Khả năng học hỏi là một trong những kĩ năng rất quan trọng của con người. Peter Brown, Henry Roediger và Mark McDaniel tác giả của cuốn sách “Khoa học về cách học hỏi” đã viết: “Chúng ta cần học tập và ghi nhớ một cách liên tục mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta. Để làm việc tốt hơn người khác, bạn cần phải làm chủ được những kĩ năng làm việc của mình. Và nếu bạn là người biết học hỏi đúng cách, bạn sẽ có được nhiều thuận lợi trong bước đường tiến thân”. “Học” được một điều gì đó đồng nghĩa với việc bạn phải ghi nhớ nó. Tuy nhiên hầu hết những thứ chúng ta học được ở trường đều không giúp được gì nhiều cho việc ghi nhớ dài hạn. Học tập sẽ có hiệu quả bền vững hơn nhiều nếu chúng bỏ ra công sức và nỗ lực. Dưới đây là một vài thủ thuật giúp bạn rèn luyện trí nhớ dài hạn, giúp bạn thông minh hơn.
7 kỹ năng ghi nhớ giúp bạn có trí thông minh “tuyệt đỉnh” Khả năng học hỏi là một trong những kĩ năng rất quan trọng của con người. Peter Brown, Henry Roediger và Mark McDaniel - tác giả của cuốn sách “Khoa học về cách học hỏi” đã viết: “Chúng ta cần học tập và ghi nhớ một cách liên tục mọi thứ trong cuộc sống của chúng ta. Để làm việc tốt hơn người khác, bạn cần phải làm chủ được những kĩ năng làm việc của mình. Và nếu bạn là người biết học hỏi đúng cách, bạn sẽ có được nhiều thuận lợi trong bước đường tiến thân”. “Học” được một điều gì đó đồng nghĩa với việc bạn phải ghi nhớ nó. Tuy nhiên hầu hết những thứ chúng ta học được ở trường đều không giúp được gì nhiều cho việc ghi nhớ dài hạn. Học tập sẽ có hiệu quả bền vững hơn nhiều nếu chúng bỏ ra công sức và nỗ lực. Dưới đây là một vài thủ thuật giúp bạn rèn luyện trí nhớ dài hạn, giúp bạn thông minh hơn. 1. Phục hồi lại kí ức Khi bạn cố gắng nhớ lại một ý tưởng, một phương thức hay khái niệm trong quá khứ, điều đó có nghĩa là bạn đang phục hồi lại những kí ức của mình. Những tấm “thẻ ghi chú” ghi lại thông tin, được dán ở nhiều góc sẽ khiến bạn “lục tìm” ý tưởng đã từng xuất hiện trong đầu mình, từ đó khắc sâu hơn ý nghĩa vào não bộ. Lý do khiến phương pháp “phục hồi kí ức” này đạt được hiệu quả là bởi nó dựa vào sự kết hợp giữa sức mạnh của các nơron thần kinh và ý niệm đã có sẵn trong bộ óc con người. 2. Kết nối khái niệm mới với những gì đã có sẵn Nếu bạn có thể liên tưởng những gì mình mới học được với những kiến thức trước đây, bạn sẽ thấy mình ghi nhớ được bài học mới đó nhanh hơn và lâu hơn rất nhiều. Bởi khi cố gắng diễn tả khái niệm mới theo ý hiểu của mình có nghĩa là bạn đang kết nối chúng với kiến thức tồn tại trong bộ óc. Giả dụ, bạn đang học một tiết vật lý về quá trình dẫn nhiệt, hãy cố gắng kết nối nó với những kinh nghiệm thực tế. Bạn hình dung làm thế nào mà một cốc cà-phê nóng có thể truyền nhiệt tới bàn tay. Bạn sẽ thấy nó mang lại hiệu quả bất ngờ. 3. Đa dạng hóa và lồng ghép các ví dụ cụ thể Trong trường hợp cố hiểu về một chủ đề nào đó (từ những kiến thức cơ bản về kinh tế học cho tới làm thế nào để dẫn điện từ vật này sang vật khác), bạn hãy thử hình dung rồi lồng ghép ví dụ cụ thể với nhau. Từ đó rút ra kinh nghiệm chung cho bản thân về vấn đề đang nghiên cứu. Quá trình lồng ghép các ví dụ cụ thể rất hữu ích bởi khi sống ngoài thế giới tự nhiên, điều đầu tiên chúng ta cần phải làm là nhận biết những mối nguy cơ mà mình sẽ phải đối mặt, sau đó tìm ra cách để giải quyết vấn đề. 4. Tự trả lời câu hỏi trước khi xem đáp án Bằng cách tự mình suy nghĩ cố gắng giải đáp các câu hỏi mà không dựa vào đáp án có sẵn, chúng ta sẽ học và ghi nhớ được lời giải đó lâu hơn rất nhiều lần. Trước khi đến lớp học, bạn nên bỏ chút thời gian tự tìm kiếm câu trả lời trong bài rồi sau đó mới để các thầy cô giáo giải đáp vấn đề. Trong môi trường làm việc, trước khi trình bày ý tưởng trước cấp trên của mình, bạn nên chuẩn bị đầy đủ những luận cứ và thông tin để giải đáp thắc mắc có thể gặp phải. Như vậy, bạn sẽ có được hiệu quả học tập và làm việc cao hơn rất nhiều so với việc thụ động tiếp nhận sẵn phương pháp giải quyết vấn đề từ người khác. 5. Đánh giá những gì đã xảy ra Sau mỗi buổi gặp mặt hay dự án, bạn nên dành một chút thời gian để xem xét, đánh giá lại những gì mình/hoặc người khác đã làm. Bạn có thể tự hỏi bản thân một vài câu hỏi như: Cái gì đã được hoàn thành tốt? Mình cần cải thiện hơn ở vấn đề nào? Sự kiện vừa rồi nhắc nhở mình những gì? Việc viết ra đánh giá của mình sẽ có tác dụng hơn là chỉ suy nghĩ trong đầu. Chỉ cần 15 phút cuối ngày viết tổng kết về những gì đã xảy ra sẽ làm tăng hiệu quả làm việc của một nhóm lao động đến 23%. 6. Để dễ ghi nhớ, hãy dùng chữ viết tắt và hình ảnh Cách liên tưởng đến các chữ cái đầu tiên của một từ hay nghĩ đến hình ảnh liên quan đến từ đó sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ nó hơn. Phương pháp này giúp bạn chuyển hóa thông tin thành dạng mà não bộ dễ dàng lưu trữ nhất, từ đó cải thiện trí nhớ lâu dài của bạn. Ngoài những chữ cái viết tắt và hình ảnh, định dạng của một bài thơ ngắn, câu nói có vần điệu, một âm thanh đơn giản nhịp nhàng hay cử động cơ thể cũng có thể giúp chúng ta ghi nhớ lâu hơn. 7. “Biết” những gì mình không biết Khi một ai đó nói cho bạn biết những điều mà bản thân mình chưa nhận ra, hãy ghi nhớ nó một cách sâu sắc. Chúng ta cần phải học cách sử dụng những yếu tố khách quan để xóa bỏ đi ảo tưởng của bản thân và điều chỉnh các quan điểm cá nhân theo chiều hướng tốt hơn (thực tế hơn). Tất cả mỗi chúng ta đều có “ảo tưởng về nhận thức”: Bạn nghĩ mình hiểu rất rõ một vấn đề gì đó nhưng thực tế là bạn không hiểu gì. Vì vậy hãy đưa ra câu hỏi cho bản thân hoặc thu thập những ý kiến nhận xét của mọi người xung quanh, điều đó sẽ giúp chúng ta nhận biết được những điểm mù của chính mình. . 7 kỹ năng ghi nhớ giúp bạn có trí thông minh “tuyệt đỉnh” Khả năng học hỏi là một trong những kĩ năng rất quan trọng của con người. Peter Brown,. quan đến từ đó sẽ giúp bạn dễ dàng ghi nhớ nó hơn. Phương pháp này giúp bạn chuyển hóa thông tin thành dạng mà não bộ dễ dàng lưu trữ nhất, từ đó cải thiện trí nhớ lâu dài của bạn. Ngoài những. giúp được gì nhiều cho việc ghi nhớ dài hạn. Học tập sẽ có hiệu quả bền vững hơn nhiều nếu chúng bỏ ra công sức và nỗ lực. Dưới đây là một vài thủ thuật giúp bạn rèn luyện trí nhớ dài hạn, giúp