TẠP CHÍKHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 102 VẬNDỤNGTƯTƯỞNGHỒCHÍMINHĐỂXÂYDỰNG ĐẠO ĐỨCCÁCHMẠNGCHOCÁNBỘ HIỆN NAY APPLICATION OF HOCHI MINH’S IDEOLOGY TO MAINTAINING REVOLUTIONARY MORALS FOR CURRENT STAFF Đinh ĐứcHiền Sở Nội vụ, UBND Thành phố Đà Nẵng TÓM TẮT HồChíMinh quan niệm rằng, cánbộ là nhân tố quyết định sự thành bại của sự nghiệp cách mạng, gắn liền với vận mệnh của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt và có ý nghĩa quyết định trong công tác xây dựng, hoàn thiện và phát triển mọi mặt của hệ thống chính trị từ trung ương đến cơ sở. Trên cơ sở vậndụng những t ư tưởng của Người về cánbộ và công tác cán bộ, bài viết đề xuất một số giải pháp: giáo dục chính trị đạo đức, đánh giá đúng và tạo môi trường thuận lợi nhằm phát huy tài năng, có cơ chế ràng buộc và kiểm tra giám sát, góp phần xâydựng đội ngũ cánbộ đủ phẩm chất và năng lực để thực hiện quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước trong giai đoạ n hiện nay. ABSTRACT According to HoChi Minh’s concept, civil servants are crucial to the successes of the revolutionary cause and associated with the destiny of the country and the regime. They play a decisive role in the formation, improvement and full development in every respect of the political system. Based on an application of his ideas to the staff and staff work, the article suggests a number of solutions to the building of staff qualifications and ability so that they are capable of making contributions to the process of national industrialization and modernization in the current period. 1. Đặt vấnđề Chủ tịch HồChíMinh - lãnh tụ thiên tài, người anh hùng giải phóng dân tộc, nhà tư tưởng, danh nhân văn hoá lớn của thế giới. Đạođứccáchmạng của Người luôn là tấm gương sáng cho toàn Đảng, toàn dân, đặc biệt là đội ngũ cánbộ phấn đấu học tập và noi theo. Người đã từng dạy chúng ta rằng, muốn xâydựng chủ nghĩa xã hội trước hết cần phải có những con người xã hội chủ nghĩa. Đó là một con người phát triển toàn diện, có tưtưởng và tình cảm đẹp, có tri thức và năng lực làm chủ xã hội, làm chủ bản thân có cuộc sống tập thể và cuộc sống cá nhân hài hòa, có sự phát triển đầy đủ về các mặt: tri thức, đạo đức, thể chất và thẩm mỹ. Cánbộ là nhân tố quyết định sự thành bại của cách mạng, gắn liền với vận mệnh của Đảng, của đất nước và của chế độ, là khâu then chốt trong công tác xâydựng Đảng, nên hơn ai hết, họ phải có đủ năng lực, phẩm chất của một con người mới xã hội chủ nghĩa để lãnh đạo đất nước và phục vụ nhân dân. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay, về lĩnh vực này còn nhiều biểu hiện đáng buồn, như Nghị quyết Đại hội lần thứ X TẠP CHÍKHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 103 của Đảng ta đã chỉ rõ: “ Tình trạng suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạođức lối sống, của một bộ phận không nhỏ cán bộ, đảng viên gắn với tệ quan liêu tham nhũng, lãng phí là rất nghiêm trọng”. 1 Trong hơn 80 năm qua, kể từ khi Đảng ta ra đời, các thế hệ cán bộ, đảng viên của Đảng đã luôn vững vàng trong đấu tranh cách mạng, kiên định mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội, nêu cao phẩm chất cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Do đó, luôn được nhân dân ta tin tưởng, che chở, ủng hộ và noi theo. Đến nay, các thế hệ cánbộ tiền bối trong giai đoạn cáchmạng trước đang chuyển giao dần trọng trách cho thế hệ sau nối tiếp. Nhưng để hình thành nên được một đội ngũ cánbộ có đủ phẩm chất và năng lực vừa biết kế thừa và phát huy những truyền thống tốt đẹp vừa đủ bản lĩnh để lãnh đạo đất nước, xứng đáng vai trò "làm người đầy tớ của nhân dân" trong giai đoạn đổi mới hiện nay, là cả một quá trình lâu dài. Trong suốt sự nghiệp cáchmạng của mình, Chủ tịch HồChíMinh không chỉ là một người cánbộ gương mẫu, tận tụy, hết lòng, hết sức phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân, mà những tưtưởng Người đã để lại cho dân tộc về người cánbộ và công tác cánbộ là vô cùng quý giá. Do đó, học tập và làm theo tấm gương đạođức của Người đểxâydựng một đội ngũ cánbộ mẫu mực, "vừa hồng vừa chuyên", góp phần đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá, nhằm kiến thiết và xâydựng đất nước. 2. Vai trò của người cánbộ trong tưtưởngHồChíMinh Trong suốt cuộc đời hoạt động cách mạng, chủ tịch HồChíMinh đặc biệt quan tâm đến vai trò của người cán bộ, Người khẳng định: “Cán bộ là cái gốc của mọi công việc”, “Cán bộ là tiền vốn của đoàn thể”, “Cán bộ quyết định mọi việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đều do cánbộ tốt hay kém” 2 . Theo Người: “Cán bộ là những người đem chính sách của Chính phủ, của Đoàn thể thi hành trong nhân dân, nếu cánbộ dở thì chính sách hay cũng không thể thực hiện được”. 3 Đối với cơ quan tổ chức, cánbộ là thành viên, là phần tử cấu thành tổ chức, bộ máy. Hiệu quả hoạt động của tổ chức, bộ máy Đảng, Nhà nước, các Đoàn thể quần chúng phụ thuộc vào cán bộ. Người viết: “Cán bộ là dây chuyền của bộ máy. Nếu dây chuyền không tốt, không chạy thì động cơ dù tốt, dù chạy toàn bộ máy cũng tê liệt”. 4 Ý thức được vai trò to lớn đó của người cánbộ đối với sự nghiệp cáchmạng nên từ những ngày đầu hoạt động, Chủ tịch HồChíMinh đã chú trọng đến công tác huấn luyện và xâydựng đội ngũ này. Người không chỉ mở nhiều lớp huấn luyện, mà còn viết nhiều sách báo tuyên truyền, giáo dụcchocán bộ. Hai tác phẩm tiêu biểu là “Đường cách mệnh” gồm những bài dạy của Người cho các lớp huấn luyện đào tạo cánbộ ở Quảng Châu (Trung Quốc) được Bộ tuyên truyền của Hội Liên hiệp các dân tộc bị áp bức Á Đông xuất bản. Qua đó đã đào tạo được đội ngũ cánbộ tiền bối của Đảng ta. Kế tiếp, tác phẩm “Sửa đổi lối làm việc” viết vào năm 1947, với những nội dung thiết thực, đã đào luyện nên đội ngũ cánbộ kiên trung, góp phần to lớn vào thắng lợi của hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ thống nhất đất nước, đưa cả nước đi TẠP CHÍKHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 104 lên chủ nghĩa xã hội… là những minh chứng rõ nét cho sự quan tâm và chú trọng của Người đối với đội ngũ cánbộ ở nước ta. Ngoài ra, đánh giá cao vai trò vị trí người cán bộ, nên Chủ tịch HồChíMinh cũng đồng thời rất coi trọng đến việc chăm lo bồi dưỡng nhân tài cho đất nước. Vì vậy, ngay sau khi đất nước được độc lập, Người đã ra lời kêu gọi các nhân tài góp tài trí của mình vào công cuộc xâydựng đất nước: “Kiến quốc cần có nhân tài, nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm, nhưng chúng ta khéo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài càng phát triển, càng thêm nhiều” 5 . Người kêu gọi đồng bào ai có tài năng và sáng kiến về những việc “Kiến thiết ngoại giao”, “Kiến thiết kinh tế”, “Kiến thiết quân sự”, “Kiến thiết giáo dục” hãy hăng hái giúp ích nước nhà. Có thể nhận thấy rằng, ở bất cứ giai đoạn lịch sử nào, Chủ tịch HồChíMinh cũng rất quan tâm đến vai trò của người cán bộ. Đối với cán bộ, Người luôn có sự đánh giá và xem trọng cao, gắn họ với vận mệnh của đất nước và dân tộc. 3. TưtưởngHồChíMinh về công tác cán bộHồChíMinh cho rằng, với công tác cán bộ, cần phải: “Hiểu biết cán bộ, Khéo dùngcán bộ, Cất nhắc cán bộ…” 6 Đó là những nội dung cơ bản được được thể hiện rất rõ trong tưtưởng Chủ tịch Người về công tác cán bộ. Theo HồChí Minh, để đánh giá cánbộ thì phải hiểu biết cán bộ. Có hiểu rõ và đánh giá đúngcánbộ thì việc cất nhắc đề bạt cánbộ mới tránh được những thiếu sót, sai lầm. Đồng thời, chỉ trên cơ sở hiểu được năng lực, đạo đức, hiểu tính tình và hiểu nguyện vọng, sở trường của cánbộ thì mới đánh giá đúng họ. Vì như Người từng quan niệm: “Sao cho đối đãi đúng người? Đó là một vấnđề rất trọng yếu”. 7 Trong vấnđề đánh giá cán bộ, theo Chủ tịch HồChíMinh đánh giá cánbộ tất yếu phải dựa vào dân và phải lấy ý kiến của nhân dân. Bởi lẽ, cánbộ nhà nước là công bộc của nhân dân, do nhân dân bầu ra. Người cho rằng cánbộ nghĩa là đầy tớ, làm công bộc cho nhân dân, chứ không phải làm quan cách mạng, mọi việc làm của cánbộ đều phải vì dân vì hạnh phúc của nhân dân. Cũng vì vậy nên khi xem xét cất nhắc cán bộ, Người bao giờ cũng lắng nghe ý kiến đánh giá của nhân dân. Người viết: “Để cho dân chúng phê bình cán bộ, dựa theo ý kiến họ mà cất nhắc cán bộ, nhất định không xảy ra việc thiên tư, thiên vị, nhất định hợp lý và công bằng”. 8 Theo Chủ tịch HồChí Minh, cánbộ chính trị phải hiểu chuyên môn, phải ra sức học kỹ thuật. Vì vậy, việc huấn luyện và đào tạo cán bộ, cũng được Người rất coi trọng. HồChíMinhcho rằng, cánbộ là cái gốc của mọi công việc, nếu không chú ý đào tạo cánbộ sẽ không có người làm cáchmạng và không có người làm cáchmạng sẽ không tạo ra phong trào yêu nước, phong trào cách mạng. Nội dungđào tạo huấn luyện, theo Người phải thiết thực, cụ thể. Việc đào tạo cánbộ phải theo quy hoạch, gắn lý luận với TẠP CHÍKHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 105 thực tiễn. Phải đào tạo bồi dưỡng cho tất cả mọi người lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin, còn về chuyên môn, với Chủ tịch HồChíMinh thì mỗi người phải biết một nghề để sinh hoạt riêng, về cánbộ thì ai hoạt động ở ngành nào, lĩnh vực nào thì phải biết chuyên môn của ngành ấy, lĩnh vực ấy. Trong công tác đào tạo cánbộ việc lựa chọn nhân tài, lựa chọn cánbộ không chỉ là khoahọc mà còn là nghệ thuật nên Chủ tịch HồChíMinh cũng đã khẳng định rằng: “Phải tùy tài mà dùng. Nếu không tùy tài mà dùng ví như thợ mộc bảo đi rèn dao, thợ rèn bảo đi đóng tủ, cả hai đều lúng túng không hoàn thành công việc”. Phương châm dùngcánbộ của Người là “Dụng nhân như dụng mộc”, người thợ khéo tay thì bất cứ thanh gỗ thẳng cong đều tuỳ việc mà dùng được cả. “Dùng cánbộ mà không đúng với tài năng của họ, cũng là một nguyên nhân thất bại. Người viết giỏi nhưng nói kém lại dùng vào những việc cần phải nói. Người nói khéo nhưng viết xoàng lại dùng vào công việc viết lách. Thành thử hai người đều không có thành tích”. 9 Người đã dạy rằng, dù ở cương vị to hay nhỏ, cao hay thấp trong bộ máy Đảng và Nhà nước đều phải hiểu rằng các cơ quan của Chính phủ từ toàn quốc đến các làng đều là đầy tớ của nhân dân, nghĩa là gánh vác việc chung cho dân chứ không phải đè đầu dân. Tóm lại, công tác cánbộ mà Chủ tịch HồChíMinh theo đuổi suốt cuộc đời đó chính là xâydựng được một đội ng ũ cánbộ biết: phụng sự Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Nên có thể thấy trong mọi khâu, từ việc hiểu để đánh giá đúngcán bộ, đạo đạo, bồi dưỡng đến sử dụng, cất nhắc và phát huy tài năng của họ đều được Người chú trọng. 4. Một số giải pháp xâydựngđạođức người cánbộ trong giai đoạn hiệnnay dưới ánh sáng tưtưởngHồChíMinh Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạođức Chủ tịch HồChíMinh là di sản vô giá của toàn Đảng và toàn dân ta. Tưtưởng Hồ ChíMinh về người cán bộ và công tác cánbộ chứa đựng những chân lý bền vững đã được thực tiễn cáchmạng Việt Nam, trước kia cũng như hiệnnay kiểm nghiệm. Nó không chỉ có ý nghĩa trong thời kỳ đấu tranh giải phóng dân tộc, trong công cuộc đổi mới mà còn có giá trị sâu sắc và lâu dài đối với sự phát triển của đất nước trong tương lai. Thiết nghĩ, trong công cuộc đổi mới hiện nay, với công tác xâydựng đội ngũ cán bộ, theo tưtưởngHồChí Minh, cần phải: Thứ nhất, cần giáo dục chính trị, đạo đức, lý tưởngcáchmạng thường xuyên cho người cán bộ. Vì người cánbộ phải có đạođứccách mạng. Đó là xâydựng tinh thần yêu nước, nhận thức đúng đắn và kiên định thực hiện lý tưởng độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, chống suy thoái về tưtưởng chính trị, phai nhạt lý tưởng; không nói trái, làm sai với quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Xâydựng và nêu cao ý thức trách nhiệm phục vụ nhân dân bằng những việc làm thiết thực hàng ngày; chống thói quan liêu, mệnh lệ nh hách dịch, hành dân. Giáo dụcchohọ tinh thần cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, TẠP CHÍKHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 106 biết coi trọng chất lượng, hiệu quả công việc; chống lười biếng, lãng phí, phô trương hình thức Có như vậy mới xâydựng được một đội ngũ cánbộ có đủ tư cách đạođứccách mạng, biết: nhận rõ phải trái. Giữ vững lập trường. Tận trung với nước, tận hiếu với dân. Đáp ứng việc giải quyết kịp thời các yêu cầu, nguyện vọng chính đáng của nhân dân. Thứ hai, trên cơ sở hiểu và đánh giá đúngcánbộđể trang bị và tạo dựng môi trường cần thiết chohọ làm việc hiệu quả. Cái gốc của người cánbộ là từ nhân dân, nhưng họ lại có nhiệm vụ quản lý và phục vụ nhân dân. Người cánbộ là đầy tớ nhân dân trong thời kì đổi mới nên cũng sẽ có nhiều vấnđề phát sinh so với người cánbộ thời chiến, đó là đối tượnghọ quản lý, phục vụ, đó là sự chi phối của cơ chế thi trường, bối cảnh toàn cầu hoá…. Vì vậy, phải hiểu được người cánbộ có gì, cần gì để đánh giá đúng và sử dụng hiệu quả. Một người cánbộ không thể tốt khi đạo đức, và năng lực họ kém hơn so với nhân dân - đối tượng mà họ phục vụ. Công việc họ đảm nhiệm là công vụ nên tất yếu không cho phép nảy sinh tư lợi trong quá trình họ làm việc. Xuất phát từ những vấnđề đó, công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ, giúp họ có đủ trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phải được coi trọng hơn, chính sách và chế độ đối với họ cũng phải được từng bước nâng lên theo yêu cầu của xã hội. Đây cũng sẽ là cú hích quan trọng để người cánbộ yên tâm công tác, phát huy hết khả năng và ra sức cống hiếncho đất nước. Thứ ba, có cơ chế ràng buộc để người cánbộ gần dân, hiểu dân để phục vụ dân. Cáchmạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân, mọi hoạt động cáchmạng phải lấy dân làm gốc. Chính những ý kiến, nguyện vọng và sáng kiến của nhân dân là nguồn gốc hình thành đường lối đổi mới của Đảng. Cũng do nhân dân hưởng ứng đường lối đổi mới, dũng cảm phấn đấu, vượt qua biết bao khó khăn thử thách mà công cuộc đổi mới đạt được những thành tựu hôm nay. Dễ ngàn lần không dân cũng chịu. Khó vạn lần dân liệu cũng xong. So với nhân dân, đội ngũ cánbộchỉ chiếm một bộ phận nhỏ nên nếu không có nhân dân giúp sức thì sẽ không thể hoàn thành được nhiệm vụ. Đồng thời, xa rời quần chúng nhân dân sẽ dẫn đến làm cho người cánbộ mắc vào bệnh hẹp hòi mà như chủ tịch HồChíMinh đã chỉ rõ, nhiều thứ bệnh như chủ nghĩa địa phương, chủ nghĩa bản vị, chủ nghĩa cá nhân, khuynh hướng tham danh vọng, tham địa vị, dìm người giỏi, bệnh hủ hoá, v.v đều do bệnh hẹp hòi mà ra. Do vậy, cần thiết phải tạo ra cơ chế để người cánbộ thường xuyên tiếp xúc và liên lạc với quần chúng nhân dân, thông qua các hình thức như tăng phần khối lượng công việc gắn với thực tế cơ sở, gắn kết việc xâydựng đội ngũ cánbộ với các hoạt động và phong trào cáchmạng của nhân dân, đánh giá cánbộ dựa trên tiêu chí hiệu quả công việc thực tiễn và uy tín của họ đối với nhân dân .v.v TẠP CHÍKHOAHỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 107 Thứ tư, cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với cán bộ. Môi trường làm việc của người cánbộ hằng ngày gắn liền với quyền lực và các công cụ chuyên chế, cho nên nếu không được kiểm tra giám sát sẽ dễ dẫn đến quyền lực bị lạm dụng, công cụ chuyên chế không được sử dụngđúng mục đích gây ảnh hưởng đến niềm tin của nhân dân vào chế độ xã hội. Nguy cơ này càng dễ dàng xảy ra trong cơ chế thị trường nơi đồng tiền có nhiều sự chi phối. Có thể xem công tác kiểm tra, giám sát đối với cánbộ là khâu có tính quyết định trong việc giữ gìn sự trong sạch của bộ máy tổ chức. Nhưng nếu kiểm tra giám sát theo kiểu tạo điều kiện cho nhau để hoàn thành nhiệm vụ thì càng kiểm tra, càng giám sát càng phát sinh tiêu cực, hiệu quả càng thấp kém. Vì vậy, để tăng cường công tác này, ngoài các cơ quan chức năng chuyên môn, không thể tách rời vai trò của quần chúng nhân dân. Cánbộ là người trực tiếp phục vụ người dân nên để đánh giá đúngcánbộ phải thông qua mức độ hài lòng của người dân, phải dựa vào nhân dân để phát hiện, giám sát và kiểm tra cán bộ. 5. Kết luận Bổn phận của người cánbộcáchmạng là suốt đời hết lòng hết sức phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân. Phải cố gắng thực hiệncho kỳ được: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư…thật thà tự phê bình và phê bình. Phải gần gũi nhân dân, học tập nhân dân… bất kỳ làm công việc gì, ở địa vị nào cũng quyết tâm sửa chữa khuyết điểm, phát triển ưu điểm làm tròn nhiệm vụ Đảng và Chính phủ giao cho. Đó chính là đạođức của người cánbộ mẫu mực trong tưtưởngHồChíMinhđể chúng ta vậndụngxâydựng nên một đội ngũ cánbộ có đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo đất nước, phục vụ nhân dân ta trong giai đoạn hiệnnay và mai sau./. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, Văn kiện Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương khoá VIII, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 1997, tr.66. [2] HồChí Minh, Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tr.273. [3] HồChí Minh, Sửa đổi lối làm việc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.59. [4] HồChí Minh: Toàn tập, Tập 5, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.54. [5] HồChí Minh, Toàn tập, Tập 4, Nxb. Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.57. [6] HồChí Minh, Sửa đổi lối làm việc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr.69 - 70. [7] HồChí Minh, Toàn tập, sđd, Tập 8, tr. 375. [8] HồChí Minh, Sửa đổi lối làm việc, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2002, tr. 95. [9] HồChí Minh,Toàn tập, Tập 5, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2000, tr.243. . TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG - SỐ 5(40).2010 102 VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH ĐỂ XÂY DỰNG ĐẠO ĐỨC CÁCH MẠNG CHO CÁN BỘ HIỆN NAY APPLICATION OF HO CHI MINH S IDEOLOGY. sáng tư tưởng Hồ Chí Minh Cuộc đời, sự nghiệp, tư tưởng, đạo đức Chủ tịch Hồ Chí Minh là di sản vô giá của toàn Đảng và toàn dân ta. Tư tưởng Hồ Chí Minh về người cán bộ và công tác cán bộ chứa. Đảng và Chính phủ giao cho. Đó chính là đạo đức của người cán bộ mẫu mực trong tư tưởng Hồ Chí Minh để chúng ta vận dụng xây dựng nên một đội ngũ cán bộ có đủ phẩm chất và năng lực lãnh đạo đất