ĐỀ CƯƠNG TRẺ KHIẾM THÍNHCÂU 1:Khái niệm tật điếc/khiếm thính CÂU 2: Các loại tật điếc CÂU 3: Các mức độ điếc CÂU 4: Những nguyên nhân gây ra tật điếc CÂU 5: Những đặc điểm về cảm giác, t
Trang 1ĐỀ CƯƠNG TRẺ KHIẾM THÍNH
CÂU 1:Khái niệm tật điếc/khiếm thính
CÂU 2: Các loại tật điếc
CÂU 3: Các mức độ điếc
CÂU 4: Những nguyên nhân gây ra tật điếc
CÂU 5: Những đặc điểm về cảm giác, tri giác:
CÂU 6: Một số đặc điểm trí nhớ của trẻ khiếm thính:
CÂU 7: Một số đặc điểm về tưởng tượng ở trẻ khiếm thính
CÂU 8: Một số đặc điểm tư duy ở trẻ khiếm thính:
CÂU 9: Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ khiếm thính:
CÂU 10: Tìm hiểu khả năng và nhu cầu của trẻ khiếm thính
CÂU 11: Một số phương pháp phát hiện và chẩn đoán tật điếc CÂU 12 Các phương tiện trợ thính
CÂU 13: Phương tiện giao tiếp của trẻ khiếm thính
CÂU 14 Đặc điểm giao tiếp của trẻ khiếm thính
ĐÁP ÁN
CÂU 1:Khái niệm tật điếc/khiếm thính
Trong ngôn ngữ phổ thông, điếc thường được hiểu là mất thính giác hoàntoàn, không nghe được chút nào cả hoặc giảm sút nhiều về thính giác, nghe không
rõ Đó cũng là định nghĩa trong các từ điển phổ thông
Trong ngành y, điếc có nghĩa là suy giảm hoặc mất toàn bộ hay một phần sứcnghe Trong giáo dục đặc biệt ta cũng sẽ sử dụng thuật ngữ này Thay cho thuật ngữđiếc ta còn gặp những thuật ngữ như Khiếm thính hay khuyết tật thính giác
Khái niệm trẻ khiếm thính
Trang 2Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), nếu trẻ có độ mất thính lực trung bình từ50dB trở lên, hay nói cách khác trẻ không nghe được trọn vẹn một câu nói (nóichuyện bình thường) ở khoảng cách 1m thì là trẻ khiếm thính Nếu trẻ có độ mấtthính lực trung bình trên 80dB, nghĩa là trẻ chỉ nghe được những tiếng động mạnh
kề sát tai thì thường được gọi là trẻ điếc, đi kèm theo điếc là bị mất ngôn ngữ - câm
Trong giáo dục đặc biệt, trẻ khiếm thính là những trẻ có khó khăn về nghe ởcác mức độ khác nhau làm ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ nói và giaotiếp Và gọi trẻ điếc đồng nghĩa với trẻ khiếm thính
CÂU 2: Các loại tật điếc
Nếu một trẻ bị giảm sức nghe thì điều đó có nghĩa là một bộ phần nào đó của
bộ máy thính giác bị tổn thương Sự tổn thương đó có thể xảy ra ở tai ngoài, tai
giữa hay tai trong.
Cách phân chia thông thường:
- Điếc dẫn truyền: Nếu việc giảm sức nghe là do bị tổn thương ở phần tai ngoài hay
tai giữa thì ta gọi đó là điếc dẫn truyền Do bị tổn thương mà việc dẫn truyền âm
thanh tới tai trong bị ảnh hưởng
- Điếc tiếp nhận: Việc giảm sức nghe có thể do bị tổn thưởng ở phần tai trong, khi đó
ta gọi là điếc tiếp nhận Nếu một trẻ bị giảm sức nghe nhưng không có vần đề gì ởtai ngoài hay tai giữa thì thường thường là do tổn thương ở tai trong nơi mà các tínhiệu điện tử được phát ra và sau đó được chuyển lên não
- Điếc hỗn hợp: Một số trẻ có thể vừa bị điếc tiếp nhận và vừa bị điếc dẫn truyền.
Trong trường hợp này ta gọi là điếc hỗn hợp
Cách phân chia khác:
- Điếc dẫn truyền: Việc giảm sức nghe là do bị tổn thương ở phần tai ngoài hay tai
giữa thì ta gọi đó là điếc dẫn truyền
- Điếc ốc tai: Việc giảm sức nghe là do bị tổn thương ở phần ốc tai
- Điếc sau ốc tai: Việc giảm sức nghe là do bị tổn thương ở phần dây thần kinh thính
giác và vùng thùy não
- Điếc trung ương: Việc giảm sức nghe là do tổn thương từ phần đồi thị Thalamus.
Trang 3số) được đo Nói cách khác, thính lực đồ cho ta biết cường độ âm thanh nhỏ nhất
mà ta có thể nghe được (ngưỡng nghe)
Có 4 mức độ mất sức nghe:
- Mức 1 (điếc nhẹ): độ điếc trung bình từ 20 - 40 dB
- Mức 2 (điếc vừa): độ điếc trung bình từ 41 - 70 dB
- Mức 3 (điếc nặng): độ điếc trung bình từ 71 - 90 dB
- Mức 4 (điếc sừu): độ diếc trung bình trên 90 dB
Điếc nhẹ: Một sự giảm thính lực được gọi ở mức nhẹ nếu độ giảm thính lực (độđiếc) trung bình từ 20 đến 40 dB Người bị điếc nhẹ nghe mọi âm thanh đều bị nhỏ
đi và không được rõ ràng như người có sức nghe bình thường Nguyên nhân có thể
do viêm tai giữa tiết dịch hay điếc tiếp nhận mức nhẹ Về phương diện giáo dục trẻ
bị điếc nhẹ có khó khăn về việc nghe trong môi trường có nhiều tiếng ồn Các kỹnăng đọc và hình thành ngôn ngữ bị ảnh hưởng Có thể trẻ phải đề nghị người nóinhắc lại ngay cả khi môi trường yên tĩnh Nếu độ điếc trung bình khoảng 40 dB thìviệc đeo máy trợ thính sẽ có tác dụng tốt
Điếc vừa: Độ điếc trung bình từ 41 đến 70 dB Nếu điếc trên khoảng 50-60 dB cónghĩa là điếc tiếp nhận đơn thuần hay điếc hỗn hợp vì điếc dẫn truyền đơn thuần tối
đa chỉ tới 60dB Một người bị điếc vừa cần được đeo máy trợ thính, nếu không cómáy trợ thính thì ngay cả khi môi trường yên tĩnh, tiếng nói bình thường sẽ chỉ ngheđược ở mức độ rất nhỏ, như tiếng thì thầm mà thôi Sự hình thành, phát triển ngônngữ và hiểu lời nói của trẻ bị điếc vừa cũng bị ảnh hưởng
Điếc nặng: Độ điếc trung bình từ 71 đến 90dB Trong trường hợp này chắc chắn làđiếc tiếp nhận, có khi kèm thêm điếc dẫn truyền Không bao giờ có điếc dẫn truyềnđơn thuần ở mức độ nặng Nếu không có máy trợ thính người điếc nặng không thểnghe được tiếng nói bình thường, ngay cả khi đeo máy trợ thính âm thanh ngheđược cũng không được hoàn chỉnh, âm thanh bị méo Nếu một trẻ bị điếc nặng bẩmsinh thì điều này ảnh hưởng rất lớn tới việc tiếp nhận và hiểu ngôn ngữ nói
Điếc sâu: Độ điếc trung bình lớn hơn 90dB Nếu không đeo máy trợ thính, người bịđiếc sâu không nghe được cả những âm thanh lớn ở rất gần Với một máy trợ thínhcông suất lớn âm thanh nghe được không được hoàn chỉnh và bị méo mó rất nhiều.Tuy nhiên một trẻ bị điếc sâu nhưng được chẩn đoán sớm, đeo máy trợ thính thíchhợp cùng với việc quản lý giáo dục thích hợp có thể sẽ được hội nhập tốt với trẻbình thường
CÂU 4: Những nguyên nhân gây ra tật điếc
Trang 4Những nguyên nhân đối với tai ngoài
a) Những nguyên nhân bẩm sinh
- Dị tật tai ngoài: Một số trẻ khi sinh ra ống tai có thể bị bịt lại hoàn toàn (atresia)
hay bị hẹp nhỏ lại (stenosis) Thêm vào đó vành tai ngoài có thể bình thường hoặc
bị nhỏ lại (microtia), hay một số trường hợp lại không có vành tai Các dị tật, dị
dạng bẩm sinh ở tai ngoài, tai giữa ở vùng hàm mặt cổ có thể do bệnh nhiễm sắcthể, bệnh của bào thai nhất là khi có dị dạng ở vành tai, ống tai Bởi vì không cóống tai hay ống tai bị hẹp cho nên âm thanh truyền tới tai trong bị nhỏ đi hơn so vớibình thường
b)Những nguyên nhân mắc phải
- Vật lạ: ống tai ngoài có thể bị một vật lạ bít kín Trẻ nhỏ có thể cho một vật vàotai, (hạt hay mẩu đồ chơi) Đôi khi côn trùng cũng bò vào tai Nếu ống tai bị bít lạithì sẽ ảnh hưởng tới việc dẫn truyền âm thanh đi qua ống tai để vào tới màng nhĩ.ống tai bị bít kín là nguyên nhân gây điếc dẫn truyền
- Ráy tai: Đôi khi ráy tai tích tụ lại và làm bít ống tai gây ảnh hưởng tương tựtrường hợp vật lạ vào ống tai Một nút ráy tai chưa gây ra nghe kém nhưng lúc đitắm, nước vào tai làm giãn nở nút ráy, bịt kín ống tai, triệu chứng nghe kém trở nên
rõ rệt Những vật lạ hay ráy tai bít ống tai có thể được lấy ra nhưng phải do người
có chuyên môn thực hiện với những dụng cụ y tế đã được khử trùng ống tai vàmàng nhĩ rất dễ bị tổn thương Người không có chuyên môn không nên tự lấy ráytai hay vật lạ ra Nếu sử dụng các dụng cụ không được khử trùng thì dễ dẫn đếnviêm tai
- Viêm tai ngoài: Đây là trường hợp viêm da ống tai ngoài Thường thường donhiễm vi khuẩn hay nhiễm trùng dạng nấm ống tai bị ẩm ướt là điều kiện thuận lợi
để vi khuẩn hay nấm phát triển Viêm tai ngoài thường xảy ra ở những tai đeo máytrợ thính Viêm tai ngoài nặng có thể dẫn đến việc bị giảm sức nghe
1.5.2 Những nguyên nhân đối với tai giữa
a) Những nguyên nhân bẩm sinh
- Hở hàm ếch: Trẻ bị hở hàm ếch thì tai giữa thường có vấn đề do chức năng vòi nhĩ
bị ảnh hưởng
- Các hội chứng: Khi một số tật bẩm sinh thường cùng xuất hiện thì ta miêu tả nónhư là một “hội chứng” Có một số hội chứng liên quan tới tật điếc:
o Hội chứng Đao – Trẻ mắc hội chứng Đao thường bị viêm tai giữa
o Hội chứng Treacher Collin’s – Trẻ mắc hội chứng Treacher Collin thường
bị thiếu hay biến dạng một hay nhiều xương con ở tai giữa
Trang 5o Pierre Robin Sequence - Đừy là hiện tượng trẻ bị viêm nhiễm tai giữa
nhiều lần dẫn tới việc bị điếc dẫn truyền
b) Những nguyên nhân mắc phải
- Viêm tai giữa cấp tính: có sự sưng tấy ở tai giữa nhưng trong hòm nhĩ không cóchất dịch Sự viêm nhiễm có thể hoặc có thể không xuất hiện Viêm tai giữa là hiệntượng phổ biến ở trẻ nhỏ đặc biệt là trong một hay hai năm đầu tiên Thông thường
bị viêm tai là do vòi nhĩ có vấn đề Vòi nhĩ thông thương từ tai giữa tới cuống họng.Chức năng chính của vòi nhĩ là dẫn không khí vào tai giữa Khi trẻ bị cảm lạnh,hoặc bị viêm phế quản thì màng thành của vòi nhĩ có thể bị sưng tấy lên làm cho vòinhĩ hoạt động không còn bình thường nữa Thông thường khi ta nuốt hoặc ngáp vòinhĩ mở ra đảm bao cho áp suất không khí ở tai giữa – phía sau màng nhĩ được cânbằng với áp suất không khí ở bên ngoài màng nhĩ – trong ống tai Khi áp suất haibên màng nhĩ cân bằng, màng nhĩ được di chuyển vào ra một cách thuận lợi Khi bịtắc vòi nhĩ, áp suất không khí trong tai giữa có thể thấp hơn so với áp suất khôngkhí ở tai ngoài Thành trong của hòm nhĩ là lớp màng nhầy (tương tự như lớp màng
ở khoang miệng) Màng nhầy hấp thu oxy từ lượng không khí ít ỏi của vòi nhĩ đượcdẫn vào tai giữa làm cho áp suất không khí giảm Khi đó màng nhĩ di chuyển khôngcòn được dễ dàng Điều này có thể làm ta cảm thấy hơi khó chịu nhưng thường làkhông bị đau đớn Sức nghe có thể bị ảnh hưởng
- Viêm tai giữa tiết dịch: Đây là hiện tượng tai giữa bị sưng tấy và hòm nhĩ có chấtdịch Nếu vòi nhĩ bị tắc trong một thời gian thì tai giữa có thể có chất dịch Hiệntượng này xảy ra như sau: Màng nhầy của thành hòm nhĩ luôn ẩm Nếu áp suấtkhông khí trong hòm nhĩ thấp thì chất dịch sẽ được tiết ra từ màng nhầy Ban đầuchất dịch này loãng như nước, sau đó đặc dần lên, có khi đặc lại như hồ Khi hòmnhĩ có chất dịch thì màng nhĩ và chuỗi xương con di chuyển không được dễ dàng.Điều này làm cho ta khó chịu và ảnh hưởng tới sức nghe Khi có chất dịch, tai giữa
có thể bị nhiễm trùng do vi khuẩn vào tai giữa theo đường vòi nhĩ hay có thể qua lỗthủng của màng nhĩ Việc nhiễm khuẩn ngày càng tăng dẫn tới các chất thải ở taigiữa càng nhiều, các chất thải này có xu hướng đẩy ra màng nhĩ nhiều hơn dẫn tớiđau tai Hiện tượng sốt sẽ xuất hiện
- Viêm tai giữa kèm theo thủng màng nhĩ: Nếu cứ để viêm tai giữa mà không chữatrị, áp suất tai giữa sẽ tăng và có thể làm thủng màng nhĩ, khi đó máu và mủ ở taigiữa sẽ chảy ra ngoài
- U lành tính có cholesteron: là hiện tượng da không bình thường mọc ở tai giữa mà
có thể do hậu quả của viêm tai giữa lặp đi lặp lại nhiều lần Thông thường, nhưngkhông phải tất cả, u lành tính có cholesteron chỉ ảnh hưởng một bên tai Dấu hiệu
Trang 6đầu tiên của u lành tính có cholesteron có thể là có mùi hôi tai, các triệu chứng khác
là điếc dẫn truyền, hoa mắt chóng mặt và các cơ mặt ở tình trạng yếu
- Xơ cứng tai vị thành niên: Xơ cứng tai là hiện tượng phát triển bất thường các môxương xung quanh cửa sổ bầu dục làm ngăn cản sự di động của xương bàn đạp vìthế ngăn cản sự dẫn truyền những dao động âm thanh đi vào chất dịch ở tại trong.Hiện tượng này xảy ra phổ biến là ở người lớn, bắt đầu phát triển ở tuổi trên dưới
ba mươi Cũng có khi xảy ra ở trẻ em Xương bàn đạp bị bất động dẫn tới điếc dẫntruyền
- Chấn thương do âm thanh: Một âm thanh ngắn với cường độ lớn như tiếng pháo
nổ hay tiếng súng có thể làm thủng màng nhĩ
1.5.3 Những nguyên đối với tai trong
Việc giảm sức nghe do tổn thương của tai trong gọi là điếc tiếp nhận Thôngthường là do các tế bào lông của ốc tai bị tổn thương hay thần kinh ốc tai hoạt độngkhông bình thường
a) Những nguyên nhân bẩm sinh
Những nguyên nhân do di truyền – trong thời kỳ bà mẹ mang thai: Đôi khicác vấn đề về tai trong là do di truyền về gen Một số ví dụ:
- Dị tật tai trong: Thể loại Siebenman: có tổn thương ở vỏ xương ốc tai kèm tổn
thương thứ phát của tế bào thính giác, hạch xoắn và sợi của dây thần kinh thính
giác Thể loại Scheibe: thiếu hoặc phát triển không đầy đủ các yếu tố giác quan của
tai trong như teo trụ ốc kèm tổn thương của ống ốc, của cơ quan Corti trong khi vỏ
xương của ốc tai vẫn nguyên vẹn Thể loại Mondini: có dị dạng vỏ xương của ốc tai
(tổn thương ở vòng xoắn cuối cùng), ngoài ra người ta còn quan sát thấy ống tiềnđình của ống ốc bị giãn và sự biến đổi của hai vịn ốc tai, sự teo của cơ quan Corti,
của dây thần kinh ốc tai và các hạch xoắn Thể Michel: tai trong không phát triển,
thể loại này đặc biệt hiếm gặp
- Các hội chứng: một số dị tật bẩm sinh cũng được tìm ra được miêu tả như là một
“hội chứng” Điếc tiếp nhận có thể là một dị tật của hai hội chứng Waardenberg và
Usher
Những nét đặc trưng nhất của hội chứng Waardenberg là: có chỏm tóc trắng,đồng tử của hai mắt khác màu (ví dụ: một mắt màu nâu, một mắt màu xanh) và điếctiếp nhận Nếu có điếc tiếp nhận thì có thể là do sự phát triển không bình thườngcủa ốc tai Tất cả các đặc điểm trên có thể không đồng thời xuất hiện trên một cáthể mang hội chứng đó
Trang 7Những nét đặc trưng nhất của hội chứng Usher là: giảm thị lực tiến triển vàđiếc dẫn truyền tiến triển, chậm phát triển trí tuệ, mất thăng bằng, rối loại tâm thần
và có khi còn xuất hiện chứng động kinh
Những nguyên nhân không phải di truyền - trong thời kỳ bà mẹ mang thai:
Những nhân tố có thể dẫn đến tổn thương tai trong trước khi đứa trẻ sinh ra:
- Mẹ bị nhiễm khuẩn: Có những nhiễm khuẩn bị người mẹ dung hợp trong thời kỳmang thai – ví dụ: giang mai bẩm sinh, vi rút huỷ tế bào tố, Rubella, toxoplasmosis
- Nhiễm độc thuốc: Có một số thuốc nếu bà mẹ sử dụng trong thơì kỳ mang thai cóthể ảnh hưởng tới ốc tai của thai nhi – ví dụ: thuốc lợi tiểu diuretics ethacrynic acid
và furosemide; aminoglycosides; nhóm kháng sinh neomycin, gentamycin;salicytates và quinine
Những nguyên nhân không phải di truyền – trong khi sinh
- Thiếu cân: đa số các trường hợp sinh thiếu cân (dưới 1500 gam) là liên quan đếnviệc sinh non (sinh trước 37 tuần thai nghén) Những trẻ sơ sinh thiếu cân thường
cần nuôi trong lồng ấp Hô hấp bị vấn đề có thể dẫn đến tình trạng thiếu ôxy (thiếu ôxy huyết) và có thể làm cho tai trong bị tổn thương Những trẻ sinh non thường có
lượng blirubin cao
- Bị ngạt (thiếu ôxy): Những trường hợp sinh khó có thể làm cho trẻ bị thiếu ôxy.Thiếu ôxy có thể làm tổn thương cấu trúc tai trong
- Tính không tương thích Rh (đối kháng nhóm máu): Các tế bào huyết dương Rh
của bào thai bị phá huỷ do kháng thể của người mẹ Điều này dẫn đến lượngblirubin của trẻ sơ sinh cao Lượng blirubin cao có thể có ảnh hưởng không tốt đếntai trong
b) Những nguyên nhân mắc phải
- Quai bị: là bệnh do vi rút, lây lan phổ biến ở trẻ nhỏ bao gồm sốt, đau đầu, đau tai
và sưng tấy các tuyến nước bọt và tuyến giáp Điếc tiếp nhận đơn phương (một bêntai), rất ít khi điếc hai bên tai
- Bệnh sởi: là bệnh do vi rút, lây lan phổ biến ở trẻ nhỏ Những đặc điểm của bệnhnày là có những chấm đỏ ở trên mặt và trên người Bệnh này có thể dẫn đến điếctiếp nhận
- Viêm màng não: là bệnh do màng xung não bị nhiễm trùng Viêm màng não có thể
do một số nguyên nhân như – vi khuẩn, virút, nấm Bệnh này có thể dẫn tới điếctiếp nhận
Trang 8- Nhiễm độc thuốc: Những thuốc gây độc đối với bào thai cũng gây độc đối với trẻnhỏ
- Chấn thương âm thanh: Tai trong có thể bị chấn thương vĩnh viễn do âm thanhngắn với cường độ lớn Nghe những âm thanh liên tục ở cường độ lớn sẽ làm tổnthương các tế bào lông ở ốc tai
2 Những đặc điểm cơ bản của trẻ khiếm thính
Theo khái niệm về khiếm thính như trên thì chúng ta có thể thấy rằng nhân tốchủ yếu quyết định các đặc điểm và đặc thù của khiếm thính là sự mất thính giác Vìvậy chúng ta cần phải xem xét thính giác, cảm giác nghe có ý nghĩa như thế nào đốivới cuộc sống của con người, cũng như sự mất sức nghe có ảnh hưởng như thế nàođến sự phát triển tâm lý
CÂU 5: Những đặc điểm về cảm giác, tri giác:
a) Khái niệm chung về cảm giác, tri giác:
Định nghĩa cảm giác, tri giác
- Cảm giác: Là quá trình nhận thức cảm tính, phản ánh những thuộc tính riêng lẻ
của các sự vật , hiện tượng đang tác động vào các giác quan của ta
- Tri giác: Là mức độ cao hơn của nhận thức cảm tính, phản ánh một hình ảnh
trọn vẹn về một vật thể hoặc hiện tượng nhất định
Đặc điểm của cảm giác, tri giác
- Phản ánh những dấu hiệu bên ngoài, trực quan của sự vật, hiện tượng
- Phản ánh một cách trực tiếp các sự vật, hiện tượng khi chúng đang trực tiếp tácđộng vào các giác quan của ta
- Phản ánh những dấu hiệu cá lẻ của sự vật, hiện tượng, chưa phản ánh các dấuhiệu bản chất, khái quát của các sự vật, hiện tượng cùng loại
- Cho ta biết một cách cảm tính về sự vật, hiện tượng
Phân loại cảm giác, tri giác:
- Cảm giác: bên ngoài (cảm giác thị giác/nhìn, thính giác/nghe, khứu giác/ngửi, vị
giác/nếm, mạc giác/da) và bên trong (cảm giác vận động và sờ mó, thăng bằng,cảm giác rung và cảm giác cơ thể)
- Tri giác: nhìn, nghe, vận động
b) Đặc điểm của cảm giác và tri giác thính giác ở trẻ khiếm thính:
Sự phát triển thính giác ở trẻ bình thường:
- Thính giác là cơ quan được thức tỉnh rất sớm ở trẻ sơ sinh và chỉ 10 phút sau khi
ra đời bé đã có khả năng nhận biết được tiếng nói của mẹ Dần bé phân biệt đượcmột số âm thanh khác nhau
Trang 9- 4 mức độ phát triển về nhận thức thể hiện ở thính giác của trẻ gồm: cảm nhậnban đầu về âm thanh bằng việc nhận ra âm thanh và phản ứng lại với âm thanh đó,
sự tập trung của thính giác về nơi phát ra âm thanh, phân biệt được những âm thanhkhác nhau, sự ghi nhớ và thông hiểu lời nói
Sự biểu hiện thính giác ở trẻ khiếm thính.
- Trẻ khiếm thính không bị mất cảm giác thính giác hoàn toàn, ngay cả ở trẻ điếcsâu vẫn còn lại một phần thính lực và khả năng nghe còn lại đáng kể
- Ngày nay trong giáo dục trẻ điếc đang áp dụng rộng rãi những phương tiện kỹthuật khác nhau giúp phát triển và kích thích cảm giác thính giác còn lại (Ví dụ:Máy trợ thính)
c) Đặc điểm của cảm giác và tri giác thị giác ở trẻ khiếm thính:
- Ở trẻ khiếm thính, do thiếu cảm giác nghe hoặc cảm giác nghe bị phá huỷ, cảmgiác thị giác và cảm giác vận động có một vai trò đặc biệt quan trọng Thị giác củatrẻ khiếm thính trở thành chủ đạo và chủ yếu trong việc nhận thức thế giới xungquanh và trong việc tiếp nhận ngôn ngữ
- Trẻ bình thường học nói chủ yếu dựa trên cảm giác nghe và vận động, còn tri giácthị giác đóng vai trò thứ yếu
- Điều này hoàn toàn ngược lại với trẻ khiếm thính Cùng với cảm giác vận động,cảm giác tri giác thị giác trở thành nền tảng để hình thành tiếng nói Thậm chí trẻkhiếm thính có thể tiếp nhận ngôn ngữ chỉ dựa trên tri giác thị giác
- Rất nhiều những nghiên cứu đã chứng minh rằng cảm giác và tri giác ở trẻ khiếmthính không kém so với trẻ nghe được, thậm chí còn tích cực và tinh nhạy hơn Bởivậy, trẻ khiếm thính thường để ý những chi tiết nhỏ của thế giới xunh quanh mà trẻbình thường không để ý đến
d) Đặc điểm của cảm giác, tri giác vận động và xúc giác ở trẻ khiếm thính.
Đặc điểm chung của cảm giác, tri giác vận động và xúc giác
- Cảm giác vận động phản ánh những biến đổi xảy ra trong các cơ quan vận động,báo hiệu về mức độ co của cơ và vị trí của các phần của cơ thể Tri giác vận độngphản ánh những biến đổi về vị trí của các sự vật trong không gian
- Cảm giác xúc giác gồm cảm giác tiếp xúc đụng chạm, cảm giác nhiệt độ và cảm giácvận động Nó biểu hiện khá tập trung ở dầu ngón tay và đầu lưỡi
Đặc điểm của cảm giác, tri giác vận động ở trẻ khiếm thính
- Ở trẻ khiếm thính, sự mất thính lực không chỉ ảnh hưởng xấu đến sự vận động của bộmáy hô hấp và sự phối hợp các động tác của cơ thể Vì vậy, trẻ khiếm thính thường vụng
về không khéo léo, rất khó khăn với những kỹ năng lao động và thể thao đòi hỏi sự phối
Trang 10hợp tinh tế và sự thăng bằng của các động tác Điều này được giải thích là do bộ máy tiềnđình cũng như những điểm cuối dây thần kinh của cơ quan vận động bị tổn thương.
- Cảm giác xúc giác gồm cảm giác tiếp xúc đụng chạm, cảm giác về nhiệt độ và cảm
giác về sự vận động Nó biểu hiện khá tập trung ở dầu ngón tay và đầu lưỡi
- Cảm giác rung là cảm giác do các dao động của không khí tác động lên bề mặt
thân thể tạo nên
- Ở trẻ điếc, mù và câm cảm giác, tri giác xúc giác có tính năng động và nhạy cảm đặcbiệt, chúng trở nên quyết định trong việc nhận thức thế giới của trẻ Trên cơ sở cảm giác,tri giác xúc giác này diễn ra quá trình giáo dục ngôn ngữ cho trẻ mù, điếc câm Cảm giácxúc giác có thể giúp người điếc, mù và câm nhận biết cảm xúc, tâm trạng của ngườixung quanh qua tiếp xúc cơ thể
- Trong các loại cảm giác xúc giác thì cảm giác xúc giác-rung thể hiện khá độc đáo và là
phương tiện quan trọng giúp trẻ tiếp nhận ngôn ngữ Đây là phương tiện quan trọng
trong tiếp nhận ngôn ngữ cho trẻ khiếm thính Vậy chúng ta đã biết gì về dạng cảmxúc này? Đầu thế kỷ 19, E.P Nauman đã nghiên cứu và chỉ ra những tính chất cơbản của loại cảm giác này như sau:
i Những cảm giác xúc giác-rung về bản chất là những cảm giác sơ đẳng, làmột bộ phận cấu thành của những dạng cảm giác khác
ii Sức nghe bình thường hạn chế và kìm hãm sự phát triển và sự nhạy béncủa những cảm giác và xúc giác rung
iii Về mặt tính chất, những cảm giác này gần với những cảm giác vận động
và những cảm giác về vị trí trong không gian
iv Giữa cảm giác nghe và cảm giác xúc giác - rung tồn tại một mối liên hệchức năng
- Chú ý đến đồ dùng trực quan trong quá trình dạy học
- Thị giác của trẻ khiếm thính có thể được luyện tập làm cho nó trở nên tích cực,nhanh nhạy hơn Cảm giác, tri giác thị giác là phương tiện quan trọng giúp trẻkhiếm thính nhận thức thế giới xung quanh, nên giữ gìn vào bảo vệ thị lực cho trẻkhiếm thính là nhiệm vụ không thể thiếu của nhà giáo dục trong quá trình dạy học
và giáo dục trẻ khiếm thính
Trang 11- Đối với trẻ khiếm thính, cảm giác vận động là phương thức duy nhất giúp trẻđiếc tự kiểm tra sự phát âm dựa trên cảm giác rung nhận được từ bộ máy phát âm;
là cơ sở hình thành ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ và ngôn ngữ hình miệng
- Cảm giác xúc giác – rung có thể áp dụng có kết quả trong giáo dục trẻ điếc vàviệc sử dụng chúng có khả năng làm cho ngôn ngữ nói trở nên mạch lạc hơn
- Tuy nhiên, để quá trình hình thành ngôn ngữ nói của trẻ khiếm thính đạt kết quảtốt, cần phải có sự kết hợp cảm giác, tri giác vận động và cảm giác xúc giác – rungđồng thời với các cảm giác, tri giác cuả các giác quan khác
CÂU 6: Một số đặc điểm trí nhớ của trẻ khiếm thính:
a) Khái niệm chung về trí nhớ:
Định nghĩa trí nhớ : Là sự phản ánh kinh nghiệm của con người bằng cách
ghi lại, giữ lại và tái hiện lại những điều con người đã tri giác trước đây
Các quá trình của trí nhớ:
- Ghi nhớ: là quá trình ghi lại những thông tin mà con người đã tri giác.
2 cách ghi nhớ: ghi nhớ có chủ định và không chủ định
2 loại ghi nhớ: ghi nhớ máy móc và ghi nhớ có ý nghĩa
- Sự tái hiện: là qúa trình làm sống lại những nội dung đã ghi nhớ từ trước Gồm
nhận lại, nhớ lại và hồi tưởng
- Quên: là mặt trái của tái hiện, là sự không tái hiện lại được nội dung đã ghi nhớ
vào thời điểm cần thiêt
b) Đặc điểm trí nhớ ở trẻ khiếm thính:
- Ghi nhớ có chủ định ở trẻ khiếm thính về vị trí của các đối tượng không thua
kém trẻ bình thường
- Trong quá trình ghi nhớ tư liệu: trẻ ít sử dụng thủ thuật so sánh mà trẻ ghi nhớ
dựa trên sự thiết lập mối liên hệ ý nghĩa giữa các đồ vật mới tri giác và hệ thống hìnhảnh đã có Khả năng ghi nhớ có ý nghĩa không bền vững, kém phân biệt so với trẻbình thường Nhưng bù lại, trẻ khiếm thính thường ghi nhớ tư liệu trực tiếp bằng thịgiác tốt hơn trẻ nghe được vì chúng có kinh nghiệm thị lực phong phú hơn
- Biểu tượng tương tự nhau ở trẻ khiếm thính diễn ra mạnh mẽ hơn ở trẻ nghe rõ.
- Với loại tư liệu khó biểu thị bằng lời: trẻ khiếm thính ghi nhớ kém hơn, nhưng
khi chúng có thể sử dụng chữ viết để biểu thị thì mức độ ghi nhớ của chúng khôngthua kém gì so với trẻ nghe được Hơn nữa trẻ không chỉ sử dụng cách biểu thịbằng lời mà còn bằng cử chỉ điệu bộ Điều này cũng có ý nghĩa tích cực đối với sựghi nhớ của chúng
- Khả năng ghi nhớ và nhớ lại từ, câu, mẩu chuyện:
Ghi nhớ từ: +) trẻ khiếm thính so với trẻ bình thường ghi nhớ không thua kém
Trang 12những từ trong phạm vi ghi nhớ bằng mắt, ghi nhớ kém những từ biểu thị hiệntượng âm thanh và ghi nhớ tốt hơn những từ biểu thị chất lượng đồ vật được tiếpnhận nhờ xúc giác.
+) Khi ghi nhớ từ, trẻ khiếm thính thường thay thế bằng từ khác gần nghĩa
nhưng sự thay thế này thường không hoàn thiện
+) D.M Maianxto: trẻ điếc khó khăn khi tiếp nhận các động từ và tính từ hơn
danh từ
Tái tạo câu: Trẻ điếc thường thay đổi trình tự các từ trong câu Đối với trẻ điếc
câu không phải luôn luôn quan niệm như đơn vị có ý nghĩa thống nhất Không hiếnkhi câu đối với trẻ điếc không như một cấu trúc hoàn chỉnh mà là một mớ từ ngữriêng lẻ Do đó, trẻ điếc tái tạo câu thường khó hơn tái tạo từ
Ghi nhớ và tái tạo câu chuyện: trẻ điếc không thể truyền đạt được nội dung câu
chuyên theo ngôn ngữ của mình Thiên hướng bám chặt lấy bài khoá và tái tạo máymóc từng chữ trong văn bản
- Các giai đoạn phát triển trí nhớ từ ngữ theo I.M Xoloviep:
GĐ1: kiểu trí nhớ lan truyền
GĐ2: ghi nhớ bao quát
GĐ3: ghi nhớ đầy đủ
Theo ông, trẻ điếc buộc phải có một thời gian dài dừng lại ở một mức độ để có khảnăng nâng lên mức cao hơn Trí nhớ của học sinh điếc được hoàn thiện trong quátrình hình thành ngôn ngữ và hoạt động
- Chú ý dạy trẻ khiếm thính cách truyền đạt nội dung theo ngôn ngữ của mình
CÂU 7: Một số đặc điểm về tưởng tượng ở trẻ khiếm thính
a) Khái niệm chung về tưởng tượng
Tưởng tượng: là quá trình xây dựng những biểu tượng mới trên cơ sở
những cái đã có trong kinh nghiệm của cá nhân hoặc của xã hội loài người
Những đặc điểm của tưởng tượng:
Tưởng tượng chỉ nảy sinh trước hoàn cảnh có vấn đề, ngay cả khi không đủđiều kiện giải quyết bằng tư duy
Tưởng tượng là quá trình nhận thức
Trang 13Tưởng tượng nảy sinh trên cơ sở những yêu cầu của cuộc sống Ngôn ngữ làphương tiện quan trọng phát triển tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng của con người.
b) Đặc điểm tưởng tượng tái tạo của trẻ khiếm thính:
Định nghĩa tưởng tượng tái tạo:
Tưởng tượng tái tạo: là loại tưởng tượng chỉ tạo ra những hình ảnh mới đối với cá
nhân người tưởng tượng và dựa trên sự mô tả của người khác
Tưởng tượng tái tạo ở trẻ khiếm thính:
- Chiếm vị trí quan trọng trong hoạt động nhận thức của trẻ điếc, tưởngtượng tái tạo là thành phần cần thiết của bất kỳ dạng công việc học tập nào Nhờtưởng tượng tái tạo, tầm hiểu biết của trẻ điếc được mở rộng đưa chúng tiếp xúc vớikho tàng kinh nghiệm của loại người
- Ngôn ngữ là phương tiện quan trọng phát triển tư duy trừu tượng và trítưởng tượng của con người Những thiếu hụt về ngôn ngữ và tư duy trừu tượng ở trẻkhiếm thính gây cho trẻ nhiều khó khăn trong việc hình dung những điều mà trẻchưa tri giác được, làm hạn chế vốn hiểu biết của trẻ về kinh nghiệm xã hội Vì thếtrẻ mất đi nguồn tư liệu giúp cho việc xây dựng những biểu tượng mới
- Một số trẻ khiếm thính khi tưởng tượng tái tạo chỉ nắm bắt được nội dungchung chung của những sự kiện được mô tả Ở chúng xuất hiện những hình tượngcủa nhiều sự vật riêng lẻ đã được tri giác trước đây còn giữ lại trong trí nhớ nhữngmẩu, đoạn thiếu mối liên hệ với nhau
c) Đặc điểm tưởng tượng sáng tạo của trẻ khiếm thính:
Định nghĩa tưởng tượng sáng tạo:
Tưởng tượng sáng tạo: là loại tưởng tượng xây dựng hình ảnh mới một cách độc
lập Hình ảnh này chẳng những mới đối với cá nhân người tưởng tượng mà còn mớivới sự tiến bộ xã hội
Tưởng tượng tái tạo và tưởng tượng sáng tạo có quan hệ chặt chẽ với nhau Nhữngcái mới chỉ xuất hiện khi yêu cầu phát triển đã chín muồi và bao giờ cũng xuất hiệntrong lòng những cái cũ Cho nên không thể tưởng tượng sáng tạo khi chưa cótưởng tượng tái tạo một cách nhuần nhuyễn
Tưởng tượng sáng tạo ở trẻ khiếm thính:
- Tưởng tượng sáng tạo ở trẻ điếc khó hình thành do hạn chế về giao tiếplàm cho chúng mất đi khối lượng thông tin cần thiết và mất đi những hiểu biết vềcác thủ thuật , cách thức xây dựng lại những biểu tượng đã có
- Nghiên cứu tưởng tượng sáng tạo của trẻ khiếm thính khi xây dựng lạimột bài thơ ngụ ngôn thể hiện rõ tính gò bó bởi những biểu tượng đã tiếp thu được
Trang 14trước đây, những khó khăn khi thay thế nhân vật, đặc biệt là bối cảnh diễn ra sựkiện ở trẻ khiếm thính
- Sự hình thành tư duy trừu tượng của trẻ khiếm thính thường chậm và nhữnghạn chế của sự phát triển ngôn ngữ làm cho trẻ khó thoát ra khỏi những ý nghĩa, hình ảnh
cụ thể của đối tượng , điều đó gây khó khăn cho sự hình thành hình tượng mới
d) Kết luận sư phạm:
- Hình thành và nâng cao khả năng tưởng tượng tái tạo của trẻ khiếm thính bằngviệc giúp các em minh hoạ những điều đã học bằng tranh vẽ, hình nặn
- Tổ chức các trò chơi sắm vai, chuyển câu chuyện thành kịch bản
- Tạo cho trẻ ham muốn tự đọc các tác phẩm văn học, kể chuyện sáng tạo bằngngôn ngữ của mình
- Chú ý phát triển ngôn ngữ và hình thành ở trẻ khiếm thính tư duy sáng tạo Đó
là cơ sơ, chất liệu cơ bản cho quá trình xây dựng các hình tượng/biểu tượng mới
CÂU 8: Một số đặc điểm tư duy ở trẻ khiếm thính:
a) Khái niệm chung về tư duy
Định nghĩa tư duy:
Tư duy – là quá trình nhận thức lý tính, phản ánh các dấu hiệu bản chất bên trong, các
mối liên hệ và quan hệ có tính quy luật mà con người chưa biết
Các loại tư duy: Theo lịch sử hình thành và mức độ phát triển của tư duy, có
thể chia tư duy làm 3 loại như sau:
- Tư duy trực quan- hành động: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được
thực hiện nhờ sự cải tổ thực tế các tình huống và nhờ các hành động hoạt động cóthể quan sát được
- Tư duy trực quan - hình tượng/ hình ảnh: là loại tư duy mà việc giải quyết
nhiệm vụ được thực hiện nhờ sự cải tổ tình huống chỉ trên bình diện hình ảnh
- Tư duy trừu tượng: là loại tư duy mà việc giải quyết nhiệm vụ được dựa trên sự sử
dụng các khái niệm, các kết cấu logic, được tồn tại và vận hành nhờ ngôn ngữ
b) Đặc điểm các loại tư duy ở trẻ khiếm thính:
- Tư duy trực quan- hành động: chiếm ưu thế trong hoạt động nhận thức và hoạt
động thực tế của trẻ khiếm thính do sự tham gia của ngôn ngữ vào dạng tư duy này làrất nhỏ Tư duy trực quan hành động của trẻ khiếm thính có liên hệ trực tiếp với hoạtđộng, với tri giác của nó và thể hiện trong quá trình thao tác thực hành với vật thể khiđứa trẻ chia cắt, lắp đặt các bộ phận của vật thể được tri giác
- Tư duy trực quan - hình tượng/ hình ảnh: được đặc trưng ở chỗ nó phụ thuộc
vào tri giác Kiểu tư duy này dựa trên tư liệu trực quan, cảm tính - cụ thể, phản ảnhnhững nét cụ thể, đơn nhất và cá biệt của sự vật Ở trẻ khiếm thính, trước thời gian
Trang 15tiếp nhận ngôn ngữ và trong cả quá trình thu nhận ngôn ngữ còn có một thời giandài dừng lại ở mức độ tư duy trực quan - hình tượng Sự diễn đạt bằng hình tượngđược trẻ khiếm thính tri giác với nội dung sự vật theo nghĩa đen của nó, gây khókhăn cho việc đi sâu vào ý nghĩa khái niệm của nó và cho việc nhận thức ý nghĩakhái quát của nó Trẻ khiếm thính khó hiểu được những ý nghĩa tiềm ẩn.
- Tư duy trừu tượng: đặc trưng ở chỗ nó diễn ra trong những khái niệm trừu
tư-ợng, nó phản ánh những nét chung nhất, bản chất nhất của các sự vật, các hiện ượng của hiện thực Sự khiếm khuyết về ngôn ngữ, và ngay cả việc tiếp nhận ngônngữ muộn cũng có ảnh hưởng đáng kể đến sự hình thành các khái niệm và do đóảnh hưởng đến cả tư duy trừu tượng Những nghiên cứu của I.M.Xôlôviep,G.I.Siphơ đã chỉ ra rằng trẻ điếc chậm phát triển cả những thao tác tư duy khác: trừutượng hoá, khái quát hoá
c) Các thao tác tư duy và đặc điểm của chúng ở trẻ khiếm thính:
Các thao tác tư duy:
- Thao tác phân tích-tổng hợp : Phân tích là quá trình dùng trí óc để phân chia đối
tượng nhận thức thành các bộ phận, các thành phần khác nhau Tổng hợp là quátrình dùng trí óc để hợp nhất các thành phần đã được tách rời nhờ sự phân tíchthành một chỉnh thể Đây là hai quá trình có quan hệ qua lại mật thiết, tạo thành sựthống nhất không tách rời
- Thao tác so sánh: là quá trình dùng trí óc để xác định sự giống nhau hay khác
nhau, sự đồng nhất hay không đồng nhất, sự bằng nhau hay không bằng nhau giữacác đối tượng nhận thức
- Thao tác trừu tượng hoá, khái quát hoá: Trừu tượng hoá là quá trình dùng trí óc
để gạt bỏ những mặt, những thuộc tính, những liên hệ thứ yếu, không cần thiết, chỉgiữ lại những yếu tố cần thiết cho tư duy Khái quát hoá là quá trình dùng trí óc đểhợp nhất nhiều đối tượng khác nhau thành một nhóm, một loại theo những thuộctính, những liên hệ, quan hệ chung nhất định
Đặc điểm các thao tác tư duy ở trẻ khiếm thính
- Thao tác phân tích-tổng hợp:
Trẻ khiếm thính có hạn chế trong thao tác phân tích và tổng hợp do sự pháttriển không hoàn thiện về ngôn ngữ Đôi khi trẻ tiến hành phân tích một đốitượng theo một chiều hướng nhưng lại tổng hợp theo chiều hướng khác
G.Sipho nghiên cứu sự phụ thuộc của thao tác tổng hợp vào tính toàn diện và
tỉ mỉ của thao tác phân tích
- Thao tác so sánh:
Quan niệm trẻ điếc không có khả năng so sánh
Trang 16 Trẻ điếc có khả năng so sánh nếu sớm tạo cho trẻ những điều kiện thuận lợi
Thao tác so sánh ở trẻ khiếm thính không bằng trẻ bình thường, trẻ ít nhậnthấy cái khác nhau, giống nhau trong các vật thể và thường để ý nhiều hơn về
sự khác nhau
Trẻ khiếm thính thường khó xem xét cùng một đặc trưng dưới hai góc nhìnkhác nhau
- Thao tác trừu tượng hoá, khái quát hoá: G.Sipho, I.M Xoloviep: trẻ điếc đặc
biệt gặp khó khăn trong các thao tác trừu tượng hoá và khái quát hoá do trẻ thườngchú ý đến những thuộc tính bên ngoài, không quan trọng và sự nghèo nàn của ngônngữ
d) Kết luận sư phạm:
- Việc giáo dục trẻ khiếm thính để hình thành tư duy bậc cao đòi hỏi thời gian ương đối dài, sự chuẩn bị kiên trì và công phu
t Phát triển ngôn ngữ góp phần hình thành và phát triển tư duy
- Chú ý tạo môi trường giúp trẻ học các thao tác tư duy, hình thành và phát triển
thao tác khái quát hoá, trừu tượng hoá
CÂU 9: Đặc điểm ngôn ngữ của trẻ khiếm thính:
a) Những vấn đề chung về ngôn ngữ
Tiếng nói và ngôn ngữ là công cụ mạnh mẽ để nhận thức thế giới xungquanh Nhờ từ ngữ, con người có khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá Conngười có thể nhận thức cả những đặc tính của thế giới xung quanh mà sự quan sát,tri giác không thể cảm nhận được Sự phát triển trí tuệ của trẻ phụ thuộc nhiều vàongôn ngữ Đứa trẻ nắm được ngôn ngữ, trong quá trình giao tiếp có thể biết nhữngđặc tính của những vật xung quanh nó Nó luôn luôn đặt những câu hỏi với ngườixung quanh và nhận được những câu trả lời, thu nhận được những kinh nghiệm củangười lớn Vào thời điểm 2-3 tuổi, quá trình phát triển tiếng nói và tư duy diễn rađặc biệt mãnh liệt Ngôn ngữ liên hệ chặt chẽ với tư duy Mối liên hệ này thể hiệntrước hết ở chỗ: tiếng nói là công cụ của tư duy ý nghĩ của chúng ta xuất hiện vàhình thành trên cơ sở tiếng nói Không có những ý nghĩ trần trụi, thiếu vỏ bọc ngônngữ Tư duy bằng ngôn ngữ là hoàn thiện nhất vì nó có khả năng trừu tượng hoákhông giới hạn
Từ vựng và cấu trúc ngữ pháp là những bộ phận quan trọng cấu thành tiếngnói Từ vựng đôi khi còn gọi là “vật liệu xây dựng” của tiếng nói Từ vựng cànggiàu thì tiếng nói càng phong phú Nhưng chỉ có riêng từ vựng thì chưa tạo thànhđược ngôn ngữ, nó chỉ trở thành sức mạnh thực tế khi nó được sử dụng theo ngữpháp, làm cho ngôn ngữ của chúng ta trở nên có cấu trúc và có nghĩa Một yếu tố rất
Trang 17quan trọng của tiếng nói chúng ta là cái vỏ âm thanh, thành phần ngữ âm Cái vỏ âmthanh của tiếng nói dường như là “cái vỏ vật chất” của nó Chúng ta chỉ có thể diễnđạt ý nghĩ nhờ bọc chúng vào vỏ bọc âm thanh hay là cái vỏ đồ hoạ (chữ viết) Hơnnữa, trong mỗi từ đều có yếu tố khái quát Chính điều đó mở rộng khả năng giaotiếp và nhận thức Sắc thái xúc cảm của từ là yếu tố rất quan trọng, song còn ít đượcnhận thấy, dường như bị che lấp Chúng ta không đặc biệt coi trọng nó trong cuộcsống hàng ngày, nhưng ở đâu mà nhu cầu ngôn ngữ tăng lên, ở đâu mà từ có vai tròđặc biệt để diễn đạt sắc thái của ý nghĩ thì yếu tố đó của từ có vai trò rất cơ bản, ví
dụ sự sáng tạo trong ngôn ngữ thơ ca
Sự phá huỷ thành phần từ của ngôn ngữ cũng có thể biểu hiện ở những hìnhthức khác nhau Trường hợp nặng nhất là hoàn toàn không có khả năng tự chiếmlĩnh được từ (trường hợp điếc hoàn toàn) Trong những trường hợp khác thì điều đó
có thể biểu hiện ở sự nghèo nàn và cực kỳ hạn chế của từ vựng, sự dùng từ khôngsát đúng với ý nghĩa cơ bản của nó Những thiếu sót tương tự thường gặp ở nhữngđứa trẻ bị giảm sức nghe, cũng như những trẻ thiếu ngôn ngữ Trên cơ sở sự pháhuỷ ngôn ngữ nói thường xuất hiện sự phá huỷ ngôn ngữ viết và cấu trúc ngữ phápcủa nó ở những đứa trẻ bị phá huỷ sức nghe, chúng thường thể hiện chứng viết khó
và chứng mất ngữ pháp Trong trường hợp bị chứng viết khó, thành phần chữ cáicủa từ bị bóp méo Những chữ cái riêng lẻ thường bị bỏ qua, thay thế hoặc đổi chỗcho nhau Những sự phá huỷ này có thể liên hệ không chỉ với những thiếu sót của
sự tiếp nhận âm thanh và phân tích âm, mà còn liên hệ với sự phá huỷ cảm giác vàtri giác, thị giác hay cảm giác và tri giác vận động
b) So sánh sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ khiếm thính và trẻ bình thường.
Có thể so sánh theo 3 giai đoạn:
Tuổi nhà trẻ (dưới 3 tuổi)
- Trẻ bình thường: Ngay từ những tháng đầu, cơ quan thính giác đã có sự chuẩn
bị để trẻ tiếp thu ngôn ngữ nói Trẻ phát ra những tiếng kêu, máy môi, bập bẹ vàbiết hướng sự chú ý về hướng phát ra âm thanh Khoảng 6-8 tháng tuổi, ở trẻ bắtđầu phát triển ngôn ngữ thụ động Sau 1 năm tuổi, trong ý thức của trẻ hình thànhmối liên hệ liên tưởng giữa từ và vật thể được gọi tên
- Trẻ khiếm thính: Giai đoạn đầu khó phân biệt trẻ điéc hay không điếc do ở trẻ điếc
cũng phát ra những âm phản xạ, máy môi và bập bẹ Sự khác biệt thể hiện rõ hơn sau 1tuổi khi trẻ bình thường bắt đầu hình thành ngôn ngữ chủ động ở trẻ khiếm thính, dokhông nghe thấy tiếng nói, nên trẻ dừng lại ở giai đoạn bập bẹ
Trang 18 Tuổi mẫu giáo
- Trẻ bình thường: Giai đoạn phát triển ngôn ngữ chủ động Nhờ thính giác, trẻ
tiếp nhận được lời nói của những người xung quanh, bắt chước để học nói Dần dầntrẻ biết cấu tạo âm của từ tuy còn phát âm sai nhiều âm Cuối tuổi mẫu giáo, trẻ dầnbiết cách tự điều chỉnh để phát âm đúng Vốn từ tăng đáng kể, có thể đạt tới 3.000từ
- Trẻ khiếm thính: Do không nghe được nên trẻ không thể bắt chước và tự học
nói Tuy nhiên do nhu cầu giao tiếp của trẻ điếc cũng phát triển mạnh mẽ như trẻbình thường nên ở trẻ điếc nảy sinh hệ thống giao tiếp độc đáo Trẻ bắt đầu dùngnhững điệu bộ và dấu hiệu tự nhiên, sau đó là sáng tạo ra các dấu hiệu khác để giaotiếp với những người xung quanh
Tuổi đến trường (từ 6 tuổi)
- Trẻ bình thường: được dạy và biết cách phân tích thành phần cấu trức của ngôn
ngữ, làm quen với chữ viết Vốn từ phát triển Trẻ học các kỹ năng sử dụng ngônngữ chính xác và tự làm giàu vốn ngôn ngữ của mình
- Trẻ khiếm thính: khó khăn trong việc hình thành ngôn ngữ nói và kỹ năng dùng
ngôn ngữ
Độ tuổi càng lớn thì khoảng cách về ngôn ngữ giữa trẻ khiếm thính và trẻ bìnhthường càng lớn Tuy nhiên, nếu trẻ khiếm thính được can thiệp kịp thời và đượchưởng những điều kiện chăm sóc và giáo dục đặc biệt, thì sự khác biệt này sẽ giảm
đi đáng kể
c) Đặc điểm tâm lý của sự phát triển ngôn ngữ nói và viết ở trẻ khiếm thính
Đặc điểm ngôn ngữ nói ở trẻ khiếm thính
- Ngôn ngữ nói được hình thành và phát triển trong quá trình giao tiếp và sựtiếp nhận ngôn ngữ nói diến ra chủ yếu trên cơ sở thính giác Do vậy trẻ khiếmthính không thể học được ngôn ngữ nói như trẻ bình thường nếu không có sự hỗ trợđặc biệt nào
- Ngôn ngữ nói ở trẻ khiếm thính dừng lại ở giai đoạn bập bẹ và không họcnói được như trẻ bình thường Vốn từ phát triển theo một tiến trình gian khổ, chậmchạp và theo khuôn mẫu
- Trẻ thường không có kỹ năng dùng ngôn ngữ nói để giao tiếp (không biết
sử dụng cách ngắt quãng luồng khí, cách thở… khi phát âm)
o Giọng: phần lớn trẻ khiếm thính phát âm với giọng không bình thường, khó
nghe: giọng mũi, giọng cao, giọng yếu, giọng khàn
o Phát âm: lỗi về phát âm của trẻ khiếm thính thường mắc trong giai đoạn hình
thành ngôn ngữ (2-3 tuổi) Ngoài ra trẻ còn phát âm không đúng, không phân
Trang 19biệt những âm gần nhau (nghe gần giống nhau) nh t/đ, b/m Phần lớn trẻ phát âmsai phụ âm
o Thanh điệu: hầu hết trẻ khiếm thính nói khó đúng các thanh điệu của tiếng Việt,
thường trẻ chỉ sử dụng đựơc 2-3 thanh cơ bản, dễ (thanh không, sắc, huyền)
o Ngữ điệu: Trẻ khiếm thính hay nói rời rạc, ngắt từng tiếng một, lên xuống tuỳ
- Ngôn ngữ viết cho con người khả năng ghi lại những kinh nghiệm đã đạt được
và truyền cho các thế hệ tiếp theo
- Theo quan điểm của tâm lý học, ngôn ngữ viết là một hình thức ngôn ngữ phứctạp và khó hơn ngôn ngữ nói, nó trừu tượng hơn nên trẻ thưuờng tiếp thu ngôn ngữviết chậm hơn ngôn ngữ nói Thông thường trẻ làm quen với hình thức viết khi vàotrường học
o Ngôn ngữ viết ở trẻ khiếm thính:
- Đối với trẻ khiếm thính ngôn ngữ viết ở một vài mặt có ưu thế hơn ngôn ngữnói Để tiếp nhận nó không cần đến thính giác mà cần đến sự tham gia của cơ quanthị giác và vận động Ngoài ra, trong việc tiếp thu ngôn ngữ viết, trẻ khiếm thínhkhông tốn nhiều năng lượng tâm lý như khi hình thành ngôn ngữ nói Nên đối vớitrẻ khiếm thính ngôn ngữ viết thường được tiếp thu song song với ngôn ngữ nóihoặc trước một chút
- Tuy nhiên, ngôn ngữ viết đòi hỏi phải lựa chọn những từ diễn đạt chính xác, cáccâu và ý phải tuân theo một trình tự lôgic rất chặt chẽ, hợp lý Trẻ khiếm thính cóthể hoàn toàn không có khả năng tự chiếm lĩnh được từ (ở trẻ điếc hoàn toàn) hoặc
có vốn từ rất hạn chế hay không biết cách dùng từ Chứng viết khó thường thấy ởtrẻ khiếm thính có thể là sự bóp méo thành phần chữ cái của từ, bỏ qua những chữcái riêng lẻ, sự thay thế hoặc đổi chỗ các từ, thành phần của câu
- Trẻ khiếm thính khi tiếp thu ngôn ngữ viết không có hình tượng cấu âm chuẩnmực gây cho trẻ nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận cấu trúc ngữ pháp của câu
- Điều khó khăn nhất với trẻ khiếm thính là việc tiếp nhận cấu trúc ngữ pháp của
câu, tiếp nhận những quy tắc của các cụm từ, mối liên hệ ngữ pháp của các từ.Những công trình nghiên cứu của G.I Sipho, T.V Radanova đã cho thấy, ở trẻkhiếm thính có hiện tượng ”phi ngữ pháp” Trẻ có thể dùng từ không đúng với ýnghĩa cơ bản của nó, làm sai lệch cấu âm của từ, bỏấmót thành phần câu Trong