Nhằm góp phan nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên kế toán tại các trường đại hoc va cao dang, tac gia da tién hanh nghién cứu đề tai “Các nhân tô ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức ngh
Trang 1TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE KHOA KE TOAN - KIEM TOAN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DAN: | TS.TRAN THE NU
SINH VIEN THUC HIEN: PHAM QUYNH TRANG
LOP: QH-2020-E KE TOAN CLC2
HE: CHINH QUY
Ha Noi - Thang 10 Nam 2023
Trang 2TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE KHOA KE TOAN - KIEM TOAN
—
=
"XS
KHÓA LUẬN TÓT NGHIỆP
CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN NHAN THUC VE ĐẠO
ĐỨC NGHE NGHIỆP CUA SINH VIÊN NGANH KE TOÁN
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DAN: TS.TRẢÀN THE NU’
GIẢNG VIỆN PHẢN BIỆN:
SINH VIÊN THUC HIEN: PHAM QUYNH TRANG
LOP: QH-2020-E KE TOAN CLC2
HE: CHINH QUY
Ha Noi - Thang 10 Nam 2023
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Em xin xác nhận rằng đây là công trình nghiên cứu của em, được hỗ trợ bởi Giảng viên hướng dẫn là TS Trần Thế Nữ Mọi nội dung và kết quả nghiên cứu trong luận văn
này đều được trình bày một cách trung thực
Tất cả các số liệu, bảng biểu, sơ đồ được sử dụng trong việc triển khai đề tài đều đượcthu thập từ nhiều nguồn tài liệu khác nhau và được ghi chú trong phần tài liệu tham khảohoặc chú thích nguôn dan dưới các bảng biéu, so đô.
Bên cạnh đó, các tài liệu giải thích thêm các luận điểm đã phân tích và trích dẫn trong
phần phụ lục cũng được chú thích nguồn đữ liệu
Ha Nội, ngày tháng năm 2023
Giảng viên hướng dẫn Sinh viên
TS Trần Thế Nữ Phạm Quỳnh Trang
Trang 4Khoa Kế toán Kiểm toán, trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo ramột môi trường học tập và rèn luyện tốt, cung cấp cho em những kiến thức và kỹ năng
bồ ích giúp cho em có thể áp dụng và thuận lợi thực hiện luận văn
Giảng viên hướng dẫn của em, TS Trần Thế Nữ, là người cô nhiệt tình và tận tâm Qua suôt quá trình nghiên cứu và thực hiện đê tài, cô đã hỗ trợ em một cách đặc biệt, thê hiện
sự chăm sóc va đóng góp ý kiên quý báu, giúp em hoan thành đê tài nghiên cứu một cach
xuât sắc.
Em muốn bay tỏ lòng biết on chân thành đến gia đình và bạn bè, những người đã luônđộng viên em và tạo điều kiện thuận lợi nhất dé em có thé đạt được thành công trong quá
trình nghiên cứu này.
Em xin chân thành cảm ơn!
il
Trang 5MỤC LỤC
8210020008066 nh i
LOT CAM ON sesssesssessesssessseessecssseneecscesseessccncessecssecasesuecssecssesucessecasecueecseessesssecueeaseenseeseenseenees ii
DANH MỤC CAC BANG wossessssesssssssessssessesessessesessssessesssessssessssessesessesesacsssaesscsesscsnsacsesesseaes vii
DANH MỤC CÁC HÌNH - 5< 5£ sẻ Ss£ xe +k£SEEEEEeEEESEEEEEEEEEkEEEEETEEEEkrkrkrrkrrrkrrsree vii
DANH MỤC CAC BIEU DO wisesssssssssssssssssssssssssssssssssssssssscssssssssssssscsssssssscssssscsesssscsesecscess viii
DANH MUC VIET TAT scssssssessssssesessssessssssesesssssscssssesessssssessssesesessesesessesesesesseseseesesesessescseeees x
MO DAU wsssessssscssessssesssscssesssecssessssscssecssccsscessessuessscsssecssesusessseesseesssccssecssecsseessseesneesneesssessee 1
1 Tính cấp thiẾt G5 se St 1 2311 112121011112111 11111011111 1101 0111111111101 11 111g re 1
2 Tông quan tài WU cccccccccscccsesscscscssesessssessssussessssesussucscsussesussessssussssessesssseeataes 2
2.1 Tông quan tài liệu nước ngoài 2 52 SE+ESE#EE£EEEEE E121 rree 2
2.2 Tổng quan tài liệu trong nướcC ¿2 + s+S+E£EE+E+E£EE£E+EEEEEEEEEEEEEEEeErrkrkrrrree 6
2.3 Khoảng trống nghiên €ứu - + SE £EE+E£EEEEEEEEEEEEEEEEEE 7112111111 re 9
KV 02:82 0/20u,00n1n57 9
3.1 Mu 0i iu: an 4ẢẢ 9
3.2 Mục tiêu cụ thể ¿5© St t2 1E212121211211121111112121111112111111 1101111 111gr, 10
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cỨu - - eee 5c +25 ** + Esvexeeeseeerssss 10
4.1 Đối tượng nghiên cứu ¿2 - St SE SE EEEEEEEEEEE1711111 1171111111111 xe 10
4.2 Pham vi mghién 0 0n 10
5 Câu hỏi và ý nghĩa của nghiên CỨU - - - <5 11H ng ngư 11
6 Kết cấu của nghiên cứu ¿2E SềSt*EEE SE EEE E11 11E111111 1111111111111 xe 11 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE NHAN THUC DOI VỚI ĐẠO DUC NGHỀ NGHIỆP
1H
Trang 6LD Co 20.18 13
1.1.1 Khái niệm về nhận thức 2-2 S2 E+SE+E£SE#EE2EEEEEEEEEEEEEE E211 cre 13
1.1.2 Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp 2© 2S x+E£xeEzEeExzxrrxrrrrrrree 14 1.1.3 Khái niệm về môi trường học tập + 2+2 + £SE+E+E£EE+E+EeErEeEererkrrereree 15
1.1.4 Khái niệm về đạo đức cá MNAN 0 cece eccsesscsesseseesessesesscssssessesesecsesseseseees 17
1.1.5 Khái niệm về năng lực hành nghề 2: 2® + SeSE+E££E£E+zEeExzEerxrrerrrree 18
1.1.6 Khái niệm về hiểu biết văn hóa xã WOi cece cece eceeseseeseseeseeseseesesseseees 19
1.1.7 Khái niệm về đạo đức công y 2© SE +EEEE2ES E121 5121 21211211 re 20 1.1.8 Khái niệm về pháp luật Nhà nước và quy định ngành nghề - 21
CHUONG 2: MO HINH VA PHUONG PHAP NGHIÊN CỨU 5-55: 23
2.1 Mô hình nghiên cứu va giả thuyẾt cccccsescsececsesesscscsssesesrsecatseeseeesees 23
2.1.1 Mô hình nghiên cứỨu - - - - - - c1 1211113211115 1111191111 91v 1n vn kg ky 23
2.1.2 Giả thuyết nghiên cứu 2 +: 2S E2ESEEEESEEEE2EE21212121711121 2112 1ecrrei 27
2.2 Phương pháp nghiên €ứu - - G1111 ng ng Hy 28
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu - - - - - c 2211133211119 1 1811118111 xxrrek 28
2.3 Phương pháp phân tich - G111 HS * ST TH HH HH key 29
2.3.1 Phương pháp xử lý dữ liệu thứ cấp - 2 S2 EeSx‡EEEeEzEeEkrkerkrrerxres 29
2.3.2 Phương pháp xử lý dữ liệu sơ cấp - - 2+ 2+S£Sx+Et£xeEzEerrkerxrrerrees 29
CHƯƠNG 3: THUC TRẠNG NHẬN THUC VE TAM QUAN TRONG CUA CÁC PHAM
CHAT ĐẠO ĐỨC NGHE NGHIỆP CƠ BẢN CUA SINH VIÊN NGANH KE TOAN 34
3.1 Khái quát về mẫu nghiên cứu + 2® SE E£EEEE£E£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEEEErrkrkrrres 34
3.1.1 Giới tính -:- s52 S2 2x21 21221271211211211 21111 111111211011211211 212112111211 e re 34
3.1.2 Cơ sở đào (ạO HH Ho gư 34 3.1.3 Năm hỌC - LH TH HH nọ ng 35
iv
Trang 73.1.4 Kết quả học tập - 2-5: 15221221 2121212112102121212121211111111 112111 re 36
3.1.5 Nhận thức của sinh viên về các thông tin cơ bản liên quan đến các đạo đức nghề nghiệp kế toán ¿2 6S SE£SE2EEEE2EEEEEEE21511210212107117111111111 111111 c0 38
3.2 Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp
cơ bản của sinh viên ngành kế toán - 2 ¿5S 2 E#SE2EEEE2EEEEEEEEEEEEEEEkrkerkererxrei 43
CHƯƠNG 4: KET QUA NGHIÊN CUU VÀ THÁO LUẬN -5- 2 5 552 s<s£ss s2 47
4.1 Tổng quan các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành Kế toán - + 2E S SE E1 191521 211111212111 111111111111 1111 11011111111 xe 48
4.1.1 Nhân tố môi trường hoc tập (M'THTT), - + 2+E+E£EE+E+EeEEEE+EeErxrxererkrree 48
4.1.2 Nhân tố đạo đức cá nhân (DDCN) - 2 S2 +E‡EE2EEEEEEEEEE 2121212 rrre, 50
4.1.3 Nhân tố năng lực hành nghề (NLHN) - 2 52 S£E£S2E££zEczxzxerxrrs 51
4.1.4 Nhân tố hiểu biết về văn hóa xã hội (VHXH) - 25 2+xcczEczxzrcrxres 53
4.1.5 Nhân tố về đạo đức công ty (DDCT) ¿2-52 S2+E£EE‡EcEEEEzEeEzkrrxrrerxres 55 4.1.6 Nhân tố Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề (PLNN) 58
4.1.7 Nhận thức về đạo đức nghề nghiệp (NTDD) 2- 25 2+se£++Eczxzzerxzes 59
4.2 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh
viên ngành kế foán ¿+ St SE SE E1 1 111211111 71111 111111111115 0111 11111111111 re 62
4.2.1 Xử lý hệ số Cronbach's alpha - ¿2 2+9 2E‡EE2EEEEEEEEEEEEEEEEEEerkrrerkrei 62
4.2.2 Phân tích nhân tố khám phá (EBA) 2-5 2 + 5s+S£E+£zEezzxezxzxrxers 65
4.2.3 Kiểm định tương quan - 2 - 2S SSSE£ESEEEE E211 2112111212112 1ecxce, 70 4.2.4 Phân tích hồi quy tuyến tính 2 ¿+ +Sz+E#EE2EEEE2EEEEEEEEEEE2E E111 re 72
CHUONG 5: MOT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NANG CAO NHAN THUC VE ĐẠO DUC
NGHE NGHIEP CUA SINH VIÊN NGANH KE TOAN sessssesssssssessesesvesesresvesesseseesessesessees 79
5.1 Cơ sở lập luận cho việc đưa ra giải pháp - ecceecceeteeeneeeseeeeeenseeenseeneeees 79
Trang 85.1.1 Dựa vào thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán 2 25 2+s+S++Ecc+zxczxzzz 79
5.1.2 Dựa vào kết quả hổi quyy - 2+: 2 SE SEEEE 2E 2121211211121 11 21211 xe, 79
5.2 Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán - - - 2 ¿+ E9SE+E£SE+E£EE#EEEEEEE2EEEEEE2111212121211121111 111 xe 80
5.2.1 Giải pháp đối với môi trường học tập - - 2-5 Ss+SSE‡EzEeEzEerxrrerxres S0
5.2.2 Giải pháp đối với đạo đức công (y - ¿2-52 s2 2x 22v eExerrkerrrrerrees 81
5.2.3 Giải pháp đối với dao đức cá MAAN ceccccececcsseeseeeesessesessesessesesesesesseseesees 82
5.2.4 Giải pháp đối với năng lực hành nghề - 2© S2 +E+E+E£EzEeEezEzErrrrsrree 83 5.2.5 Giải pháp đối với hiểu biết văn hóa xã hội 2-52 52 2ccSz2xczxzrcrxres 83
5.2.6 Giải pháp về Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề 84 KET LUAN VA KIEN NGHI uosscssssesssssssessssesssssssesssscsssscssessssesssessssssssssssessssessssessssssscsesscseess 86
1 Kết luận - - - 2E St S121 E191 11111115111 717111T1 1111111111111 01 1111111111111 E1 86
2 Kiến ghee cccsccccsecccscescssesecscsvcscssesucscssesesscssscsuesesussesscsvsscsuesessssesasseeseseesvsecseeeees 87
3 Han chế của đề tain cccccccccccscsccscscsscsescsscscsvsscscsvssssescsesscscssscscsnsacsvsnsecssstseesesees 89 TÀI LIEU THAM KHẢ (O - 2 ° s ® ® S®ES£S* E8 EEEE# E8 EEEE* E3 E3EEEESEEEEEESEEEkEEerererrerererrsree 90
PHU LUC L 08000n0nẺ8eaaau ÔỎ 93
PHU LUC 2ovcssessessesesssssssssssssssssesssssssssscsscssssscsucsussucsessseassucsucsussussessessesassacsucsecsecsesseeneeneeass 100
PHU LUC 3 esccsessessesssssessessessessssssssssssassassncsscsussussucsucsessecaseassnesucsecsecsessesseeaesnesucsecsecseeaceneenes 106 PHU LUC A SEN nnhha d êÂ^ 118
;J;11/8 10/0 ga 124
;7:118 10/0 500000 haạaỲA ẦẦ2Ầ 130
;7:118 10/0/8008 ˆ^ Ô 132
VI
Trang 9DANH MỤC CAC BANG
STT | BANG TEN BANG
1 Bảng 2.1 | Cơ sở chon biến và nhân tố từng biến
2 Bang 4.1 | Xử lý hệ số Cronbach’s alpha
3 Bảng 4.2 | Kiểm định KMO và Barlett của biến độc lập
4 Bảng 4.3 | Bang ma trận xoay của biến độc lập
5 Bang 4.4 | Kiểm định KMO va Bartlett của biến phụ thuộc
6 Bảng 4.5 | Bảng ma trận của biến phụ thuộc
7 Bảng 4.6 | Kiểm định tương quan Correlations
8 Bảng 4.7 | Phân tích hồi quy đối với nhận thức về dao đức nghề nghiệp
9 Bảng 4.8 | Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về dao đức nghề nghiệp
DANH MỤC CÁC HÌNH
STT HÌNH TÊN HÌNH
1 Hinh 2.1 Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức đạo
đức nghê nghiệp của sinh viên chuyên ngành kê toán
VI
Trang 10DANH MỤC CÁC BIÊU ĐÒ
STT | BIẾU ĐỎ TÊN BIEU DO
1 Biểu đồ 3.1 | Giới tính sinh viên thực hiện khảo sát
2 Biểu đồ 3.2 | Cơ sở đào tạo sinh viên thực hiện khảo sát
3 Biểu đồ 3.3 | Khóa sinh viên thực hiện khảo sát
4 Biểu đồ 3.4 | Kết qua học tập sinh viên thực hiện khảo sát
5 Biểu đồ 3.5 Nhận thức vê chuân mực đạo đức nghê nghiệp kê toán của
sinh viên thực hiện khảo sát
Rah Nhận thức về thoi gian ban hành chuẩn mực đạo đức nghề
6 Biêu đô 3.6 tn a ky on » Xe
nghiệp kê toán của sinh viên thực hiện khảo sát
LẢ 4k Nhận thức về cơ quan ban hành chuẩn mực đạo đức nghề
7 Biêu đô 3.7 SA pkg cà LẠ im a
nghiệp kê toán của sinh viên thực hiện khảo sat
Rak Nhận thức về số chuẩn mực, số tiêu chi của chuan mực đạo
8 Biêu đô 3.8
đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên thực hiện khảo sát
9 Biểu dd 3.9 Thong ke nhan thức về tầm quan trọng của chuẩn mực đạo
đức nghê nghiệp cơ bản
10 Biểu đồ 4.1 Thông kê các mức lựa chọn đôi với nhân tô Môi trường học
Ae) Thống kê các mức lựa chọn đối với nhân tố Hiểu biết văn
1 Biêu do 4.4 ° °3 lêu do hóa xã hội (VHXH)
Ro gk Théng kê các mức lựa chọn đối với nhân tố Dao đức công ty
14 B 4 ° ° ° iéu đô 4.5 (DDCT)
15 Biểu đồ 4.6 Thông kê các mức lựa chọn đôi với nhân tô Pháp luật Nhà
nước và quy định về ngành nghề (PLNN)
Vili
Trang 1116 Biểu đồ 4.7 Thống kê các mức lựa chọn đối với nhận thức đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên chuyên ngành kê toán (NTDD)
1X
Trang 12DANH MỤC VIET TAT
STT | CHỮ VIET TAT NGUYÊN NGHĨA
1 DDCT Đạo đức công ty
2 DDCN Đạo đức cá nhân
3 ĐĐNN Đạo đức nghề nghiệp
4_ | ĐHQGHN Đại học Quốc gia Hà Nội
5 ETPB Mô hình mở rộng của lý thuyết hành vi có kế hoạch
6 IESBA OY pan Chuân muc Dao duc Nghé nghiép kế toán
7 |IFAC Hiệp hội Kế toán Quốc tế
8 MTHT Môi trường hoc tập
9 NTDD Nhận thức về dao đức nghề nghiệp
10 | NLHN Nang luc hanh nghé
II | PLNN Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề
Trang 13MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết
Đạo đức được mô tả như một tập hợp các nguyên tac và tiêu chuẩn xã hội, tạođiều kiện cho con người tự ý thức và điều chỉnh hành vi của mình để phản ánh sự phùhợp với lợi ich chung của cộng đồng và xã hội Uy ban Chuẩn mực Dao đức Nghề nghiệp
kế toán Quốc tế (IESBA) xác định 5 pham chất dành cho kế toán viên bao gồm (1) Tínhchính trực, (2) Tính khách quan, (3) Năng lực chuyên môn và tính thận trọng, (4) Tínhbảo mật, (5) Tư cách nghề nghiệp Nền kinh tế toàn cầu đang phát triển mạnh mẽ, điều
này đã dẫn đến sự đa dạng và mở rộng của các loại hình doanh nghiệp Dé đáp ứng nhu
cầu của sự phát triển này, ngành kế toán buộc phải nâng cao trình độ chuyên môn, đảm
bảo rằng kế toán viên trong tương lai sẽ thực hiện công việc của mình một cách chuyên
nghiệp và hiệu quả.
Trước đây, nhiều sự sụp đồ của các công ty xảy ra, nguyên nhân chính đến từ gianlận kế kế toán Điền hình ta có, đầu thế kỷ 21, WorldCom - một trong những công tyviễn thông lớn nhất Mỹ lâm vào khủng hoảng tài chính và CEO Bernard Ebbers bị cáo
buộc giả mạo tăng trưởng dé nâng giá cô phiếu, gian lận kế toán lên đến 11 tỷ USD ((Thu, 2019) Năm 2016, Toshiba, đế chế công nghệ khổng 16 của Nhật, bị truy tố ra tòasau vụ gian lận kế toán 1,3 ty USD Theo cáo trạng, công ty này đã gây hiểu lầm cho cácnhà đầu tư khi hạ thấp chi phi vận hành và thôi phông lợi nhuận từ năm 2008 Vụ việckhiến hàng loạt nhà đầu tư đâm đơn kiện đòi Toshiba bồi thường thiệt hạn 162,3 triệu
USD (Thu H , 2021) Tại Thái Lan, nhờ sự hỗ trợ từ một doanh nhân giàu có trong nước,
nhà sản xuất dây cáp điện Stark đã mở rộng ra khỏi thị trường châu Á qua các thương
vụ thâu tóm Năm 2022, Stark Corp giờ đây đang đôi mặt với khủng hoảng tài chính lớn
ở kinh tế lớn thứ hai của Đông Nam Á sau một vụ bê bối kế toán, làm giảm 99% giá trịvốn hóa thị trường và không thể trả nợ cho một số trái phiếu (Tiên, 2023) Bên cạnh đó,
Trang 14còn tồn tại nhiều bê bồi kế toán khác gây thiệt hại nặng nề cho doanh nghiệp Đồng thời,
nó ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành kế toán Việt Nam đang trên đà phát triển và hội
nhập sâu vào nền kinh tế toàn cầu, các doanh nghiệp trong nước cũng phải đối mặt với
nhiều rủi ro Trong số đó, vấn đề gian lận kế toán nồi bật vì tính nhạy cảm Nhiều nhà
nghiên cứu cho rằng nhận thức về đạo đức nghè nghiệp của sinh viên trong lĩnh vực kế
toán sẽ ảnh hưởng lớn đên hành vị đạo đức của họ khi bước vào môi trường làm việc.
Mặc dù đã có một số nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạođức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán, số lượng này vẫn còn hạn chế Đồng thời,
do sự biến đổi về thời gian, đối tượng và phạm vi nghiên cứu, kết quả thu được thường
không thống nhất Do đó, việc tham khảo và áp dụng kết quả nghiên cứu trước đây gặp
nhiêu khó khăn cho người đọc và các chuyên gia.
Nhận thấy chủ đề nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán
là van đề nhạy cảm và quan trọng, nhưng đến nay, quan niệm và các nhân tố tác động
còn rời rạc Song, chưa có một nghiên cứu nào thực hiện khảo sát vấn về này đối vớinăm trường Đại học xuất hiện trong bài nghiên cứu Nhằm góp phan nâng cao chất lượng
đào tạo sinh viên kế toán tại các trường đại hoc va cao dang, tac gia da tién hanh nghién
cứu đề tai “Các nhân tô ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinhviên ngành kế toán ” và khảo sát tại năm trường đại học bất kỳ Mục tiêu của đề tài là
xác định các nhân tô ảnh hưởng đến nhận thức này và đề xuất các giải pháp dé tăngcường phâm chất nghề nghiệp cho sinh viên
2 Tổng quan tài liệu
2.1 Tống quan tài liệu nước ngoài
Đạo đức nghề nghiệp là một chủ đề đang được quan tâm rộng rãi và có tam quantrọng đặc biệt Tuy nhiên, van còn hạn chê vé sô lượng nghiên cứu từ các tác gia quoc tê
Trang 15về đề tài này Qua những nghiên cứu hiện có, ta có thể thấy rằng nhận thức về đạo đức
nghề nghiệp có vai trò quyết định đến sự thành công trong sự nghiệp của một kế toán
viên Có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức này, bao gồm: hiểu biết về văn hóa xã
hội, đạo đức cá nhân, kinh nghiệm làm việc, và nhiều hơn nữa Dưới đây là một số nghiêncứu liên quan có thê được đê cập:
Nghiên cứu “Ethics in accounting practices and its influence on business performance” của Nambukara-Gamage & Rahman (2020) với mục tiêu là khám pha vaxác định tam quan trọng của dao đức trong thực hanh kế toán và liệu thực hành kế toánđạo đức có ảnh hưởng đến hiệu suất kinh doanh tổng thé hay không, đồng thời tạo ramột hướng dẫn dé khuyên khích các chuyên viên kế toán hiểu và áp dụng thực hành đạođức Nghiên cứu khám phá cách các biến số dân số khác nhau, cu thé là văn hóa, giớitính và tôn giáo ảnh hưởng đến quá trình ra quyết định đạo đức của một cá nhân Trong
nghiên cứu này, dir liệu được sử dụng đã được thu thập từ các tài liệu liên quan Cac bộ
lọc của các công thông tin đã được sử dụng để xác định tài liệu liên quan đến nghiên
cứu Mẫu được chọn dựa trên bốn chủ đề bao gồm ảnh hưởng của thực hành kế toán đạo
đức lên (1) văn hóa, (2) giới tính, (3) tôn giáo và ảnh hưởng lên (4) hiệu suất kinh doanhtong thé Nghiên cứu này cho thấy văn hóa không nhất thiết ảnh hưởng đến hành vi và
quyết định đạo đức Ngược lại, một mỗi tương quan tích cực đã được tìm thấy giữa các
niềm tin tôn giáo và quá trình ra quyết định đạo đức Tuy nhiên, nghiên cứu này khôngchỉ rõ rang ảnh hưởng của thực hành kế toán đạo đức và ảnh hưởng của nó lên hiệu suất
kinh doanh Nghiên cứu này cũng đã chỉ ra một số liên kết giữa việc thực hành kế toán
không đạo đức và hoạt động gian lận có thé trở thành mối de doa cho sự tổn tại của doanh
nghiệp Kích thước mẫu và kỹ thuật nghiên cứu hạn chế việc kết quả có thể được tổng
quát.
Khác với hướng nghiên cứu trên, dé tai “Factors influencing accounting students’ perception of accounting ethics: an empirical study in Indonesia” của Marko S
Trang 16Hermawan và Kokthunarina (2018) dé xuất một mô hình nhận thức đạo đức dé trả lời
bốn giả thuyết, với mục tiêu đo lường mức độ nhận thức về đạo đức kế toán trong sé
sinh vién nganh kế toán Mẫu được chon là 146 sinh viên ngành kế toán tại Đại học Quốc
tế Bina Nusantara, Jakarta Bài nghiên cứu sử dụng nhiều phân tích hồi quy tuyến tính
và phân tích đa cộng tuyến trong mô hình của mình Với số liệu thống kê mô tả của cácmau, bài xác định được bảy biến mô tả trong mô hình tiếp theo, bao gồm (1) đạo đức kế
toán, (2) gian lận, (3) thu nhập, (4) môi trường, (Š) văn hóa, (6) khóa học đạo đức và (7)
giới tính Theo như nghiên cứu cho thấy rằng đạo đức kế toán hoạt động như biến phụ
thuộc; với các biến gian lận, thu nhập, môi trường và văn hóa như các biến độc lập; trongkhi đó khóa học đạo đức và giới tính là các biến kiểm soát Biến gian lận có ảnh hưởngmạnh mẽ tới biến phụ thuộc Nếu sinh viên đã có hành vi gian lận trong quá trình họctập, điều này có thé ảnh hưởng đến hành vi của họ trong tương lai khi làm việc Biến thu
nhập không có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức về đạo đức nghé nghiệp, có thé dosinh viên kế toán chưa hiểu rõ cách thu nhập có thé ảnh hưởng đến hành vi của họ Biếnmôi trường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhận thức về đạo đức kế toán của sinh viên, cụthé là môi trường gia đình và bạn bè Nhận thức về hành vi đạo đức có thé bị ảnh hưởng
mức độ yêu bởi các biến như văn hóa và giới tính Yếu tố khóa học đạo đức lại có kếtquả ngược lại so với yếu tô văn hóa và giới tính Mặc dù nghiên cứu đã cho ra kết quả
cụ thé, nhưng do các yếu tố ảnh hưởng bị giới hạn nên nghiên cứu này chưa thé làm rõ
hoàn toàn được nhận thức về đạo đức của sinh viên ngành kế toán Bài nghiên cứu nên
có nhiều mẫu khảo sát hơn dé có cái nhìn sâu sắc hơn về nhận thức về đạo đức kế toán
và kêt quả sẽ chính xác hơn.
Nghiên cứu của Costa A.J et al (2016) về dé tài “Ethical perceptions of
accounting students in a Portuguese university: the influence of individual factors and
personal traits” tién hành nghiên cứu nhằm mục dich kiểm tra nhận thức về dao đức của
sinh viên ngành kế toán và phân tích tác động của một số yếu tố như (1) giới tính, (2)
Trang 17tuổi tác, (3) kinh nghiệm làm việc và (4) khóa học dao đức đối với quyết định đạo đức
của họ Dữ liệu được thu thập với tổng cộng 117 sinh viên từ ba khóa học kế toán Mô
hình nghiên cứu sử dụng bảng câu hỏi gồm ba phần: Nhận dạng, Câu hỏi cá nhân và
Tình huống Phần Nhận dạng xác định mẫu dựa trên giới tính, tuổi tác, kinh nghiệm làm
việc và khóa học đạo đức Phần Câu hỏi cá nhân được thiết kế để đánh giá mức độ quantrọng mà người trả lời gắn cho 12 thuộc tính cá nhân liên quan đến nghề kế toán PhanTình huống của bảng câu hỏi yêu cầu người trả lời xem xét danh sách gồm 9 tình huống
liên quan đến thực tiễn kế toán liên quan đến hành vi trung thực hoặc gần như khôngtrung thực và hành vi không đạo đức Nghiên cứu cho thấy rằng không phải tất cả cácyếu tô đều có ảnh hưởng rõ ràng đến nhận thức về đạo đức kế toán Cu thể, giới tính vàkhóa học đạo đức không có ảnh hưởng rõ ràng, trong khi tuổi tác và kinh nghiệm làmviệc lại có ảnh hưởng Tuy nhiên, như mọi nghiên cứu khác, nghiên cứu này cũng mang
đến một số hạn chế Mẫu khảo sát tương đối nhỏ và chỉ từ một cơ sở giáo dục, do đó kếtquả không thé được khái quát hoá Ngoài ra, sự tin cậy của các câu trả lời khảo sát vềcác tình huống được trình bày cũng có thể bị thấp
Nghiên cứu của Philmore Alleyne & Diana Weekes-Marshall & Stacey Estwick
& Robertine Chaderton (2014) với dé tai “Factors Influencing Ethical Intentions AmongFuture Accounting Professionals in the Caribbean” đã nhận định rang VIỆC ra quyết định
có tính đạo đức là một chức năng quan trọng của các kế toán viên Bài nghiên cứu tìmcách xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức đạo đức của các chuyên gia kế toán
trong tương lai Cụ thé, nghiên cứu này kiêm tra khả năng ứng dụng của lý thuyết hànhđộng hợp lý (TRA), lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình mở rộng của lýthuyết hành vi có kế hoạch (ETPB) trong việc dự đoán ý định hành động phi đạo đứccủa sinh viên kế toán (vi phạm tính bảo mật và sai lệch dữ liệu) Dữ liệu trong nghiên
cứu được thu thập thông qua việc sử dụng bảng câu hỏi khảo sát từ 298 sinh viên kế toántại một trường Đại hoc Caribe Kết quả cho thấy các biến độc lập (thái độ, hiểu biết văn
Trang 18hóa xã hội, nhận thức kiểm soát hành vi và đạo đức cá nhân) dự đoán ý định vi phạm
tính bao mật và tính chi phí sai.
2.2 Tổng quan tài liệu trong nước
Tại Việt Nam, việc nghiên cứu về nhận thức đạo đức nghề nghiệp đang ngày càngtrở nên quan trọng và thu hút sự quan tâm của nhiều nhà nghiên cứu Có thé nhận thấy
rằng có một loạt các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp trong
ngành kế toán, bao gồm năng lực hành nghé, đạo đức công ty hay pháp luật của nhà
nước, Dưới đây là một sô kêt quả từ các nghiên cứu liên quan.
Nghiên cứu “Các nhân tô ảnh hưởng đến dao đức nghé nghiệp người làm kế toán
kiểm toán - Nghiên cứu thực nghiệm tại Thành phố Hồ Chí Minh” của Trần Phước và
cộng sự (2022) đã nêu ra vấn đề rằng trong những năm gần đây, tại Việt Nam và Thành
phố Hồ Chí Minh, việc một số công ty bị hủy niêm yết hoặc rơi vào diện cảnh báo, trong
đó có những trường hợp do lỗi của kế toán viên và công ty kiểm toán, đã trở thành vấn
đề không còn xa lạ Nghiên cứu này nhằm mục tiêu xác định và đo lường mức độ ảnh
hưởng của các yếu tô đến đạo đức nghé nghiệp của những người làm trong lĩnh vực kếtoán và kiểm toán tại TP.HCM, cũng như đưa ra một số gợi ý quản lý nhằm nâng caođạo đức nghề nghiệp trong ngành này Sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng, tácgiả đã tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) trên mẫu khảo sát thuận tiện từ 265người làm việc trong lĩnh vực kế toán và kiểm toán tại các doanh nghiệp ở Thành phố
Hồ Chí Minh Kết quả cho thay có tám yếu tố anh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp trong
kế toán và kiểm toán, bao gồm: (1) Nhận thức về đạo đức, (2) Thu nhập cá nhân, (3) Độtudi, (4) Giới tính, (5) Kinh nghiệm làm việc, (6) Bối cảnh văn hóa, (7) Giá trị đạo đức
doanh nghiệp, (8) Chuan mực dao đức nghé nghiệp
Nghiên cứu “Tổng quan nghiên cứu về nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghềnghiệp kế toán - kiểm toán” của Lê Thị Thu Hà (2021) cho thay dao đức nghề nghiệp
Trang 19đóng vai trò quan trọng đối với những người làm việc trong lĩnh vực kế toán và kiểm
toán Bài nghiên cứu này nhằm mục đích khám phá và hệ thống hóa các lý thuyết liên
quan đến đạo đức nghề nghiệp, cũng như tổng hợp các nghiên cứu về các yếu tố có ảnh
hưởng đến việc ra quyết định có liên quan đến đạo đức trong lĩnh vực kế toán và kiểm
toán Trong quá trình thực hiện bài viết, tác giả đã tiếp cận và tổng hợp một số nghiên
cứu quốc tế về các yếu tố ảnh hưởng đến dao đức nghề nghiệp trong kế toán và kiểmtoán Các yếu tố này bao gồm các yêu tô cá nhân (như tuổi tác, giới tính, kinh nghiệmlàm việc) và các yêu tố môi trường (như chuẩn mực dao đức nghề nghiệp, giá trị đạo đứcdoanh nghiệp và văn hóa quốc gia) Bài viết này không chỉ cung cấp thông tin tham khảocho các cơ quan quản lý, tổ chức và doanh nghiệp trong việc triển khai các biện phápnhằm nâng cao dao đức nghè nghiệp trong tổ chức, mà còn gợi ý cho các nghiên cứu
thực nghiệm có thể được tiến hành về chủ đề đạo đức nghề nghiệp ở Việt Nam trong
tương lai.
Nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Chung, Nguyễn Ngọc Giàu (2020) về đề tài “Đạođức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán trong cuộc cách mạng công nghiệp4.0: Nghiên cứu thực nghiệm tại Đại học Kinh tế Kĩ thuật Bình Dương” đã được thựchiện và khảo sát nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tạiTrường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Bình Dương Với mẫu khảo sát hợp lệ từ 242 sinh viên,nghiên cứu đã chỉ ra rằng trình độ chuyên môn, kỹ năng ứng dụng công nghệ và môi
trường học tập là ba yếu tố chính ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghé nghiệp của
sinh viên Dựa trên kết quả này, nghiên cứu đã đưa ra một số giải pháp nhằm cải thiện
nhận thức về đạo đức nghề nghiệp trong số sinh viên ngành kế toán
Hay nghiên cứu của Mai Thị Quỳnh Như (2019) “Các nhân tố ảnh hưởng đến
nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán tại các trường đại hoctrên địa bàn thành phố Đà Nẵng” được thực hiện với mục tiêu xác định các yếu tố ảnhhưởng đến nhận thức về dao đức nghề nghiệp của sinh viên ngành Kế toán tại các trường
Trang 20Đại học tại thành phố Đà Nẵng Sử dụng phương pháp nghiên cứu hỗn hợp, tác giả đã
khảo sát 300 sinh viên từ các bậc học và giới tính khác nhau, dựa trên mô hình giả thuyết
với 5 yêu tố có ảnh hưởng đến nhận thức về bảo vệ môi trường: (1) Đạo đức cá nhân, (2)
Quy định của Nhà nước và pháp luật về ngành nghé, (3) Đạo đức công ty, (4) Năng lực
hành nghề, (5) Hiểu biết về văn hóa xã hội Kết quả thống kê định lượng cho thấy haiyếu tô có ảnh hưởng lớn nhất đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên làNăng lực hành nghề và Hiểu biết về văn hóa xã hội Tuy nhiên, các yếu tố còn lại cũng
đã cho thay ảnh hưởng đáng kê đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp Bài viết cũng đãgợi ý một số biện pháp chính sách nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp củasinh viên trong giai đoạn hiện tại.
Nghiên cứu của Nguyễn Thu Trang, Trần Tiến Khoa và Lê Thị Thanh Xuân(2014) về đề tài “Dao đức nghé nghiệp - Tổng quan lý thuyết và nhận thức của sinh viênĐại học Quốc gia thành phố Hồ Chí Minh” đã được tiễn hành thực hiện với hai mục đích
đó là: (1) hệ thống hóa lý thuyết về đạo đức nghề nghiệp (ĐĐNN) dé cung cap cho ngườiđọc cái nhìn tổng quan về ĐĐNN và (2) đánh giá nhận thức của sinh viên - lực lượnglao động tương lai của đất nước về ĐĐNN Kết quả nghiên cứu đã tổng hợp được cácquan điểm và định nghĩa về ĐĐNN và xác định được sáu yếu tố có ảnh hưởng đến
ĐĐNN Trong sáu yếu tố này, yêu tố năng lực hành nghề (Beikzad và các cộng sự, 2012)
và đạo đức công ty (Valentine và Fleischman, 2008) có thé đo lường bằng phương phápđịnh lượng, vì vậy nghiên cứu nay đã kế thừa thang đo dé đánh giá nhận thức của sinh
viên về ĐĐNN Kết quả cho thấy sinh viên nhận thức về ĐĐNN ở mức tương đối cao,
và có sự khác biệt trong nhận thức của sinh viên ngành kỹ thuật và sinh viên ngành kinh
tế về ĐĐNN
Trang 212.3 Khoảng trong nghiên cứu
Các bài nghiên cứu trong nước và quốc tế hầu hết đều tập trung vào sinh viên ởmột trường Đại học cụ thể nên số lượng mẫu còn ở mức hạn chế Bởi vậy, chưa đủ minhchứng dé có cái nhìn toàn diện hơn về nhận thức về đạo đức nghề nghiệp kế toán và kếtquả sẽ chính xác hơn Đồng thời, dưới tác động của công nghệ, đặc biệt là cách mạngcông nghiệp 4.0, ngành kế toán đang trai qua nhiều sự biến động, cần nghiên cứu sâu vàkip thời hơn về ảnh hưởng của các nhân tố đối với đạo đức nghề nghiệp kế toán ở nhiềuthời điểm Song, trong bối cảnh thị mở rộng vả cạnh tranh, các bài nghiên cứu với chủ
đề liên quan cần được tiễn hành dé đảm bảo được đạo đức không bị lãng quên di Tóm
lại, với những hạn chế đã có ở các nghiên cứu trước và sự khuyến khích thực hiện nghiên
cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến dao đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán do
ở mỗi thời điểm khác nhau sẽ cho kết quả nghiên cứu khác nhau Nghiên cứu thực hiệntrên đối tượng khảo sát là sinh viên của 5 cơ sở dao tạo ngẫu nhiên đó là trường Đại học
Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, trường Đại học Thương Mai, trường Đại học Thăng
Long, Học viện Tài chính, Học viện Ngân hàng Mô hình nghiên cứu được xây dựng
trên lý thuyết của nhiều tác giả được tham khảo như Marko S Hermawan và
Kokthunarina (2018), Lê Thị Thu Hà (2021) và một vai tác giả khác Bên cạnh đó, bainghiên cứu có bồ sung các yếu tô sao cho phù hợp thời điểm
3 Mục tiêu nghiên cứu
3.1 Mục tiêu chung
Phân tích các yêu tô tác động đên nhận thức vê đạo đức nghê nghiệp trong sô sinh
viên ngành kê toán Từ đó đê xuât một sô giải pháp nhăm cải thiện và nâng cao sự nhận
thức về đạo đức nghè nghiệp trong cộng đồng sinh viên chuyên ngành kế toán
Trang 223.2 Mục tiêu cụ thể
Phân tích thực trạng về nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế
toán.
Khảo sát đo lường và phân tích các yêu tô có ảnh hưởng đên nhận thức vê đạo
đức của sinh viên ngành kê toán
Đê xuât và kiên nghị các giải pháp nhăm nâng cao nhận thức vê đạo đức nghê
nghiệp đối với sinh viên ngành kế toán
4 Đối tượng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên ngành Kê toán của 5 trường Đại học được chọn ngẫu nhiên.
Đối tượng khảo sát: Sinh viên tại 5 trường Đại học được chọn ngẫu nhiên, đó là:
(1) Trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN, (2) Trường đại học Thương Mại, (3) Trường
đại học Thang Long, (4) Học viện Tài chính, (5) Học viện Ngân hang Đề đa dạng hóa
đối tượng, tác giả đã lay mẫu ngẫu nhiên cho những đối tượng có giới tinh, năm học khác
nhau.
4.2 Pham vi nghiên cứu
Phạm vi nội dung: Một số nhân té tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệpcủa sinh viên ngành Kê toán cua 5 trường Dai học được chọn ngau nhiên.
Phạm vi không gian: Dữ liệu được thu thập và khảo sát trong phạm vi 5 trườngDai học ngẫu nhiên, đó là: (1) Trường đại học Kinh tế - DHQGHN, (2) Trường đại học
10
Trang 23Thuong Mại, (3) Trường đại hoc Thăng Long, (4) Học viện Tài chính, (5) Học viện Ngân hàng.
Phạm vi thời gian: Nghiên cứu được thực hiện năm 2023.
5 Câu hỏi và ý nghĩa của nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu mong muốn phân tích chỉ tiết tình hình hiện tại về nhận thứcđạo đức nghề nghiệp của sinh viên ngành kế toán Ngoài ra, bài nghiên cứu dự định đolường và phân tích các yếu tố có ảnh hưởng đến nhận thức về đạo đức của sinh viênngành kế toán Đồng thời, b6 sung băng chứng khảo sát thực nghiệm tại 5 trường Đại
học được chọn ngẫu nhiên với kỳ vọng kết quả nghiên cứu này sẽ là cơ sở, đóng góp một
số chính sách, khuyến nghị nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghề nghiệp cho sinhviên học ngành kê toán.
Đê đạt được ý nghĩa nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu được đặt ra như sau:
(1) Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức nghề
nghiệp cơ bản của sinh viên kê toán hiện nay như thê nào ?
(2) Các nhân tô nào tác động đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên
ngành kê toán và tác động như thê nào ?
(3) Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghé nghiệp của sinh
viên nganh kê toán ?
6 Kêt cầu của nghiên cứu
Ngoài phần mục lục, bảng biểu, phụ lục, tài liệu tham khảo và phần mở đầu, kết
luận, kiến nghị, bài nghiên cứu gồm 5 chương sau đây:
Chương 1: Cơ sở lý luận về nhận thức đối với đạo đức nghé nghiệp kế toán
I1
Trang 24Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu
Chương 3: Thực trạng nhận thức về tầm quan trọng của các phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp cơ bản của sinh viên ngành kế toán
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 5: Một số giải pháp nhằm nâng cao nhận thức về đạo đức nghé nghiệp
của sinh viên ngành kê toán
12
Trang 25CHUONG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VE NHẬN THỨC DOI VỚI ĐẠO ĐỨC NGHE
NGHIỆP KE TOÁN1.1 Cơ sở lý thuyết
1.1.1 Khái niệm về nhận thức
Định nghĩa vê nhận thức xuât hiện nhiêu nhưng đê bám sát vào bài nghiên cứu, tác giả tham khảo một sô khái niệm cơ bản sau:
Theo quan điểm triết học Mác Lênin, nhận thức được định nghĩa là quá trình phản
anh biện chứng hiện thực khách quan vào trong tâm trí của con người Quá trình nay
mang tính tích cực, năng động, sáng tạo và dựa trên cơ sở của thực tiễn.
Được cập nhật vào 18/04/2023, Kendra Cherry, MSEd định nghĩa nhận thức làthuật ngữ chỉ các quá trình tâm lý liên quan đến việc thu nhận kiến thức và sự hiểu biết
Một số trong số rất nhiều quá trình nhận thức khác nhau bao gồm suy nghĩ, biết, nhớ,phán đoán và giải quyết vấn đề Những chức năng này là chức năng cấp cao của não bộ
và bao gồm ngôn ngữ, trí tưởng tượng, nhận biết và lập kế hoạch
Theo APA Dictionary of Psychology, nhánh của tâm lý học khám phá hoạt độngcủa các quá trình tâm lý liên quan đến việc nhận biết, chú ý, suy nghĩ, ngôn ngữ và bộnhớ, chủ yếu thông qua suy luận từ hành vi
Dựa trên phương pháp tiếp cận hoạt động liên quan đến các hiện tượng tâm lý,
các nha tâm lý học Xô viết cổ điển và những học gia tâm lý nỗi tiếng tại Việt Nam như
giáo sư Phạm Minh Hạc, giáo sư Nguyễn Quang Uan và Hoang Thị Thu Hiền, đã dé
xuất các khái niệm về nhận thức với những đặc điểm tương đồng Theo quan điểm của
họ, nhận thức là quá trình phản ánh hiện thực xung quanh và hiện thực cá nhân Dựa trên
13
Trang 26cơ sở này, con người thê hiện thái độ và hành động của mình đôi với thê giới xung quanh
và bản thân.
Tiêp nhận những quan điêm về nhận thức trên, bài nghiên cứu tiép cận định nghĩa
nhận thức là nên tang cho việc con người nhận diện và hiệu rõ vê thê giới xung quanh Nhờ đó, con người có thê tương tác với thê giới một cách thích hợp nhât, nhăm tôi ưu hóa lợi ích cho bản thân.
1.1.2 Khái niệm về đạo đức nghề nghiệp
Dao đức nghề nghiệp được hiểu theo hai quan niệm khác nhau giữa Việt Nam vàquốc tế Ở Việt Nam, khi nói đến đạo đức nghè nghiệp, người ta thường tập trung vàocác hành vi cá nhân như dối trá, lừa gạt, vi phạm pháp luật, v.v Đạo đức nghề nghiệp ở
đây được đánh giá qua hành vi và thái độ của mỗi cá nhân trong quá trình làm việc.
Trong khi đó, theo quan niệm quốc tế, đạo đức nghề nghiệp liên quan mật thiết tới các
tiêu chuẩn chuyên môn như trình độ, năng lực chuyên môn, kinh nghiệm thực tế, v.v Nó
cũng bao gồm các mối quan hệ kinh tế tài chính như góp vốn, đầu tư, vay nợ, v.v Tuânthủ nguyên tắc đạo đức nghề nghiệp ở đây có nghĩa là bảo đảm sự độc lập, khách quan
và không phụ thuộc vào các mối quan hệ kinh tế tài chính trong quá trình hành nghề.Như vậy, sự khác biệt trong hiểu biết về đạo đức nghề nghiệp giữa Việt Nam và quốc tếcho thay rằng khái niệm này không chỉ phản ánh các giá trị cá nhân mà còn liên quanmật thiệt tới ngữ cảnh xã hội và văn hóa làm việc.
Theo Hiệp hội Kế toán Quốc tế (IFAC), đạo đức nghề nghiệp được định rõ như
là một tập hợp các nguyên tắc, giá trị, chuẩn mực và quy tắc hành vi Những yếu tố nàyhướng dẫn các quyết định, quy trình và hệ thống của té chức theo một cách có thể mang
lại lợi ích cho các bên liên quan chính Đồng thời, nó cũng tôn trọng quyền lợi của tất cả
các bên liên quan đôi với hoạt động của các thành viên trong hiệp hội.
14
Trang 27Khi nói vê dao đức nghê nghiệp, tac giả Durkhiem từng nói “Tiêu chuân đạo đức
của mỗi nghệ đều được tam quan trọng của các nghê quy định Va sự khác biệt vê vai
trò của các nghê khác nhau đã tạo nên sự đa dạng vì đạo đức nghê nghiệp.”
APA Dictionary of Psychology định nghĩa răng đạo đức nghề nghiệp là quy tắc
ứng xử có thé chấp nhận được mà các thành viên của một ngành nghé nhất định phảituân theo.
Trong bài nghiên cứu của mình, Lê Thị Thu Hà (2021) định nghĩa đạo đức nghề
nghiệp là các tiêu chuẩn, nguyên tắc điều chỉnh hành vi của những người hành nghề
trong một lĩnh vực nghề nghiệp cụ thé nhằm dam bảo người hành nghề thực hiện nhiệm
vụ với chất lượng cao, tuân thủ các quy định của pháp luật, tạo niềm tin cho cộng đồng
về chất lượng dịch vụ cung cấp
Dựa trên những nét chung trên, chúng ta có thể hiéu đạo đức nghề nghiệp là sự
kết hợp của những nguyên tắc, quy định, và chuẩn mực đạo đức từ xã hội và từ ban thân
trong lĩnh vực nghề nghiệp Mục tiêu của nó là định hình và điều chỉnh hành vi ứng xửcủa người lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp đó, cũng như quy định mối quan hệ giữa
họ trong quá trình hoạt động nghề nghiệp (Trần Hải Minh, 2020)
Theo tác giả, đạo đức nghé nghiệp có thé được hiểu là một tập hợp các nguyêntắc, quy định và chuẩn mực đạo đức xã hội, cũng như những tiêu chuẩn đạo đức riêng
biệt của từng nghề nghiệp Những yếu tố này hướng dẫn và điều chỉnh hành vi của người
lao động trong lĩnh vực nghề nghiệp của họ, giúp họ xác định cách ứng xử trong các mối
quan hệ và hoạt động công việc.
1.1.3 Khái niệm về môi trường học tập
Điều 3 của Luật Bảo vệ môi trường (2020) định nghĩa môi trường như sau: "Môi
trường bao gôm các yêu tô vật chat tự nhiên và nhân tạo có quan hệ mật thiệt với nhau,
15
Trang 28bao quanh con người, ảnh hưởng đên đời sông, kinh tê, xã hội, sự tôn tại, phát triên của
con người, sinh vật và tự nhiên."
Theo Trần Quốc Thành (2018), môi trường học tập được định nghĩa như là tậphợp các yếu tố tác động đến quá trình học tập của học sinh và sinh viên Các yếu tô nàybao gồm môi trường vật chất như phòng học, bàn ghế, ánh sáng, âm thanh, và không khí.Ngoài ra, môi trường tinh thần còn liên quan đến các mối quan hệ, như mối quan hệ giữagiáo viên và học sinh, sinh viên, giữa sinh viên và sinh viên, cũng như giữa nhà trường với gia đình và xã hội Do đó, môi trường học tập của sinh viên ở trường đại học khôngchỉ bao gồm các yếu tô vật chất mà còn chứa đựng các yếu tố tinh than, tạo ra ảnh hưởngđồng bộ đến quá trình học tập của họ
Đối với tác giả Phạm Kim Oanh (2021), môi trường học tập là những tác độngkích hoạt, kích thích học tập ké cả bên trong và bên ngoài, môi trường đóng vai trò quantrọng và góp phần quyết định đến sự tập trung vào học tập Môi trường học tập là tập
hợp âm thanh xung quanh, cơ sở vật chất, giáo trình, phương pháp giảng dạy, các yêu
tố này sẽ góp phần làm cho môi trường học tập thân thiện hơn, hoặc cũng có thé làm xấu
đi và ảnh hưởng đến tâm lý người học
Như vậy, môi trường học tập của sinh viên đại học bao gồm tất cả các yếu tố bênngoài liên quan, chi phối và tác động đến hoạt động học tập của họ Những yếu tố nay
bao gom diéu kién sinh hoat, giai tri, mối quan hệ giao tiếp, điều kiện học tập, cũng như
nội dung và phương pháp học ở cấp độ đại học Môi trường học tập được coi là một yếu
tố quan trọng ảnh hưởng đến sự phát triển nhân cách nghề nghiệp của sinh viên Quamôi trường học tập, các phẩm chất, kinh nghiệm và tri thức được hình thành và phát triển
trong từng sinh viên.
16
Trang 291.1.4 Khái niệm về đạo đức cá nhân
Đạo đức là một từ Hán Việt, đã được sử dụng từ lâu để mô tả một thành phần
quan trọng trong tính cách và giá tri của một cá nhân Trong đó, "dao" mang ý nghĩa của
con đường, con lối, còn "đức" đề cập đến tính tốt hoặc những hành động tích cực Khinói rằng một người có đạo đức, người ta muốn diễn đạt rằng họ đã trải qua quá trình rènluyện và thực hành các nguyên tắc đạo đức, sông theo chuẩn mực va thé hiện nét đẹptrong cuộc sông và tâm hôn.
Theo như IAA, đạo đức cá nhân đề cập đến đạo đức mà một người xác định đối
với con người và các tình huống mà họ giải quyết trong cuộc sống hàng ngày Khác với
đạo đức nghề nghiệp đề cập đến đạo đức mà một người phải tuân thủ trong các tương
tác và giao dịch kinh doanh trong đời sống nghề nghiệp của họ
Glassdoor Teaam (2021) cho rằng đạo đức cá nhân là những nguyên tắc đạo đức
mà một người sử dụng khi đưa ra quyết định và hành xử trong cả môi trường cá nhân vànghề nghiệp Những đạo đức này ảnh hưởng đến nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộcsông của một người và giúp các cá nhân phát triển đạo đức làm việc, các mục tiêu và giá
trị cá nhân và nghề nghiệp Các cá nhân sử dụng đạo đức của mình để xác định giữađúng và sai và ảnh hưởng đến cách ai đó hành xử trong những tình huống khó khăn Quytắc đạo đức của mỗi người khác nhau, nhưng nhiều người có chung những nguyên tắcđạo đức như sự trung thực và tôn trọng.
Không những vậy, có định nghĩa rằng đạo đức cá nhân là đạo đức và quy tắc ứng
xử của một người Những nguyên tắc này đã được cha mẹ, người thân, bạn bẻ ăn sâu vào
mỗi người ngay từ khi họ mới nhận thức được Sự ton tại của con nguoi sé thiếu sót va
hoi hot néu không có dao đức cá nhân Do là tiêu chuẩn đạo đức mà một người áp dụngkhi đưa ra quyết định và hành động trong cả tình huống cá nhân và nghề nghiệp Những
đạo đức này có tác động đên nhiêu khía cạnh trong cuộc sông của một người va ho trợ
17
Trang 30sự phát triên đạo đức làm việc, các mục tiêu và giá trị cá nhân và nghê nghiệp của một người Các cá nhân sử dụng đạo đức dé phân biệt điều gi là tot và điêu gi là sai và dé tác
động đến cách người khác hành động trong những tình huống khó khăn
Có thé nói, đạo đức cá nhân là quy tắc ứng xử của một cá nhân Những nguyêntắc được hình thành từ thời thơ ấu Những giá trị đạo đức này không chỉ ảnh hưởng đếnnhiều mặt trong cuộc sông cá nhân, mà còn hỗ trợ trong việc xây dựng đạo đức nghềnghiệp, xác định mục tiêu và phát triển giá trị cá nhân
1.1.5 Khái niệm về năng lực hành nghề
Năng lực là khả năng, thực lực, kiến thức, kỹ năng và hành vi mà một tác nhân
phải thực hiện các hành động khác nhau đề đạt được kết quả Năng lực là sự kết hợp của
các đặc điểm và thuộc tinh tâm lý cá nhân, phù hợp với các yêu cầu đặc trưng của một
hoạt động cụ thé nhằm dam bảo rằng hoạt động đó đạt được hiệu suất cao
Theo Huy Kieu (2023), năng lực nghề nghiệp của mỗi cá nhân được phát huykhác nhau ở những môi trường không giống nhau Chang hạn, một nhân viên bán hàng
sẽ có năng lực nghề nghiệp trong môi trường bán hàng, còn một nhân viên IT năng lực
nghề nghiệp của họ sẽ được phát huy trong môi trường công nghệ thông tin Có khả năngthay đổi theo thời gian và điều kiện làm việc, năng lực nghé nghiệp có thể chịu ảnh
hưởng từ các yếu tố môi trường và thời gian Thông qua quá trình làm việc và học hỏinăng lực của các cá nhân sẽ được tăng lên, từ đó hiệu suất giải quyết công việc sẽ đượctăng lên Tuy vậy, nếu cá nhân không có ham muốn học hỏi, và phát triển trong côngviệc năng lực nghề nghiệp của họ sẽ bị suy giảm, họ sẽ khó đáp ứng yêu cầu công việc
và giảm khả năng thăng tiến
18
Trang 31Năng lực nghề nghiệp có thể được chia làm bốn nhóm cơ bản: (1) Năng lực nhận
thức, (2) Năng lực kỹ thuật và chuyên môn, (3) Năng lực lãnh đạo và giao tiếp, (4) Năng
lực tổ chức và quản lý
Tóm lại, năng lực nghề nghiệp là sự sở hữu và sử dụng hiệu quả kiến thức và kỹ
năng cá nhân dé làm chủ công việc Mức độ năng lực nay phan ánh tốc độ và hiệu quatrong việc giải quyết công việc, càng cao thì công việc càng được hoàn thành một cáchnhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng Điều đáng chú ý là năng lực nghề nghiệp của mỗingười không giống nhau và sẽ được phát huy tốt nhất trong các môi trường làm việc
khác nhau.
1.1.6 Khái niệm về hiéu biét văn hóa xã hội
Hiểu biết về văn hóa xã hội có ảnh hưởng lớn đến nhận thức đạo đức của mỗi cá
nhân Văn hóa bao gồm tat cả mọi thứ vốn là một bộ phận trong đời sống con người
Đó là tổng hợp của giá trị vật chất và tinh thần mà con người tạo ra thông qua lao động
và hoạt động thực tiễn trong quá trình lịch sử Nó là biểu hiện của sự phát triển xã hội
trong từng giai đoạn lịch sử cụ thê
Chủ tịch Hồ Chí Minh nhấn mạnh rằng để sinh tồn và thực hiện mục đích cuộc
song, con người đã sang tạo ngôn ngữ, chữ viết, đạo đức, pháp luật, khoa học, tôn giáo,
văn học, nghệ thuật, cùng với các công cụ hàng ngày như trang phục, thức ăn, chỗ ở và
các phương thức sử dụng Tất cả những sáng tạo và phát minh đó đều là văn hóa
Theo Linton R., văn hóa là tông thê câu trúc hành vi được thê hiện thông qua các giá trị, biêu tượng, niêm tin, truyên thông, và chuân mực mà cá nhân trong xã hội học và
truyền đạt
19
Trang 32E.B.Taylor (1871) định nghĩa văn hóa là một hệ thống đa dạng bao gồm tri thức,
tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, tập quán, và mọi khả năng và thói quen mà
con người như một thành viên của xã hội đã đạt được.
Theo nghiên cứu của Deshti và cộng sự (2008), mỗi xã hội đều được xây dựng
dựa trên một nên văn hóa riêng biệt va có những quy tac dao đức phù hợp với nên văn
hóa đó Điều này dẫn đến việc mỗi nền văn hóa sẽ có những quy định riêng về đạo đức
nghề nghiệp
1.1.7 Khái niệm về đạo đức công ty
Khái niệm đạo đức kinh doanh trong doanh nghiệp (DN) mới chỉ tồn tại được
khoảng 3 thập niên trở lại đây Norman Bowie, một nhà nghiên cứu nổi tiếng về đạo đức
kinh doanh, được cho là người đầu tiên giới thiệu khái niệm này tại Hội nghị Khoa học
vào năm 1974 Từ đó, dao đức kinh doanh đã trở thành một dé tài phô biến trong các
cuộc thảo luận của doanh nhân, nhà phân tích, người lao động, cô đông và người tiêu
dùng Tuy nhiên, không phải tat cả các nhà nghiên cứu, tác giả và diễn giả đều đồng tìnhvới một quan điểm chung về đạo đức kinh doanh Mâu thuẫn thường xuyên xuất hiện
giữa lĩnh vực kinh doanh và đạo đức Mặt khác, xã hội luôn kỳ vọng doanh nghiệp tạo
ra nhiều việc làm với mức lương cao, trong khi các doanh nghiệp lại khao khát giảm chỉphí và tăng cường năng suất lao động
Alexandra Twin (2023) định nghĩa đạo đức kinh doanh nghiên cứu các chính sách
và thực tiễn kinh doanh phù hợp liên quan đến các chủ đề có thé gây tranh cãi, bao gồm
quản trị doanh nghiệp, giao dịch nội gián, hối lộ, phân biệt đối xử, trách nhiệm xã hội
của doanh nghiệp, trách nhiệm ủy thác, Luật pháp hướng dẫn đạo đức kinh doanh, nhưng đôi khi đạo đức kinh doanh lại đưa ra những hướng dẫn cơ bản mà doanh nghiệp
có thé tuân theo dé dat được sự chấp thuận của công chúng
20
Trang 33Bên canh đó, Hun và cộng sự (1989) cho rằng đạo đức công ty có thé được diễn
giải như là sự tổng hợp các giá trị đạo đức cá nhân của những người quản lý cùng với
các chính sách về đạo đức, dù chính thức hay không chính thức, của một tô chức
Như vậy, đạo đức công ty, một khái niệm không hề mơ hồ, là bộ quy tắc đạo đức
được áp dụng vào hoạt động kinh doanh, dựa trên các nguyên tắc cốt lõi như tôn trọng,công bằng và minh bạch Những quy tắc này không chỉ hướng dẫn và kiểm soát hành vicủa các chủ thể kinh doanh, mà còn phản ánh cách mà đoanh nghiệp tương tác với kháchhàng, các doanh nghiệp khác, chính phủ, cũng như cách họ đối xử với nhân viên và đốiphó với dư luận tiêu cực Đạo đức kinh doanh không chỉ liên quan đến lợi ích kinh doanh
mà còn tác động trực tiếp đến sự tồn tại và phát triển bền vững của doanh nghiệp Day
là yếu tố then chốt giúp xây dựng uy tín và lòng tin của khách hàng, đồng thời góp phầnvào sự thành công lâu dài của doanh nghiệp.
1.1.8 Khái niệm về pháp luật Nhà nước và quy định ngành nghề
Pháp luật Nhà nước Việt Nam là tổng hợp các quy định pháp luật, nguyên tac,định hướng và mục tiêu có mối liên hệ mật thiết và thống nhất với nhau Các quy định
này được phân loại thành các ngành luật và chế độ pháp luật, thường được thé hiện trongcác văn ban mà cơ quan Nhà nước Việt Nam có thâm quyền ban hành Quy trình và hìnhthức này nhăm điêu chỉnh các môi quan hệ xã hội xuât hiện trên lãnh thô Việt Nam.
Hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam quy định danh mục gồm có 5 cấp theo Quyếtđịnh 27/2018/QĐ-TTg, gồm: Ngành cấp 1: Mã hóa theo bang chữ cái lần lượt từ A đến
U, gồm 21 ngành; Ngành cấp 2: Mã hóa bằng 2 số theo mã ngành cấp 1 tương ứng, gồm
có 88 ngành; Ngành cấp 3: Mã hóa bằng 3 số theo mã ngành cấp 2 tương ứng, gồm 242
ngành; Ngành cấp 4: Mã hóa bằng 4 số theo mã ngành cấp 3 tương ứng, gồm 486 ngành;Ngành cấp 5: Mã hóa bằng 5 số theo mã ngành cấp 4 tương ứng, gồm 734 ngành
21
Trang 34Theo Đặng Đình Luyén (2019), Pháp luật Nhà nước và quy định ngành nghề được
thé hiện thông qua các văn bản pháp quy, do các cơ quan nhà nước có thâm quyền hoặc
các tổ chức nghề nghiệp ban hành Đối với từng lĩnh vực, ngành nghề cụ thé, sẽ có các
bộ luật, thông tư, quy chế và văn bản khác nhau dé quy định về đạo đức hành nghé, ứng
XỬ va giao tiép Tại Việt Nam, chúng ta có các bộ luật như Luật Công chức, Luật Kếtoán, nhằm điều chỉnh các hoạt động trong lĩnh vực tương ứng
22
Trang 35CHƯƠNG 2: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Mô hình nghiên cứu và giả thuyết
2.1.1 Mô hình nghiên cứu
Sau quá trình nghiên cứu các tải liệu phù hợp và có liên quan, tác giả lọc ra 6 nhóm nhân tô ảnh hưởng đên nhận thức đạo đức của sinh viên như sau:
Bang 2.1: Cơ sở chọn biến và nhân tố từng biến
Biến độc lập Cơ sở chọn biến
Môi trường học tập (MTHT)
pos (Marko S Hermawan, Chương trình dao tao được thiệt kê một cách
, 2018) MTHT1 | tỉ mi đê tang cường nhận thức cua sinh viên +
` ` ; (Nguyén Hoang Chung ,
về đạo đức nghê nghiệp
2020)
Hệ thông tài liệu và giáo trình được cung câp +
` ` , (Nguyên Hoàng Chung,
MTHT2 | đây đủ, chặt chẽ vê các chuân mực đạo đức 2020)
nghề nghiệp
Môi trường thực tập ngành nghề được xây
dựng để tối ưu hóa cơ hội cho sinh viên áp | (Nguyễn Hoàng Chung ,
ké va trién khai cho sinh vién 2018)
Giang vién chu trong dén việc hỗ trợ sinh
-" , , (Nguyên Hoang Chung,
MTHTS | viên phát triên và rèn luyện phâm chat đạo 2020)
đức nghề nghiệp
23
Trang 36Sinh viên có tính khách quan sẽ không bị (Mai Thị Quynh Nhu ,
anh hưởng khi đưa ra xét đoán chuyên môn | 2019)
Sự thăng thăn và trung thực của sinh viên (Costa A.J et al , 2016)
DDCN3 | giới hạn việc cung cấp thông tin không chính | (Mai Thi Quỳnh Như,
Sự am hiéu sâu rộng về kiến thức chuyên (Mai Thị Quỳnh Như ,
NLHNI | môn nâng cao nhận thức vững về đạo đức 2019)
nghề nghiệp
Kỹ năng nghê nghiệp vững đặt nền móng (Mai Thị Quynh Như,NLHN2 | cho sự tự tin và độ chắc chăn trong quá trình | 2019)
thực hiện nhiệm vụ nghề nghiệp
NENG Su ứng dung linh hoạt công nghệ hiện dai (Mai Thị Quỳnh Như,
giảm thiêu nguy cơ sai sót thủ công 2019)
Hiệu biêt về văn hóa xã hội (VHXH)
Trang 37điều chỉnh và áp dụng linh hoạt tại từng cap
Nhà tuyển dụng không chỉ đưa ra các yêu
cầu về phẩm chất đạo đức nghề nghiệp mà
VHXH4 ` (Lê Thị Thu Hà, 2021)
còn công khai và minh bạch về những tiêu
chí này
Đạo đức công ty (DDCT)
Công ty xây dựng một khung chính xác về
„ „ l (Mai Thị Quỳnh Như, DDCTI | các tiêu chuân và quy tac đạo đức nghê 2019)
nghiệp
Hệ thong kỷ luật của công ty được thiết lậ
oy sở ` P (Mai Thi Quỳnh Như,
một cách minh bạch va công băng, ap dụng
DDCT2 | „ 2019)
đôi với những nhân viên vi phạm các nguyên ; , ` (Lê Thị Thu Hà, 2021)
tac đạo đức nghé nghiệp
Công ty không chỉ tập trung vào lợi ích riêng
mà còn gắn chặt quyền lợi và trách nhiệm Mai Thi Quynh Nhu ,
DDCT3 š L 4 l ¿
của mình đôi với đôi tác, khách hàng và 2019)cộng đồng xã hội
Lãnh đạo của công ty chấp hành nghiêm
, ` (Mai Thị Quỳnh Như,
DDC T4 | pháp luật, tuân thủ các chuân mực nghê 2019)
nghiệp của Nhà nước
25
Trang 38Pháp luật Nhà nước và quy định về ngành nghề
(PLNN)
Kế toán viên có kinh nghiệm lâu năm có khả
-, -, -, (Nguyên Thu Trang va PLNN1 | năng hiéu biệt và năm vững các quy định
cộng sự, 2014)
pháp luật liên quan
Kế toán viên tuân thủ nghiêm túc các quy
x ; (Mai Thi Quynh Nhu ,
PLNN2 | định pháp luật ngành nghê được đánh gia 2019)
cao về dao đức nghé nghiệp
Pháp luật Nhà nước có các cấp độ xử phạt
khác nhau tương ứng với các mức độ vi (Mai Thị Quỳnh Như,
PLNN3 ¬
phạm khác nhau sẽ hạn chê tôi đa các hành 2019)
vi phi đạo đức trong công việc
Biến phụ thuộc Cơ sở chọn biênNhận thức về đạo đức nghề nghiệp (NTDD)
Phát triển và tôi ưu hóa năng lực hành nghề (Philmore Alleyne và cộng NTDDI
trong lĩnh vực chuyên môn sự , 2014)
Mở rộng kiến thức chuyên sâu và hiểu biết _| (Mai Thi Quynh Như,
NTDD2 | , ;
về các lĩnh vực chuyên ngành liên quan 2019)
Học hỏi và tích lũy tri thức chuyên ngành
một cách có hệ thống, chú trọng vào sự hiểu | (Mai Thị Quỳnh Như ,
NTDD3|L „ ,
biệt sâu sắc va ứng dụng linh hoạt trong thực | 2019)
tế nghề nghiệp
Phát triên tinh thân học tập tích cực và động
-, " (Nguyên Thu Trang va
NTDD4 | viên ban thân đê tự quản lý va phát triên đạo
đức nghề nghiệp cộng su , 2014)
Từ bang 2.1, tac gia nghiên cứu va xây dung mô hình sau:
Nguồn: Tổng hợp của tác giả năm 2023
26
Trang 39Hình 2.1: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hướng đến nhận thức đạo đức nghề
nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán
2.1.2 Giả thuyết nghiên cứu
Gia thuyết H1: Môi trường học tập có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức vềđạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán
27
Trang 40Giả thuyết H2: Đạo đức cá nhân có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về đạo
đức nghê nghiệp của sinh viên chuyên ngành kê toán.
Giả thuyết H3: Năng lực hành nghề có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức vềđạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán
Giả thuyêt H4: Hiéu biệt vê văn hóa xã hội có ảnh hưởng cùng chiêu đên nhận
thức vê đạo đức nghê nghiệp của sinh viên chuyên ngành kê toán.
Giả thuyết H5: Đạo đức công ty có ảnh hưởng cùng chiều đến nhận thức về đạo
đức nghê nghiệp của sinh viên chuyên ngành kê toán.
Gia thuyết H6: Pháp luật nhà nước và quy định về ngành nghé có ảnh hưởng
cùng chiều đến nhận thức về đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán.2.2 Phương pháp nghiên cứu
2.2.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Số liệu thứ cấp được thu thập từ các trang pháp luật, trang thông tin chính thốngcùng tạp chí chuyên ngành có liên quan và có nguồn gốc tin cậy thể hiện cái nhìn đachiều, khách quan về nhận thức đạo đức nghề nghiệp hiện nay của sinh viên Số liệu thứ
cấp được thu thập từ tháng 02/2022 đến tháng 09/2023
Số liệu sơ cấp được thu thập từ sinh viên ngành kế toán của 5 trường Đại họcđược chọn ngẫu nhiên, đó là: (1) Trường đại học Kinh tế - ĐHQGHN, (2) Trường đại
học Thương Mai, (3) Trường dai học Thăng Long, (4) Học viện Tài chính, (5) Học viện
Ngân hàng Số liệu sơ cấp được thu thập từ tháng 9/2023 đến tháng 10/2023
Thành phán cua bảng câu hỏi khảo sát sinh viên như sau:
28