LỜI CẢM ƠNTrong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn “Các nhân tổ ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựngniêm yết tại
Trang 1ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRUONG ĐẠI HỌC KINH TE
Khoa Kế toán — Kiểm toán
CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN CHAT LƯỢNG
THONG TIN KE TOAN TREN BAO CAO TAI CHINH CUA
CAC DOANH NGHIEP NGANH XAY DUNG NIEM YET TAI
VIET NAM
Giảng viên hướng dan: TS Nguyễn Thị Thanh Hải
Sinh viên thực hiện + Phan Ngọc Đông
MSV : 20050599
Lép : QH-2020-E KTKT CLC 3
Ha Nội, 2023
Trang 2LỜI CẢM ƠN
Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thiện luận văn “Các nhân tổ ảnh hưởng đến chất
lượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp ngành xây dựngniêm yết tại Việt Nam”, em đã nhận được nhiều sự quan tâm, giúp đỡ từ Quý thầy cô,
anh chị đồng nghiệp, gia đình và bạn bè Để luận văn thành công nhất, em xin gửi lời
cảm ơn chân thành đến với:
Khoa Kế Toán - Kiểm Toán, Trường Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội đã tạo
môi trường học tập và rèn luyện rat tốt trong suốt quá trình 4 năm vừa qua, cung cấpcho em những kiến thức và kỹ năng bổ ích giúp em có thể áp dụng và thuận lợi thực
hiện luận văn.
Giảng viên hướng dẫn là TS Nguyễn Thị Thanh Hải là người cô tâm huyết, đã tận tâmhướng dẫn, giúp đỡ em em trong suốt quá trình nghiên cứu và thực hiện đề tài Cô đã cónhững trao đồi và góp ý dé em có thé hoàn thành tốt đề tài nghiên cứu này
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3CHUONG 1: TONG QUAN CAC NGHIEN CUU VA CO SO LY LUAN VE CHAT
LUQNG THONG TIN KE TOÁN TREN BAO CAO TÀI CHÍNH 12
1.1 Tổng quan các nghiên cứu 12 1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoà
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu Việt Nam
1.2 Cơ sở lý luận về báo cáo tài chinh
1.4 Cơ sở lý thuyết nền tảng để xác định các nhân tố
1.4.1 Lý thuyết về thông tin bat cân xứng (Asymmetric Information Theory)
1.4.2 Lý thuyết về ủy quyền (Agency theory)
1.4.3 Lý thuyết hành vi quản lý (Management Behavior Theory)
1.4.4 Lý thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên (Resource Dependence Theory)
1.4.5 Lý thuyết thé chế (Institutional Theory)
1.4.6 Lý thuyết quản lý công nghệ thông tin (Information Technology Management Theory) 37
CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU - 38
Zl Thiết KẾ migHIỂN, ER 2‹-s:6:<069010169063301310022891931033003000401610201413011016103613p:26)
Trang 42.1.1 Phương pháp nghiên cứu
2.1.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu
Bang 2.1.2: Mô hình nghiên cứu tác giả dé xuat.
2.1.4 Phương pháp chon ma
2.1.5 Cỡ mẫu.
2.1.6 Đối tượng và phạm vi khảo sát
2.1.7 Thiết kế bảng câu hoi.
2.2 Xây dựng thang do
2.3 Phương pháp phân tích
34 Thực hiện nghiÊn cửa đính BE ueekekeiieaiaaioooaooioioauoooooooooeoooooooo TẾ 2.4.1 Tình hình thu thập dữ liệu
2.4.2 Đặc điểm của mẫu nghiên cứu
2.4.3 Mô hình hồi quy
CHƯƠNG 3: KET QUA NGHIÊN CUU
3.1 Kết quả nghiên cứu
3.1.1 Dữ liệu nghiên cứu
3.1.2 Đánh giá thang đo
3.1.3 Phân tích nhân t6 khám phá EFA
3.1.4 Phân tích tương quan và hồi quy
3.2 Bàn luận kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 4: KET LUẬN VÀ KIEN NGHỊ
Trang 5DANH MỤC CHỮ VIET TATSTT | Từ viết tắt Nội dung
I |BCTC Báo cáo tài chính
2 |TTKT Thông tin kê toán
3 |CLTT Chất lượng thông tin
Trang 6DANH MỤC BANG BIEU
Bảng 2.2: Thang đo được mã hóa
Bảng 2.4.2.1: Kết quả thống kê mô tả theo giới tính
Bảng 2.4.2.2: Kết quả thống kê mô tả theo công việc
Bang 3.1.2.1a: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho biến Hệ thống kiểm soát nội bộ
Bảng 3.1.2.1b: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho biến Chính sách thuế
Biến 3.2.1.2.1c: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho biến Ứng dụng công nghệ thông tin lần 1
Bảng 3.2.1.2.2c: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho biến Ứng dụng công nghệ thông tin
đã hiệu chỉnh
Bảng 3.2.1.2d: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho biến Trình độ nhân viên kế toán
Bảng 3.2.1.2: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho biến Nhà quản trị
Bảng 3.2.1.2f: Kết quả phân tích Cronbach’s Alpha cho biến Đặc thù công ty xây dựng
Bảng 3.1.3.1.1: Kết quả kiểm định KMO và Bartlett biến độc lập lần 1
Bảng 3.1.3.1.3: Kết quả kiểm định KMO va Bartlett biến độc lập lần 2
Bảng 3.1.3.4: Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến độc lập lần 2
Bảng 3.1.3.5: Tổng hợp các biến độc lập đưa vào mô hình hồi quy
Bảng 3.1.3.2.1: Kết quả kiểm định KMO va Bartlett biến phụ thuộc.
Bảng 3.1.3.2.2: Kết quả phân tích nhân tố khám phá biến phụ thuộc
Bang 3.1.4.1: Phân tích tương quan Pearson giữa các biến độc lập và biến phụ thuộc
Bang 3.1.4.1.1: Kết quả kiểm định sự phù hợp mô hình hồi quy
Bang 3.1.4.1.2: Kết quả kiểm định ANOVA mô hình hồi quy
Bang 3.1.4.1.3: Kết quả kiểm định trọng số hồi quy
Trang 7PHAN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn dé tài
Chất lượng thông tin kế toán (TTKT) trên báo cáo tài chính (BCTC) là một trong
những công cụ hữu ích va dé tiếp cận dé cung cấp thông tin và hỗ trợ cho các đối tượng
cả nội bộ lẫn bên ngoài doanh nghiệp đưa ra quyết định có liên quan Do đó, đảm bảochất lượng thông tin kế toán của các doanh nghiệp là tối quan trọng dé phát triển bềnvững trong nên kinh tế cạnh tranh, nhiều biến động như hiện nay
Đặc biệt với những doanh nghiệp niêm yết trên sàn chứng khoán, thông tin kế toán
trên báo cáo tài chính còn đòi hỏi khắt khe hơn về chất lượng do: (1) Đối tượng sử dụng
BCTC của doanh nghiệp niêm yết rất đa dạng, khác biệt về trình độ và mục đích, chủ
yếu tập trung sử dụng báo cáo tài chính để đưa ra quyết định đầu tư; (2) Các doanh
nghiệp niêm yết đa phần là các doanh nghiệp quy mô lớn, có nhiều nghiệp vụ kinh tếphát sinh trong kỳ, việc theo dõi và hạch toán gặp nhiều khó khăn và dễ xay Ta rủi ro;(3) BCTC của các doanh nghiệp niêm yết phải tuân thủ nghiêm ngặt các quy định về lậpBCTC và công bé đại chúng; (4) Chất lượng thông tin trên BCTC của doanh nghiệp góp
phan lớn giúp duy trì và phát triển uy tín, thương hiệu của doanh nghiệp Tuy nhiên hiện
nay vẫn tồn tại những yếu tố tác động tiêu cực đến chất lượng thông tin kế toán trên báo
cáo tài chính của doanh nghiệp niêm yết, làm cho BCTC bị sai lệch với bản chất ban
đầu, không còn đảm bảo thực sự là nguồn thông tin đáng tin cậy Van còn nguyên đónhững bài học trên thế giới như Worldcom (1999), Enron (2001), Toshiba (năm 2015),
ở Việt Nam có Viglacera Từ Son (2007) Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh (TP.HCM)thì có Bibica (2002), Bông Bạch Tuyết (2007), Viễn Đông (2011), gần đây nhất làDescon (2018) Điều này làm mắt niềm tin công chúng vào thị trường chứng khoán cũng
như gây khó khăn cho cơ quan quản lý Nhà nước.
Ngành xây dựng là một trong những ngành đóng vai trò là xương sống của nền
kinh tế và trực tiếp hình thành nên hệ thống tài sản cố định cho nền kinh tế quốc dân
Dễ nhận thay rằng, ở bat kỳ quốc gia nào, sự phát triển của kinh tế xã hội luôn gắn liềnvới những bước chuyển mình trong lĩnh vực xây dựng Chiếm đến 15-20% GDP mỗinăm, ngành xây dựng chiếm nguồn kinh phí khá lớn trong ngân sách quốc gia Nó đóng
góp cho nền kinh tế quốc dân một khối lượng sản phẩm rất lớn, kéo theo sự phát triển
Trang 8của các ngành kinh tế liên quan Tuy nhiên do xung đột Nga — Ukraine làm giá nguyênliệu đầu vào tăng cao và sau đó là lạm phát của nền kinh tế khiến thị trường bất độngsản đóng băng, khiến ngành xây dựng phải gánh chịu áp lực và gặp khủng hoảng, thua
lỗ Trong tình hình này, các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứngkhoán, vốn là các cổ phiếu được nhà dau tư quan tâm va ưa thích, sẽ có xu hướng “làmđẹp” các thông tin kế toán trên báo cáo tài chính bằng cách ghi giảm chi phí hay cáckhoản nợ khó đòi, hoặc ghi tăng doanh thu từ các hoạt động xoay vòng vốn Hơn nữa,ngành xây dựng gắn liền với hoạt động đấu thầu, tại đây các nhà chào thầu cũng đánh
giá năng lực tài chính của các doanh nghiệp xây dựng thông qua các chỉ tiêu như: doanh
thu trung bình hang năm, số năm doanh nghiệp hoạt động không bị lỗ, hệ số thanh toán
nợ ngắn hạn (dựa trên tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn), giá trị tài sản ròng Do đó, cácthông tin kế toán trên báo cáo tài chính sẽ là yếu tố quan trọng quyết định doanh nghiệp
xây dựng có đạt diều kiện trúng gói thầu xây dựng hay không Tổng quan từ bối cảnh
thị trường hiện nay và đặc thù ngành nghề, thông tin kế toán trên báo cáo tài chính củadoanh nghiệp ngành xây dựng có nguy cơ rất cao xảy ra rủi ro gian lận và sai sót
Tir những thực tiễn nói trên, nhận thức được cần tìm ra và nghiên cứu những nhân
tố có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các doanh nghiệp ngành xâydựng đang được niêm yết trên sàn chứng khoán dé đưa ra các giải pháp dé đảm bảo vànâng cao chất lượng TTKT trên BCTC Trên cơ sở đó, đề tài “Các Nhân Tổ Anh HưởngĐến Chất Lượng Thông Tin Kế Toán Trên Báo Cáo Tài Chính Của Các Doanh NghiệpNgành Xây dựng Niêm Yết Tai Việt Nam” được tác giả lựa chọn cho luận văn tốt nghiệp
của mình.
2 Mục tiêu nghiên cứu
Bài luận văn được thực hiện dé giải quyết 3 vấn để sau:
- Thứ nhất: Xác định các nhân tố ảnh hưởng đến chat lượng TTKT trên BCTC của
các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán
- Thứ hai: Do lường, đánh giá và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tổ tớichất lượng của TTKT trên BCTC của doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn
chứng khoán.
Trang 9- Thứ ba: Đưa ra những kiến nghị và đề xuất các giải pháp nhầm nâng cao chấtlượng TTKT trên BCTC của các doanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứngkhoán.
3 Câu hỏi nghiên cứu
Để xác định các nhân tố ảnh hưởng chất lượng của TTKT trên BCTC của cácdoanh nghiệp ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán, bài nghiên cứu cần làm
rõ và trả lời các câu hỏi sau:
Những nhân tố nào có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của các doanhnghiệp ngành xây dựng niêm yết?
Mức độ ảnh hưởng của những nhân tố đó đến chất lượng TTKT trên BCTC nhưthế nào?
Để nâng cao chất lượng thông tin kế toán của các doanh nghiệp niêm yết ngànhxây dựng cần những giải pháp nào?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTCcủa các DN niêm yết ngành xây dựng
5 _ Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp định tính: Thu thập các bài nghiên cứu có liên quan và tổng kết các
lý thuyết được nghiên cứu trước đây, phân tích dữ liệu định tính, từ đó xây dựng cácnhân tố có liên quan đến thông tin BCTC và đưa ra các giả thuyết nghiên cứu Nhữnggiả thuyết được nêu ra trong phần này sẽ được kiểm định bằng nghiên cứu thực nghiệmtrong tương lai.
- Phương pháp định lượng: Dựa vào kết quả của phần lược khảo các lý thuyết của
những nghiên cứu trước đây, kết quả xây dựng các nhân tố có ảnh hưởng đến thông tinBCTC và các giả thuyết được đặt ra trong phương pháp nghiên cứu định tính Từ đó, tác
Trang 10giả thực hiện phương pháp nghiên cứu định lượng bằng việc xây dựng mô hình nghiêncứu từ việc thiết lập các thang đo, bảng câu hỏi, thu thập dữ liệu Dữ liệu tổng hợp được
sẽ được tác giả xử lý, sau đó dựa vào các kết quả tác giả phân tích bởi phần mềm thống
kê SPSS Kết quả này giúp đo lường sự ảnh hưởng của các nhân tố có mối tương quannhư thé nào đến thông tin trên BCTC
6 Những đóng góp của luận văn
Các nghiên cứu trong quá khứ của các tác giả ở Việt Nam và trên thế giới hầu hết
cơ bản đã di sâu tìm hiểu các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC củacác doanh nghiệp niêm yết của đa số các ngành, ngành xây dựng cũng không là ngoại
lệ Tuy nhiên, đa số các bài nghiên cứu về ngành xây dựng được tiến hành trong giaiđoạn từ 2020 trở về trước, tức là giai đoạn thị trường bat động sản và ngành xây dung
CÓ sự én dinh va phat triển mạnh (tăng trưởng trung bình 9,8%) Nhìn về thực tại trong
thời gian vừa qua (2021-2023), dưới tác động của Covid, chiến tranh và lạm phát, ngành
xây dựng có dấu hiệu chững lại, gặp nhiều khó khăn Vì thế bài nghiên cứu này có điểmkhác biệt so với những bài nghiên cứu trước, khi thời điêm nghiên cứu là khi ngành xây
dựng chịu ảnh hưởng tiêu cực từ thị trường.
Qua nghiên cứu, tác giả đã tổng hợp và kết luận được những nhân tố có ảnh hưởng
tới chất lượng TTKT trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng, sử
dụng nhiều phương pháp phân tích đề tăng tính khách quan cho kết quả nghiên cứu, từ
đó xác định được mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố tới chất lượng TTKT trên BCTCcủa các công ty ngành xây dựng niêm yết tại sàn HOSE
Tir kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất các giải pháp với mục đích nâng cao chấtlượng TTKT của BCTC của các công ty niêm yết ngành xây dựng tại sàn chứng khoánHOSE Với những đề xuất đó, BCTC của các công ty niêm yết ngành xây dựng tại sànHOSE sẽ có chất lượng tốt hơn, giảm mức độ sai lệch thông tin do ảnh hưởng của cácnhân tó tác động Từ đó, chất lượng TTKT trên BCTC ngày càng trung thực, đáng tincậy, là cơ sở khoa học cho quá trình ra quyết định của nhà đầu tư, nhà quản trị cũng nhưcông tác quản lý, giám sát của Uy ban chứng khoán, Cơ quan hành chính nhà nước,
7 Kết cấu của luận văn
Trang 11Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo, danh mục và phụ lục, nội dung của luậnvăn được chia làm 4 chương:
Chương I: Tổng quan các nghiên cứu và cơ sở lý luận về chất lượng thông tin
kế toán trên báo cáo tài chính
Chương II: Phương pháp nghiên cứu
Chương III: Kết quả nghiên cứu và ban luận
Chương IV: Kết luận và khuyến nghị
Trang 12CHƯƠNG 1: TONG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE
CHÁT LƯỢNG THÔNG TIN KÉ TOÁN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH
1.1 Tổng quan các nghiên cứu
1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài
[1] Braam, G & Beest, F.V., 2013 Conceptually-Based Financial Reporting
Quality Assessment An Empirical Analysis on Quality Differences Between UK
Annual Reports and US 10-K Reports, Trong nghiên cứu của Geert Braam & Ferdy
van Beest (2013), tác giả đã tiến hành đo lường CLTT BCTC trong các công ty niêmyết ở Hoa Kỳ (tuân thủ chuẩn mực GAAP), và các công ty niêm yết tại Anh (tuân thủchuẩn mực IFRS) Dữ liệu được thu thập đề nghiên cứu là các BCTC 10-K của 70 công
ty niêm yết ở Anh và 70 công ty niêm yết ở Hoa Kỳ (báo cáo toàn diện nộp hàng năm
bởi công ty giao dịch công khai về hoạt động tài chính của minh, tóm tắt thông tin tàichính quan trọng, bao gồm các nguồn vốn và sử dụng vốn theo loại hình doanh nghiệp,thu nhập hoạt động thuần trước thuế, dự phòng thuế thu nhập và khoản lỗ cho vay, cộng.với các báo cáo tài chính so sánh cho hai năm tài khóa gần nhất Do lường CLTT
BCTC theo các tiêu chuẩn về CL của FASB & IASB 2010, đã thiết lập các thang đo đo
lường CLTTBCTC cho các thuộc tinh CL gồm: trung thực, thích hợp, dễ hiểu, có khảnăng so sánh, kịp thời Nghiên cứu đã cho thấy kết quả rằng ở mức độ tổng hợp, kếtquả của thử nghiệm t mẫu cặp cho thấy rằng các báo cáo của Vương quốc Anh đạt điểm
trung bình cao hơn các báo cáo 10-K của Hoa Kỳ, với CLTT BCTC trong các DN Hoa
Kỳ đạt điểm số 2,94 và các DN Anh là 3,18 Tuy nhiên các tác giả mới chỉ thực hiệnviệc xây dựng thang đo và đo lường CLTT BCTC mà chưa tìm hiểu về các nhân tố cóảnh hưởng đến chất lượng thông tin của BCTC tại các doanh nghiệp niêm yết
[2] Fathi, J., 2013 The Determinants of the Quality of Financial InformationDisclosed by French Listed Companies Tác gia đã tiến hành nghiên cứu các yếu tố
tác động đến CLTT BCTC với mẫu nghiên cứu bao gồm các DNNY ở Pháp Các nhómnhân tố được Fathi chọn lựa để sử dụng trong nghiên cứu gồm: Các đặc điểm của doanhnghiệp, Đặc điểm HĐQT, Chất lượng kiểm toán, cơ cấu sở hữu của các DNNY ở Pháp.Mẫu nghiên cứu bao gồm 101 DNNY ở Pháp trong giai đoạn từ năm 2004 đến năm
Trang 132008 CLTT BCTC được đánh giá theo 78 mục chỉ số công bố và được đánh giá quacác khoản dén tích Sau khi thực hiện các phân tích cần thiết Khi đánh giá kết quả, các
tác giả kết luận rằng: Kích cỡ của HĐQT, sự tham gia của các thành viên vào các cuộc
họp của HĐQT, sự hiện diện của công ty kiểm toán thuộc Big 4, tình trạng niêm yết thìtác động thuận chiều đến CLTTBCTC của DNNY tại Pháp Tuy nhiên đề tài này chỉhạn chế trong phạm vi các DN được niêm yết ở Pháp, cùng với đó thì biến phụ thuộcCLTT BCTC cũng được ước tính bằng các chỉ số được công bố nên việc đánh giá chi
số chỉ dựa trên ý kiến chủ quan của nhà nghiên cứu, thiếu sự đánh giá toàn diện và kháchquan về CLTT trên BCTC của các DNNY được lựa chọn nghiên cứu
[3] Sacer I M & Oluic A, 2013 Information Technology and Accounting Information Systems Quality in Croatian Middle and Large Companies, Nghién cứu của Ivana Mamis Sacer & Ana Oluic (2013) xem xét sự tác động của công nghệ
thông tin đến CL hệ thống TTKT, phân tích các đặc điểm cơ bản của chất lượng hệthống TTKT, thảo luận về mô hình đo lường CL TTKT Tác giả đã tiến hành các cuộckhảo sát các đối tượng là nhân viên kế toán về độ tuổi trung bình của thiết bị và phầnmềm máy tính, sự hỗ trợ về công nghệ thông tin, mức độ tác động của công nghệ thôngtin đối với phần hành kế toán, sự hài lòng đối với hệ thống TTKT vào các năm 2001,
2008, 2012 Các nhân tố ảnh hưởng bao gồm: nhận thức của quản lý về tầm quan trọngcủa hệ thống TTKT, đào tạo và huấn luyện, bản chất của hệ thống TTKT, kiểm toán hệthống thông tin Thêm vào đó, nghiên cứu cũng thực hiện khảo sát về CLTT theo cácđặc điểm: thích hợp, có thể hiểu được, kịp thời, bảo mật, đầy đủ, tin cậy Qua đó, tác giả
đưa ra kết luận rằng: công nghệ thông tin có ảnh hưởng đến cách hệ thống TTKT vận
hành, góp phần cho công tác chuẩn bị, xử lý, trình bày và cung cấp TTKT Các công tycần phải có sự đào tạo thích hợp cho nhân viên và tiến hành kiểm toán liên tục để đảm
bảo chất lượng thông tin kế toán
[4] Rasha, M., (2017) Main Determinants of Financial Reporting Quality inthe Lebanese Banking Sector, Nghiên cứu của Rasha Mahboub (2017) nham diéu tracác nhân tố tác động đến chất lượng thông tin trên BCTC của các ngân hàng tại
Lebanese Mẫu nghiên cứu bao gồm báo cáo thường niên của 22 ngân hàng tại Lebanesetrong giai đoạn từ 2012-2015 Các chỉ tiêu đo lường CL BCTC được đánh giá theo tính
Trang 14thích hợp (10 mục), trình bày trung thực (8 mục), có thé hiểu được (8 mục), có thé sosánh được (7 mục), kịp thời (1 mục) Sử dụng mô hình OLS da biến, kết quả chỉ ra rằng
đòn bẩy tài chính, quyền sở hữu, cơ cấu và quy mô hội đồng quản trị có mối quan hệ
đáng ké và tích cực với báo cáo tài chính dam bao chất lượng Mặt khác, quy mô ngânhàng, lợi nhuận và tính độc lập của hội đồng quản trị được cho là không có ý nghĩa thống
kê trong việc giải thích chất lượng báo cáo tài chính của ngành ngân hàng ở Liban Kếtquả đồng thời cho thấy chất lượng báo cáo tài chính tốt hơn trong các báo cáo thường.niên trong ngân hàng ngành có thé đạt được bằng cách duy trì tỷ lệ nợ cao hơn, quyền
sở hữu cao hơn của cổ đông và quy mô hội đồng quản trị cao hơn
[5] Ruhul Fitrios, (2016), Factors That Influence Accounting Information System Implementation and Accounting Information Quality, Ruhul Fitrios với bài
nghiên cứu này nhằm xác định ảnh hưởng của cam kết của lãnh đạo cấp cao và đào tạongười sử dụng đối với việc triển khai hệ thống thông tin kế toán Nghiên cứu này đượcthực hiện tại các bệnh viện được xếp loại A, B và C ở khu vực tỉnh Riau, Indonesia Sốlượng bệnh viện đạt tiêu chí có hệ thống thông tin kế toán là 42 bệnh viện Tổng cộng
có 34 bảng câu hỏi được gửi đến cho các nhân viên kế toán đã và đang làm việc tại cácbệnh viện được chọn mẫu Dữ liệu thu được được xử lý bằng phần mềm SPSS phiênbản 2021 Kết quả cho thấy cam kết của lãnh đạo cấp cao và đào tạo người dùng hệthống kế toán đều ảnh hưởng đến thông tin kế toán Tuy nhiên ảnh hưởng của biến cảmkết lãnh đạo cấp cao không đáng kẻ, trong khi ảnh hưởng của biến đào tạo người ding
hệ thống lại có tác động lớn đến chat lượng TTKT Kết quả nghiên cứu này có thể được
sử dụng đề giải quyết vấn đề triển khai hệ thống thông tin kế toán và đảm bảo chất lượng
thông tin kế toán thông qua việc cải tiến sự cam kết của cấp quản lý và ưu tiên đảo tạongười dùng hệ thống thông tin kế toán
1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu Việt Nam
[1] Phan Minh Nguyệt, 2014 Xác định và đo lường mức độ ảnh hướng của
các nhân tó đến chất lượng thông tin kế toán trình bày trên báo cáo tài chính củacác công ty niêm yết ở Việt Nam Nghiên cứu của thạc sĩ Phan Minh Nguyệt được tiến
hành dé tìm ra các nhân tố cũng như xác định sự ảnh hưởng của các nhân tố này đến
chất lượng TTKT ở các công ty niêm yết ở Việt Nam Tác giả xác định có 7 nhân tố ảnh
Trang 15hưởng trong nghiên cứu bao gồm: quy trình lập và trình bày BCTC, trình độ của nhânviên kế toán, lợi ích và rủi ro khi lập BCTC, rủi ro khi công ty kiểm toán độc lập thựchiện kiểm toán BCTC đối với công ty niêm yết, mục tiêu lập BCTC, cấp quản trị củacông ty, thuế Kết quả sau khi kiểm định trên phần mềm SPSS và mô hình hỏi quy tuyếntính dé đánh giá về số liệu thu thập đưa ra kết luận rằng có hai nhân tố là: trình độ nhânviên kế toán, mục tiêu lập BCTC, không ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTC.Các yếu tố còn lại ảnh hưởng tích cực đến chất lượng TTKT trên BCTC của các DNNYtại Việt Nam theo mức độ tăng dần: quy trình lập và trình bày BCTC, cấp quản trị củacông ty, thuế, rủi ro và lợi ích khi lập BCTC từ đó tác giả đã đưa một số đề xuất, giảipháp giúp cho cấp quản lý của những doanh nghiệp niêm yết có thể áp dụng dé nângcao chất lượng thông tin trên BCTC của công ty.
[2] Phạm Quốc Thuần, 2016 Các nhân tố tác động đến chất lượng thông tinbáo cáo tài chính trong các doanh nghiệp Việt Nam Luận án tiến sĩ của Phạm QuốcThuần năm 2016 tập trung vào nghiên cứu về Chất luợng thông tin tài chính (CLTT)trong báo cáo tài chính và các yếu tố có ảnh hưởng đến CLTT trong báo cáo tài chính.Nghiên cứu này cũng nhằm mục đích hiểu rõ sự khác biệt về tác động của các yếu tốnày đối với CLTT trong báo cáo tài chính giữa các nhóm doanh nghiệp (DN) có chứngkhoán niêm yết và chưa niêm yết, cũng như giữa các DN có quy mô nhỏ, vừa và lớn tại'Việt Nam Nghiên cứu này đã sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi và thảo luận nháp.
dé điều tra tình hudng, và đã xác định được 10 yếu tố quan trọng Dé phân tích một cách
cụ thể, nghiên cứu đã thu thập dữ liệu thông qua cuộc khảo sát các chuyên gia kế toánlàm việc tại các DN này, và CLTT trong báo cáo tài chính đã được đánh giá dựa trêncác tiêu chí CL của FASB & IASB năm 2010 Kết quả của nghiên cứu cho thấy rằngCLTT trong báo cáo tài chính được đánh giá trung bình với điểm số 3,76/5 điểm Các
yếu tố ảnh hưởng đến CLTT theo thứ tự mức độ tác động mạnh nhất đến yếu tố Hỗ trợ
từ phía nhà quan trị, tiếp theo là Hành vi QTLN, Áp luc từ thuế, Dao tạo và bồi dưỡng.nhân viên, Năng lực nhân viên kế toán, hiệu quả của hệ thống KSNB, BCTC được kiểmtoán và chất lượng PMKT Điều đáng chú ý, trong số các yếu tố này, chỉ có hai yếu tố
là Áp lực từ thuế và Hành vi QTLN có ảnh hưởng ngược chiều đối với CLTT trong báocáo tài chính, còn lại đều có tác động thuận chiều Nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự tác
Trang 16động của các yếu tố này đối với CLTT trong báo cáo tài chính có sự khác biệt tùy thuộcvào quy mô và trạng thái niêm yết của DN.
[3] Nguyễn Thị Phương Hồng, 2016 Các nhân tố ảnh hướng đến chất lượngBCTC của các công ty niêm yết trên thị trường chứng khoán - bằng chứng thực
nghiệm tại Việt Nam Luận án tiến sĩ Nguyễn Thị Phương Hồng (2016) đã tiến hànhđánh giá CL BCTC của các DNNY trên thị trường chứng khoán sử dụng phương pháp
đo lường theo CL lợi nhuận dựa theo mô hình nghiên cứu từ kết quả của nhiều nghiên
cứu trước đây chỉ ra rằng giá trị các khoản dén tích được điều chỉnh, CLTT BCTC tốtkhi giá trị các khoản dồn tích này có giá trị thấp và ngược lại Mẫu nghiên cứu dựa trên
283 quan sát từ các BCTC của các DNNY tại Việt Nam trong ba năm liên tiếp từ 2012
— 2014 Kết quả dựa theo các phân tích dữ liệu định lượng chỉ ra có 17 nhân tố trong số
iém định có ảnh hưởng đến CL BCTC của các DNNY Các nhân tố
23 nhân tố được
được kiểm định rất đa đạng nhưng chủ yếu được chia thành 5 nhóm chính gồm: cơ cầu
sở hữu vốn, nhà quản trị của công ty, cơ cấu nguồn vốn, đặc tính của thị trường, hiệuquả công ty Trong 17 nhân tố có tác động đến CL BCTC tác giả đã xác định được 4nhân tố mới là: tính trì hoãn khi lập và nộp BCTC, thị trường niêm yết, thời gian niêmyết, khả năng thanh toán tức thời Đồng thời tác giả cũng đưa ra nhận định rằng chất
lượng thông tin trên BCTC của các DNNY trên thị trường chứng khoán ở Việt Nam vẫn
thấp Dựa trên kết quả của bài nghiên cứu, tác giả cũng đưa ra những đề xuất và giảipháp nâng cao chất lượng thông tin kế toán trên BCTC của DNNY, tạo nên cơ sở khoa
học đáng tin cậy cho các đối tượng quan tâm và sử dụng BCTC: nhà quản trị, kiểm toán
độc lập, Uy ban Chứng khoán, nhà đầu tư,
[4] Pham Thanh Trung, 2016 Do lường mức độ tác động của các nhân tó đếnchất lượng thông tin trình bày trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp nhỏ vàvừa ớ TP Hồ Chí Minh Thạc sĩ Phạm Thanh Trung (2016) tiến hành nghiên cứu nhằmmục đích xác định và đo lường mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tới chất lượng thôngtin trên BCTC của các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn TP.HCM Tác giả tiến hànhphỏng vấn với 10 chuyên gia có kinh nghiệm về kinh tế, tài chính — kế toán tại trườngDai học Sai Gòn, đại học Kinh tế TP.HCM và một số đơn vị khác, đồng thời thu thập
và nghiên cứu các nguồn thông tin khác nhau có trình bày về đặc tính của chất lượng
Trang 17thông tin, tác giả đã đề xuất thước đo chat lượng thông tin trình bày trên BCTC của cácdoanh nghiệp vừa và nhỏ tại TP.HCM cho luận văn của mình là: phù hợp, trung thực,
dé hiểu, có thể so sánh, kịp thời Trong luận văn, tác giả đã thực hiện kiểm định 7 giảthuyết nhằm xác định các nhân tố ảnh hưởng và đánh giá mức độ ảnh hưởng tới chấtlượng TTKT trên BCTC Sau khi gửi bảng câu hỏi khảo sát, tác giả thu lại được số liệu
từ 265 mẫu được sử dụng để đưa vào phân tích 38 biến quan sát Kết quả kiểm định đưa
ra, các nhân tố tác động tới chất lượng thông tin BCTC là: hình thức số sách kế toán,thuế, bộ máy kế toán, hệ thống tài khoản kế toán, nhà quản lý, hệ thống chứng từ kếtoán, mục tiêu lập BCTC đều được chấp nhận Theo kết quả nghiên cứu, các nhân tốnhư: bộ máy kế toán, nhà quản lý, thuế có ảnh hưởng tích cực đến CLTT trên BCTCcòn các nhân tố: hệ thống chứng từ kế toán, hình thức số sách ké toán, hệ thống tài khoản
kế toán, mục tiêu lập BCTC chỉ góp phần nâng cao tới chất lượng thông tin trên BCTC
của các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở TP.HCM Từ đó, tác giả đưa ra đề xuất với mục đích
giúp BCTC của các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở TP.HCM có chất lượng cao hơn để phục
vụ cho các đối tượng quan tâm
[5] Lê Hoàng Vân Trang và cộng sự, (2020), Các nhân tố ánh hưởng đến chấtlượng thông tin kế toán trên báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tạiThành phố Hồ Chí Minh, Lê Hoàng Vân Trang và các cộng sự (2020) được thực hiện
nhằm đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến chất lượng thông tin kế toán trên
báo cáo tài chính của các doanh nghiệp niêm yết tại Thành phó Hồ Chí Minh Phươngpháp nghiên cứu bao gồm phỏng vấn các kế toán trưởng, kế toán viên và trưởng phòngtài chính của 12 công ty tại Thành phó Hồ Chí Minh với tiêu chí là được niêm yết trênsàn chứng khoán Đồng thời phiếu khảo sát cũng được gửi đến 290 kế toán viên, kế toántrưởng và nhà quản lý DNNY tại thành phố Hồ Chí Minh Từ việc chạy mô hình hồiquy, nhóm tác giả đã đưa ra kết luận rằng là Bộ máy kế toán, Nhà quản lý, Chứng từ kế
toán và Thuế ảnh hưởng tích cực đến chất lượng TTKT trên BCTC Chất lượng TTKT
trên BCTC của các doanh nghiệp niêm yết sẽ gia tăng khi cải thiện tích cực được 4 nhân
tố kể trên Thuế là nhân tố mới được tìm ra ở luận văn này, mang tính đặc thù và là đềxuất cho các nghiên cứu sau này, đồng thời gợi ý các đề xuất mới về chính sách thuế
cho Nhà nước.
Trang 18[6] Trương Thị Mỹ Liên (2020) “Các nhân tố anh hướng đến chất lượng thôngtin kế toán trên báo cáo tài chính tại các công ty xây dựng trên địa bàn Thành phố
Hồ Chí Minh” Bài nghiên cứu đã tổng hợp và phân tích các quan điểm về các đặc tínhchất lượng của các tổ chức nghề nghiệp khác nhau, từ đó rút ra các đặc tính chất lượngthông tin phù hợp với các công ty xây dựng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh dé đưa vàonghiên cứu Kết quả khảo sát thu thập dữ liệu từ 224 mẫu, sau khi phân tích Cronbach’sAlpha, phân tích nhân tố khám phá EFA, rút ra được 6 biến quan sát va 5 biến phụ thuộc.Sau khi tiến hành phân tích tương quan và hỏi quy, kết quả cho thấy nhân tô Hệ thongkiểm soát nội bộ có ảnh hưởng đáng kể nhất đến chat lượng thông tin kế toán trên báo.cáo tài chính của doanh nghiệp xây dựng trên dia bàn thành phó Hồ Chí Minh, xếp sau
đó là nhân tố Ứng dụng công nghệ thông tin, Nhà quản trị, Chính sách thuế, Trình độnhân viên kế toán Nhân t6 Đặc điểm của doanh nghiệp có it tác động nhất đến CLTTKT
trên BCTC của DN xây dựng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh
[7] Nguyễn Thanh Bình, Nguyễn Anh Kiệt, Lê Thị Bích (2020), Các nhân tốảnh hướng đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanh nghiệp xây dựng thànhphố Hồ Chí Minh Trong nghiên cứu của Nguyễn Thanh Bình và cộng sự (2020) trongnghiên cứu “Các nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán tại các doanhnghiệp xây dựng TP HCM” đã xác định các nhân tố tác động đến chất lượng thông tin
kế toán, từ đó đưa ra các giải pháp nhằm gia tăng chất lượng thông tin kế toán tại cácdoanh nghiệp xây dựng TP HCM Nhóm tác giả đã tiến hành thảo luận và tổng hợp các
ý kiến dé đưa ra 6 nhân tố được sử dụng dé nghiên cứu sự ảnh hưởng đến CLTTKT trên
BCTC các DN xây dựng tại TP Hồ Chí Minh Cả 6 nhân tố trong nghiên cứu đều là
những nhân tố mới, chưa được lựa chọn để phân tích trong các bài nghiên cứu trướcđây Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra nhân tố Huấn luyện và đào tao là quan trọng nhất
trong mô hình hồi quy; tiếp theo là Chất lượng dữ liệu đứng vị trí quan trọng thứ hai;
Kiến thức sử dụng công nghệ hệ thống thông tin kế toán đứng vị trí quan trọng thứ ba;
Trình độ năng lực kiến thức kế toán nhà quản lý đứng vị trí quan trọng thứ tư; Hiệu quả
của phân mém và các trình ứng dụng kế toán đứng vị trí quan trọng thứ năm và cuốicùng là Sự cam kết hỗ trợ của nhà quản lý trong các nhóm nhân tô ảnh hưởng đến chấtlượng thông tin kế toán
Trang 191.2 Cơ sở lý luận về báo cáo tài chính
1.2.1 Tổng quan về BCTC
1.2.1.1 Khái niệm về BCTC
Theo Luật Kế toán Việt Nam (2015) có hiệu lực từ năm 2017, Báo cáo tài chínhcủa đơn vị kế toán dùng dé tong hợp và thuyết minh về tình hình tài chính và kết quả
hoạt động của đơn vị kế toán Báo cáo tài chính của đơn VỊ kế toán gồm: Báo cáo tình
hình tài chính; Báo cáo kết quả hoạt động; Báo cáo lưu chuyên tiền tệ; Thuyết minh báo
cáo tài chính; Báo cáo khác theo quy định của pháp luật Việc lập báo cáo tài chính củađơn vị kế toán được thực hiện như sau:
- Đơn vị kế toán phải lập báo cáo tài chính vào cuối kỳ kế toán năm; trường hợp phápluật có quy định lập báo cáo tài chính theo kỳ kế toán khác thì đơn vị kế toán phải lậptheo kỳ kế toán đó;
- Việc lập báo cáo tài chính phải căn cứ vào số liệu sau khi khóa số kế toán Don vị
kế toán cấp trên phải lập báo cáo tài chính tổng hợp hoặc báo cáo tài chính hợp nhất dựa
trên báo cáo tài chính của các đơn vị kế toán trong cùng đơn vị kế toán cắp trên;
- Báo cáo tài chính phải được lập đúng nội dung, phương pháp và trình bày nhấtquán giữa các kỳ kế toán; trường hợp báo cáo tài chính trình bày khác nhau giữa các kỳ
kế toán thì phải thuyết minh rõ lý do có sự khác biệt;
- Báo cáo tài chính phải có chữ ký của người lập, kế toán trưởng và người đại diện theopháp luật của đơn vị kế toán Người ký báo cáo tài chính phải chịu trách nhiệm về nội
dung của báo cáo.
- Báo cáo tài chính năm của đơn vị kế toán phải được nộp cho cơ quan nha nước có thâm
quyền trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày kết thúc kỳ kế toán năm theo quy định của
Trang 20Như vậy, BCTC kế toán phản ánh một cách có hệ thống tình hình tài sản, công nợ,tình hình sử dụng vốn và kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp trong nhữngthời kỳ nhất định, đồng thời chúng được giải trình giúp cho các đối tượng cần thông tintài chính nhận biết được thực trạng tài chính và tình hình sản xuất kinh doanh của đơn
vị để đề ra các quyết định cho phù hợp BCTC là kết quả của công tác kế toán trong mộtchu kỳ kế toán, bộ BCTC cũng chính là kết quả cuối cùng của kế toán tài chính
1.2.1.2 Mục đích của BCTC
Theo Võ Văn Nhị (2015), BCTC được tổng hợp và trình bày một cách tổng quát,toàn diện tình hình tài sản, nguồn vốn, công nợ, tình hình và kết quả hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp trong một kỳ kế toán, do đó cung cấp các thông tin kinh tế, tàichính chủ yếu cho việc đánh giá tình hình và kết quả hoạt động của doanh nghiệp, đánh
giá thực trang tài chính của doanh nghiệp trong kỳ hoạt động đã qua và những dự đoán
trong tương lai.
Hơn nữa, BCTC có ý nghĩa quan trọng trong lĩnh vực quản lý kinh tế, thu hút sựquan tâm của nhiều đối tượng ở bên trong cũng như bên ngoài doanh nghiệp Mỗi
tượng quan tâm đến báo cáo tài chính trên một giác độ khác nhau, song nhìn chung đềunhằm có được những thông tin cần thiết cho việc ra các quyết định phù hợp với mục tiêucủa mình:
- Với nhà quản lý doanh nghiệp, báo cáo tài chính cung cấp thông tin tổng hợp vềtình hình tài sản, nguồn hình thành tài sản cũng như tình hình và kết quả kinh doanh saumột kỳ hoạt động, trên cơ sở đó các nhà quản lý sẽ phân tích đánh giá và dé ra được cácgiải pháp, quyết định quản lý kịp thời, phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp trong
tương lai.
- Với các cơ quan hữu quan của nhà nước như tài chính, ngân hàng kiểm toán,thuế BCTC là tài liệu quan trọng trong việc kiểm tra giám sát, hướng dẫn, tư vấn chodoanh nghiệp thực hiện các chính sách, chế độ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp
- Với các nhà đầu tư, các nhà cho vay báo cáo tài chính giúp họ nhận biết kha năng
về tài chính, tình hình sử dụng các loại tài sản, nguồn vốn, khả năng sinh lời, hiệu quả
Trang 21hoạt động sản xuất kinh doanh, mức độ rủi ro dé họ cân nhắc, lựa chọn và đưa ra quyếtđịnh phù hợp.
- Với nhà cung cấp, báo cáo tài chính giúp họ nhận biết khả năng thanh toán,phương thức thanh toán, đề từ đó họ quyết định bán hàng cho doanh nghiệp nữa hay
thôi, hoặc cần áp dụng phương thức thanh toán như thé nào cho hợp lý
- Với khách hang, báo cáo tài chính giúp cho họ có những thông tin về khả năng,năng lực sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, mức độ uy tín của doanh nghiệp, chính áchđãingộ khách hàng để họ có quyết định đúng đắn trong việc mua hàng của doanh
nghiệp.
- Với cô đông, công nhân viên, họ quan tâm đến thông tin về khả năng cũng như
chính sách chỉ trả cổ tức, tiền lương, bảo hiểm xã hội, và các vấn đề khác liên quan
đếnlợi ích của họ thé hiện trên báo cáo tài chính
1.2.2 Hệ thống BCTC của doanh nghiệp
Theo TT 200/2014/TT-BTC ban hành ngày 20/12/2014 của Bộ tài chính, các DN
bắt buộc phải lập 4 báo cáo sau: Bảng cân đối kế toán, Báo cáo kết quả hoạt động kinh
doanh, Báo cáo lưu chuyền tiền tệ, Thuyết minh báo cáo tài chính Với mỗi loại báo cáo
sẽ có những quy chuẩn, đặc tính và chức năng, nhiệm vụ riêng biệt.
Bảng cân đối kế toán: đây là bản BCTC tổng hợp đầu tiên phải đề cập vì mức độquan trọng của nó đối với DN, vì nó cho thấy khái quát về tình hình nguồn vốn và tàisản cũng như cơ cấu hình thành tạo ra tài sản đó của DN tại một thời điểm nhất định mà
trong bản báo cáo ghi rõ, từ đó giúp các nhà sử dụng BCTC có sự phân tích, đánh giá
và cái nhìn tổng quát hơn về những tín hiệu tài chính của DN mà họ đang quan tâm
Bang cân đối kế toán được chia làm 2 phan, đó là phan tài sản và phần nguồn vốn.Khi xem xét phần tài sản, các chỉ tiêu trong phần tài sản cho phép đánh giá một cáchtổng quát về tat cả giá trị của tài sản DN tai thời điểm phát hành BCTC, hay nói cáchkhác nó phản ánh năng lực về vốn cũng như là tiềm lực kinh tế mà DN có quyền sở hữu
và sử dụng lâu đài gắn với các khoản lợi ích thu được trong tương lai Sau đó liên quanđến nguồn vốn, với các chỉ tiêu được thể ở phần này sẽ hỗ trợ cho những đối tượng
sử dụng có cơ hội nam bắt được thực trạng tài chính, nguồn hình thành tài sản hiện có
Trang 22của DN tại thời diém báo cáo, đồng thời nó còn thê hiện trách nhiệm pháp lý của DN về
số vốn đã đăng ký kinh doanh, cũng như tài sản đang sở hữu và sử dụng, chẳng hạn nhưcác khoản nợ thuế, nợ tiền lương công nhân, nợ nhà cung cấp, "
Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh: là một BCTC thẻ hiện một cách tổng
quát về các chỉ phí phát sinh tạo ra doanh thu mang lại và các hoạt động khác nhau tạo
ra doanh thu và thu nhập của DN trong một thời kỳ nhất định Báo cáo kết quả kinh
doanh được các nhà đầu tư rất quan tâm trong việc tìm kiếm đối tác hay chọn mua cỗ
éu Một báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh tốt sẽ tạo tiền đề hỗ trợ cho DN mộtcách tốt nhất khi sở hữu một bộ mặt tài chính hiệu quả và nâng cao uy tín của DN, tạo
lòng tin đối với công chúng cũng như các đối tác của mình
ệ: đây là một BCTC phản ánh các khoản thu và chỉ tiềnBáo cáo lưu chuyền tiền
của DN theo từng hoạt động đầu tư, hoạt động kinh doanh và hoạt động tài chính nhằmtrình bày cho người sử dụng biết nguồn gốc phát sinh của tiền tệ và cách thức sử dụng
tiền tệ trong kỳ báo cáo Từ đó giúp họ có thé phân tích, đánh giá và đưa ra các dự đoán
nhằm hỗ trợ cho mục đích của mình Bản báo cáo lưu chuyền tiền tệ bao gồm 3 phần,
phan | phản ánh toàn bộ dòng tiền được lưu chuyển có liên quan đến các hoạt động kinhdoanh của DN như tiền thu bán hang, chi phí tiền trả cho nhà cung cấp, ; phần 2 phảnánh toàn bộ dòng tiền luân chuyển hoạt động đầu tư từ dòng tiền đầu tư mua sắm
TSCD hay góp vốn liên ké, liên doanh hay mua các cổ phiếu hoặc cho vay, gửi tiền nhàn
rỗi tại ngân hàng ; phần 3 phản ánh toàn bộ dòng tiền được lưu chuyển từ các hoạtđộng tài chính như góp vốn, vay vén, phát hành chứng khoán
“Thuyết minh BCTC: là một phan cấu tạo nên hệ thông BCTC nhằm thuyết minh,
bổ sung và giải trình các thông tin liên quan đến tài chính trong kỳ phát hành báo cáo
Nó thể hiện khái quát đặc điểm tình hình hoạt động của DN, các chế độ kế toán mà DN
sử dụng, từ đó đưa ra các diễn đạt về thông tin cần thiết giúp cho việc nhận xét kết qua
kinh doanh của DN trong kỳ báo cáo thêm chính xác Bản thuyết minh BCTC cũng có
thể trình bày những thông tin khác nếu doanh nghiệp xét thấy cần thiết cho việc trình
bày trung thực, hợp lý Báo cáo tài chính.
Trang 231.2.3 Nguyên tắc lập và trình bày BCTC
Theo VAS 21, 6 nguyên tắc cần phải tuân thủ khi lập và trình bày BCTC, gồm:
- Hoạt động liên tục: BCTC phải thiết lập trên cơ sở giả định là doanh nghiệp đanghoạt động một cách liên tục và khả năng kinh doanh được tiếp tục hoạt động bình thường
trong thời gian kế tiếp sau khi phát hành báo cáo
- Cơ sở dồn tích: Tất cả các nghiệp vụ kinh tế liên quan đến tài sản, nợ phải trả,nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu, chỉ phí phải được ghi số kế toán vào thời điểm phátsinh, không căn cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chỉ tiền hoặc tương đươngtiền BCTC lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài chính của doanh nghiệp trong
quá khứ, hiện tại và tương lai.
- Nhất quán: Các phương pháp kế toán doanh nghiệp đã chọn phải được áp dụng
thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán năm
- Trọng yếu: Từng khoản mục trọng yếu phải được trình bày riêng biệt trongBCTC Thông tin được xem là trọng yếu có nghĩa là trong trường hợp nếu thông tin đó
bị thiếu hoặc không chính xác có thể làm sai lệch đáng kể BCTC, làm ảnh hưởng đến
quyết định của người sử dụng BCTC
- Bù trừ: hay còn gọi là cắn trừ, gồm cắn trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí
khác, cn trừ tài sản và nợ phải trả:
+ Cấn trừ doanh thu, thu nhập khác và chi phí: một số giao dịch ngoài hoạt động
kinh doanh thông thường của doanh nghiệp thì được cắn trừ khi ghi nhận giao dich vàtrình bày BCTC.
+ Cấn trừ tài sản và nợ phải trả: Khi phản ánh các giao dịch kinh tế và các sự kiện
để lập và trình bày BCTC không được cấn trừ tài sản và công nợ, tất các khoản mục tàisản và công nợ phải được trình bày riêng biệt trên BCTC.
- Có thé so sánh: Khi tính toán hay trình bày các thông tin về số liệu kế toán giữa
các kỳ kế toán của một doanh nghiệp cần phải thực hiện nhất quán Trong trường hợp,các thông tin về số liệu kế toán giữa các doanh nghiệp phải cũng phải thực hiện trênnguyên tắc nhất quán
Trang 241.3 Cơ sở lý luận về chất lượng thông tin kế toán
1.3.1 Thông tin
Chaker Haouet (2008) cho rằng không tồn tại một khái niệm duy nhất về thông tin,khái niệm về thông tin thay đồi theo lĩnh vực được tham chiếu Trong lĩnh vực thông tin
quan lý, Zmud (1978) cho rằng thông tin được diễn đạt ở dang các báo cáo được in dưới
nhiều định dạng khác nhau; Sylvanus (1999) xem thông tin như là một nguồn tham khảo
được tạo ra từ dữ liệu nhằm phục vụ cho việc quản lý và ra các quyết định cần thiết cho
quá trình kinh doanh.
Thông tin là dữ liệu đã qua xử lý, đối chiếu và mang ý nghĩa rõ ràng với ngườidùng Thông tin phải cần đáp ứng day đủ các yêu cầu logic và đảm bảo có thể tiếp nhậnđược bởi người dùng Hơn nữa, trong lĩnh vu kinh tế, các thông tin sơ cấp đầu vào cầnphải được xử lý, phân tích kỹ càng trước khi đưa ra những phản hồi thích hợp, ra quyếtđịnh đúng đắn
Thông tin cũng có nhiều mức độ chất lượng khác nhau, tùy theo đánh giá kháchquan theo nhu cầu của người tiếp nhận thông tin Trong quá trình thu thập và trao đổithông tin giữa các chủ thẻ, chất lượng thông tin là điều cần được ưu tiên và đảm bảo,đặc biệt những thông tin kinh tế giữa những chủ thế có mồi quan hệ gắn liền về mặt lợiích (doanh nghiệp - cô đông) Thông tin có chat lượng nếu nó là thông tin thích hợp đểđáp ứng yêu cầu như chính xác, đầy đủ, kịp thời và duy nhất (Batlzan, 2012) Tuy nhiênđánh giá chất lượng của thông tin là một vấn đề vẫn còn nhiều tranh luận trong giớinghiên cứu, dưới đây là một số quan điểm đáng chú ý của các nhà nghiên cứu trongnước và nước ngoài đã được tác giả thu thập và tổng hợp Chất lượng thông tin có đặc
điểm là có thé đáp ứng hoặc thậm chí vượt qua mong đợi của khách hàng, người sử dung
thông tin, chất lượng thông tin là sự khác biệt giữa thông tin yêu cầu và thông tin đạtđược (theo Rapina, 2014 và Lesca.H và Lesca.E, 1995).
Thông tin trong lĩnh vực kế toán được xác định rõ trong các khái niệm về kế toán.Một cách tông quát, TTKT bao hàm những thông tin tài chính nhằm đảm bảo cung cấp
một cách thường xuyên và kịp thời tình hình hoạt động kinh doanh và tài chính của doanh nghiệp (Compta-facile.com); theo AICPA (1970), TTKT là những thông tin định
Trang 25lượng, căn bản là các thông tin liên quan đến tài chính mà ảnh hưởng đến các thực thểkinh tế hướng đến việc sử dụng cho việc ra các quyết định vĩ mô (Needles & ctg, 1993);
Luật kế toán của Việt Nam (2003; 2015) cho rằng TTKT hàm ý những thông tin tài
chính, kinh tế đưới hình thức hiện vật, giá trị và thời gian lao động Trên góc độ kế toántài chính, TTKT bao hàm những thông tin kinh tế, tài chính bằng BCTC cho đối tượng
có nhu cầu sử dụng thông tin của đơn vị kế toán (Luật kế toán Việt Nam, 2003; 2015);TTKT tài chính là những TTKT ngoài việc được sử dụng bởi các nhà quản lý, còn đượccông bố cho những đối tượng sử dụng bên ngoài doanh nghiệp (Needles & ctg, 2003) Trên góc độ kế toán quản trị, TTKT bao hàm những thông tin kinh tế, tài chính theo yêucầu quản trị và quyết định kinh tế, tài chính trong nội bộ đơn vị kế toán (Luật kế toán
Việt Nam, 2003; 2015); TTKT chiếm một thành phần không thể phân biệt của thông tin
quản trị, cho phép phân tích và xác định chỉ phí theo từng lĩnh vực hoạt động, trung tâm.
trách nhiệm và đưa ra các nhận xét về kết quả tình hình hoạt động của doanh nghiệp
(Gérard Melyon, 2004), Trong nghiên cứu nay, đối với khái niệm thông tin, tác giảxem xét ở khía cạnh kế toán tài chính Từ đó, nghiên cứu sử dụng khái niệm thông tintrên góc độ kế toán tài chính của Luật kế toán Việt Nam (2003, 2015)
1.3.2 Chat lượng thông tin
Theo Crosby (2006), Mouzhi Ge (2009), khái niệm chat lượng thay đổi phụ thuộc
lĩnh vực và đối tượng nghiên cứu Theo ISO (International Organization for
Standardization -Tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hóa), chất lượng được khái niệm là khảnăng thích ứng các tiêu chí của một tổng hợp các thuộc tính sẵn có (ISO 9000:2005).Theo luận diém nay, chat lượng có một số thuộc tính sau:
- Chất lượng là đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng một cách tốt nhất: dựa trên
luận điểm của người tiêu ding dé xác định các tiêu chuẩn chất lượng cao hay thấp
- Chất lượng là các nhu cầu khác nhau có sự gắn kết chặt chẽ: cùng một mục tiêu
như nhau, nhu cầu tiêu dùng của sản phẩm nào được thỏa mãn cao hơn thì sản phẩm đóđược xem xét là chất lượng cao hơn
- Chất lượng được tiêu chuẩn hóa: cần quy định rõ ràng và cụ thể một số chất
lượng của các đối tượng cần xem xét
Trang 26Dựa trên đối tượng nghiên cứu là sản phẩm, Garvin (1988) cho ring chat lượng
được xác định bằng số lượng hoặc mức độ của một hoặc nhiều thuộc tính sở hữu bởisản phẩm đó
Dựa trên đối tượng nghiên cứu là người sử dụng, Deming (1986) cho rằng chất
lượng nên được nhằm vào nhu cầu của người tiêu dùng hiện tại và trong tương lai, chất
lượng là sự thích ứng kỳ vọng của khách hàng và sự cần thiết dé tạo ra sự hài lòng về
hàng hóa và dịch vụ sản xuất Trong lĩnh vực kế toán quản trị, CLTT được xem về tính
khả năng thích ứng các đề nghị của nhà quản lý nhằm đạt được sự hiểu rõ sâu sắc vềtình hình của tổ chức giúp họ đưa ra quyết định, giám sát, thực hiện các mục tiêu chiến
lược (Noor & Ibrahim, 2013); ngoài ra CLTT BCTC, FASB đưa ra quan điểm rằng
người sử dụng thông tin được coi là người đưa ra quyết định tổng thé về
kỳ thông tin mà họ nhận được (FASB, 1993) Theo quan điểm hòa hợp giữa IASB &
FASB thì mục tiêu chung của vi
¡ ích của bất
lập BCTC là nhằm cung cấp thông tin tài chính hữuích cho những nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác hiện hữu và tiềm năng trongviệc ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho một thực thé (IASB, 2010)
Theo Mouzhi Ge (2009), CLTT được khái niệm dựa trên hai khía cạnh chủ yếu:thuộc tinh thông tin và người dùng thông tin Về thuộc tính thông tin, CLTT là sự thíchứng về những tinh cl At kỹ thuật (Kahn & Strong, 1988); theo CobiT, CLTT được đánhgiá qua bay tiêu chuẩn: bảo mật, hữu hiệu, sẵn sàng, tuân thủ, toàn ven, hiệu quả và dangtin cậy (IT Governance Institute, 2007; theo Eppler 2006) Đối với người sử dụng, CLTT
là sự thích hợp để sử dụng đối với người có nhu cầu (Wang & Strong, 1996) TheoBaltzan (2012), CLTT được xem là tốt nêu nó được xem là thích hợp với các yêu cầucủa người dùng thông tin bao gồm: Day đủ, chính xác (Accuracy), kịp thời, nhất quán
va phù hợp Gelinas & ctg (2012) cho rằng CLTT đạt được khi mang lại có ích cho
người ra nhận định Người dùng phải có tiêu chí cụ thể cho CLTT thông thường baogồm: Day đủ, Kip thời, Chính xác và Thích hợp, Trong luận văn của mình, nghiên cứukết hợp cả 2 quan điểm: đặc điểm thông tin lẫn người dùng thông tin để xây dựng kháiniệm CLTT, theo đó, tác giả đề xuất trong nghiên cứu này dựa trên quan điểm của kế
toán quản trị, CLTT được khái niệm bao gồm một tập hợp các tiêu chuẩn theo quy định
nhằm thích nghỉ những yêu cầu của người dùng thông tin vì theo khái niệm này phù hợp
Trang 27với tiêu chí cung cấp thông tin cho việc quản trị doanh nghiệp va đưa ra các quyết địnhkinh tế của các nhà lãnh đạo.
1.3.3 Chất lượng TTKT
Những nghiên cứu trước đây cho thấy có khá nhiều ý kiến khác nhau, có trườnghợp trái chiều về chất lượng TTKT như các luận điểm của Hội đồng CMKT kế toánquốc tế (IASB), hay luận điểm của Hội đồng CMKT tài chính Hoa Ky (FASB), luậnđiểm theo dự án hội tụ IASB-FASB, quan điêm theo CMKT Việt Nam hay Quan điểm
về chất lượng TTKT của một số nhà nghiên cứu,
Theo Stair and Reynolds (2012), thông tin được coi giống như nguồn tài nguyênchiến lược của tổ chức nếu thông tin có hat lượng tốt, thì nó sẽ giúp tổ chức hoạt động
hiệu quả, thực hiện các mục tiêu của tô chức một các hữu hiệu và hiệu quả hơn, nhằm
đạt được các mục đích ban đầu đưa ra Do vậy, CLTTKT có vai trò hết sức thiết yếu cho
sự hoạt động bền vững của tổ chức CLTTKT ảnh hưởng trực tiếp và có tính chất quyết
định sự thành bại của các quyết định kinh doanh của DN Theo O Briens (2004), TTKT
có chất lượng tốt nghĩa là thông tin có những đặc điểm hữu ích với người sử dụng Ngoài
ra, theo Kahn và Strong (1998), CLTT có thuộc tinh của thông tin dé hỗ trợ đạt đượccác đề nghị hay sự kỳ vọng dé ra của người sử dụng thông tin
Quan điểm của Hội đồng CMKT tài chính Hoa Ky-FASB
Theo FASB, có 2 nhóm thuộc tính chất lượng là nhóm các thuộc tính cơ sở vànhóm các thuộc tính thứ yếu Trong đó, nhóm thuộc tính cơ sở bao gồm tính đáng tincậy và thích hợp; nhóm đặc điểm thứ yếu bao gồm nhất quán và có thé đối sánh (haycòn gọi là có thể so sánh)
“Thuộc tính chat lượng cơ sở bao gồm:
- Phù hợp: khi TTKT có thể giúp người dùng có thể xem xét các thông tin nàythay đổi các nhận định của mình Để thực hiện được điều này, thông tin cần phải:
+ Dự đoán và có giá trị nhận xét: từ việc sử dụng thông tin đó, người đầu tư có thể
đưa ra quyết định dự đoán, đánh giá hay điều chỉnh lại những tiên đoán, nhận định trước
đó của mình Điều nay cũng có nghĩa là thông tin sẽ làm tăng tính chắc chắn trong cácquyết định
Trang 28+ Kịp thời: thuộc tính này thể hiện thông tin thực hiện hỗ trợ cho việc ra quyếtđịnh của người sử dụng Nếu thông tin không kịp thời sẽ có thé làm mat hoặc giảm độ
phù hợp của thông tin đó, nhưng nếu chỉ có tính kịp thời mà không có giá trị phán đoán
thì thông tin không thé coi là thích hop
- Đáng tin cậy: thông tin cần được trình bày trung thực hay không có thiên lệch, có
thé kiểm chứng được và không sai sót Dé mang tinh dang tin cậy thì thông tin cần phải:+ Trình bày trung thực: sự đánh giá hay diễn đạt về TTKT phải thích hợp với sựkiện đã diễn ra mà nó muốn phản ánh Sự phù hợp này được đặt trong hoàn cảnh cụ thểnơi nghiệp vụ/sự kiện diễn ra, vì một cách đánh giá chỉ phù hợp với đối tượng này, có
thể không phù hợp với đối tượng khác, ở trong điều kiện khác Điểm chú ý, trình bày
trung thực không có nghĩa là thông tin phải chính xác do có thể trong nhiều trường hợp,
sự chính xác không cho thông tin đáng tin cậy bằng giá trị ước tính trong khoảng thời
+ Trung lập: TTKT được coi là trung lập khi nó khách quan, không bị chỉ phối bởimột tác động khác có thé tác động lên quyết định theo hướng thiên lệch và không trung
thực.
Đặc điểm chất lượng thứ yếu:
- Nhất quán: thể hiện qua việc các thủ tục kế toán không có sự thay đổi, có sự phù
hợp giữa các kỳ Nếu trong trường hợp có sử dụng phương pháp kế toán mới thì cần có
thuyết minh thích hợp để thông tin đảm bảo khả năng so sánh giữa các kỳ
- Khả năng so sánh được: yêu cầu này giúp cho thông tin có được giữa hai sự việckinh tế được nhận thấy sự tương tự hay khác biệt từ người dùng thông tin Khi đó, các
sự việc có nghiệp vụ giống nhau phải được ghi nhận và thể hiện giống nhau, các sự việckinh tế khác nhau phải được ghi nhận và thể hiện khác nhau Tuy nhiên, FASB đã đưa
Trang 29ra các hạn chế mặc dù các đặc điểm kề trên của TTKT không phải luôn luôn được thểhiện một cách đầy đủ như sau:
- Quan hệ chỉ phí-lợi ích: quan hệ này nói rằng cần xem xét chỉ phí để có đượcthông tin cùng với những lợi ích có được từ việc thu thập các sự kiện thông tin đó FASB
cho rằng có sự ảnh hưởng của quan hệ chỉ phí - lợi ích này rất nhiều tới chất lượng
TTKT.
- Trọng yếu: vấn đề trình bày sai lệch hay thiếu sót về TTKT có thé làm ảnh hưởng.tới nhận định của người dùng thông tin (nhà đầu tư) khi sử dụng các nguồn tài nguyên
đó trong những không gian cụ thé Đây được coi là một hạn chế vì bat cứ khi nào đưa
ra các thông tin trên báo cáo, người dùng thông tin cũng cần xét đoán về tính trọng yếunày Một nghiệp vụ được coi trọng yếu hay không, chúng ta cần phải xem xét dựa vàoquy mô của nghiệp vụ, quy mô của doanh nghiệp, mức độ vi phạm các hợp đồng
- Đặc điểm ngành nghề: mỗi ngành nghề khác nhau nên áp dụng những lý thuyết
cơ bản khác nhau Những phương pháp trình bày về các thông tin về kết quả hoạt độngkinh doanh và các thông tin liên quan đến tài chính của một ngành nghề có thé đòi hỏi
sự thoát ly các lý thuyết kế toán do mỗi sự kiện có đặc điểm khác nhau hay thông lệchung chỉ có ở ngành nghề đó
- Thận trọng: nghĩa là trong những tình huống chưa rõ ràng, cần có phản ứng thậntrọng va xem xét đầy đủ các rủi ro tiềm tàng xung quanh các tình huống đó FASB théhiện sự phản đối với khái niệm thận trọng truyền thống trước đây “chấp nhận sai sóttiềm năng không đo lường dẫn đến khai thấp tài sản/lợi nhuận thuần còn hơn là khai caochúng” Điều này sẽ làm thông tin đi ngược lại với các đặc điểm chất lượng như trung
thực, trung lập và khả năng so sánh Thận trọng phản ánh cách người thực hiện công tác
của một kế toán xử lý trong các nghiệp vụ không chắc chắn Do đó, theo FASB thì cần
có những thuyết minh day đủ như nội dung, thông tin liên quan tới tình huống không
chắc chắn để người sử dụng thông tin có sự xét đoán của cá nhân mình tới nghiệp vụ đó
Quan điểm của Hội đồng CMKT kế toán quốc tế - IASB
Hội đồng đưa ra các thuộc tính chất lượng gồm: đáng tin cậy, thích hợp, có thé hiểu
được và có thê so sánh.
Trang 30- Có thể hiểu được: thông tin trên báo cáo được cung cấp cho đối tượng sử dụng phảiđảm bảo có thé hiểu được và người dùng có thé nắm rõ các thông tin đó Các đối tượng
dùng có thé là các người am hiểu đến kế toán — kiểm toán, tài chính, kinh tế, kinh doanh,
tuy nhiên họ cũng có thé là những người có kiến thức hạn chế dé đọc hiểu BCTC Tuyvậy, cần giữ lại các thông tin trên BCTC mà những thông tin về sự việc phức tạp haykhó hiểu cần thiết cho quá trình ra nhận định chỉ vì nó gây khó khăn do năng lực chưahiểu hết các thông tin này của một số đối tượng
- Thích hợp: nguồn thông tin trở nên hữu dụng khi nó thích hợp với nhu cầu đưa raquyết định của các đối tượng cần thông tin đó Tính thích hợp bao gồm hai đặc tính dự
đoán và xác nhận, chúng có mối liên hệ với nhau Thông tin thích hợp có thẻ giúp íchcho người dùng khi giúp họ đánh giá nghiệp vụ trong quá khứ, hiện tại và tương lai cũng,
như hỗ trợ họ rà soát lại các đánh giá trong quá khứ Tính thích hợp thông tin bị chỉ phốibởi nội dung, ngoài ra còn có tính trọng yếu cũng được quy định trong thuộc tính này.Tính trọng yếu của thông tin thể hiện ở chỗ trong trường hợp bỏ sót hoặc trình bày sailệch thông tin này thì sẽ ảnh hưởng tới quyết định của người sử dụng
- Đáng tin cậy: là phản ánh trung thực bản chất của vấn dé, không có sự thiếu sóthay sai lệch nào trọng yếu Các yêu cầu của thông tin đáng tin cậy gồm có: trình bàytrung thực, nội dung quan trọng hơn hình thức, không thiên lệch, thận trọng và đầy đủ
+ Thông tin cần trình bày một cách trung thực về các sự việc sẽ góp phần làmthông tin trở nên tin tưởng
+ Đê ghi nhận đặc tính trung thực, các nội dung về sự việc không được coi trọng
hình thức hơn nội dung, điều này có ý nghĩa là không những dựa vào các căn cứ hình
thức pháp lý mà còn quan tâm đến việc trình bày thích hợp với ban chất vĩ mô của cong
ty
+ Để thông tin đáng tin cậy, thông tin cần phải trung tính, không bị phản ánh sailệch, nghĩa là không bị điêu chỉnh nếu việc lựa chọn và trình bày BCTC nhằm tác độngđến việc ra quyết định theo một kết quả định trước
+ Thận trọng là các thông tin cần tăng thêm mức độ can trọng, lưu ý tới một sựviệc khi thực hiện phán đoán trong các điều kiện chưa chắc chắn, sao cho không đánh
Trang 31giá cao quá mức thu nhập và tài sản hiện có, không giảm bớt các khoản nợ nghĩa vụ phải
trả.
Tuy vậy, thận trọng không phải là việc lập các khoản dự phòng rủi ro quá cao, côtình khai ít tài sản và thu nhập, khai tăng chỉ phí và nợ nghĩa vụ phải trả Thông tin cần
phải trình bày đầy đủ để đảm bảo tính tin cậy, trong phạm vi của trọng yếu Vì lí do nào
đó mà bỏ sót hoặc khai thiếu sẽ làm cho thông tin bị sai lệch, hiểu lầm, làm ảnh hưởng
đến tính trung thực và độ tin cậy của thông tin
- Có thé so sánh: các dit liệu về thông tin trên BCTC được công nhận có ích khi thôngtin đó có thể đối sánh với những kỳ kế toán trước Vì vậy, cần trình bày nhất quán
và nhận xét đối với các nghiệp vụ giống nhau của giữa các doanh nghiệp khác nhau,giữa các kỳ, hay giữa các doanh nghiệp Tuy nhiên, căn cứ vào những quy định củachuẩn mực hay khi doanh nghiệp cảm thấy cần thiết, có thể thay đổi chính sách kế toán,nhưng phải thuyết minh cụ thé sự thay đồi đó
Các hạn chế mà IASB đưa ra:
- Sự kịp thời: để thông tin đưa ra có tính tin cậy thì cần đòi hỏi có thời gian, tuy
nhiên nếu thực hiện báo cáo không đúng hạn thì thông tin sẽ giảm tính thích hợp, do vậytrong từng trường hợp cần cân đối giữa thuộc tính đáng tin cậy của và quy định về kịp
thời của thông tin.
- Cân đối giữa chỉ phí và lợi ích: cần cân đối giữa chi phí bỏ ra dé đưa ra các kết qua
thông tin và lợi ích thu được khi dùng thông tin đó.
- Cân đối giữa thuộc tính chất lượng: BCTC có chất lượng thì phải đáp ứng rất
nhiều thuộc tính chất lượng, tuy nhiên cần cân đối giữa các thuộc tính chất lượng nhằmthích ứng hài hòa giữa các mục tiêu cần đạt được của BCTC Ngoài ra, BCTC trungthực và hợp lý khi áp dụng các đặc điêm của chất lượng và các chuân mực kế toán phùhợp, do đó IASB còn đề cập đến đặc tính trung thực và hợp lý
về sự thay đồi tình hình tài chính, kết quả hoạt doanh của doanh nghiệp
Quan điểm theo dự án hội tụ IASB-FASB
Trang 32Dựa vào các mục tiêu của BCTC, dự án hội tụ của IASB-FASB đã dé xuất haithuộc tính chất lượng cơ sở là trình bày trung thực và phù hợp, bón thuộc tính chất lượng
bổ sung: tính kịp thời, có thé hiểu được hay có thé kiểm chứng và có thé so sánh, và haihạn chế liên quan đến trọng yếu và chỉ phí Dự án đã làm rõ hơn một số khái niệm có sựnhận thức khác nhau theo luận điểm riêng của IASB và FASB
“Thuộc tính chất lượng cơ bản;
- Phù hợp: thông tin có khả năng hỗ trợ người dùng có thể thay đổi nhận định của
- Trình bày trung thực: những dữ liệu thông tin được đưa ra trên BCTC phải được
trình bày trung thực về các sự viéc muốn trình bày, khi đó thông tin này mới có ích chongười sử dụng Dé bảo đảm tính trình bày trung thực, các tiêu chí về thông tin cần đảmbảo các yêu cầu sau:
+ Day đủ: mọi thông tin thiết yếu về sự việc kinh tế muốn trình bày đều được thé
hiện trên BCTC.
+ Trung lập: thông tin không bị dẫn dắt theo một cách chủ quan để tiến gần đếncác kết quả định trước, không bị phản ánh lệch lạc
+ Không có thiên lệch trọng yếu hoặc sai sót
“Thuộc tính chất lượng bổ sung;
- Có thé so sánh: người doc có thé tìm ra sự giống nhau giữa hoặc khác nhau giữa
thông tin của hai sự việc kinh tế là thông tin có thể đối sánh Đề có thể thực hiện đượcthuộc tính này, các thông tin phải nhất quán, có nghĩa các thông tin cần được sử dung
thống nhất thủ tục và phương pháp kế toán giữa các kỳ hay trong một kỳ kế toán
Trang 33- Có thé kiểm chứng: những người dùng những thông tin có kiến thức cần phải nhất trí
về các thông tin cần diễn đạt về các khía cạnh:
+ Không có sai lệch và thiếu sót một cách trọng yếu các thông tin về các sự việckinh tế, các thông tin muốn thiết lập và trình bày cần phải diễn đạt một cách trung thực
nhất
+ Không có sai lêch hay thếu sót một cách thiết yếu khi áp dụng các phương pháp
đánh giá hay ghi nhận phản ánh đã chon
- Tính kịp thời: trước khi nó không còn tác dụng ảnh hưởng tới quyết định củangười đó, thông tin cần được phản hồi đến người sử dụng đúng lúc
- Có thể hiểu được: các thông tin cần được trình bày một cách súc tích, và rõ ràngmach lạc dé người dùng có kiến thức phù hợp về kinh doanh kinh tế khi nghiên cứuthông tin trên BCTC có thể hiểu được ý mà nội dung cần truyền đạt
Các hạn chế của CLTT;
~ Trọng yếu: thông tin trình bày thiếu sót hay sai lệch làm ảnh hưởng tới nhận định củangười ra nhận định và quyết sách, người dùng thông tin coi thông tin là trọng yếu, đượcxem là một giới hạn vì nó ảnh hưởng tới tat cả các thuộc tính chất lượng
- Chi phí: hữu ích của BCTC mang lại phải minh chứng được cho các chi phí lập BCTC trên cả phương diện định tính và định lượng.
Quan điểm theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VASO1:
Tiêu chuẩn CLTT theo chuẩn mực kế toán Việt Nam VAS0I bao gồm:
- Trình bày trung thực: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép và báo cáo
trên luận cứ các minh chứng khách quan, đúng với thực tế và day đủ về hiện trạng, bảnchất nội dung và giá trị của nghiệp vụ kinh tế phát sinh
- Kip thời: các thông tin và số liệu kế toán phải được ghi chép, phản ánh và báo cáo kipthời không được chậm trễ, các thông tin bắt buộc phải được công bố đúng hoặc trước
thời hạn quy định.
Trang 34- Dễ hiểu: các thông tin và số liệu kế toán trình bày trong BCTC phải rõ rang, dễ hiểuđối với người sử dụng, là người có hiểu biết nhất định về kinh tế, tài chính, kế toán.Thông tin về những vấn đề phức tạp trong BCTC phải được giải trình trong phan thuyếtminh.
- Khách quan: các thông tin va số liệu kế toán không bị xuyên tac hay bóp méo mà cần
phải báo cáo đúng với thực tế khi ghi chép, phản ánh và báo cáo
- Day đủ: vì tính chất không bị bỏ sót và không bị sai lệch nên mọi nghiệp vụ kinh tếphát sinh, tài chính phát sinh liên quan tới kỳ kế toán phải được ghi chép, phản ánh vàbáo cáo đầy đủ
- Có thé so sánh: các thông tin và số liệu kế toán giữa các doanh nghiệp và giữa các
kỳ trong một doanh nghiệp cần được tính toán và trình bày nhất quán Trường hợp không
nhất quán thì phải giải trình trong phần thuyết minh dé người sử dụng BCTC có thể đánhgiá Dựa trên các quan điểm khác nhau, tác giả sử dụng thuật ngữ chất lượng thông tin
kế toán dựa vào quan điểm VASO1 gồm các tiêu chí: trình bày trung thực, kịp thời, dễhiểu, khách quan, đầy đủ, có thể so sánh, vì các quan điểm trên phù hợp với lĩnh vựcnghiên cứu tại các doanh nghiệp ngành xây dựng ở Việt Nam (chủ yếu hoạt động trongnước, chưa có chỉ nhánh nước ngoài và dựa vào VASO1 để lập và trình bày BCTC).1.4 Cơ sé lý thuyết nền tảng dé xác định các nhân tố
1.4.1 Lý thuyết về thông tin bat cân xứng (Asymmetric Information Theory)
Tir nghiên cứu G.A Akerlof (1970), nghiên cứu xây dựng được khái niệm lý thuyếtthông tin bat cân xứng được, lý thuyế này xảy ra khi một bên tham gia giao dịch cónhiều thông tin hơn hoặc có thông tin nhanh hơn so với các bên đối tác Day là một trongnhững lý do khiến cho bên có ít thông tin hơn sẽ yếu thế hơn so với bên có nhiều thông.tin khi thực hiện nghĩa vụ trong giao dịch Thông qua lý thuyết, cho thấy thông tin bat
cân xứng là hệ quả của các cung cấp thông tin và bên tiếp nhận những thông tin đó với
các mức độ khác nhau Với nhân tố nhà quản trị trong nghiên cứu của luận văn, ngườicung cấp thông tin cho các nhà đầu tư hay các bên có liên quan đối với DN xây dựng là
các nhà quản trị Điều này cho thấy, trong mối quan hệ này, hau hết sự bắt lợi về các
phần lựa chọn thuộc về các nhà đầu tư khi thu thập thông tin ít hơn bên cung cấp thông
Trang 35tin là Ban điều hành hay nhà quản trị Cũng theo G.A Akerlof (1970), thông tin bat cânxứng bao gồm bat cân xứng về quy mô thông tin, hay tính trung thực của thông tin vatính kịp thời, nhanh chóng của thông tin Để hạn chế thiệt hại từ tình trạng thông tin bấtcân xứng, các doanh nghiệp cần phải tạo dựng một cơ chế kiểm tra các thông tin thôngqua hoạt động KSNB hiệu quả Lý thuyết này cũng đưa ra những giải pháp nhằm giảmtinh trạng bat cân xứng thông qua cơ chế phát tín hiệu và cơ chế giám sát.
1.4.2 Lý thuyết về ủy quyền (Ageney theory)
Theo Jensen va Meckling (1976), lý thuyết ủy quyền dé cập về các mối liên quan
giữa bên ủy quyền (có thể là một hoặc nhiều cá nhân) và người được uỷ quyền hay tổ
chức được uỷ quyền khi thay mặt bên ủy quyền làm một nhiệm vụ hay thực hiện quyềnlợi nào đó cho mình hoặc thay mặt mình ra nhận định và quyết sách có liên quan Theonghiên cứu Jensen và Meckling, trong trường hợp các công ty cổ phan thì các cổ đôngthực hiện ủy quyền cho nhà quản lý của công ty đề thực hiện việc ra quyết định liênquan tới hoạt động kinh doanh của công ty, sao cho lợi ích mang lại là lớn nhất Tuynhiên, nhà quản trị thường có thiên hướng bỏ qua lợi ích của các cổ đông, gây ảnh hưởng
tới quyền lợi của các cô đông trong quá trình điều hành của mình Vì vậy, vai trò của
HTKSNB được chú trọng để kiểm soát được hành vi của nhà quản trị thực hiện đúng sứmạng doanh nghiệp đề ra Theo Jensen và Meckling (1976), vì nhà quản lý luôn mongmuốn đạt lợi ích nhiều nhất có thé nên tỷ lệ góp vốn ảnh hưởng tới quyết định của họ.Trong trường hợp tỷ lệ góp vốn thấp thì lợi ích thu được từ kết quả kinh doanh trong
công ty không như mong đợi nên nhà quản lý sẽ đưa ra các hành động hay chiến lược
hành động nhằm đạt được lợi ích như mong muốn và hướng tới việc điều chỉnh cácTTKT theo mục tiêu của họ, điều này sẽ dẫn đến sự đối lập về mục tiêu giữa bên ủyquyền và bên đại diện Như vậy, nhà quản trị phải đưa ra thông tin trên BCTC một cáchkhách quan và trung thực là điều kiện dé giảm thiểu sự mâu thuẫn lợi ích giữa bên dai
diện và bên ủy quyền
1.4.3 Lý thuyết hành vi quản lý (Management Behavior Theory)
Lí thuyết quản trị hành vi dựa trên quan niệm rằng các nhà quản lí sẽ hiểu rõ hơn
về khía cạnh con người đối với người lao động và coi nhân viên là yếu tố quan trọng đểđạt được mục tiêu Theo Mc.Gregor về thuyết bản chất con người, dựa vào bản chất và
Trang 36khả năng chuyên môn của người lao động, những người quản lý xây dựng các chính
sách động viên phù hợp: hoặc nhấn mạnh khả năng quản lý bằng vật chất, hay phân chia
các công việc cụ thể gắn liền với các lợi ích tương ứng, thường xuyên đôn đốc giám sát,
hoặc có trường hợp nên cho họ tự đưa ra các quyết định cá nhân nhiều hơn, tôn trọngcác kết quả hay phát kiến của họ, để họ khẳng định chứng tỏ được năng lực của chính
họ trong môi trường làm việc Như vậy, việc phát triển nhân tố trình độ NVKT có ảnhhưởng đến các hoạt động cung cấp TTKT trên BCTC một cách hiệu quả hơn Ngoài ra,
hệ thống KSNB cần thiết lập một cơ chế kiểm tra hay giám sát các hành vi, đồng hànhvới cơ chế là chính sách tạo động lực cho con người trong tô chức
1.4.4 Lý thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên (Resource Dependence Theory)
Lý thuyết phụ thuộc nguồn tài nguyên (Resource Dependence Theory - RDT) là
một lý thuyết quản lý và tổ chức, được phát triển bởi các nhà nghiên cứu và học giả nhưJeffrey Pfeffer và Gerald R Salancik vào năm 1970 Lý thuyết này tập trung vào việcnghiên cứu cách các tô chức phụ thuộc vào và tương tác với các nguồn tài nguyên bênngoài của họ, như nguồn tài chính, thông tin, quyền lực va hợp pháp, dé tồn tại và pháttriển Nguồn lực có vai trò quan trọng cho phép doanh nghiệp thực hiện và đạt được cácmục tiêu chiến lược và phát triển bền vững (Selznick, 1948) Để có đủ các nguồn lựccần thiết, thường phải huy động từ bên ngoài, doanh nghiệp tiến hành kí kết các thoảthuận hợp tác chính thức và phi chính thức với một hoặc nhiều doanh nghiệp khác, nhằmbảo đảm mức độ ôn định về số lượng va chất lượng của các nguồn lực cần thiết Nội
dung của lý thuyết xác định tận dụng tối ưu nguồn lực có sẵn như sự đóng góp của nhà
quản trị và nhân viên kế toán sẽ góp phần làm thu hẹp khoảng cách với các đối thủ trong.ngành, thậm chí là những đối thủ hàng đầu Lý thuyết này là cơ sở để nghiên cứu về các
nhân tố: Nhà quản trị, Trình độ nhân viên kế toán sẽ có tác động đến CLTTLKT trên
BCTC.
1.4.5 Lý thuyết thể chế (Institutional Theory)
Lý thuyết thể chế (Institutional Theory) là một lý thuyết trong lĩnh vực khoa học
xã hội, quản lý, và kinh doanh Lý thuyết này tập trung vào nghiên cứu các thé chế, tức
là các quy tắc, quy định, giá trị, và cơ cầu tổ chức mà xã hội thiết lập để hướng dẫn hành
vi của con người và tổ chức trong một xã hội Lý thuyết thể chế nghiên cứu cách các thể
Trang 37chế này được hình thành, thay đổi, và tác động đến các khía cạnh của cuộc sống và hoạtđộng xã hội Lý thuyết này xác định về sự thay đổi của môi trường pháp luật sẽ tạo ra
áp lực và dẫn dến sự thay đồi trong hành vi và quyết định, quy trình hoạt động của cả tổ
chức Đặc biệt với công tác kế toán, pháp luật là bản lề cần được tuân thủ trong suốt quátrình hoạt động như: các quy định về thuế, quy định lập và trình bày báo cáo tài chính,quản lý tài sản và nợ, Van dụng lý thuyết thé chế dé giải thích cho nhân tố Chínhsách về thuế có ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC của doanh nghiệp
1.4.6 Lý thuyết quản lý công nghệ thông tin (Information Technology
Management Theory)
Lý thuyết quản lý công nghệ thông tin (Information Technology ManagementTheory) là một lĩnh vực trong quản lý và khoa học máy tính tập trung vào việc quản lý
và điều hành công nghệ thông tin (IT) trong tổ chức Lý thuyết này nhằm giúp hiểu cách
sử dung và quản lý công nghệ thông tin dé đáp ứng các mục tiêu kinh doanh, cải thiệnhiệu suất, và đảm bảo tính hệ thống trong môi trường kinh doanh Trong thời đại côngnghệ 4.0 hiện nay, công nghệ thông tin giúp doanh nghiệp tự động hóa và tối ưu hóa cácquy trình kinh doanh Đặc biệt với công tác kế toán vốn làm việc với các con số nên dễxảy ra nhằm lẫn sai sót, các phần mềm kế toán được thiết kế ngày càng tối ưu dé tăng
độ chính xác khi nhập liệu, xử lý các giao dịch, lập BCTC Do đó, áp dụng lý thuyết
quản lý công nghệ thông tin dé tạo cơ sở cho nhân tố Ứng dung công nghệ thông tin có
ảnh hưởng đến CLTTKT trên BCTC của doanh nghiệp
Trang 38CHƯƠNG 2: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Chương 1 đã trình bay cơ sở lý thuyết và mô hình nghiên cứu Tiếp tục theo phangiới thiệu cơ sở lý thuyết, trong chương 2 sẽ trình bày phương pháp nghiên cứu được sửdụng để đánh giá các thang đo, các khái niệm nghiên cứu, kiểm định mô hình nghiêncứu và các giả thuyết đã đề nghị Sau đó sẽ tiến hành thiết kế nghiên cứu, rồi xây dựngthang đo dé chuẩn bị thực hiện nghiên cứu định lượng
2.1 Thiết kế nghiên cứu
2.1.1 Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu về yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng thông tin kế toán (TTKT) trongBCTC của các công ty niêm yết ngành xây dựng tại Việt Nam đã được tiễn hành qua
hai giai đoạn: giai đoạn nghiên cứu sơ bộ (thực hiện bằng phương pháp phân tích định
tính) và giai đoạn nghiên cứu chính thức (thực hiện bằng phương pháp đánh giá định
lượng) Sự kết hợp giữa các phương pháp định tính và định lượng trong quá trình nghiên
cứu nhằm đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu
2.1.1.1 Nghiên cứu định tính
Nghiên cứu định tính nhằm mục tiêu tìm hiểu thông tin về các yếu tố ảnh hưởng
đến chat lượng thông tin kế toán tài chính của các doanh nghiệp trong ngành xây dựng
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Tác giả thực hiện nghiên cứu định tính bằng
cách tiến hành cuộc thảo luận với các nhóm đối tượng liên quan, bao gồm các nhân viên
kế toán, nhân viên tài chính ngân hàng, giảng viên, và kiểm toán viên có kinh nghiệm
lâu năm hoặc đảm nhận các vị trí quan trọng trong các công ty.
Tác giả sử dụng phương pháp thảo luận tay đôi vì phương pháp này tuy có nhược
điểm tốn thời gian, chi phí nhưng có thé dao sâu những van dé có tính chuyên môn cao(Nguyễn Đình Thọ, 2013) Danh sách các chuyên gia được phỏng vấn cho nghiên cứu
sơ bộ được trình bày tại phụ lục 01.
Phương pháp thực hiện thảo luận chuyên gia:
Trong cuộc thảo luận, tác giả đã đặt ra những câu hỏi được chuẩn bị sẵn nhằm lay
luận điểm của các thành viên trong buổi phỏng vấn Sau khi kết thúc cuộc thảo luận tác
giả đã tổng hợp các ý kiến đóng góp và đi đến thống nhất xây dựng mô hình nghiên cứu
Trang 39mà tác giả đã đề xuất gồm 6 nhân tố ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trên BCTC củacác ngành xây dựng niêm yết trên sàn chứng khoán Bao gồm: (1) Hệ thống KSNB, (2)chính sách thuế, (3) ứng dụng CNTT, (4) trình độ NVKT, (5) nhà quản trị, (6) đặc thùcông ty xây dựng.
Các thang đo được sử dụng trong nghiên cứu này là những thang đo đã được đa số
các chuyên gia đồng thuận về việc chúng ảnh hưởng đến chất lượng TTKT trong BCTC
của đối tượng nghiên cứu Sau đó, bảng câu hỏi khảo sát đã thông qua việc điều chỉnh
và hoàn thiện dựa trên đóng góp từ các chuyên gia để cải thiện cách diễn đạt và thuậtngữ, trước khi được triển khai cho cuộc khảo sát chính thức
2.1.1.2 Nghiên cứu định lượng
Nghiên cứu định lượng trong luận văn được tác giả thực hiện thông qua việc thiết
kế mẫu, mẫu được thu thập thông qua lấy mẫu trực tiếp bằng bảng câu hỏi Mục đíchcủa dùng phương pháp định lượng khi nghiên cứu: Các dữ liệu thu thập được dùng dé
đánh giá độ tin cậy của thang đo trong nghiên cứu chính thức.
Tac giả thực hiện cuộc khảo sát bảng câu hỏi chính thức, đã được chỉnh sửa so với
bản nghiên cứu sơ bộ Tác giả thực hiện cuộc khảo sát bằng cách cung cấp bảng câu hỏitrực tiếp cho các đáp viên và đồng thời gửi bảng câu hỏi qua Google Form dé tiện theodõi và xử lý Sau khi thu thập dữ liệu sơ bộ, tác giả đã thực hiện kiểm định thang đo vàthực hiện phân tích nhân tố khám phá, đồng thời kiểm tra các giả thuyết đã được đề rabằng cách sử dụng phân tích tương quan và phân tích hồi quy tuyến tính Trong quátrình nghiên cứu, phần mềm SPSS phiên bản 20.0 đã được sử dụng dé thực hiện phân
tích dữ liệu thu thập Dữ liệu thu được sẽ mã hóa và được xử lý bằng phần mềm SPSS
20 theo các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Mã hóa dữ liệu.
Bước 2: Thống kê mô tả
Bước 3: Kiểm định độ tin cậy của các thang đo
Bước 4: Phân tích nhân tố
Bước 5: Khăng định mô hình hoặc điều chỉnh mô hình (Nếu có)
Bước 6: Kiểm định sự phù hợp của mô hình
Trang 40Bước 7: Hồi quy đa biến.
Bước 8: Kiểm định các giả thuyết
2.1.2 Xây dựng mô hình nghiên cứu
Từ các kết quả nghiên cứu trước trong và ngoài nước về vấn đề có liên quan,
tác giả đã xác định và kế thừa các nhân tố để đưa vào nghiên cứu sự ảnh hưởng tới
chất lượng TTKT trên BCTC Sau khi thực hiện phương pháp nghiên cứu sơ bộ,phỏng vấn các chuyên gia, từ ý kiến thảo luận với các chuyên gia, các thang đo đãđược điều chỉnh dé phù hợp với thực trạng của các công ty niêm yết ngành xây dựng.Các nhân tố đưa vào nghiên cứu sự ảnh hưởng tới chất lượng TTKT trên BCTC của
doanh nghiệp niêm yết ngành xây dựng bao gồm gồm 6 nhân tố là: (1) Hệ thống KSNB,
(2) chính sách thuế, (3) ứng dụng CNTT, (4) trình độ NVKT, (Š) nhà quản trị, (6) đặc
thù công ty xây dựng Đặc tính của chất lượng thông tin đưa vào nghiên cứu bao gồm:
tính thích hợp, trình bày trung thực, có thể so sánh, có thể kiểm chứng, kịp thời, có thểhiểu được
Mô hình nghiên cứu đề xuất:
Bang 2.1.2: Mô hình nghiên cứu tác gia đề xuất