1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội

87 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Ý Định Khởi Nghiệp Của Sinh Viên Trên Địa Bàn Thành Phố Hà Nội
Tác giả Đỗ Xuân Hải
Người hướng dẫn Nguyễn Tuấn Sơn
Trường học Đại học Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội
Thể loại khóa luận
Năm xuất bản 2023
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 87
Dung lượng 44,84 MB

Nội dung

kém, chưa có đủ mối quan hệ, nguồn tài chính, chưa biết sẽ bat đầu từ đâu vàlàm những gi dé khởi nghiệp thành công.Xuất phát từ thực tiễn nêu trên em quyết định lựa chọn đề tài “Các nhân

Trang 1

ĐẠI HỌC QUÓC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHÓA LUẬN CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN Ý ĐỊNH KHOI NGHIỆP CUA

SINH VIEN TREN DIA BAN THANH PHO HA NOI

Giang viên hướng dẫn: Nguyễn Tuấn Son

Sinh viên thực hiện: Đỗ Xuân Hải

Mã sinh viên: 19050067

Hệ: Chat lượng cao

Năm 2023

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tác giả xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của ban thân tác gia.

Các kết quả nghiên cứu và các kết luận trong khóa luận là trung thực, không

sao chép từ bất kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham

khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghi nguồn tài

liệu tham khảo đúng quy định.

Trang 3

LỜI CÁM ƠN

Lời đầu tiên, em muốn bày tỏ lời chi ân, lòng biết ơn sâu sắc đến thayNguyễn Tuấn Sơn cùng thầy cô khoa Kinh Tế Chính Trị là những người đãtrực tiếp chỉ dạy, hướng dẫn, cho em những lời khuyên bổ ích nhất Từ khâuchọn đề tài, lên ý tưởng và thực hành viết cho đến bản thảo, khóa luận cuốicùng đều được các thầy cô hướng dẫn, giúp đỡ tận tình, giúp em có thể hoàn

thành tốt khóa luận này Lòng nhiệt huyết và tinh thần trách nhiệm của thầy

cô luôn là những tam gương dé em học tập suốt đời.

Em cũng xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến quý thầy cô giáo của trường Đạihọc Kinh tế - Đại học Quốc gia Hà Nội, nhờ sự tận tình chỉ bảo và hướng dẫn

em trong suốt bốn năm đại học vừa qua, đã tạo mọi điều kiện để em có thể

hoàn thành khóa luận Các thầy cô không chỉ trang bị cho em những kiến thứcchuyên môn nền tảng cần thiết mà còn truyền đạt cả những kinh nghiệm, vốn

song thực tế rất hữu ích và vô cùng quý báu.

Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn đến những người thân, gia đình và bạn

bè đã luôn ở bên, giúp đỡ, động viên và đồng hành cùng em trong suốt chặng

đường này, cũng chính nhờ sự ủng hộ và quan tâm đó đã giúp em có thé yên

tâm học tập và hoàn thành tốt việc học của mình

Trang 4

MỤC LỤC

DANH MỤC BẢNG s+- 22t 2 tt HH Hee i

M.I281160/9001n11003 ii I.9)28Ẻ10/9000A5150U 10011125 iii

MO DAU Qu eesessssssccssseesessneeeessneeessnscessssscessnsscessnscessinscessnsceesunscesnunecessnneeesnneeesnnnecesses 1

1 Tính cấp thiết của đề tài - +5 x22 2212121121121 ctecrye 1

2 Muc tidu nghién CUu 0 2

2.1 Mục tiêu Chung - - - «xxx HH HH HH HH Hư 2

2.2 Mục tiêu cụ thỂ St 3v SE E1 E12EE11115111511111511111511111111 11.11 xe 2

3, Cav hO1 NGhEN CUWU oo an 2

4 Phương pháp nghién CỨU - - SG 2c 1911891118911 9111 111 11 11 vn rry 2

4 Đối tượng, phạm vi nghiên Cứu 2-2 2 + £+E£+E++EE+EE+E+£EEzEzEzrerrerree 3

4.1 Đối tượng nghiên CỨU - - 2 + SESE9EE‡EESEESEEEEEEEEEEEEE1211211211 21.1 3

4.2 Phạm vi nghién CỨU - G < 311891113111 8931 131118 11 9111 11 91 ng ng 3

5 Bố cục để tài ch re 3

CHUONG 1 TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CUU VA CƠ SỞ LÝ

LUAN VE CAC NHAN TO ANH HUONG DEN Y DINH KHOI NGHIEP CUA ĐI); — , 4

1.1 - Một số lý thuyết St St SE E1 E1211211211211211211 11111111 cxe 4

1.1.1 Khai niệm khởi nghiỆp - c5 5 S1 3113 ESeEEesersrersrsereree 4

1.1.2 Khai niệm ý định khởi nghiỆp s5 55555 ++*c+seesseeresess 5

1.2 Tổng quan về các dé tài nghiên cứu - 2 2 2+++£z+£++E++zzxzrezree 6

1.2.1 Nghiên cứu nước ngOàải - - + c + t + *vvseEvserererrrerrrrrrerrerrree 6 1.2.2 Nghiên cứu trong NƯỚC - ¿c2 c 133v EsEtrererrkrrerreerree 9

1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu 2-2 t+SE+EE+EE£EESEE+EeEkrrsrrsrrs 11 1.3 Cơ sở lý thuyết và giả thuyết nghiên cứu 2-2-2 s+cs+cs+cs+sse- 12

Trang 5

1.3.1 Cơ sở lý thuyẾt St St tk EEEkEE1E11211011011111211 211 c0 12

1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu 2 cc2ce+EEeEEEEEEEEEEEEEEEErrkerkrree 13

CHƯƠNG 2 THUC TRANG CUA HOAT ĐỘNG KHOI NGHIỆP 19

2.1 Thực trạng khởi nghiệp tại Việt Namo ee eceecceeseeseeeeeeeeeeeeaeeeeeeaeenes 19

2.2 Thực trạng khởi nghiệp tại Hà Nội 55555 +S+cx++cxsesseress 21

2.3 Đánh giá chung về cơ hội và thách thức của việc khởi nghiệp của sinh viên

trên địa bàn thành phố Ha Nội - - 2-2 S2 k+EE+EE£EE£EEEEEEEESEEeExrreres 22

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VÀ KET QUA NGHIÊN CỨU - 27

3.1 Phương pháp nghién CỨU - - <5 3331833 E*#EEEEeEEeeeeeeeereereeeereeere 27

3.2.1 Anh hưởng của yếu tố thai độ khởi nghiệp trong lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà

0 3.,* 36

3.2.2 Anh hưởng của yếu tố chuân mực chủ quan trong lý thuyết hành vi có kế

hoạch (TPB) đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà

3.2.3 Ảnh hưởng của yếu tố chuẩn mực kiểm soát hành vi trong lý thuyết hành

vi có kế hoạch (TPB) đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội 2-2 £+S+E+E+EEEEE2121717121217171111111111111 111.2 Al

3.2.4 Anh hưởng của yếu tô nhận thức rủi ro đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội -2- 2 2 SE E2 EE£EE+EE2EEzEzExzrs 44

3.2.5 Ảnh hưởng của yéu tô nhận thức về sự thành công đến ý định khởi nghiệp

của sinh viên trên địa bàn thành phó Hà Nội - 222<< << cccc<<<s+ 48

3.2.6 Ảnh hưởng của yếu tố tính cách cá nhân đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2-5 525£+2E2+E£+£Et£xz+zxerxrrrx 49 CHƯƠNG 4 THẢO LUẬN VA ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP 2+s+zzs2s+z 53

AL Thao 0 ae 53

Trang 6

4.1.1 Thái độ khởi nghiệp 22222222+ccccttEE2221111111 tt xe 53

4.1.2 Chuẩn mực chủ quan - +: 2 + x+SE+EE+EE+EE£EE+EE£EEEEEEEEeEkrrerrxrrerrs 54 4.1.3 Nhận thức kiểm soát hành Vi cccccscsscscscssesssseseseeseceesesesevsvsseevseeecevenees 55

4.1.4 Nhận thức rủi rO - ¿+ <+E+2EE+EE£EEEEEEEEEEEE21171E211211 21.11 re, 55

4.1.5 Nhận thức về sự thành 050 56

4.1.6 Tính cách cá nhân - - << E33 1111113195111 111 9211111118821 1 key 56

4.1.7 Một số kết quả khác - 2 2 + E+EE+£E£EE£EEEEEEEEEEEEEEEkrrkerrerred 57

4.2 Hàm ý của nghién CỨU G5 1191119101 910 1911991 HH ng nh 57

4.2.1 Về yếu tô thái độ khởi nghiệp -2- 2: s¿©++22++2x+ezxrsrxesrxeee 57 4.2.2 Về yếu tô chuẩn mực chủ quan :¿ +22 +++x++zx+zzx+zzxe2 58 4.2.3 Về yếu tô nhận thức rủi rO ¿- + + s+Ek+Ek+EE+EE+EE+EEEEESEESEErExrrrsrs 58 4.2.4 Về yếu tô nhận thức sự thành công ¿- 2 ¿z2 ++z+z+z++zx+z++ 59 4.2.5 Về yếu tô tính cách cá nhân - 2-2 ++++EE+EEEE+E++E+EEzErrszrs 59

4.3 Giải pháp nâng cao ý định khởi nghiệp của sinh viên - «5+ 60

4009790077 :+-15 68

DANH MỤC TÀI LIEU THAM KHẢO -2-©222z+2+£2+2£+czExvzzsrrrseee 69

PHU LUC — PHONG VAN NHÓM - - -+t+E+ESE+EEEEEESEEEE2EEEEEEEEEEESErErrksree 74

Trang 7

DANH MỤC BẢNG

Bang 3.1 Thống kê nhân khẩu học ¿2-2-2 + E+EE+EE+EE+EE+EE+EE+Exerxrrerrxee 30

Bang 3.2 Quá trình mã hóa trong phân tích định tính - ¿5+5 + ++s<++ss++ 35

Bang 3.3 Bảng tong hợp tác động của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành phố s00 -:öÖ-ÖÖOÔÔÔÔÒÔỎ 52

Trang 8

DANH MỤC HÌNHHình 1.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) - 2 2s s2 ++e+£+zzzzez 13

Hình 1.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp - 18

Hình 2.1 Ty lệ các hoạt động kinh doanh ở giai đoạn khởi sự 19

Hình 2.2 Tình hình đầu tư vào các startup phân theo lĩnh vực năm 2018 25

il

Trang 9

DANH MỤC TỪ VIET TAT

TỪ VIET TAT NGUYEN NGHIA

AT Thái độ khởi nghiệp

Trang 10

MỞ ĐẦU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Tại Lễ phát động Chương trình "Thanh niên khởi nghiệp" giai đoạn

2016 — 2021 và ngày hội Thanh niên Khởi nghiệp, trong bài phát biéu củamình Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã nhắn mạnh: "Khởi nghiệp là một trongnhững thước đo thành công của Chính phủ kiến tạo Ngược lại, người dân,đặc biệt là lớp trẻ khởi nghiệp càng nhiều thì nền kinh tế càng năng động, chấtlượng nguồn nhân lực được rèn luyện, nâng cao Chưa bao giờ khởi nghiệpđược sự quan tâm của Chính phủ và toàn bộ hệ thống chính trị như lúc này”

phát biểu trên đã thé hiện rõ về thái độ tích cực, sự quan tâm của chính phủ

đối với phong trào khởi nghiệp tại Việt Nam đồng thời câu nói đó đã khangđịnh vai trò to lớn của khởi nghiệp đối với sự phát triển kinh tế của mỗi đấtnước nói riêng và toàn thể nhân loại nói chung Chính vì vậy, vấn đề khởinghiệp đang là van đề thu hút sự quan tâm của hầu hết các quốc gia trên thé

giới.

Theo thống kê từ Bộ Giáo Dục & Dao tạo, tại thời điểm quý II-2018,

số người thất nghiệp có trình độ từ đại học trở lên là 126,9 nghìn người Tỷ lệ

thất nghiệp của nhóm này là 2,47% Theo đó, nhóm trình độ cao đăng có 70,8nghìn người thất nghiệp Tỷ lệ thất nghiệp nhóm này giảm còn 3,82% nhưng

vẫn ở mức cao nhất Trong quý II- năm 2018, số lượng nhóm lao động có trình độ sơ cấp nghề thất nghiệp ghi nhận mức tăng nhẹ, khoảng 3,5 nghìn

người, hiện ở mức 23,6 nghìn người và tỷ lệ thất nghiệp tăng nhẹ khoảng1,31% Từ các con số đã cho thấy, tỉ lệ sinh viên thất nghiệp vẫn còn cao mà

đa số sinh viên sau khi ra trường đều mong muốn có một công việc ồn định

lâu dài ở các công ty trong và ngoài nước Thực tế, sinh viên có thể tự mình

thành lập doanh nghiệp để kinh doanh một sản phẩm, dịch vụ theo ý tưởng

của mình hay chưa thay vì chỉ đi làm thuê cho các doanh nghiệp Tuy nhiên,

hiện nay số sinh viên tự lập nghiệp là rất ít, họ lo lắng kinh nghiệm còn non

Trang 11

kém, chưa có đủ mối quan hệ, nguồn tài chính, chưa biết sẽ bat đầu từ đâu vàlàm những gi dé khởi nghiệp thành công.

Xuất phát từ thực tiễn nêu trên em quyết định lựa chọn đề tài “Các

nhân to ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địa bàn thành

phố Hà Nội” dé nghiên cứu từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đây

nhận thức về khởi nghiệp và khơi dậy tinh thần khởi nghiệp của sinh viên cáctrường đại học nói chung và sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng

2 Mục tiêu nghiên cứu

Đề xuất một số giải pháp nhằm thúc đây ý định khởi nghiệp của sinh

viên trên địa bàn Hà Nội.

3 Câu hỏi nghiên cứu

Nghiên cứu hướng đến trả lời các câu hỏi sau:

- Nhân tố nào ảnh hưởng tích cực và tiêu cực đến ý định khởi nghiệpcủa sinh viên trên địa bàn thành phố Hà Nội?

- Các nhân tô ảnh hưởng như thé nào đến ý định khởi nghiệp của sinh

viên trên địa bàn thành phố Hà Nội hiện nay?

4 Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp chính được sử dụng trong nghiên cứu là phương pháp

nghiên cứu định tính: nghiên cứu tài liệu có liên quan đến chủ đề nghiên cứu

và phỏng van cá nhân dé thu thập các dữ liệu liên quan đến các nhân tố tácđộng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà

Nội.

Trang 12

Các dữ liệu trong nghiên cứu được thu thập bằng quá trình khảo sátthông qua bảng câu hỏi phỏng vấn được xây dựng trên Google Form Khảosát được thực hiện bằng cách gửi đường dẫn bảng hỏi cho các sinh viên củatrường Đại học Quốc gia Hà Nội trong khoảng thời gian từ 01 tháng 7 đến 31

tháng 7 năm 2023.

4 Đối tượng, phạm vi nghiên cứu

4.1 Đối tượng nghiên cứu

Các nhân tô ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trên địabàn thành phố Hà Nội

4.2 Phạm vi nghiên cứu

- Phạm vi nội dung: các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp củasinh viên đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội

- Phạm vi về không gian: cuộc khảo sát được thực hiện trên địa bản

thành phố Hà Nội, một trong hai nơi tập trung nhiều nhất các trường đại học,cao đăng của cả nước Cu thé, nghiên cứu thực hiện khảo sát đối với các sinhviên của trường Đại học Quốc gia Hà Nội

- Phạm vi về thời gian: nghiên cứu được thực hiện từ 01 thang 7 đến

31 tháng 7 năm 2023.

5 Bố cục đề tài

Ngoài phần mở đầu, kết luận và phụ lục, đề tài nghiên cứu gồm 4

chương như sau:

Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận về các nhân

tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

Chương 2: Bối cảnh nghiên cứu hiện tại Chương 3: Phương pháp và kết quả nghiên cứu

Chương 4: Thảo luận và đề xuất giải pháp

Trang 13

CHƯƠNG 1 TONG QUAN VE TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ

SỞ LÝ LUẬN VE CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN Ý ĐỊNH

KHỞI NGHIỆP CỦA SINH VIÊN

1.1.Một số lý thuyết

1.1.1.Khái niệm khởi nghiệp

Thuật ngữ quan điểm về khởi nghiệp (entrepreneurship) đã có một thờigian khá dài trên toàn cầu và nó đang trở nên phổ biến hơn ngày nay Theo

các nhà nghiên cứu, những người có tinh thần khởi nghiệp that sự là những

con người có hoài bão, đam mê, lòng đũng cảm dám đối mặt với rủi ro và that

bại Đồng thời đây là những con người luôn có sự đổi mới, sáng tạo mà không

phải ai cũng làm được Theo Drucker (2011), một doanh nhân khởi nghiệp

biến những suy nghĩ nhạy bén về kinh doanh, tài chính và sự đổi mới thànhnhững sản phẩm kinh tế Những hành động này có thé dẫn đến sự hình thành

những tô chức mới hoặc tái tạo những tổ chức đang lỗi thời và dần tụt hậu so

với sự thay đôi của thế giới Theo quan điểm của một số nhà nghiên cứu khác,khởi nghiệp được coi là quá trình các cá nhân nỗ lực tìm kiếm và tận dụng các

cơ hội của thị trường thông qua việc thành lập các doanh nghiệp theo quy định

của pháp luật dé thực hiện hoạt động kinh doanh (Minniti va Naudé, 2010;O’Connor, 2013) Như vậy, trên phương diện chung nhất có thé thấy hình

thức và biểu hiện rõ ràng nhất của khởi nghiệp là các doanh nghiệp mới được

thành lập Tuy nhiên, ở một quan điểm khác Schumpeter (1947) cho rằng khởinghiệp không chỉ đơn thuần là hoạt động thành lập các doanh nghiệp mới màcòn là sự bắt đầu của những sự việc mới theo các cách khác nhau Hay đó là

su sáng tao, đôi mới dé tim kiếm sự phát triển trong nền kinh tế xã hội cùng

hệ sinh thái với các doanh nghiệp, ngành nghé, lĩnh vực khác (Volkmann và

cộng sự, 2009).

Bên cạnh các quan điểm chính do Drucker (2011), Minniti và Naudé

(2010); O’Connor (2013), đề cập đến Từ điển Tiếng Việt cũng đề cập đến

khái niệm khởi nghiệp có ý nghĩa là bắt đầu sự nghiệp Mặc dù có rất nhiều

Trang 14

quan điểm, ý kiến khác nhau xoay quanh thuật ngữ này từ các nhà nghiên cứu

như Cole (1949), Penrose (1959), Drucker (1985), Stevenson và Jarillo

(1990), Rabboir (1995), Schnurr va Newing (1997), Learned (2002), nhưng

nhìn chung có thé thay các quan điểm đều có điểm chung khi hướng đến đặcđiểm chính của khởi nghiệp là quá trình khám phá, đổi mới, phát triển các ýtưởng độc đáo, khác biệt, tìm kiếm và nắm bắt các cơ hội tiềm ân từ thị trườngcùng tinh thần chấp nhận rủi ro dé đạt được mục tiêu theo đuổi

Xét về khía cạnh đối với sinh viên, khởi nghiệp ngày càng có nhiều ýnghĩa hơn đối với thé hệ trẻ Khởi nghiệp cũng dan trở thành một trong những

môn học quan trọng được áp dụng tại các cơ sở đào tạo, trường đại học, cao

đăng, v.v Theo nghiên cứu của Schnurr và Newing (1997), khởi nghiệp củasinh viên được định nghĩa là quá trình ứng các phẩm chất của doanh nhân vàothực tế đào tạo sinh viên như tinh thần sáng tạo, đối mới hay việc dám chấpnhận rủi ro mạo hiểm với hi vọng đạt được thành quả trong kinh doanh Đồngthời đây cũng là hoạt động nhằm phat triém các kiến thức, kỹ năng và tố chấtcần có của một doanh nhân trong mỗi sinh viên ở các bối cảnh và môi trườngkhác nhau nhằm tìm kiếm thành công Có thể hiểu khởi nghiệp đối với sinhviên chính là hoạt động mà ở đó sinh viên có thể tìm hiểu, học tập và tiếp thu

được những kiến thức làm thé nào dé trở thành chủ một doanh nghiệp thành

công.

1.1.2 Khái niệm ý định khởi nghiệp

Có rất nhiều nghiên cứu về ý định ở các khía cạnh khác nhau, trong đó

ý định khởi nghiệp cũng là một trong số các dé tài được nhà nghiên cứu quantâm vì ý nghĩa và sự biến đổi của nó trong các môi trường và hoàn cảnh khácnhau Theo Conner và Armitage (1998), ý định có thé định nghĩa là động lực

dé một ai đó ra đưa quyết định và nỗ lực hành động cho một mục tiêu nào đótheo kế hoạch đã được hình thành từ trước Theo quan điểm của Crant (1996),

ý định khởi nghiệp được xem như mong muốn và khao khát của một ngườitrong việc có thé tao ra sự nghiệp riêng cho bản thân mình, đạt được hoài bão

5

Trang 15

và ước mơ trong công việc và doanh nghiệp mà mình tạo ra Hoặc cũng có

thê hiểu đơn giản ý định khới nghiệp là sự bắt đầu của một doanh nghiệp

(Krueger, Reilly, và Carsrud, 2000).

Bên cạnh đó cũng tồn tại nhiều quan điểm từ các nhà nghiên cứu khác

như Krueger (1993); Bird (1998); Gurbuz & Aykol (2008); Kuckertz &

Wagner (2010), nhưng nhìn chung các nhà nghiên cứu cũng đồng ý rang ýđịnh khởi nghiệp đề cập đến sự định hướng, nhận thức về cơ hội tiềm năng từ

đó có trên cơ sở các nguồn lực hiện có dé lập kế hoạch và triển khai các hoạtđộng định hướng khởi nghiệp Những người có ý định mạnh mẽ sẽ có nhiều

cơ hội dé thành công trong kinh doanh hon so với những người khác Tuynhiên ý định sẽ chỉ được diễn ra nếu cá nhân có ý định với thái độ tích cực vàniềm tin vào hoạt động đó Nhìn chung, ý định khởi nghiệp của sinh viênthường xuất phát từ những đam mê, ý tưởng được hình thành của tuổi trẻ vàđược định hướng, uốn nắn từ các chương trình giáo dục tại trường học

(Schwarz & cộng sự, 2009).

1.2.Tổng quan về các đề tài nghiên cứu

1.2.1 Nghiên cứu nước ngoài

Trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu về chủ đề các nhân tố ảnh hưởngđến ý định khởi nghiệp không chỉ riêng sinh viên mà còn áp dụng với nhiềuđối tượng khác nhau có liên quan đến vấn đề này Dưới đây là một số nghiêncứu về sự ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp được tác giả

tham khảo cho khóa luận này.

Nghiên cứu “The Influence of Personality Traits and Demographic

Factors on Social Entrepreneurship Start Up Intentions” — tam dich “Anh

hướng cia đặc điểm tính cách và yếu tô nhân khẩu hoc đến ý định khỏi

nghiệp xã hội” cua tac gia Joyce Koe Hwee Nga va Gomathi Shamuganathan (2010) dang trén Tap chi Springer.

Nghiên cứu này tập trung vào việc xác định các đặc điểm của tính cáchảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của các doanh nhân xã hội Nó cũng củng

6

Trang 16

có những phát hiện rằng đặc điểm tính cách có ảnh hưởng đến tinh thần kinhdoanh nói chung Nghiên cứu này xem xét ảnh hưởng của năm đặc điểm tínhcách lớn đối với các khía cạnh khởi nghiệp xã hội Kết quả cho thấy các yếu

tố về trách nhiệm xã hội, tính bền vững và phát triển nhân cách cần được tíchhợp trong chương trình giáo dục kinh doanh dé hỗ trợ các doanh nhân trong

xã hội nhận ra giá trị đích thực Các nhà lãnh đạo tương lai cũng cần đượctrang bị các kỹ năng khởi nghiệp, đồng thời toát lên tư duy độc lập và phản

xạ trong quá trình theo dudi học tập suốt đời

Nghiên cứu này độc đáo do nó tập trung vào các đặc điểm tinh cách đối

với tinh thần kinh doanh xã hội hơn là thương mại Nghiên cứu này kỳ vọngtạo ra sự thay đôi và kích hoạt một mô hình mới hướng tới tinh thần kinhdoanh có trách nhiệm xã hội thông qua sự giáo dục bằng cách nuôi dưỡng cácgiá tri phát triển bền vững ở các sinh viên trong tương lai

Nghiên cứu “Entrepreneurial intention and startup preparation: A

study among business students in Malaysia” — tam dich “y dinh kinh doanh

và chuẩn bị khởi nghiệp: Một nghiên cứu giữa các sinh viên kinh doanh

tại Malaysia” của tác giả Abdullah AI Mamun (2017) đăng trên Tap chí Journal of Education for Business.

Trong nghiên cứu nay, tac giả đề cập đến khái niệm tinh thần kinh

doanh được hiéu là một thành phan thiết yếu dé nâng cao khả năng cạnh tranh,tăng trưởng và bền vững kinh tế của một quốc gia trong khi đối mặt với những

thách thức ngày càng leo thang của toàn cầu hóa, chang hạn như ty lệ that

nghiệp gia tăng Nghiên cứu của Abdullah AI Mamun (2017) cung cấp băngchứng thực nghiệm về các yêu tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp và chuẩn

bị khởi nghiệp của sinh viên đại học ở Malaysia Những phát hiện này cung

cấp cho các học giả và các nhà hoạch định chính sách những hiểu biết sâu sắc

về hiệu quả của giáo dục khởi nghiệp của Malaysia do các trường đại họccông lập thiết kế và thực hành Các phát hiện từ nghiên cứu hướng tới mụcđích Chính phủ Malaysia có thé áp dụng những dé củng cố các chính sách và

7

Trang 17

chương trình hiện có và xây dựng những chính sách mới dé hỗ trợ các doanhnhân mới tốt nghiệp, trong khi các trường đại học và các tô chức giáo dục đạihọc khác nên cung cấp các khóa học và chương trình kinh doanh chất lượngcao cho thanh niên Malaysia dé thúc đây khuynh hướng khởi nghiệp.

Nghiên cứu “Factors influencing entrepreneutral intention among

university students” — tam dich “Các yếu tô ảnh hưởng đến ý định khởi

nghiệp của sinh viên dai học” của tac giả Xue Fa Tong và cộng sự (2011) đăng trên Tap chí International Journal of Social Sciences and Humanity Studies.

Nghiên cứu cho rang nhiều trường đại học đã giới thiệu giáo duc khởinghiệp dé thúc đây quan tâm của sinh viên tốt nghiệp dé trở thành doanh nhântrong tương lai Do vậy nghiên cứu này đã tổng hợp nhận thức của sinh viên

đại học về các yếu tố ảnh hưởng đến việc khởi nghiệp ý định Thông qua quá

trình tìm hiểu và dựa trên cơ sở lý thuyết có liên quan, các tác giả đã xác địnhcác yếu tô hợp lệ được sử dụng cho dự đoán ý định khởi nghiệp bao gồm nhucầu đạt được thành tích, khát vọng độc lập, nền tảng kinh doanh gia đình vàchuẩn mực chủ quan Những yếu tố này đã được điều chỉnh dé khám phá trên

nhận thức của học sinh Các tác giả đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định

lượng thông qua bảng câu hỏi khảo sát trên phạm vi bốn trường đại học khácnhau Kết quả cho thấy ý định kinh doanh được dự đoán bởi nhu cầu đạt đượcthành tích, nền tảng kinh doanh gia đình và các chuẩn mực chủ quan trừ khátvọng độc lập như đã dé xuất ban đầu

Mục đích của nghiên cứu này là tiếp tục khám phá ý định khởi nghiệp

(EI) và mở rộng cho sinh viên các trường đại học Kết quả chỉ ra nhu cầu đạtđược thành tích (NA) có tác động đáng ké đến ý định khởi nghiệp (EI) Phát

hiện này phù hợp với các nghiên cứu trước đây của Rauch & Frese (2000).

Mối quan hệ vừa phải ngụ ý có sự khác biệt về mức độ ảnh hưởng của nhucầu đạt được thành tích (McClelland, 1961) Một vi dụ điển hình là từ Nghiên

cứu của Hansemark (1998) cho thay mức độ nhu cầu của sinh viên tăng lên

8

Trang 18

nếu họ tham gia chương trình doanh nhân và nghiên cứu của Kolvereid &

Moen (1997) cho thấy sinh viên từ ngành học kinh doanh có xu hướng hành

vi nhiều hơn các sinh viên các ngành khác Trong nghiên cứu này, khát vọngđộc lập (DI) là biến duy nhất được tìm thay là không có mối quan hệ đáng kê

với EI, trái ngược với Douglas & Shepherd (2002) nghiên cứu Ngoài ra,

nghiên cứu của Wilson và cộng sự, (2004) cũng phát hiện ra người gốc TâyBan Nha và thanh thiếu niên châu Phi được thúc đầy bởi mong muốn độc lập.Sinh viên có nền tảng kinh doanh gia đình (FBB) là một yếu tố quan trọngảnh hưởng đến khởi nghiệp trong tương lai Kết quả này cho thấy sự phù hợp

với Phan et al, (2002) nghiên cứu tại Singapore va Breen (1998) phát hiện tai

Australia Cuối cùng, chuẩn mực chủ quan (SN) là một yếu tố dự báo quantrọng khác đối với ý định kinh doanh giữa các sinh viên Malaysia Kết quả

này phù hợp với nghiên cứu cua El Harbi (2009) tai Tunisia và Alsos và cộng

sự, (2006) nghiên cứu tại Nordland Country.

1.2.2 Nghiên cứu trong nước

Tại Việt Nam cũng có nhiều nghiên cứu tiêu biểu về tác động của cácnhân tô đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Tuy nhiên, với các bối cảnh vàđối tượng nghiên cứu khác nhau sẽ thu được các kết quả không tương tự Dướiđây là một số nghiên cứu điển hình mà tác giả muốn đề cập đến

Nghiên cứu “Các yéu tổ ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của nữ

sinh viên ngành quản trị kinh doanh trên địa bàn Hà Nội” của tác gia

Nguyễn Phương Mai, Lưu Thi Minh Ngọc, Ti ran Hoang Diing (2018) dang

trên Tap chí Kinh tế Xã hội

Mục đích của nghiên cứu này là khám phá và xác định mức độ ảnh

hưởng của các nhân tố đến ý định khởi nghiệp của nữ sinh viên tại các trường

đại học trên địa bàn Hà Nội Nghiên cứu dựa trên Lý thuyết về hành vi có kế

hoạch (TPB) của Ajzen va Fishbein (1975) là cơ sở lý thuyết chính dé xâydựng mô hình nghiên cứu Trong nghiên cứu này tác giả đã đề xuất mô hìnhgồm sáu yêu tố chính anh hưởng đến ý định khởi nghiệp (EI) bao gồm sự hỗ

9

Trang 19

trợ từ chương trình đào tạo (ES); ảnh hưởng của gia đình, bạn bè (SN); kiến

thức và kinh nghiệm (KE), thái độ cá nhân (PA), tính cách cá nhân (PT) và

nhận thức kiểm soát hành vi (PBC)

Tuy nhiên kết quả từ mô hình nghiên cứu chỉ đừng lại ở việc xem xét

sự tác động một chiều của các yếu tố đến ý định khởi nghiệp mà chưa xem

xét mối quan hệ tương quan giữa các yếu tô (biến độc lập) với nhau Bên cạnh

đó, mô hình nghiên cứu cũng chưa xét tác động của các yếu tố khác như bốicảnh gia đình, sự khác biệt giữa sinh viên các năm đến ý định khởi nghiệp.Hơn nữa, nghiên cứu cũng còn tồn tại một số hạn chế do cỡ mẫu nghiên cứukhá nhỏ (chỉ 434 người tham gia khảo sát hợp lệ) nên tính đại diện cho tổngthê chưa cao Tuy nhiên đây vẫn là một trong những nghiên cứu mang lại kếtquả ý nghĩa và là cơ sở đánh giá tác động của các nhân tô đến ý định khởi

nghiệp của sinh viên nữ trên địa bàn Hà Nội.

Nghiên cứu “Các yếu to ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp

của sinh viên khoa quản trị kinh doanh trường Đại học Kinh tế - Luật” của tác giả Nguyễn Hải Quang và Cao Nguyễn Trung Cường (2017) đăng trên

Tạp chí Khoa học, Đại học Trà Vinh.

Tương tự các nghiên cứu khác, nghiên cứu trên được thực hiện nhằm

mục đích xác định các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự doanh nghiệp

trên nhóm đối tượng là các sinh viên khoa quản trị kinh doanh thuộc trườngĐại học kinh tế - luật Nghiên cứu cũng sử dụng phương pháp định lượng

thông qua bảng khảo sát nhằm thu thập dữ liệu từ 361 sinh viên đang học tập

tại trường Tác giả đã đề xuất mô hình nghiên cứu gồm bốn yếu tố cơ bản baogồm các yếu tố thái độ, quy chuẩn chủ quan và nhận thức kiểm soát hành vi(thuộc lý thuyết hành vi có kế hoạch — TPB của Fishbein & Ajzen, 1975) và

các yếu tố ngữ cảnh (sự hỗ trợ của môi trường học thuật và môi trường cho

khởi nghiệp).

Kết quả từ nghiên cứu cho thấy các yếu tố trong mô hình đều ảnh hưởngđến ý định khởi sự doanh nghiệp tuy nhiên chỉ giải thích được 37% sự biến

10

Trang 20

thiên của các biến này đối với biến phụ thuộc Bên cạnh đó nghiên cứu cũngchỉ ra rằng có sự khác biệt về các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi sự củacác sinh viên thuộc các năm học khác nhau (năm nhất, năm hai, năm ba vànăm cuối).

Nghiên cứu “Các nhân tô ảnh hướng dén y định khởi nghiệp kinh

doanh của sinh viên quản trị kinh doanh tại trường Đại học lao động — xã

hội” của tác giả Đỗ Thị Hoa Liên (2016) trên Tạp chí khoa học Versin

Nghiên cứu này được thực hiện nhăm mục đích xác định các nhân tốảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của các sinh viên đang học tập tại trườngĐại học lao động — xã hội trên địa bàn Thành phố Hồ Chi Minh thông quaviệc áp dung mô hình nghiên cứu của Fishbein & Ajzen (1975)- Lý thuyết vềhành vi có kế hoạch (TPB) và mô hình khởi nghiệp kinh doanh tiềm năng củaKrueger và Brazeal (1994) Quá trình nghiên cứu được tác giả thu thập mẫukhảo sát từ 315 sinh viên Mô hình nghiên cứu đề xuất năm yếu tố chính tácđộng đến ý định khởi nghiệp bao gồm giáo dục và đảo tạo tại trường đại học,kinh nghiệm và trải nghiệm, gia đình và bạn bè, tính cách cá nhân, nguồn vốn

Kết quả nghiên cứu cho thấy cả năm yếu tô đều có tác động đến ý địnhkhởi nghiệp của sinh viên trường Dai học lao động — xã hội Trong đó yếu tố

giao dục và dao tao tại trường đại học có tác động mạnh nhất đến ý định của

sinh viên, tiếp đến là yêu tố kinh nghiệm và trải nghiệm, yếu tố tac động ítnhất trong mô hình là yếu tố nguồn vốn Điều này cho thấy vai trò của nguồnvốn trong kinh doanh mặc du quan trọng nhưng không phải là yếu tố quyếtđịnh nhất đến ý định khởi nghiệp của sinh viên

1.2.3 Khoảng trống nghiên cứu

Thực tế đã có rất nhiều nghiên cứu khác nhau về ý định khởi nghiệp

cũng như các nhân tố ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trong

các bối cảnh khác nhau Tuy nhiên các nghiên cứu vẫn tồn tại một số hạn chế,chưa có bat kỳ một nghiên cứu nao có thé bao quát toàn bộ các vấn đề hay

nghiên cứu được tất cả các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến ý định khởi

II

Trang 21

nghiệp theo mong muốn của tác giả Do đó vẫn có những khoảng trống trongnghiên cứu trước đây là tiền đề cho nghiên cứu này và các nghiên cứu kháctrong tương lai Một số khoảng trống có thé dé cập đến như:

Thứ nhất, hầu hết các nghiên cứu đều sử dụng phương pháp nghiên cứu

định lượng dé điều tra, đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến ý định khởi

nghiệp thông qua các phần mềm, công cụ khác nhau Đây là phương pháp phôbiến cũng như mang lại kết quả chính xác cao dựa trên các con số chứng minhcho kết quả Tuy nhiên phương pháp định lượng cũng mang lại hạn chế khikết quả chỉ được thê hiện thông qua con số mà không lý giải được tại sao cácnhân tố nay lại ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp Muốn biết được nguyênnhân, tác giả cần dựa trên thông tin thu thập được từ các tài liệu cũng như từkết quả do người tham gia khảo sát cung cấp

Thứ hai, các nghiên cứu thường áp dụng trên mẫu nhỏ (dưới 1000người) do đó tính chất bao phủ của nghiên cứu chưa cao và bi hạn chế vềkhông gian, thời gian và đối tượng tham gia Do đó các nghiên cứu này chưaphản ánh được hết các đối tượng hướng đến của nghiên cứu có đảm bảo giống

nhau hay không.

1.3.Co sé lý thuyết và gia thuyết nghiên cứu

1.3.1 Cơ sở lý thuyết

Sinh viên đại học đại diện cho những người đóng góp trong tương lai

cho nên kinh tế của bat kỳ quốc gia nào Trong khi có nhiều nghiên cứu tiền

lệ điều tra ý định khởi nghiệp của các doanh nhân hiện tại, nghiên cứu thực

nghiệm về ý định kinh doanh giữa sinh viên đại học là không đủ, đặc biệt là

ở các nước đang phát triển như Việt Nam

Trong các tài liệu, lý thuyết về hành động hợp lý (TRA) là một trong những lý thuyết hành vi con người cá nhân nổi tiếng nhất TRA quy định mối

quan hệ giữa hành vi của con người với ý định, thái độ và niềm tin của họ.Mặc dù TRA được sử dụng rộng rãi dé giải thích sự chấp nhận công nghệ quy

mô lớn, nhưng nó vẫn chứa những sai sót và cần được cải thiện, đặc biệt là

12

Trang 22

khi lựa chọn mục tiêu nghiên cứu (Sheppard et al., 1988) AJzen đã mở rộng

TRA thành cái mà ông gọi là lý thuyết về hành vi có kế hoạch (TPB), trong

đó ý định hành vi được giả thuyết là yếu tố dự đoán có ảnh hưởng nhất bằngcách xác định mức độ sẵn sàng của mọi người để thực hiện một hành vi(Fishbein & Ajzen, 1975) Thái độ đối với hành vi, chuân mực chủ quan vànhận thức kiểm soát hành vi là tất cả các yếu tô có thé ảnh hưởng đến ý địnhhành vi của một người Trong nghiên cứu này, TPB là cơ sở lý thuyết chính

để hình thành nên mô hình nghiên cứu, bên cạnh các lý thuyết và nhân tố

khác.

Chuân mực chủ quan

Nhận thức

kiểm soát

hành vi

Hình 1.1 Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)

(Nguôn: Fishbein & Ajzen, 1975)

1.3.2 Giả thuyết nghiên cứu

(1) Tác động của các yếu tố trong lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB)

đến ý định khởi nghiệp

Theo Veciana et al (2005), thái độ (AT) đề cập đến mức độ mà mộtngười có đánh giá thuận lợi hoặc không thuận lợi về các hành vi Nhiều nghiêncứu đã cho thấy thái độ cá nhân có ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh

13

Trang 23

viên Krueger và cộng sự (2000), cho rằng thái độ mô tả sự đánh giá một cách

có hệ thống tích cực hoặc tiêu cực đến một đối tượng cụ thể nào đó Nó thé

hiện cách đánh giá của người đó về đối tượng và so sánh với các đối tượngkhác dựa trên suy nghĩ (nhận thức), niềm tin (các giá trị) và cảm xúc của cá

nhân đối với sự vật (Hoyer va MacInnis, 2004) Boissin và cộng sự (2009),

khi kiểm định và so sánh ở hai thị trường Mỹ và Pháp cho thấy “thái độ hướngđến khởi nghiệp” và “đánh giá hiệu quả bản thân” đều tác động tích cực đến

“ý định khởi nghiệp” của sinh viên.

Thứ hai, các chuẩn mực chủ quan (SN) hay còn gọi là ảnh hưởng xãhội trong TPB đề cập đến mức độ nhận thức về áp lực xã hội để thực hiệnhoặc không thực hiện hành vi Azjen (1975) mô tả chuẩn chủ quan là “áp lực

xã hội được nhận thức dé tham gia hoặc không tham gia vào hành vi” Chuẩn

mực chủ quan và chuẩn mực xã hội đã được sử dụng thay thế cho nhau (Engle

at el., 2010) và là áp lực xã hội từ ý kiến của cha mẹ, bạn bè, đối tác hoặc vai

trò quan trọng khác của cá nhân Alsos và cộng sự, (2006) nghiên cứu 252

học sinh trung học ở Nordland ở Na Uy và thu được kết quả cho thấy chuẩnmực chủ quan ảnh hưởng đến ý định kinh doanh Tuy nhiên, Linan và cộng

sự, (2005) phát hiện từ hai trường đại học Tây Ban Nha chứng minh khác.

Với ảnh hưởng của truyền thống Nho giáo trong xã hội như tại Việt Nam với

đặc điểm về văn hóa tập thé, các cá nhân thường xem xét ý kiến của ngườixung quanh trước khi hành động (Nguyễn Quốc Nghi và cộng sự, 2016) nênảnh hưởng xã hội có thé anh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên Vìvậy, trong nghiên cứu này, chúng tôi đưa chuẩn chủ quan vào làm yếu tố dự

đoán trong mô hình nghiên cứu.

Bên cạnh đó, nhận thức kiểm soát hành vi đóng một phần quan trọng

trong (TPB) Theo lý thuyết này, các nguồn lực và cơ hội có sẵn cho một

người phải ở một mức độ nào đó cho thấy khả năng đạt được thành tích hành

vi (Veciana et al 2005) Tuy nhiên, lợi ích tâm lý lớn hơn so với kiểm soát

thực tê là nhận thức vê kiêm soát hành vi và tác động của nó đôi với ý định

14

Trang 24

và hành động Nhận thức kiểm soát hành vi được định nghĩa là nhận thức củamọi người về dé dang hay khó khăn trong việc thực hiện hành vi quan tâm(Veciana et al 2005) Các tiền đề của nhận thức kiểm soát hành vi là niềm tinkiểm soát Những điều khiển này niềm tin có thể dựa một phần vào kinh

nghiệm trong quá khứ với hành vi, nhưng chúng sẽ thường cũng bị ảnh hưởng

bởi kinh nghiệm của người quen và bạn bè, và bởi các yêu tô khác làm tănghoặc giảm khó khăn nhận thức được khi thực hiện hành vi đang được đề cập(Veciana et al 2005) Shapero (1984) nhấn mạnh nhận thức của các doanhnhân tiềm năng về sự sẵn có của hỗ trợ tài chính, các yếu tố khác như sự sẵn

có của lời khuyên, tư van và giáo dục kỹ thuật có liên quan điều đó sẽ tạo điều

kiện cho các công ty khởi nghiệp Theo Maes và cộng sự (2014), nhận thức

kiểm soát hành vi liên quan đến khả năng cá nhân của một người, ví dụ như

có sự tự tin dé tham gia vào kinh doanh Mumtaz và cộng sự (2012), cũng chothấy nhận thức kiểm soát hành vi có mối quan hệ tích cực với ý định khởi

nghiệp.

Dựa vào các lập luận ở trên, nghiên cứu này nhận thấy các yếu tố sau

có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp nói chung:

- Thái độ khởi nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp

của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

- Chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp

của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

- Nhận thức kiểm soát hành vi có anh hưởng tích cực đến y định khởi

nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

(2) Nhận thức về rủi ro

Một số nhà nghiên cứu yêu cầu rằng nhận thức rủi ro của các cá nhân

là một loại rủi ro đa chiều Nhận thức rủi ro là thuật ngữ như triển vọng cá

nhân của ai đó về sự đau khổ, mat mát khi theo đuôi một mục tiêu được dé ra.Chưa có nhiều nghiên cứu về ảnh hưởng của nhận thức rủi ro đối với ý địnhkhởi nghiệp tuy nhiên tại một số nghiên cứu khác, các nhà nghiên cứu đã đề

15

Trang 25

cập và xem xét đến khía cạnh này Cụ thể, nghiên cứu của Jacoby và Kaplan

(1972); Roselius (1971); Roboff và Charles (1998) nhận ra rằng các cá nhân

có kiến thức yêu về rủi ro ngân hàng trực tuyến trong khi họ lưu tâm đếnnhững nguy hiểm Nói chính xác hơn, quyền riêng tư và bảo mật là trở ngại

đáng ké cho việc áp dụng ngân hàng trực tuyến tại uc (Sathye, 1999) Khái

niệm về nhận thức rủi ro của cá nhân đã được sử dụng rộng rãi trong việc sửdụng các thiết bị CNTT và đã được chứng minh là có tác động đến ý định của

khách hàng (Grabner Krauter, & Faullant, 2008).

Do đó, nghiên cứu có cơ sở tin rằng nhận thức về rủi ro có ảnh hưởng

đến ý định khởi nghiệp

- Nhận thức về rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp

(3)Nhận thức về sự thành côngNhận thức về sự thành công được định nghĩa là nhận thức của cá nhân

về tiềm năng mà một công nghệ hay hoạt động mang lại khi sử dụng hoặc

thực hiện Nhiều nghiên cứu được thực hiện chứng minh rằng, nhận thức về

sự thành công có tác động tích cực đến ý định như ý định của người sử dụng

các dich vụ công nghệ thông tin theo nghiên cứu cua Benlian va Hess (2011), Lee và cộng sự (2009), Farivar và Yuan (2014), Ryu (2018) Abramova và

Bohme (2016) đã chứng minh nhận thức về sự thành công có tác động tíchcực đến ý định sử dụng Bitcoin của người dùng Từ các nghiên cứu trên, giả

đưa ra nhận định sau:

- Nhận thức về sự thành công có ảnh hưởng tích cực đến ÿ định khởi

nghiệp.

(4) Tính cách cá nhân

Đặc điểm tính cách là những đặc điểm lâu dài, có thể dự đoán được của

hành vi cá nhân giải thích sự khác biệt trong hành động của cá nhân trong các

tình huống tương tự (Llewellyn và Wilson, 2003) Các đặc điểm tính cách cóthé bị ảnh hưởng bởi kiến thức cá nhân, giá tri/niém tin, nhận thức và kinh

nghiệm độc đáo, ngâm và chủ quan của cá nhân mà không dê sao chép (Kor

16

Trang 26

et al., 2007) Đặc điểm tính cách của một cá nhân có thé đóng vai trò là chấtxúc tác ảnh hưởng đến nhận thức về rủi ro của cá nhân trong quá trình ra quyết

định (Chaucin và cộng sự, 2007; Naffziger va cộng sự, 1994; Rauch và Frese,

2007) Tính cách chủ động đã được phát hiện là một yếu tố dự báo quan trọng,đặc biệt là ý định khởi nghiệp kinh doanh, nhưng ảnh hưởng giảm dần theo

thời gian khi công việc kinh doanh trưởng thành (Crant, 1996; Frank và cộng

sự, 2007).

Nghiên cứu này dựa trên cơ sở kết luận từ nghiên cứu của Driesen &

Zwart (2006), Shane và cộng sự (2003), Ghasemi và cộng sự (2011), Phan

Anh Tú và Nguyễn Thanh Sơn (2015) và các nghiên cứu khác để tiếp tụckhang định lại về tác động yếu tố tính cách cá nhân đến ý định khởi nghiệpcủa sinh viên trên địa bàn thành phó Hà Nội Do đó, tác giả đưa ra nhận định

sau:

- Tinh cách cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến ÿ định khởi nghiệp của

sinh viên trên địa bàn Hà Nội

17

Trang 27

Chuan muc chu quan (SN)

Trang 28

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG CỦA HOẠT ĐỘNG KHỞI NGHIỆP

2.1 Thực trạng khởi nghiệp tại Việt Nam

Theo kinh nghiệm từ các nghiên cứu ở những quốc gia thành công trên

thế giới, đa số đối tượng tham gia khởi nghiệp đều là các bạn trẻ, chủ yếu là

sinh viên tại các trường đại học, cao đăng Tuy nhiên, ở các quốc gia đangphát triển như Việt Nam, tỷ lệ các startup hay sinh viên khởi nghiệp lại rất

thấp Không phủ nhận một nhóm sinh viên có đam mê lớn với khởi nghiệp

tuy nhiên dé thực hiện thành hành động thì họ vẫn còn nhiều rào cản cần vượt

qua Khởi nghiệp kinh doanh tại Việt Nam mới chỉ sôi động và được quan

tâm trong những năm gan đây, nhất là giai đoạn 2013 — 2017 còn trước đó tỷ

lệ khởi nghiệp có phần ảm đạm với số lượng ít Kết quả về sự gia tăng củakhởi nghiệp được thể hiện rõ thông qua con số về tỷ lệ các hoạt động kinhdoanh ở giai đoạn khởi sự - TEA Vào năm 2017, thống kê cho thấy chỉ sốTEA đạt 23,3%, cao hơn so với 6 liệu các năm trước đây

2013 2014 2015 2016 2017

Hình 2.1 Tỷ lệ các hoạt động kinh doanh ở giai đoạn khởi sự

(Nguồn: Báo cáo Chi số khởi nghiệp Việt Nam 2017/2018, Phòng Thương

mại và công nghiệp Việt Nam)

Tại Việt Nam, các startup phát triển đa dạng trong các lĩnh vực khácnhau như công nghệ, sản xuất, dịch vu, va thời gian gần đây đều gan liềnvới sự phát triển của nên tảng kỹ thuật số trong thời đại công nghệ 4.0 Xác

19

Trang 29

định trường đại học là một thành tố quan trọng của hệ sinh thái khởi nghiệpvới nhiều tiềm năng, dé thúc đây hoạt động khởi nghiệp tại Việt Nam pháttriển, năm 2017, Chính phủ đã ban hành Quyết định 1665/QĐ-TTg ngày30/10/2017 về việc phê duyệt Đề án “Hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp

đến năm 2025” Nhà nước đã dé ra mục tiêu cụ thé đến năm 2020 có 100%

các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đăng và trường trung cấp có

kế hoạch triển khai công tác hỗ trợ học sinh, sinh viên khởi nghiệp Đây cũng

là lý do môn học khởi nghiệp đã được ứng dụng rộng rãi vào chương trình

dao tạo của các cơ sở giáo dục Tuy nhiên trong một thời gian ngăn, thực trạng

hoạt động khởi nghiệp của sinh viên các trường đại học tại Việt Nam chưa

thực sự hiệu quả Theo số liệu thống kê mới đây do Phòng Thương mại và

Công nghiệp Việt Nam (VCCT) thông kê trong Chương trình Khởi nghiệp cho

thấy có đến 66,6% sinh viên Việt Nam hiện nay biết đến các hoạt động khởinghiệp; 62% sinh viên tham gia khảo sát cho rằng các hoạt động khởi nghiệphiện chủ yếu mang tính phong trào và chưa mang lại hiệu quả như mong đợicho những người tham gia khởi nghiệp Để khởi nghiệp và có cơ hội khởinghiệp thành công, những người quyết định khởi nghiệp cần sự hỗ trợ về kiếnthức thực tế từ bậc trung học phổ thông đến đại học Hơn nữa họ cần được hỗtrợ về kỹ năng, ứng dụng và trải nghiệm thực tế chứ không đơn thuần là mộtmôn học lý thuyết thông thường

Thực tế, nhiều nghiên cứu cho thấy mặc dù Việt Nam là thị trường tiềmnăng dé khởi nghiệp với nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng có không ítthách thức đối với các cá nhân, startup khởi nghiệp kinh doanh, đặc biệt khinên kinh tế dang phát trién mạnh mẽ cùng quá trình hội nhập đa quốc gia Môi

trường kinh doanh nói chung và môi trường khởi nghiệp của sinh viên Việt

Nam nói riêng có nhiều chuyền biến sau khi chúng ta gia nhập WTO Bên

cạnh những lợi thế của việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, các doanhnghiệp cũng gặp phải sức ép cạnh tranh ngày càng gay gắt Theo báo cáo củaNgân hàng Thế giới về môi trường kinh doanh toàn cầu năm 2020, Việt Nam

20

Trang 30

đạt 69,8 diém/100 điểm và xếp thứ 70 trên tổng số 190 nền kinh tế được đánhgiá, xếp vị trí thứ 5 trong khu vực Đông Nam Á Có thể nhận thấy môi trườngkinh doanh của Việt Nam đã có sự cải thiện đáng kể, tuy nhiên chỉ số về khởi

sự kinh doanh chỉ xếp thứ 115 trong tổng số 190 nên kinh tế được đánh giá.Theo Doing Business 2020, khởi sự kinh doanh ở Việt Nam sẽ phải qua tổng

số 8 thủ tục, với khoảng thời gian 16 ngày dé thực hiện các quy trình Hàngnăm có rất nhiêu cuộc thi về ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp được Bộ Giáo dục

va Dao tạo kết hợp với các trường đại học, cao dang t6 chức Tuy nhiên, vẫn

còn khoảng dài từ ý tưởng đến hiện thực, tỷ lệ thành công của các startup còn

thấp

2.2 Thực trạng khởi nghiệp tại Hà Nội

Đề kích thích hoạt động khởi nghiệp, chính sách của Nhà nước đóng

vai trò vô cùng quan trọng quyết định trong việc tạo môi trường kích thích

những ý định tích cực và thúc day chúng trở thành hành động khởi nghiép.Bat cứ hoạt động nào cũng phải gắn liền với các chính sách pháp luật, kinh tế

vi mô, vĩ mô, các yêu tố xã hội hoặc công nghệ Sự ảnh hưởng của các yếu tốnày ít nhiều tác động đến kết quả khởi nghiệp

Hiện nay, nhằm thúc đây hoạt động khởi nghiệp của sinh viên phát

triển, các trường đại học, cao đăng trên địa bàn Hà Nội đã và đang nỗ lực xây

dựng các chương trình nhằm ươm mam, hỗ trợ hoạt động khởi nghiệp của

sinh viên trẻ Các chương trình này vừa nhằm mục đích giúp sinh viên làm

quen với quá trình khởi nghiệp, xác định rủi ro và cơ hội có thể xảy ra, vừa

giúp sinh viên hình thành các kỹ năng phục vụ cho quá trình khởi nghiệp Cụ

thé, trong năm 2020, Doan Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh thành phố HàNội đã hỗ trợ, đồng hành cùng nhiều ý tưởng, mô hình lập nghiệp, khởi nghiệp

có giá trị ứng dụng thực tiễn như: Ý tưởng khởi nghiệp “xe máy chữa cháy

rừng”, "gạch lát hè đường từ nylon rác thải", mô hình “đèn chiếu sáng thôngminh dung năng lượng mặt trời”, mô hình “green life - đổi rác lấy quà”, vật

liệu xanh GPN, mô hình phân loại rác tại nguôn hạn chê rác thải nhựa, mô

21

Trang 31

hình thiết bị lọc không khí tự chế Theo nghiên cứu của Hoàng Thị Huyền,Nguyễn Thị Cúc, Ngô Châu Bình Dương (2021), kết quả khởi nghiệp của sinhviên trên địa bàn thành phố Hà Nội có thể thấy đang ở mức khá khả quan, sinhviên có thái độ tốt đối với việc khởi nghiệp, hoạt động kinh doanh Có 33,94%

sinh viên tham gia khảo sát cho biết bản thân tự đưa ra quyết định khởi nghiệp

kinh doanh sau khi tốt nhiệp Có 51,25% sinh viên tham gia khảo sát trả lờicảm thay hứng thú với việc khởi nghiệp

Nhìn chung, sinh viên trên địa bàn Hà Nội có nhiều sự tự tin, kỹ năng

và môi trường tốt hơn dé tạo ra thành công nhất định so với sinh viên tại các

tỉnh thành phố khác Đặc biệt, trong điều kiện công nghệ thông tin ngày càngphát triển, các bạn trẻ có thể quảng bá sản phẩm của mình đến người tiêu dùngthông qua nhiều phương thức khác nhau như facebook, zalo, Các doanhnhân trẻ Hà Nội có cơ hội khá thuận lợi trong việc huy động vốn từ gia đìnhhoặc có sẵn nguồn vốn Sự hỗ trợ từ bạn bè (36,75%), gia đình (24,54%) vàNhà trường (29,49%) là một trong những điều kiện thuận lợi góp phần thúcđây khởi nghiệp sinh viên

2.3 Đánh giá chung về cơ hội và thách thức của việc khởi nghiệp của sinhviên trên địa bàn thành phố Hà Nội

a Cơ hội

Thứ nhất, nhận được sự hỗ trợ của Nhà nước và Chính phủ thông quacác đề án thúc đây khởi nghiệp ở sinh viên như Đề án hỗ trợ sinh viên khởinghiệp đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án này là tiền

đề cũng như cơ hội tốt cho các sinh viên, đặc biệt là sinh viên trên địa bànthành phố Hà Nội - nơi tập trung các doanh nghiệp, tổ chức phát triển, thu

hút được nhiều nguồn vốn đầu tư và cũng là nơi có các điều kiện phát triển

kinh tế, văn hóa, xã hội được ưu tiên hàng đầu

Thứ hai, để thúc đây ý định khởi nghiệp đối với các sinh viên trên cảnước, đặc biệt tại thành phố lớn như Ha Nội, hang năm có rất nhiêu cuộc thi

về ý tưởng sáng tạo khởi nghiệp được Bộ Giáo dục và Đào tạo kết hợp với

22

Trang 32

các Trường Đại học, Cao đăng tổ chức Các cuộc thi sáng tạo khởi nghiệpnhằm thu hút sinh viên tham gia, từ đó rèn luyện các kỹ năng, nuôi dưỡngniềm đam mê ý chí và tạo sân chơi để các sinh viên có ý định khởi nghiệpđược học hỏi, cọ xát và phát triển bản thân Điển hình một số cuộc thi có thé

kê đến như: học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp, Techfest hang năm

Thứ ba, sinh viên là thời điểm bản lề đề khai thác tốt nhất và tối đa mọinguồn lực đổi mới và sáng tạo Đây chính là cơ hội cho các sinh viên pháttriển khởi nghiệp bởi lẽ, sinh viên có lợi thé là sức trẻ, không ngại khó và sẵnsàng “làm lại” nếu có thất bại Sinh viên không bị áp lực về gánh nặng giađình hoặc tài chính nên dễ dàng chấp nhận rủi ro Có thể nói trong các giai

đoạn của một đời người, giai đoạn sinh viên là thời kỳ nhiệt huyết nhất, dồi

dao sức khỏe và tinh thần nhất, dám nghĩ dám làm Quan trọng hơn cả, dù cóthất bại thì sinh viên cũng học được những kinh nghiệm, kiến thức quý giácho tương lai, và vẫn có rất nhiều cơ hội để bắt đầu lại

Thứ ba, các trường đại học, cao đăng tại Hà Nội đều nằm trong nhữngtrường Top đầu của cả nước Tại các ngôi trường nay, sinh viên được cungcấp những kiến thức mới nhất và chất lượng nhất từ các chuyên gia, giáo sư,nhà giáo hàng đầu Việt Nam về giảng dạy Các chương trình khởi nghệp do

nhà trường xây dựng thông qua môn học Khởi nghiệp cũng là cơ hội cho sinh

viên được trải nghiệm thực tế trước khi bắt đầu một dự án kinh doanh mới

Có rất nhiều mô hình kinh doanh được nảy sinh từ nhu cầu học tập, cá nhân

của sinh viên hoặc phục vụ cộng đồng xã hội Trường học thực sự là môi

trường tốt sẽ giúp ích cho rất nhiều bạn sinh viên Theo Phó giáo sư HuỳnhQuyết Thắng — Phó Hiệu trưởng Bách khoa Hà Nội cho răng “Trường Dai

học là cái nôi va là nơi tạo đà dé các sinh viên khởi nghiệp tốt nhất Sự đồng hành của các thầy cô giáo và các bạn sinh viên đồng chí hướng sẽ tạo điều

kiện thuận lợi hơn cho các em biến những ý tưởng ban đầu thành những dự

án khởi nghiệp kha thi”.

b Thách thức

23

Trang 33

Bên cạnh những cơ hội đạt được, quá trình khởi nghiệp của sinh viên

cũng gặp không ít khó khăn, thách thức cần phải đối mặt và trải qua, đặc biệt

là gia đoạn vừa thiếu kiến thức, kinh nghiệm, kỹ năng, lại vừa không có sựđảm bảo chắc chan về tài chính Một số thách thức có thé dé cập đến đối vớisinh viên khi khởi nghiệp bao gồm:

Thứ nhất, sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ sẽ tác động đến quátrình sáng tạo ý tưởng của sinh viên Nếu quá phụ thuộc và bị ảnh hưởng bởicông nghệ, sự sao chép dễ dàng xảy ra mà không mang lại hiệu quả Ví dụ cóthể thấy rất nhiều sinh viên khởi nghiệp với các quán trà sữa, kem, quán ănvặt hay một mô hình thường thấy trên thị trường đã và đang phát triển bởi các

cá nhân, tổ chức khác Điều này là do các sinh viên đang khởi nghiệp theo sựphát triển của các sản phẩm, dịch vụ xu hướng được thị trường ưa chuộng.Điều này dẫn đến vòng đời của dự án khởi nghiệp bị rút ngắn, không có sựsáng tao dé phát triển cái mới, giảm năng lực cạnh tranh

Thứ hai, sự hạn chế về nguồn vốn đối với các cá nhân, dự án khởi

nghiệp kinh doanh Trong khi đó khi công nghệ và dịch vụ càng phát triển, thịhiếu của khách hang gia tăng thì nguồn vốn cần có dé đầu tư khởi nghiệp cũngtăng theo nhằm đáp ứng nhu cau của thị trường Tat cả mọi dự định, kế hoạch

đều không thé hiện thực hóa nếu không có vốn hoặc thiếu vốn Tuy nhiên việc

tìm kiếm nguồn vốn đầu tư đối với các cá nhân khởi nghiệp là rất khó, trừtrường hợp dự án khả thi, cá nhân thê hiện được sự xuất sắc của bản thân mới

có thé may mắn tìm kiếm được nhà đầu tư Theo thống kê năm 2018, đã có

92 thương vu đầu tư với tổng số vốn là 889 triệu USD Trong đó có10 giao

dich lớn đạt tới 734 triệu USD Ví dụ: Yeahl dat 100 triệu USD, Sendo 51 triệu USD, Topica 50 triệu USD cùng 7 thương vụ khác có giá tri trên 30 triệu

USD Như vậy, lượng vốn đồ vào startup Việt đã tăng 3 lần trong năm qua

khi năm 2017 Việt Nam cũng tiếp nhận 92 thương vụ đầu tư vào startupnhưng tổng số vốn chỉ hơn 291 triệu USD

24

Trang 34

Tình hình dau tư vào các startup

Nguồn: Báo cáo thường niên về tình hình dau tư vào startup

Việt Nam năm 2018

Tuy nhiên đây là kết quả đầu tư đối với các doanh nghiệp, dự án có tiềm năng và là bất khả thi đối với các cá nhân còn đang là sinh viên trên ghế

nhà trường Nguồn vốn mà họ có thê huy động được chủ yếu từ gia đình, bạn

bè, người thân với sự tin tưởng vô điều kiện

Thứ ba, thách thức đối với sinh viên khi bắt đầu khởi nghiệp chính là

kinh nghiệm và năng lực của bản thân Dù là một người được đánh giá rất giỏithì họ cũng không tránh được những sai lầm hay vấp ngã, họ cũng luôn học

hỏi không ngừng dé tích lũy kinh nghiệm, rút ra các sai lầm dé tránh Cho nên kinh nghiệm là thứ rất quan trọng và cần thiết cho sự khởi nghiệp của bất cứ

ai Kinh nghiệm này có thé do bản thân trải nghiệm, cũng có thé tích lũy từ

những người đã trải qua và thành công.

25

Trang 35

Thứ tư là thách thức liên quan đến uy tín của các sản pham, dịch vụ donhững người trẻ khởi nghiệp cung cấp Làm thế nào đề khách hàng tin tưởng

sử dung các sản pham, dịch vụ này? Lam thé nao dé phá vỡ rào cản trong tâm

lý của khách hàng Có thé ý tưởng rất sáng tạo và chứa đựng những kỳ vọng

của người sáng lập nhưng để hiện thực hóa ý tưởng và có hiệu quả là một

thách thức lớn mà sinh viên khởi nghiệp cần đối mặt Nếu quá mới, kháchhàng có thé không đón nhận, nếu tương tự với các đơn vị trên thị trường lại

không có sự đột phá khác biệt, không tạo ra được khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp mình.

Thứ năm, hạn chế về các kiến thức liên quan đến thị trường, chính trị

-pháp luật Giới trẻ sinh viên là những người ít được trải nghiệm nên chưa có

khả năng nhạy bén về việc năm bắt các cơ hội kinh doanh; dự báo, phân tíchmôi trường kinh doanh Kiến thức về pháp luật, chính sách của Nhà nước cũng

là một điểm còn hạn chế đối khi ít người quan tâm tìm hiểu cho đến khi có va

chạm với các vân đê này.

26

Trang 36

CHƯƠNG 3 PHƯƠNG PHÁP VA KET QUÁ NGHIÊN CỨU Sau khi thực hiện khảo sát đối với 50 cá nhân là sinh viên thuộc trường

Đại học Quốc gia Hà Nội — đại diện cho các sinh viên trên dia bàn thành phố

Hà Nội nói chung, nghiên cứu đã xác định được các nhân tố có tác động đến

ý định khởi nghiệp của sinh viên trên dia bàn thành phố Hà Nội và nhân tốkhông có tác động đến ý định khởi nghiệp Mặc dù nghiên cứu chưa đi sâuvào xác định chính xác mức độ ảnh hưởng của các nhân tố nhưng phần nàoxác định được một cách tương đối mức độ ảnh hưởng của các yếu tố theo

đánh giá ước lượng của người tham gia khảo sát Trong chương này, nghiên

cứu đưa ra những thông tin chung nhất về các nội dung đã được tóm tắt và rút

gọn từ khảo sát.

3.1 Phương pháp nghiên cứu

Trong nghiên cứu này, bên cạnh các phương pháp thu thập dữ liệu thứ

cấp thông qua các tài liệu có sẵn, tổng hợp phân tích làm cơ sở xác định các

yếu tô trong nhiều nghiên cứu trước đây ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp

nói chung; nghiên cứu đã tập trung sử dụng phương pháp nghiên cứu định

tính dé tìm hiểu, đánh giá và nhận diện các yếu tố chính tác động đến ý địnhkhởi nghiệp của sinh viên trên địa bản thành phố Hà Nội Theo Denzin vacộng sự (2005), nghiên cứu định tính là một trong các phương pháp phổ biến

nhất được sử dụng dé điều tra, nghién cuu trong nhiều lĩnh vực khác nhau từ truyền thống đến hiện đại Nghiên cứu định tính được các nhà nghiên cứu

khoa học sử dụng vì nó có ý nghĩa và vai trò sâu sắc trong việc xác định hiểubiết về hành vi con người và các yếu tô có thé ảnh hưởng đến những hành vinày Quy trình nghiên cứu được tiến thành theo đề xuất của Creswell (2014)

Sau khi tìm hiểu cơ sở lý thuyết và bối cảnh nghiên cứu (tại Việt Nam), nhóm

tác giả thiết kế một nghiên cứu định tính thông qua bảng câu hỏi phỏng vấnnhóm (chi tiết theo Phụ lục đi kèm) Do thời gian có hạn nên nghiên cứu đãđược triển khai thực hiện với 50 người Thực tế quá trình nghiên cứu, tác giả

27

Trang 37

đã gửi khảo sát cho nhiều người hơn nhưng sau cùng chỉ có thể thực hiện được

với 50 người theo kết quả được đề cập đến ở phần sau.

Nghiên cứu được thực hiện thông qua cách gửi đường dẫn Google Formcho từng cá nhân Bảng hỏi khảo sát bao gồm các nội dung sau:

Phần 1: Giới thiệu chung về tác giả và mục đích thực hiện nghiên cứu.

Phần 2: Nội dung khảo sát Trong phần này tác giả đưa ra một số câuhỏi về thông tin cá nhân của người tham gia khảo sát như ngành học, nămhọc, kinh nghiệm hay hiểu biết về khởi nghiệp, quá trình tiếp cận với hoạtđộng khởi nghiệp, Bên cạnh đó, tác gia di sâu vào các câu hỏi liên quan đếnquan điểm, nhận thức, đánh giá của cá nhân tham gia khảo sát về các nhân tốđược đưa ra trong mô hình nghiên cứu (bao gồm: thái độ đối với khởi nghiệp,ảnh hưởng xã hội, nhận thức kiểm soát hành vi, nhận thức rủi ro, nhận thức

về thành công và tinh cách cá nhân) Mỗi nhân t6 gồm nhiều câu hỏi khácnhau dé thu thập được nhiều thông tin nhất có thé liên quan đến dé tài nghiên

cứu và là cơ sở để làm rõ mục tiêu của nghiên cứu.

Phần 3: Kết thúc khảo sát với một số câu hỏi mở với mục đích tìm kiếmthêm một số thông tin có thể liên quan đến đề tài nghiên cứu

Quá trình khảo sát được tiến hành song song với việc thu thập dữ liệu

sơ cấp và nhận được sự đồng ý, ủng hộ của những người tham gia Hơn nữa

các câu hỏi trong quá trình khảo sát chủ yêu liên quan đến nhận định, quanđiểm của người tham gia, không đề cập đến các thông tin cá nhân riêng tư và

được đảm bảo bảo mật hoàn toàn, chỉ sử dụng cho mục đích nghiên cứu nên

không vi phạm nguyên tắc cá nhân riêng tư của mỗi người Dựa trên các thôngtin thu thập được, tác giả đã tổng hợp lại các thông tin nhằm xác nhận lại các

yếu tố đã được đề xuất tại Hình 1.1 Các yếu tố ảnh hưởng đến ý định khởi

nghiệp nói chung cũng ảnh hưởng đến ý định khởi nghiệp của sinh viên trênđịa bàn Hà Nội Do vậy, mô hình nghiên cứu được đề xuất như hình 3.1 vớicác giả thuyết như sau:

28

Trang 38

HI: Thái độ khởi nghiệp có ảnh hưởng tích cực đến ÿ định khởi nghiệp

cua sinh viên trên dia bàn Hà Nội.

H2: Chuẩn mực chủ quan có ảnh hưởng tích cực đến ÿ định khởi nghiệp

của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

H3: Nhận thức kiểm soát hành vi có ảnh hưởng tích cực đến y định khởi

nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

HẠ: Nhận thực rủi ro có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp

của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

H5: Nhận thức sự thành công có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi

nghiệp của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

Hồ: Tinh cách cá nhân có ảnh hưởng tích cực đến ý định khởi nghiệp

của sinh viên trên địa bàn Hà Nội.

Thông tin về nhân khẩu học thu được sau khi thực hiện phỏng vẫn đượcthống kê và thể hiện chi tiết trong Bảng 3.1

29

Trang 39

Bảng 3.1 Thống kê nhân khẩu học

Các ngành liên quan đến kinh tế 24 48

Ky thuật, công nghệ, xây dựng 14 28

Quá trình khởi nghiệp

Chưa tham gia khởi nghiệp bao giờ 42 84

Da tung khoi nghiép 4 8

Đang thực hiện dự án khởi nghiệp 4 8

Được đào tạo về khởi nghiệp trong chương trình

Đã được học 32 64

Chưa được học 18 36

N=50

(Nguồn: Tổng hợp từ tác giả)

Theo kết quả khảo sát thu được từ Bảng 2.1, trong số 50 người tham

gia khảo sát có đến 34 người là nam (chiếm 68%), 16 người là sinh viên nữ

(chiếm tỷ lệ 32%) Hiện nay chương trình giáo dục tại các trường đại học trênđịa bàn Hà Nội hướng đến rất nhiều ngành nghè khác nhau, tuy nhiên nghiêncứu phân loại ra làm ba nhóm chính bao gồm nhóm các ngành liên quan đếnkinh tế với 24 người (tương đương 48%), ngóm các ngành kỹ thuật, công nghệ

30

Trang 40

và xây dựng có 14 người (tương đương với 28%) và các nhóm ngành còn lại

có 12 người (chiếm 24% những người tham gia) Chủ yếu sinh viên tham giaphỏng van là các sinh viên dang học năm cuối với 28 người (chiếm 56%), có

10 người là sinh viên năm ba (20%), số còn lại là sinh viên năm nhất và nămhai Đa số những người tham gia phỏng vấn cho biết họ chưa khởi nghiệp baogiờ (42 người, chiếm 84%), có 4 người đã từng khởi nghiệp và 4 người dangthực hiện dự án khởi nghiệp (chiếm 8%) Mặc dù chính sách day mạnh hoạt

động hướng nghiệp, khởi nghiệp cho sinh viên được Nhà nước đặc biệt quan

tâm tuy nhiên trong số 50 người được phỏng vấn thì 32 người cho biết đãđược học các môn học liên quan đến khởi nghiệp (64%), còn lại 36% tương

đương với 18 người chưa được tiêp xúc với môn học này.

31

Ngày đăng: 01/12/2024, 03:36

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN