1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Tiểu luận Hội nhập quốc tế & phát triển USSH

22 6 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hội Nhập Quốc Tế Tác Động Như Thế Nào Đến Môi Trường Ở Việt Nam?
Tác giả Nguyễn Thị Thanh Hằng
Người hướng dẫn TS. Ngô Tuấn Thắng, ThS. Nguyễn Trọng Chính
Trường học Đại Học Quốc Gia Hà Nội
Chuyên ngành Nhật Bản học
Thể loại tiểu luận
Năm xuất bản 2024
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 22
Dung lượng 179,35 KB

Nội dung

Việc nghiên cứu tác động củahội nhập quốc tế đến môi trường ở Việt Nam là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa sâusắc đến sự phát triển bền vững cũng như chất lượng cuộc sống của con người và

Trang 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

-TIỂU LUẬN CUỐI KÌ HỌC PHẦN: HỘI NHẬP QUỐC TẾ VÀ PHÁT TRIỂN

MÃ HỌC PHẦN : ITS1051 LỚP HỌC PHẦN : Thứ 3, Thứ 6, Tiết 2-5 Giảng viên : TS Ngô Tuấn Thắng & Ths Nguyễn Trọng Chính

Đề tài : Hội nhập quốc tế tác động như thế nào đến môi trường ở Việt Nam?

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Thị Thanh Hằng

Sinh ngày : 25/01/2005

MSSV : 23030957

Ngành học : Nhật Bản học

HÀ NỘI, 2024

Trang 2

LỜI CẢM ƠN

Em xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành và sâu sắc đến 2 giảng viên học phần Hộinhập quốc tế & Phát triển TS Ngô Tuấn Thắng & Ths Nguyễn Trọng Chính, người đãtận tình dìu dắt và truyền đạt cho chúng em những kiến thức quý báu trong suốt quá trìnhhọc tập cùng môn học Quãng thời gian vừa qua không phải quá dài, nhưng cũng đủ đểbản thân em được tiếp thu những kiến thức bổ ích, cũng như sự nhiệt huyết trong từng lờigiảng mà 2 thầy đã dành cho chúng em trong từng tiết học Đây chắc chắn sẽ là nhữngkiến thức quý báu, là hành trang để em có thể vững bước trong qua trình học tập và pháttriển sự nghiệp trong cuộc sống sau này

Tuy nhiên, do chưa có nhiều kinh nghiệm thực tế và bản thân em với vốn kiến thứccòn hạn chế nên khó tránh khỏi sai sót trong quá trình thực hiện tiểu luận Rất mong nhậnđược sự đánh giá, góp ý từ 2 thầy để em có thể hoàn thiện bài tiểu luận và nâng cao kiếnthức của mình

Một lần nữa, chúng em xin gửi lời cảm ơn chân thành và sự tri ân sâu sắc đối vớihai thầy, chúc hai thầy dồi dào sức khỏe, hạnh phúc và gặt hái nhiều thành công trên sựnghiệp trồng người

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

MỤC LỤC

1 Lí do lựa chọn đề tài……….4

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu………5

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu………5

4 Phương pháp nghiên cứu……… 5

5 Bố cục của tiểu luận……….5

Chương 1 : Cơ sở lí luận về hội nhập quốc tế ……… ……7

1.1 Khái niệm của hội nhập quốc tế……… ……7

1.2 Nội dung của hội nhập quốc tế……….7

1.3 Bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam……… 10

1.4 Vai trò của hội nhập quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam….10 Chương 2 : Tác động của hội nhập quốc tế đến môi trường ở Việt Nam…………13

1.1 Các khái niệm về môi trường………13

1.2 Tác động tích cực của hội nhập quốc tế đến môi trường ở Việt Nam…… 14

1.3 Tác động tiêu cực của hội nhập quốc tế đến môi trường ở Việt Nam…… 16

1.4 Đánh giá và kiến nghị về tác động tích cực và tiêu cực của hội nhập quốc tế tác động đến môi trường ở Việt Nam……….18

KẾT LUẬN……… 20

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO……… 21

Trang 4

MỞ ĐẦU

1 Lí do chọn đề tài.

“Hội nhập quốc tế” - một xu thế ngày càng trở lên lớn mạnh trong thế giới hiện đại,tác động mạnh mẽ đến đời sống kinh tế - xã hội của từng quốc gia Đại hội XIII củaĐảng khẳng định: “Chủ động và tích cực hội nhập quốc tế, giải quyết tốt mối quan hệgiữa độc lập, tự chủ và hội nhập quốc tế; thúc đẩy hội nhập quốc tế toàn diện, sâurộng, linh hoạt, hiệu quả vì lợi ích quốc gia – dân tộc” 1Trong những năm gần đây,Việt Nam không ngừng tổ chức các sự kiện quốc tế nhằm mở rộng mối quan hệ vớithế giới bên ngoài: Tổ chức Tuần lễ Cấp cao Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – TháiBình Dương (APEC) tại Đà Nẵng năm 2017, Tổ chức Triển lãm Quốc phòng Quốc tếViệt Nam 2022….Việt Nam luôn nỗ lực, khuyến khích các doanh nghiệp, đoàn thểtích cực hội nhập quốc tế nhằm góp phần phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc

Do đó ta có thể khẳng định rằng “Hội nhập quốc tế” là một xu hướng tất yếu trongbối cảnh toàn cầu hóa hiện nay, đặc biệt đối với các quốc gia đang phát triển như ViệtNam Quá trình này không chỉ mở ra nhiều cơ hội phát triển kinh tế mà còn đặt ranhiều thách thức, trong đó có các vấn đề về môi trường Việc nghiên cứu tác động củahội nhập quốc tế đến môi trường ở Việt Nam là vô cùng cần thiết và có ý nghĩa sâusắc đến sự phát triển bền vững cũng như chất lượng cuộc sống của con người và sựphát triển kinh tế

Nhận thấy sự cấp thiết cũng như sự tích cực, hạn chế mà hội nhập quốc tế đã đem lạicho môi trường Việt Nam qua nhiều khía cạnh khác nhau, bản thân tôi quyết định

nghiên cứu đề tài :“Hội nhập quốc tế tác động như thế nào đến môi trường ở Việt

Nam?” Thông qua sự nhìn nhận vấn đề một cách tổng quát, ta có thể có những đánh

giá từ các góc độ khác nhau để thấy được đặc trưng cơ bản của hội nhập quốc tế đốivới từng khía cạnh về các vấn đề của môi trường Hội nhập quốc tế đã và đang đem lạirất nhiều lợi ích cũng như thách thức cho môi trường sinh thái Việt Nam Việc nghiêncứu tác động của hội nhập quốc tế giúp hiểu rõ hơn về những tác động này, từ đó đưa

ra các giải pháp hợp lý nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và phát huy các lợi ích tíchcực Chúng ta sẽ thông qua việc nhìn nhận vấn đề từ nhiều khía cạnh để xây dựng,

1 Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t I, tr 164

Trang 5

bảo vệ môi trường, từ đó hướng tới một môi trường xanh – sạch – đẹp trong bối cảnhhội nhập quốc tế toàn cầu

2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu.

Mục tiêu nghiên cứu :

Nghiên cứu nhằm mục đích tìm hiểu, phân tích làm rõ những tác động tích cực và hạnchế của hội nhập quốc tế đối với môi trường ở Việt Nam

Nhiệm vụ nghiên cứu :

1/ Hình thành cơ sở lí luận thực tiễn về bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam

2/ Phân tích tác động của hội nhập quốc tế lên môi trường ở Việt Nam

3/ Đánh giá và kiến nghị, đề xuất các giải pháp nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực và pháthuy tác động tích cực

3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu :

Tác động của hội nhập quốc tế đến môi trường ở Việt Nam

Phạm vi nghiên cứu :

Phạm vi thời gian : Tháng 6 năm 2024.

Phạm vi nội dung : Tác động của hội nhập quốc tế đến môi trường ở Việt Nam.

4. Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp phân tích tài liệu :

Tiểu luận sử dụng phương pháp phân tích tài liệu, sử dụng những tài liệu liên quanđến đề tài nghiên cứu là các công trình nghiên cứu khoa học, tạp chí học thuật chuyênngành, những đề tài nghiên cứu báo cáo hội nghị của các tác giả đi trước để phục vụ chocông trình nghiên cứu Ngoài các tài liệu học thuật chuyên ngành, tôi còn sử dụng một sốtài liệu trong sách, báo, tạp chí có nguồn trên Internet góp phần tận dụng triệt để các tàiliệu liên quan đến đề tài nghiên cứu trên tinh thần tiếp thu chọn lọc, sáng tạo và triển khaitheo đúng hướng đi của đề tài nghiên cứu

5. Bố cục của tiểu luận

Tiểu luận kết cấu bao gồm các phần sau:

A Mở đầu

B Nội dung

Trang 6

Chương 1: Cơ sở lý luận về hội nhập quốc tế.

Chương 2: Tác động của hội nhập quốc tế đến môi trường ở Việt Nam

C Kết luận

D Danh mục tài liệu tham khảo

Trang 7

NỘI DUNGChương 1 : Cơ sở lí luận về Hội nhập quốc tế.

1.1 Khái niệm về Hội nhập quốc tế.

Hội nhập quốc tế là quá trình gắn kết tất cả lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội giữacác quốc gia với nhau thông qua việc tham gia các tổ chức, hợp tác quốc tế dựa trên cácquy tắc và luật lệ chung của cộng đồng quốc tế nhằm đem lại lợi ích cho đất nước, sựphồn vinh của dân tộc và tạo thành sức mạnh tập thể giải quyết những vấn đề chung màcác bên cùng quan tâm

Hiện nay, hội nhập quốc tế là một trong những xu thế lớn, quá trình tất yếu trong việcphát triển của mỗi quốc gia Đây chính là giai đoạn phát triển cao của hợp tác quốc tế

1.2 Nội dung của Hội nhập quốc tế.

Hội nhập quốc tế có ba cấp độ chính là: Hội nhập toàn cầu, khu vực và song phương.Đối với Việt Nam, hội nhập quốc tế được triển khai trên ba lĩnh vực chính là: Hội nhậptrong lĩnh vực kinh tế (hội nhập kinh tế quốc tế), hội nhập trong lĩnh vực chính trị, quốcphòng, an ninh và hội nhập quốc tế trong lĩnh vực văn hóa – xã hội, giáo dục, khoa học –công nghệ và các lĩnh vực khác Trong đó, hội nhập kinh tế quốc tế chính là trọng tâmcủa hội nhập quốc tế

a) Hội nhập kinh tế quốc tế

Đây là quá trình gắn kết các nền kinh tế của từng nước với kinh tế khu vực và thế giớidựa vào mở cửa nền kinh tế theo những hình thức khác nhau Quá trình hội nhập kinh tếđược chia thành năm mô ảnh cơ bản từ thấp đến cao như sau:

(*) Thỏa thuận thương mại ưu đãi (PTA): Các nước thành viên dành cho nhau cáckhuyến mãi thương mại trên cơ sở tiết kiệm thuế quan, nhưng còn hạn chế về phạm vi (sốlượng các mặt hàng đưa vào diện cắt giảm thuế quan) và cấp độ tiết kiệm Hiệp định PTAcủa ASEAN (1977), Hiệp định Thương mại Việt-Mỹ (2001), Hiệp định GATT (1947 và1994) là các gợi ý cụ thể của mô ảnh link kinh tế ở công đoạn thấp nhất

(**) Khu vực mậu dịch tự do (FTA):Các thành viên phải thực hiện việc tiết kiệm và loại

bỏ các hàng rào thuế quan và các hạn chế về định lượng (có thể bao gồm cả việc giảm và

bỏ một số hàng rào phi thuế quan) trong thương mại món hàng nội khối, nhưng luôn luônduy trì chính sách thuế quan độc lập so với các nước ngoài khối

Trang 8

Những năm gần đây, phần đông các hiệp định FTA mới có phạm vi ngành nghề điềutiết rộng hơn nhiều Ngoài ngành nghề sản phẩm, các hiệp định này còn có những quyđịnh tự do hóa so với nhiều lĩnh vực khác giống như dịch vụ, đầu tư, sở hữu trí tuệ, muasắm chính phủ

(***) Liên minh thuế quan (CU): Các thành viên ngoài việc tiết kiệm và loại bỏ thuếquan trong thương mại nội khối còn thống nhất thực hiện chính sách thuế quan chung sovới các nước bên ngoài khối

(****) phân khúc chung (hay đối tượng duy nhất): Ngoài việc loại bỏ thuế quan và hàngrào phi quan thuế trong thương mại nội khối và có chính sách thuế quan chung so vớingoài khối, các thành viên còn phải xóa bỏ các hạn chế so với việc lưu chuyển của cácnguyên nhân sản xuất khác (vốn, lao động…) để tạo thành một nền sản xuất chung của cảkhối

(*****) Liên minh kinh tế-tiền tệ: Là mô hình hội nhập kinh tế ở giai đoạn cao nhất dựatrên cơ sở một đối tượng chung/duy nhất cộng thêm với việc thực hiện chính sách kinh tế

và tiền tệ chung (một đồng tiền chung, ngân hàng trung ương thống nhất của khối)

b) Hội nhập chính trị, an ninh-quốc phòng.

Hội nhập về chính trị là tiến trình các nước tham dự vào các cơ chế quyền lực tập thể(giữa hai hay nhiều nước) nhằm theo đuổi những mục tiêu nhất định và hành xử phù hợpvới các luật chơi chung Hội nhập chính trị thể hiện cấp độ liên kết đặc biệt giữa cácnước, trong đó họ chia sẻ với nhau về các giá trị cơ bản (tư tưởng chính trị, ý thức hệ),mục tiêu, lợi ích, gốc lực và đặc biệt là quyền lực

Hội nhập an ninh-quốc phòng là một quốc gia liên kết với các nước khác trong mục tiêuduy trì hòa bình và an ninh Các nước hội nhập phải tham dự vào các thỏa thuận songphương hay đa phương về an ninh-quốc phòng trên cơ sở các nguyên tắc chia sẻ và liênkết: mục tiêu chung, đối tượng/kẻ thù chung, tiến hành các hoạt động chung về đảm bảo

Trang 9

Văn hóa là toàn bộ những giá trị vật chất và tinh thần do con người sáng tạo ra để phục

vụ cho nhu cầu tồn tại và phát triển của mình

Hội nhập quốc tế về văn hoá là tiến trình một quốc gia chia sẻ các giá trị kiến thức, tinhthần với thế giới ,tiếp thu các giá trị văn hóa tiến bộ của thế giới để bổ sung và làm giàunền văn hóa của dân tộc, quốc gia mình Hội nhập quốc tế về văn hoá – xã hội có thểthông qua việc tham gia các tổ chức hợp tác và phát triển văn hóa Hội nhập quốc tế giúpViệt Nam nâng cao chất lượng trong việc thực hiện các vấn đề về xã hội

Hội nhập quốc tế về giáo dục là hiện đại hoá, quốc tế hoá nền giáo dục của quốc gia

để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo Hội nhập quốc tế về giáo dục có thể là việc

ký kết điều ước quốc tế thực hiện hợp tác giáo dục, trao đổi hay tham gia các hoạt độngquốc tế khác nhằm nâng cao chất lượng, tiêu chuẩn giáo dục, đào tạo trong nước hơn.Hội nhập khoa học – công nghệ là tiếp cận, học hỏi thêm về trình độ tiên tiến của thếgiới, đồng thời nâng cao trình độ nghiên cứu, sử dụng thành tựu khoa học – công nghệ ởtrong nước, cải thiện kết cấu hạ tầng kỹ thuật, tăng cường hơn tiềm lực khoa học và côngnghệ của quốc gia

Hội nhập ở các lĩnh vực khác của đời sống xã hội như lao động, y tế, thể thao, v.v nhằm tiếp thu những thành tựu, giá trị tốt đẹp của quốc tế để góp phần cải thiện và pháttriển quốc gia

Các chương trình trình trao đổi sinh viên ở các trường đại học đã được phổ biếnrộng rãi có thể giúp nâng cao trải nghiệm văn hoá – ngôn ngữ từ quốc gia khác trong mộtkhoảng thời gian nhất định Những chương trình trao đổi có thể giúp cho sinh viên cómột khoảng thời gian tiếp xúc với quốc gia trao đổi

Nhiều hơn là sự trải nghiệm, các chương trình du học trong quá trình hội nhậpquốc tế còn giúp sinh viên hiểu và thách thức chính bản thân trong môi trường đa vănhoá, các mối quan hệ với nhiều cá nhân trên thế giới được tăng lên khi sinh viên tham giavào chương trình du học Những quốc gia như Trung Quốc, Ấn Độm Ireland, Nhật Bản,Hàn Quốc,… là một trong điểm đến trong chương trình du học của trường Với TrungQuốc là những học bổng chính phủ Trung Quốc, học bổng chính phủ Ấn Độ hay họcbổng chính phủ Ireland đều là những học bổng hấp dẫn với toàn bộ sinh viên của trường,giao lưu với bạn bè quốc tế, cùng nhau trao đổi

1.3 Bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam

Trang 10

Sau khi thống nhất đất nước trước năm 1986, nước ta áp dụng cơ chế kinh tế kế hoạchhoá tập trung quan liêu bao cấp và mô hình công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa kiểu Xôviết Việc áp dụng quá lâu và cứng nhắc cơ chế này trong bối cảnh kinh tế thế giới đã cónhiều biến động làm cho tình hình kinh tế đất nước trở nên cực kỳ khó khăn Bên cạnh

đó, còn phải đối mặt với tình hình nguồn viện trợ của bên ngoài, các nguồn vốn và hànghoá vật tư, nguyên liệu và hàng hoá tiêu dùng bị cắt giảm và bị Hoa Kỳ bao vây cấm vậnngăn cản Việt Nam bình thường hoá quan hệ với thế giới

Vấn đề cấp bách Việt Nam phải tiến hành là đổi mới toàn diện nền kinh tế và công cuộcđổi mới đất nước được thực hiện từ Đại hội VI (năm 1986) Nền kinh tế lúc bấy giờ “đòihỏi phải có một cơ chế quản lý năng động có khả năng bãi bỏ tập trung quan liêu, bảo thủ,trì trệ và bao cấp tràn lan” và Đảng phải “kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng đểtừng bước cùng với tập thể Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Truong Ương khóa V xác lậpnên mô hình mới, cơ chế mới, đặt nền tảng lý luận cho đường lối đổi mới toàn diện tạiĐại hội Đảng VI”, cố Tổng Bí thư Trường Chinh đã chủ trương và có đường lối chínhsách để cải cách toàn diện đất nước trong đó có lĩnh vực hội nhập kinh tế quốc tế Nộidung văn kiện Đại hội Đảng VI “chuyển đổi cơ cấu kinh tế và cơ cấu đầu tư (trong đó ưutiên tập trung làm hàng xuất khẩu, hàng tiêu dùng thay vì hàng công nghiệp; bỏ, hoãn các

dự án lớn nhưng không hiệu quả…” đã mở ra một trang mới cho hội nhập kinh tế quốc tếcủa đất nước ta

Ở đại hội IX, X, XI, XII, Đảng nhấn mạnh việc chủ động, tích cực hội nhập kinh tếquốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, đảm bảođộc lập tự chủ Từ giai đoạn này nước ta không chỉ hội nhập trong lĩnh vực kinh tế màcòn ở các lĩnh vực khác, thể hiện tinh thần hội nhập toàn diện với khu vực và thế giới

1.4 Vai trò của hội nhập quốc tế trong phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.

Trong quá trình đổi mới đất nước, hội nhập kinh tế quốc tế luôn là một chủ trươngđược Đảng chú trọng và nhất quán trong chính sách đối ngoại và hợp tác kinh tế quốc tế.Thực hiện chủ trương hội nhập kinh tế quốc tế của Đảng, Việt Nam đã từng bước, chủđộng hội nhập ngày càng sâu rộng vào nền kinh tế khu vực và thế giới Những kết quả đạtđược trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đã góp phần quan trọng vào phát triển kinh

tế - xã hội của đất nước, nâng cao vị thế, vai trò của Việt Nam trên trường quốc tế Đại hội Đảng VI (1986) đã chủ trương đổi mới và mở cửa nền kinh tế, đẩy mạnh quátrình khôi phục và bình thường hóa quan hệ với các nước Văn kiện Đại hội Đảng VI đã

Trang 11

ghi rõ: “Nước ta phải tham gia sự phân công lao động quốc tế… đồng thời tranh thủ mởmang quan hệ kinh tế và khoa học - kỹ thuật với các nước thế giới thứ ba, các nước côngnghiệp phát triển, các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài trên nguyên tắc bình đẳng,cùng có lợi” Việc xác định hướng tới tham gia phân công lao động quốc tế, phát triểnquan hệ với các tổ chức quốc tế và tư nhân nước ngoài tạo tiền đề quan trọng cho quátrình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng trong những năm sau này Đại hộiĐảng VII (1991) chủ trương: “Hợp tác bình đẳng và cùng có lợi với tất cả các nước,không phân biệt chế độ chính trị - xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tạihòa bình” Nhờ đó, Việt Nam đã đẩy lùi được chính sách bao vây cô lập, không ngừng

mở rộng quan hệ hợp tác kinh tế đối ngoại song phương và đa phương Việt Nam cũngthể hiện sự chú trọng hợp tác với các tổ chức quốc tế, cụ thể: “Hợp tác với các tổ chức tàichính và tiền tệ quốc tế cũng như các tổ chức chuyên môn của Liên Hợp Quốc và các tổchức phi chính phủ”

Đại hội Đảng VIII (1996) chủ trương: “Tiếp tục thực hiện chính sách đối ngoại độclập tự chủ, mở rộng, đa phương hóa và đa dạng hóa” Đại hội nhấn mạnh, tiếp tục phảiphát triển kinh tế với chính sách hội nhập khu vực và thế giới, đặc biệt hướng mạnh vềxuất khẩu nhằm mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước: “Nhiệm vụ đối ngoạitrong giai đoạn tới là củng cố môi trường hòa bình và tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa đểđẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước” Đại hộiĐảng IX (2001) khẳng định: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế theo lộ trình phù hợpvới điều kiện của nước ta và đảm bảo thực hiện những cam kết trong quan hệ songphương và đa phương như AFTA, APEC, Hiệp định thương mại Việt - Mỹ, tiến tới gianhập WTO” Đại hội thể hiện sự nhất quán trong quan điểm hội nhập quốc tế đóng vai tròquan trọng đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam

Một là, hội nhập quốc tế mở ra cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam tiếp cận với thị

trường quốc tế

Hai là, Sự phát triển của các ngành công nghiệp và dịch vụ do hội nhập mang lại đã

tạo ra nhiều cơ hội và giải quyết các vấn đề việc làm cho người lao động Sự gia tăng đầu

tư và xuất khẩu dẫn đến tăng trưởng kinh tế, từ đó nâng cao thu nhập bình quân đầungười và cải thiện đời sống của người dân

Ba là, hội nhập quốc tế mang đến sự giao thoa văn hóa, giúp người dân Việt Nam tiếp

cận với nhiều giá trị và phong cách sống khác nhau

Ngày đăng: 08/12/2024, 12:32

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w