1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Báo cáo Đánh giá tác Động môi trường dự Án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp trung thành, tỉnh nam Định

281 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Báo Cáo Đánh Giá Tác Động Môi Trường Dự Án Đầu Tư Xây Dựng Và Kinh Doanh Kết Cấu Hạ Tầng Khu Công Nghiệp Trung Thành, Tỉnh Nam Định
Trường học Trường Đại Học Nam Định
Chuyên ngành Đánh Giá Tác Động Môi Trường
Thể loại báo cáo
Năm xuất bản 2024
Thành phố Nam Định
Định dạng
Số trang 281
Dung lượng 8,8 MB

Nội dung

Do đó cần được đầu tư xây dựng các khu sản xuất tập trung, có tổ chức, có kế hoạch, có giải pháp xử lý chất thải bảo vệ môi trường trong sạch đảm bảo cho sức khỏe nhân dân, góp phần xây

Trang 3

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG BIỂU iii

DANH MỤC HÌNH ẢNH vi

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT vii

MỞ ĐẦU 1

1 Xuất xứ của Dự án 1

2 Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM 6

3 Tổ chức thực hiện ĐTM 13

4 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM 17

5 Tóm tắt chính của báo cáo ĐTM 20

1.1 Thông tin chung về Dự án 35

1.2 Các hạng mục công trình của Dự án 47

1.3 Nguyên, nhiên, vật liệu, hóa chất sử dụng của Dự án; nguồn cung cấp điện, nước và các sản phẩm của Dự án 58

1.4 Công nghệ sản xuất, vận hành 70

1.5 Biện pháp tổ chức thi công 75

1.6 Tiến độ, tổng mức đầu tư, tổ chức quản lý và thực hiện Dự án 80

CHƯƠNG 2 ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN 82

2.1 Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội 82

2.2 Hiện trạng chất lượng môi trường và đa dạng sinh học khu vực thực hiện dự án 95

2.3 Nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường khu vực thực hiện dự án 100

2.4 Sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án 103

CHƯƠNG 3 ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG 105

3.1 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn thi công xây dựng 105

3.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động 106

3.1.2 Các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường đề xuất thực hiện 145

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn Dự án khi đi vào vận hành 164

Trang 4

3.3 Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường 208

3.4 Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các đánh giá 210

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG 213

CHƯƠNG 5 CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG 214

5.1 Chương trình quản lý môi trường của chủ Dự án 214

5.2 Chương trình giám sát môi trường của Dự án 225

6.1 Quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng 228

6.2 Kết quả tham vấn cộng đồng 228

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT 229

I Kết luận 229

II Kiến nghị 230

III Cam kết của chủ dự án 230

TÀI LIỆU THAM KHẢO 232

Trang 5

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Bảng 1 1 Tọa độ khép góc ranh giới dự án (theo hệ tọa độ VN2000) 35

Bảng 1 2 Tổng hợp cơ cấu sử dụng đất hiện trạng 38

Bảng 1 3 Tổng hợp cơ cấu quy hoạch sử dụng đất 43

Bảng 1 4 Thống kê chi tiết sử dụng đất của dự án 44

Bảng 1 5 Dự kiến các ngành nghề thu hút đầu tư KCN Trung Thành 46

Bảng 1 6 Khối lượng nguyên, vật liệu xây dựng Dự án 58

Bảng 1 7 Danh mục thiết bị, máy móc thi công chính và nhiên liệu sử dụng phục vụ thi công dự án 65

Bảng 1 8 Bảng tổng hợp nhiên liệu chính phục vụ thi công dự án 66

Bảng 1 9 Nhu cầu sử dụng nước của dự án trong giai đoạn vận hành 68

Bảng 1 10 Tổng hợp nhu cầu sử dụng điện của dự án 69

Bảng 1 11 Chất lượng nước thải đầu vào và đầu ra của Trạm XLNT tập trung 73

Bảng 2 1 Khối lượng thực hiện công tác khảo sát địa chất 82

Bảng 2 2 Biến trình nhiệt độ không khí qua các năm (đơn vị oC) 89

Bảng 2 3 Độ ẩm tương đối trung bình trong năm (đơn vị %) 90

Bảng 2 4 Số giờ nắng trung bình các tháng trong năm (đơn vị: Giờ) 91

Bảng 2 5 Lượng mưa trung bình các tháng trong năm (đơn vị mm) 92

Bảng 2 6 Phương pháp phân tích, lấy mẫu khí 96

Bảng 2 7 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí 97

Bảng 2 8 Kết quả quan trắc chất lượng môi trường nước mặt 97

Bảng 2 9 Kết quả phân tích chất lượng đất 98

Bảng 2 10 Các đối tượng chịu tác động bởi dự án 101

Bảng 3 1 Đối tượng và phạm vi tác động trong giai đoạn thi công xây dựng Dự án 105 Bảng 3 2 Nguồn phát sinh nước thải từ hoạt động xây dựng 107

Bảng 3 3 Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt giai đoạn thi công xây dựng 108

Bảng 3 4 Hệ số dòng chảy theo đặc điểm mặt phủ 110

Bảng 3 5 Hàm lượng chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn khu vực thực hiện Dự án 110

Bảng 3 6 Các nguồn phát sinh liên quan đến khí thải và bụi 111

Bảng 3 7 Bảng tính toán khối lượng và số lượt vận chuyển đất đắp nền 113

Trang 6

Bảng 3 8 Hệ số và tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển đất đắp nền

thải ra 114

Bảng 3 9 Dự báo sự gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong hoạt động vận chuyển đất đắp nền dự án 114

Bảng 3 10 Bảng tính toán khối lượng và số lượt vận chuyển nguyên, vật liệu thi công toàn bộ dự án 116

Bảng 3 11 Hệ số và tải lượng các chất ô nhiễm do phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu thi công dự án thải ra 116

Bảng 3 12 Dự báo sự gia tăng nồng độ các chất ô nhiễm trong hoạt động vận chuyển nguyên vật liệu thi công dự án 116

Bảng 3 13 Dự báo nồng độ bụi phát tán trong không khí do quá trình bốc dỡ, tập kết nguyên vật liệu xây dựng 118

Bảng 3 14 Tải lượng các chất ô nhiễm không khí trong nhiên liệu dầu diesel 119

Bảng 3 15 Dự báo nồng độ khí hàn phát sinh trong giai đoạn xây dựng 120

Bảng 3 16 Bảng tổng hợp tác động của các chất gây ô nhiễm không khí 121

Bảng 3 17 Khối lượng nguyên liệu sơn sử dụng 122

Bảng 3 18 Nồng độ ô nhiễm từ hoạt động sơn 122

Bảng 3 19 Ảnh hưởng của VOC 123

Bảng 3 20 Các tác động của Bụi, khí thải đến con người và môi trường 124

Bảng 3 21 Nguồn phát sinh chất thải rắn từ hoạt động xây dựng 126

Bảng 3 22 Nguồn phát sinh chất thải nguy hại từ hoạt động xây dựng 130

Bảng 3 23 Thành phần một số CTNH phát sinh trong quá trình xây dựng 130

Bảng 3 24 Mức độ ồn của các thiết bị trong giai đoạn xây dựng 131

Bảng 3 25 Độ ồn của các thiết bị xây dựng chính theo khoảng cách (dBA) 133

Bảng 3 26 Mức ồn cho phép theo thời gian tại nơi làm việc 134

Bảng 3 27 Mức đồ tiếng ồn ảnh hưởng đến con người 135

Bảng 3 28 Mức độ gây rung của một số máy móc xây dựng 136

Bảng 3 29 Kết quả dự báo Mức độ gây rung do hoạt động của máy móc xây dựng 136 Bảng 3 30 Thông số kỹ thuật của nhà vệ sinh di động 145

Bảng 3 31 Dự báo tải lượng các chất ô nhiễm không khí do hoạt động giao thông trong giai đoạn vận hành 172

Bảng 3 32 Dự báo mức độ gia tăng ô nhiễm bụi và khí thải từ hoạt động giao thông 173

Bảng 3 33 Các hợp chất gây mùi chứa lưu huỳnh do phân hủy kỵ khí nước thải 174

Bảng 3 34 Tính toán lưu lượng nước thải tại Dự án 177

Trang 7

Bảng 3 35: Đặc trưng nước thải của một số ngành nghề trong KCN Trung Thành 177Bảng 3 36 Chất lượng nước thải ngành sản xuất linh kiện điện tử 178Bảng 3 37 Thành phần và tính chất nước thải của ngành sản xuất hàng tiêu dùng - chế biến thực phẩm 178Bảng 3 38 Đặc trưng nước thải của ngành suất đồ gỗ 178Bảng 3 39: Tác động của các chất ô nhiễm đặc trưng trong nước thải một số ngành đầu

tư vào Khu công nghiệp 179Bảng 3 40: Thành phần và tính chất chất thải rắn công nghiệp 182Bảng 3 41: Thành phần và tính chất của chất thải nguy hại 186Bảng 3 42: CTNH phát sinh từ hoạt động của khu điều hành KCN, TXLNT tập trung

và duy tu bảo dưỡng hệ thống hạ tầng kỹ thuật 187Bảng 3 43 Mức ồn của các loại xe cơ giới hoạt động trong KCN 189Bảng 3 44 Tổng hợp các công trình xử lý môi trường, biện pháp bảo vệ môi trường 208

Bảng 5 1 Chương trình quản lý môi trường của Dự án 216

Trang 8

DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1 3 Hiện trạng mương thoát nước tại dự án 40 Hình 1 4 Các đối tượng kinh tế, xã hội xung quanh dự án 42 Hình 1 5 Sơ đồ các hoạt động chính của Dự án kèm dòng thải 72

Hình 3 1 Hình ảnh minh họa buồng vệ sinh di động 146

Hình 3 2 Thu gom nước thải sinh hoạt phát sinh 146

Hình 3 3 Hệ thống thu gom và tiêu thoát nước thải xây dựng 147

Hình 3 4 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý môi trường của Dự án 210

Trang 9

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

ATLĐ : An toàn lao động BTCT : Bê tông cốt thép BTNMT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BVMT : Bảo vệ Môi trường

BXD : Bộ Xây dựng CBCNV : Cán bộ công nhân viên CTR : Chất thải rắn

CTNH : Chất thải nguy hại ĐTM : Đánh giá tác động môi trường GPMB : Giải phóng mặt bằng

KCN : Khu công nghiệp MBA : Máy biến áp MTTQ : Mặt trận Tổ quốc NĐ-CP : Nghị định Chính phủ PCCC : Phòng cháy chữa cháy QCVN : Quy chuẩn Việt Nam UBND : Ủy ban nhân dân WHO : Tổ chức Y tế Thế giới

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Xuất xứ của Dự án

1.1 Thông tin chung về Dự án

Nam Định là tỉnh có nhiều lợi thế về vị trí trong bối cảnh phát triển vùng, là trung tâm vùng Nam Đồng bằng sông Hồng, nằm trong vùng ảnh hưởng của Tam giác tăng trưởng Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh và vành đai kinh tế vịnh Bắc Bộ Với hệ thống giao thông vận tải đồng bộ, hiện tại đã tạo cho Nam Định có vị trí rất thuận lợi để kết nối với các tỉnh lân cận

Huyện Ý Yên nằm ở vị trí tiếp giáp với thành phố Ninh Bình và cách trung tâm kinh

tế, chính trị, văn hóa của tỉnh (thành phố Nam Định) khoảng 23km Đó là thị trường lớn để giao lưu, tiêu thụ hàng hóa, trao đổi kỹ thuật công nghệ, thông tin và kinh nghiệm quản lý kinh doanh Ngoài ra trên địa bàn huyện còn có những tuyến giao thông quan trọng chạy qua như: đường sắt Bắc – Nam, đường Cao tốc Bắc - Nam, QL10, QL37B, QL38B … tạo điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế xã hội Hệ thống các sông lớn như sông Đào, sông Đáy chảy qua địa bàn tạo điều kiện giao lưu kinh tế với các huyện trong tỉnh và trong toàn quốc

Hiện tại trên địa bàn huyện Ý Yên chưa có khu công nghiệp nào được đầu tư xây dựng Do đó cần được đầu tư xây dựng các khu sản xuất tập trung, có tổ chức, có kế hoạch,

có giải pháp xử lý chất thải bảo vệ môi trường trong sạch đảm bảo cho sức khỏe nhân dân, góp phần xây dựng huyện Ý Yên phát tiển hơn như dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng dự án Khu công nghiệp Trung Thành, tỉnh Nam Định” là rất cần thiết, đáp ứng nhu cầu phát triển của xã hội hiện nay, cung cấp việc làm cho dân cư tại địa phương cũng như khu vực lân cận Ngoài ra, để thu hút các nhà đầu tư thành viên, việc đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp là hết sức cần thiết và cấp bách, nhằm đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế - xã hội của địa phương và giải quyết vấn đề bức thiết

về vệ sinh môi trường trong khu dân cư hiện nay

Ngày 26/12/2017, UBND tỉnh Nam Định đã có quyết định số 3044/QĐ-UBND về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Trung Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (tỷ lệ 1/2000) Quyết định đã định hướng rõ quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp (KCN) Trung Thành theo định hướng phát triển Quy hoạch xây dựng vùng Ý Yên, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đế năm 2050.Với mục tiêu hình thành một Khu công nghiệp đa ngành, văn minh hiện đại, phù hợp với đặc điểm tự nhiên, đáp ứng nhu cầu tiếp nhận các cơ sở sản xuất công nghiệp, xí nghiệp, nhà máy và dịch vụ công nghiệp thân thiện với môi trường; kiến tạo môi trường làm việc an toàn, thuận lợi, cung cấp việc làm cho dân cư tại địa phương cũng như khu vực lân cận Đồng thời phát triển cùng với thành phố Nam Định để trở thành trung tâm kinh

tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật, hành chính, giáo dục – đào tạo, du lịch, dịch vụ, đầu mối giao thông, giao lưu trong tỉnh, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh

Trang 11

Dự án có tổng diện tích quy hoạch là 200ha trong đó có 152,28ha đất chuyên trồng lúa nước (lúa 02 vụ) Dự án thuộc danh mục dự án đầu tư nhóm I phải lập báo cáo ĐTM trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt theo quy định tại Khoản 3 Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 và Mục 7 Phụ lục III, Nghị định 08/2022/NĐ-

CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ (Dự án đầu tư nhóm I có nguy cơ tác động xấu đến môi trường quy định tại điểm c và điểm d khoản 3, Điều 28 Luật Bảo vệ môi trường có yêu cầu chuyển đổi mục đích sử dụng đất trồng lúa thuộc thẩm quyền chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ theo quy định của pháp luật về đất đai)

Tuân thủ Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 ngày 17/11/2020, Nghị định

số 08/2022/NĐ – CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường và Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, Chủ đầu tư đã phối hợp với đơn vị tư vấn tiến hành lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Trung Thành, tỉnh Nam Định” (sau đây gọi là Dự án) để trình Bộ Tài nguyên và Môi trường thẩm định và phê duyệt Nội dung của báo cáo ĐTM được lập theo hướng dẫn tại mẫu số 04, phụ lục II, Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm

2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

Loại hình dự án: Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng, nhóm A,

dự án đầu tư xây dựng mới

1.2 Cơ quan, tổ chức có thẩm quyền phê duyệt Dự án đầu tư

- Cơ quan phê duyệt chủ trương đầu tư: Thủ tướng Chính phủ

- Cơ quan cấp phê duyệt dự án: UBND tỉnh Nam Định

- Cơ quan có thẩm quyền phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án: Bộ Tài nguyên và Môi trường

1.3 Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường; mối quan

hệ của dự án với các dự án khác, các quy hoạch và quy định khác của pháp luật có liên quan

a Sự phù hợp của dự án đầu tư với các quy hoạch, quy định của pháp luật

Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Trung Thành, tỉnh Nam Định”, nằm trên địa bàn các xã: Yên Trung, Yên Thành thuộc huyện Ý Yên, tỉnh Nam Đinh Dự án hoàn toàn phù hợp với các mục tiêu về bảo vệ môi trường trong Quy hoạch phát triển của huyện Ý Yên nói riêng và tỉnh Nam Định nói chung, bao gồm:

* Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo Quyết định số 450/QĐ-TTg ngày 13/4/2022 của Thủ tướng Chính Phủ phe duyệt chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đế năm 2050 nêu

rõ mục tiêu như sau:

Trang 12

Ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn

đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn

sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần năng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảm đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước Với tính chất khu công nghiệp Trung Thành là khu công nghiệp hỗ trợ đa ngành,

có công nghệ sản xuất tiên tiến và thân thiện với môi trường (không thu hút các ngành dệt may, dệt nhuộm, da giày và các dự án sản xuất đồ chơi sử dụng nhiều lao động, dự

án gây ô nhiễm môi trường Do đó, việc đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Trung Thành, tỉnh Nam Định là phù hợp với mục tiêu của Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia

* Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm

2050

Theo quyết định số 492/QĐ-TTg ngày 19/4/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ quan điểm quy hoạch như sau:

- Việc lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải bảo đảm phù hợp, thống nhất, đồng bộ với mục tiêu, định hướng của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước thời kỳ 2021 - 2030, Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 của cả nước, Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh và phát triển bền vững, Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam, các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và phù hợp với quy hoạch cấp quốc gia theo quy định của pháp luật về quy hoạch;

- Lập quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng theo hướng bảo đảm khai thác, sử dụng tối đa kết cấu hạ tầng hiện có nhằm phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của từng địa phương trên cơ sở kết nối các địa phương trong vùng;

- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế, xã hội, môi trường với bảo đảm quốc phòng an ninh, củng cố vững chắc an ninh nội địa, bảo đảm công tác phòng thủ tuyến biên giới trên đất liền và trên biển;

- Bảo đảm yêu cầu hoạch định và phát triển trên toàn bộ không gian lãnh thổ vùng hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; phân bổ, khai thác, sử dụng hợp lý, hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo tồn các di tích lịch sử - văn hóa, di sản văn hóa, di sản thiên nhiên của vùng;

- Bảo đảm giảm thiểu các tác động tiêu cực do kinh tế - xã hội, môi trường gây ra đối với sinh kế của cộng đồng dân cư Quá trình lập quy hoạch cần kết hợp với các chính sách khác để thúc đẩy phát triển các khu vực khó khăn, đặc biệt khó khăn và bảo đảm sinh kế bền vững của người dân

Trang 13

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng khu công nghiệp Trung Thành được thực hiện tại tỉnh Nam Định, là một trong 9 tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng Do đó, dự

án phù hợp với quan điểm lập Quy hoạch vùng đồng bằng sông Hồng thời kỳ

2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

* Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo quyết định số 992/QĐ-TTg ngày 10/7/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhiệm vụ lập quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-20230, tầm nhìn đến năm

2050 nêu rõ quan điểm quy hoạch phát triển kinh tế tỉnh Nam Định như sau:

- Định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trên cả 3 trụ cột: Kinh tế,

xã hội và môi trường; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế;

- Đảm bảo tính liên kết, đồng bộ, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu

hạ tầng hiện có giữa các ngành và các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn tỉnh; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quốc phòng, an ninh ở cấp tỉnh, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện;

- Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh;

- Ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng

Như vậy, việc đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành, tỉnh Nam Định là phù hợp với quan điểm Quy hoạch tỉnh Nam Định thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

* Nghị quyết số 11/NQ-HĐND ngày 17/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định về kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Nam Đinh 5 năm 2021-2025

Theo nội dung Nghị quyết số 11/NĐ-HĐND ngày 17/7/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh Nam Định về kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 5 năm 2021-

2025 nêu rõ mục tiêu tổng quát về phát triển kinh tế xã hội trong giai đoạn 2021-2025 như sau:

Huy động, khai thác và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, tiềm năng, lợi thế của tỉnh để phát triển kinh tế nhanh và bền vững, chuyển dịch mạnh mẽ cơ cấn kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng, chú trọng phát triển nông nghiệp sạch, công nghiệp công nghệ cao; phát triển vùng kinh tế biển trở thành vùng kinh tế động lực, thành phố Nam Định là trung tâm phát triển công nghiệp, thương mại, dịch vụ, văn hóa và thể thao, giáo dục và đào tạo, y tế Đẩy mạnh cải cách hành chính, xây dựng chính quyền điện tử,

đô thị thông minh, nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu Chú trọng bảo vệ môi trường và phát triển toàn diện lĩnh vực văn hóa, xã hội, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân Củng cố quốc phòng, an ninh, giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội Phấn đấu đến năm 2030, Nam Định là tỉnh phát triển khá của cả nước

Trang 14

Do đó, việc thực hiện dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành, tỉnh Nam Định hoàn toàn phù hợp với kế hoạch phát triển Kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định 5 năm 2021-2025

* Quyết định số 3053/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030

Theo 3053/QĐ-UBND ngày 23/12/2016 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt quy hoạch quản lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030 nêu rõ quan điểm quy hoạch quản lý chất thải rắn tỉnh Nam Định như sau:

- Quản lý chất thải rắn là một trong những ưu tiên của công tác bảo vệ môi trường tỉnh Nam Định, phải phù hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nam Định đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 và các quy hoạch khác, góp phần kiểm soát ô nhiễm, hướng tới phát triển bền vững

- Công tác quản lý chất thải rắn phải lấy phòng ngừa, giảm thiểu phát sinh và phân loại chất thải tại nguồn là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, tăng cường tái sử dụng, tái chế để giảm khối lượng chất thải phải xử lý

- Quản lý chất thải rắn là trách nhiệm chung của cộng đồng dân cư, doanh nghiệp, chính quyền địa phương và đơn vị trực tiếp thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn, trong đó Nhà nước có vai trò chủ đạo đẩy mạnh xã hội hóa, huy động tối đa mọi nguồn lực và tăng cường đầu tư cho công tác quản lý chất thải rắn

- Quản lý chất thải rắn không khép kín theo địa giới hành chính, đảm bảo sự tối ưu

về kinh tế, kỹ thuật, an toàn về xã hội và môi trường, tuân thủ nguyên tắc “người gây ô nhiễm phải trả tiền”

Khi thực hiện dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Trung Thành, tỉnh Nam Định, với quan điểm chất thải rắn phát sinh tại dự án được quản lý và xử lý triệt để, hạn chế gây ô nhiễm môi trường Do đó, dự án là phù hợp với quan điểm quản

lý chất thải rắn vùng tỉnh Nam Định đến năm 2030

* Quyết định số 3025/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, khả năng chịu tải của nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Nam Định

Theo nội dung tại Quyết định số 3025/QĐ-UBND ngày 31/12/2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định phê duyệt khả năng tiếp nhận nước thải, khả năng chịu tải của nguồn nước mặt trên địa bàn tỉnh Nam Định nêu rõ cơ sở xả thải có nguồn thải

>100m3/ngày đêm phải xử lý đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi xả thải vào môi trường

Dự án đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Trung Thành, tỉnh Nam Định dự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải tập trung công suất 8.000m3/ngày đêm đảm bảo xử lý đạt cột A, QCVN 40:2011/BTNMT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp trước khi xả thải vào môi trường Do đó dự án hoàn toàn phù hợp với nội dung tại quyết định số 3025/QĐ-UBND ngày 31/12/2019

Trang 15

* Quy hoạch xây dựng vùng Ý Yên, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

Quyết định số 3044/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 nêu rõ định hướng phát triển các ngành và lĩnh vực (phân bố không gian phát triển công nghiệp) như sau:

- Tập trung đầu tư phát triển công nghiệp – xây dựng, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động trong nông thôn

- Đẩy mạnh phát triển các ngành nghề huyện có lợi thế: cơ khí, chế biến gỗ và mộc dân dụng, dệt may Củng cố và phát triển các làng nghề hiện có

- Xây dựng Khu công nghiệp Trung Thành (xã Yên Thành, Yên Trung) với quy

mô 200ha Quy hoạch các ngành sản xuất vật liệu xây dựng; chế biến nông sản thực phẩm, lắp ráp điện tử, điện lạnh; cơ khí nông nghiệp; sản xuất hàng tiêu dùng và dệt may

Do đó, dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh hạ tầng Khu công nghiệp Trung Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định hoàn toàn phù hợp với Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050

2 Các căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM

2.1 Các văn bản pháp lý, quy chuẩn, tiêu chuẩn và hướng dẫn kỹ thuật có liên quan căn cứ cho việc thực hiện ĐTM

Việc thực hiện báo cáo ĐTM của Dự án được thực hiện dựa trên các văn bản pháp

lý hiện hành sau:

2.1.1 Các văn bản pháp lý về lĩnh vực môi trường

- Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua ngày 17 tháng 11 năm 2020 và có hiệu lực thi hành vào ngày 01/01/2022

- Nghị định 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một

số điều của Luật Bảo vệ môi trường

- Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường

2.1.2 Các văn bản Luật và dưới Luật có liên quan

Trang 16

22/11/2013 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng cháy chữa cháy 27/2001/QH10;

- Luật Điện lực số 28/2004/QH11 ngày 03/12/2004; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Điện lực số 24/2012/QH13 ngày 20/11/2012;

- Luật Quy hoạch số 21/2017/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam thông qua ngày 24/11/2017; Luật số 35/2018/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam về Sửa đổi, bổ sung một số điều của 37 luật có liên quan đến quy hoạch thông qua ngày 20/11/2018;

- Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam số 68/2006/QH 11 ngày 29/06/2006;

- Luật An toàn vệ sinh lao động số 84/2015/QH13 ngày 25/6/2015 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, khóa XIII, kỳ họp thứ 9 thông qua;

- Luật Đa dạng sinh học số 20/2008/QH12 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XII, kỳ họp thứ 4 thông qua ngày 13/11/2008;

- Luật Giao thông đường bộ số 23/2008/QH12 ngày 13/11/2008 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam quy định về quy tắc giao thông đường bộ; kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ; phương tiện và người tham gia giao thông đường bộ; vận tải đường bộ

và quản lý nhà nước về giao thông đường bộ;

- Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21/6/2012;

- Luật Phòng chống thiên tai số 33/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 5 thông qua ngày 19/06/2013;

- Luật Đất đai số 45/2013/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 29/11/2013;

- Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 18/06/2014; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Xây dựng số 62/2020/QH14 được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIV,

kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/06/2020;

- Luật Khí tượng thủy văn số 90/2015/QH13 ngày 23/11/2015 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Thủy lợi số 08/2017/QH14 được quốc hội nước CHXHCN khóa XIV, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 19 tháng 6 năm 2017 Luật có hiệu lực từ ngày 01/7/2018;

- Luật Trồng trọt số 31/2018/QH14 ngày 19/11/2018 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam;

- Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 của Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam, khóa XIV, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 17/06/2020;

Nghị định

Trang 17

- Nghị định số 65/2010/NĐ-CP ngày 11/6/2010 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đa dạng sinh học;

- Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Điện lực;

- Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về an toàn điện; Nghị định số 51/2020/NĐ-CP ngày 21/4/2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26/02/2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực về an toàn điện;

- Nghị định số 02/2023/NĐ-CP ngày 27/11/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Tài nguyên nước;

- Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

- Nghị định 43/2015/NĐ-CP ngày 06/05/2015 của Chính phủ về việc quy định lập, quản lý hành lang bảo vệ nguồn nước;

- Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ quy định về quản lý,

an toàn lao động, huấn luyện an toàn lao động và quan trắc môi trường lao động;

- Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/01/2017 của Chính phủ sửa đổi bổ sung một số nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 67/2018/NĐ-CP ngày 14/5/2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Thủy lợi;

- Nghị định số 62/2019/NĐ-CP ngày 11/07/2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều nghị định số 35/2015/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

- Nghị định số 98/2019/NĐ-CP ngày 27/12/2019 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định thuộc lĩnh vực hạ tầng kỹ thuật;

- Nghị định số 36/2020/NĐ-CP ngày 24/03/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực tài nguyên nước và khoáng sản;

Trang 18

- Nghị định số 136/2020/NĐ-CP ngày 24/11/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Nghị định số 148/2020/NĐ-CP ngày 18/12/2020 của Chính phủ Sửa đổi, bổ sung một số nghị định chi tiết thi hành Luật Đất đai;

- Nghị định số 24a/2016/NĐ-CP ngày 05/4/2016 của Chính phủ về quản lý vật liệu xây dựng;

- Nghị định số 06/2021/NĐ-CP ngày 26/01/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý chất lượng thi công xây dựng và bảo trì công trình xây dựng;

- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Nghị định số 15/2021/NĐ-CP ngày 03/03/2021 của Chính phủ quy định chi tiết một số nội dung về quản lý dự án đầu tư;

- Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 6/7/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

- Nghị định số 35/2022/NĐ-CP ngày 28/05/2022 của Chính phủ quy định về quản

lý khu công nghiệp và khu kinh tế;

- Nghị định số 45/2022/NĐ-CP ngày 07/7/2022 của Chính phủ quy định về xử phạt

vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường;

- Nghị định số 111/2015/NĐ-CP ngày 03/11/2015 về phát triển công nghiệp hỗ trợ

Thông tư, Quyết định

- Thông tư 33/2017/TT-BTNMT ngày 29/9/2017 của Bộ Tài nguyên và môi trường quy định chi tiết Nghị định số 01/2017/NĐ-CP ngày 6/01/2017 của Chính phủ sửa đổi,

bổ sung một số Nghị định quy định chi tiết thi hành Luật Đất đai và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai;

- Thông tư số 04/2017/TT-BXD ngày 30/03/2017 của Bộ Xây dựng quy định về

an toàn lao động trong thi công xây dựng công trình;

- Thông tư 02/2018/TT-BXD ngày 6/02/2018 của Bộ Xây dựng quy định về bảo

vệ môi trường trong thi công xây dựng công trình và chế độ báo cáo công tác bảo vệ môi trường ngành xây dựng;

- Thông tư số 05/2018/TT-BNNPTNT ngày 15/08/2018 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết một số điều của Luật thủy lợi;

- Thông tư 06/2020/TT-BXD ngày 20/8/2020 của Bộ Lao động - Thương binh và

Xã hội về Ban hành danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động;

Trang 19

- Thông tư số 149/2020/TT-BCA ngày 31/12/2020 của Bộ Công An quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi,

bổ sung một số điều của Luật phòng cháy và chữa cháy và Nghị định số

136/2020/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2020 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Phòng cháy và chữa cháy và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy;

- Thông tư 09/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường sửa đổi, bổ sung một số điều của các Thông tư quy định chi tiết và hướng dẫn thu hành Luật Đất đai;

- Thông tư 10/2021/TT-BTNMT ngày 30/6/2021 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định kỹ thuật quan trắc môi trường và quản lý thông tin, dữ liệu quan trắc chất lượng môi trường;

- Thông tư 17/2021/TT-BTNMT ngày 14 tháng 10 năm 2021 của Bộ Tài nguyên

và môi trường Quy định về giám sát khai thác, sử dụng tài nguyên nước…;

- Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 02/2021/TT-BXD ngày 19/5/2021 của Bộ Xây dựng về ban hành QCVN 06:2021/BXD quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình;

- Thông tư số 04/VBHN-BTNMT ngày 26/02/2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, TĐC khi Nhà nước thu hồi đất;

- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn một số nội dung về xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;

- Thông tư số 76/2017/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường ngày 29/12/2017 quy định về đánh giá khả năng tiếp nhận nước thải, sức chịu tải của nguồn nước sông, hồ;

- Thông tư số 16/2016/TT-BXD ngày 30/6/2016 của Bộ Xây dựng về hướng dẫn thực hiện một số Điều của Nghị định số 59/2015/NĐ-CP về hình thức tổ chức quản lý

dự án đầu tư xây dựng;

- Văn bản hợp nhất số 13/VBHN-BXD ngày 27/04/2022 của Bộ Xây dựng: Nghị định về thoát nước và xử lý nước thải;

- Quyết định số 96/2006/QĐ-TTg ngày 04/5/2006 của Thủ tướng Chính phủ về thực hiện quản lý công tác rà phá bom, mìn, vật nổ

- Quyết định số 06/2006/QĐ-BXD ngày 17 tháng 03 năm 2006 của Bộ Xây dựng ban hành TCXDVN 33:2006 “Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình - Tiêu chuẩn thiết kế”;

- Quyết định số 79/QĐ-BXD ngày 15/02/2017 của Bộ Xây dựng về việc công bố định mức chi phí quản lý dự án và tư vấn đầu tư xây dựng công trình;

- Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban

Trang 20

hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam;

- Quyết định số 09/2020/QĐ-TTg ngày 18/03/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Quy chế ứng phó sự cố chất thải

Các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật áp dụng trong báo cáo:

- QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng;

- QCVN 06:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về về an toàn cháy cho nhà

- QCVN 08:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt;

- QCVN 09:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ngầm;

- QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt;

- QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp;

- QCVN 05:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng không khí;

- QCVN 03:2023/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về chất lượng đất;

- QCVN 02:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về giới hạn bụi tại nơi làm việc;

- QCVN 03:2019/BYT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về Giá trị giới hạn tiếp xúc cho phép đối với 50 yếu tố hóa học tại nơi làm việc;

- QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn;

- QCVN 27:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung;

- QCVN 07:2009/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về ngưỡng chất thải nguy hại;

- QCVN 50:2013/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bùn thải từ quá trình

xử lý nước;

- TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và Công trình - Tiêu chuẩn thiết kế;

- TCVN 6705:2009 - Chất thải rắn thông thường – Phân loại

- TCVN 6706:2009 - Chất thải nguy hại – Phân loại

Trang 21

- TCVN 6707:2009 - Chất thải nguy hại – Dấu hiệu cảnh báo

- TCVN 2622:1995 - Phòng cháy, chống cháy cho nhà và công trình - Yêu cầu cho thiết kế

- TCVN 13606:2023 - Cấp nước - Mạng lưới đường ống và công trình – Yêu cầu thiết kế

- TCVN 4447:2012: Công tác đất – Thi công và nghiệm thu;

- TCVN 1771-1987: Đá dăm, sỏi và sỏi dăm dùng trong xây dựng – Yêu cầu kỹ thuật;

- TCVN 7570:2006 : Cốt liệu cho bê tông và vữa – Yêu cầu kỹ thuật

2.2 Các văn bản pháp lý, quyết định của các cấp có thẩm quyền về Dự án

- Quyết định số 1245/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 của Thủ tướng chính phủ V/v Chủ trương đầu tư dự án xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trung Thành, tỉnh Nam Định;

- Quyết định số 3044/QĐ-UBND ngày 26/12/2017 của UBND tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Quy hoạch xây dựng vùng huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050;

- Quyết định số 9931/QĐ-UBND ngày 14/12/2022 của UBND huyện Ý Yên về việc phê duyệt Đồ án quy hoạch chung xây dựng xã Yên Trung giai đoạn dến năm 2030;

- Quyết định số 963/QĐ-UBND ngày 15/5/2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Nam Định về việc phê duyệt Quy hoạch phân khu xây dựng Khu công nghiệp Trung Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định (tỷ lệ 1/2000);

- Biên bản họp tham vấn cộng đồng dân cư, cá nhân chịu tác động trực tiếp bởi dự

án ngày 09/10/2023 kèm theo danh sách thành phần tham dự họp tham vấn cộng đồng

- Văn bản số 36/CV-BTT ngày 09/10/2023 của Uỷ ban nhân dân xã về việc ý kiến tham vấn trong đánh giá tác động môi trường trên trang thông tin điện tử của dự án

- Văn bản số ngày 09/10/2023 của Uỷ ban MTTQ Việt Nam xã về việc ý kiến tham vấn trong đánh giá tác động môi trường trên trang thông tin điện tử của dự án

- Văn bản số …… của Trung tâm công nghệ thông tin Tài nguyên môi trường về việc kết quả lấy ý kiến tham vấn qua đăng tải trên trang thông tin điện tử nội dung báo cáo ĐTM của dự án

2.3 Các tài liệu, dữ liệu do chủ Dự án tự tạo lập trong quá trình thực hiện đánh giá tác động môi trường

2.3.1 Nguồn tài liệu, dữ liệu do chủ dự án tạo lập

- Báo cáo nghiên cứu khả thi Dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Trung Thành, tỉnh Nam Định;

- Hồ sơ thiết kế cơ sở hệ thống xử lý chất thải của Dự án;

Trang 22

- Các bản vẽ thiết kế dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Trung Thành, tỉnh Nam Định;

- Số liệu khảo sát về địa hình, địa chất, khí tượng thuỷ văn, tài liệu về địa lý tự nhiên, kinh tế-xã hội, tình hình sức khoẻ cộng đồng khu vực;

- Các kết quả phân tích môi trường nền

- Kết quả tham vấn cộng đồng dân cư

- Kết quả tham vấn online trên trang thông tin điện tử Bộ Tài nguyên và Môi trường

2.3.2 Đánh giá nguồn tài liệu, dữ liệu do Chủ dự án tạo lập

Các dữ liệu do cơ quan thực hiện dự án lập chủ yếu là kết quả khảo sát, đo đạc, thí nghiệm, lấy mẫu phân tích ngoài thực địa khu vực dự án, khu vực lân cận có khả năng

bị ảnh hưởng, phục vụ công tác lập báo cáo ĐTM khu vực dự án Các số liệu được điều tra, thu thập bổ sung từ giai đoạn thi công đến giai đoạn hoạt động của dự án Do đó, tài liệu và dữ liệu sử dụng cho báo cáo có độ tin cậy và tính cập nhật cao

Trong quá trình lập ĐTM, chúng tôi có tham khảo các số liệu thực tế (chất thải rắn, nước thải, khí thải, điện, nước,…) từ một số dự án đã xây dựng và đi vào hoạt động với quy mô hoạt động tương tự dự án để sử dụng trong đánh giá các tác động của dự án Các số liệu này được thu thập trên cơ sở hoạt động thực tế nên có tính chính xác và độ tin cậy cao, phù hợp với dự án

3 Tổ chức thực hiện ĐTM

3.1 Tóm tắt về tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM của Dự án

Dự án đã tiến hành thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi và được Thủ tướng Chính phủ chấp thuận phê duyệt chủ trương đầu tư dự án

Sau khi Dự án hoàn thiện pháp lý về chủ trương đầu tư, quy hoạch, Chủ Dự án tiến hành phối hợp cùng đơn vị tư vấn lập báo cáo đánh giá tác động môi trường của Dự án Nội dung của báo cáo ĐTM được lập theo hướng dẫn tại mẫu số 04, phụ lục II, Thông

tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên

và Môi trường quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi trường Quá trình tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo được tóm tắt qua các bước sau: + Bước 1: Nghiên cứu tổng hợp các số liệu liên quan đến dự án như: Báo cáo thuyết minh quy hoạch tỷ lệ 1/2000; báo cáo nghiên cứu khả thi, bản vẽ quy hoạch tỷ lệ 1/2000 của dự án ;

+ Bước 2: Thành lập nhóm điều tra khảo sát tiến hành thu thập số liệu về đặc điểm điều kiện địa lý tự nhiên, đặc điểm khí hậu thủy văn và điều kiện kinh tế - xã hội của khu vực thực hiện dự án; các đối tượng xung quanh, nguồn tiếp nhận nước thải của

dự án;

+ Bước 3: Thuê đơn vị có chức năng lấy mẫu, phân tích cùng với các thiết bị chuyên dụng tiến hành đo đạc, lấy mẫu và phân tích chất lượng môi trường không khí

Trang 23

theo các vị trí đã xác định để đánh giá hiện trạng môi trường khu vực thực hiện dự án;

+ Bước 4: Thực hiện đánh giá các tác động môi trường liên quan đến chất thải cũng như các tác động không liên quan đến chất thải và các sự cố môi trường đồng thời xây dựng các biện pháp giảm thiểu các tác động xấu, phòng ngừa ứng phó các sự cố môi trường của dự án;

+ Bước 5: Xây dựng các chương trình quản lý, giám sát môi trường của dự án; + Bước 6: Tổng hợp báo cáo ĐTM;

+ Bước 7: Tổng hợp các dữ liệu lập báo cáo đánh giá tác động môi trường gửi báo cáo ĐTM cùng báo cáo tóm tắt lên Văn phòng Bộ Tài nguyên và Môi trường để tham vấn trên cổng thông tin điện tử, đồng thời tổ chức tham vấn ý kiến cộng đồng dân

cư chịu tác động trực tiếp, UBND và UBMTTQ xã Yên Trung và xã Yên Thành nơi thực hiện dự án nhằm đánh giá những tác động của dự án có khả năng ảnh hưởng đến kinh tế, xã hội khu vực để đưa ra các giải pháp tối ưu;

+ Bước 8: Tổng hợp, xử lý tất cả các thông tin, số liệu từ quá trình nêu trên, chỉnh sửa, bổ sung các nội dung theo ý kiến tham vấn cộng đồng dân cư, kết quả tham vấn cổng thông tin điện tử, các tổ chức để hoàn thiện báo cáo ĐTM nộp trình Bộ Tài nguyên

và Môi trường

3.2 Tổ chức thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM

Chủ đầu tư: Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng Nam Định

- Địa chỉ trụ sở chính: Thôn Nhuộng, xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

- Người đại diện: Ông Nguyễn Ngọc Tuấn

- Chức vụ: Giám đốc

Đơn vị tư vấn: Công ty TNHH Cơ điện Môi trường Sông Hồng

- Địa chỉ: Số 86 ngách 264/15 đường Âu Cơ, Phường Nhật Tân, Quận Tây Hồ, Thành phố Hà Nội

- Điện thoại: 0942 319 579

- Đại diện: Ông Đỗ Đức Tuệ Chức vụ: Giám đốc

Danh sách các thành viên tham gia thực hiện báo cáo chính gồm:

Trang 24

Bảng 0 1 Danh sách các cán bộ tham gia lập báo cáo ĐTM

1 Ông Nguyễn Văn

Cường Trưởng phòng quản lý dự án

Cung cấp thông tin và quản lý chung

II Đơn vị tư vấn - Công ty TNHH Cơ điện môi trường Sông Hồng

1 Ông Đỗ Đức Tuệ Ths Khoa học quản lý môi

Chủ trì việc lập báo cáo ĐTM của Dự án

2 Bà Lê Nam Anh CN Công nghệ môi trường Cán bộ Phòng Tư vấn

Tham gia viết báo cáo

Tham gia khảo sát hiện trạng, viết chương 1, 3 và tổng hợp báo cáo

3 Bà Mai Khánh

Phương Th.s Khoa học trái đất

Cán bộ phòng Tư vấn Tham gia viết báo cáo

- Lập sơ đồ vị trí quan trắc, giám sát môi trường Dự án

- Tham gia viết chương mở đầu, chương 1, 2 báo cáo

4 Bà Nguyễn Thanh

Hường

CN Khoa học môi trường Cán bộ phòng Tư vấn

Tham gia viết báo cáo

- Phối hợp chủ đầu tư tổ chức tham vấn cộng đồng

- Khảo sát thực địa, thu thập số liệu hiện trạng, điều kiện kinh tế

Trang 25

TT Họ và tên Trình độ chuyên môn Chức vụ/Vị trí Tham gia trong báo cáo Ký tên

5 Ông Vũ Đức Hồ KS Kỹ thuật môi trường Cán bộ Phòng Tư vấn

Trang 26

3.3 Phạm vi đánh giá tác động môi trường

Phạm vi của báo cáo đánh giá tác động môi trường cho dự án Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng KCN Trung Thành, tỉnh Nam Định tại xã Yên Trung và xã

Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định với diện tích dự án là 200 ha

Báo cáo ĐTM của Dự án này bao gồm:

- Đánh giá các tác động của Dự án và đề xuất các biện pháp giảm thiểu giai đoạn triển khai xây dựng Dự án:

+ Giải phóng mặt bằng, san nền diện tích Dự án;

+ Xây dựng các công trình và hạ tầng kỹ thuật cho dự án;

- Đánh giá dự báo các tác động môi trường cho toàn bộ quá trình hoạt động của

Dự án, biện pháp phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường, các biện pháp giảm thiểu và cam kết bảo vệ môi trường cho Dự án

4 Phương pháp áp dụng trong quá trình ĐTM

Báo cáo ĐTM đã sử dụng các phương pháp đánh giá để định tính và định lượng các tác động của dự án đến các điều kiện tự nhiên và môi trường Việc định lượng hóa các tác động là một công việc khó khăn và phức tạp, tuy nhiên trong báo cáo ĐTM này chúng tôi đã tham khảo và nghiên cứu sử dụng các phương pháp đánh giá đang được sử dụng nhiều hiện nay

Để thực hiện báo cáo ĐTM cho dự án, chúng tôi đã sử dụng nhiều phương pháp khác nhau Do có rất nhiều phương pháp đánh giá khác nhau, mỗi phương pháp đều có

ưu điểm và nhược điểm riêng Nên để nhận dạng và đánh giá toàn diện các tác động có thể xảy ra ta cần kết hợp nhiều phương pháp đánh giá khác nhau Cụ thể, các phương pháp đã sử dụng trong quá trình thực hiện ĐTM và lập báo cáo ĐTM bao gồm:

Bảng 0 2 Các phương pháp áp dụng trong quá trình lập ĐTM

1

Phương pháp liệt kê: Được sử dụng để

nhận dạng, liệt kê các tác động của dự án

đến môi trường, bao gồm tác động từ

nước thải, khí thải, chất thải rắn, an toàn

lao động Đây là phương pháp nhanh,

đơn giản, cho phép phân tích các tác

động của nhiều hoạt động lên cùng một

2

Phương pháp đánh giá nhanh theo hệ số

ô nhiễm: Phương pháp đánh giá nhằm

ước tính tải lượng các chất ô nhiễm sinh

ra trong quá trình hoạt động của dự án

Chương 3: Áp dụng trong các dự báo tác động môi trường thiếu cơ sở tính

toán hoặc chưa có số liệu tham khảo

Trang 27

TT Phương pháp áp dụng Nội dung áp dụng trong báo cáo

dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế

thế giới (WHO) thiết lập Phương pháp

cho phép dự báo các tải lượng ô nhiễm

về không khí, nước và CTR khi dự án

triển khai

3

Phương pháp mô hình hóa: Mô hình hóa

là cách tiếp cận toán học mô phỏng diễn

biến chất lượng môi trường dưới ảnh

hưởng của một hoặc tập hợp các tác

nhân có khả năng tác động đến môi

trường Trong quá trình đánh giá tác

động môi trường chúng ta có thể sử dụng

mô hình để tính toán nồng độ chất ô

nhiễm ở các khoảng cách khác nhau

Trong báo cáo đã sử dụng mô hình

Sutton để dự báo mức độ phát tán các

chất ô nhiễm không khí và mô hình lan

truyền nước thải

Chương 3: Áp dụng trong các dự báo tính toán nguồn phát thải bụi, khí thải

từ hoạt động triển khai dự án, từ phương tiện giao thông ra vào khu vực

giải pháp giảm thiểu ô nhiễm và quản lý

môi trường của dự án

Chương 3: Áp dụng đưa ra các tác động trực tiếp và gián tiếp tới môi trường

II Phương pháp khác

1

Phương pháp thống kê: Sử dụng để thu

thập, phân tích và xử lý một cách hệ

thống các nguồn số liệu về điều kiện tự

nhiên, môi trường và kinh tế-xã hội tại

khu vực dự án và lân cận, cũng như các

số liệu phục vụ cho đánh giá tác động và

đề xuất các biện pháp khống chế, giảm

thiểu tác động môi trường dự án

Chương 2: Điều kiện địa chất, địa chất thủy văn, khí tượng, thủy văn, thông tin kinh tế xã hội của xã Yên Trung và xã Yên Thành

2

Phương pháp kế thừa: Kế thừa các kết

quả nghiên cứu, báo cáo ĐTM của các

dự án cùng loại đã được chỉnh sửa, bổ

sung theo ý kiến hội đồng thẩm định

Chương 3: Dự báo nguồn ô nhiễm và đánh giá các tác động của dự án tới môi trường

Chương 4: Chương trình quản lý môi

Trang 28

TT Phương pháp áp dụng Nội dung áp dụng trong báo cáo

trường và chương trình giám sát môi trường

3

Phương pháp tổng hợp, so sánh: Dựa

vào kết quả khảo sát, đo đạc tại hiện

trường, kết quả phân tích trong phòng thí

nghiệm và kết quả tính toán theo lý

thuyết, so sánh với quy chuẩn, tiêu

chuẩn Việt Nam để xác định chất lượng

môi trường hiện hữu tại khu vực dự án;

Chương 3: So sánh các giá trị nồng độ chất ô nhiễm trước xử lý so với QCVN

để đánh giá mức độ ô nhiễm và so sánh các giá trị nồng độ chất ô nhiễm sau xử

lý với QCVN để đánh giá hiệu quả xử lý

4

Phương pháp tham vấn cộng đồng và

điều tra xã hội học

Gặp gỡ, hỏi ý kiến người dân khu vực

thực hiện dự án về tình hình kinh tế xã

hội của các hộ dân cũng như các loại cây

trồng chủ lực tại địa phương,…Ngoài ra,

lấy thông tin từ báo cáo kinh tế - xã hội

của phường liên quan đến dự án

Thực hiện tham vấn tổ chức chịu ảnh

hưởng bởi dự án và tham vấn trên cổng

thông tin của Bộ Tài nguyên và Môi

trường

Chương 2: Tình hình kinh tế xã hội và

đa dạng sinh học khu vực dự án

Chương 6: Được sử dụng trong quá trình phỏng vấn lấy ý kiến của lãnh đạo UBND, UBMTTQ xã Yên Trung và xã Yên Thành và cộng đồng dân cư chịu tác động trực tiếp bởi dự án, dân cư xung quanh khu vực dự án trong cuộc họp tham vấn cộng đồng dân cư

Trước khi trình cấp có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường CDA đã gửi nội dung tham vấn báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định tại khoản 3 Điều 33 Luật Bảo

vệ môi trường đến đơn vị quản lý trang thông tin điện tử của cơ quan thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường

để tham vấn các đối tượng theo quy định

6

Phương pháp lấy mẫu ngoài hiện trường

và phân tích trong phòng thí nghiệm:

Việc lấy mẫu và phân tích các mẫu của

các thành phần môi trường là không thể

thiếu trong việc xác định và đánh giá

hiện trạng chất lượng môi trường nền tại

khu vực triển khai dự án Sau khi khảo

sát hiện trường, chương trình lấy mẫu và

phân tích mẫu sẽ được lập ra với các nội

dung chính như: Vị trí lấy mẫu, thông số

Chương 2: Tiến hành lấy mẫu, đo đạc, phân tích chất lượng môi trường nền của dự án, gồm môi trường đất, nước, không khí để làm cơ sở đánh giá tác động của việc triển khai dự án tới môi trường

Trang 29

TT Phương pháp áp dụng Nội dung áp dụng trong báo cáo

đo đạc và phân tích, nhân lực, thiết bị và

dụng cụ cần thiết, thời gian thực hiện, kế

hoạch bảo quản mẫu, kế hoạch phân

tích…

Nhìn chung, các phương pháp được sử dụng trong quá trình ĐTM của dự án đều

sử dụng trong toàn bộ quá trình ĐTM và có các kết quả bổ trợ cho nhau để hoàn thiện báo cáo ĐTM tổng hợp của dự án với các nội dung được trình bày chi tiết trong các chương tiếp theo của báo cáo

5 Tóm tắt chính của báo cáo ĐTM

5.1 Thông tin chung về Dự án

5.1.1 Thông tin chung về dự án

- Tên dự án: Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trung Thành

- Địa điểm thực hiện: xã Yên Trung và xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

- Chủ dự án: Công ty cổ phần đầu tư phát triển hạ tầng Nam Định

5.1.2 Phạm vi, quy mô, loại hình dự án

- Quy mô diện tích: 200 ha

- Phạm vi thực hiện dự án: khu công nghiệp Trung Thành được thực hiện tại 2

xã Yên Trung và xã Yên Thành (nay được gộp thành xã Trung Nghĩa), huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

- Phía Bắc: giáp đất nông nghiệp thuộc xã Thanh Tâm, Liêm Sơn, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam

- Phía Nam: đường Thành Xá và cánh đồng, khu dân cư xã Yên Thành, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

- Phía Đông: cánh đồng và khu dân cư thôn Nhuộng xã Yên Trung, huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

- Phía Tây: giáp cánh đồng và khu dân cư xã Thanh Nguyên, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam và giáp thôn Bô Sơn, xã Yên Thành - huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định

- Quy mô các hạng mục công trình của dự án:

Khu công nghiệp Trung Thành có diện tích là 200ha

Hạ tầng kỹ thuật của KCN được đầu tư đồng bộ (hệ thống cấp thoát nước,

đường giao thông, cấp điện động lực, cấp điện chiếu sáng, thông tin liên lạc )

- Cấp hạng: Đường nội bộ chính và đường nội bộ phụ

- Tốc độ thiết kế:

+ Đối với các tuyến nội bộ chính : Vtk = 40km/h

Trang 30

+ Đối với các tuyến nội bộ phụ : Vtk = 30km/h

- Tải trọng trục xe tính toán tiêu chuẩn thiết kế đường: Trục xe 12 tấn, Kết

cấu áo đường mềm, mặt đường BTN Modul đàn hồi yêu cầu Eyc=155Mpa

- Hệ thống cấp thoát nước : hệ thống cống thoát nước mưa dọc và ngang đường, hệ thống thoát nước thải và hệ thống cấp nước

- Hệ thống cấp điện động lực và hệ thống cấp điện chiếu sáng

- Loại hình dự án: Dự án đầu tư xây dựng mới

5.1.3 Công nghệ sản xuất

Do đặc thù của dự án chỉ là đầu tư xây dựng HTKT cho KCN nên không có công nghệ sản xuất Công nghệ sản xuất, vận hành của các doanh nghiệp thứ cấp tùy thuộc vào từng loại hình sản xuất sẽ được thể hiện chi tiết trong báo cáo ĐTM hoặc Giấy phép môi trường của mỗi doanh nghiệp

5.1.4 Các yếu tố nhạy cảm về môi trường

- Dự án có diện tích đất trồng lúa hai vụ (LUC) cần chuyển đổi mục đích sử dụng đất) là 172,01 ha

5.2 Các hạng mục công trình và hoạt động dự án

5.2.1 Các hạng mục công trình của dự án

Dự án “Đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp Trung Thành” được đầu tư xây dựng trên khu đất có diện tích 200ha Các hạng mục

chính của dự án sẽ được xây dựng bao gồm:

- Giai đoạn thi công:

+ Hạng mục thoát nước mưa tạm thời

+ Hạng mục thoát nước thải tạm thời

+ Khu vực chứa chất thải tạm thời

+ Xây dựng đường giao thông

+ Xây dựng hệ thống cấp nước, trạm bơm tăng áp cấp nước, trạm PCCC

+ Xây dựng hệ thống thoát nước mưa, nước thải

+ Xây dựng hệ thống cấp điện và trạm điện 110/22kV, chiếu sáng, trồng cây xanh

và xây dựng nhà điều hành dịch vụ công cộng, trạm xử lý nước thải tập trung

- Giai đoạn vận hành:

+ Vận hành hệ thống cấp điện;

+ Vận hành hệ thống cấp nước; vận hành trạm bơm tăng áp cấp nước, trạm PCCC + Vận hành hệ thống đường giao thông;

+ Vận hành hệ thống thoát nước mưa;

+ Vận hành hệ thống thoát nước thải;

+ Vận hành trạm xử lý nước thải tập trung;

+ Vận hành kho chứa chất thải của Dự án

5.2.2 Hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

Các hoạt động của dự án có tác động xấu đến môi trường như sau:

Trang 31

Bảng 0 3 Các hoạt động của dự án có khả năng tác động xấu đến môi trường

+ Ảnh hưởng đến tài nguyên- sinh học

- Tác động tới môi trường nước do:

+ Hoạt động sinh hoạt của công nhân + Nước mưa chảy tràn

- Tác động tới không khí:

+ Do hoạt động máy móc, thiết bị tham gia san

ủi + Tác động do vận chuyển nguyên vật liệu san lấp mặt bằng

- Các hộ dân có đất bị thu hồi

- Công nhân tham gia

dự án

- Không khí xung quanh khu vực

- Tác động môi trường nước:

+ Nước mưa chảy tràn + Nước thải xây dựng + Nước thải sinh hoạt + Nước thải từ quá trình rửa xe + Nước thải từ quá trình rửa máy móc, thiết bị

- Môi trường đất, nước khu vực Dự án

- Tác động môi trường khí thải:

+ Tác động do hoạt động máy móc, thiết bị tham gia quá trình thi công

+ Tác động do hoạt động bốc xúc nguyên vật liệu

Không khí khu vực dự

án

- Tác động môi trường đất do CTR + CTR xây dựng

+ CTR nguy hại + CTR sinh hoạt công nhân

Môi trường đất, cảnh quan và môi trường nước mặt khu vực dự

- Đối tượng bị tác động: Môi trường đất,

Trang 32

- Tác động do chất thải rắn + Rác thải sinh hoạt + Rác thải công nghiệp thông thường của nhà máy trong KCN

- Tác động do CTNH + CTNH phát sinh từ quá trình hoạt động của các nhà máy trong KCN

- Thời gian chịu tác động: Suốt quá trình hoạt động của dự án

- Đối tượng bị tác động: Môi trường đất, nước, không khí, con người

5.1.5 Các yếu tố nhạy cảm môi trường

Về đất trồng lúa nước từ 02 vụ trở lên: Tổng diện tích đất mà Dự án chiếm dụng

là 15.000 m2, trong đó có 14.426,4 m2 đất trồng lúa nước 2 vụ Theo điểm b, khoản 1, điều 58, Luật Đất đai, dự án có diện tích đất trồng lúa chuyển đổi thuộc thẩm quyền chấp thuận của Hội đồng nhân dân tỉnh Do đó, theo điểm đ, khoản 4, điều 25, Luật Bảo

vệ môi trường 2020, dự án thuộc đối tượng có yếu tố nhạy cảm về môi trường

Việc chuyển đổi mục đích sử dụng 14.426,4 m2 đất trồng lúa nước 02 vụ để phục

vụ Dự án Do các hộ dân ở đây chủ yếu sống bằng nghề trồng lúa có thu nhập thấp vì vậy ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh và thu nhập của các hộ dân thuộc diện bị thu hồi đất

5.3 Dự báo các tác động môi trường chính, chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án

5.2.1 Giai đoạn triển khai thi công xây dựng

- Hoạt động phát quang thảm thực vật, giải phóng mặt bằng, san lấp mặt bằng,…

- Hoạt động vận chuyển nguyên nhiên vật liệu xây dựng: Tiếng ồn, bụi và khí thải của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và thành phẩm có chứa thành phần ô nhiễm như SO2, NOx, CO, CO2, bụi,…

Trang 33

- Các hoạt động thi công xây dựng các hạng mục công trình của Dự án:

+ Bụi phát sinh từ quá trình thi công các hạng mục công trình, sân đường giao thông,…

+ Chất thải rắn xây dựng: bao bì, chất vô cơ, gạch vỡ,

+ Nước thải xây dựng từ quá trình vệ sinh thiết bị xây dựng: chất rắn lơ lửng, + Ô nhiễm do hoạt động của máy móc, thiết bị thi công gây ra tiếng ồn, bụi, khí thải như: SO2, CO, NOx, THC,…

+ Rò rỉ nhiên liệu vào môi trường

- Hoạt động bảo dưỡng, sửa chữa máy móc, phương tiện: Dầu mỡ thải, giẻ lau dính dầu, chất thải rắn…

- Hoạt động sinh hoạt của cán bộ công nhân tham gia thi công xây dựng:

+ Nước thải sinh hoạt có chứa các thành phần ô nhiễm chủ yếu như vi sinh, dầu

mỡ, NO3-, NH4+, chất hữu cơ,

+ Chất thải rắn sinh hoạt, chất thải nguy hại,

+ Mùi phát sinh từ quá trình phân hủy nước thải tại các hố ga, khu chứa chất thải rắn,

- Các sự cố môi trường:

+ Sự cố tai nạn giao thông

+ Sự cố tai nạn lao động;

+ Sự cố cháy nổ

* Nước thải sinh hoạt:

- Khối lượng nước thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn thi công của 150 công nhân làm việc tại dự án: 6,75 m3/ngày.đêm;

- Thành phần: Nước thải này chủ yếu chứa pH, TSS, BOD5, Nitrat (NO3-),(PO43-), Dầu mỡ, Chất hoạt động bề mặt và Coliform

* Nước thải thi công:

Hoạt động vệ sinh các thiết bị, dụng cụ thi công và hoạt động rửa xe ra vào khu vực Dự án phát sinh nước thải với khối lượng khoảng 3,4 m3/ngày Thành phần chủ yếu

là chất rắn lơ lửng, dầu mỡ, đất, cát,

* Nước mưa chảy tràn:

- Lượng cực đại của nước mưa chảy tràn phát sinh của khu vực dự án khoảng 218,07 (l/s)

- Thành phần: trong nước mưa thường chứa lượng lớn các chất bẩn tích luỹ trên

bề mặt như đất, cát, chất cặn bã, bụi…

b Giai đoạn vận hành:

* Nước thải sinh hoạt:

Lượng nước thải sinh hoạt: phát sinh lớn nhất khoảng 469,14m3/ngày.đêm Nước

Trang 34

thải sinh hoạt chủ yếu chứa các chất cặn bã, chất lơ lửng (TSS), nhu cầu ô xy sinh học (BOD5) và nhu cầu oxy hóa học (COD), các chất dinh dưỡng (N, P), dầu mỡ và vi sinh

* Nước mưa chảy tràn:

- Lượng cực đại của nước mưa chảy tràn phát sinh của khu vực dự án là 690,56 (l/s)

- Thành phần trong nước mưa thường chứa lượng lớn các chất bẩn tích lũy trên bề mặt như đất, cát, chất cặn bã,

5.2.2 Giai đoạn vận hành

❖ Nguồn phát sinh:

- Nước thải sinh hoạt từ các nhà máy trong toàn KCN, khu điều hành, hành chính dịch vụ của toàn KCN Loại nước thải này ô nhiễm chủ yếu bởi chất cặn bã, dầu mỡ (nhà bếp), các chất hữu cơ (nhà vệ sinh), các chất dinh dưỡng và vi sinh,…

- Nước mưa chảy tràn qua mặt bằng của toàn KCN;

- Nước thải sản xuất từ các nhà máy trong toàn KCN

❖ Quy mô, tính chất của nước thải

(+) Nước thải sản xuất và sinh hoạt

- Nước thải sản xuất của dự án trong giai đoạn vận hành sẽ tùy thuộc vào các đặc trưng công nghệ và nhu cầu sử dụng nước của các nhóm ngành nghề khác nhau thì lượng nước thải cũng khác nhau Cụ thể chi tiết quy mô tính chất nước thải của mỗi nhóm ngành nghề sẽ được thể hiện trong ĐTM hoặc Báo cáo đề xuất cấp GPMT/ĐKMT riêng của mỗi doanh nghiệp, nhà máy

- Lượng nước thải của toàn KCN Trung Thành trong quá trình vận hành của dự án

khoảng 7715.01 m3/ngày đêm, do đó chủ dự án đề xuất xây dựng trạm XLNT công suất 8.000 m3/ngày đêm

Nước thải sản xuất phát sinh từ các quá trình sản xuất khác nhau của các nhà máy, doanh nghiệp thứ cấp có tính chất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại hình sản xuất cụ thể Tùy theo từng loại hình công nghệ sản xuất mà nước thải có tải lượng, thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau

- Thành phần ô nhiễm của nước thải sinh hoạt: cặn lơ lửng (SS), chất dinh dưỡng (N, P), các chất hữu cơ (BOD, COD), vi sinh,…

Để đảm bảo cho công tác xử lý nước thải của toàn KCN, chủ đầu tư KCN ban hành tiêu chuẩn đấu nối áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN khi đấu nối vào hệ thống nước thải của KCN Thành phần ô nhiễm chủ yếu của nước thải theo tiêu chuẩn đấu nối là BOD5, COD, TSS, Tổng nito, Tổng phốt pho, Amoni, Coliforms

(+) Nước mưa chảy tràn

Thành phần bao gồm: chất thải rắn, chất rắn lơ lửng, dầu mỡ máy… Theo tính toán lượng nước mưa chảy tràn trên diện tích toàn KCN vào thời điểm mưa lặp lại với chu

kỳ nhiều nhất thì lượng lớn nhất là 48,85 m3/s

Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải hiện tại của KCN Trung Thành được rách riêng rẽ nên nước mưa chảy tràn của dự án theo hệ thống cống thoát nước sau đó chảy thẳng ra nguồn tiếp nhận là kênh của khu vực

b) Nguồn phát sinh, quy mô, tính chất của bụi, khí thải

❖ Nguồn phát sinh

Trang 35

- Bụi, khí thải của các phương tiện giao thông ra vào trong toàn KCN;

- Khí thải phát sinh từ hoạt động của các nhà máy trong toàn KCN;

- Mùi từ hệ thống thu gom nước thải, khu lực lưu trữ rác, khu trạm XLNT tập trung;

- Khí thải từ máy phát điện dự phòng

❖ Quy mô, tính chất của bụi, khí thải

+) Bụi, khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải của KCN: Bụi, SO2, NO2, CO, VOCs…

+) Bụi và khí thải phát sinh từ hoạt động sản xuất của các nhà máy: Bụi, Khí axít (SOx, NOx), NH3, H2S, CO, CO2, THC, VOCs, Tro, muội, khói từ đốt nhiên liệu…

Các loại bụi và khí thải phát sinh phụ thuộc vào loại hình sản xuất, công nghệ sản xuất mức tự động hoá của quá trình sản xuất Chi tiết thành phần tải lượng sẽ được đánh giá trong báo cáo ĐTM hoặc Báo cáo đề xuất cấp GPMT/ĐKMT riêng của mỗi nhà máy (không thuộc phạm vi của báo cáo này)

+) Bụi và khí thải từ các khu vực khác

1 Mùi từ khu vực lưu trữ rác thải

Khu vực lưu giữ chất thải rắn sinh hoạt cũng sẽ phát sinh khí thải do quá trình tự phân huỷ rác thải Các chất gây ô nhiễm môi trường không khí thường gặp là SO2, NO3,

CO, CO2, NH3, CH4 Các khí thải chủ yếu là H2S, CH4,

2 Mùi và sol khí từ các trạm xử lý nước thải

- Thành phần chất ô nhiễm không khí từ hệ thống thu gom, thoát nước thải, xử lý NTSH của dự án rất đa dạng như: CH3SH, NH3, H2S

3 Khí thải từ máy phát điện dự phòng với thành phần chủ yếu là sinh ra khí thải với các thành phần chủ yếu là bụi, SOx, NOx, CO, CO2, THC…

c) Chất thải rắn

Chất thải rắn sinh hoạt

- Thành phần chủ yếu trong CTR sinh hoạt gồm:

+ Các hợp chất có nguồn gốc hữu cơ như thực phẩm, rau quả, thức ăn dư thừa

+ Các hợp chất có nguồn gốc từ giấy như các loại bao gói đựng đồ ăn, thức uống + Các hợp chất vô cơ như nhựa, plastic, PVC, thủy tinh…

+ Kim loại như vỏ hộp,…

- Hoạt động sinh hoạt của công nhân viên tại khu điều hành, dịch vụ, khu xử lý nước thải và công nhân của các doanh nghiệp thứ cấp Tổng lượng phát sinh khoảng 19.240 kg/ngày đêm

- CTR từ các khu vực công cộng, cây xanh: khoảng 30 kg/ngày đêm

→ Tổng cộng tải lượng CTR sinh hoạt khoảng 19,27 tấn/ngày đêm

1 Chất thải rắn công nghiệp

- CTRTT từ quá trình sản xuất của các nhà máy thứ cấp hoạt động trong KCN: + Theo QCVN 01:2021/BXD - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, chỉ tiêu phát sinh chất thải rắn trong khuôn viên dự án được tính toán bằng 0,3 tấn/ha.ngày Với diện tích đất nhà máy, kho tàng của Dự án là 200 ha, khối lượng CTR công nghiệp dự báo khoảng 200 ha × 0,3 tấn/ha/ngày = 60 tấn/ngày

Trang 36

+ Đối với khu vực hạ tầng kỹ thuật, nhà điều hành và dịch vụ hỗn hợp của dự án phát sinh khối lượng cả 02 giai đoạn như sau: 8,35 ha × 0,3 tấn/ha/ngày = 2,5 tấn/ngày Dựa trên đặc trưng nhóm ngành nghề quy hoạch trong cụm thì chất thải rắn công nghiệp phát sinh từ các quy trình sản xuất khác nhau của các nhà máy có tính chất đa dạng, phụ thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại hình sản xuất cụ thể Tùy theo từng loại hình công nghệ sản xuất mà chất thải rắn có thành phần và khối lượng khác nhau

2 Cặn, bùn từ bể tự hoại

- Cặn bùn thải từ bể tự hoại của KCN khoảng 1,44m3

3 Bùn từ hoạt động nạo vét đường ống, hố ga của hệ thống thoát nước KCN

Trong quá trình vận hành sẽ tiến hành nạo vét cống, rãnh thoát nước mưa, nước thải toàn bộ dự án định kỳ khoảng 1 năm/lần Khu công nghiệp dự kiến có khoảng 875

hố ga, ước tính mỗi hố ga khi nạo vét thì được khoảng 0,05m3 bùn, cặn Như vậy, mỗi lần nạo vét sẽ phát sinh khoảng: 1.575 x 0,05 = 78,75 m3 Mùa khô thì sẽ làm ngay sau khi có các trận mưa giúp nạo vét dễ hơn đồng thời vét được bùn cặn khi bị mưa chảy tràn kéo xuống công rãnh

4 Thực bì, cành lá cây khi cắt tỉa chăm sóc cây xanh

- Chặt tỉa cành cây phòng mùa mưa bão, trồng cây thay thế sẽ phát sinh một khối lượng cành cây bị chặt bỏ ước tính khoảng 10 m3/năm (Sau 5 năm trồng cây mới phải cắt tỉa vào mùa mưa bão)

d) Chất thải rắn nguy hại

Chất thải nguy hại của toàn KCN dự tính khoảng 939,577 tấn/năm, trong đó lượng bùn dư hàng ngày thải ra từ trạm XLNT: 936,3 tấn/năm

e) Tiếng ồn, độ rung

- Nguồn phát sinh:

+ Hoạt động của các phương tiện giao thông;

+ Hoạt động sản xuất của các nhà máy trong KCN

+ Tiếng ồn, độ rung từ máy phát điện dự phòng

- Quy chuẩn áp dụng: QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn (6h - 21h); QCVN 27:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về độ rung

- Bên cạnh đó còn có các tác động từ yếu tố thiên tai, sự cố môi trường,

5.4 Các công trình và biện pháp bảo vệ môi trường của Dự án

5.4.1 Các công trình và biện pháp thu gom, xử lý nước thải

5.4.1.1 Giai đoạn thi công xây dựng:

a) Bụi và khí thải thi công

Trang 37

- Sử dụng tấm lưới hoặc tấm chắn bằng vật liệu mềm bao phủ bên ngoài công trình trong giai đoạn thi công

- Sử dụng các phương tiện thi công đã qua kiểm định

- Phun nước làm ẩm 2 lần/ngày bề mặt khu vực phát sinh bụi lớn

- Thi công theo hình thức cuốn chiếu, xây xong đến đâu tiến hành thu dọn hiện trường ngay đến đó

c) Nước mưa chảy tràn

- Tiến hành tạo các rãnh thu nước với các hố lắng xung quanh khu đất cần đổ đất san nền để đảm bảo nước thải được lắng đọng trước khi thoát ra các mương thoát nước trong khu vực Rãnh có kích thước rộng 0,8m và sâu 1m Trên hệ thống rãnh này 50m

bố trí 01 hố lắng đất cát, kích thước 1,0m ×1,0m ×1,0m để lắng đọng đất cát Hố lắng đất cát sẽ được nạo vét định kỳ 1 tuần/2 lần vào mùa mưa và 1 tuần/lần vào mùa khô Các bãi chứa vật liệu, đất thải tạm thời được bố trí xa dòng chảy; đắp bờ đất cao tối thiểu 30 cm tại các vị trí bãi thải tạm, bãi tập kết vật liệu để ngăn chặn nước mưa chảy tràn cuốn trôi bùn, đất đá xuống các thủy vực

Tuyến thoát nước mưa: Nước mưa → Rãnh thoát nước →lắng cặn → thoát ra ngoài

d) Chất thải rắn

- Bố trí 5 thùng chứa rác sinh hoạt loại 200 lít tại vị trí phát sinh

- Bố trí 01 bãi tập kết đất hữu cơ diện tích khoảng 500 m2

- Bố trí 03 thùng tập kết loại 5m3 để lưu chứa chất thải xây dựng trong khi chờ xe vận chuyển chưa đến kịp Diện tích: Tối thiểu khoảng 20 m2, đảm bảo đặt được 1 thùng tập kết loại 5m3 chứa phế thải xây dựng và cho các xe chuyên chở dễ dàng hoạt động, quay đầu ra vào

- Dự án sẽ ký hợp đồng thu gom với đơn vị có chức năng đến để thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải trong suốt quá trình thi công của dự án

e) Chất thải nguy hại

Bố trí 5 thùng nhựa 200 lít có nắp đậy để chứa chất thải nguy hại, dán nhãn ghi rõ chất thải chứa bên trong thùng đặt tại khu vực lưu chứa CTNH của dự án Dự kiến khu lưu chứa CTNH của dự án loại Container chứa có dung tích 15 m3

- Dự án sẽ ký hợp đồng thu gom với đơn vị có chức năng đến thu gom, vận chuyển

và xử lý theo Quy định

f) Tiếng ồn, độ rung

Sử dụng các thiết bị thi công đạt tiêu chuẩn, được đăng kiểm theo quy định; các thiết bị thi công được lắp thiết bị giảm thanh và được kiểm tra, bảo dưỡng định kỳ thường xuyên

g) Các công trình, biện pháp khác

- Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương thực hiện công tác đền bù, giải phóng mặt bằng, di dời mồ mả theo đúng quy định của pháp luật hiện hành

Trang 38

- Giám sát, đảm bảo công tác thi công được triển khai trong ranh giới, phạm vi cho phép

- Xây dựng phương án tổ chức thi công, phân tuyến, phân luồng; phối hợp với chính quyền địa phương đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình thi công

- Bố trí mương thoát nước mưa và các hố ga tạm thời tại khu vực thi công trước khi tiến hành thi công xây dựng; thường xuyên kiểm tra, khơi thông các dòng chảy, thông tắc các kênh, mương thoát nước khu vực thi công, đảm bảo không gây ngập úng tại khu vực Dự án

- Xây dựng các phương án ứng phó đối với các sự cố, tai nạn lao động; tập huấn cho công nhân về thực hiện nghiêm túc các quy định về công tác an toàn lao động; trang

bị bảo hộ lao động; tăng cường phổ biến và hướng dẫn cán bộ kỹ thuật, công nhân lao động kỹ năng phòng, tránh, ứng phó sự cố tai nạn lao động

Quy trình thu gom, xử lý: Khí thải → Ống thải

+ Xử lý mùi từ trạm xử lý nước thải tập trung: Mùi → Hệ thống thu gom→ Tháp hấp thụ → Tháp hấp phụ → Môi trường

+ Thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các Cơ sở hoạt động trong Khu công nghiệp thực hiện trách nhiệm quản lý khí thải theo quy định

+ Kiểm tra việc tuân thủ các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải và tiếng ồn của các nhà máy thành viên trong KCN theo các quy định hiện hành của pháp luật Việt Nam

- Doanh nghiệp thứ cấp:

+ Đối với mỗi doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN sẽ phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc giấy phép môi trường và lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải thích hợp Đồng thời, cam kết đảm bảo chất lượng không khí theo tiêu chuẩn, quy chuẩn hiện hành của Việt Nam

+ Thực hiện các giải pháp kỹ thuật và hạn chế ô nhiễm tại các nhà máy sản xuất như tính toán chiều cao ống khói phải phù hợp, điều chỉnh quy trình công nghệ và nhiên liệu, lắp đặt các hệ thống xử lý khí thải cục bộ tại các nhà máy như: lắng, lọc, hấp thụ, hấp phụ, phân hủy sinh hóa

b) Nước thải

- Nước thải sinh hoạt: Nước thải sinh hoạt từ các công trình quản lý – điều hành của chủ dự án sẽ được thu gom và tiền xử lý bằng bể tự hoại trước khi thải vào hệ thống thu gom nước thải chung của Khu công nghiệp và đưa về Nhà máy xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt quy chuẩn quy định trước khi xả ra nguồn tiếp nhận

- Nước thải phát sinh từ các nhà máy thành viên trong Khu Công nghiệp bao gồm nước thải sinh hoạt và nước thải sản xuất;

Trang 39

- Nước thải phát sinh tại các nhà máy thành viên trong KCN phải được xử lý sơ

bộ, đảm Tiêu chuẩn đấu nối của KCN trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước thải chung của KCN và đưa về Nhà máy xử lý nước thải tập trung để xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kq=0,9; Kf=0,9) trước khi xả ra nguồn tiếp nhận;

- Nước thải từ các nhà máy thành viên được kết nối với hệ thống đường cống thu gom nước thải tập trung và độc lập của Khu Công nghiệp thông qua các hố ga đã định sẵn trong quá trình thiết kế và nằm ngoài tường rào của các nhà máy thành viên nhằm thuận tiện trong công tác giám sát về chất lượng nước thải và lưu lượng xả thải;

- Tất cả các nhà máy thành viên trong Khu Công nghiệp đều sử dụng dịch vụ xử

lý nước thải của Khu Công nghiệp Nghiêm cấm xả nước thải sau khi xử lý của các nhà máy thành viên vào hệ thống thoát nước mưa của Khu Công nghiệp;

- Các nhà máy thành viên này sẽ phải trả phí sử dụng dịch vụ xử lý nước thải tập trung của Khu Công nghiệp và phí bảo vệ môi trường đối với nước thải;

- Căn cứ lưu lượng nước thải phát sinh cần xử lý, chủ đầu tư sẽ đầu tư xây dựng nhà máy xử lý nước thải tập trung của dự án với tổng công suất dự kiến khoảng 8.000

m3/ngđ (có thể nâng cấp công suất theo nhu cầu thực tế), được chia thành 03 module, Chủ dự án sẽ thực hiện đầu tư xây dựng module số 01 để xử lý nước thải của KCN, module số 2,3 sẽ được đầu tư xây dựng khi module số 01 đạt 80% công suất thu gom so với công suất thực tế thiết kế

- Nước thải sau xử lý đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kq=0,9, Kf=0,9) sau đó

sẽ xả ra nguồn tiếp nhận là sông Kinh Thủy:

+ Nước thải của dự án → trạm XLNT tập trung của KCN → nước thải đạt QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kq=0,9, Kf=0,9) → sông Kinh Thủy

- Dựa vào tiêu chuẩn đối nối của KCN xác định được các chỉ tiêu ô nhiễm chủ yếu bao gồm: BOD5, COD, TSS, N-NH4, tổng Nitơ, Phốt pho, Coliforms để lựa chọn công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý kết hợp sinh học Đây là công nghệ đã được kiểm chứng thực tế và cho thấy được hoạt động hiệu quả Chất lượng nước thải đầu ra đảm bảo đạt Quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT, cột A (Kq=0,9, Kf=0,9)

Quy trình công nghệ xử lý nước thải bằng phương pháp hóa lý kết hợp sinh học,

có thể vận hành linh động

Điều kiện áp dụng: Áp dụng trong trường hợp thông số chất lượng nước thải đầu

vào như trong bảng thông số đề xuất tại bảng sau:

Bảng 0 4: Các thông số nước thải đầu vào áp dụng cho 02 lưu trình

2 BOD5 0,0- 320,0 mg/L 320,0-400,0 mg/L

4 Các thông số còn lại Theo bảng thông số đầu vào

Quy trình công nghệ XLNT của KCN Trung Thành được tóm tắt như sau:

Lưu trình công nghệ:

Nước thải tập trung từ KCN thải vào → Bể gom → Tách rác, cát, dầu mỡ → Bể điều hòa → Bể axit hóa → Bể phản ứng → Bể điều chỉnh pH → Bể keo tự → Bể tạo

Trang 40

bông → Bể lắng hóa lý → Ngăn TG hóa lý → Bể thiếu khí → Bể hiếu khí → NGăn TG sinh học → Bể lăng sinh học → Ngăn TG sau lắng → Bể khử trùng → Mương quan trắc

→ Trạm quan trắc tự động → Nước thải sau xử lý → Kênh tiêu 20 → sông Kinh Thủy

Trong quá trình vận hành nhân viên vận hành sẽ theo dõi kết quả phân tích tại trạm quan trắc nước thải đầu vào kết hợp lấy mẫu tại bể điều hòa phân tích trong phòng thí nghiệm để lựa chọn lưu trình vận hành phù hợp Sau khi hệ thống vận hành ổn định, căn cứ vào các kết quả phân tích từ module vận hành trước có thể chỉ cần phân tích một số chỉ tiêu thường biến động

- Dự án lắp đặt hệ thống quan trắc nước thải tự động, liên tục với các thông số giám sát gồm: lưu lượng (đầu vào, đầu ra), nhiệt độ, pH, TSS, Amoni, COD và truyền trực tiếp số liệu quan trắc về Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Nam Định

+ Trạm xử lý nước thải tập trung đảm bảo khoảng cách an toàn, đáp ứng các yêu cầu của QCVN 01:2021/BXD (Trạm XLNT có công nghệ bằng phương pháp hóa lý kết hợp sinh học được thiết kế dạng bể hở và có công trình xử lý bùn cặn kiểu sân phơi bùn

vì vậy theo quy định tại điểm a, bảng 2.22, QCVN 01:2021/BXD thì khoảng cách ATMT tối thiểu với công suất trạm XLNT của dự án P = 5.000 – 50.000 m3/ngày đêm là 400m), trạm XLNT theo thiết kế được bố trí trong phạm vi đảm bảo ATMT, trong phạm vi 400m không có khu dân cư Bên cạnh đó, dự án sẽ bố trí dải cây xanh cách ly quanh khu vực xây dựng nhà máy XLNT và đất cỏ rộng khoảng 10 m

* Điểm xả nước thải sau xử lý của dự án sẽ có biển báo, sàn công tác diện tích tối thiếu 01 m2 và có lối đi để thuận lợi cho việc kiểm tra, kiểm soát nguồn thải, đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022

* Xử lý nước thải công nghiệp tại nguồn (tại các cơ sở nhà máy, doanh nghiệp thứ cấp):

- Nước thải từ các doanh nghiệp thứ cấp trong KCN phải được xử lý nước thải cục

bộ đạt tiêu chuẩn của KCN trước khi đấu nối vào thu gom về hệ thống xử lý nước thải tập trung của KCN

c) Nước mưa chảy tràn

* Đối với các doanh nghiệp trong KCN:

- Các doanh nghiệp khi đầu tư vào KCN phải tính toán và xây dựng hệ thống thu gom thoát nước mưa phù hợp với lượng phát sinh nước mưa của mỗi nhà máy trước khi đấu nối vào hệ thống thu gom nước mưa của KCN

- Định kỳ sẽ kiểm tra, nạo vét hệ thống đường ống thoát nước mưa Kiểm tra phát hiện hỏng hóc, mất mát để có kế hoạch sửa chữa, thay thế kịp thời

- Các khu vực chứa nguyên vật liệu ngoài trời phải được che chắn tốt để giảm thiểu bụi bẩn sẽ bị cuốn theo khi trời mưa

d) Chất thải rắn

Ngày đăng: 01/12/2024, 08:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN