1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

chuyen de lich su cua tdtt

9 3,3K 58

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 9
Dung lượng 58,5 KB

Nội dung

Từ đó hệ thống giáo dục thể chất và hệ thống giáo dục quân sự huấn luyện thể lực ra đời vào thời gian này; chúng ta mang tình giai cấp, tức là được sử dụng cho lợi ích cua giai cấp thống

Trang 1

I TDTT ỞCÁC QUỐC GIA CHIẾM HỮU NÔ LỆ

Trong giai đoạn cuối của chế độ công xã nguyên thủy, sự xuất hiện của lực lượng sản xuất đã tăng kên nhiều Một trong những nguyên nhân của hiện tượng đó là sự xuất hiện của công cụ sản xuất mới và cùng với sự phân công lao động đãđem lại năng suất lao động cao hơn Con người đã sản xuất được niều sản phẩm so với sự cần thiết để sống, khả năng bốc lột lao động đã xuất hiện Việc biến các tù binh thành nô lệ đã trở nên có lợi

Sau này xã hội phát triển đã phân chia thành chủ nô và nô lệ, giai cấp thống trị và giai cấp bị trị

Mặc dù xã hội nô lệ là xã hội bất công và tàn ác, song nó có tiến bộ hơn xã hội công xã nguyên thủy Bởi nó đã giải phóng một số người khỏi lao động chân tay nặng nhọc, thúc đẩy sự phân công lao động, hình thành bộ máy nhà nước, xây dựng công trình lớn phát triển chữ viết và nến văn hóa chung, trong đó có TDTT

Nguồn cung cấp nô lệ quan trọng nhất là thông qua chiến tranh đòi hỏi phải có sự chuẩn bị tốt về thể lực cho binh sĩ Sức mạnh sức bền, khéo leo cũng như kĩ năng sử dụng vũ khí đã được xã hội hóa coi trọng Từ đó hệ thống giáo dục thể chất và hệ thống giáo dục quân sự huấn luyện thể lực ra đời vào thời gian này; chúng ta mang tình giai cấp, tức là được sử dụng cho lợi ích cua giai cấp thống trị

1.TDTT ở các quốc gia phương Đông cổ đại

Các xã hội có sự phân chia giai cấp sớm nhất là ở các quốc gia phương đông cổ đại, các nước chiếm hữu nô lệ ở Ai Cập, Attxiri, Babilon, Ba Tư, Aán Độ, Trung Quốc

Khuynh hướng quân sự là nét đặc trưng của TDTTở các nước phương Đông cổ đại, các bài tập quân sự cũng như tập cưỡi ngựa, vật, bơi, săn bắn và các bài tập gần gũi với quân sự được áp dụng rộng rãi

Các tầng lớp quý tộc tầng lớp thống trị và con em của họ được đến tường để học cách cưỡi ngưạ và kỹ năng sử dụng vũ khí, luyện thể chất…

2 TDTT ở Hy Lạp cổ đại

TDTT ở Hy Lạp cổ đại được phát tiển như là một bộ phận của văn hóa cổ đại, bắt đầu từ những thời kỳ sớm nhất của lịch sử Hy Lạp

Ở Hy Lạp cổ đại, người ta chú ý đấn giáo dục thể chất và các cuộc thi đấu khác nhau Sức mạnh, sức nhanh, bền bỉ và lòng dũng cảm được đánh giá rất cao

Trang 2

Họ cho rằng vị thần cũng rất thích sức mạnh thể chất và được thể hiện qua đua tài do đó thi đấu của lịch sử đã trở thành một bộ phận của nghi thức tôn giáo từ rất sớm

3 Hệ thống giáo dục thể chất ở Xpéctơ và Athens

Ở Hy LaÏp cổ đại có nhiều bang, nhiều quốc gia và không thống nhất thành quốc gia chung Vì vậy người Hy Lạp quan tâm đếm giáo dục và huấn

luyện quân sự, thể lực cho từng người Ơ Hy Lạp cổ đại có 2 nền văn hóa nổi bật là văn hóa Xpactơ và Athens (Aphia)

3.1 Hệ thống giáo dục thể chất Xpactơ

Xpactơ là một nhà nước bảo thủ còn duy trì nhiều quyền thống của chế độ thị tộc như nền kinh tế tự nhiên dựa vào lực lượng quân sự Chính quyền đó quy định nên sự khác biệt trong hệ thống giáo dục

Ở Xpactơ, người ta rất chú ý ràn luyện thể chất cho trẻ em từ thời kỳ thơ ấu Trẻ khỏe mạnh và cứng cáp thì được nuôi, trẻ ốm yếu thì bị thủ tiêu Con trai thì được fiáo dục trong gia điình đến nam 7 tuổi Từ 7 tuổi phải tập trung vào các trường để nuôi dạy, từ 14 tuổi chúng được tập luyện sử dụng vũ khí và bắt đầu làm nghĩa vụ quân sự để trở thành những chiến binh giỏi

Phụ nữ chưa chồng cũng phải tập như con trai, mục đích để khỏe mạnh và sinh con cũng khỏe mạnh

3.2 Hệ thống giáo dục thể chất ở Athens(Aphia)

Athens là một nước tiến bộ, có nền văn hóakinh tế phát triển nhanh, các công dân Athens không chỉ khỏe mạnh mà còn có học vấn

Ở Athens, giáo dục thẩm mỹ ca hát âm nhạc có ý nghĩa lớn Trẻ

em dưới 6 tuổi được giáo dục ở nhà Từ 7 – 14 tuổi được học ở trường Từ 16 trở lên thanh niên được giáo dục ở trường trung học, được giáo dục thể chất nghiêm khắc hơn cùng với học văn hóa

Sự giống nhau của giáo dục thế chất của hai quốc gia này là: Mục đích giáo dục thể chất nhằm để đào tạo thanh niên thành những chiến binh; các phương tiện giáo dục thể chất đều sử dụng 5 môn phối hợp

4.Thể dục ở Hy Lạp cổ đại

Trong hệ thống giáo dục thể chất ở Hy Lạp cổ đại có sử dụng nhiều phương tiện dưới dạng các bài tập thân thể và gọi chung là “thể dục” (Gymnastike) về nội dung thể dục ở Hy Lạp được chia làm 3 loại(bộ phận):

Palextơrica : Các bài tập 5 môn phối hợp gồm có chạy (1 Xtađia khoảng 200m), nhảy xa, ném đĩa, lao, vật Các bài tập này phù hợp với

Trang 3

thao tác chiến đấu của các chiến binh, thể hiện được sức mạnh, sức bền và sự khéo léo Ngoài các bài tập cơ bản họ còn tập võ tay không, ném đá, chạy nhảy qua chướng ngại vật

Orkhextơrica: Các bài tập vũ đạo gồm có múa cổ điển, mùa dân gian có nhạc đệm dàn trống

Trò chơi: Được sử dụng trong tập luyện trẻ em gồm nhiều loại trò chơi với bóng, kéo co thăng bằng, trò chơi kết hợp với chạy

5.TDTT ở La Mã cổ đại

La Mã cổ đại là một nhà nước có chế độ nô lệ phát triển cao và phát triển như một nhà nước tập quyền Lịch sử La Mã cổ đại gồm hai thời kỳ chính:

- Thời kỳQuốc vương?(Từ thế kỷ VIII đến thế kỷ Vitrước công nguyên):TDTT ở thời kỳ này không khácmấy so với các dân tộc khác Chủ yếu là mang tình chất quân sự, phổ biến và các cuộc thi đấu kỵ Sĩ, đua xe, bài tập phóng lao, vật võ tay không

Thời kỳ cộng hòa (Từ thế kỷ IV đến thế kỷ I trước Công nguyên): Hệ thống huấn luyện của các chiến binh đã hoàn thiện Ngoài huấn luyện kỹ năng sử dụng vũ khí và huấn luyện các động tác thường xuyên còn áp dụng rộng rãi các môn chạy, nhảy xào, leo núi, vật bơi, hành quân có vũ trang nhằm làm quen với sự thiếu thốn và công việc nặng nhọc

Thời kỳ Đế chế: Do chiến tranh nội chiến nên các thế lực củng cố quyền lực, bằng cách thiết lập chế độ chuyênhững chính, tăng cường công tác quân sự Đề khuếch trương quyền lực, họ đã tiến hành xây dựng các công trình đồ sộ để tổ chức thi đấu

6 Đại hội Olympic ở Hy Lạp cổ đại.

Người Hy Lạp cổ đại tính thời gian 4 năm một lần để tiến hành đại hội Olympic Các đại hội Olympic được tổ chức tại thành phố Olympic nằm ở Tây bắc bán đảo Pelôpône, Trên lưu vực sông anphây, dưới chân núi Crônôc và bắt đầu từ năm 779 trước công nguyên Các đại hội có ý nghĩa chính trị xã hội rất to lớn VÌ trong thời gian tiến hành đại hội Olympic phải ngưng tất cả các cuộc chiến tranh Các nhà lãnh đạo các thành bang phải đến dự đại hội, họ có thể ký kết các hiệp ước quan hệ thương mại kinh tế văn hóa

Chiến thắng trong thi đấu được vinh dự như chiến thắng trong chiến tranh Số lượng cuộc thi, người qua các đại hội tăng dần, thời gian tiến hành d8ại hội cũng kéo dài, nhiều môn thi hơn

Trang 4

Các đại hội Olympic ở Hy Lạp cổ đại là ngày hòa bình của các quốc gia Hy Lạp, có ý nghĩa xã hội sâu sắc thời đó và cũng trong thời kỳ hiện tại thời nay

II TDTT THỜI KỲ PHONG KIẾN

1.TDTT thời kỳ phong kiến sơ kỳ

Sau khi chế độ chiếm hữu nô lệ tan rã, phần lớn các nước đế quốc phong kiến đã thay đổi chế độ chiếm hữu nô lệ Thời kỳ này gọi là thời kỳ trung cổ

Các nước mạnh đã bắt đầu thực hiện các cuộc xâm lược Xã hội phân thành nhiều cấp bậc với quyền lợi khác nhau: Cao nhất là Vua, dưới vua có các cận thần và các cấp khác tận cùng nông dân và bị nông thôn hóa

Từ đó việc đào tạo quân sự là việc bắt buộc đối với các chúa phong kiến Song mâu thuẫn giữa các chúa phong kiến thường xảy ra như nội chiến nên các chúa phong kiến phải luôn luôn sẳn sàng chiến đấu và huấn luyện quân sự cho binh sĩ, sau này tổ chức các cuộc thi đấu hiệp sĩ ( để thể hiện uy lực )

Đối với nông dân, ngay từ ngày đầu sơ kỳ họ cũng phải chú ý đấn các trò chơi giải trí và các bài tập phát triển sức mạnh, sức bền, khéo léo và các bài tập mang tính quân sự vì họ phải thường xuyên chống kẻ thù để bảo vệ mình

2 TDTT trong thời kỳ chủ nghĩa phong kiến phát triển

Đến khoảng thế kỷ IX, các quan hệ phong kiến đã thiết lập hoàn toàn ở Tây Aâu Hệ thống huấn luyện quân sự và thể lực cho các đẳng cấp quý tộc đưp7c5 phát triển gọi là hệ thống giáo dục hiệp sĩ Hệ thống này có 3 cấp:

- Từ 7 tuổi: Trẻ em đu7c5 tậ trung tập luyện về quân sự như cưỡi ngựa, đấu kiếm, bơi,… đồng thời học các quy tắc của hiệp sĩ

- Từ 14 tuổi: Chúng được sử dụng vũ khí để làm tùy tùng cho lãnh chúa trong các cuộc hành quân và tham gia thi đấu hiệp sĩ, tham gia chiến đấu

Đến 21 tuổi chúng trở thành hiệp sĩ thực sự và tiếp tục tập luyện để thi đấu hiệp sĩ và chiến đấu

Trong thời gian này, các cuộc thi đấu có ý nghĩa lớn trong việc phát triển TDTT Các môn ném đá, đẩy tạ, ném búa chim, chạy vượt chướng ngại vật hay các trò chơi đã hình thành quy tắc trong thi đấu dần dần được mọi người thừa nhận ( Đó cũng là sự xuất hiện của luật thi thể thao hiện đại) Ở thời kỳ trung cổ, thi đấu mang tính chất thuần túy, tham gia thi đấu mang tính tình nguyện, thi đấu gắn với tôn giáo, thi đấu có tính hài hước và từ “thể thao” có lẽ ra đời từ thời gian này

Trang 5

3 TDTT trong thời kỳ tan rã của chế độ phong kiến và sự ra đời của chế độ tư bản.

Trong thời kỳ trung cổ, học thuyết của các nhà nhân đạo chủ nghĩa đã ra đời và phát triển Trong lĩnh vực giáo dục thể chất và tinh thần, những nhà truyền bay1 thức thế hệ mới này là các nhà nhân đạo chủ nghĩa, họ chú ý hết sức đến lợi ích của bản thân con người

Tư tưởng cơ bản của các nhà nhân đạo thời này là sử dụng giáo dục thể chất không chỉ để huấn luyện quân sự mà còn để tăng cường sức khỏe và phát triển sức mạnh thể chất Đó là một tư tưởng mới, tiến bộ Tuy nhiên, quan điểm của các nhà nhân đạo chủ nghĩa còn hạn chế bởi khuynh hướng chỉ nhằm bảo đảm hạnh phúc cá nhân của con người

Nhà nhân đạo chủ nghĩa Italia Vichtôrinô Đơ Pheltơrô (1378 – 1446) đã thành lập trường học kiểu mới “nhà vui sướng” Trong trường có giảng dạy TDTT và giáo dục thể chất Lần đầu tiên giáo dục thể chất được đưa vào kế hoạch học tập của trường Một lượng thời gian đáng kể được dành cho các trò

chơi và các bải tập thể chất Người ta dạy cho các trẻ biết đấu kiếm, cưỡi

ngựa, bơi và thực hiện các quy tắc vệ sinh

Nhà nhân đạo chủ nghĩa người Pháp Phơrăngxoa Rablơ (1449 – 1553) đã đề nghị luân phiên giờ học văn hóa và tập thể dục Oâng kết hợp bài tập của giới quý tộc va2 người nghèo vào mục đích giáo dục con người

III TDTT Ở NHỮNG NƯỚC TƯ BẢN

1 Những mâu thuẫn gay gắt trong phong trào thể thao tư bản.

Sau chiến tranh thế giới lần thứ hai, TDTT các nước tư bản phát triển rất nhanh, mặc dù xã hội tư bản chưa bao giờ chăm lo đến sức khỏe và phát triển thể chất của quần chúng nhân dân một cách nghiêm túc

Các giới cầm quyền sử dụng thể thao và mục đích giáo dục và ý thức hệ tư sản cho quần chúng TDTT cũng được sử dụng để đánh lạc hướng nhân sân lao động khỏi đấu tranh giai cấp Nó được sử dụng như một phương tiện để nâng cao bốc lột, thu lợi nhuận cho giai cấp thống trị

TDTT được phát triển trong các nhà máy, xí nghiệp bởi nó nâng cao năng suất lao động Do đó đã nâng cao thu nhập của chủû thành hình thức tổ chức nổi bật ở các nước tư bản Không chỉ thể thao nhà nghề mà thể thao quần chúng cũng bị khống chế

Trang 6

2 Sự phát triển của các khuynh hướng khác nhau trong thể thao.

2.1 Thể thao nghiệp dư

Mặc dù mục đích không phải chiếm lợi nhuận, song lối kinh doanh tư bản vẫn thể hiện trong thể thao nghiệp dư Các cuộc thi đấu có tác dụng lớn không những đối với các vận động viên mà cả người xem.Các nhà tư bản độc quyền trong sản xuất dụng cụ TDTT đã trở thành lực lượng có bản trong việc phổ biến các hoạt động TDTT

Các trường trung học TDTT đã trở thành các nơi cung cấp các nhân tài thể thao Sự phân biệt chủng tộc thể hiện rất rõ trong thể thao nghiệp dư ở các nước tư bản như Cộng Hòa Nam Phi, Anh , Mỹ,…

2.2 Thể thao nhà nghề

Khuynh hướng này càng lan rộng bởi nó thu được nhiều khoản lợi nhuận khổng lồ trong thơi gian ngắn và vốn đầu tư ít Thể thao nhà nghề phát triển ở các môn quyền Anh, bóng đá, đua xe đạp, trượt tuyết, trượt băng nghệ thuật, bóng rỗ, quần vợt Thể thao nhà nghề thể hiện sự sùng bái bạo lực, tham muốn thành tích bằng bất cứ giá nào cho dù phải trả bằng tội ác hoặc sinh mạng

Trong những năm gần đây, thể thao nhà nghề không những là trình độ kinh tế mà còn được sử dụng vào mục đích chính trị (các vận động viên có tiếng tham gia vận động tranh cử cho các Đảng)

2.3 Thể thao doanh nghiệp và thể thao giáo hội

Thể thao doanh nghiệp do chủ xí nghiệp sáng tạo ra mục đích tăng cười bóc lột, đánh lạc hướng đấu tranh giai cấp, quảng cáo sản phẩm

Thể tha giáo hội hướng hoạt động thể thao vào củng cố địa vị của xã hội tư bản và làm cho hoạt động thể thao mang sắc thái tôn giáo

2.4 Thể thao công nhân

Trong những năm chiến tranh thể thao công nhân bị gưng lại Sau chiến tranh việc khôi phục phong trào thể thao công nhân có sự tác động của Đảng cộng sản Hoạt động của đảng cộng sản đã thúc đẩy sự phát triển thể thao công nhân Thể thao công nhân đã tập hợp quần chúng nhân dân lao động để tuyên truyền tư tưởng đấu tranh giải phóng dân tộc vì sự tiến bộ xã hội

*Quan Điểm,đường lối của Đảng và nhà nước về công tác TDTT trong giai đoạn hiện nay:

Trang 7

Mục tiêu quản lí TDTT chính là cơ bản nhất, lâu dài nhất của công tác TDTT:

Hình thành nền TDTT tiến bộ, góp phần thực hiện từng bước nâng cao sức khỏe, thể lực Đáp ứng nhu cầu văn hóa tinh thần của nhân dân và đạt được vị trí cao trong các hoạt động

Ta phải xác định mục tiêu cụ thể phát triển TDTT là:Giáo dục thể chất trong các trường học, làm cho việc ràn luyện trở thành nề nếp hàng ngày trong sinh hoạt các cấp, sinh viên, học sinh học nghề và lực lươnïg vũ trang, công nhân viên chức và một bộ phận người dân

- Xây dựng đào tạo lực lượng vận động viên có ntài cho quốc gia Tham gia thi đấu ở các khu vực, châu Á và thế giới, nhất là ở các môn cá nhân có triển vọng của Việt Nam

- Kiện toàn hệ thống đào tạo HLV, cán bộ khoa học và quản lí Xây dựng mới, hiện đại một số cơ sở vật chất kỹ thuật TDTT Xây dựng các cơ sở nghiên cứu khoa học, ứng dụngkhoa học y học TDTT và tạo tiền đề cho phát triển TDTT ở thế kỉ XXI

Kết hợp TDTt, lấy thể dụ làm cơ sở, kết hợp thể dục với vệ sinh phòng chóng bệnh, kết hợp thành tựu hiện đại của thế giới của kinh nghiệm truyền thống của dân tộc, tập trung phục vụ phong trào cơ sở

- Tập luyện TDTT phải phù hợp với từng lứa tuổi nam, nữ, ngành nghề, sức khỏe của từng người và phù hợp với điều kiện kinh tế, hoàn cảnh địa nhiên và truyền thống từng vùng Thực hiện kiểm tra y học và bảo đảm an toàn trong tập luyện và thi đấu

- Kết hợp việc phát triển phong trào quầøn chúng với việc xây dựng lực lượng nồng cốt bao gồm cán bộ, huấn luyện viên, trọng tài, giáo viên, hướng dẫn viên và VĐV TDTT

- Triệt để sử dụng điều kiện tự nhiên, cơ sở vật chất có sẳn, dựa vào lực lượng của nhân dân

- Hình thành thế giới quan tâm của giai cấp công nhân và đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về TDTT

- Giáo dục và đào tạo trong lĩnh vực TDTT là sự thống nhất giữa giáo dục Cộng sản chủ nghĩa với việc đào tảo thể thao

- Phát triển của tri thức khoa học TDTT là những thông tin cần thiết để giải quyết các nhiệm vụ của TDTT

- Tăng cường khả năng hiểu biết cho cán bộ TDTT, HLV, ĐVĐ nhằm giải quyết các mối quan hệ trong tập thể

Trang 8

- Hiểu được giá trị của các và củng cố niềm tin vào phương pháp và tiềm năng giải quyết các nhiệm vụ

- Tổ chức các buổi trao đổi, bàn bạc các hội thảo, thảo luận các chuyên đề

- Sử dụng tốt các thông tin đại chúng

- Tổ chức động viên quần chúng: Tuyên truyền các mối quan hệ, nhiệm vụ cơ bản qua các phương tiện báo đài

Mở lớp tại chỗ để nâng cao trình độ cho HLV, cán bộ TDTT

- Suy tôn và mở rộng điển hình phát hiện đúng những cá nhân tiêu biểu

Tương trợ và giúp đỡ lẫn nhau

Động viên tinh thần và vật chất đúng với kết quả bỏ ra

Trà Vinh, ngày 20 tháng 08 năm 2009

Người viết

DƯƠNG THANH HÙNG

Trang 9

Ngày đăng: 29/06/2014, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w