MỞ ĐẦU “Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo” là nội dung mới được thực hiện theo thông tư số 46/2020/TT-BGDĐT về Chương trình giáo dục quốc phòng
Trang 1UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HẢI PHÒNG
Bài giảng
NHÌN, NGHE, PHÁT HIỆN ĐỊCH, CHỈ THỊ MỤC TIÊU, TRUYỀN TIN LIÊN LẠC, BÁO CÁO (Dùng cho học sinh PTTH, học tập tại TT GDQP&AN – Trường ĐH Hải Phòng)
Mã số: BGGD 2023 09
Chủ biên: Lại Đình Khoa Đơn vị: Trung tâm giáo dục Quốc phòng và An ninh
Hải Phòng, Năm 2023
Trang 2MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương 1 Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY 2
1.1 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU 2
1.1.1 Mục đích 2
1.1.2 Yêu cầu 2
1.2 NỘI DUNG HUẤN LUYỆN 2
1.3 THỜI GIAN: 3 tiết 2
1.4 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP 2
1.4.1 Tổ chức: 2
1.4.2 Phương pháp: 2
1.5 ĐỊA ĐIỂM : 3
1.6 BẢO ĐẢM 3
1.6.1 Giảng viên 3
1.6.2 Sinh viên 3
Chương 2 THỰC HÀNH HUẤN LUYỆN 4
2.1 THỦ TỤC THAO TRƯỜNG 4
2.1.1 Tập trung đội hình, kiểm tra quân số, báo cáo cấp trên (nếu có) 4
2.1.2 Quy định trật tự vệ sinh thao trường và quy định bảo đảm an toàn 4
2.1.3 Phổ biến kí tín hiệu luyện tập và quy ước tượng trưng 4
2.2 HẠ KHOA MỤC 5
2.3 PHỔ BIẾN PHƯƠNG ÁN TẬP 5
2.3.1 Điểm đứng, phương hướng, địa hình, vật chuẩn (chỉ tại thực địa) 5
2.3.2 Tình hình địch 5
2.3.3 Tình hình ta 6
2.4 NHÌN, NGHE, PHÁT HIỆN ĐỊCH, CHỈ THỊ MỤC TIÊU 7
2.4.1 Ý nghĩa 7
2.4.2 Yêu cầu 7
Trang 32.5 TRUYỀN TIN LIÊN LẠC, BÁO CÁO 12
2.5.1 Ý nghĩa 12
2.5.2 Yêu cầu 12
2.5.3 Cách truyền lệnh và báo cáo 12
2.6 CÂU HỎI ÔN TẬP 14
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 15
Trang 4MỞ ĐẦU
“Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo” là nội dung mới được thực hiện theo thông tư số 46/2020/TT-BGDĐT
về Chương trình giáo dục quốc phòng và an ninh nhằm trang bị thêm kiến thức cho học sinh về nội dung nhìn nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu truyền tin liên lạc báo cáo; vận dụng trong quá trình học tập nội dung chiến thuật từng người đồng thời làm cơ sở để vận dụng vào thực tiễn chiến đấu khi
có các tình huống xảy ra
“Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo” là nội dung có ý nghĩa hết sức quan trọng giúp từng người nắm chắc mọi
tình hình có liên quan đến hành động chiến đấu Phát hiện địch và chỉ thị mục tiêu chính xác là điều kiện hết sức quan trọng để giúp ta cũng như đồng đội và người chỉ huy xử trí mọi tình huống trong chiến đấu nhanh chóng và chính xác
Bài giảng “Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo” được biên soạn cho đối tượng là học sinh phổ thông trung học,
học tập giáo dục quốc phòng tại trung tâm GDQP&AN Trường Đại học Hải Phòng
Trang 5Chương 1 Ý ĐỊNH GIẢNG DẠY 1.1 MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1.1.1 Mục đích
Trang bị thêm kiến thức cho học sinh về nội dung nhìn nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu truyền tin liên lạc báo cáo; vận dụng trong quá trình học tập nội dung chiến thuật từng người đồng thời làm cơ sở để vận dụng vào thực tiễn chiến đấu khi có các tình huống xảy ra
1.1.2 Yêu cầu
- Nắm chắc được ý nghĩa, yêu cầu, nội dung về nhìn nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu, truyền tin liên lạc, báo cáo
- Vận dụng một cách linh hoạt trong quá trình học tập nội dung chiến
thuật tại trung tâm đạt kết quả cao
1.2 NỘI DUNG HUẤN LUYỆN
a Nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu
b Truyền tin liên lạc báo cáo
1.3 THỜI GIAN: 3 tiết
1.4 TỔ CHỨC VÀ PHƯƠNG PHÁP
1.4.1 Tổ chức:
- Huấn luyện theo đội hình đại đội do đại đội trưởng trực tiếp huấn luyện
- Khi luyện tập theo đội hình tiểu đội, trung đội do tiểu đội trưởng, trung đội trưởng duy trì
1.4.2 Phương pháp:
a Chuẩn bị huấn luyện:
- Nghiên cứu tài liệu, viết giáo án, thục luyện giáo án
- Đối với bồi dưỡng cán bộ: thống nhất động tác, phương pháp duy trì luyện tập
- Đối với đội mẫu
b Thực hành huấn luyện:
Trang 6- Khi giảng nguyên tắc: phân tích từng vấn đề, gắn với địa hình, phương án tập và kinh nghiệm chiến đấu
- Huấn luyện động tác theo trình tự 6 bước (nêu tên động tác và thời gian, trường hợp vận dụng, nêu tình huống, hướng dẫn động tác, luyện tập, nhận xét) Kết hợp nói và làm theo 3 bước (làm nhanh- làm chậm phân tích từng cử động- làm tổng hợp)
- Luyện tập theo phương pháp đội ngũ chiến thuật, lấy thực hành làm chính, chú trọng làm mẫu động tác và hướng dẫn hành động tập cho chiến sĩ
- Tùy từng nội dung và trình độ tiếp thu của chiến sĩ, có thể huấn luyện 2- 3 động tác rồi mới tổ chức luyện tập
1.5 ĐỊA ĐIỂM :
Thao trường chiến thuật của Trung tâm
1.6 BẢO ĐẢM
1.6.1 Giảng viên
- Giáo án đã được phê duyệt
- Cờ huấn luyện, còi, mõ quay
1.6.2 Sinh viên
- Trang phục đúng quy định VKTB theo biên chế
Trang 7Chương 2 THỰC HÀNH HUẤN LUYỆN
2.1 THỦ TỤC THAO TRƯỜNG
2.1.1 Tập trung đội hình, kiểm tra quân số, báo cáo cấp trên (nếu có)
2.1.2 Quy định trật tự vệ sinh thao trường và quy định bảo đảm an toàn
- Khu vực học tập, nghỉ ngơi, xếp đặt VKTB
- Chấp hành quy định chung, vệ sinh thao trường
- Xử lý tình huống xảy ra
2.1.3 Phổ biến kí tín hiệu luyện tập và quy ước tượng trưng
* Ký tín hiệu
- Bắt đầu tập: 1 hồi còi dài kết hợp cờ đỏ, cờ xanh giơ song song trên đầu, khẩu lệnh “Bắt đầu tập”
- Dừng tập (sửa tập): 2 hồi còi dài kết hợp cờ đỏ chỉ vào bộ phận nào và khẩu lệnh “Dừng tập” thì bộ phận đó dừng tập, sửa tập
- Thôi tập: 3 hồi còi dài kết hợp cờ đỏ, cờ xanh quay tròn trên đầu và khẩu lệnh “Thôi tập”
* Điều khiển tập:
- Cờ đỏ: Điều khiển quân đỏ (người tập)
- Cờ xanh: Điều khiển quân xanh (người phục vụ)
- Cờ vàng: Điều khiển hỏa lực
- Di chuyển theo hướng cờ phất: Khi cờ xanh hoặc cờ đỏ chỉ vào vị trí nào, quân xanh hoặc quân đỏ tại vị trí quan sát hành động của người chỉ huy
+ Cờ phất sang phải (trái): Quân xanh hoặc đỏ sang phải (trái)
+ Cờ đưa từ trước về sau: Quân xanh hoặc đỏ tiến
+ Cờ đưa từ sau ra trước: Quân xanh hoặc đỏ lùi
+ Cờ chỉ xuống đất: Quân xanh hoặc đỏ ngồi xuống
+ Cờ chỉ lên trên: Quân xanh hoặc đỏ đứng dậy
+ Khi hai cờ bắt chéo nhau: Là ý định của người chỉ huy đạt được
Trang 8* Quy ước tượng trưng
- Cờ chỉ huy
+ Cờ đỏ: Chỉ huy quân đỏ (người tập)
+ Cờ xanh: Chỉ huy quân xanh (người phục vụ)
+ Cờ vàng: Chỉ huy hoả lực
- Bia tượng trưng
+ Bia số 6: Tượng trưng 1 đến 2 tên địch
+ Bia số 7: Tượng trưng 3 đến 5 tên địch
+ Mõ quay: Tượng trưng hoả lực bắn thẳng của địch
+ Còi thổi 2 tiếng liên tục: Tượng trưng hoả lực ta bắn
2.2 HẠ KHOA MỤC
+ Mục đích, yêu cầu
+ Nội dung
+ Thời gian
+ Tổ chức, phương pháp
2.3 PHỔ BIẾN PHƯƠNG ÁN TẬP
2.3.1 Điểm đứng, phương hướng, địa hình, vật chuẩn (chỉ tại thực địa)
2.3.2 Tình hình địch
- Để thực hiện ý định đánh chiếm khu dân cư Khúc Trì và Khu vực Trường Đại học Hải Phòng Dự kiến 2- 3 ngày tới địch tăng cường thực hiện các biện pháp trinh sát trên không mặt đất, hàng ngày sử dụng máy bay trinh sát kết hợp các toán biệt kích thám báo và bọn phản động nội địa hoạt động ở khu Phường Trần Thành Ngọ, Ngọc Sơn nhằm phát hiện ra lực lượng trú quân của ta ở khu vực Trường Đại học Hải Phòng
- Dự kiến:
+ Hướng tiếp cận chủ yếu từ Cổng C vào khu vực sân bóng vào khu vực Ký túc xá TTGDQP&AN
Trang 9+ Hướng tiếp cận thứ yếu từ khu vực cổng A vào khu vực hiệu bộ vào khu vực làm việc của BGĐ và các Phòng, Khoa Trung tâm GDQP&AN
2.3.3 Tình hình ta
a Nhiệm vụ của cấp trên, bạn địa phương có liên quan
- bBB1 trú quân ở khu vực Hiệu bộ nhà thi đấu đa năng, dãy nhà A6 ; bBB2 trú quân ở khu vực vườn keo; bBB3 trú quân trong khu vực TTGDQP&AN aBB1 và aBB2 làm nhiệm vụ chuẩn bị chiến đấu cho trunng đội; aBB3 làm nhiệm vụ nhìn, nghe, phát hiện địch cho bBB3; 1,2/aBB3 làm nhiệm vụ nhìn, nghe, phát hiện địch cho tiểu đội 3/aBB3 làm nhiệm vụ dự bị sẵn sàng nhận nhiệm vụ của tiểu đội
b Nhiệm vụ của tổ (Tổ 2) và ý định nhìn, nghe, phát hiện địch của tổ trưởng
- Nhiệm vụ của tổ BB2: Được trang bị súng AK, 1 số vật chất chiến
đấu, đảm nhiệm bộ phận nhìn, nghe, phát hiện địch từ khu vực cổng chính qua phía trước cửa hội trường lớn qua cổng phụ đến trạm điện, có nhiệm vụ xây dựng công sự trận địa nhìn, nghe, phát hiện địch và thực hành nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu kịp thời báo cáo cấp trên và xử trí các tình huống
- Ý định nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu của tổ trưởng
+ Phương pháp nhìn, nghe, phát hiện địch: Triệt để lợi dụng địa hình và công sự nhìn, nghe, phát hiện địch đã xây dựng, tích cực quan sát nắm chắc tình hình địch, phát hiện kịp thời những người lạ mặt, những hiện tượng làm
lộ bí mật trong khu vực nhìn, nghe, phát hiện địch, bảo đảm an toàn cho đơn
vị trú quân Quá trình nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu kịp thời báo cáo cấp trên và xử trí các tình huống xảy ra
+ Tổ chức thành 2 vị trí nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu: + Vị trí 1: Lô cốt trước hội trường lớn do chiến sĩ số 1 đảm nhiệm
+ Vị trí 2: Cổng phụ trung tâm
+ Tổ trưởng Tại vị trí tầng 2 cầu thang chỉ huy đại đội 1 lên
Trang 10+ Phạm vi quan sát từ VC1 – VC4
+ Thời gian nhìn, nghe, phát hiện địch: Ca 1 Từ 07.00 đên 21.00 hàng ngày Ca 2 từ 21.00 đến 07.00 Ngày hôm sau (do tổ bạn đảm nhiệm)
* Nhiệm vụ cụ thể của từng chiến sĩ
- Chiến sĩ số 4 (tập bài): Có nhiệm vụ nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu vị trí gác số 01 của tiểu đội phạm vi quan sát từ VC01 - VC03 Quá trình nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu quan sát phát hiện địch, kịp thời báo cáo cấp trên Bắt sống hoặc tiêu diệt lực lượng địch vào trinh sát Ngăn chặn các hiện tượng làm lộ bí mật, bảo đảm an toàn cho tiểu đội trú quân và xử trí các tình huống trong quá trình cánh gác
- Chiến sĩ số 6 (bạn): nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu ở vị trí gác 02, Phạm vi quan sát và nhìn, nghe, phát hiện địch, chỉ thị mục tiêu từ VC3 đến VC4
* K ý, tín, ám hiệu liên lạc hiệp đồng
- Mật khẩu: hỏi "quyết", đáp "thắng"
- Liên lạc bằng lệnh trực tiếp hoặc truyền lệnh
- Khi phát hiện địch: ban ngày mũ quay 3 vòng trên đầu, ban đêm bấm đèn pin lỗ nhỏ 3 lần về phía tổ trưởng
2.4 NHÌN, NGHE, PHÁT HIỆN ĐỊCH, CHỈ THỊ MỤC TIÊU 2.4.1 Ý nghĩa
Nhìn , nghe là thủ đoạn chủ yếu để phát hiện và nắm chắc mọi tình hình
có liên quan đến hành động chiến đấu Phát hiện địch và chỉ mục tiêu chính xác là điều hết sức quan trọng để giúp ta cũng như đồng đội và người chỉ huy
xử trí mọi tình huống trong chiến đấu nhanh chóng chính xác và kịp thời
2.4.2 Yêu cầu
- Tập trung tư tưởng , cảnh giác cao
- Hành động khôn khéo , bí mật , thận trọng
- Phát hiện báo cáo chính xác, kịp thời
Trang 112.4.3 Nội dung
a Nhìn :
- Động tác lợi dụng địa hình địa vật để nhìn đã nói ở phần lợi dụng địa hình địa vật Cần đặc biệt chú ý chọn vị trí nhìn , ban ngày nên chọn nơi cao
có tầm nhìn xa và rộng để theo dõi được hành động của địch mà chúng khó phát hiện được ta , tiện cho việc ngụy trang liên lạc báo cáo Ban đêm nên chọn nơi thấp để nghe tiếng động do địch phát ra và dễ quan sát phát hiện các mục tiêu nổi trên nền trời
- Cách nhìn chủ yếu là trực tiếp bằng mắt , ngoài ra còn có thể nhìn qua các vật phản chiếu như : gương soi , mặt cửa kính , mặt nước
- Khi nhìn , trước hết phải nhìn lướt qua mấy lượt từ gần đến xa , từ phải sang trái và ngược lại để phát đoán nơi địch có thể lợi dụng hoặc những dấu vết nghi ngờ có địch Sau đó nhìn kĩ từng nơi theo thứ tự : nơi nghi ngờ
có địch , dấu vết nghi ngờ , nơi địa hình ta sẽ lợi dụng để hành động
- Khi nhìn phải ghi nhớ địa hình địa vật và những điểm cần thiết , những lần nhìn sau phải chú ý phát hiện những điểm thay đổi có thể do địch tạo nên , như thay đổi hình dáng , màu sắc của định hình địa vật , không có gió nhưng cây cối rung động để dựa vào đó phán đoán xác định về địch
- Khi đã nhìn thấy rõ địch , phải xem nhiều hay ít , sĩ quan hay binh lính , sử dụng vũ khí phương tiện gì , bố trí ở đầu hoặc đang đi về hướng nào , đường nào , thủ đoạn , hành động của chúng ra sao
- Khi đang vận động chủ yếu là dùng cách nhìn lướt qua , muốn nhìn kĩ phải dừng lại
- Khi làm nhiệm vụ canh gác tuần tra không nên vừa đi vừa nhìn , không thay đổi vị trí quá nhanh , mỗi vị trí nên dừng lại thời gian thích hợp để nhìn
* Chú ý : Ban đêm khi nhìn không hút thuốc lá , đốt lửa , soi đèn về phía địch Trường hợp phỉ dùng đèn soi về phía ta phải che kín về phía địch
Trang 12- Nếu soi về phía địch , nên kết hợp với đồng đội , một người soi một người nhìn , người soi đèn lợi dụng địa hình ẩn nấp , người nhìn ở hướng khác để nhìn
- Khi có nguồn sáng ở về hướng nhìn hoặc có gió mạnh ngược hướng nhìn , nên dùng tay , vành mũ hoặc cành lá che mắt để nhìn
- Khi ở nơi quá sáng và nơi quá tối , muốn nhìn thấy được nhanh có thể nhắm mắt lại vài giây đồng hồ rồi mở mắt ra để nhìn từng nơi một
- Khi nhìn qua những khe , kẽ của địa hình , địa vật như : rèm che , màn vản thưa , cửa kính , rào dậu , phải tránh ở bên sáng nhìn qua bên tối Khi
ở bên thật tối nhìn qua bên thật sáng có thể đến gần vật chắn để nhìn cho rõ nhưng không để mắt quá sát gần vật chắn
- Khi nhìn bằng các vật phản chiếu nên chọn nơi kín đáo và để mắt gần vật phản chiếu để nhìn rộng và rõ
b Nghe :
- Chủ yếu là nghe ngóng tiếng động nhưng có khi phải ngửi cả mũi , để xác định những điều cần thiết để phân rõ địch hay ta , nơi bố trí , hướng đi , ý định hành động của địch , hành động của đồng đội, phương hướng , địa hình
- Muốn nghe tốt , thường chọn những nơi : tương đối yên tĩnh , xung quanh không có nhiều tiếng động ồn ào lớn hơn tiếng động cần nghe , dưới hướng gió , địa hình địa vật chống trải , không có vật chắn ngăn cách Khi có những vật dẫn tiếng động tốt như : mặt đất rắn , mặt đường cái , đường ray xe lửa , nơi ẩm ướt nên úp tai vào vật dẫn đó để nghe được rõ và xa
- Khi cần nghe tiếng động sát phía bên kia như : vách nhà , bờ tường , nên úp tai sát vào vật chắn đó
- Cùng một lúc có những tiếng động , phải chọn lọc những tiếng động nghi ngờ nghe trước
- Trường hợp có mưa , có gió , nhiều tiếng động ồn ào có thể dùng
Trang 13định nghe , hết sức tránh để mưa tạt hoặc gió rít vào tai , vai hoặc vành mũ gây ra tiếng động sát bên tai ta sẽ khó phân biệt
- Khi đang vận động cần nghe rõ nên dừng lại Nếu nghe lúc đang đi , động tác vận động phải nhẹ nhàng
- Khi địch không gây ra tiếng động , có thể dùng cách nghi binh đánh lừa để nghe tiếng động do địch đối phó gây ra
- Khi cần ngửi mùi vị phải căn cứ địa hình , địa vật , chiều gió để xác định hướng của vật có mùi vị mà ta không nhìn thấy , căn cứ vào mùi vị của vật đó mà xác định thời gian địch đến hoặc đi khỏi nơi đó bao giờ , lâu hay mới
* Chú ý : Trong mọi trường hợp , đều phải luôn luôn đề phòng những tiếng động do địch tạo ra để nghi binh đánh lừa ta
c Cách phán đoán phát hiện địch :
Dựa vào những hiện tượng đã thu nhận để phán đoán xác định những điểm cần thiết Dưới đây là một số ví dụ cụ thể :
- Nhìn thấy địa hình có những điểm thay đổi về hình dáng , màu sắc hoặc chuyển động không bình thường như : bụi cây to hoặc cao hơn , trước ụ đất , bãi cỏ mới , xuất hiện trong đám cây , cỏ xanh lại có những cành , bụi cỏ
úa , khác màu , khoảng cách giữa bụi cây bãi cỏ gần hoặc xa nhau hơn khi nhìn thấy lần trước ; không có gió nhưng bụi cây , bãi cỏ rung động nếu biết rõ ở đó không có ta thì có thể là địch
- Khi thấy người có thái độ sợ hãi , thì hướng nhìn , nơi nhìn của người
đó có thể là có địch Nếu thấy người có thái độ rụt rè , sợ sệt , mắt lấm lét , tai chú ý lắng nghe , nói năng vẩn vơ , không bình thường thì có thể là địch
- Thấy súc vật , chim đang ăn bỗng vụt chạy , vội bay hốt hoảng nếu biết ở nơi đó không có ta thì hướng nhìn , nơi nhìn của chúng có thể là có địch