1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo cuối kỳ học phần tư duy thiết kế bingo Ứng dụng hỗ trợ sinh viên tìm kiếm chỗ Ở dành cho sinh viên

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Cuối Kỳ Học Phần Tư Duy Thiết Kế Bingo Ứng Dụng Hỗ Trợ Sinh Viên Tìm Kiếm Chỗ Ở Dành Cho Sinh Viên
Tác giả Nguyễn Thị Thảo Nguyên, Hoàng Nguyễn Thanh Lam, Đoàn Minh Hào, Nguyễn Đỗ Nhật Huy, Đỗ Huy Hoàng, Trần Minh Ly Na, Lại Đình Hải, Đào Minh Thành, Nguyễn Minh Nhật, Nguyễn Đức Nhật Khang
Người hướng dẫn GV: Huỳnh Ngọc Quang Anh
Trường học Bộ Giáo Dục Và Đào Tạo
Chuyên ngành Tư Duy Thiết Kế
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố TPHCM
Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,99 MB

Nội dung

Bên cạnh đó, các sinh viên đặc biệt là các tân sinh viên thường mắc phải những chiêu trò lửa đảo từ các kẻ gian vì còn thiếu kinh nghiệm và thông tin xác thực về các vấn đề tìm trọ “tại

Trang 1

BÁO CÁO CUỐI KỲ

HỌC PHẦN: TƯ DUY THIẾT KẾ

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Trang 2

BẢNG PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1 Nguyễn Thị Thảo Nguyên 31241021409 Chương I 100%

2 Hoàng Nguyễn Thanh Lam 31241026170 Chương I 100%

4 Nguyễn Đỗ Nhật Huy 31241025010 Chương II 100%

10 Nguyễn Đức Nhật Khang 31241027251 Chương IV 100%

TPHCM, ngày 13 tháng 10 năm 2024

TPHCM, ngày tháng năm 2023

Học phần:  Tư duy thiết kế 

Mã lớp HP:  24C1TEC55005942

GV: Huỳnh Ngọc Quang Anh  

Nhóm:  BINGO

BINGO - Ứng dụng hỗ trợ sinh viên tìm kiếm chỗ ở dành cho sinh viên

Trang 3

MỤC LỤC

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG 4

I Giới thiệu đề tài 4

II Đối tượng 4

III Vấn đề và hướng giải quyết 4

CHƯƠNG II: THẤU CẢM 5

I Tóm tắt quá trình thực hiện 5

1 Xác định đối tượng người dùng (Persona): 5

2 Công cụ sử dụng: 5

CHƯƠNG III: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ 7

I Tóm tắt quá trình thực hiện 7

II Xác định vấn đề 7

III Nguyên nhân vấn đề 10

IV Tuyên bố vấn đề 10

V Khó khăn 10

CHƯƠNG IV: KHỞI TẠO Ý TƯỞNG  11

 I Lên ý tưởng đổi mới cho giải pháp  11

 II Phân loại ý tưởng theo công cụ SCAMPER   11

 III Tổng kết 12

CHƯƠNG V: TẠO MẪU THỬ  12

 I.Tóm tắt quá trình thực hiện  12

  II.Công cụ đã sử dụng  13

CHƯƠNG VI: THỬ NGHIỆM  15

 I Mục tiêu thử nghiệm  15

 II Đối tượng thử nghiệm  15

 III Quy trình thử nghiệm  16

 IV Công cụ bản thử nghiệm  17

 V Đề xuất .18

Trang 4

CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU CHUNG

I. Giới thiệu đề tài

Trong bối cảnh ngày càng có nhiều sinh viên lựa chọn các thành phố lớn để học tập, đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh, nhu cầu tìm kiếm chỗ trọ phù hợp cũng tăng cao. “Một khảo sát tin đăng của muaban với các khu trọ TP Hồ Chí Minh, ghi nhận lượng người tìm thuê tăng vọt đầu tháng 8 Giá trọ nhiều quận tại TP Hồ Chí Minh đã tăng từ 10% - 40% (dao động từ  500.000đ/tháng - 2.000.000đ/tháng) so với tháng 5 Những khu trọ tăng giá thường tập trung tại các vị trí gần trường đại học hoặc trọ có vị trí thuận lợi di chuyển” Trích báo VTVONLINE-nguồn: PV- (14/08/2023)- Thị trường thuê trọ TP Hồ Chí Minh bắt đầu sôi nổi

https://vtv.vn/goc-doanh-nghiep/thi-truong-thue-tro-tp-ho-chi-minh-bat-dau-soi-noi-20230814190049652.htm  Sinh viên không chỉ cần một nơi ở an toàn, tiện lợi mà còn phải phù hợp với ngân sách và thuận tiện cho việc di chuyển đến trường Tuy nhiên, việc tìm kiếm một căn trọ với mục đích đáp ứng đủ các tiêu chí trên không phải lúc nào cũng đơn giản Bên cạnh

đó, các sinh viên đặc biệt là các tân sinh viên thường mắc phải những chiêu trò lửa đảo từ các kẻ gian vì còn thiếu kinh nghiệm và thông tin xác thực về các vấn đề tìm trọ “tại một sốtrường đại học còn diễn ra chiêu lừa cho thuê ký túc xá, nhà trọ giá rẻ Theo đó, các đối tượng dán tờ rơi cho thuê nhà trọ, ký túc xá giá rẻ tại các khu vực gần trường, trên các trụ điện Khi sinh viên gọi điện thoại sẽ có “cò lái”, người môi giới dẫn đi xem nhà, rồi dụ đặt cọc tiền, tuy nhiên khi làm hợp đồng thuê thì không đúng như giới thiệu Nếu sinh viên không thuê thì sẽ bị mất cọc hoặc bị đòi tiền công giới thiệu, dẫn đường…Những chiêu lừa trên cũng diễn ra tại một số trường khác như Trường ĐH Công nghiệp TPHCM, Trường ĐH Mở TPHCM, Trường ĐH Công Thương TPHCM, Trường ĐH Mở TPHCM, Trường ĐH Nguyễn Tất Thành, Trường ĐH Văn hóa TPHCM… nên các trường thường xuyên cảnh báo, nhất là thời điểm tân sinh viên lần đầu tiên lên thành phố nhập học”. Trích báo điện tử Tiền Phong- nguồn: Nguyễn Dũng-(22/08/2024)-Cảnh báo tân sinh viên bị lừa đóng học phí, thuê nhà trọ, ký túc xá

https://tienphong.vn/canh-bao-tan-sinh-vien-bi-lua-dong-hoc-phi-thue-nha-tro-ky-tuc-xa-post1665914.tpo

Từ thực tế đó, đề tài“khó khăn trong việc tìm kiếm chỗ trọ của sinh viên khi không đủ thông tin và kinh nghiệm” được đặt ra nhằm giúp sinh viên dễ dàng tìm kiếm và lựa chọn chỗ ở  phù hợp với nhu cầu cá nhân Không những mong muốn cung cấp thông tin chi tiết về giá cả, vị trí và một số tiện ích cho sinh viên, mà còn hỗ trợ kết nối giữa sinh viên và chủ nhà trọ, giúp hai bên đạt được thỏa thuận nhanh chóng và minh bạch

II. Đối tượng

Sinh viên năm nhất thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh: đặc biệt là sinh viên chưa có kinh nghiệm trong việc tìm nơi ở

III. Vấn đề và hướng giải quyết

Sinh viên năm nhất thường đối mặt với nhiều khó khăn trong việc tìm cho mình một nơi ở phù hợp, bao gồm:

 Khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin rõ ràng và minh bạch

 Thiếu kết nối trực tiếp với các môi giới (hoặc chủ trọ) uy tín

Trang 5

 Chưa có đủ kinh nghiệm để đánh giá và đưa ra lựa chọn phù hợp cho nhu cầu của bản thân Nhóm nghiên cứu mong muốn tạo lập một ứng dụng nhằm giải quyết những khó khăn trên và từ 

đó giúp sinh viên dễ dàng tiếp cận với các lựa chọn nơi ở phù hợp

CHƯƠNG II: THẤU CẢM

I. Tóm tắt quá trình thực hiện

Khi được giao cho nhiệm vụ xác định những vấn đề khó khăn mà sinh viên đang gặp phải trong thời đại số Nhóm nghiên cứu đã nghiên cứu cùng nhau và thống nhất thu hẹp những khó khăn

mà các bạn sinh viên gặp phải đồng thời thu hẹp phạm vi là cộng đồng các bạn sinh viên đang học năm nhất Đại học trong thành phố Hồ Chí Minh, vấn đề nhóm nghiên cứu khai thác là "Sinh viên năm nhất gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin đáng tin cậy về chỗ ở và không có đủ kinh nghiệm để đánh giá các lựa chọn" Khi đã xác định được vấn đề, nhóm nghiên cứu bắt đầu

đi khảo sát các bạn sinh viên năm nhất và họ đã nêu ra những khó khăn và mong muốn bên trong Thông qua đó, nghiên cứu đã sử dụng công cụ Bản đồ thấu cảm và Chân dung khách hàng

để làm rõ các dữ liệu được khảo sát:

1 Xác định đối tượng người dùng (Persona):

- Đối tượng: Các sinh viên năm nhất đại học đang cần tìm nơi ở để phục vụ học tập và làm việc, gặp khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin đáng tin cậy về chỗ ở và không có đủ kinh nghiệm để đánh giá các lựa chọn phù hợp về thời gian và nhu cầu

- Nhu cầu:

➔ Tìm được nơi ở phù hợp với nhu cầu

➔ Cần môi trường hỗ trợ, giúp đỡ, xác thực thông tin, uy tín trong quá trình tìm kiếm chỗ ở

- Mong muốn: Muốn có một nền tảng có thể kết nối nhanh chóng đến các chủ trọ, người cho thuê, phù hợp mà không mất quá nhiều thời gian

 2 Công cụ sử dụng:

1 Empathy Map (Biểu đồ thấu cảm)

Được chia làm 2 phần chính:

+ Ở trung tâm là đại diện cho người dùng và xung quanh là các yếu tố liên quan đến các quan điểm của họ Thể hiện cái nhìn của sinh viên về vấn đề mà họ gặp phải gồm các yếu tố sau: + Ở phía dưới bản là phần dùng để khám phá về quan điểm của sinh viên, những lợi ích và khó khăn của họ: Pain, Gain

Trang 6

 Hình 1: Bản đồ thấu cảm

2 Chân dung khách hàng(Persona):

Qua các cuộc khảo sát, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp dữ liệu cơ bản, phân tích về nhu cầu, sở  thích và mục tiêu từ đó mô tả được chân dung hình ảnh rõ ràng ,dễ hiểu, và cụ thể khách hàng lý tưởng giúp nhóm dễ dàng tưởng tượng và thấu cảm với khách hàng thực tế

❖Chân dung khách hàng:

-Tên : Đỗ Nhật Hải

-Sinh viên: Năm 1

-Sở thích: đọc sách , nghe nhạc, xem phim

-Nhu cầu :

✔ Vì mới là năm nhất nên cần tìm trọ ở 

những nơi uy tín

✔ Tìm trọ gần trường

✔ Thích sự tự do về giờ giấc

-Hành vi:

✔ Tìm phòng trọ qua các trang mạng

xã hội người thân , bạn bè

✔ Đi hỏi thăm các người xung quanh lân cận

✔ Liên hệ với các bên môi giới phòng trọ

-Mối quan tâm:

✔ Tìm được trọ gần trường để tiết kiệm chi phí

✔ Giá cả phải chăng

Trang 7

✔ Phù hợp với nhu cầu của bản thân.

✔ Đảm bảo PCCC, an ninh

✔ Khu dân trí cao

-Khó khăn:

 Do chưa có kinh nghiệm nên dễ bị lừa mất cọc

 Không xác định được thông tin phòng chính xác vì hình 1 đằng ở  ngoài 1 nẻo

 Giá cả trọ gần trường bị đội lên quá cao

CHƯƠNG III: XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ

I Tóm tắt quá trình thực hiện

Công cụ sử dụng: Bản đồ thấu cảm, thực hiện phỏng vấn và khảo sát, Problem tree, công cụ What-How-Why Bằng cách phân tích dữ liệu từ các cuộc phỏng vấn và khảo sát, nhóm nghiên cứu đã xây dựng bản đồ thấu cảm, cây vấn đề và áp dụng Công cụ What-How-Why Những công

cụ này đã giúp ích cho sự hiểu biết của nhóm nghiên cứu về vấn đề này, cho phép nhóm nghiên cứu xác định chính xác nguyên nhân cơ bản, tác động và các giải pháp phù hợp

II Xác định vấn đề

Trên các hội nhóm sinh viên năm nhất, vào những mùa tuyển sinh, những bài đăng về vấn đề tìm trọ xuất hiện tràn lan trong quá trình học tập tại thành phố Hồ Chí Minh… Bên cạnh đó là những khó khăn trong việc thích nghi với môi trường mới, thiếu kinh nghiệm trong việc đánh giá chất lượng và an ninh nơi ở Đây là những vấn đề mà không chỉ là dừng ở sinh viên UEH mà còn là toàn sinh viên ở thành phố Hồ Chí Minh

Đây là những vấn đề mà các bạn học sinh, sinh viên năm nhất gặp phải, minh chứng cho điều này, nhóm nghiên cứu đã khảo sát ý kiến của gần 50 bạn học sinh trên khắp các trường đại học trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh như sau:

Biểu đồ phản ánh mức độ khó khăn của sinh viên khi tìm nơi ở Phần lớn (42,2%) cho rằng việc tìm trọ khá vất vả, mặc dù có nhiều thông tin nhưng khó xác định nguồn nào đáng tin cậy, cho thấy thách thức trong việc chọn lọc và đánh giá Một tỷ lệ lớn khác (37,8%) thấy tìm trọ không quá khó, nhưng vẫn cần thời gian để so sánh và cân nhắc giữa các nguồn thông tin, thể hiện rằng

Trang 8

quá trình này vẫn yêu cầu công sức dù có công cụ hỗ trợ Một nhóm nhỏ hơn (15,6%) nhận thấy việc tìm trọ dễ dàng, nhờ có chuẩn bị, kinh nghiệm hoặc hỗ trợ từ người quen Cuối cùng, một tỷ

lệ rất nhỏ (4,4%) gặp khó khăn đáng kể và khó tìm được nguồn đáng tin, có thể vì thiếu mạng lưới hỗ trợ hoặc kỹ năng tìm kiếm Tổng quan, biểu đồ cho thấy sinh viên chủ yếu gặp khó khăn trong việc đánh giá độ tin cậy của thông tin khi tìm chỗ ở

Biểu đồ cho thấy thách thức lớn nhất mà sinh viên phải đối mặt khi tìm chỗ ở là giá thuê vượt quá tầm với (50%), phản ánh nỗi lo tài chính trong hành trình tìm nơi ở phù hợp Tiếp đến, 27,3% sinh viên gặp khó khăn khi dò tìm thông tin đáng tin cậy, như lạc giữa rừng thông tin mà thiếu đi kim chỉ nam Một số khác (18,2%) không thể tìm được nơi gần trường, nơi chi phí cao

và phòng trọ khan hiếm Một tỷ lệ nhỏ (4,5%) thấy thiếu đi sự hỗ trợ từ nhà trường Tóm lại, khó khăn về tài chính, thông tin và vị trí là những trở ngại chính trên hành trình tìm kiếm một chốn ở  của sinh viên

 Biểu đồ 3:Yếu tố quan trọng khi lựa chọn nhà ở Biểu đồ cho thấy 33,3% sinh viên mong muốn tìm nơi ở rộng rãi, thoải mái với môi trường dân trí cao để phục vụ việc học tập Tiếp theo, 28,9% ưu tiên an toàn, yêu cầu khu vực có giám sát chặt chẽ để ngăn chặn trộm cướp Khoảng 20% sinh viên tìm chỗ ở gần các tiện ích như siêu thị

và quán ăn, nhằm thuận tiện cho việc mua sắm và ăn uống Cuối cùng, 17,8% sinh viên mong muốn nơi ở hợp lý về ngân sách để giảm bớt áp lực tài chính

Trang 9

 Biểu đồ 4:Phương thức tìm kiếm Phần lớn sinh viên (55,6%) tin tưởng vào bạn bè và người quen khi tìm chỗ ở, điều này cho thấy

họ ưu tiên nguồn thông tin từ mạng xã hội cá nhân vì tính đáng tin cậy và đã được kiểm chứng Khoảng 17,8% sinh viên hỏi ý kiến những người quen đã từng thuê trọ để có cái nhìn thực tế  hơn Một số ít (13,3%) chọn trang web môi giới để tìm hiểu hình ảnh, giá cả và vị trí, nhưng vẫn cảm thấy lo ngại về tính xác thực và nguy cơ lừa đảo Ngoài ra, cũng có 13,3% sinh viên tham khảo thông tin từ các nhóm mạng xã hội do sinh viên hoặc tổ chức trong trường quản lý Tóm lại, sinh viên thường dựa vào mạng lưới cá nhân, đặc biệt là những người có kinh nghiệm, để tìm chỗ ở đáng tin cậy

 Biểu đồ 5 :Rủi ro khi thuê nhà Hơn 62,2% sinh viên chưa gặp phải tình trạng lừa đảo hay thông tin sai lệch khi tìm trọ, nhưng với sự phát triển của công nghệ, hành vi lừa đảo ngày càng tinh vi khiến nhiều sinh viên cảm thấy lo ngại Khi tìm kiếm phòng qua các trang web hoặc mạng xã hội, 28,9% sinh viên dễ bị đánh lừa bởi hình ảnh hoặc thông tin đã chỉnh sửa, dẫn đến sự thất vọng khi xem phòng thực tế Khoảng 9% sinh viên đã trải qua tình trạng đội giá khi xem trọ và bị lừa tiền cọc do thiếu kinh nghiệm, không nhận ra các dấu hiệu cảnh báo như giá quá rẻ, yêu cầu đặt cọc ngay lập tức, hoặc không cho xem phòng trước khi ký hợp đồng Tóm lại, trong bối cảnh kỹ thuật số hiện đại, sinh viên cần được hướng dẫn và nâng cao nhận thức để phòng tránh những rủi ro lừa đảo khi tìm kiếm chỗ ở

III Nguyên nhân vấn đề

● Khó khăn trong việc tìm kiếm thông tin phòng trọ

Trang 10

● Giá thuê quá cao so với ngân sách.

● Không tìm được chỗ gần trường

● Tình trạng bị lừa đảo hoặc bị đưa ra thông tin sai lệch khi tìm kiếm chỗ ở

● Do sự cạnh tranh giữa các sinh viên cao, đặc biệt là mùa nhập học

  Nguyên nhân gốc rễ

● Tân sinh viên còn thiếu kinh nghiệm trong việc tìm và đánh giá phòng trọ

● Những ý đồ tiêu cực của các doanh nghiệp, công ty môi giới phòng trọ đăng tải những thông tin sai lệch, không minh bạch và không chính xác nhằm trục lợi đối với sinh viên

● Lượng sinh viên ngày càng tăng nhưng nguồn cung về nhà trọ lại không thể đáp ứng

IV Tuyên bố vấn đề

Sinh viên năm nhất gặp nhiều khó khăn trong việc tìm kiếm được chỗ trọ đáng tin cậy do thiếu nhiều kinh nghiệm để đưa ra đánh giá và lựa chọn đúng đắn

V Khó khăn

● Sinh viên trong hoàn cảnh khó khăn thường phải gánh chịu áp lực tài chính nặng nề

● Khó khăn trong việc di chuyển do khoảng cách xa tới trường đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến sinh viên trong học tập

● Việc thiếu thông tin trong quá trình đánh giá và lựa chọn chỗ ở trở thành một rào cản lớn, khi sinh viên phải xoay xở giữa vô vàn sự lựa chọn đa dạng

★ Công cụ hỗ trợ: Tree problem

Trang 11

CHƯƠNG IV:KHỞI TẠO Ý TƯỞNG 

I Lên ý tưởng đổi mới cho giải pháp

● Cung cấp người dùng trải nghiệm xem video hoặc hình ảnh 360 độ về căn nhà, giúp sinh viên hình dung rõ nét hơn về không gian nhà ở thay vì chỉ đơn thuần là cung cấp thông tin cơ bản

●  Liên kết với 1 nền tảng đánh giá và phản hồi để cho phép sinh viên chia sẻ ý kiến về những nơi họ đã sống và xem xét thông tin về khu vực xung quanh

●  Thay vì chỉ tìm kiếm theo địa điểm, ứng dụng sẽ hỗ trợ chức năng tìm kiếm theo thời gian di chuyển đến các địa điểm khác nhau như trường học, bệnh viện, siêu thị

●  Ngoài những thông tin cơ bản, ứng dụng cũng sẽ cung cấp thêm giá thuê và các chi phí bổ sung khác như tiền điện, nước , internet và các dịch vị khác

●  Ngoài việc tìm nhà, ứng dụng có thể mở rộng cho phép sinh viên tìm kiếm những người ở ghép, giúp tiết kiệm chi phí thuê nhà

● Để giảm sự phức tạp trong việc đăng tin cho thuê nhà, ứng dụng sẽ giản lược quy trình đăng tin cho thuê , cho phép người dùng chỉ cần nhập thông tin cần thiết mà không phải qua nhiều bước

Trang 12

● Thay vì chỉ tìm nhà theo yêu cầu sinh viên , ứng dụng còn cho phép chủ nhà đăng thông tin và tự động gợi ý những căn nhà phù hợp với nhu cầu của sinh viên dựa trên thông tin mà họ cung cấp

II Phân loại ý tưởng theo công cụ SCAMPER

Kết thúc quá trình brainstorm, nhóm nguyên cứu đã thống kê và phân chia thành các nhóm riêng biệt dựa vào bản đồ Scamper sau

III Tổng kết

Sau quá trình thảo luận và đánh giá kỹ lưỡng các ý tưởng đã được trình bày, nhóm nghiên cứu đã quyết định phát triển một mẫu thử nghiệm cho ý tưởng “ Ứng dụng hỗ trợ tìm kiếm nhà ở cho sinh viên “ Quyết định này được đưa ra dựa trên các tiêu chí đánh giá trong phương pháp SCAMPER , đảm bảo mọi khía cạnh của ý tưởng đều được xem xét

và tối ưu hoá

Ngày đăng: 08/12/2024, 18:53

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w