1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Khóa luận tốt nghiệp: Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

139 0 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 139
Dung lượng 67,18 MB

Nội dung

LỜI CAM ĐOANEm xin cam đoan đề tài khóa luận “Phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến chuyền đổi số của doanh nghiệp ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành phố Hà Nội” là một công trình nghiên

Trang 1

TRUONG ĐẠI HỌC KINH TEKHOA KINH TẾ CHÍNH TRỊ

KHÓA LUẬN TOT NGHIỆP _

Đề tài: CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN CHUYEN

DOI SO CUA DOANH NGHIEP NGANH NONG

Giảng Viên Hướng Dẫn: TS Hoàng Thị Hương

Sinh Viên Thực Hiện: Trần Thị Hậu

Mã Sinh Viên: 19050079

Hệ: Chính quy

Lớp: QHE-2019 Kinh tế CLC4

Hà Nội, 2023

Trang 2

TRUONG DAI HOC KINH TE KHOA KINH TE CHÍNH TRI

KHOA LUAN TOT NGHIEP

DE TAI:

CAC NHAN TO ANH HUONG DEN CHUYEN DOI SO CUA DOANH NGHIEP NGANH NONG NGHIEP TREN DIA BAN THANH PHO HA

NOI

Giảng Viên Hướng Dẫn: TS Hoàng Thị Hương

Sinh viên thực hiện: Trần Thị Hậu

Mã sinh viên: 19050079

Hệ: Chính quy

Lớp: QHE-2019 Kinh tế CLC 4

Hà Nội, 2023

Trang 3

LỜI CẢM ƠN

Lời đầu tiên, em xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất tới các Thầy Cô, tậpthé lãnh đạo, cán bộ, chuyên viên thuộc khoa Kinh tế chính trị Trường Đạihọc Kinh tế- ĐHQGHN đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho em trongsuốt quá trình thực hiện đề tài “Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chuyênđối số của doanh nghiệp ngành nông nghiệp trên địa ban Thành phô Hà Nội”

Đặc biệt, em xin được bay tỏ lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới

TS Hoàng Thị Hương — Giảng viên hướng dẫn đã nhiệt tình hướng dẫn, góp

ý, cho nhận xét, lời khuyên và tạo điều kiện thuận lợi dé em được hoàn thành

đề tài này

Bên cạnh đó, em/minh/chi xin cam ơn sự hợp tac của những người đã bỏ

chút thời gian quý báu của mình dé thực hiện khảo sát, giúp em/minh/chi có

nguồn số liệu day đủ và khách quan nhất cho quá trình thực hiện đề tài.

Do chưa có kinh nghiệm làm đề tài cũng như sự thiếu sót và hạn chế vềkiến thức, em kính mong nhận được các nhận xét, ý kiến đóng góp, phê bình

từ phía các Thay, Cô dé bài nghiên cứu được hoàn thiện hon

Em xin chân thành cảm ơn!

Hà Nội, tháng 10 năm 2023

Sinh viên thực hiện khóa luận

Hậu

Trần Thị Hậu

Trang 4

LỜI CAM ĐOAN

Em xin cam đoan đề tài khóa luận “Phân tích các nhân tô ảnh hưởng đến

chuyền đổi số của doanh nghiệp ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành phố

Hà Nội” là một công trình nghiên cứu của em, ngoài ra không có bất cứ sự

sao chép của người khác.

Đề tài, nội dung báo cáo là nghiên cứu mà em đã nỗ lực nghiên cứutrong quá trình học tập tại Trường Đại học Kinh tế- Đại học Quốc gia Hà Nội

với sự hướng dẫn từ Giảng viên TS Hoàng Thị Hương

Các số liệu khảo sát, kết quả trình bày trong khóa luận là hoàn toàn trung

thực và chưa được sử dụng trong bất kì công trình nghiên cứu nào khác Emxin chịu hoàn toan trách nhiệm va kỷ luật của nhà trường dé ra nếu có van đề

xảy ra.

Sinh viên thực hiện khóa luận

Hậu

Trần Thị Hậu

Trang 5

MỤC LỤC

09009 10077 .).).) 1

09099 /6.99077 5Š ).) 20/0/9015 - 3

DANH MỤC CÁC HINH - 2° 2s ©s£©s£©Ss+sEssErserserseessesserse 8

DANH MỤC BIEU ĐÖ 2 <2 5 5° 5£ se se EseEsEseEsesseseEsesersersee 9

DANH MỤC CAC BẢNG - sec s<©ssseEseEssEsserserserserserserssee 10

379095710005 — 12

1 Tính cấp thiết của đề tài -¿- 2-52 Se tt EEE11211211 01121111 1111k 12

2 Mục tiêu nghiên CỨU - - c6 3221831183113 11111 1 1 EkErkkrrvre 14

3 Cate hoi NGhIEN 0 15

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - ¿2 +2 +£++£+££+£++zxezxzzzxees 15(Cu vo 0n ẽn ăraa3< l6

CHUONG I: TONG QUAN VE CHUYEN DOI SO VA CÁC NHÂN TO

ANH HUONG DEN CHUYEN DOI SO CUA DOANH NGHIEP

NGANH NONG NGHIỆP TREN DIA BAN THÀNH PHO HÀ NỘI 17

1.1 Tổng quan về tinh hình nghiên cứu của dé tài - 2 5+: 17

1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài 171.1.1.1 Tổng quan các nghiên Cứu trong HƯỚC -52©52©5e5ceSs2 171.1.2 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài - 2s: 201.1.3 Kết quả nghiên cứu và khoảng trống cần nghiên cứu 23

1.2 Co SO LY Wan 24

1.2.1 Khái niệm về chuyền đổi số - 2-2 2 2 2+E+E+zEerEerkerxered 24

1.2.2 Quy trình chuyền đổi số của doanh nghiệp ngành nông nghiép 29

1.2.3 Khả năng chuyên đổi số và giải pháp cho chuyền đổi số của doanh

Trang 6

1.2.3.1 Khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp - 32

1.2.3.2 Giải pháp cho chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành nông

5/12/5070 -Ả 35

1.2.4 Kinh nghiệm ứng dụng IoT trong chuyền đổi số của doanh nghiệp

ngành nông nghiệp từ Israel -. c5 3+ E + E+EE+eeEseeeseersersrkerrke 37CHUONG 2: QUY TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 41

2.1 Quy trình nghién CỨU - << + E1 E119 vn ng ng ng ng 4I

2.2 Mô hình nghiên CỨU 2 + 2c 3+ 3E + E+VEEvEE+eEEeeEeekrererreerrrerrevre 43

2.3.

2.4.

2.5.

2.2.1 Một sô mô hình nghiên cứu về các nhân tô ảnh hưởng đên chuyên

2.2.2 Mô hình nghiên cứu dé xuất các nhân tố ảnh hưởng đến chuyên đôicủa doanh nghiệp ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội 48Xây dựng các giả thuyết nghiên cứu - 2-2 2+cz+£z+xzxezxerxerxees 49

2.3.1 Thang đo mức độ Lãnh đạo . 5 + +55 + ++£+seseeeeeesexrs 49

2.3.2 Thang đo mức độ Chiến lược chuyền đổi số của doanh nghiệp 50

2.3.3 Thang đo mức độ Năng lực nhân viên - - 55+ +5s+>+ 50 2.3.4 Thang đo mức độ Văn hóa doanh nghiỆp - «- 51

2.3.5 Thang do mức độ Nền tảng công nghệ - 2 252552552 52

2.3.6 Thang do mức độ Ap lực doanh nghiệp - 2 25+: 53

2.3.7 Chính sách hỗ trợ từ Chính phủ Error! Bookmark not defined.

2.3.8 Thang đo Khả năng chuyên đổi số của doanh nghiệp ngành nông

010109) dd Ả.< 54

Phương pháp thu thập số li@U c cecececessessessessessessessessessessessessseeseseeseses 542.4.1 Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp - 2-2 2 2+2 542.4.2 Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp - 2-2 ¿z2 562.4.3 Phương pháp chọn điểm và cỡ mẫu nghiên cứu .- 57

Phương pháp thu thập dữ liệu 6 55+ *+tE+t+evEeeeeeseeeree 58

Trang 7

2.6 Phương pháp xử lý và phân tích số liệu - 2 2 s2 2+2: 59

2.6.1 Thống kê mô tả - - 2 2 S£©S£+S£+EE£EE£EEEEEEEEEEEEEEEEEEEErkrrrrrrers 59

2.6.2 Phân tích độ tin cậy Cronbach’s Alpha - «-««+<«+++ 59

2.6.3 Phân tích nhân tố khám phá EFA (Exploratory Factor Analysis) 60

2.6.4 Phân tích tương quan P€arSON - +5 + + £+v+eeeersexss 61 2.6.5 Phân tích hồi quyy - 2-2522 £+E+EE£EE£EE+EEEEEEEEEEEEerkrrerrrers 62

2.6.6 Kiểm định giả thuyết nghiên cứu -¿©2cs+zxczxzezzeex 64

CHƯƠNG 3: PHAN TÍCH KET QUÁ NGHIÊN CỨU 66

3.1 Khái quát về tình hình chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành nông nghiệp trên dia bàn thành phố Hà Nội - 2 2 2 2+£2+£+£EzEezxezed 66 3.2 Các nhân tố ảnh hưởng đến chuyền đổi số của doanh nghiệp ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội -2- 2-2 ©2+22+2£+zzz+zeze: 70 3.2.1 Phân tích thống kê mô tả - 2 2 E+EE£E+E++EE2EzEzEzEerxered 70 3.2.2 Đánh giá thang do bằng hệ số tin cậy Cronbach’s Alpha 72

3.2.3 Kiểm định thang đo bang phân tích nhân tổ khám phá EFA 75

3.2.3.1 Kết quả phân tích EFA các biến độc lập -: 76

3.2.3.2 Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc -. - 79

3.2.4 Phân tích tương quan Pe€arSON 5+5 ss++£+sv+eeeeersexrs S1 3.2.5 Đánh giá sự phù hợp của mô hình theo R? và Durbin- Watson 84

3.2.6 Đánh giá sự phù hợp của mô hình dựa trên phân tích phương sai 9092.9017 .- 85

3.2.7 Kết qua phân tích hồi quy theo phương pháp Enter 85 3.3 Đánh giá các nhân tô ảnh hưởng đến chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội . 5: 89

3.3.1 Đánh giá nhân tố Lãnh dao Error! Bookmark not defined

Trang 8

3.3.2 Đánh giá nhân tố Chiến lược chuyền đổi sốError! Bookmark not

3.4 Thảo luận nghiên cứu và nhận xét chung - - +5 «+ +++ss>+sss2 9]

3.4.1 Thảo luận kết quả 2-2 ©5£©22+©E+£E££E£EE£EEEEEEEEEEEErErrrrrrrere 913.4.2 Nhận xét chung - + +1 3x31 9 1 911 911 11 1v vn net 93 3.4.2.1 Những mặt đã dat AUOC - 55 SE ksvEsseEssekeeeesse 93

3.4.2.2 Mat han ché va nguyên nhân han CHẾ 2S ccc E1 1t2E2ESEsrsrei 93

CHUONG 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHAP CHUYEN DOI SO CUA DOANH NGHIEP NGANH NONG NGHIEP TREN DIA BAN THANH );005:70 0077 2 ÒỎ 96

4.1 Định hướng trong việc chuyên đổi số của doanh nghiệp ngành nông

4.2.1 Giải pháp đối với Lãnh đạo tại các doanh nghiệp ngành nôngnghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2 2 22522222: 984.2.2 Giải pháp đối về Chiến lược chuyền đổi số tại các doanh nghiệpngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 100

4.2.3 Giải pháp nâng cao Năng lực nhân viên tại các doanh nghiệp ngành

nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 5-5: 103

Trang 9

4.2.4 Giải pháp cho Văn hóa doanh nghiệp tại các doanh nghiệp ngành

nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội - 2-2-5: 1044.2.5 Giải pháp về Nền tảng công nghệ tại các doanh nghiệp ngành nôngnghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội -2- ¿©2252 1064.2.6 Giải pháp đối với Áp lực doanh nghiệp tại các doanh nghiệp ngànhnông nghiệp trên dia bàn thành phố Hà Nội -5- 1074.3 Giới hạn của đề tài và hướng nghiên cứu tiếp theo - 108

Trang 10

DANH MỤC CÁC HÌNH

STT TÊN HÌNH

Hình 1.1 Quy trình chuyên đổi số doanh nghiệp

Hình 1.2 Sáu giải pháp cho chuyền đổi số của

doanh nghiệp ngành nông nghiệp

Hình 1.3 Ví dụ về mô hình bán hàng đa kênh

Hình 2.1 Tóm tắt quy trình nghiên cứu

Hình 2.2 Mô hình nghiên cứu chuyền đổi số thành

công của doanh nghiệp

Hình 2.3 Mô hình đề xuất các nhân tố ảnh hưởng

đến chuyền đổi số của doanh nghiệp

ngành nông nghiệp trên địa bàn Thành

phó Hà Nội

Hình 3.1 Biểu đồ tần số của phần dư chuẩn hóa

Hình 3.2 Biéu đồ tan số P-P-Plot về phân phối

chuẩn phần dư

Hình 3.3 Biểu đồ tần số Scatter plot về phân phối

chuẩn phần dư

Trang 11

DANH MỤC BIEU DO

STT Tên biểu đồ

Biểu đồ 3.1 Loại hình doanh nghiệp

Biểu đồ 3.2 Lĩnh vực hoạt động chính của

doanh nghiệp

Biểu đồ 3.3 Sự tham gia của doanh nghiệp vào

chuỗi cung ứng toàn câu

Biểu đồ 3.4 Số lượng lao động của doanh

nghiệp

Biểu đồ 3.5 Bước chuyển đổi số của doanh

nghiệp

Trang 12

DANH MỤC CÁC BANG

STT TÊN BẢNG

Bang 1.1 Bảng so sánh điểm khác nhau giữa số hóa và chuyên đôi số Bảng 2.1 Triển khai mô hình nghiên cứu

Bảng 2.2 Các nguồn thu thập dữ liệu thứ cấp cho nghiên cứu

Bảng 2.3 Thành phần thang đo sơ bộ

Bảng 3.1 Kết quả kiểm định thang đo Cronbach’s Alpha cho các biến

Trang 13

Bảng 3.9 Kết quả phân tích EFA cho các biến độc lập

Bảng 3.10 Hệ số KMO và Barlett cho biến độc lập

Bảng 3.11 Kiểm định các nhân tố dựa trên tiêu chí Eigenvalue biến

độc lập

Bảng 3.12 Hệ số KMO và Barlett cho biến phụ thuộc

Bảng 3.13 Kiểm định các nhân tô dựa trên tiêu chí Eigenvalue biến

Bang 3.17 Két qua kiém dinh ANOVA

Bang 3.18 Kết quả hồi quy theo phương pháp Enter

Bảng 3.19 Kết quả kiểm định các giả thuyết

11

Trang 14

PHAN MỞ DAU

1 Tính cấp thiết của đề tài

Chuyén đổi số là giải pháp tích cực có thé khắc phục điểm yếu cố hữu làsản xuất manh mún, nhỏ lẻ, và hình thành chuỗi giá trị, liên kết sản xuất hiệu

quả Chuyên đổi số trong lĩnh vực Nông nghiệp không chỉ đem lại năng suất,

chất lượng sản phẩm; cải thiện quy mô, phương thức sản xuất, quản lý ma còn

góp phần tạo ra vành đai an ninh an toàn lương thực, đóng góp không nhỏtrong việc tăng trưởng GDP của nước ta.

Trong những năm qua, Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu quan

trọng về phát triển kinh tế nhờ vào việc đây mạnh mở cửa, hội nhập kinh tếthé giới Đến nay, Việt Nam đã tham gia và đang đàm phán 19 hiệp địnhthương mại tự do Đây cơ hội lớn cho xuất khẩu nông lâm thủy sản của Việt

Nam Bên cạnh đó, việc tham gia vào các FTA thế hệ mới như Hiệp định đối

tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP); Hiệp định thương

mại tự do Việt Nam — EU (EVFTA); Hiệp định UKVFTA và Hiệp định

thương mại tự do Việt Nam - Israel (VIFTA) tạo tiền đề thuận lợi để ViệtNam thúc day xuất khẩu những mặt hang thế mạnh như thủy sản, rau qua

sang Israel Qua đó, đòi hỏi doanh nghiệp ngành nông nghiệp trên địa bàn

thành phố Hà Nội nỗ lực nâng cao năng lực, áp dụng công nghệ và nhanhchóng xây dựng chiến lược và thực hiện việc chuyên đổi số dé đáp ứng các

yêu cầu kỹ thuật cao không chỉ đối với chất lượng sản phẩm, mà còn cả về

mẫu mã và các tiêu chuẩn về môi trường Bên cạnh những thành tựu đã đạt

được thì ngành nông nghiệp ở Việt Nam nói chung và các doanh nghiệp

ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng cũng gặp không ítkhó khăn Đại dịch Covid 19 và chiến tranh Thương mại Mỹ-Trung đã đemlại hàng loạt khó khăn cho nền nông nghiệp Việt Nam Trong năm vừa qua,

12

Trang 15

nền nông nghiệp cũng như các doanh nghiệp ngành nông nghiệp phải đối mặtvới việc bế tắc trong xuất khâu nông sản sang các thị trường lớn như Mỹ, EU,Trung Và hơn thế nữa, Việt Nam là một nước thường xuyên bị tác động bởibiến đổi khí hậu, thiên tai, khiến nền nông nghiệp bị ảnh hưởng nghiêm trọng.Những mối lo về việc nước biển dang cao gây ngập lụt ở các đồng bằng hay

các đợt rét đậm ở Bắc Trung Bộ sẽ vẫn luôn là những quan ngại thường trựcvới bà con nông dân.

Thành phố Hà Nội với hơn 8,4 triệu dân (2022) và lượng khách vãng lai,

khách du lịch rất lớn là địa phương nên nhu cầu nông sản, thực phâm rất lớn.

Đồng thời, thành phố Hà Nội có hơn một nửa là dân cư nông thôn và tỷ lệ lao

động nông thôn chiếm khoảng 56% lực lượng lao động Vi vậy, việc các

doanh nghiệp ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội nâng cao

năng suất, chất lượng nông sản, thực phẩm, tích cực và nỗ lực thúc day

chuyển đổi số để đảm bảo cung ứng cho thị trường thành phố Hà Nội một

cách thường xuyên, đều đặn giải quyết vấn đề nâng cao thu nhập cho dân cưnông thôn trong bối cảnh quỹ đất sản xuất nông nghiệp đang ngày càng bị thuhẹp Từ đầu năm 2021, Thành ủy Ha Nội ban hành Chương trình 04-CTr/TU về việc đây mạnh thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc giaxây dựng nông thôn mới gắn với cơ cấu lại ngành nông nghiệp và phát triểnkinh tế nông thôn, nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thần của nông dân giaiđoạn 2021-2025 Trong đó, xác định đến năm 2025, thành phố Hà Nội có tỷ lệgiá trị sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao đạt 70%; thúc day khả năngchuyên đổi số, cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn liền với phát triển kinh tếnông thôn, xây dựng nông thôn mới, hướng tới phát triển nông nghiệp thôngminh, công nghệ cao, hội nhập quốc tế

Đến nay, thành phố Hà Nội đã xây dựng được 164 mô hình sản xuấtnông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Giá trị sản phẩm nông nghiệp công

13

Trang 16

nghệ cao hiện chiếm khoảng 35% tổng giá trị sản xuất nông nghiệp của HàNội Mặc dù vậy, số lượng mô hình nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệpthông minh và số doanh nghiệp ngành nông nghiệp tích cực chuyên đổi sốtrên dia bàn thành phố Hà Nội phát triển chưa tương xứng với tiềm năng và vịthế Nguyên nhân do đa số các doanh nghiệp sản xuất nông sản hàng hóa chủ

yếu còn theo cách làm truyền thống, việc tiếp thu ứng dụng công nghệ mới,

công nghệ cao gặp nhiều khó khăn về vốn và kỹ năng công nghệ

Các doanh nghiệp ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội lànơi hội tụ đầy đủ điều kiện kinh tế - xã hội để phát triển nông nghiệp thôngminh, ứng dụng công nghệ cao và đặc biệt trong việc chuyền đổi số Ở đó, lợi

thế được cho là lớn nhất trên địa bàn thành phố Hà Nội có nhiều viện nghiên cứu đầu ngành, các chuyên gia kinh tế và nông nghiệp hàng đầu Cùng với đó

là những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính lớn dé đầu tư phát triển

Xuất phát từ những hạn chế trên tác giả chọn đề tai “Các nhân tổ ảnhhưởng đến chuyển đổi số của các doanh nghiệp ngành nông nghiệp trênđịa bàn thành phố Hà Nội” làm đề tài Khóa luận tốt nghiệp là thực sự cầnthiết và cấp bách trong giai đoạn hiện nay

2 Mục tiêu nghiên cứu

- Thứ nhất, hệ thống hóa cơ sở lý luận về chuyên đổi số và các nhân tố

ảnh hưởng đến chuyền đổi số của doanh nghiệp ngành nông nghiệp.

14

Trang 17

- Thứ hai, phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới chuyên đổi số của cácdoanh nghiệp ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội.

- Thứ ba, đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp nông nghiệp dé thúc day

chuyền đổi số trên địa bàn thành phố Hà Nội.

3 Câu hỏi nghiên cứu

- Các nhân tố nào tác ảnh hưởng đến chuyền đổi số của doanh nghiệpnông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội?

- Mức độ ảnh hưởng của từng nhân tố đến chuyên đổi số của doanh

nghiệp nông nghiệp?

- Đâu là giải pháp dé thúc day chuyền đổi số cho doanh nghiệp nôngnghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội?

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

* Đối tượng nghiên cứu: các yếu tố ảnh hưởng đến chuyên đổi số củadoanh nghiệp ngành nông nghiệp trên địa ban thành phố Hà Nội

* Phạm vi nghiên cứu:

- Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại doanh nghiệp

nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội, với nhóm người được khảo sát chủ yếu đang là sinh viên đang làm, nhân viên và số ít là lãnh đạo tại doanh

nghiệp ngành nông nghiệp.

- Pham vi thời gian:

e Số liệu sơ cấp từ ngày 30/04/2023-2 1/10/2023

e Tài liệu thứ cấp từ năm 2013- năm 2022

-Phạm vi nội dung: dé tài tập trung nghiên cứu và khai thác những

thông tin từ các doanh nghiệp ngành nông nghiệp trong việc chuyên đổi số dé

15

Trang 18

có thé tập trung xác định và phân tích chính xác về các nhân tố ảnh hưởng đến

chuyên đổi số của doanh nghiệp ngành nông nghiệp trên địa bàn thành phố HàNội Bao gồm các nhân tố: Lãnh đạo, Chiến lược chuyên đổi số, Năng lựcnhân viên, Văn hóa doanh nghiệp, Nền tảng công nghệ, Áp lực doanh nghiệp

5 Kết cầu của đề tài

Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, đanh mục bảng và

biểu đồ, sơ đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấunội dung thành 04 chương cụ thể như sau:

Chương 1: Tổng quan về tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết vềcác nhân tố ảnh hưởng đến chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành nông

nghiệp.

Chương 2: Mô hình và phương pháp nghiên cứu.

Chương 3: Kết quả nghiên cứu và thảo luận

Chương 4: Định hướng và giải pháp thúc đây chuyên đổi số cho doanh

nghiệp nông nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội

16

Trang 19

CHUONG I: TONG QUAN VE CHUYEN DOI SO VÀ CÁC NHÂN TO

ANH HUONG DEN CHUYEN DOI SO CUA DOANH NGHIEP

NGANH NONG NGHIEP

1.1 Tổng quan về tình hình nghiên cứu của dé tài

1.1.1 Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài

1.1.1.1 Tổng quan các nghiên cứu trong nước

Theo Đỗ Kim Chung (2020) “Nông nghiệp công nghệ cao: Góc nhìn

từ sự tiễn hóa của nông nghiệp va phát triển của công nghệ” đã chỉ ra rằng

nông nghiệp công nghệ cao được dùng chính thức trong các bộ luật và chính

sách của chính phủ Việt Nam Tuy vậy, dưới tác động của cuộc cách mạng

công nghiệp lần thứ 4, khái niệm “nông nghiệp thông minh” lại được dùngphổ biến hơn “nghiệp công nghệ cao” Trên cơ sở thảo luận sự tiến hoá củanông nghiệp gắn với sự phát triển của các phương thức sản xuất xã hội và đôimới công nghệ và sự ra đời của nông nghiệp thông minh, bài viết này luận nộihàm “nông nghiệp công nghệ cao” trên từ cách tiếp cận của “nông nghiệpthông minh” Cuối cùng, bài viết chỉ ra bản chất, các đặc trưng và xu hướngđổi mới công nghệ trong nền nông nghiệp công nghệ cao theo cách tiếp cận

moi.

Bên cạnh đó, Nam Danh Nguyen va Lan Ngoc Uong (2021) “Chuyểnđổi số trong nông nghiệp - Kinh nghiệm châu Âu và gợi ý cho Việt Nam” cũng

đã nghiên cứu rằng với thành công của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ

tư, chuyển đổi số trong nông nghiệp hiện đang là xu hướng tất yếu nhằm bắt

kịp sự chuyền đổi trong mô hình sản xuất nông nghiệp Bài nghiên cứu đưa ra

cái nhìn tổng quan về chuyên đổi số trong nông nghiệp và phân tích kinh

nghiệm chuyên đổi số trong nông nghiệp của Đan Mạch, Estonia và Hungary

17

Trang 20

là các quốc gia châu Âu thực hiện thành công mô hình nông nghiệp số Vì

vậy, việc học hỏi kinh nghiệm từ các nước Châu Âu là cần thiết Đó là mộttrong những đề xuất đối với Chính phủ Việt Nam trong việc xây dựng và thựchiện chuyền đổi số trong nông nghiệp trong thời gian tới

Tiếp theo với phạm vi nghiên cứu tại Thành phố Hà Nội, Phạm Thanh

Sơn và Đỗ Văn Phúc (2023) “Cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng phát triển

nông nghiệp xanh hiệu quả, bên vững ở thành phố Hà Nội” thì phát triểnnông nghiệp xanh là hướng đi tất yêu của nông nghiệp hiện đại trước tác động

của biến đổi khí hậu, nhu cầu tiêu dùng xanh gia tăng, yêu cầu hội nhập kinh

tế quốc tế và sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.Thủ đô Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao của cả

nước, có nhiều điều kiện thuận lợi cơ cấu lại nông nghiệp theo hướng phát

triển nông nghiệp xanh hiệu quả, bền vững, góp phan nâng cao đời sống củangười dân, xây dựng thành công nông thôn mới, bảo đảm tốt an ninh lươngthực và bảo vệ môi trường sinh thái của thành phó

Cùng với quan điểm đó, theo Đỗ Thị Phương Hoa (2023) với nghiêncứu “Chuyển đổi số nông nghiệp trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0”

là xu hướng phát triển tất yêu khách quan, là giải pháp hữu hiệu dé khắc phụcnhững thách thức to lớn mà ngành nông nghiệp đang phải đối mặt Chuyểnđổi số nông nghiệp giúp nông dân và doanh nghiệp nâng cao năng suất, giá trinông sản, cải thiện lợi nhuận, tối ưu hóa sản xuất, thu hẹp khoảng cách giữanông thôn và thành thị Bài viết giới thiệu một số mô hình chuyên đổi số ởnước ta thời gian qua, đồng thời, đề xuất một số giải pháp cơ bản nhằm thúc

đây chuyền đổi số nông nghiệp ở Việt Nam.

Với khía cạnh giảm phát thải khí nhà kính, Huỳnh Thị Lan Hương

(2020) nghiên cứu về “Đánh giá tiềm năng giảm phát thải khí nhà kính khi

18

Trang 21

triển khai hoạt động thích ứng với biến đổi khí hậu trong lĩnh vực nông

nghiệp” đã có báo cáo Đóng góp do quốc gia tự quyết định của Việt Nam,Việt Nam sẽ cam kết giảm nhẹ phát thải khí nhà kính từ các lĩnh vực trong đó

có nông nghiệp Báo cáo này thực hiện việc nghiên cứu tính toán lợi ích giảm

phát thải khí nhà kính khi chuyền đổi diện tích trồng lúa sang cây trồng khác.Phương pháp tính toán dựa trên hướng dẫn về kiểm kê khí nhà kính của IPCC(tên tiếng Anh: Intergovernmental Panel on Climate Change là Ủy ban Liênchính phủ về Biến đổi khí hậu- cơ quan khoa học chịu trách nhiệm đánh giá

rủi ro về biến đổi khí hậu do hoạt động con người gây ra) Kết quả tính toán

cho thấy hoạt động thích ứng của việc chuyên đổi cơ cấu cây trồng từ đất

trồng lúa sang các cây trồng khác sẽ làm giảm được khoảng 2,9 triệu tấn CO2

td (tan CO2 tương đương nghĩa là khối lượng của các khí nhà kính được quy

đổi thành tan CO2 theo hệ số làm nóng lên toàn cầu của các khí nhà kính đó)

vào năm 2020 và 3,5 triệu tấn CO2 tđ vào năm 2030 so với năm cơ sở 2014.

Theo Nguyễn Thị Kim Ánh và Nguyễn Thị Xuân Nương (2022) “Cácnhân to ảnh hưởng đến chuyển đổi số của doanh nghiệp: Trường hợp nghiêncứu tại Bình Dinh” cho thấy việc chuyên đổi số là tất yêu đối với doanhnghiệp nhưng dé chuyên đổi số thành công thì cần rất nhiều yếu tố Băng kỹthuật phân tích nhân tố khám phá, nghiên cứu xác định 6 nhân tô ảnh hưởng

đến khả năng chuyền đổi số của các doanh nghiệp gồm: năng lực nhân viên,

nền tảng công nghệ, áp lực của doanh nghiệp, lãnh đạo, chiến lược kinh

doanh số và văn hóa doanh nghiệp Thông qua kỹ thuật phân tích hồi quy bội

với mẫu khảo sát tại Bình Định, nghiên cứu cho thấy 2 nhân tố có tác độngmạnh nhất đến chuyên đổi số là năng lực nhân viên và nên tảng công nghệ.Ngoài ra, không có sự khác nhau về khả năng chuyền đổi số giữa các doanh

nghiệp có quy mô, lĩnh vực kinh doanh và loại hình sở hữu khác nhau.

19

Trang 22

Đi sâu hơn vào nghiên cứu tại Đồng băng sông Hồng, Nguyễn Thị

Thanh Tâm (2020) “Giải pháp thu hút dau tư của doanh nghiệp vào lĩnh vựcnông nghiệp tại các tỉnh Đông bằng sông Hong” đã nghiên cứu rang trong

những năm vừa qua, những thành tựu khoa học kỹ thuật được ứng dụng trong

ngành nông nghiệp đã tạo ra sự phát triển nhanh chóng, hình thành động lực

thúc đây tăng trưởng và góp phan giữ gìn ồn định tại nhiều quốc gia Là một

nước nông nghiệp, giá trị ngành nông nghiệp chiếm khoảng 20% GDP, vớinhiều tiềm năng về nông nghiệp như đất đai và lực lượng lao động đông đảo,

van dé thu hút đầu tư phát triển nông nghiệp luôn được chú trọng trong chính

sách kinh tế - xã hội của Việt Nam Đồng bằng sông Hồng là khu vực nôngnghiệp lớn nhất phía Bắc, do đó cần phải có bước đột phá để thu hút đầu tư

của doanh nghiệp phát triển nông nghiệp.

1.1.2 Tổng quan các nghiên cứu nước ngoài

Theo Jéssica Alves Justo Mendes (2022) với đề tai “Dimensions of

digital transformation in the context of modern agriculture” đã chi ra rằngcác doanh nghiệp nông nghiệp can giải đáp những lo ngại ngày càng tăng của

xã hội về việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên Nghiên cứu đã xác định đượctám khía cạnh: Kinh tế, Chính phủ, Tính bền vững; Cơ sở hạ tang, Công nghệ,Hop tác, Thay đôi và Con người/Kiến thức/Kỹ năng Họ đã trình bay cơ sở lýthuyết vững chắc dé phát triển các hướng dẫn quản lý nông nghiệp (của các

trang trại, các công ty và công ty khởi nghiệp có liên quan khác) cũng như các

chính sách công nhằm khuyến khích áp dụng và triển khai các nguồn lực côngnghệ được hướng dẫn bởi các mục tiêu phát triển bền vững

Đi sâu hơn việc chuyên đổi số của doanh nghiệp ngành nông nghiệp,

Xinyi Du & Kangqi Jiang (2022) đã viết trong bài nghiên cứu “Driving

business productivity: The role of digital transformation” nghiên cứu nay sử

dụng phân tích văn ban dé đánh giá số hóa doanh nghiệp Hơn nữa, nó khám

20

Trang 23

phá tác động của chuyền đổi kỹ thuật số (Digital Transformation) của công ty

đối với năng suất sử dụng dữ liệu từ các doanh nghiệp niêm yết ở Trung Quốc

từ năm 2007 đến năm 2020 Phát hiện thực nghiệm của chúng tôi chỉ ra tác

động hỗ trợ giữa cấp độ doanh nghiệp chuyên đôi kĩ thuật số và năng suất

mạnh hơn ở các doanh nghiệp hạ nguồn

Bên cạnh đó, Tahar Chekadi (2022) “Knowledge representation in

digital agriculture: A step towards standardised model” đã nghiên cứu rangtrong những năm gan đây, khoa hoc đữ liệu đã phát triển đáng kể Trong

nghiên cứu này, tác giả đã đề xuất một mô hình mới gọi là bản đồ tri thức dựa

trên ontology để biểu diễn và lưu trữ kết quả (kiến thức) khai phá dữ liệutrong trồng trọt nhằm xây dựng, duy trì và làm phong phú thêm quá trình

khám pha tri thức Mô hình dé xuất bao gồm sáu bộ chính: khái niệm, thuộc

tính, quan hệ, biến đồi, thé hiện va trạng thái Kiến trúc hệ thống bao gồm môhình hóa kiến thức, trích xuất, đánh giá, xuất bản và khai thác Hệ thống này

đã được triển khai và sử dụng trong nông nghiệp để quản lý và giám sát cây

trồng.

Cùng với quan điểm đó, Yuxie & et al (2022) “How does digitaltransformation affect agricultural enterprises’ pro-land behavior: The role of environmental protection cognition and cross-border search” chỉ ra được su

gia tăng dan số thé giới và những thay đổi đáng kê về khí hậu đã gây áp lựcrất lớn lên đất sản xuất nông nghiệp Công nghệ kỹ thuật số có tiềm năng giúpcải thiện vấn đề này, tuy nhiên, hiện tại vẫn chưa có sự quan tâm tương xứng

từ cả giới học thuật và doanh nghiệp Từ góc nhìn dựa trên kiến thức, nghiêncứu này thiết lập khung lý thuyết dé xem xét ảnh hưởng của chuyền đổi kỹthuật số đến hành vi ủng hộ đất đai, vai trò trung gian của nhận thức bảo vệ

môi trường và vai trò điêu tiét của tìm kiêm xuyên biên giới Dé kiêm tra mô

21

Trang 24

hình lý thuyết, các tác giả tiễn hành đánh giá thực nghiệm dựa trên dữ liệu

khảo sát từ một số lượng lớn các công ty nông nghiệp Trung Quốc

Và đặc biệt, Haitao Wu & et al (2023) “The strategy to achieve

zero-carbon in agricultural sector: Does digitalization matter under the

background of COP26 targets?” đã nghiên cứu rang trong bối cảnh các mục

tiêu của Hội nghị các bên (COP26), làm thế nào dé đề xuất các chính sách

phát triển bền vững dé đạt được mức phat thải ròng bằng 0 là rất cấp bách Sựphát triển của Internet đã thúc day quá trình trí tuệ hoa quản lý môi trường

nông nghiệp ở Trung Quốc Bai viết này áp dụng phương pháp DEA (Data

Envelopment Analysis là một phương pháp đo lường hiệu quả trong sản xuất

và quản lý) và mô hình Tobit dé tính toán hiệu quả giảm phát thải và bảo tồn

năng lượng nông nghiệp cũng như mô hình hồi quy ngưỡng để nghiên cứumối liên hệ giữa tiến bộ internet và hiệu quả giảm phát thải và bảo tồn năng

lượng nông nghiệp của Trung Quốc.

Cùng với đó, Liping Zhao & et al (2023) “Study of the impact of digitization on the carbon emission intensity of agricultural production in

China” đã chỉ ra được răng Nền kinh tế kỹ thuật số là động lực quan trọng cho

sự phát triển kinh tế và xã hội của Trung Quốc, thúc đây sự phát triển của sốhóa nông nghiệp và thúc day hội nhập số hóa nông nghiệp Nghiên cứu chothấy: (1) Mức độ số hóa có thé làm giảm đáng kê cường độ carbon trong sảnxuất nông nghiệp; (2) Số hóa có thể làm giảm cường độ carbon của Trung

Quốc bằng cách thúc đây trình độ đầu vào công nghệ nông nghiệp, trình độ

von nhân lực và tốc độ đô thị hóa (3) Có sự khác biệt giữa các khu vực và

ngành về tác động của số hóa đến cường độ carbon trong sản xuất nông

nghiệp Tác động đối với lĩnh vực trồng trọt lớn hơn so với lĩnh vực chăn nuôi

và hiệu quả giảm lượng carbon ở khu vực miền Trung và miền Tây lớn hơn

một chút so với khu vực phía Đông.

22

Trang 25

Theo Can ATIK (2023) “Horizontal intervention, sectoral challenges:

Evaluating the data act's impact on agricultural data access puzzle in the

emerging digital agriculture sector” đã nghiên cứu rang Đề xuất về Dao luật

dữ liệu bao gồm các quy tắc hài hòa về truy cập va sử dung dit liệu một cách

công băng được ban hành vào ngày 23 tháng 2 năm 2022 Đây là một khuôn

khổ theo chiều ngang dé truy cập dữ liệu nhằm mở ra sự cạnh tranh và đôi

mới Lĩnh vực Nông nghiệp Kỹ thuật số mới nổi là một trong những ngànhdựa trên dit liệu phi cá nhân có thé bị ảnh hưởng bởi sự can thiệp pháp lý này

Do đó, việc điều tra những tác động có thể có của đề xuất Đạo luật đữ liệu

theo chiều ngang từ góc độ ngành là rất phù hợp Bài viết này nhằm mục đích

vạch ra các van đề truy cập dữ liệu nổi bật trong lĩnh vực mới nỗi này, giải thích các giải pháp cần thiết cho những thách thức của ngành, chứng minh

những gì Đạo luật Dữ liệu mang lại và thảo luận xem khuôn khổ theo chiều

ngang này hữu ích ở mức độ nào để khắc phục các vẫn đề của ngành liên

quan đến sự mơ hồ về truy cập dữ liệu nông nghiệp

1.1.3 Kết quả nghiên cứu và khoảng trồng cần nghiên cứu

Từ tong quan các nghiên cứu đã đề cập trên, ta có thé thay được rằng cókhá nhiều các nghiên cứu đề cập đến xu hướng đổi mới công nghệ trong nềnnông nghiệp công nghệ cao, chuyên đổi số trong nông nghiệp và các nhân tô

ảnh hưởng đến chuyền đổi số của doanh nghiệp gồm 6 nhân tố: Áp lực doanh

nghiệp, Năng lực nhân viên, Văn hóa doanh nghiệp, Nền tảng công nghệ,

Chiến lược chuyền đôi số và lãnh đạo Các bài nghiên cứu trên đều thực hiện

khảo sát, phân tích được sự cấp thiết trong chuyên đổi số của doanh nghiệp và

đóng góp vào việc giảm phát thải khí nhà kính với tình trạng ô nhiễm môi

trường hiện nay đang ở mức báo động, bên cạnh đó với bài nghiên cứu của

Nguyễn Thị Kim Ánh và Nguyễn Thị Xuân Nương (2022) đã đánh giá đượcmức độ ảnh hưởng của các nhân tô ảnh hưởng đên khả năng chuyên đôi sô

23

Trang 26

của doanh nghiệp Hơn nữa, Tahar Chekadi (2022) đã nghiên cứu răng việc

phân tích và khai thác dữ liệu sẽ tạo thuận lợi trong việc chuyên đôi sé

Tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào đi sâu vào phân tích các nhân tố tác

động đến khả năng chuyên đổi số của doanh nghiệp ngành nông nghiệp.

Ngoài ra, các bai nghiên cứu trên đều được thực hiện ở nước ngoài hoặc các

thành phố khác của Việt Nam, chỉ có một bài nghiên cứu phạm vi ở thành phố

Hà Nội về cơ cấu lại nền nông nghiệp theo hướng xanh và phát triển bềnvững Thành phố Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao

của cả nước, có nhiều điều kiện thuận lợi trong việc chuyển đổi số, mật độ

dân số cao nên nhu cau tiêu dùng sản phẩm dich vụ nông sản rất lớn Nhưng

chưa có một nghiên cứu nào về chuyền đổi số của doanh nghiệp ngành nông

nghiệp trên địa bàn thành phố Hà Nội Vậy nên với dé tai này, tác giả sẽ tổnghợp lai lý thuyết đồng thời chỉ ra và phân tích những nhân tổ tác động trực

tiếp đến khả năng chuyền đổi số của doanh nghiệp nông nghiệp trên địa bàn

thành phố Hà Nội và đề xuất những giải pháp, kiến nghị cho doanh nghiệp

nhăm mục đích nâng cao khả năng chuyên đôi sô ngành nông nghiệp.

1.2 Cơ sở lý luận

1.2.1 Khái niệm về chuyén đổi số

Dé có thé định nghĩa một cách ngắn gon và dễ hiểu thì chuyền đổi số là

sự tích hợp các công nghệ kỹ thuật số vào tất cả các lĩnh vực hay hàm ý chỉquá trình chuyên đổi tổng thé và toàn điện của cá nhân, tô chức, cộng đồng vềcách thức sống, làm việc, sản xuất, kinh doanh dựa trên các công nghệ SỐ

(Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, 2021) Theo Kelly & cộng sự (2020) thì

chuyên đổi số chính là thuật ngữ hàm ý chỉ tiến trình thay đổi về phươngthức, hình thức tiến hành các hoạt động của các tác nhân trong xã hội theo

hướng ứng dụng khoa học công nghệ bậc cao.

24

Trang 27

Nội hàm khái niệm chuyên đổi số sẽ tiếp tục được làm rõ hơn thông

qua các nội dung sau:

- Tin học hoá là gi?

Tin học hóa, hay còn gọi là ứng dụng công nghệ thông tin, là việc sốhóa quy trình nghiệp vụ đã có Thông thường, tin học hóa không làm thay đổi

quy trình đã có hoặc mô hình hoạt động đã có Khi tin học hóa ở mức cao,

dẫn đến thay đổi quy trình hoặc thay đổi mô hình hoạt động, thì gọi là chuyểnđổi số

- Quá trình thay đổi tổng thể và toàn diện là gi?

Tổng thể nghĩa là mọi bộ phận Toàn diện nghĩa là mọi mặt Một ví dụminh họa rõ nét nhất về chuyên đổi số là quá trình thay đổi từ con nhộng

thành con bướm, khi con nhộng tự vận động, xé rách cái kén, thành con bướm

bay lên Sáng tạo tạo ra thay đôi Có những thay đổi diễn ra từ từ, tuyến tính

Có những thay đổi diễn ra nhanh chóng, toàn diện và thay thế cái cũ, gọi làsáng tạo phá hủy Sự ra đời của điện thoại iPhone năm 2007, của hệ điều hànhAndroid vào năm 2008 đã tạo nên sự sáng tạo phá hủy, đưa thị phần toàn cầucủa Tập đoàn Nokia đang từ 50% về dưới 2%

-Công nghệ số là gì?

+ Trong môi trường số: các thiết bị tính toán giao tiếp với nhau bangtín hiệu số, biéu diễn dưới dạng tín hiệu nhị phân là 0 và 1 Công nghệ sé,hiểu theo nghĩa rộng, là công nghệ xử lý tín hiệu số, hay công nghệ thông tin

+ Trong bối cảnh cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư: hiểu theo

nghĩa hẹp, là một bước phát triển cao hơn, là bước phát triển tiếp theo củacông nghệ thông tin, cho phép tính toán nhanh hơn, xử lý dữ liệu nhiều hơn,truyền tải dung lượng lớn hơn, với chi phí rẻ hơn Hiểu theo nghĩa rộng, công

nghệ sô là một trong các nhóm công nghệ chính của cuộc Cách mạng công

25

Trang 28

nghiệp lần thứ tư, với đại diện là công nghệ điện toán đám mây, dt liệu lớn,trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối, thực tế ảo

-Trí tuệ nhân tạo?

Theo nghĩa rộng, trí tuệ nhân tạo là việc con người nỗ lực làm cho

máy móc có những năng lực trí tuệ của con người Theo nghĩa hẹp hơn hơn

thì trí tuệ nhân tạo là dé “tăng cường năng lực trí tuệ của con người”

-Internet van vật?

Nếu như Internet là mạng lưới kết nối các thiết bị như máy tính, điệnthoại thông minh với nhau dé trao đổi, chia sẻ dữ liệu, Internet van vật làmạng lưới kết nối vạn vật với nhau để làm việc tương tự Internet vạn vậtđóng vai trò quan trọng trong việc kết nối giữa môi trường thực và môi trường

số.

-Điện toán dam may?

Điện toán đám mây là công nghệ cho phép năng lực tính toán nằm ởcác máy chủ ảo, gọi là đám mây trên Internet của các nhà cung cấp thay vìtrong máy tinh gia đình và văn phòng trên mặt đất, dé mọi người kết nối, sửdụng như là dịch vụ khi họ cần

Thực trạng hiện nay, dù đa số mọi người trong doanh nghiệp đã biết

và hiểu được về chuyên đổi số, tuy nhiên vẫn còn nhằm lẫn giữa tin học hóa

hay còn gọi là ứng dụng công nghệ thông tin và chuyền đổi số Theo báo cáothường niên về chuyên đổi số của Cục Phát triển doanh nghiệp thuộc Bộ Kếhoạch va Đầu tư tong kết năm 2022 cho thấy, 50% doanh nghiệp trong nước

đã ngừng áp dụng chuyên đổi số Tat cả các doanh nghiệp tạm ngừng chuyền

đổi số đều chưa thực sự bắt tay vào chuyền đổi số, mà chỉ là thử nghiệm áp

dụng một vài sản phâm điện tử hóa hay tin học hóa Những sản phẩm nàykhông làm thay đổi phương thức sản xuất của doanh nghiệp, mà chỉ cải thiện

thêm cho phương thức sản xuất hiện có Cả nước hiện có khoảng 800.000

26

Trang 29

doanh nghiệp đang hoạt động; trong đó, có 97% là doanh nghiệp vừa và nhỏ với trình độ quản trị và công nghệ lạc hậu; khả năng cạnh tranh và hiệu quả

hoạt động thấp Nhiều doanh nghiệp trong lĩnh vực sản xuất vẫn đang sử dụngcông nghệ lạc hậu so với mức trung bình của thế giới Nên trong phần cơ sở

lý luận này sẽ làm rõ hơn về khái niệm tin học hóa và chuyên đổi số

Một sự nhằm lẫn nữa là số hóa và chuyền đổi số đều liên quan tới cácứng dụng công nghệ số vào các tổ chức, doanh nghiệp trong thời kỳ 4.0 Vìvậy, 2 khái niệm này khiến nhiều người nhằm lẫn về tính chất, cách thực hiện,

quy trình, giá tri, lợi ích,

- Về số hóa (Digitization):

Số hóa được hiểu là việc biến đổi các giá trị thực sang giá trị số hay

chuyên đổi thông tin từ dang vật lý, analog sang dạng kỹ thuật số (được biểuhiện bởi các dãy số nhị phân 0 và 1) Các thông tin được đưa lên hệ thống

máy tính và được xử lý bằng các phần mềm, giúp việc lưu trữ và tìm kiếm dễ

dàng.

-Về mỗi liên quan giữa số hóa và chuyển đổi số:

Số hóa và số hóa quy trình là một mắt xích quan trọng trong chuyềnđổi số Người quan lý sẽ sử dụng các thông tin đã được số hóa dé nghiên cứu

về hành vi khách hàng và đưa ra các hình thức tiếp cận phù hợp, tăng doanhthu cho doanh nghiệp Ví dụ, từ các thông tin về hành vi mua hàng của kháchhàng từ quá trình số hóa, doanh nghiệp sẽ đưa ra các hướng tiếp cận đa kênh(bán hàng trực tiếp, digital marketing) dé khách hàng nhớ tới thương hiệu củamình Đồng thời, nhờ quá trình số hóa, doanh nghiệp sẽ đưa ra các chươngtrình chăm sóc khách hàng vao các dịp đặc biệt dé tạo ấn tượng tốt, xây dựnghình ảnh về thương hiệu trong tâm trí khách hàng Nhờ đó, họ sẽ tạo đượcmột nguồn khách hàng trung thành với các sản phẩm của minh, tăng doanh

thu.

27

Trang 30

-Phan biệt số hóa và chuyên doi sô

Điểm giống nhau: ứng dụng công nghệ vào việc phát triển các quy

trình vận hành của tô chức, tăng hiệu suât và chât lượng cho các công việc.

Điêm khác nhau:

Bang 1.1 Bang so sánh điềm khác nhau giữa số hóa và chuyên đổi so

Yéu tô con người -Cần nhân sự giỏi về công

nghệ thông tin để xây dựng

hệ thống lưu trữ trên môi

trường Internet cho doanh

nghiệp.

-Cần nhân sự sử dụng

thành thạo công nghệ thông

tin lên hệ thống quản lý.

Cần sự tham gia của toàn

bộ nhân sự trong doanh

nghiệp, không phải chỉ

cấp quản lý mới tham gia

vào quá trình này.

Thời gian thực hiện Một vài tháng phụ thuộc

vào lưu lượng thông tin, hạ

tâng và năng lực nhân sự

Tôi thiểu từ 3-5 năm vì

cần thay đổi mô hình kinh

doanh, vận hành và tư duy

làm việc của toàn bộ nhân

su.

-Chuyén đổi số cần

nghiên cứu kỹ lưỡng và

có kế hoạch chỉ tiết trước

khi thực thi.

Nguồn: Tổng hợp từ tác giả

28

Trang 31

Như vậy, sự khác biệt giữa số hóa và chuyên đổi số thé hiện rõ nhất ở

điểm: số hóa là bước đầu tiên trong quá trình chuyển đổi số, nhằm đưa cácthông tin lưu trữ ở dạng vật lý sang kỹ thuật số Chuyên đổi số việc thay đôi

tư duy và mô hình kinh doanh dé ứng dụng những lợi ich mà số hóa và số hóaquy trình mang lai, dé tiết kiệm chi phi, tăng hiệu suất công việc Từ đó có thétạo ra nhiều giá trình mới cho doanh nghiệp

Ung dụng chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệpChuyên đổi số nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹthuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp

Thực hiện chuyền đổi số trong nông nghiệp dựa trên nền tang đữ liệu.Tập trung xây dựng các hệ thống đữ liệu lớn của ngành như về đất đai, cây

trồng, vật nuôi, thủy sản Xây dựng mạng lưới quan sat, giám sát tích hợp trên

không và mặt đất phục vụ các hoạt động nông nghiệp Thúc day cung cấp

thông tin về môi trường, thời tiết, chất lượng đất đai để người nông dân nâng

cao năng suất và chất lượng cây trồng, hỗ trợ chia sẻ các thiết bị nông nghiệpqua các nền tang số

Ứng dụng công nghệ số để tự động hóa các quy trình sản xuất, kinh

doanh; quản lý, giám sát nguồn gốc, chuỗi cung ứng sản phẩm, bảo đảm

nhanh chóng, minh bạch, chính xác, an toàn, vệ sinh thực phẩm Xem xét thử

nghiệm triển khai sáng kiến “Mỗi nông dân là một thương nhân, mỗi hợp tác

xã là một doanh nghiệp ứng dụng công nghệ số” với mục tiêu mỗi người nông

dân được định hướng, đào tạo ứng dụng công nghệ sỐ trong sản xuất, cung

cấp, phân phối, dự báo (giá, thời vu, ) nông sản, đây mạnh phát triển thương

mại điện tử trong nông nghiệp.

1.2.2 Quy trình chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành nông nghiệp

Doanh nghiệp nông nghiệp là đơn vị sản xuất hàng hóa và dịch vụ vớiquy mô lớn, thực hiện một hay một số chức năng như khai thác tài nguyên

29

Trang 32

thiên nhiên, chế biến sản phẩm, khai thác (nông, lâm , hải sản) và hoạt động

phục vụ có tính chất nông nghiệp nhằm tạo ra lương thực, thực phẩm và một

số nguyên liệu cho công nghiệp để cung cấp cho nhu cầu sản xuất và tiêu

dùng của xã hội.

Đối với Hinchcliffe (2017), quá trình chuyên đổi số của doanh nghiệpgom ba van đề Thứ nhất là chuyền đôi quy trình hoạt động Việc xây dựng và

sử dụng hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử sẽ giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời

gian và hiệu quả hơn Thứ hai là chuyển đổi mô hình hoạt động, nghĩa là thayđổi cách thức vận hành để tạo ra giá trị cho doanh nghiệp Cuối cùng là thayđổi trải nghiệm khách hàng, là kết quả của sự tương tác giữa khách hàng với

doanh nghiệp mà khách hàng trải nghiệm và cảm nhận được.

Theo Li & cộng sự (2018), chuyên đổi số của doanh nghiệp trải qua 3 giai đoạn Giai đoạn 1 là định hướng chiến lược Trong giai đoạn này, doanh

nghiệp cần tận dụng các giải pháp công nghệ, nâng cao trải nghiệm kháchhàng nhằm đạt được mục tiêu Doanh nghiệp thường sử dụng những nguồnlực sẵn có hoặc dễ tiếp cận với chi phí hợp ly và phù hợp với kha năng củadoanh nghiệp dé triển khai Giai đoạn 2 là chuyền đổi số mô hình kinh doanh

Ở giai đoạn này, doanh nghiệp chú trọng áp dụng công nghệ SỐ Ở phạm vi

rộng, có sự kết nối giữa các chức năng Giai đoạn này thường chú trọng đếnviệc thay đổi mô hình quản trị nhằm mang lại hiệu quả tối ưu trong điều hànhdoanh nghiệp Giai đoạn 3 là giai đoạn chuyên đổi số năng lực quản trị Đây

là giai đoạn chuyên đổi số hoàn toàn, tập trung vào việc kết nối, tích hợp đồng

bộ các hệ thống kinh doanh và quản trị doanh nghiệp Thông tin sẽ được chia

sẻ xuyên suốt giữa các phòng ban và theo thời gian thực Chuyển đổi số nănglực quan tri sẽ giúp doanh nghiệp quan lý và thực hiện các hoạt động tiết kiệm

hơn và hiệu quả vượt trội.

30

Trang 33

QUY TRÌNH CHUYỂN ĐI `

SỐ DOANH NGHIỆP ror] bo mg

Chuyển đổi số là quá Shea phan mém

để thich ứng nhu cầu và

tạo trải nghiệm vượt trội

ly dữ liệu của nông nghiệp Việt Nam, kết hợp với ứng dụng hiển thị thông tin

dữ liệu đó trên GIS (Geographic Information Systems là công cụ dé thu thập,

quản lý va phân tích dữ liệu từ không gian địa lý qua đó thực hiện biên tap

bản đồ, lưu trữ dữ liệu bản đồ, thao tác trên bản đồ sao cho tương hợp sự vậthiện tượng ngoài không gian thực) một cách sinh động, trực quan là rất cầnthiết Qua đó, giúp cho các cơ quan quản lý nhà nước có đủ dit liệu, số liệu

cập nhật để hoạch định chiến lược, sách lược vĩ mô (gồm hoạch định tìm

kiếm thị trường, hoạch định chính sách quản lý, hoạch định vùng cây trồng )

Hệ thống dữ liệu số trong nông nghiệp cũng sẽ giúp kết nối giữa bên mua vàbên bán, mở rộng thị trường đầu ra, nâng cao giá trị sản phâm Các doanh

nghiệp kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp có thông tin khách quan, cậpnhật, đầy đủ dé hoạch định chiến lược, kế hoạch kinh doanh.

1.2.3 Khả năng chuyển đổi số và giải pháp cho chuyển đổi số của doanhnghiệp

31

Trang 34

1.2.3.1 Khả năng chuyển đổi số của doanh nghiệp

Khả năng chuyên đổi số của doanh nghiệp là khả năng ứng dụng cáccông nghệ kĩ thuật số mới trong tô chức, vận hành và quản lý, đồng thời tạolập những tài sản có giá trị từ ứng dụng công nghệ số để giúp doanh nghiệptối ưu hóa các nguồn lực, đáp ứng tốt hơn nhu cầu thị trường và tạo ra giá trigia tăng cho doanh nghiệp Đối với Hinchcliffe (2017), quá trình chuyên đổi

số của doanh nghiệp gồm 3 vấn đề Thứ nhất là chuyên đổi quy trình hoạt

động Việc xây dựng và sử dụng hệ thống trao đổi dir liệu điện tử sẽ giúpdoanh nghiệp tiết kiệm thời gian và hiệu quả hơn rất nhiều Thứ hai là chuyênđối mô hình hoạt động, nghĩa là thay đổi cách thức vận hành dé tạo ra giá tricho doanh nghiệp Cuối cùng là việc thay đổi trải nghiệm khách hàng Đó

chính là kết quả của sự tương tác giữa khách hàng với doanh nghiệp mà khách

hàng trải nghiệm và cảm nhận được.

Và các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng chuyển đổi số của doanhnghiệp bao gồm 6 nhân tố: Lãnh đạo, Chiến lược chuyển đổi số, Năng lựcnhân viên, Văn hóa doanh nghiệp, Nền tảng công nghệ, Áp lực đối với doanh

nghiệp.

Theo Lanzolla & Anderson (2008) nhắn mạnh việc ứng dụng các côngnghệ kỹ thuật số như một yếu tố thúc đây khả năng chuyền đổi số Các công

nghệ kỹ thuật số có thể bao gồm dir liệu lớn, di động, điện toán đám mây hoặc

các ứng dụng dựa trên tìm kiếm (White, 2012) Một quan điểm khác,

Chatterjee & cộng sự (2002) cho rằng dé chuyền đổi số thành công, các nhà

lãnh đạo phải tin tưởng vào giá trị và lợi ích của các công nghệ mới và hỗ trợ

việc triển khai chúng trong hoạt động của tổ chức Cũng theo quan điểm này,

Hess & cộng sự (2016) nhắn mạnh vai trò của yếu tố con người trong việc

thúc đây các quá trình chuyền đổi, cần có sự phù hợp giữa năng lực nhân sự

với các ứng dụng công nghệ sô.

32

Trang 35

Và Swen & Nadkarni (2020) tổng hợp từ các nghiên cứu trước cho thấy

các yếu tô bên trong ảnh hưởng đến khả năng chuyên đổi số của doanh nghiệpchia thành 3 nhóm: 33% tập trung vào công nghệ, 34% tập trung vào tổ chức

và 33% tập trung vào cả công nghệ và tô chức Trong các nghiên cứu tập

trung vào tô chức thì 4 yếu tố được dé cập nhiều và ảnh hưởng trực tiếp đến

kết quả mong đợi về chuyển đổi số của doanh nghiệp là: (1) lãnh đạo, (2)

chiến lược kinh doanh số, (3) năng lực nhân viên và (4) văn hóa doanhnghiệp Đối với các nghiên cứu tập trung vào công nghệ thì việc sử dụng nền

tảng công nghệ cho các hoạt động của doanh nghiệp như: lưu trữ thông tin dữ

liệu một cách hệ thống, tương tác với khách hàng, giao tiếp và truyền thôngnội bộ và những hoạt động khác ảnh hưởng đến khả năng chuyền đôi số củadoanh nghiệp Trong bài viết này gọi đó là (5) nền tảng công nghệ

- Lãnh đạo: sự thay đổi trong tư duy và hành động của lãnh đạo ảnh

hưởng rat lớn đến khả năng chuyên đôi số của doanh nghiệp Những thay đổi

đó bao gồm: tối ưu hóa nhanh chóng quy trình ra quyết định của lãnh đạo nhờkhả năng truy cập tức thì về thông tin và đữ liệu mở rộng (Mazzei & Noble,2017), các nguyên tắc giao tiếp mới (Bennis, 2013; Granados & Gupta, 2013)

và những thay đổi trong học hỏi và phát triển của lãnh đạo (Sia và cộng sự,

2016) Hơn nữa, lãnh đạo cần có tư duy kỹ thuật số mới dé dẫn dắt hành trình chuyển đổi số của doanh nghiệp Trong thời kỳ chuyên đổi kĩ thuật số, các

giám đốc điều hành phải trở thành người có tầm nhìn công nghệ và phát triểnkhả năng thích ứng của mình Tính minh bạch trong quản ly va giao tiếpthông qua phương tiện truyền thông cùng với sự phổ biến của thông tin và tốc

độ phô biến dữ liệu trực tuyến là những thách thức quan trọng của quá trình

số hóa đối với các nhà quản lý đòi hỏi họ luôn không ngừng học hỏi và tương

tác trực tiếp nhiều hơn

33

Trang 36

- Chiến lược chuyên đổi số: Bharadwaj và cộng sự (2013) cho răngcông nghệ thông tin ngày càng đóng vai trò quan trọng trong các hoạt động

của doanh nghiệp Nó không chi đơn thuần là hỗ trợ cho công tác quản trị ma

đã phát triển thành một yếu tổ thiết yêu trong việc xây dựng chiến lược doanh

nghiệp.

- Năng lực nhân viên: để thúc đây quá trình chuyên đổi số, sẽ cónhững yêu tố cần bổ sung và những yếu tổ cần tinh chỉnh cả về tổ chức lẫnquan lý Đối với nhân viên và các cấp quan lý, can có một quy trình thực hiện

các hoạt động với tốc độ nhanh, chính xác và hiệu quả hơn Do đó, đòi hỏi

nhân viên phải có đủ năng lực, sẵn sàng học hỏi , phát triển sử dụng côngnghệ mới Đối với doanh nghiệp ngành nông nghiệp, bên cạnh việc ứng dụng

số hóa vào hoạt động kinh doanh thì cần phải biết đến các công nghệ áp dụng

vào truy xuất nguồn gốc, theo dõi cây trồng,

- Văn hóa doanh nghiệp: chuyển đổi kỹ thuật số không chỉ là một

thách thức do công nghệ thúc day mà còn đòi hỏi sự thay đổi văn hóa sâu sắctrong doanh nghiệp Mọi người trong doanh nghiệp phải được chuẩn bị với bộ

kĩ năng thích ứng và kiến thức kỹ thuật số Đầu tiên, chuyên đổi kỹ thuật sốđòi hỏi một nền văn hóa doanh nghiệp luôn kiểm chứng dữ liệu và chia sẻ dữliệu được kiểm chứng (Dremel và cộng sự, 2017) Dữ liệu phải được xem nhưtài sản lớn và là một yếu tố thúc đây chuyên đổi số của doanh nghiệp Điều

này đòi hòi tính minh bạch cao hơn trong quy trình làm việc và kinh doanh

hàng ngày cũng như tư duy về dữ liệu giữa các nhân viên Thứ hai, chuyểnđổi kỹ thuật số có thé gây ra văn hóa xung đột giữa nhân viên trẻ am hiểucông nghệ ký thuật số nhưng thiếu kinh nghiệm với nhân viên lớn tuổi có bềdày thành tích trong lĩnh vực kinh doanh truyền thống nhưng bị tụt hậu về

công nghệ (Kohli & Johnson,201 1).

34

Trang 37

- Nền tang công nghệ: chuyền đổi kỹ thuật số sẽ làm thay đổi cơ cấu

công việc (Hansen & Sia, 2015), vai trò công việc và yêu cầu tại nơi làm việc(White,2012) Tính liên kết kỹ thuật số cho phép sự xuất hiện các nhóm vị tríchéo trên toàn bộ phạm vi doanh nghiệp Trong bối cảnh này, cấu trúc côngviệc phân cấp truyền thống dần biến mắt và các cơ hội mới xuất hiện vượt rangoài ranh giới của doanh nghiệp Ngoài ra, việc triển khai một môi trườnglàm việc trên nền tảng số trở nên thiết yếu

- Áp lực đối với doanh nghiệp: trước áp lực cạnh tranh trong việc đáp ứng tốt hơn nhu cầu khách hàng, hậu quả của dịch bệnh Covid-19, các quy

định mới của chính phủ, các doanh nghiệp ngày càng nhận diện đầy đủ hơn

các vấn đề đang đối mặt, buộc doanh nghiệp phải cải tiễn và tối ưu hơn trong

quản lý, quy trình thực hiện và sử dụng các nguồn lực

1.2.3.2 Giải pháp cho chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành nông nghiệp

Lộ trình để các doanh nghiệp ngành nông nghiệp có thé tiến hànhchuyên đổi số bao gồm 06 giải pháp, áp dụng cho từng quy trình khác nhautrong chuỗi giá trị bao gồm:

« Giai pháp truy xuất nguồn gốc

e Giải pháp thu thập, phân tích dữ liệu

e Tu động hóa trong san xuất

e Giải pháp quan lý thông tin lưu kho

e Ban hàng đa kênh

« Giải pháp cung cấp thông tin và hỗ trợ kết nối người

bán/người mua

35

Trang 38

FREER 2 cial pnap quan ty thong tin tu kho

Hình 1.2 Sáu giải pháp cho chuyén đổi số của doanh

nghiệp ngành nông nghiệp

Nguồn: Digital.business.gov.vn

Trong mô hình các giải pháp tương ứng trong chuỗi giá trị Doanh

nghiệp có thé lựa chọn áp dụng một hay nhiều các giải pháp trên, tùy thuộcvào tiềm lực của bản thân doanh nghiệp đó Tuy nhiên, trong số trên, có 02giải pháp mà doanh nghiệp cần ưu tiên đầu tư và triển khai đó là bán hàng đakênh và giải pháp truy xuất nguồn góc

Với mô hình bán hàng đa kênh, các sản phẩm nông nghiệp tại thị trườngnước ta hiện nay chủ yêu được phân phối và bán lẻ thông qua 02 kênh chính

là siêu thị và chợ truyền thống Tuy nhiên, giờ đây doanh nghiệp hoàn toàn cóthé tự mở rộng các kênh ban hàng thông qua hình thức trực tuyến, ví dụ như

qua website chính thức của công ty, qua các nền tảng mạng xã hội, sản

thương mại điện tử, Các hình thức mới này giúp doanh nghiệp có thể truyềnthông và tiếp cận khách hàng nhanh chóng và dé dang hơn; khách hàng cũngrất tiện lợi trong việc tìm hiểu và mua săm các sản phẩm nông nghiệp

Khi mở rộng bán hàng trên nền tảng trực tuyến, doanh nghiệp cũng cần

bổ sung, tích hợp các hình thức thanh toán mới, giúp khách hàng có được sựlựa chọn đa dạng và tối ưu nhất Vì vậy, việc tìm kiếm các đối tác thanh toánnhư các ngân hàng, công thanh toán trung gian, ví điện tử dé tích hợp vào các

công cụ thanh toán của mình là điêu cân làm khi mở rộng kênh bán hàng.

36

Trang 39

Hình 1.3 Ví dụ về mô hình bán hàng đa kênh

Nguồn: Digital.business.gov.vn1.2.4 Kinh nghiệm chuyển đổi số của doanh nghiệp ngành nông nghiệp

1.2.4.1 Kinh nghiệm xây dựng hệ thong ERP của TH True Milk

Hệ thống ERP (Enterprise resource planning systems) là một loại giảipháp phần mềm quản lý đa chức năng, đa phòng ban giúp một doanh nghiệp,một tô chức có thể sử dụng để thu thập, lưu trữ, quản lý và phân tích đữ liệu

từ hoạt động kinh doanh của mình, bao gồm lập kế hoạch về sản phẩm, chi

phí, sản xuất hoặc cung cap dịch vụ, tiếp thị và ban hàng, giao hàng và thanh

toán.

TH đã áp dụng hệ thống ERP vào tháng 1 năm 2007 tại 11 công ty con

của tập đoàn TH Các module trong mô hình ERP đã được đưa vào triển khai

gồm: hồ sơ nhân sự, chấm công, tính lương, bảo hiểm xã hội với quy mô triển

khai nhân sự lên đến 10.000 người Các thành tựu mà TH đã đạt được có thé

ké dén nhu:

Đối với module quản lý thông tin nhân sự

‹ TH đã thành công trong việc đưa hệ thống cây gồm: sơ đồ tổ chức,

chức danh, chức vụ, định biên lên hệ thống phần mềm;

° Đồng bộ hệ thống báo cáo, bảng biểu và hỗ trợ cả việc in biểu mẫu

hàng loại khi có yêu cầu cho tập đoàn;

‹ _ Tích hợp hệ thống trao đôi dữ liệu giữa các hệ thống quản lý sản xuất;

37

Trang 40

Đối với module chấm công và tính lương

Hệ thống đã tính toán chính xác được thời gian làm việc, tăng ca đồng

thời cảnh báo về tình trạng chấm công, đi sớm về muộn của nhân viên;

Tự động hóa dữ liệu từ module chấm công sang module tính lương để

thực hiện tính, chi trả lương hang thang cho nhân viên một cách chính

Đôi với module bảo hiém xã hội

Tính toán chính xác chi phí bảo hiểm xã hội hàng tháng của toàn bộ

1.2.4.2 Kinh nghiệm ứng dụng loT trong chuyển đổi số của doanh nghiệp

ngành nông nghiệp từ Israel

Israel là quốc gia có nhiều đặc điểm tương đồng với Việt Nam Hơn

nữa hiện nay dù xảy ra chiến sự ở Trung Đông, nhưng giữa Israel và ViệtNam mới kí kết hiệp định Thuong mại tự do IVFTA nên đây sẽ là cơ hộithuận lợi để phát triển sản xuất nông nghiệp bền vững, Việt Nam cần học tập,vận dụng một số kinh nghiệm cua Israel trong phát triển nền nông nghiép

38

Ngày đăng: 01/12/2024, 03:31

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN