1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Báo cáo cá nhân học phần kinh tế học phát triển Đề tài phân tích nguồn vốn Đầu tư nước ngoài tại việt nam trong những năm gần Đây

19 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 19
Dung lượng 1,05 MB

Nội dung

- FDI hiện nay bao gồm hai hình thức bao gồm:  FDI dạng mới Greenfield Investment: đối với hình thức này, nhà đầu tư sẽ xây dựng các cơ sở hạ tầng hoặc các cơ sở mới ngay tại quốc gia đ

Trang 1

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ

MINH

BÁO CÁO CÁ NHÂN HỌC PHẦN: KINH TẾ HỌC PHÁT TRIỂN

ĐỀ TÀI: Phân tích nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại

Việt Nam trong những năm gần đây

Sinh viên thực hiện: Phan Thảo Ngân Khóa – Lớp: K49 – IV0001

Mã số sinh viên: 31231026342 Chuyên ngành: Kinh tế đầu tư

Mã lớp học phần: 24C1ECO50100701 Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Hoàng Bảo Ngày nộp báo cáo: 03/11/2024

Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 03 tháng 11 năm 2024

Trang 2

MỤC LỤC

I Giới thiệu 4

II Tổng quan về FDI và nền kinh tế Việt Nam 4

1 Khái niệm về FDI: 4

2 Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế .4

3 Tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam 6

4 Bối cảnh và xu hướng FDI tại Việt Nam từ năm 1986 đến nay 6

III Tổng quan về nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 7

1 Giai đoạn từ 2000 - 2006: 7

2 Giai đoạn 2007 - 2009: 8

3 Giai đoạn 2010 - 2014: 8

4 Giai đoạn 2015 - 2019: 8

5. Giai đoạn 2020 - 2023: 8

IV Phân tích xu hướng và yếu tố tác động đến dòng vốn FDI theo ngành tại Việt Nam (2015 – 2023) 9 1 Ngành công nghiệp chế biến và chế tạo: 9

2 Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí: 10

3 Ngành xây dựng: 10

4 Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống: 10

5 Hoạt động dịch vụ khác 10

V Phân tích xu hướng và yếu tố tác động đến dòng vốn FDI theo các tỉnh thành tại Việt Nam (2015 – 2023) 11

1 Thành phố Hồ Chí Minh: 11

2 Hà Nội: 12

3 Bình Dương: 12

4 Đồng Nai và Long An: 12

5 Bắc Ninh: 12

6 Quảng Ninh: 13

7 Bà Rịa – Vũng Tàu: 13

VI Phân tích dòng vốn FDI của các nước chảy vào Việt nam từ năm 2015 – 2023 13

1 Hàn Quốc: 14

2 Nhật Bản: 14

3 Đài Loan: 14

4 Singapore: 15

5 Hồng Kông: 15

Trang 3

6 Trung Quốc: 15

7 Thái Lan: 15

VII Tác động của FDI đến kinh tế Việt Nam 15

1 Tăng trưởng GDP và năng suất 15

2 Tạo việc làm và nâng cao chất lượng lao động 16

3 Chuyển giao công nghệ và kỹ thuật tiên tiến 16

4 Cải thiện cơ sở hạ tầng 16

5 Tác động đến cán cân thương mại và ngoại tệ 16

6 Thách thức và hạn chế 16

VIII Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả của FDI tại Việt Nam 17

1 Chính sách và môi trường đầu tư: 17

2 Nguồn nhân lực và cơ sở hạ tầng: 17

3. Mức độ hội nhập kinh tế và tự do hóa thương mại: 17

IX Đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả của FDI tại Việt Nam 17

1 Cải thiện chính sách và thủ tục hành chính 17

2 Phát triển nguồn nhân lực và chuyển giao công nghệ 18

3 Phát triển hạ tầng và vùng kinh tế trọng điểm 18

NGUỒN THAM KHẢO 19

Trang 4

I Giới thiệu

Trong nền kinh tế toàn cầu hóa hiện này, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là một trong những yếu tố không thể thiếu đối với sự phát triển của mỗi một quốc gia, đặc biệt là Việt Nam FDI không chỉ là dòng vốn tài chính quan trọng mà bản thân nó còn mang theo các công nghệ hiện đại, tri thức quản lý và những cơ hội thương mại quốc tế mới đến với các quốc gia được tiếp nhận Điều này giúp cho những quốc gia đó gia tăng năng lực sản xuất đồng thời từng bước nâng cao chất lượng nhân lực FDI có còn có khả năng kích thích một nền kinh tế nông nghiệp sang một nền kinh tế công nghiệp hóa và tự động hóa, đóng góp cho một nền kinh tế mạnh mẽ, tự chủ

và năng động

Tuy nhiên, FDI không phải lúc nào cũng là “chiếc chìa khóa vàng” cho sự tăng trưởng bền vững

Đã có nhiều quốc gia đang phát triển phải trải qua nhiều biến động do sự quá phụ thuộc vào dòng vốn ngoại tệ, cũng như những hậu quả đến từ các vấn đề như bất bình đẳng, suy thoái môi trường hay sự thoát ly dòng tiền ra khỏi lãnh thổ

Có thể thấy, FDI không phải lúc nào cũng là một sự lựa chọn hoàn hảo đối với bài toán “phát triển kinh tế” của mỗi một quốc gia Đề tài này sẽ đi vào phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của các nước đang phát triển, dựa trên những thực tiễn của các quốc gia trên thế giới để khám phá được bức tranh toàn cảnh của dòng vốn FDI đối với Việt Nam

II Tổng quan về FDI và nền kinh tế Việt Nam

1 Khái niệm về FDI:

- Đầu tư trực tiếp nước ngoài ( FDI - Foreign Direct Investment) là một hình thức đầu tư mà một cá nhân, tổ chức hay một quốc gia trực tiếp đầu tư trực tiếp đầu tư vào một lĩnh vực nhất định như kinh doanh hay sản xuất tại một quốc gia khác Thông qua các hoạt động đầu tư, các nhà đầu tư có thể sở hữu và kiểm soát các tài sản, cơ sở hạ tầng hoặc các doanh nghiệp hoạt động tại các quốc gia đang tiếp nhận

- FDI hiện nay bao gồm hai hình thức bao gồm:

 FDI dạng mới (Greenfield Investment): đối với hình thức này, nhà đầu tư sẽ xây dựng các

cơ sở hạ tầng hoặc các cơ sở mới ngay tại quốc gia đang tiếp nhận nguồn vốn đầu tư, từ

đó thúc đẩy việc tạo ra cơ sở hạ tầng mới, tạo cơ hội việc làm cho người dân cũng như thúc đẩy phát triển nền kinh tế của địa phương

 FDI dạng mua lại (M&A): đối với FDI dạng mua lại và sáp nhập, các nhà đầu tư mua lại

và sáp nhập với các doanh nghiệp đã tồn tại ngay tại địa phương Điều này giúp họ dễ dàng tiếp cận thị trường nhờ vào mạng lưới phân phối sẵn có

2 Tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế

- Hiện nay đang có hai lý thuyết thường được dùng để phân tích tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế là “Lý thuyết tân cổ điển” và “Lý thuyết tăng trưởng nội sinh” Mỗi một lý thuyết có một sự tiếp cận khác nhau trong việc phân tích tác động của FDI đến sự phát triển

và tăng trưởng kinh tế của mỗi quốc gia

- Lý thuyết tân cổ điển (Neoclassical Growth Theory):

 Đây là tác phẩm do các nhà kinh tế học như Robert Solow và Trevor Swan đồng phát triển, họ cho rằng khả năng tăng trưởng của một quốc gia phụ thuộc vào ba yếu tố chính:

Trang 5

vốn, lao động và tiến bộ công nghệ Trong khuôn khổ của lý thuyết này, FDI được cho là nguồn lực bổ sung giúp tăng trưởng kinh tế ngắn hạn

 Trong lý thuyết này, FDI được phân tích rằng có vai trò và tác động đến nền kinh tế như sau:

 Gia tăng vốn:

o Theo lý thuyết tân cổ điển, FDI đóng vai trò như một nguồn vốn quan trọng, giúp các quốc gia tiếp nhận tăng cường khả năng sản xuất thông qua việc đầu tư, và tiếp nhận các

cơ sở hạ tầng, công nghệ và thiết bị hiện đại Khi có được một nguồn vốn ổn định, nền kinh tế nơi đó có thể ổn định và phát triển tạo thêm nhiều việc làm từ đó gia tăng GDP

và mức sống của người dân được cải thiện

 Hiệu ứng ngắn hạn và trạng thái cân bằng:

o Các nhà kinh tế học đã cho rằng FDI chỉ có khả năng diễn ra trong ngắn hạn, bơi trong thời gian đầu khi các quốc gia tiếp nhận nguồn vốn đầu tư nước ngoài, GDP có thể tăng nhờ vào việc mở rộng và gia tăng quá trình sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như là năng suất lao động Thế nhưng sau một khoảng thời gian, nền kinh tế của quốc gia

ấy đã rơi vào trạng thái cân bằng - nơi mà mọi yếu tố đầu vào hay các yếu tố đầu ra đều đạt tới sự hiệu quả nhất Trong trạng thái này dòng vốn FDI sẽ không còn mang lại mức tăng trưởng như ban đầu và tỷ suất sinh lợi sẽ giảm dần Do đó, theo lý thuyết tân cổ điển, FDI có thể tác động đến sự gia tăng trong sản xuất ở một khoảng thời gian ngắn hạn chứ không duy trì được mức tăng trưởng trong dài hạn

 Có thể thấy, lý thuyết tân cổ điển chỉ đặt FDI vào vai trò của yếu tố ngoại sinh mà không xem xét đến các yếu tố khác mà FDI có thể mang lại như chuyển giao công nghệ hay tăng cường sản xuất nội địa Điều này khiến lý thuyết tân cổ điển chưa phản ánh hết các tiềm năng của FDI trong việc phát triển kinh tế bền vững và lâu dài

- Lý thuyết tăng trưởng nội sinh:

 Đây là lý thuyết được phát triển bởi các tác giả Lucas, Rebelo và Romer Khác với lý thuyết tân cổ điển, lý thuyết tăng trưởng nội sinh đã xem FDI như một yếu tố nội sinh có khả năng tạo ra sự tăng trưởng trong dài hạn Lý thuyết này đã nhấn mạnh việc FDI không chỉ có vài trò là nguồn vốn mà còn là một chất xúc tác trong việc chuyển giao công nghệ, nâng cao năng suất và đổi mới sáng tạo cho nền kinh tế

 Chuyển giao công nghệ và đổi mới sáng tạo:

o Theo lý thuyết này, trong quá trình đầu tư FDI không chỉ mang lại cho quốc gia tiếp nhận một nguồn vốn dồi dào mà còn kèm theo các sự chuyển giao công nghệ tiên tiến cũng như là quy trình quản lý hiệu quả từ các quốc gia phát triển Bởi khi các công ty đa quốc gia tiến hành đầu tư vào một địa phương trong một lĩnh vực cụ thể, họ thường mang theo các thiết bị tiên tiến cũng như là đào tạo nhân lực chất lượng cao tại địa phương ấy Sự chuyển giao công nghệ này giúp các quốc gia tiếp nhận nâng cao năng suất sản xuất và cải thiện chất lượng lao động, từ đó tạo nên sự tăng trưởng dài hạn cho nền kinh tế của các quốc gia tiếp nhận đầu tư

 Kích thích đổi mới sáng tạo:

o FDI cũng được cho rằng có khả năng kích thích các hoạt động nghiên cứu và phát triển (R&D) Sự xuất hiện của các công ty đa quốc gia không chỉ mang theo các công nghệ tiên tiến mà còn tạo ra một môi trường cạnh tranh tích cực cho nền kinh tế địa phương,

Trang 6

bằng cách kích thích các công ty tại nơi đó tập trung và đầu tư vào R&D nhiều hơn để có thể cạnh tranh trong thị trường nội địa Quá trình này đã tạo ra một vòng lặp tuần hoàn tích cực, mà trong đó đổi mới sáng tạo được khuyến khích, giúp nâng cao năng suất và duy trì tính bền vững của tăng trưởng kinh tế

 Nâng cao năng suất nội địa:

o Dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài này còn khiến cho hệ thống sản xuất nội địa được cải thiện bằng cách đào tạo nhân lực tạo ra nhiều việc làm và xây dựng các công xưởng hay cơ sở hạ tầng cần thiết.Những yếu tố này giúp các quốc gia tiếp nhận tăng cường chất lượng và năng lực sản xuất, thích ứng tốt với các biến động kinh tế và hướng tới một nền kinh tế tăng trưởng và phát triển bền vững

3 Tổng quan về tình hình kinh tế Việt Nam

- Có thể thấy tình hình kinh tế Việt Nam đã trải qua nhiều biến động cũng như các giai đoạn phát triển, từ mô hình kế hoạch hóa tập trung mang lại nhiều khó khăn trước khi đổi mới đến khi đổi sang nền kinh tế thị trường định hướng theo xã hội chủ nghĩa vào năm 1986 Trong giai đoạn đổi mới này, chính phủ Việt Nam đã bắt đầu có những chính sách mở cửa nền kinh

tế để có thể thu hút các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, mang lại sự cải thiện rõ rệt về tăng trưởng Từ năm 2001 trở đi, nền kinh tế Việt Nam ngày càng có những bước tiến trưởng tốt đẹp, từ việc gia nhập WTO đến việc ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, điều này đã khiến cho tốc độ tăng trưởng GDP mỗi năm trung bình khoảng 6-7%

- Về cơ cấu kinh tế, Việt Nam hiện tại được chia làm ba khu vực: nông - lâm - ngư nghiệp, công nghiệp – xây dựng, và dịch vụ Trong đó, nông nghiệp dù từng là trụ cột chính cho nền kinh tế của nước ta, nhưng trước tốc độ phát triển cũng như xu hướng công nghệ hóa và hiện đại hóa càng phát triển, ngành nông nghiệp đã giảm dần giảm tỷ trọng, nhường chỗ cho công nghiệp chế biến và dịch vụ Đáng chú ý, các khu vực công nghiệp chế biến là những điểm đến hấp dẫn, thu hút một lượng lớn nguồn vốn đầu tư nước ngoài, góp phần thúc đẩy sản xuất và xuất khẩu Ngoài ra các khu vực có vốn đầu tư nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tăng trưởng kinh tế, tạo ra việc làm Từ đó, thu hút một lượng lớn lực lượng lao động mỗi năm, góp phần tăng trưởng kinh tế

- Trong bối cảnh hội nhập, Việt Nam được coi là một trong những điểm đầu tư hấp dẫn tại thị trường Đông Nam Á, với lực lượng lao động trẻ cùng với những chính sách ưu đãi hấp dẫn cho các nhà đầu tư Đồng thời, việc ký kết với các đối tác lớn như Trung Quốc, Mỹ, Hàn Quốc, Nga hay Nhật Bản đã góp một phần đáng kể trong việc mở rộng nguồn kim ngạch xuất khẩu hay nhập khẩu Tuy nhiên, nền kinh tế Việt Nam cũng còn phải đối mặt với nhiều thách thức, đòi hỏi Việt Nam còn cần phải nỗ lực hơn nữa để có thể cạnh tranh với các nước lớn trong khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia hay Singapore Bên cạnh đó còn cần phải chú trọng vào các ngành công nghệ cao và bền vững, giảm phụ thuộc vào các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, hướng tới một nền kinh tế có giá trị tăng trưởng cao

4 Bối cảnh và xu hướng FDI tại Việt Nam từ năm 1986 đến nay

- Giai đoạn 1986 – 2000:

 Vào năm 1986, Đảng và chính phủ đã quyết định mở cửa nền kinh tế Việt Nam, đây là sự kiện quan trọng đánh dấu sự chuyển mình của nền kinh tế nước ta từ nền kinh tế bao cấp sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Tại giai đoạn này, các dự án

Trang 7

FDI chủ yếu tập trung vào một số ngành công nghiệp như dệt may, lắp ráp điện tử Hầu hết các dự án đầu tư nước ngoài đều tập trung vào các tỉnh phía Nam như thành phố Hồ Chí Minh và các khu công nghiệp lân cận như Đồng Nai hay Bình Dương

- Giai đoạn 2001 – 2015:

 Có thể coi đây là thời kì đột phá của nền kinh tế nước ta khi Việt Nam đã chính thức gia nhập WTO hay ký kết các hiệp định thương mại tự do (FTA) Điều này giúp cho nguồn vốn FDI tăng trưởng một cách mạnh mẽ về quy mô lẫn số lượng của các dự án Hầu hết các dự án ở giai đoạn này sẽ thiên về các ngành công nghiệp chế biến chế tạo, bất động sản và cơ sở hạ tầng, cùng với đó là các dự án về công nghệ tiên tiến với quy mô lớn

- Giai đoạn 2016 đến nay:

 Ở giai đoạn này, chính phủ Việt nam đã ký kết các hiệp định như CPTPP (Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương) và EVFTA (Hiệp định Thương mại Tự

do Việt Nam – EU), Việc ký kết các hiệp định trên đã giúp cho Việt Nam không chỉ nâng cao khả năng cạnh tranh với các nước trong khu vực mà còn khuyến khích các nguồn vốn FDI đầu tư vào các ngành như công nghệ thông tin, sản xuất linh kiện điện tử và năng lượng tái tạo Với những lợi thế sẵn có, chính phủ Việt Nam có xu hướng ưu tiên vào các chính sách thu hút nguồn vốn FDI có giá trị tăng trưởng cao, công nghệ tiên tiến và thân thiện với môi trường FDI hiện nay chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp chế tạo chế biến tiên tiến (như điện tử, ô tô), dịch vụ tài chính, các ngành công nghệ cao

III Tổng quan về nguồn vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam

Bảng 1: Nguồn vốn FDI chảy vào Việt Nam từ năm 2000 - 2023

Nhìn vào biểu đồ cũng như là tình hình kinh tế của thế giới, ta có thể chia ra làm năm giai đoạn phân tích:

1 Giai đoạn từ 2000 - 2006:

0.00

2.00

4.00

6.00

8.00

10.00

12.00

Trang 8

- Đây là giai đoạn dòng vốn FDI ở Việt Nam được duy trì ổn định, khoảng 4% GDP Điều này xuất phát từ chính sách mở cửa kinh tế cũng như là cái cách “Đổi mới” nhằm thu hút các nguồn đầu tư từ nước ngoài Ngoài ra, chính phủ cũng đã áp dụng nhiều nguồn ưu đãi từ các chính sách dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, dồn trọng tâm chủ yếu vào các ngành công nghiệp nhẹ, may mặc và chế biến nông sản Có thể thấy giai đoạn này nguồn vốn FDI không tăng trưởng quá cao nhưng lại khá ổn định, điều này tạo ra nền tảng và thúc đẩy niềm tin của các nhà đầu tư vào Việt Nam

2 Giai đoạn 2007 - 2009:

- Dòng vốn FDI chảy vào Việt Nam đã tăng vọt trong giai đoạn này và đã đạt đỉnh vào năm

2008 Nguyên nhân đến từ việc Việt Nam đã trở thành thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) vào năm 2007 Việc này giúp cho Việt Nam mở rộng cánh cửa giao thương quốc tế cũng như là giảm thuế quan trường, từ đó cải thiện quyền lợi cho các nhà đầu tư và gia tăng tính minh bạch Việc gia nhập WTO, là một bước tiến mạnh mẽ cho nền kinh tế Việt Nam khi đã củng cố và gia tăng được niềm tin của các nhà đầu tư và tiềm năng phát triển về mặt dài hạn của Việt Nam, từ đó thúc đẩy mạnh mẽ một nguồn vốn FDI chảy vào nền kinh tế của nước ta

3 Giai đoạn 2010 - 2014:

- Khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 - 2009 đã để lại hậu quả lớn trên toàn cầu khiến cho các quốc gia và doanh nghiệp trở nên thận trọng hơn trong việc đầu tư Điều này đã khiến cho dòng vốn FDI đầu tư vào nước ta đã bị suy giảm một cách trầm trọng, đỉnh điểm là năm 2010 Tuy chính phủ Việt Nam cũng đã đề ra nhiều chính sách để gia tăng nguồn vốn đầu tư, thế nhưng nước ta vẫn còn gặp khó khăn về cơ sở hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực cũng như cơ sở pháp lý Điều này đã gây trở ngại không nhỏ đến sự hấp dẫn môi trường đầu

4 Giai đoạn 2015 - 2019:

- Sau một thời gian cải cách hành chính, nâng cao tính minh bạch cũng như tạo ra môi trường đầu tư tích cực của chính phủ Việt Nam dành cho các nhà đầu tư nước ngoài, dòng vốn FDI chảy vào nước ta trong giai đoạn này đã được cải thiện và tăng trưởng trở lại Việc này chủ yếu đến từ việc Việt Nam đã tham gia vào nhiều hiệp định thương mại tự do như Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP), việc xác nhận tham gia hiệp định này đã tạo ra một cơ hội lớn để Việt Nam có thể tiếp cận các thị trường lớn hơn ở trên quốc

tế, nhờ đó có thể thu hút nhiều nguồn đầu tư từ ngoài nước hơn Hay là sự xuất hiện của xu hướng đa dạng hóa chuỗi cung ứng đã diễn ra trên toàn cầu và chiến lược “China Plus One” của chuỗi doanh nghiệp quốc tế đã khiến Việt Nam trở thành một khu vực đầu tư đầy tiềm năng nhờ vào vị trí địa lý đắc địa cũng như là nguồn nhân công giá rẻ

5 Giai đoạn 2020 - 2023:

- Sự bùng nổ của đại dịch Covid-19 đã gây ra một cú sốc lớn cho thị trường kinh tế toàn cầu, khi nó đã làm gián đoạn chuỗi cung ứng cũng như buộc các dự án đầu tư phải hủy bỏ hoặc tạm ngưng trong dài hạn Điều này đã làm giảm niềm tin cũng như nhu cầu đầu tư ở nhiều quốc gia và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ Thế nhưng, sau đại dịch nhiều nhà đầu tư vẫn duy trì chiến lược đa dạng hóa sản xuất nên nguồn vốn FDI đổ vào Việt Nam vẫn được giữ ở mức ổn định nhờ môi trường đầu tư ổn định Thế nhưng, nước ta vẫn còn cần phải thận trọng khi nền kinh tế thế giới đã bắt đầu suy yếu kể từ sau đại dịch, những sự kiện bất ổn

Trang 9

trong nền kinh tế và chính trị cũng trở thành một áp lực lớn, đè nặng lên dòng vốn FDI Điều này đã khiến các doanh nghiệp và quốc gia trở nên thận trọng hơn bao giờ hết khi bắt đầu một dự án mở rộng đầu tư quốc tế

IV Phân tích xu hướng và yếu tố tác động đến dòng vốn FDI theo ngành tại Việt Nam

(2015 – 2023)

Bảng 2: Phân bổ nguồn vốn FDI vào các ngành công nghiệp chế biến, sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí, xây dựng, dịch vụ lưu trú và ăn uống, hoạt động

dịch vụ khác từ năm 2015-2023

1 Ngành công nghiệp chế biến và chế tạo:

- Dễ dàng nhận thấy đây là ngành thu hút nhiều nguồn vốn FDI nhất trong suốt giai đoạn phân tích, với mức vốn ổn định và có xu hướng tăng trưởng vượt bậc vào các năm 2018 và 2023

- Việc có tách biệt rõ ràng trong sự phát triển giữa ngành công nghiệp chế biến và chế tạo cùng với các ngành phân tích là bơi chính phủ Việt nam đã sớm xác định ngành này là ngành trọng tâm trong chính sách thu hút đầu tư, với mục tiêu biến Việt Nam trở thành một trong những trung tâm sản xuất trong khu vực Đông Nam Á Vì thế chính phủ đã tích cực trong việc đơn giản hóa các thủ tục hành chính, đưa ra các chính sách ưu đãi thuế quan, hay việc hỗ trợ các

cơ sở hạ tầng cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài

- Ngoài ra sự kiện căng thương thương mại giữa hai cường quốc là Hoa Kỳ và Trung quốc vào năm 2018 – 2019 đã khiến nhiều doanh nghiệp có xu hướng dịch chuyển nguồn cung ứng ra khỏi Trung Quốc để tránh khỏi việc chịu những lãi suất cao từ thuế Và với vị trí địa lý thuận

0.00

5000.00

10000.00

15000.00

20000.00

25000.00

30000.00

Công nghiệp chế biến và chế tạo Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí Xây dụng

Dịch vụ lưu trú và ăn uống Hoạt động dịch vụ khác

Trang 10

lợi, Việt Nam đã trở thành một địa điểm thay thế với chính sách cởi mở của nước nhà cùng với chi phí lao động giá rẻ

2 Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng và điều hòa không khí:

- Ngành này đã chứng kiến sự gia tăng từ năm 2018, với mức tăng trưởng mạnh nhất vào các năm 2020 và 2021 và giảm nhẹ ở các năm sau đó

- Với xu hướng công nghệ hóa và hiện đại hóa tăng cao, cùng với đó là sự phát triển nhanh chóng trong tốc độ tăng trưởng GDP và nhu cầu về năng lượng cũng tăng cao, đã tạo nên áp lực đè nặng lên các nhóm ngành năng lượng, vì vậy để có thể đáp ứng được nhu cầu của người dân cũng như của nền kinh tế, chính phủ đã tiến hành mở cửa nhóm ngành này để thu hút nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài, đặc biệt là các công trình về năng lượng tái tạo

- Trong giai đoạn 2020 – 2021, Việt Nam đã đặt ra mục tiêu giảm phụ thuộc vào các nhiên liệu hóa thạch, sử dụng và phát triển các nguồn nhiên liệu xanh như quang điện hay phóng điện

Vì thế, một loạt các chính sách ưu đãi nhằm thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài dành cho năng lượng tái tạo cũng đã được đưa ra, như hỗ trợ giá mua điện từ nguồn tái tạo,

- Vào năm 2020, dịch bệnh Covid-19 đã làm gián đoạn nhiều dự án đầu tư do một lượng lớn chuỗi cung ứng bị đình trệ Thế nhưng nhu cầu năng lượng cho ngành này vẫn không giảm đáng kể nên ngàng này vẫn thu hút được nguồn vốn FDI chảy vào

3 Ngành xây dựng:

- Có thể thấy dòng vốn FDI chảy vào ngành này chiếm tỷ lệ rất thấp, bởi hầu hết các công trình xây dựng lớn tại Việt Nam hầu hết sử dụng vốn ODA hay vốn từ ngân sách, điều này giải thích vì sao FDI vào ngành này khá hạn chế Ngoài ra ngành xây dựng tại Việt Nam có khá nhiều doanh nghiệp nội địa mạnh như Novaland, SunGroup hay VinGroup, cũng như việc chính phủ có xu hướng ưu tiên các doanh nghiệp xây dựng trong nước hơn, đặc biệt là trong các dự án công hay các dự án có nguồn vốn đầu tư nội địa Điều đó khiến cho các nhà đầu tư nước ngoài gặp cạnh tranh khá cao đồng thời làm giảm sức hút của FDI vào ngành xây dựng

4 Ngành dịch vụ lưu trú và ăn uống:

- Dòng vốn đầu tư nước ngoài vào ngành công nghiệp này cũng khá thấp Dựa vào biểu đồ ta

có thể thấy có sự gia tăng nhẹ trong giai đoạn 2018 – 2019, đây là khoảng thời gian trước đại dịch COVID-19, khoảng thời gian mà Việt Nam trở thành một điểm đến du lịch phát triển nhất trong khu vực Châu Á Điều này đã tạo ra một sự kích thích mạnh mẽ trong làn sóng đầu tư vào các dịch vụ ăn uống và du lịch như resort, khách sạn và nhà hàng đã được mở ra

để có thể đáp ứng nhu cầu của cách hành khách du lịch trong và ngoài nước

- Thế nhưng đến năm 2020, làn sóng FDI đã giảm mạnh bởi sự ảnh hưởng của đại dịch

COVID-19 khi lượng khách quốc tế đã bị giảm mạnh Và sau khi dịch bệnh đã được kiểm soát, dòng vốn FDI đầu tư vào lĩnh vực này đã dần được phục hồi nhưng không thể so với khoảng thời gian trước đại dịch Có thể thấy, Việt Nam vẫn cần một khoảng thời gian để có thể thật sự phục hồi hoàn toàn ngành du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh mạnh mẽ với các nước trong khu vực

5 Hoạt động dịch vụ khác

- Nguồn vốn FDI chảy vào ngành này rất thấp và hầu như không có sự thay đổi quá lớn trong 8 năm qua Điều này khá dễ hiểu khi hầu hết các nhà đầu tư nước ngoài chủ yếu tập trung vào các ngành công nghiệp mũi nhọn của nước ta, như các ngành về sản xuất và năng lượng Bởi

Ngày đăng: 01/12/2024, 16:01

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

  • Đang cập nhật ...

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w