Lựa chọn người đào tạo - Lựa chọn người đào tạo có đủ năng lực và chuyên môn để triển khai chương trình đào tạo nội bộ về Luật lao động cho nhân viên tuyển dụng, nhằm đảm bảo hiệu quả củ
Trang 1BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH
-o0o -MÔN: PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
BÁO CÁO THIẾT KẾ CHƯƠNG TRÌNH
PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Đà Nẵng, tháng 12 năm 2024
Trang 2KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO SINH VIÊN 49K17.2 (TỪ MỨC 1 LÊN MỨC 2) THEO
PHONG CÁCH HỌC TẬP PHÂN KỲ
1 Mục tiêu đào tạo
Giúp sinh viên hiểu rõ hơn về các quy định cơ bản của luật lao động, bao gồm quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động
Học viên cần đạt ít nhất 80% điểm trong bài kiểm tra cuối khóa và được đánh giá tích cực trong việc thực hiện quy trình tuyển dụng
2 Phong cách học tập
Trải nghiệm cụ thể: Người học sẽ được tiếp xúc trực tiếp với các tình huống luật lao động cụ thể, thông qua trò chơi nhập vai hoặc bài tập tình huống Thích học bằng những trải nghiệm cụ thể, những vấn đề được nêu cụ thể, những bài toán chỉ có 1 nghiệm
Quan sát phản chiếu: Sau khi hoàn thành các bài tập tình huống, người học sẽ dành thời gian để phân tích kết quả của mình và so sánh với các quy định pháp lý, tìm hiểu xem mình đã xử lý vấn đề đúng hay chưa, điều gì có thể cải thiện
3 Lựa chọn người đào tạo
- Lựa chọn người đào tạo có đủ năng lực và chuyên môn để triển khai chương trình đào tạo nội bộ về Luật lao động cho nhân viên tuyển dụng, nhằm đảm bảo hiệu quả của quá trình học tập và ứng dụng kiến thức vào thực tiễn
- Tiêu chí lựa chọn người đào tạo:
+ Kiến thức về đào tạo :
Hiểu rõ các nguyên tắc và phương pháp giảng dạy hiệu quả
Có khả năng thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với nhu cầu và mục tiêu của tổ chức
Nắm vững quy trình đánh giá hiệu quả đào tạo và khả năng điều chỉnh chương trình dựa trên phản hồi từ học viên
+ Chủ đề chuyên môn:
Có kiến thức chuyên sâu về các khía cạnh của hợp đồng lao động, bao gồm Luật việc làm, Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động
Cập nhật thông tin mới nhất về các quy định và thay đổi trong luật lao động để đảm bảo nội dung đào tạo luôn phù hợp và chính xác
Có khả năng áp dụng lý thuyết luật lao động vào các tình huống thực tế trong quy trình tuyển dụng
+ Kỹ năng thực hiện chương trình đào tạo:
Khả năng tổ chức các hoạt động đào tạo, từ chuẩn bị tài liệu đến lên lịch cho các buổi học
Trang 3 Kỹ năng truyền đạt thông tin rõ ràng, hấp dẫn và dễ hiểu cho học viên.
Khả năng tạo ra môi trường học tập tích cực, khuyến khích sự tham gia và tương tác của học viên
+ Thái độ về đào tạo:
Tận tâm với việc giảng dạy: Người đào tạo cần có thái độ chuyên nghiệp, sẵn sàng hỗ trợ và thúc đẩy học viên đạt được mục tiêu học tập
Kiên nhẫn: Có thái độ kiên nhẫn khi học viên gặp khó khăn
Tôn trọng học viên: Người đào tạo cần tôn trọng mọi ý kiến và sự khác biệt của học viên, tạo ra môi trường học tập công bằng và thoải mái
+ Những tiêu chí khác:
Có khả năng điều phối lớp học, hướng dẫn các hoạt động nhóm, và giải quyết các vấn
đề phát sinh trong quá trình học tập
Có thể đánh giá hiệu suất học viên thông qua các bài kiểm tra, dự án nhóm và hoạt động thực hành để đảm bảo họ đã nắm vững kiến thức và kỹ năng cần thiết
4 Kế hoạch bài giảng
4.1 Nội dung được đề cập
+ Giới thiệu về Luật lao động: Hợp đồng lao động, Luật bảo hiểm xã hội và Luật an toàn vệ sinh lao động
4.2 Trình tự các hoạt động
gian
1 Chia sẻ và
phân tích tình
huống
- Học viên chia sẻ các tình huống thực tế liên quan đến luật lao động (vi phạm hợp đồng, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động) mà bản thân biết, đọc, tìm hiểu qua cuộc sống hằng ngày hoặc trên mạng xã hội
- Phân tích cách xử lý các tình huống, đánh giá mức độ tuân thủ luật lao động
30 phút
2 Tóm tắt lý
thuyết quan
trọng
- Giảng viên tóm tắt các quy định chính trong từng lĩnh vực luật lao động (Luật việc làm, bảo hiểm xã hội, an toàn vệ sinh lao động)
- Tập trung vào các điểm mấu chốt và quan trọng để học viên dễ dàng tiếp cận và nắm bắt
20 phút
3 Thảo luận
nhóm và phân
tích phản chiếu
- Chia lớp thành các nhóm nhỏ Mỗi nhóm được giao một tình huống cụ thể liên quan đến một khía cạnh luật lao động
- Các nhóm thảo luận và đề xuất giải pháp hoặc cách xử lý tình
40 phút
Trang 4huống, sau đó phản chiếu từ nhiều góc độ khác nhau.
4 Phản hồi và
điều chỉnh
- Các nhóm trình bày giải pháp của mình
- Giảng viên và học viên khác cùng phản hồi, đánh giá tính khả thi và độ chính xác của giải pháp đưa ra
- Cùng thảo luận các điều chỉnh cần thiết để đảm bảo tuân thủ đúng quy định pháp luật
30 phút
4.3 Lựa chọn phương tiện đào tạo
- Tài liệu giảng dạy:
Slide trình chiếu (PowerPoint) với các điểm chính và hình ảnh minh họa
Tài liệu hướng dẫn (sách hoặc PDF) về Luật lao động
- Công cụ hỗ trợ:
Video minh họa về quy định Luật lao động
Mẫu hợp đồng lao động và bảng kiểm tra an toàn lao động
4.4 Phát triển các bài tập kinh nghiệm
- Các bài tập tình huống thực tế
- Bài tập nhóm: Chia nhóm và yêu cầu nhóm thảo luận về cách áp dụng Luật bảo hiểm xã hội trong quy trình tuyển dụng
4.5 Thời gian:
- Mỗi buổi học kéo dài 2 giờ, bao gồm 30 phút lý thuyết, 1 giờ thực hành và 30 phút thảo luận
4.6 Phương pháp đào tạo
- Giảng dạy trực tiếp: Giảng viên trình bày lý thuyết và ví dụ thực tế
- Thảo luận nhóm: Khuyến khích sự tham gia và chia sẻ ý kiến giữa các học viên
- Học tập trải nghiệm: Thực hành qua các tình huống thực tế và bài tập nhóm
5 Chuẩn bị tài liệu
Tài liệu chính thức:
Luật Lao động 2019: Bản đầy đủ, có chú thích và giải thích rõ ràng các điều khoản liên quan đến tuyển dụng, hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, an toàn lao động
Các văn bản hướng dẫn thi hành: Thông tư, quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, các văn bản liên quan của Chính phủ
Tài liệu nội bộ:
Chuẩn bị tài liệu từ các nguồn nội bộ: sách hướng dẫn, chính sách và quy định hiện có của công ty liên quan đến Luật lao động
Trang 5Yêu cầu của từng học viên
6 Lên lịch chương trình
Tuầ
n Nội dung Nội dung chi tiết
1 Giới thiệu về Luật
Lao động
Lý thuyết:
- Tổng quan về Luật Lao động
Thực hành:
- Thảo luận nhóm về cách ứng dụng Luật lao động trong các tình huống thực tế, phản ánh ý kiến từ nhiều góc độ khác nhau
2
Luật việc làm và
quyền lợi người lao
động
Lý thuyết:
- Giải thích quyền lợi của người lao động trong các hợp đồng lao động
Thực hành:
- Tổ chức các tình huống mô phỏng, yêu cầu nhóm thảo luận
để tìm ra cách giải quyết vấn đề theo từng trường hợp cụ thể,
sử dụng các phương pháp khác nhau
3
Luật bảo hiểm xã hội
và Luật an toàn vệ
sinh lao động
Lý thuyết:
- Giới thiệu về hệ thống bảo hiểm xã hội, các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động
- Phân tích các quy định về an toàn vệ sinh lao động
Thực hành:
- Quan sát và thảo luận về các trường hợp thực tế liên quan đến bảo hiểm xã hội, ghi nhận các quan điểm khác nhau và phản ánh lại
- Thực hiện các bài tập tình huống, yêu cầu nhóm thảo luận và đưa ra giải pháp cho từng trường hợp, chú trọng đến cảm xúc
và yếu tố con người trong môi trường làm việc
4 Tích hợp kiến thức
Lý thuyết:
- Tổng hợp kiến thức về Luật lao động, bảo hiểm xã hội và an toàn lao động
Thực hành:
- Thảo luận nhóm để xây dựng báo cáo tóm tắt về các kiến thức
đã học, yêu cầu phản ánh từ nhiều khía cạnh khác nhau
Trang 6KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO SINH VIÊN 49K17.2 (TỪ MỨC 1 LÊN MỨC 2) THEO
PHONG CÁCH HỌC TẬP ĐỒNG HOÁ
2 Phong cách học cập: Phương pháp Đồng Hóa (Abstract Conceptualization và Reflective Observation):
Khái niệm trừu tượng: Truyền đạt các nguyên tắc cơ bản về Luật lao động thông qua các bài giảng lý thuyết, kết hợp với tài liệu và nghiên cứu điển hình
Thích học bằng cách khái quát hóa vấn đề một cách ngắn gọn, súc tích
Có khả năng giải những bài toán phức tạp, biến 1 vấn đề rắc rối thành đơn giản để giải quyết
Quan sát phản chiếu: Sau khi học viên tiếp thu lý thuyết, họ sẽ tham gia các bài tập phân tích tình huống cụ thể và thực hiện phản chiếu về cách áp dụng kiến thức vào thực tiễn
4.2 Trình tự các hoạt động
gian
1 Đọc và tìm
hiểu tài liệu
Học viên tự nghiên cứu các tài liệu về Luật lao động, chú trọng đến các khái niệm và quy định lý thuyết trừu tượng
30 phút
2 Giảng giải lý
thuyết chuyên
sâu
Giảng viên trình bày các khái niệm phức tạp và chi tiết về Luật lao động, giải thích logic đằng sau các quy định và nguyên tắc cơ bản Học viên lắng nghe và ghi chú
40 phút
3 Phát hiện mô
hình và phân
tích
Học viên được yêu cầu tìm ra các mẫu hình, xu hướng và mối liên
hệ giữa các quy định trong Luật lao động và ứng dụng của chúng vào thực tế
30 phút
4 Suy nghĩ và
nghiền ngẫm sâu
Học viên tự phân tích, suy nghĩ sâu về các vấn đề lý thuyết đã học Họ có thể viết ra các kết luận ngắn gọn, logic dựa trên những khái quát hóa của mình
20 phút
5 Phản hồi lý
thuyết
Giảng viên đưa ra các tình huống thực tế để học viên áp dụng lý thuyết đã học, phản hồi về sự hợp lý của các giải pháp mà học viên đưa ra
20 phút
4.6 Phương pháp đào tạo
- Giảng dạy trực tiếp: Giảng viên trình bày lý thuyết và ví dụ thực tế
- Học tập trải nghiệm: Thực hành qua các tình huống thực tế
Trang 76 Lên lịch chương trình
Tuần Nội dung Nội dung chi tiết
1 Giới thiệu chung
về Luật Lao động
Lý thuyết:
- Giới thiệu tổng quan về Luật Lao động Việt Nam, các quy định
về hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, thử việc, chấm dứt hợp đồng
Thực hành:
- Chia sẻ kinh nghiệm: Người đào tạo sẽ chia sẻ những tình huống đơn giản mà mình gặp phải
- Phân tích tình huống vi phạm luật lao động trong tuyển dụng
- Thảo luận về thách thức và cơ hội áp dụng luật lao động
2
Luật Lao động về
Hợp đồng Lao
động và Thử việc
Lý thuyết:
- Tìm hiểu sâu về các loại hợp đồng lao động và điều kiện chấm dứt hợp đồng, quy định về thử việc
Thực hành:
- So sánh các loại hợp đồng lao động và chọn hợp đồng phù hợp
- Xây dựng mẫu hợp đồng lao động cơ bản
3
Luật Lao động về
Bảo hiểm Xã hội
và An toàn Lao
động
Lý thuyết:
- Giới thiệu chi tiết về các quy định bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và an toàn lao động
Thực hành:
- Thảo luận theo tình huống: Xem xét các kịch bản khác nhau về vi phạm quy định bảo hiểm xã hội Học viên sẽ thu thập dữ liệu, quan sát từ nhiều tình huống khác nhau, sau đó tổng hợp và đưa ra kết luận khái quát về quy định pháp lý liên quan
- Tính toán khoản đóng bảo hiểm xã hội cơ bản cho người lao động
- Xây dựng quy định cơ bản về an toàn lao động
- Thảo luận các vấn đề pháp lý về tai nạn lao động
4 Thực hành tổng
hợp
Thực hành:
- Tổng hợp và áp dụng kiến thức về hợp đồng lao động, bảo hiểm
xã hội và an toàn lao động
Trang 8- Xây dựng giải pháp cho các tình huống vi phạm pháp luật lao động
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO SINH VIÊN 49K17.2 (TỪ MỨC 1 LÊN MỨC 2) THEO
PHONG CÁCH HỌC TẬP HỘI TỤ
2 Phong cách học tập
- Phong cách Hội Tụ (Converging) và chương trình đào tạo sẽ bao gồm:
Lý thuyết (khái niệm trừu tượng): Giới thiệu tổng quát về các luật
Thực hành (thử nghiệm tích cực): Thực hành qua các bài tập tình huống và các ví dụ thực tế
4.2 Trình tự các hoạt động
gian
1 Kinh nghiệm
cụ thể
Học viên chia sẻ các tình huống thực tế liên quan đến luật lao động mà họ biết thông qua trải nghiệm trong công việc part-time hoặc qua các thông tin từ phương tiện truyền thông
20 phút
2 Lý thuyết Giới thiệu lý thuyết về Luật lao động, bao gồm các quy định và
nguyên tắc cơ bản
30 phút
3 Thảo luận
nhóm
Thảo luận về cách áp dụng các quy định luật vào quy trình tuyển dụng thực tế
20 phút
4 Thực hành
bài tập tình
huống
Giải quyết các tình huống thực tế liên quan đến luật lao động qua các bài tập tình huống
30 Phút
5 Phản hồi và
tổng kết
Học viên chia sẻ ý kiến về nội dung đã học và giảng viên cung cấp phản hồi
10 Phút
4.6 Phương pháp đào tạo
- Giảng dạy trực tiếp: Giảng viên trình bày lý thuyết và ví dụ thực tế
- Thảo luận nhóm: Khuyến khích sự tham gia và chia sẻ ý kiến giữa các học viên
- Học tập trải nghiệm: Thực hành qua các tình huống thực tế và bài tập nhóm
6 Lên Lịch chương trình
Trang 9- Lịch học: Tổ chức vào giữa tuần, từ 9h đến 11h vào Thứ Ba và Thứ Năm Điều này giúp tránh các cuộc họp và công việc hàng ngày
- Lịch trình cụ thể:
Tuần Nội dung Nội dung chi tiết
1 Giới thiệu chung về
Luật Lao động và Ứng
dụng trong Tuyển
dụng
Lý thuyết:
- Giới thiệu tổng quan về Luật Lao động Việt Nam, tập trung vào các quy định liên quan trực tiếp đến hoạt động tuyển dụng như: hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, thử việc, chấm dứt hợp đồng
Thực hành:
- Phân tích các tình huống thực tế liên quan đến vi phạm luật lao động
- Thảo luận nhóm về các thách thức và cơ hội khi áp dụng luật lao động vào thực tế
2 Luật Lao động về Hợp
đồng Lao động và Thử
việc
Lý thuyết:
- Tìm hiểu sâu về các loại hợp đồng lao động, các điều kiện để chấm dứt hợp đồng, quy định về thời gian thử việc
Thực hành:
- So sánh các loại hợp đồng lao động
- Xây dựng một mẫu hợp đồng lao động cơ bản
- Thảo luận về các vấn đề pháp lý có thể phát sinh trong quá trình sử dụng hợp đồng lao động
3 Luật Lao động về Bảo
hiểm Xã hội và An
toàn Lao động
Lý thuyết: Giới thiệu chi tiết về các quy định về bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, an toàn lao động
Thực hành:
- Tính toán các khoản đóng bảo hiểm xã hội cơ bản cho người lao động
- Thảo luận về các vấn đề pháp lý có thể phát sinh liên quan đến tai nạn lao động
Trang 104 Thực hành tổng hợp Thực hành các tình huống tổng hợp về hợp đồng lao động,
bảo hiểm xã hội và an toàn lao động
KẾ HOẠCH ĐÀO TẠO SINH VIÊN 49K17.2 (TỪ MỨC 1 LÊN MỨC 2) THEO PHONG CÁCH HỌC TẬP THÍCH NGHI
2 Phong cách học tập
Phong cách Thích Nghi (Accommodating) và chương trình đào tạo sẽ bao gồm:
+ Trải nghiệm thực tế (trải nghiệm cụ thể): Đưa học viên tham gia vào các hoạt động và tình huống thực tế
+ Thực hành (thử nghiệm tích cực): Thực hiện các nhiệm vụ thực tế, thảo luận nhóm, và các hoạt động để thử nghiệm các giải pháp
4.2 Trình tự các hoạt động
gian
1 Chia sẻ kinh
nghiệm và xây
dựng tình huống
- Học viên tham gia chia sẻ các tình huống công việc thực tế liên quan đến luật lao động mà họ biết thông qua phương tiện truyền thông
30 phút
2 Lý thuyết tóm
tắt
- Người đào tạo giới thiệu ngắn gọn về các quy định quan trọng của luật lao động, nhưng không đi sâu vào lý thuyết khô khan
- Tập trung vào cách các quy định này có thể áp dụng trong tình huống thực tế mà học viên vừa chia sẻ
20 phút
3 Thảo luận
nhóm
Chia lớp thành các nhóm nhỏ Mỗi nhóm sẽ được giao tình huống tổng hợp đã xây dựng ở hoạt động 1 Các nhóm sẽ cùng nhau tìm ra giải pháp, thảo luận và đưa ra kết luận Rút
ra bài học kinh nghiệm
40 phút
4 Phản hồi và
tổng kết
- Sau khi thử nghiệm, các nhóm sẽ nhận được phản hồi từ người đào tạo và từ các nhóm khác
- Học viên được yêu cầu điều chỉnh phương pháp xử lý của mình dựa trên phản hồi đó và áp dụng các điều chỉnh vào tình
30 Phút
Trang 11huống thực tế mới.
6 Lên Lịch chương trình
- Lịch học: Tổ chức vào giữa tuần, từ 9h đến 11h vào Thứ Ba và Thứ Năm Điều này giúp tránh các cuộc họp và công việc hàng ngày
- Lịch trình cụ thể:
Tuần Nội dung Nội dung chi tiết
1 Giới thiệu chung về Luật Lao động
và Ứng dụng trong Tuyển dụng
Trò chơi tương tác: "Luật sư tài ba" - Mỗi học viên sẽ vào vai một luật sư và tư vấn cho một trường hợp vi phạm luật lao động thực tế
Chia sẻ kinh nghiệm: Người đào tạo sẽ chia
sẻ những kinh nghiệm thực tế khi áp dụng luật lao động vào quá trình tuyển dụng
2 Nắm vững các loại hợp đồng lao
động, các điều khoản quan trọng
trong hợp đồng và cách xây dựng
hợp đồng lao động hiệu quả
-Thực hành: Mỗi học viên xây dựng một mẫu hợp đồng lao động cho một vị trí cụ thể
-So sánh và phân tích: So sánh các mẫu hợp đồng của các nhóm và thảo luận về ưu nhược điểm
-Case study: Các nhóm phân tích một tình huống thực tế liên quan đến tranh chấp hợp đồng lao động và đưa ra giải pháp
3 Hiểu rõ các quy định về bảo hiểm
xã hội, an toàn lao động và các
quyền lợi của người lao động
-Thảo luận nhóm: Xây dựng quy trình tiếp nhận và giải quyết khiếu nại của người lao động
-Thực hành: Tính toán các khoản đóng bảo hiểm xã hội cho một nhân viên cụ thể
4 Thực hành tổng hợp -Giải quyết tình huống: Học viên làm việc
theo nhóm để giải quyết các tình huống tổng hợp liên quan đến hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội và an toàn lao động
-Trình bày: Mỗi nhóm trình bày giải pháp