bình quân của lao động làm công hưởng lương 37
ở Việt Nam, năm 2017 — 2021 - ¿+ +1 *+tE*3E*EE*EESEEEEEEEEEEESEEEEEEEEEkEEkkrkrrkrrkrrk 37 Bang 3 4: Trình độ học vắn/kỹ năng của lực lượng lao động -2 39
Việt Nam năm 2021] - - ĂE + E1 111112111 1111191111111 1 119g 11kg vế 39 Bang 3 5: Quy mô lao động có việc làm phi chính thức theo năm, - 4I năm 2017 - 2021 (trIỆU EƯỜI]), -G- + + 1x vn HH ng ngư 4I Bảng 3 6: Quy mô lao động phi chính thức chia theo thành thi/néng thôn và giới tinh gia 8000200092720 44
Bảng 3 7: Quy mô lao động phi chính thức theo vùng kinh tế - xã hội giai đoạn "0W 2n 45
Bảng 3 8: Quy mô lao động phi chính thức theo ngành kinh tế năm 2021 46
Bảng 3 9: Quy mô lao động chính thức/phi chính thức theo nhóm nghề 51
0000209001007 -AA+4+- 51
Bảng 3.10: Thu nhập bình quân của lao động phi chính thức theo năm, 53
0020/02/2011 53
Bảng 3 11: Thu nhập của lao động chính thức/phi chính thức tai Việt Nam phan theo giới tính và thành thị/nông thôn, năm 202 Ì - 55+ + *++*‡£++se++eex+sss2 54 Bang 3 12: Thu nhập của người lao động theo vi thế việc làm 2021 (nghìn đồng).55 Bảng 3 13: Tỷ lệ lao động chính thức/phi chính thức có thu nhập thấp theo năm, 00:00 002020000808 56
Bảng 3 14: Ty lệ lao động làm công hưởng lương chính thức/phi chính thức có thu nhập thấp theo vùng kinh tế xã hội, năm 2019 và 2021 -¿ ¿c+52+z+5s+¿ 57 Bang 3.15: Số giờ làm việc bình quân của lao động phi chính thức từ 60
MAM 2017 22000088 60
Bảng 3.16: Một số chỉ tiêu về thời gian làm việc theo vị thé việc làm, năm 2021 61
Trang 110010010): 111017 70
Trang 12MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tàiViệt Nam đang ở trong thời kỳ dân số vàng với số dân trong độ tuổi lao độngchiếm 2/3 dân số Mỗi năm, dân số tham gia lao động ngày càng tăng lên, tuy nhiên
dân số phần lớn lại tham gia vào các công việc dé ton thương, không có chính sách
bảo hiểm, tiền lương không được trả đầy đủ, không có hợp đồng lao động hay còngọi là lao động phi chính thức Do thu nhập là yếu tố chính và tác động lớn nhất đếnngười lao động, đó là cách nhanh nhất dé họ thoát khỏi cảnh nghèo mà không cần
qua quá trình đảo tạo chuyên sâu, họ thường chọn làm việc trong khu công nghiệp,
đó đã bị cản trở bởi đại dịch Covid năm 2019 - 2021 — khi mà các công ty phải đóng
cửa, cắt giảm nhân sự, nhu cầu tiêu dùng tăng lên, việc làm hạn chế nên số lượng
lao động phi chính thức sau đại dịch có xu hướng tăng lên.
Trên cơ sở vấn đề cấp bách đó, tác giả đã chọn dé tài “Giđi pháp tạo việclam cho lao động phi chính thức tại Việt Nam” đề tạo nên bức tranh toàn cảnh,khách quan nhất về tình trạng lao động phi chính thức tại Việt Nam, từ đó đề xuất ranhững giải pháp để giúp lao động phi chính thức có nhiều công việc chính thức,
được hưởng trợ cấp và bảo vệ xã hội một cách đầy đủ nhất
2 Câu hỏi nghiên cứu
- Thực trạng lao động phi chính thức ở Việt Nam như thé nào ?
- Các yêu tô ảnh hưởng đến lao động phi chính thức là gì ?
Trang 13- Nhà nước cần có giải pháp nào để tạo việc làm cho lao động phi chính
thức tại Việt Nam trong thời gian tới?
3 Mục tiêu nghiên cứu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
- Phân tích thực trang về lao động phi chính thức tại Việt Nam, trên cơ sở
đó đề xuất giải pháp
- Biện pháp tạo việc làm cho lao động phi chính thức tại Việt Nam trong
thời gian tới.
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- - Hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về lao động phi chính thức
- Phân tích thực trang lao động phi chính thức tại Việt Nam
- Đánh giá những yêu tố ảnh hưởng đến lao động phi chính thức tai
Việt Nam
- Đề xuất một số giải pháp tạo việc làm cho lao động phi chính thức tại Việt
Nam trong thời gian tới.
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Lao động phi chính thức tại Việt Nam, bao gồmnhững người không có hợp đồng lao động hoặc làm việc dưới hình thức tự do,không có bảo hiểm xã hội và thường không được đảm bảo các quyền lợi lao động
cơ bản.
4.2 Pham vi nghiên cứu
- Pham vi nghiên cứu về không gian: Đề tài nghiên cứu trên phạm vi toànlãnh thổ Việt Nam, tập trung vào tình trạng lao động phi chính thức tại các đô thị và
khu vực nông thôn.
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Dé có cái nhìn khách quan nhất về xuhướng lao động phi chính thức, đề tài nghiên cứu số liệu từ năm 2017 — 2021
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Thực trạng lao động phi chính thức trênđịa bàn Việt Nam gồm: Quy mô và cơ cấu của lao động phi chính thức; Thu nhập
Trang 14của lao động phi chính thức; Số giờ làm việc; Hợp đồng lao động và bảo hiểm xãhội; Thâm niên trong lao động và các yếu tô ảnh hưởng đến lao động phi chính thức
Chương 2: Phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng lao động phi chính thức tại Việt Nam Chương 4: Giải pháp tạo việc làm cho lao động phi chính thức tại Việt Nam
Trang 15NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU, CƠ
SỞ LÝ LUẬN VÀ CƠ SỞ THUC TIEN VE LAO ĐỘNG PHI
CHÍNH THỨC
1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài
e Các dé tài nghiên cứu trong nước
Đây là một vấn đề cấp bách và đã có nhiều nhà nghiên cứu và tài liệu điềutra cụ thể về đề tài này Sau đây là một số đề tài nghiên cứu trong nước có liên quan:
Trước hết phải ké đến là dé tài: "Lao động phi chính thức và tác động củachính sách lao động đến năng suất lao động tại các doanh nghiệp tại Việt Nam" của
Nguyễn Hải Minh (2011) Tác giả đã chỉ ra được khái niệm và đặc điểm cụ thé của
lao động phi chính thức nhưng chủ yếu trong các doanh nghiệp tại Việt Nam Tácgiả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả và phân tích định tính để đánh giátác động của lao động phi chính thức đến năng suất lao động tại các doanh nghiệp.Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng lao động phi chính thức có tác động tiêu cực đếnnăng suất lao động và đề xuất nhiều giải pháp dé cải thiện tình trạng này
Tiếp theo, đề tài "Giải pháp thúc đây việc làm cho lao động phi chính thứctại Việt Nam" của Trần Thị Thu Hiền và Nguyễn Thị Thanh Hương (2018) Nghiêncứu chỉ ra những tác động tiêu cực của lao động phi chính thức tới nền kinh tế ViệtNam Tác giả đã đưa ra những giải pháp cụ thé như chính sách hỗ trợ, nâng cao chatlượng giáo dục, đào tạo nghề cho lao động
Ở đề tài "Tình trạng và nguyên nhân lao động phi chính thức tại thành phố
Hồ Chí Minh" của Nguyễn Thị Bích Thủy (2013) tập trung nghiên cứu về tình trạng
và nguyên nhân gây ra lao động phi chính thức tại thành phố Hồ Chí Minh, mộttrong những thành phố lớn nhất và phát triển nhất của Việt Nam Tác giả nghiên
cứu tập trung chủ yếu vào các ngành nghề như xây dựng, giao thông vận tải, dịch
vụ, sản xuất gia đình và nông nghiệp Các nguyên nhân dẫn đến lao động phi chính
Trang 16thức tại thành phố Hồ Chí Minh là: yếu kém của hệ thống giáo dục, đào tạo; khókhăn trong việc tìm việc làm chính thức và thiếu thông tin về quy định pháp luậtliên quan đến lao động phi chính thức Từ đó đã đề xuất một số giải pháp để giảmthiểu tình trạng này trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh: tăng cường giám sát vàkiểm tra việc thực hiện luật lao động, đây mạnh quản lý và giám sát nhân viên, cungcấp thông tin về quyền lợi và nghĩa vụ lao động cho người lao động, tạo ra cơ hộiviệc làm chính thức và tăng cường dao tạo nghé cho người lao động phi chính thức
để giúp họ có thể tìm kiếm được công việc ôn định hơn
Một đề tài có liên quan đến dé tài phải kế đến là bài nghiên cứu “Lao độngphi chính thức ở thành phố Hồ Chí Minh từ góc nhìn lịch sử - văn hóa” của tác giả
Nguyễn Thị Hậu và Lê Ngọc Dung (2014) Trong bài nghiên cứu, các tác giả đã
trình bày một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng lao động phi chính thức ở thành
phố Hồ Chí Minh như sự phát triển kinh tế, chính sách phát triển kinh tế, tình trạngthất nghiệp, văn hóa lao động, v.v Các tác giả cũng đã đề xuất một số giải phápnhằm giảm thiểu tinh trạng lao động phi chính thức, bao gồm tăng cường kiểm soát
và quản lý của các cơ quan chức năng, cải thiện chính sách và pháp luật liên quan
đến lao động, tăng cường giáo dục và nâng cao nhận thức của người lao động vềquyền lợi của họ
Bài nghiên cứu “Phụ nữ trong thị trường lao động phi chính thức” - Dương Kim Anh (2015) tập trung vào việc phân tích vi trí và vai trò của phụ nữ trong thị
trường lao động phi chính thức tại Việt Nam Các kết quả nghiên cứu cho thấy rằng
phụ nữ chiếm một ty lệ lớn trong số lao động phi chính thức tại Việt Nam, đặc biệt
là ở các ngành nghề thấp, không đòi hỏi kỹ năng và thường bị kém bảo vệ trongquyền lợi lao động Nguyên nhân là tình trạng thất nghiệp, thu nhập thấp, chínhsách và pháp luật không có sự bảo vệ đầy đủ cho lao động, Tác giả đã đề xuấtmột số giải pháp như sau: cải thiện chính sách và pháp luật, tăng cường giáo dục vàdao tạo nghề cho phụ nữ, tăng cường vai trò của các tô chức xã hội và cộng đồngtrong việc bảo vệ quyền lợi của phụ nữ lao động
Trang 17Trong đề tài “Chênh lệch về tiền công theo địa phương: Nghiên cứu từ laođộng phi chính thức tại đô thị ở Việt Nam” của tác giả Trần Thị Bích (2013) phântích chênh lệch về tiền công và các nhân tố tác động đến chênh lệch về tiền côngtheo địa phương của lao động phi chính thức tại khu vực đô thị của Việt Nam Kếtquả từ bài nghiên cứu cho thấy chênh lệch về tiền công tại các khu vực đô thị chủyếu là do khác biệt về kỹ năng của người lao động và điều kiện ban đầu của các đôthị Kinh tế cụm không đem lại lợi thế về tiền công cho lao động phi chính thức vàđiều này làm day lên lo ngại là các thành phó có thé đã vượt quá ngưỡng tối ưu đối
với kinh tế phi chính thức Kết quả này hàm ý rằng chính phủ Việt Nam nên hướng
đầu tư vào các đô thị nhỏ hơn và khu vực nông thôn nhăm tạo điều kiện cho các
hoạt động kinh tế phi nông nghiệp phát triển, từ đó thúc đây kinh tế cụm ở cả khu
vực thành thị và nông thôn.
Bài nghiên cứu “Chất lượng việc làm của người lao động trong khu vực phi
chính thức ở Hà Nội” của TS Chử Thị Lân (2015) Bài nghiên cứu này tập trung
vào việc đánh giá chất lượng việc làm của người lao động trong khu vực phi chính
thức ở Hà Nội, qua đó đề xuất một số giải pháp: tăng cường giám sát và kiểm tra
của cơ quan chức năng, đào tạo nghề cho người lao động đề nâng cao trình độ và kỹ
năng, tăng cường vai trò của các tổ chức xã hội và cộng đồng trong việc bảo vệquyền lợi của người lao động phi chính thức, và cải thiện chính sách và pháp luật
liên quan đến việc làm.
Đề tài “Thu nhập của lao động di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức
trên địa bàn nội thành Hà Nội” của tác giả Nguyễn Doãn Hoàn (2017) nghiên cứu
về tình hình thu nhập của người di cư làm thuê trong khu vực phi chính thức tại nộithành Hà Nội, từ đó đưa ra các khuyến nghị về chính sách phát triển lao động phi
chính thức, tăng thu nhập cho người lao động và giảm thiểu nghèo đói.
Đề tài “Tạo việc làm cho lao động khu vực phi chính thức trên địa bản cácquận nội thành Hà Nội đến năm 2020” - Trương Thị Thúy (2016) tập trung vào việc
đề xuất các giải pháp để tạo ra việc làm cho lao động khu vực phi chính thức trênđịa bàn các quận nội thành Hà Nội đến năm 2020: Xây dựng chính sách hỗ trợ và
Trang 18khuyến khích các doanh nghiệp tuyên dụng lao động phi chính thức; Đây mạnh việc
đảo tạo và nâng cao năng lực và kỹ năng cho lao động phi chính thức; Thúc đây sự
hợp tác giữa các tô chức chính phủ và phi chính phủ trong việc tao ra việc làm cho
lao động phi chính thức,
Bài nghiên cứu “Vấn đề lao động phi chính thức - Kinh nghiệm ở một sốquốc gia” của Nguyễn Thế Thắng và Vũ Thị Phương Thảo trên Tạp chí khoa họcĐại học Tân Trào (2021) đã nghiên cứu rất rõ những vấn đề liên quan đến lao độngphi chính thức của các quốc gia và khu vực Đặc biệt là những chính sách mà cácquốc gia đó đã áp dụng dé tăng hiệu quả lao động và giảm thiểu hạn chế của họ đốivới những vấn đề xã hội Trong bài nghiên cứu này, kết quả chỉ ra các nước Châu
Âu thường tập trung vào khía cạnh phúc lợi và lương và cũng thay đổi cách quản trịnhà nước Các nước Châu Âu đã đưa ra những chính sách như: điều chỉnh cấu trúcthuế; giảm chi phí cơ hội cho những người xứng dang; thay đổi các quy định về thi
trường lao động; can thiệp vào các thể chế Ở Châu Á, có Trung Quốc cũng đưa rachính sách: tại Bắc Kinh có các chương trình, Trung tâm dịch vụ công tác xã hội
Hong yan đã hỗ trợ đào tạo lao động phi chính thức và mở rộng bảo trợ xã hội cho
lao động phi chính thức.
e Các đê tài nghiên cứu nước ngoài
Đề tài lao động phi chính thức cũng là mối quan tâm lớn đối với các tác giảnước ngoài, dưới đây là những đề tai và kết quả nghiên cứu tiêu biểu phải kế đến:
Đề tài "The Challenges of Measuring Informal Employment in DevelopingCountries" của Martha Alter Chen ra đời vào năm 2012 Nội dung đề tai tap trung
vào khó khăn trong việc đo lường và đánh giá lao động phi chính thức trong các
nước đang phát triển Bài viết phân tích các phương pháp đo lường và công cụ sửdụng để ước lượng quy mô và đóng góp của lao động phi chính thức đối với nềnkinh tế và xã hội của các quốc gia đó Bên cạnh đó, bài viết cũng đề cập đến tầm
quan trọng của việc đo lường lao động phi chính thức trong việc phát triển chính
sách kinh tê và xã hội hiệu quả.
Trang 19Đề tài "The Determinants of Informal Employment in Developing Countries"
của Abdulaziz Shifa Mohammad (2019) Tác giả đã phân tích các yếu tố ảnh hưởng
đến việc lao động phi chính thức trong các nước đang phát triển: yếu tố kinh tế, xãhội, chính trị và văn hóa đã ảnh hưởng đến quyết định của cá nhân hoặc các hộ giađình trong việc tham gia lao động phi chính thức Bên cạnh đó, đề tài cũng đưa ramột số giải pháp chính sách dé giảm thiểu quy mô của lao động phi chính thức vanâng cao đời sông của người dân trong các nước đang phát triển
Một đề tài đã đưa ra rất cu thé về động cơ và hậu quả của lao động phi
chính thức là “Informal Employment in Developing Countries: Opportunity or
Last Resort?" của Marcello Estevão và Evridiki Tsounta (2010) Đề tài tập trungvào tình trạng lao động phi chính thức tại các nước đang phát triển và xem xét vai
trò của nó là cơ hội hay lựa chọn cuối cùng trong một nền kinh tế Kết quả của
nghiên cứu cho thấy rằng lao động phi chính thức thường xảy ra ở những nước có
mức độ phát triển kinh tế thấp hơn, mức độ giáo dục thấp hơn và mức độ phân bố
tài nguyên kinh tế không công bằng Bài viết đề xuất một số giải pháp chính sách
dé hỗ trợ và thúc day su phat triển của các hoạt động kinh doanh nhỏ và lao độngphi chính thức, đồng thời nâng cao chất lượng cuộc sống của người lao động trong
các nước đang phát triển
1.1.2 Kết quả công trình nghiên cứu và khoảng trồng cần nghiên cứu
e Kết quả công trình nghiên cứu
Thứ nhất, những kết quả của công trình nghiên cứu liên quan đến đề tài đã chỉ ra rõ tác động của lao động phi chính thức đến nền kinh tế đều là tác động tiêu
cực, ảnh hưởng trực tiếp đến phúc lợi của lao động và gây ảnh hưởng lớn đến nềnkinh tế của các nước đang phát triển hoặc kém phát triển Và phần lớn các nghiêncứu đều cho thấy những lao động phi chính thức có nền giáo dục thấp hơn, chấtlượng đào tạo kém hơn, mức sống thiếu thốn hơn và gây ra mức độ phân bố tài
nguyên kinh tế không công bằng.
Thứ hai, trong các đề tài nghiên cứu trên đều phân tích được những nguyênnhân chính dẫn đến lao động phi chính thức như kinh tế, chính trị, văn hóa và xã hội
Trang 20Các nước có nền kinh tế kém hơn thường dẫn đến phúc lợi xã hội chưa đầy đủ, vănhóa nghèo hơn và dẫn đến giáo dục kém được chú trọng.
Thứ ba, các nghiên cứu ở trên cũng chỉ ra hầu hết ở Việt Nam hay các quốcgia trên thế giới, lao động phi chính thức có những đặc điểm dễ nhận thấy như: laođộng có việc làm bấp bênh, thiếu 6n định, không có hợp đồng lao động hoặc hợpđồng thỏa thuận miệng, thu nhập thấp, thời gian làm việc dài, cơ sở sản xuất kinhdoanh trong khu vực này thường có quy mô rất nhỏ hoặc siêu nhỏ, không đăng kýkinh doanh, không đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, không chỉ trả các chế độ
phụ cấp và các khoản phúc lợi xã hội khác cho người lao động, v.v
Cuối cùng đây cũng là điều quan trọng nhất là về giải pháp dé khắc phục tinhtrạng này, tất cả các đề tài nghiên cứu trên đều đã đề xuất những giải pháp hết sức
cụ thể như cải thiện giáo dục, chính sách xã hội, chính sách kinh tế, hỗ trợ việc
làm, để tạo thêm việc làm chính thức cho lao động, góp phần bình ồn cuộc sống.
e Khoảng trống cần nghiên cứuTuy các đề tài trên đã vô cùng chỉ tiết và phong phú nhưng hau hết những détài này đều nghiên cứu về lao động phi chính thức ở Việt Nam trước thời kỳ đạidịch Covid, đến năm 2018 Ngoài ra, các đề tài trên chỉ tập trung vào những đốitượng nhỏ như tác động đến doanh nghiệp hay nên kinh tế, chưa thực sự mô tả đượcbức tranh về thực trạng lao động phi chính thức ở Việt Nam Như chúng ta đã biết,đại dịch Covid -19 đã khiến cho nền kinh tế của thế giới chao đảo không chỉ riêng
gì Việt Nam, những doanh nghiệp phá sản, cách ly toàn thành phố khiến các công
việc đình trệ, phần trăm lớn dân số thất nghiệp hay thay đổi công nghiệp, phát sinhcàng nhiều công việc phi chính thức dé kiếm thu nhập trang trải trong thời gian cách
ly Vi vậy khoảng thời gian sau năm 2019 trở đi, xu hướng lao động phi chính thức
càng biến đổi rõ rệt, đặc biệt trong chính sách về lao động việc làm của Việt Nam
và thế giới cũng có nhiều thay đổi, ta cần có bức tranh tổng quát nhất về dé tài này
dé nắm rõ tình hình lao động phi chính thức tại Việt Nam dé đưa ra giải pháp thích
hợp nhất
Trang 211.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Khái niệm về lực lượng lao động và lao động phi chính thức
1.2.1.1 Khái niêm lực lượng lao động
tham gia thị trường lao động (lực lượng lao động) và những người không tham gia lực lượng lao động.
e Thành phần cấu thành lực lượng lao độngNgười có việc làm là tất cả những người từ đủ 15 tuổi trở lên, trong thời giantham chiếu có làm bat cứ việc gì (không bị pháp luật cắm) từ 01 giờ trở lên dé tạo ra
các sản phẩm hàng hóa hoặc cung cấp các dịch vụ nhằm mục đích được nhận tiềncông, tiền lương hoặc để thu lợi nhuận Lao động có việc làm không bao gồm
những người làm các công việc tự sản tự tiêu trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp và
thủy sản, tức là những người làm việc để tạo ra sản phẩm mà mục đích chủ yếu là
để mình hoặc gia đình mình sử dụng Người có việc làm gồm cả những người
không làm việc trong tuần nghiên cứu nhưng đang có một công việc (không bao
gồm công việc tự sản tự tiêu) và vẫn gắn bó chặt chẽ với công việc đó (vẫn được trảlương/công trong thời gian không làm việc hoặc chắc chắn sẽ quay trở lại làm sau
thời gian không quá 01 tháng) Theo ICSE-93, người có việc làm được chia theo
tình trạng làm việc: lao động hưởng lương và lao động tự do; người sử dụng lao
động, lao động tự làm, thành viên hợp tác xã sản xuất và lao động gia đình
Trang 22Người that nghiệp là những người: không có việc làm, sẵn sàng di làm ngay
và đang tích cực tìm kiếm việc làm (ICLS,1982) Tỷ lệ người thất nghiệp là tỷ trọngngười thất nghiệp trong tông lực lượng lao động
Tổng số người có việc làm và người thất nghiệp sẽ cau thành nên lực lượnglao động, còn gọi là dân số tham gia hoạt động kinh tế (economically active)
1.2.1.2 Khái niêm lao động phi chính thức
e Theo quy chuẩn quốc tế
Theo khung khái niệm của International Labour Organization (ILO), lao động phi chính thức là những người làm các công việc mà theo luật định hoặc trên
thực tế không được pháp luật lao động bảo vệ, không phải đóng thuế thu nhập hoặckhông được hưởng các chế độ bảo trợ xã hội và chế độ việc làm khác (như không
được thông báo trước về việc sa thải, không được trợ cấp thôi việc, không được trả
lương hàng năm hoặc không được nghỉ phép khi ốm đau, v.v.) bao gồm những
- Lao động gia đình, không ké họ làm việc trong đơn vi san xuất kinh doanh
thuộc khu vực kinh tế chính thức hay khu vực kinh tế phi chính thức (6 1 và ô 5);
- Xã viên của hợp tác xã thuộc khu vực kinh tế phi chính thức (6 8);
- Lao động làm công ăn lương với công việc phi chính thức trong các don vi
sản xuất kinh doanh chính thức (ô 2), lao động làm công ăn lương trong các đơn vịsản xuất kinh doanh thuộc khu vực kinh tế phi chính thức (ô 6), hay lao động làm
thuê công việc gia đình trong các hộ gia đình (ô 10);
- Người tự làm tham gia vào quá trình sản xuất ra sản phẩm vật chat và dịch
vụ dung cho nhu cầu tự tiêu dùng của chính hộ gia đình họ (6 9).
Trang 23thức Khu vực phi 3 chính thức (a)
Khu vực Hộ (b) 9
Lưu ý:
- Các ô tô màu đen thể hiện các công việc không thể xuất hiện trong khu vực kinh tế đó.
- Các ô bôi màu xám thể hiện việc làm chính thức.
- Các ô màu trắng thể hiện cúc công việc phi chính thức.
(a): Khu vực phi chính thức không bao gồm hộ gia đình thuê lao động làm công việc gia đình.
(b): Khu vực hộ bao gồm hộ gia đình thuê lao động làm các công việc nội trợ và công việc khác phục vụ gia đình.
Nguồn: Concept of informal employment in Viet Nam: summary
definition and criteria for determination (April 2013, updated in January
2014)
Lược đồ trên được xác định dựa vào yếu tố vị thế việc làm (lao động tự làm,
chủ cơ sở, lao động gia đình, làm công ăn lương và hộ gia đình) và loại đơn vị
SXKD ( chính thức, phi chính thức, hộ gia đình).
e Áp dụng tại Việt Nam
Việt Nam đã áp dụng tiêu chuẩn ICLS 19 từ quý I năm 2021, theo khung
khái nệm ICLS 19, lao động làm công việc tự sản tự tiêu trong khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản không xác định là có việc làm Vì vậy lao động phi chính thức
có tính đến lao động nông, lâm nghiệp, thủy sản (NLNTS)
Các tiêu chí để xác định lao động phi chính thức ở Việt Nam dựa vào:
- Đặc điểm của cơ sở, nơi người lao động làm việc (cơ sở đó thuộc khu vực
chính thức, khu vực phi chính thức hay khu vực hộ gia đình);
Trang 24` x
LOẠI HINH KINH TE
Hợp tác xã; Doanh Hộ NLNTS, cơ sở
nghiệp ngoài nhà SXKD cá thể nước; Đơn vị sự
nghiệp ngoài nhà
nước; Cơ quan/tổ Bán hàng Hoạt động làm
chức/đơn vị thuộc KHÔNG ĐĂNG rong, ban | | thuê các công việc
Nhà nước; Doanh CÓ ĐĂNG KÍ Ki KINH vé số dạo, ¬ hộ gia
nghiệp nhà nước; KINH DOANH DOANH xe đình; sản xuất sản
Hình 1 1: Sơ đồ xác định các khu vựcNguồn: Tổng quan về lao động có việc làm phi chính thức tại Việt Nam (2022)
- Vị thé việc làm của người lao động và loại hợp đồng lao động mà người
lao động ký kết hoặc thỏa thuận với người sử dụng lao động: tình trạng người laođộng được hay không được người sử dụng lao động đóng bảo hiểm xã hội
wx a `
VỊ THE VIEC LAM
Lao động làm côn R " Chủ cơ sở; Lao Lao động
Wing co hop dine Khu we dính Khu vực phí lao động/hợp đồng rc chín! tc miéng/hop đồng wm nonin Bao khoán
Khu vực hộ.
(lao động tự.
làm)
Có BHXH tự, nguyện/khôn
Hình 1 2: Sơ đồ xác định lao động có việc làm chính thức, phi chính thức
Có BHXH tự.
nguyện/không có.
BHXH.
LAO ĐỘNG CÓ VIỆC
LAO ĐỘNG Có VIỆC LAM Pa âu CHÍNH tức LAO ĐỘNG CÓ VIỆC LÀM PHI CHÍNH THỨC
Nguồn: Tổng quan về lao động có việc làm phi chính thức tại Việt Nam (2022)
Dựa vào các yếu tố trên, lao động phi chính thức ở Việt Nam như sau:
- Đối với khu vực chính thức, lao động phi chính thức được xác định:
Trang 25+ Người làm công hưởng lương nhưng không có hợp đồng lao động, hoặcchỉ có hợp đồng giao khoán hoặc hợp đồng thỏa thuận bằng miệng hoặc có ký hợpđồng từ 1 tháng trở lên nhưng không được chủ sử dụng lao động đóng bảo hiểm xãhội bắt buộc;
+ Lao động gia đình không được trả công, trả lương;
+ Thành viên HTX không có bảo hiểm xã hội bắt buộc
- Đối với khu vực phi chính thức, lao động phi chính thức là:
+ Người là chủ cơ sở
+ Người là lao động tự làm
+ Người làm công hưởng lương nhưng không có bảo hiểm bắt buộc
+ Lao động gia đình không được trả công, trả lương
- Đối với người lao động làm ở khu vực hộ, lao động phi chính thức là:
+ Những người tự làm
+ Người làm công hưởng lương 1.2.2 Các nội dung đánh giá lao động phi chính thức
1.2.2.1 Quy mô và cơ cầu của lao động phi chính thức
Quy mô và cơ cấu là yếu tố quan trọng dé đánh giá tinh trạng lao động phi
chính thức Quy mô và cơ câu của lao động phi chính thức là số lượng và tỷ trọngcủa lao động phi chính thức trong tổng số lao động có việc làm, được phân theo các
tiêu chí như khu vực, giới tính, độ tuổi, trình độ học van, nganh nghé va loai hinh
công việc.
Quy mô được đánh giá bằng cách xác định số lượng lao động phi chính thức
so với tổng số lao động trong ngành hoặc khu vực đó Quy mô càng lớn, tức là tỷ lệ
lao động phi chính thức càng cao, thì tình trạng lao động phi chính thức trong ngành hoặc khu vực đó càng nghiêm trọng.
Cơ cấu lao động phi chính thức bao gồm các đặc điểm như giới tính, độ tuôi,trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, và loại công việc Phân tích cơ cấu lao
động phi chính thức giúp xác định đặc trưng của người lao động phi chính thức va
Trang 26số yếu tố cụ thé có thé kê đến như sau:
- Nhu cầu và cung cấp việc làm: Khi nhu cầu việc làm cao hơn cung cấpviệc làm, lao động phi chính thức có thé gia tăng số lượng và tỷ trọng trong tổng sốlao động có việc làm, do họ có thể tận dụng các khe hở trên thị trường lao độnghoặc tự tạo việc làm cho mình Ngược lại, khi nhu cầu việc làm thấp hơn cung cấp
việc làm, lao động phi chính thức có thể giảm số lượng và tỷ trọng trong tổng số lao
động có việc làm, do họ bị loại bỏ khỏi thị trường lao động hoặc chuyên sang lao
động chính thức [20].
- Điều kiện kinh tế va xã hội: Khi điều kiện kinh tế và xã hội thuận lợi, lao
động phi chính thức có thé giảm số lượng và tỷ trong trong tổng số lao động có việclàm, do họ có nhiều cơ hội dé chuyên sang lao động chính thức với thu nhập vàquyền lợi cao hơn Ngược lại, khi điều kiện kinh tế và xã hội khó khăn, lao động phichính thức có thé tăng số lượng và tỷ trọng trong tông số lao động có việc làm, do
họ phải chiu sự sa sút của nên kinh tế hoặc thiếu các nguồn thu nhập khác Ví dụ,trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhiều lao động chính thức đã bị mat việc làmhoặc giảm giờ làm việc, do đó một số trong họ đã chuyền sang lao động phi chínhthức đề duy trì sinh kế [22]
- Co cau kinh tế và ngành nghề: Cơ cấu kinh tế và ngành nghề của mộtquốc gia có ảnh hưởng đến số lượng và loại hình công việc của lao động phi chínhthức Các quốc gia có tỷ trọng cao của khu vực nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ cánhân thường có số lượng lao động phi chính thức lớn hơn và tỷ trọng cao hơn so vớicác quốc gia có tỷ trọng cao của khu vực công nghiệp và dịch vụ cao cấp Đây lànhững ngành nghề có tính mùa vụ, không 6n định, không được bảo đảm
Trang 27cho lao động phi chính thức so với lực lượng lao động chính thức.
Các yếu tố ảnh hưởng đến thu nhập của lao động phi chính thức là nhữngyếu tố liên quan đến trình độ học vấn, kinh nghiệm, thời gian làm việc, giới tính, địa
lý, ngành nghề, loại hình kinh tế và điều kiện kinh tế xã hội Một số yếu tố cụ thé có
càng có kha năng làm việc hiệu quả va nâng cao năng lực chuyên môn [50].
- Thời gian làm việc: Thời gian làm việc cũng là một yếu tố ảnh hưởng đếnthu nhập của lao động phi chính thức Theo nghiên cứu của Tống Quốc Bảo và cộng
sự (2015), thời gian làm việc trung bình có tác động thuận chiều với thu nhập củalao động trong khu vực dịch vụ tại Việt Nam Càng làm việc nhiều giờ, lao động phichính thức càng có khả năng kiếm được nhiều tiền [50]
- Giới tính: Giới tính là một yếu tố gây ra bất bình đăng thu nhập giữa nam
và nữ trong lao động phi chính thức Theo nghiên cứu của Phương Trần Huy vàcộng sự (2021), nam giới có tác động thuận chiều với thu nhập của lao động trong
Trang 28- Vị thế việc làm: Vi thé trong việc làm là mức độ cạnh tranh và giá tri giatăng của ngành nghề mà người lao động làm việc.
1.2.2.3 Số giờ làm việc của lao động phi chính thức
Số giờ làm việc của lao động phi chính thức là số giờ mà người lao động phi
chính thức làm việc trong một tuần hoặc một tháng Số giờ làm việc của lao động
phi chính thức có thể khác nhau tùy thuộc vào khu vực, ngành nghề và loại hìnhcông việc Đây là tiêu chí đánh giá về số giờ làm việc, chế độ làm việc và điều kiện
làm việc của lao động phi chính thức so với lực lượng lao động chính thức.
Các yếu tố ảnh hưởng đến số giờ làm việc của lao động phi chính thức là
những yếu tố liên quan đến nhu cầu và cung cấp việc làm, điều kiện kinh tế và xãhội, cơ cấu kinh tế và ngành nghề, quy định pháp luật và chính sách lao động Một
số yêu tố cụ thé có thé kể đến như sau:
- Nhu cầu và cung cấp việc làm: Khi nhu cầu việc làm cao hơn cung cấp
việc làm, lao động phi chính thức có thể phải làm việc nhiều hơn để đáp ứng nhu
cầu của thị trường Ngược lại, khi nhu cầu việc làm thấp hơn cung cấp việc làm, laođộng phi chính thức có thể phải giảm giờ làm việc do thiếu khách hàng hoặc bị cạnh
tranh bởi lao động chính thức.
- Điều kiện kinh tế và xã hội: Khi điều kiện kinh tế và xã hội thuận lợi, lao
động phi chính thức có thể có nhiều cơ hội việc làm và thu nhập cao hơn, do đó có
thê tăng giờ làm việc đề tận dụng các cơ hội đó Ngược lại, khi điều kiện kinh tế và
xã hội khó khăn, lao động phi chính thức có thé bị mất việc làm hoặc thu nhập giảmsút, đo đó có thé phải giảm giờ làm việc hoặc tìm kiếm các nguồn thu nhập khác Vi
dụ, trong bối cảnh đại dịch COVID-19, nhiều lao động phi chính thức đã bị ảnh
Trang 29hưởng nghiêm trọng bởi các biện pháp phong tỏa và giãn cách xã hội, dẫn đến giảm
số giờ làm việc và thu nhập
- Co cau kinh tế và ngành nghề: Cơ cấu kinh tế và ngành nghề của mộtquốc gia có ảnh hưởng đến số lượng và loại hình công việc của lao động phi chínhthức Các quốc gia có tỷ trọng cao của khu vực nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ cánhân thường có số lượng lao động phi chính thức lớn hơn và số giờ làm việc caohơn so với các quốc gia có tỷ trọng cao của khu vực công nghiệp và dịch vụ cao cấp
1.2.2.4 Hop đồng lao động cua lao động phi chính thứcHợp đồng lao động của lao động phi chính thức là hợp đồng lao động được
ký kết giữa người sử dụng lao động và người lao động có việc làm phi chính thức.Người lao động có việc làm phi chính thức là người lao động không được bảo hiểm
xã hội, không có hợp đồng lao động hoặc có hợp đồng lao động nhưng không được
ghi nhận trong số lao động hoặc không được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng
lao động.
Các yếu tố tác động đến hợp đồng lao động của lao động phi chính thức có
thé kê đến như sau:
- Luật pháp và các quy định của Chính phủ: Luật pháp và các quy định củaChính phủ về lao động, bảo hiểm xã hội, thuế, an toàn và vệ sinh lao động, bảo vệmôi trường có ảnh hưởng đến việc ký kết, thực hiện và chấm dứt hợp đồng laođộng của lao động phi chính thức Các luật pháp và quy định này nhằm bảo vệquyền lợi của người lao động, ngăn chặn các hành vi lạm dụng, bóc lột lao động vakhuyến khích các bên tuân thủ các nghĩa vụ pháp lý
- Điều kiện kinh tế và xã hội: Điều kiện kinh tế và xã hội ảnh hưởng đếnnhu cầu và cung cấp việc làm, thu nhập và chi tiêu của người lao động phi chính
thức Khi điều kiện kinh tế và xã hội thuận lợi, người lao động phi chính thức có thể
có nhiều cơ hội để chuyền sang lao động chính thức với các hợp đồng lao động ổnđịnh, bảo hiểm xã hội và quyền lợi cao hơn Ngược lại, khi điều kiện kinh tế và xãhội khó khăn, người lao động phi chính thức có thể phải chấp nhận các hợp đồnglao động ngắn hạn, không bảo hiểm xã hội và quyền lợi thấp hơn
Trang 30- Cơ cấu kinh tế và ngành nghề: Cơ cấu kinh tế và ngành nghề ảnh hưởng
đến số lượng và loại hình công việc của lao động phi chính thức Các quốc gia có tỷ
trọng cao của khu vực nông nghiệp, xây dựng, dịch vụ cá nhân thường có số lượnglao động phi chính thức lớn hơn và tỷ trọng cao hơn so với các quốc gia có tỷ trọng
cao của khu vực công nghiệp và dịch vụ cao câp.
1.2.2.5 Thâm niên trong công việc của lao động phi chính thức
Thâm niên trong công việc của lao động phi chính thức là tổng số năm thực
tế mà người lao động làm việc cho một người sử dụng lao động hoặc với một doanh
nghiệp theo quy định tại Bộ luật Lao động (bao gồm cả thời gian học nghề, tập sự
nghề tại Doanh nghiệp đó)
Thâm niên trong công việc có ảnh hưởng đến thu nhập của lao động phi
chính thức theo hai cách:
- Thâm niên trong công việc là một yếu tố ảnh hưởng đến phụ cấp thâmniên của người lao động Phụ cấp thâm niên là một trong những chế độ phụ cấpđược ghi nhận trong hợp đồng lao động cùng với các chế độ phụ cấp, tiền thưởng,nâng bậc lương hay các chế độ khuyến khích khác Đây là một trong những hìnhthức khuyến khích của người sử dụng lao động với người lao dộng để họ có thểlàm nghề lâu dai và gắn bó với công việc, đồng thời cũng là dé tạo động lực cho
người lao động làm việc hiệu quả hơn Theo Nghị định 77/2021/NĐ-CP, công
thức tính phụ cấp thâm niên được quy định như sau: Nhà giáo tham gia giảng dạy,
giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởngphụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnhđạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có) Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm(đủ 12 tháng) được tính thêm 1% Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lươnghang tháng va được dùng dé tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, baohiểm thất nghiệp
- Thâm niên trong công việc là một yếu tố ảnh hưởng đến kinh nghiệm và
năng lực chuyên môn của người lao động Kinh nghiệm và năng lực chuyên môn là
những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến thu nhập của lao động phi chính thức Theo
Trang 31khoảng 5 triệu người.
- Địa bàn: Đây là chỉ tiêu để đánh giá phân bố của lao động phi chính thứctại Việt Nam Các khu vực đô thị và các vùng kinh tế phát triển có xu hướng có quy
mô lao động phi chính thức lớn hơn so với các vùng nông thôn hay các vùng kinh tế
khó khăn hơn.
- Ngành nghề: Đây là chỉ tiêu để đánh giá phân loại ngành nghề của laođộng phi chính thức tại Việt Nam Các ngành nghề có xu hướng có quy mô laođộng phi chính thức lớn hơn bao gồm vận tải, xây dựng, tạp hóa, hàng tiêu dùng
- Độ tuổi: Đây là chỉ tiêu dé đánh giá độ tuổi của lao động phi chính thức tại
Việt Nam Nhiều người lao động phi chính thức là thanh niên, người trẻ và người có
tuổi dang lao động
- Giới tinh: Đây là chỉ tiêu để đánh giá phân bố giới tính của lao động phichính thức tại Việt Nam Nam giới chiếm đa số trong số người lao động phi chính
thức tại Việt Nam, tuy nhiên, người lao động nữ và trẻ em cũng thường làm việc phi
chính thức.
- Chuyên môn kỹ thuật: Đây là chỉ tiêu để đánh giá trình độ chuyên môn kỹ
thuật của lao động Thường lao động phi chính thức sẽ có trình độ chuyên môn kỹ thuật kém.
Trang 321.2.3.2 Thu nhập của lao động phi chính thức
Thu nhập của lao động phi chính thức tại Việt Nam được đánh giá bằngnhiều chỉ tiêu khác nhau, trong đó các chỉ tiêu phổ biến bao gồm:
- Độ tuổi và kinh nghiệm: Thu nhập của người lao động phi chính thứccũng phụ thuộc vào độ tuổi và kinh nghiệm của họ Những người lao động trẻ tuôi
và chưa có kinh nghiệm sẽ thường được trả mức lương thấp hơn so với những người
có kinh nghiệm hoặc tuổi tác cao hơn
- VỊ trí việc làm: Mức thu nhập của lao động phi chính thức cũng phụ thuộc
vào vi trí việc làm của họ Cac công việc tại các khu công nghiệp, khu đô thi phát
triển có xu hướng trả lương cao hơn so với các công việc tại các vùng khó khăn,
khu vực nông thôn
- Vùng: Mức thu nhập của lao động phi chính thức còn phụ thuộc vao khu
vực địa lý mà họ đang sinh sống và làm việc Các khu vực có mức thu nhập trung
bình cao hơn như Hà Nội, TP.HCM, các tỉnh thành phía Nam thường có mức lương
cao hơn so với các vùng miền Trung và miền Bắc
- Ngành nghề: Mức thu nhập của lao động phi chính thức cũng phụ thuộc
vào ngành nghề mà họ đang làm việc Các ngành nghề đòi hỏi kỹ năng chuyên môncao thường có mức thu nhập cao hơn, trong khi các ngành nghề lao động đơn giản,không đòi hỏi kỹ năng cao thường có mức thu nhập thấp hơn
1.2.3.3 Số giờ làm việc của lao động phi chính thức
Số giờ làm việc của lao động phi chính thức tại Việt Nam cũng là một trongnhững tiêu chí quan trọng dé đánh giá thực trạng của họ Tuy nhiên, việc đánh giá
số giờ làm việc của lao động phi chính thức tại Việt Nam gặp khó khăn do tính chất
của việc làm phi chính thức thường là không định kỳ và không có thời gian làm việc
cô định Thường thì lao động phi chính thức tại Việt Nam làm việc trong các ngànhnghề bán thời gian hoặc theo yêu cau, thời gian làm việc có thé linh hoạt và thay đổitheo nhu cầu của nhà tuyên dụng hoặc khách hàng Điều này có nghĩa là thời gianlàm việc của lao động phi chính thức có thé từ vài giờ đến vài ngày một tuần vàkhông đảm bảo được mức lương ổn định Một số nghiên cứu đã cho thấy rằng,
Trang 33nhiều lao động phi chính thức tại Việt Nam thường phải làm việc quá giờ, đặc biệt
là trong các ngành nghé về dịch vụ như nhà hàng, khách sạn, giúp việc gia đình Điều này đặc biệt phô biến ở các thành phố lớn như Hà Nội và TP Hồ Chí Minh.Việc làm việc quá giờ có thé ảnh hưởng đến sức khỏe và sự phát triển của lao động,đồng thời cũng có thé gây ra sự mệt mỏi và thiếu tập trung trong công việc Điềunày cũng gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng và hiệu suất công việc của lao động phi
chính thức tại Việt Nam.
1.2.3.4 Hợp đông lao động và bảo hiểm xã hộiHợp đồng lao động và bảo hiểm xã hội là hai yếu tố quan trọng dé đánh giá
thực trạng lao động phi chính thức tại Việt Nam.
- Hợp đồng lao động là một tài liệu pháp lý quan trọng trong việc quản ly
quan hệ lao động Tuy nhiên, lao động phi chính thức tại Việt Nam thường không
có hợp đồng lao động, hoặc hợp đồng lao động của họ không đầy đủ, không đúngquy định của pháp luật Điều này dẫn đến việc lao động phi chính thức không được
đảm bảo quyên lợi như lương, phúc lợi và các quyền khác như lao động chính thức
Họ cũng không được bảo vệ bởi pháp luật trong trường hợp xảy ra tranh chấp laođộng với nhà tuyên dụng
- Bảo hiểm xã hội là một chương trình quan trọng của Chính phủ Việt Nam
dé đảm bảo quyền lợi và đời sống của công dân, bao gồm các chế độ bảo hiểm y tế,bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm tai nạn lao động Tuy nhiên, lao
động phi chính thức tại Việt Nam thường không được đăng ký tham gia bảo hiểm
xã hội Điều này đồng nghĩa với việc họ không được đảm bảo quyền lợi trongtrường hợp mắc bệnh, gặp tai nạn hoặc thất nghiệp
1.2.3.5 Thâm niên trong lao động
Thâm niên trong lao động là thời gian mà một người đã làm việc tại một
công ty hoặc ngành nghề nào đó Thâm niên trong lao động được đánh giá như làmột yếu tố quan trọng trong việc tăng lương, phúc lợi và các quyền lợi khác của
nhân viên Tuy nhiên, lao động phi chính thức tại Việt Nam thường không được công nhận thâm niên làm việc của mình bởi vì họ không có hợp đông lao động với
Trang 34nhà tuyên dụng Ngoài ra, lao động phi chính thức tại Việt Nam cũng không đượchưởng các quyền lợi như nghỉ phép, nghỉ mát hay lễ tết, điều này gây ảnh hưởngđến thâm niên làm việc của họ Thực tế, nhiều người lao động phi chính thức tại
Việt Nam làm việc liên tục mà không có ngày nghỉ, thậm chí là ngày Chủ nhật và
các ngày lễ tết Tóm lại, thâm niên trong lao động của lao động phi chính thức tạiViệt Nam không được công nhận và không được đánh giá như là một yếu tố quantrọng trong việc tăng lương và các quyên lợi khác của nhân viên Điều này đồngnghĩa với việc họ không có sự đảm bảo và không được bảo vệ đầy đủ theo quy định
của pháp luật.
1.2.4 Các yếu tổ ảnh hướng đến lao động phi chính thứcTuổi tác: Là yêu tô ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng lao động của ngườilao động theo lý thuyết vòng đời lao động của Modigliani và Brumberg (1954).Theo lý thuyết này, người lao động có xu hướng tiết kiệm và lao động nhiều hơnkhi ở độ tuổi trung niên để chuẩn bị cho giai đoạn về già Ngược lại, người lao động
có xu hướng tiêu dùng và lao động ít hơn khi ở độ tuổi trẻ hoặc già Do đó, ngườilao động trẻ và già có nhu cầu và khả năng lao động thấp hơn so với người lao động
trung niên.
Giới tính: Là yêu tố ảnh hưởng đến vai trò và vị thế của người lao động trong
xã hội và thị trường lao động theo lý thuyết phân công lao động theo giới của
Becker (1981) Theo lý thuyết này, phân công lao động theo giới là kết quả của sự
tối ưu hóa lợi ích của các thành viên trong gia đình Nam giới có xu hướng chuyên
về việc làm ngoài nhà dé kiếm tiền, trong khi phụ nữ có xu hướng chuyên về việclàm trong nhà dé chăm sóc gia đình Do đó, phụ nữ gặp nhiều rào cản hơn nam giới
dé tiếp cận với việc làm chính thức
Khu vực sinh sông: Là yêu tô ảnh hưởng đên môi trường kinh tê va xã hội
của người lao động theo lý thuyết phát triển kép của Lewis (1954) Theo lý thuyếtnày, nền kinh tế được chia thành hai khu vực: khu vực chính thức và khu vực phchính thức Khu vực chính thức là khu vực có sản xuất hiệu quả cao, thu nhập cao
và bảo hiểm xã hội Khu vực phi chính thức là khu vực có sản xuất hiệu quả thấp,
Trang 35thu nhập thấp và không bảo hiểm xã hội Khu vực chính thức thường tập trung ở
thành thị, trong khi khu vực phi chính thức thường tập trung ở nông thôn Do đó, khu vực nông thôn có ít cơ hội việc làm chính thức hơn khu vực thành thị.
Tình trạng kết hôn: Là yêu tô ảnh hưởng đến nhu cầu và khả năng lao độngcủa người lao động theo lý thuyết việc làm tử tế của ILO (1999) Theo lý thuyết này,việc làm tử tế là việc làm có thu nhập bền vững, điều kiện an toàn và sức khỏe, bảohiểm xã hội và tiếng nói trong quyết định Người lao động đã kết hôn có xu hướngtìm kiếm việc làm tử tế dé bảo vệ gia đình
Học vấn và trình độ kỹ năng: Là yêu tô ảnh hưởng đến năng lực và hiệu quảlao động của người lao động theo lý thuyết nhân tố sản xuất của Cobb-Douglas(1928) Theo lý thuyết này, sản lượng của một doanh nghiệp hay một nền kinh tế
phụ thuộc vào hai nhân tố sản xuất chính là vốn và lao động Lao động được đo
bằng số lượng người lao động nhân với năng suất lao động Năng suất lao độngđược ảnh hưởng bởi các yếu tô như học van và trình độ kỹ năng của người lao động
Người lao động có học van và trình độ kỹ năng cao có thé làm việc hiệu quả hơn va
có khả năng tiếp cận với việc làm chính thức hơn so với người lao động có học van
và trình độ kỹ năng thấp
Khu vực hộ: Là yêu tô ảnh hưởng đến thu nhập và chỉ phí của người lao độngtheo lý thuyết sự lựa chọn xã hội của Granovetter (1973) Theo lý thuyết này, người
lao động không chỉ quyết định việc làm dựa trên thu nhập và chi phí cá nhân mà
còn dựa trên các mối quan hệ xã hội của họ Người lao động có thể nhận đượcthông tin, sự giúp đỡ, sự khuyến khích hoặc sự áp lực từ các thành viên trong gia đình, hàng xóm, bạn bè hoặc cộng đồng Người lao động có khu vực hộ thuận lợicho việc làm chính thức có thể tiếp cận với việc làm chính thức dễ dàng hơn so với
người lao động có khu vực hộ thuận lợi cho việc làm phi chính thức.
Trang 36việc, hỗ trợ khởi nghiệp, hỗ trợ tìm việc làm qua các trung tâm việc làm.
1.3.1 Kinh nghiệm quản lý lao động phi chính thức ở nước Đức
Lao động phi chính thức ở Đức là những người làm việc không có hợp đồng
lao động, không có bảo hiểm xã hội, không có thu nhập ôn định và không được bảo
vệ bởi các quy định pháp luật về lao động Theo số liệu của Tổ chức Lao độngQuốc tế (ILO), tỷ lệ lao động phi chính thức ở Đức vào năm 2019 là 9,4%, thấp hơn
so với mức trung bình của Liên minh châu Âu (14,1%) va thế giới (60,7%)
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng lao động phi chính thức ở Đức là: sự
cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động, sự phân hóa xã hội, sự biến đổi côngnghệ va toàn cầu hóa, sự thiếu minh bạch và kiểm soát của cơ quan chức năng, sựlựa chọn của một số người lao động muốn linh hoạt về thời gian và thu nhập
Một số giải pháp cụ thê để giảm thiểu và nâng cao chất lượng lao động phi
chính thức ở Đức là:
- Nâng cao giá trị lao động chính thức: Chính phủ Đức tạo điều kiện thuận
lợi cho doanh nghiệp và các nhà tuyên dụng để thuê lao động chính thức bằng cách
cung cấp các khoản hỗ trợ và chương trình đào tạo, cũng như tăng mức lương cho
lao động chính thức.
- Kiểm soát tuyệt đối việc tuyên dụng lao động phi chính thức: Chính phủ
Đức thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt để kiểm soát tuyệt đối việc tuyển dụng
lao động phi chính thức bằng cách tăng cường các quy định pháp lý và tăng cườngkiểm tra, kiểm soát các doanh nghiệp và công trình xây dựng
- Tang cường thông tin va giáo dục: Chính phủ Đức thực hiện các hoạt
động giáo dục và tuyên truyền để nâng cao nhận thức của công chúng về tình trạng
Trang 371.3.2 Kinh nghiệm quản lý lao động phi chính thức ở nước Hà Lan
Lao động phi chính thức ở Hà Lan là những người làm việc không có hợp
đồng lao động, không có bảo hiểm xã hội, không có thu nhập én định va khôngđược bảo vệ bởi các quy định pháp luật về lao động Theo số liệu của Tổ chức Laođộng Quốc tế (ILO), tỷ lệ lao động phi chính thức ở Ha Lan vào năm 2019 là 8,5%,thấp hơn so với mức trung bình của Liên minh châu Âu (14,1%) và thế giới (60,7%)
Một số nguyên nhân gây ra tình trạng lao động phi chính thức ở Hà Lan là:
sự cạnh tranh khốc liệt trên thị trường lao động, sự phân hóa xã hội, sự biến đổicông nghệ và toan cầu hóa, sự thiếu minh bạch và kiểm soát của cơ quan chức năng,
sự lựa chọn của một số người lao động muốn linh hoạt về thời gian và thu nhập
Một số giải pháp cụ thé dé giảm thiểu và nâng cao chất lượng lao động phi
chính thức ở Hà Lan là:
- Tăng cường kiểm tra và xử lý việc tuyên dụng lao động phi chính thức:Chính phủ Hà Lan thực hiện các biện pháp nghiêm ngặt dé kiểm soát tuyệt đối việctuyển dụng lao động phi chính thức, bao gồm tăng cường kiểm tra và xử lý các viphạm của các doanh nghiệp, công trình xây dựng và các nhà tuyên dụng
- Nâng cao giá trị lao động chính thức: Chính phủ Hà Lan tạo điều kiệnthuận lợi cho các doanh nghiệp thuê lao động chính thức bằng cách cung cấp cáckhoản hỗ trợ và chương trình đào tạo, cũng như tăng cường các quy định pháp lý đểbảo vệ quyền lợi của người lao động chính thức
- Khuyến khích tăng cường hợp đồng lao động chính thức: Chính phủ HàLan khuyến khích các nhà tuyển dụng tăng cường hợp đồng lao động chính thứcbằng cách cung cấp các khoản hỗ trợ tài chính và các chính sách thuế giảm giá đốivới các doanh nghiệp tuyên dụng lao động chính thức
Trang 38- Tăng cường thông tin và giáo dục: Chính phủ Hà Lan thực hiện các hoạt
động giáo dục và tuyên truyền để nâng cao nhận thức của công chúng về tình trạnglao động phi chính thức và những hậu quả của nó đối với cả người lao động và nềnkinh tế
- Hỗ trợ tài chính cho người lao động: Chính phủ Hà Lan cung cấp các chương trình hỗ trợ tài chính cho người lao động, đặc biệt là đối với những người
lao động có thu nhập thấp, nhằm tăng cường khả năng tiếp cận với các cơ hội việc
làm chính thức.
1.4 Bai học kinh nghiệm rút ra cho đề tài
Từ kinh nghiệm thực tiễn của hai quốc gia trên, tác giả rút ra rất nhiều kinhnghiệm dé hoàn thiện tốt đề tài “ Gidi pháp tạo việc làm cho lao động phi chính
thức tai Việt Nam” Tu những định nghĩa, phương pháp tính lao động phi chính
thức phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội Việt Nam, dựa vào tiêu chuẩn của quốc
tế dé có những đánh giá chính xác nhất về thực trạng lao động phi chính thức tạiViệt Nam Qua đó có thé đánh giá tình hình và xu hướng của lao động phi chínhthức tại Việt Nam Cần có một chiến lược toàn điện và bền vững dé giải quyết vấn
đề lao động phi chính thức, bao gồm các mục tiêu, nguyên tắc, mục tiêu cụ thể, biệnpháp và chỉ số theo dõi Chiến lược này cần được xây dựng trên cơ sở nhu cầu và
mong muốn của người lao động phi chính thức, cũng như sự tham gia và hợp tác
của các bên liên quan như chính quyền, doanh nghiệp, tổ chức xã hội dân sự, tổ
chức của người lao động và người sử dụng lao động Cần có một loạt các biện pháp
cụ thé dé giảm thiêu và nâng cao chất lượng lao động phi chính thức, bao gồm cácbiện pháp nhằm: tăng cường quản lý và kiểm tra việc tuân thủ các quy định phápluật về lao động, thuế và bảo hiểm xã hội; khuyến khích các doanh nghiệp và ngườilao động ký kết hợp đồng lao động và tham gia bảo hiểm xã hội; hỗ trợ các doanhnghiệp nhỏ và vừa phát triển bền vững; nâng cao nhận thức và trách nhiệm củangười lao động về quyền lợi và nghĩa vụ của mình; cải thiện điều kiện làm việc vàthu nhập cho người lao động phi chính thức; tạo điều kiện cho người lao động phichính thức tiếp cận các dịch vụ giáo dục, đào tạo, tư vấn, giới thiệu việc làm và ansinh xã hội.
Trang 39CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp
Dữ liệu trong khóa luận chủ yếu là dit liệu thứ cấp Dữ liệu thứ cấp là dữ liệu
do người khác thu thập, sử dụng cho các mục đích có thể là khác với mục đích
nghiên cứu của chúng ta Dữ liệu thứ cấp có thể là đữ liệu chưa xử lý (còn gọi là đữ
liệu thô) hoặc dữ liệu đã xử lý Như vậy, dữ liệu thứ cấp không phải do ngườinghiên cứu trực tiếp thu thập
Dữ liệu thứ cấp trong bài được thu thập từ các nguồn chính sau:
e Các báo cáo và công trình nghiên cứu khoa học trong và ngoải nước trước
đây có liên quan đến đề tài là lao động phi chính thức và giải pháp giảm thiểu lao
động phi chính thức.
e Các tài liệu có sẵn được đăng tải trên báo, tạp chí, báo cáo của các cơ quan
Chính phủ hoặc các tô chức quốc tế về lao động và việc làm tại Việt Nam Đặc biệt
là số liệu qua các công trình nghiên cứu của Tổng cục thống kê Việt Nam về laođộng phi chính thức, lực lượng lao động và những số liệu của các cơ quan quản lý
đã được công bó
e Ngoài ra, các báo cáo của các tô chức xã hội dân sự hoặc các hiệp hội
doanh nghiệp cũng có thể cung cấp những số liệu chính xác và mới nhất cho bài
nghiên cứu giai đoạn từ năm 2017-2021.
Phương pháp thu thập dữ liệu thứ cấp được thực hiện qua các phương phápsau: Tìm kiếm, tra cứu, kế thừa bộ số liệu của các công trình nghiên cứu trước từcác loại sách báo, tạp chí, bộ số liệu nghiên cứu trước có liên quan đến đề tài lao
động phi chính thức tại Việt Nam.
2.3 Phương pháp phân tích, xử lý số liệu2.3.1 Phương pháp xử lý số liệu
Xử lý số liệu là tiễn hành xử lý đơn giản các tài liệu ban đầu thu thập được,
để xử lý tác giả đã sử dụng phần mềm Microsoft Excel 2016 Kết quả của việc xử lýnày là các bảng thống kê và đồ thị thống kê Như vậy, bằng xử lý số liệu, ta đã
chuyên được những đặc trưng riêng của đơn vị tổng thê thành cách đặc trưng chung
Trang 40của tổng thể, chuẩn bị cho các phân tích tiếp theo Vì vậy, việc xử lý số liệu phải
hướng tới cách trình bày số liệu thích hợp với các phương pháp đã dự kiến Trongbài nghiên cứu, tác gia sẽ tiễn hành xử lý số liệu thu thập được trước khi có nhữngkết quả được trình bày trong phần 3: Thực trạng lao động phi chính thức Việt Nam
2.3.2 Phương pháp tong hợp số liệuPhương pháp tổng hợp số liệu là một phương pháp được sử dụng đề tổng hợp
và tóm tắt các kết quả từ nhiều nghiên cứu khác nhau Nó bao gồm việc sử dụng cácphương pháp thống kê dé tính toán các chỉ số tổng hợp như hiệu ứng tổng hợp và
khoảng tin cậy Phương pháp này rất hữu ích khi muốn tìm hiểu về mối quan hệ
giữa các biến số trong nhiều nghiên cứu khác nhau hoặc khi bạn muốn đánh giá độtin cậy của kết quả từ nhiều nghiên cứu khác nhau Với số liệu thông tin thu thậplớn và có nhiều thông tin về thời gian, tác giả đã tổng hợp số liệu, sắp xếp, phân tổ
và thé hiện rõ ràng qua các bảng biểu, đồ thị dé đưa tới cho người đọc cái nhìn trựcquan nhất về van dé và những số liệu đã thu thập được Ở phương pháp này, tác giả
đã sử dụng để tổng hợp số liệu của toàn bài nghiên cứu, dé sắp xếp từ những bài
nghiên cứu khác nhau về số liệu để chọn lọc những số liệu thích hợp phục vụ cho
bài nghiên cứu.
2.3.3 Phương pháp thống kê mô tả
Phương pháp thống kê mô tả là một phương pháp thống kê được sử dung dé
mô tả và tổng hợp dữ liệu Nó bao gồm việc tính toán các chỉ số thông kê như trung
bình, trung vị, phương sai và độ lệch chuẩn để mô tả các đặc điểm của dữ liệu.
Phương pháp thống kê mô tả cũng có thé bao gồm việc sử dụng biểu đồ và đồ thị détrực quan hóa dữ liệu Phương pháp này được sử dung dé mô tả đặc điểm chính củalao động phi chính thức ở Việt Nam Ngoài ra, phương pháp này có thể được sửdụng dé thu thập và phân tích các số liệu, bảng mô tả tỷ lệ lao động phi chính thứctheo giới tính, độ tuổi, trình độ học van, vùng miễn, ngành nghề, số giờ làm việc,mức lương, v.v Băng cách sử dụng các phương pháp thống kê mô tả, ngườinghiên cứu có thé đưa ra những số liệu, bảng thống kê và biểu đồ dé trình bày vadiễn giải tình trạng lao động phi chính thức ở Việt Nam Từ đó có thể tìm ra các xu