Vìvậy, em lựa chọn thực hiện đề tai ”Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới mô hìnhquan trị dai học — Nghiên cứu trường hợp một số trường đại học tại Hà Nội” dé có thể tìm hiểu thêm về các tác
Trang 1DE TÀI: CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN DOI MOI MÔ HÌNH QUAN TRI ĐẠI HỌC - NGHIÊN CUU TRUONG HỢP MOT SO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TẠI HÀ NỘI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DAN :TS Phạm Ngọc Hương Quỳnh
SINH VIÊN THỤC HIỆN: :Mai Nguyễn Diệp Quỳnh
LỚP: :QH2020-E-Kinh tế CLC 3
HỆ ĐÀO TẠO :CHÁT LƯỢNG CAO
Hà Nội, Năm 2023
Trang 2DE TÀI: CÁC NHÂN TO ANH HUONG DEN DOI MOI MÔ HÌNH QUAN TRI ĐẠI HỌC - NGHIÊN CUU TRUONG HỢP MOT SO TRƯỜNG ĐẠI
HỌC TẠI HÀ NỘI
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DAN :TS Phạm Ngọc Hương Quỳnh
SINH VIÊN THỰC HIỆN: :Mai Nguyễn Diệp Quỳnh
LỚP: :QH2020-E-Kinh tế CLC 3
HỆ ĐÀO TẠO :CHÁT LƯỢNG CAO
Hà Nội, Năm 2023
Trang 3DANH MỤC VIET TAT
DANH MỤC HÌNH ẢNH
DANH MỤC BANG BIEU
LOI MỞ DAU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu chung
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
3 Đối tượng nghiên cứu
4 Phạm vi nghiên cứu
5 Câu hỏi nghiên cứu
6 Bố cục bài nghiên cứu
CHUONG I TONG QUAN TINH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ
LUA
1.1 Tông quan tình hình nghiên cứu
1.1.1 Nghiên cứu nước ngoà
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
1.13 Khoảng trống nghiên cứu
1.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Khái niệm quản trị đại học
Trang 41.2.3 Các mô hình quản trị đại học
1.2.3.1 Mô hình quản trị đại học dựa vào nhà nước
1.2.3.2 Mô hình quản trị đại học dựa vào giới khoa học
1.2.3.3 Mô hình quản trị trường đại học doanh nghiệp
1.2.4 Các nhân tố ảnh hướng đến đổi mới quan trị đại học ở Việt Nam 171.2.4.1 Các nhân tố khách quan
1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan
1.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
1.3.1 Giá thuyết nghiên cứu
1.3.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu
CHƯƠNG II: THIẾT KE VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình tiến hành nghiên cứu
2.1.1 Nghiên cứu sơ bộ.
Trang 52.4 Xây dựng thang đo.
CHUONG III THỰC TRẠNG VÀ KET QUA NGHIÊN CỨU
3.1 Các chính sách của nhà nước về đổi mới quan trị đại học tại Việt Nam 323.2 Thực trạng đổi mới quan trị đại học tại Việt Nam
3.2.1 Quan trị dai học tai Đại học Kinh tế - ĐHQGHN
3.2.2 Quản trị đại học tại Đại học Bách khoa Hà Nội
3.2.3 Quản trị đại học tại Đại học Ngoại thương
3.3 Kinh nghiệm quản trị đại học tại một số quốc gia
3.3.1 Quản trị đại học tại Mỹ
3.3.2 Quản trị đại học tại Đức.
3.3.3 Quản trị đại học tại Trung Quốc
3.3.4 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam.
3.4 Kết quả nghiên cứu
3.4.1 Thống kê mô ta mẫu nghiên cứu
3.4.2 Kiểm định chất lượng biến quan sát và hệ số độ tin cậy của thang đo.483.4.3 Đánh giá chi số phương sai trung binh được trích A VE
3.4.4 Đánh giá tính cộng tuyến của biến quan sat
3.4.5 Đánh giá giá tri tính phân biệt (Discriminant Validity)
3.4.6 Đánh giá hệ số tác động f bình phương
3.4.7 Kết quả đánh giá mức độ tác động bằng mô hình cấu trúc
3.4.8 Hệ số xác định R bình phương
Trang 64.1 Bối cảnh mới tác động đến quản trị đại học tại Việt Nam
Trang 7trình nghiên cứu của riêng em dưới sự hướng dẫn của TS Phạm Ngọc Hương
Quỳnh và những nội dung được trình bay trong bài nghiên cứu này là hoàn toàn
trung thực.
Những số liệu, bảng biểu phục vụ cho việc phân tích và dẫn dắt đề tài này được
thu thập từ các nguồn tài liệu khác nhau được ghi chú trong mục tài liệu tham khảo
hoặc chú thích ngay bên dưới bảng biểu
Trang 8em đã nhận được sự hướng dẫn và giúp đỡ nhiệt tình, tận tâm từ các thầy cô, cácanh chị và các bạn.
Đầu tiên, em xin được gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới TS Phạm Ngọc HươngQuỳnh, cô đã luôn nhiệt tình, giúp đỡ, hướng dẫn, đưa ra những góp ý quý báu dé
em có thể hoàn thành đề tài khoá luận này
Em cũng xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người đã tham gia tích cực và hoànthành phiếu nghiên cứu khảo sát, tạo điều kiện thuận lợi giúp em có số liệu chínhxác, cụ thé nhất dé thực hiện bài nghiên cứu
Cuối cùng, em xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến với trường Đại học Kinh
tế - Đại học Quốc gia Hà nội và Khoa Kinh tế Chính Trị đã tạo điều kiện, môi
trường học tập, nghiên cứu tốt nhất để em có thể hoàn thành tốt nhất đề tài khoáluận.
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 91 AVE Chi sô phương sai trung bình được trích (Average
Variance Extracted)
2 ĐHBK Đại học Bách khoa
3 DHKT Dai hoc Kinh té
4 DHNT Dai hoc Ngoai thuong
5 DHQGHN _ | Đại học Quôc gia Hà Nội
6 GDDH Gido duc dai hoc
7 HTMT Phuong phap Heterotrait Monotrait Ratio
8 PLS-SEM Mô hình phương trình câu trúc dựa trên mô hình đường
dan PLS
9 p-value Path-coefficients
10 VIF Hệ sô phóng đại phương sai
Trang 10Hình I.I | Mô hình quản trị giáo dục đại học California 16
Hình 1.2 | Mô hình quản trị giáo dục đại học Việt Nam sau đôi mới 16
Hình 1.3 | Mô hình nghiên cứu 21
Hình 3.1 | Mô hình nghiên cứu PLS-SEM 48
Hình 3.2 | Chỉ sô VIF Sl
Hình 3.3 | Chi số VIF 2 52
Hình 3.4 | Bang giá trị phân biệt (chỉ ss HTMT) 52
Hình 3.5 | Kiém định mô hình câu trúc (Path coeficient) 54
Hình 3.6 | Hệ sô xác định R bình phương 54
Trang 11Bảng 2.1 | Bảng xây dựng thang do của mô hình 29
Bang 3.1 | Thông kê mô tả 47
Bảng 3.2 | Hệ sô tải ngoài của biên quan sát 49
Bảng 3.3 | Hệ sô độ tin cây tông hợp (Composite reliability 50
tho_c)
Bang 3.4 | Chỉ số phương sai trung bình được trích AVE 50
Bang 3.5 | Chỉ số phương sai trung bình được trích AVE lân | 51
Bang 3.6 | Chỉ số phương sai trung bình được trích AVE lân 2 50
Bảng 3.7 | Hệ sô tác động f bình phương 53
Trang 12thể thiếu trong đời sống của mỗi người, được xem là chính sách, biện pháp quan
trọng hang dau dé phát triển xã hội, đất nước ở nhiều quốc gia trên thế giới và ViệtNam cũng không ngoại lệ Giáo dục là một cách tiếp thu về tri thức, các thói quen
và những kỹ năng của con người đã được lưu truyền thông qua các thế hệ từ đời nàyqua đời khác bởi hình thức nghiên cứu, giảng dạy hoặc đào tạo Giáo dục có thể do
mỗi người tự học hỏi và tìm hiểu cũng có thể do người khác hướng dẫn Đối với cá
nhân mỗi người, giáo dục sẽ được hình thành qua nhiều giai đoạn khác nhau: từ
giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học cho tới giáo dục phổ thông và đại học
(IPER,2022)
Giáo dục dai học (GDĐH) là một cột mốc quan trọng trong sự phát triển cá nhân
và chuyên đổi xã hội Nó cung cấp cho sinh viên cơ hội tiếp cận kiến thức, kỹ năng
và giá tri nhân văn cần thiết dé trở thành công dân toàn diện, có khả năng thích ứng
với môi trường thay đổi hiện nay Xu hướng chung trên toàn cầu hiện nay là chuyển
dịch dần từ mô hình Nhà nước kiểm soát sang các mô hình có mức độ tự chủ cao
hơn Quản trị đại học là quá trình xây dựng và tập hợp các quy tắc, hệ thống nhằm
quản lý và kiểm soát toàn bộ hoạt động của một trường đại học (Nguyễn ĐôngPhong, Nguyễn Hữu Huy Nhựt,2013) Quản trị đại học tốt sẽ tạo ra một hệ thống
quản lý và thiết lập, điều hành các hoạt động hiệu quả để đảm bảo cho sự phát triên
bền vững của trường đại học Quản trị đại học tạo ra một co chế quyết định rõ ràng
và đáng tin cậy, giúp trường đạt được hiệu quả và sự công bằng trong quản lý Đồngthời, nó cũng đảm bao về chất lượng về một môi trường học tập tốt cho sinh viên.Quản trị đại học chính là yếu tố quan trọng để đảm bảo sự phát triển bền vững của
hệ thống GDPH và góp phần vào sự tiến bộ của xã hội
Trong gần một thập kỷ qua, vấn đề quản trị trong GDĐH Việt Nam đã có nhiều
chuyên biến tích cực Từ chỗ toàn hệ thống GDDH Việt Nam chịu sự quản ly của
Trang 13động theo cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội cao, mở và liên thông, liên kết,
kết hợp chặt chẽ giữa đào tạo và nghiên cứu khoa học Điều này đã tạo ra tính chủđộng và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực vào xây dựng đội ngũ cán bộ, cơ sở
vật chất, nâng cao được chất lượng dạy học của trường.
Tuy nhiên ngoài những thành tựu về quản trị đại học mà các trường đã đạt đượcvẫn còn tồn tại nhiều thách thức và hạn chế Các chính sách, pháp luật về quản trịchưa đồng bộ và cụ thé; nhiều cơ chế quan lý không còn phù hợp với thời đại ngày
nay, một bộ phận các cơ sở GDĐH vẫn còn gặp nhiều khó khăn trong công tác thực
hiện quản trị đại học, chất lượng dạy học chưa được thống nhất và cơ chế đánh giá
còn nhiều hạn chê, Thực tế cho thấy, quản trị đại học vẫn chưa thực sự trở thành
nhu cầu nội tại của các cơ sở đảo tạo
Quản trị đại học là chuyện tất yếu để GDĐH trở nên phát triển mạnh mẽ hơn Vìvậy, em lựa chọn thực hiện đề tai ”Các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới mô hìnhquan trị dai học — Nghiên cứu trường hợp một số trường đại học tại Hà Nội” dé
có thể tìm hiểu thêm về các tác động đến quản trị đại học, từ đó đóng góp một sốđịnh hướng, đề xuất giải pháp cho vấn đề thực hiện đổi mới quản trị đại học ở cáctrường đại học tại Hà Nội nói riêng và đối với các trường đại học ở Việt Nam nói
đại học trên địa bàn thành phố Hà Nội, từ đó đề xuất một số định hướng và giải
pháp phù hợp cho sự đổi mới quản trị đại học ở Việt Nam
Trang 14Xác định, dé xuất mô hình và thang đo đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân
tố đến thực hiện đổi mới mô hình quản trị đại học tại Việt Nam
Dua ra những định hướng và giải pháp nhằm day mạnh quá trình đổi mới quản trịđại học tại Việt Nam
3 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các yếu tố ảnh hưởng đến đổi mới mô hìnhquản trị đại học tại thành phố Hà Nội
4 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về thời gian: Dé tài sử dụng các dữ liệu thứ cấp thu thập từ
các tạp chí, bản tin từ internet và các tài liệu liên quan Ngoài ra, đề tài còn tiến
hành thu thập số liệu sơ cấp được thực hiện trong khoảng thời gian từ 20/09/2023
đến 08/10/2023 nhằm phục vụ cho mục đích nghiên cứu
- Phạm vi nghiên cứu về không gian: Một số trường đại học thực hiện quản trị
đại học tại Hà Nội
- Phạm vi nghiên cứu về nội dung: Đề tài nghiên cứu tập trung vào các van đềnhư phân cấp quản lý, tự chủ nhà trường, đảm bảo chất lượng và kiểm định chấtlượng, nguồn lực tài chính của các trường
5 Câu hỏi nghiên cứu
Để đáp ứng với nhu cầu nghiên cứu của đề tài, tác giả đã đưa ra một số câu hỏi sau:
- Thực trạng về đổi mới quản trị đại học ở Hà Nội hiện nay như thế nào?
- Các yếu tố anh hưởng đến đổi mới quản trị đại học như thế nào?
- Những rào cản, hạn chế nào đang ảnh hưởng đến đổi mới mô hình quản trị đại
học tại Hà Nội?
Trang 156 Bố cục bài nghiên cứu
Chương I: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý luận
Chương II: Thiết kế và phương pháp nghiên cứu
Chương III: Thực trạng và kết quả nghiên cứu
Chương IV: Định hướng và giải pháp đối với đổi mới quản trị đại học tại một số
trường Đại học tại Thành phó Hà Nội
Trang 161.1.1 Nghiên cứu nước ngoài
Với nghiên cứu của Mueller (1998), ban quản lý đóng vai trò quan trọng trong
việc xác định và hiéu những phát triên chính của các tô chức học thuật như đại học.Ban quản lý cần phải hành động thông qua các chính sách hoặc thông qua nhữngthay đổi trong hành vi quản lý để tăng cường hoạt động hiệu quả và để đạt được
mục tiêu.
Theo Zajkowski (2003), trong bài nghiên cứu “Cơ cấu thể chế và giám đốcnghiên cứu Úc: một nghiên cứu định tính” tìm hiểu xem vị trí của một trung tâmnghiên cứu đại học trong cơ cấu tổ chức của nó có thể hỗ trợ hoặc cản trở công việc
của giám đốc như thế nào, đề cập đến VIỆC nguồn tài trợ của chính phủ cho các cơ
sở giáo dục đại học thường hay hạn chế Do đó việc duy trì sự độc lập về tài chính
là cực kỳ quan trọng.
Với nghiên cứu của Min Hong (2018), trong bài nghiên cứu “Quản trị đại học
công lập ở Trung Quốc và Úc: một nghiên cứu so sánh” có thé thấy hiện nay, các xu
thế thường thấy trong GDĐH bao gồm: giáo dục toàn diện và đa dang, thúc daynăng lực nghiên cứu, và phát triển GDĐH như một mô hình doanh nghiệp nhỏ Mức
độ phụ thuộc của quản trị đại học vào các cơ quan quản lý sẽ khác nhau tuỳ thuộc
vào các nhóm yếu tổ sau: (1) thể chế chính tri, (2) văn hóa - xã hội, (3) định hướng
phát triển của nhóm QTDH, và (4) nguồn lực tài chính
Theo Can Chen (2019), với “Nghiên cứu thực trạng và biện pháp quản lý giáodục đại học”, đã chỉ ra cần phải thực hiện cải cách, đổi mới có mục tiêu ở cáctrường cao đẳng, đại học Cần phân chia trách nhiệm và quyền hạn của các cơ quanhành chính cấp bậc và nhân viên hành chính, xây dựng lại hệ thống quản lý phốihợp và hợp tác giữa các tổ chức Đồng thời cần trú trọng mục tiêu phát triển quản lýhành chính liên quan đến việc giáo dục và giảng dạy, tuyển dụng và tuyền sinh
Trang 17đường xây dựng đại học đẳng cấp thế giới của Trung Quốc bằng cách đầu tư vào
một số chương trình và chiến lược dé xây dựng các trường đại học nghiên cứu dingcấp quốc tế, cải cách các lĩnh vực tỉnh hoa của hệ thống giáo dục, và đã nêu ra ba
câu hỏi đề xuất để các nhà quản lý hệ thống GDĐH Việt Nam có thể cân nhắc từ
kinh nghiệm của Trung Quốc
1.1.2 Nghiên cứu trong nước
Trong “Quản trị đại học và mô hình cho trường đại học khối kinh tế ở Việt Nam”của GS.TS.N.D.Phong va TS N.H.H.Nhut (2013) cho thấy tự chủ đại học là việc tấtyếu, đồng thời chỉ ra được những đặc thù của trường đại học khối kinh tế và đề xuấtmột mô hình nhằm nâng cao hiệu quả quản trị đại học
Theo Đinh Ái Linh (2014) trong “Kinh nghiệm 8 quốc gia xây dựng đại học đẳng
cấp thế giới” nghiên cứu kinh nghiệm xây dựng đại học theo đăng cấp thế giới của 8quốc gia là Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, An Độ, Đức, Pháp, Nga, Canada cho
thấy các nước đều tập trung vào việc thực hiện và xây dựng dự án đại học đăng cấpthế giới Các nước đều nhận thức rằng tri thức quyết định sự tăng trưởng kinh tế vàcạnh tranh toàn cầu Các quốc gia đều tập trung tăng kinh phí đầu tư vào giáo dụcnhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học ở các trường đại học vàday mạnh hợp tác với các trường đại học trên thé giới
Trong bài nghiên cứu “Hai van đề của quản trị Đại học ở Việt Nam trong bối
cảnh hội nhập” của Trịnh Ngọc Thạch (2017) chỉ ra rằng trong quá trình đổi mớiGDDH ở Việt Nam nhiều vấn dé đã được hiện diện va hai van đề nồi bật được thảoluận nhiều là về tự chủ đại học và đầu tư tài chính cho đại học Tự chủ đại học hiệnnay còn tồn tại hai bat cập khiến cho tự chủ đại học khó đạt hiệu quả là (1) hội đồng
trường (đối với trường công) mang tính hình thức và (2) cơ chế bộ chủ quản làm
triệt tiêu tính năng động, sáng tạo và hạn chế quyền tự chủ của cơ sở giáo dục
Trang 18dụng tại các trường đại học hiện nay đã không còn phù hợp với mô hình nền kinh tế
thị trường và tác giả đề xuất nên xây dựng mô hình quản trị đại học tỉnh gọn tại ViệtNam.
Bài nghiên cứu “Quản trị giáo dục đại học — Kinh nghiệm quốc tế và bài học choViệt Nam” của Phạm Thị Thanh Hải và cộng sự (2019), chỉ ra Chính phủ nhận thấy
mô hình tập trung hoá không còn phủ hợp với hệ thống GDĐH của Việt Nam hiệnnay Đổi mới quản trị đại học với trọng tâm là tăng cường quyền tự chủ ở các
trường đại học công lập ở Việt Nam đang là xu hướng tat yếu Nền GDĐH ở Việt
Nam còn tồn tai một số van đề cần giải quyết như: các cơ sở GDĐH Việt Nam hiệnnay chịu sự quản lý từ quá nhiều cơ quan nhà nước về các trang ngân sách, quản lý,chuyên môn và việc thành lập hội đồng trường còn chưa thực hiện được hiệu quả
Theo “Quản trị đại học: Kinh nghiệm của Hoa Kỳ và bài học cho Việt Nam” củaThS Nguyễn Đồng Anh Xuân (2019) chỉ ra các cơ sở GDĐH công lập ở Việt Namđang chuyền dần từ mô hình Nhà nước kiểm soát sang mô hình Nhà nước giám sátvới quyền tự chủ đại học ngày càng mở rộng Bên cạnh đó, nêu ra mô hình quản trịđại học của Hoa Kỳ từ đó rút ra một số bài học kinh nghiệm dành cho Việt Nam
Trong “Quản trị đại học theo tỉnh thần doanh nghiệp: Nghiên cứu điển hình một
số trường đại học khối ngành kinh tế-kinh doanh trên địa bàn Hà Nội” của Phùng
Thế Vinh (2020) đã chỉ ra các nhân tố khách quan ảnh hưởng đến quản trị đại họctheo tỉnh thần doanh nghiệp như: (1) Chính sách của nhà nước; (2) Sự phát triển củathị trường giáo dục; (3) Sự hội nhập quốc tế Đồng thời các yếu tố chủ quan ảnhhưởng đến quản trị đại học có thể kể đến như: qd) Tổ chức bộ máy; (2) Nhân lực;(3) Tài chính; (4) Cơ sở vật chất; (5) Các quan hệ hợp tác trong nước và quốc tế
Trong bài nghiên cứu “Tự chủ đại học ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp” của
Vũ Tiến Dũng (2021) chỉ ra được thực trạng hiện nay của tự chủ đại học tại Việt
Trang 19Nam được quy định trên ba phương diện chủ yếu là: (1) Tự chủ về chuyên môn và
học thuật, (2) Tự chủ về tổ chức và nhân sự, (3) Tự chủ về tài chính và tài sản Và
đã đề ra các giải pháp về phía các cơ quan chức năng và về phía các trường đại học.Theo “Những nguyên tắc của quản trị đại học tiên tiến và hàm ý chính sách choViệt Nam” của Đinh Văn Toàn (2021) chỉ ra mô hình quản trị đại học ở một sốquốc gia, các nguyên tắc của quản tri đại học tiên tiến bao gồm: (1) Tính quan ly, (2)Tính tham gia, (3) Tính minh bạch, (4) Tính tự chủ va (5) Trách nhiệm giải trình.
Chỉ ra những thách thức và gợi ý cho xây dựng khung chính sách quản lý các
trường đại học tại Việt Nam.
1.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Ở Việt Nam có một sự thiếu hụt về số lượng nghiên cứu liên quan đến đề ay
Đổi mới quan trị đang là một vấn đề mới, hiện nay được rất nhiều người quan tâm
đến nhưng các nghiên cứu chuyên sâu về các nhân tố tác động đến đổi mới quản trịđại học tại Việt Nam vẫn còn hạn chế Điều này đã làm cho đổi mới quản trị đại họcchưa được biết đến rộng rãi cũng như là chưa có đánh giá chính xác về mức ảnhhưởng của các nhân tố ảnh hưởng đến đổi mới quản trị đại học tại Việt Nam nóichung và trên địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng Với những thách thức cũng như
sự tiến bộ vượt bậc của thời đại trong nhiều lĩnh vực như khoa học - công nghệ,
kinh tẾ, đã đặt ra nhiều thách thức cho các trường đại học tại Việt Nam phải thay
đổi, phải đổi mới không ngừng dé theo kịp và phù hợp với thời đại ngày nay Chính
vì vậy, việc đổi mới mô hình quản trị đại học tại Việt Nam là rất cần thiết để phùhợp với xu thế phát triển của GDĐH trên thế giới
Hiện nay, mỗi quốc gia đang hướng tới công cuộc xây dựng đất nước vững mạnh,phát triên nền kinh tế và công bằng xã hội Vì vậy, việc tìm hiêu và đánh giá xem
Trang 20mới quản trị đại học cũng là một vấn đề cần nghiên cứu Vai trò của nhà trườngchưa thực sự cụ thể, rõ ràng trong công tác đổi mới quản trị đại học Sinh viên
thường có nhu cầu được nâng cao chất lượng giảng dạy ở ngôi trường mình đang
theo học, môi trường và cách dạy có sự thay đổi để phù hợp với thời đại ngày nay
Ngoài ra, chính sách của nhà nước cũng như nguồn tài chính của các trường
mang lại ảnh hưởng đáng kể đến quyết định đổi mới quản trị đại học tại các trường.đại học Việc thực hiện theo chính sách của nhà nước sẽ tạo điều kiện cho cáctrường thay đổi mô hình quản trị đại học và giúp cho sinh viên tin tưởng hơn khiđưa ra quyết định lựa chọn ngôi trường thay đồi Nhiều chính sách quy định không
rõ rằng, cụ thể cho việc đổi mới quản trị đại học tại Việt Nam
Tóm lại, việc nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các yếu tố ảnh hưởng đến đồi
mới quản trị đại học ở các trường đại học tại Hà Nội còn rất nhiều khoảng trong can
được khám phá Các yếu tố như yếu tố xã hội, chính sách của nha nước, thị trường
giáo dục, tài chính ảnh hưởng đều đang cần được khai thác sâu hơn Hiểu rõ hơn về
các yếu té này sẽ giúp các trường đại học có thé đưa ra được những quyết định liên
quan đến đổi mới mô hình quản trị đại học phù hợp với ngôi trường của mình hơn,
từ đó nâng cao được chất lượng đào tạo ngày càng phù hợp với sinh viên, nâng cao
được vị thế của bản thân trên trường quốc tế Và thông qua bài nghiên cứu, tác giả
mong rằng sẽ đóng góp cho chính phủ, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp và
các học giả một số giải pháp kiến nghị cho van dé đổi mới quản trị đại học tại ViệtNam.
Trang 211.2 Cơ sở lý luận
1.2.1 Khái niệm quản trị đại học
1.2.1.1 Khái niệm quản trị
Theo Hội đồng quản trị toàn cầu (Commission on Global Governance) thì quảntrị là “Tông hợp nhiều cách thức mà các cá nhân và tổ chức, công cộng và tự nhân,
quản lý các công việc chung của họ Đó là một quá trình liên tục trong đó các lợi ích
xung đột hoặc da dạng có thể được điều chỉnh và hành động hợp tác có thể đượcthực hiện Nó bao gồm các thể chế và thể chế chính thức được trao quyền dé thựcthi sự tuân thủ, cũng như các thỏa thuận không chính thức mà người dân và các thé
chế đã đồng ý hoặc cho là có lợi cho họ” (PGS.TS Vũ Công Giao,2017)
Koontz và O’Donnell định nghĩa: “Quản trị là thiết lập và duy trì một môi trường
mà các cá nhân làm việc với nhau trong từng nhóm có thể hoạt động hữu hiệu và có
hiệu quả” (Nguyễn Thị Hương, 2020).
James Stoner và Stephen Robbins cũng định nghĩa về quản trị như sau: “Quản trị
là tiến trình bao gồm các việc hoạch định, tổ chức quản trị con người và kiểm tra
các hoạt động trong một đơn vị một cách có hệ thống nhằm hoàn thành mục tiêu
của đơn vị đó ” (Nguyễn Thị Hương, 2020).
Albanesee định nghĩa về quản trị “là một quá trình kĩ thuật và xã hội nhằm sửdụng các nguồn, tác động tới hoạt động của con người và tạo điều kiện thay đổi déđạt được mục tiêu của tổ chức” (Nguyễn Thị Hương, 2020)
Trong bài nghiên cứu của Phùng Thế Vinh (2020) đã viết “Quản trị chính là sựtác động liên tục có tổ chức, có định hướng của chủ thể quản trị lên đối tượng bịquản trị nhằm đạt được mục tiêu chung của tổ chức đã dé ra trong điều kiện biếnđộng của môi trường và sự thay đồi của các nguồn lực”
Từ những định nghĩa nêu trên có thé thay rằng quan trị chính là quá trình mà cácnhà lãnh đạo hoạch định, tổ chức, điều khiển và kiểm tra các kết quả dé quản lý,
Trang 22giải quyết vấn đề ở một tổ chức, doanh nghiệp, quốc gia Nó cũng bao gồm việcphối hợp các nguồn lực của tổ chức đề có thể đạt được mục tiêu, kế hoạch đề ra.
1.2.1.2 Khái iệm quản trị đại học
Các tác giả Nguyễn Đông Phong và Nguyễn Hữu Huy Nhựt (2013) cho rằng:
“Quản trị đại học là quá trình xây dựng và tập hợp các quy tắc, hệ thống quản lý và
kiêm soát toàn bộ hoạt động của một trường đại học Nhà quản trị đại học cam chịu
trước nhà trường, cộng đồng và người học về sự tin cậy, tính thích ứng và hiệu quảchi phí quản lý thông tin qua việc phân trách nhiệm, nguồn lực và kiểm soát tínhhiệu lực và hiệu quả Quản trị đại học là những phương pháp dé những người cóthâm quyền lãnh đạo hướng dẫn và giám sát các mục tiêu và giá trị của các nhà
trường thông qua các chính sách và quy trình thực hiện”.
Tác giả Phùng Thế Vinh (2020) cũng định nghĩa về quản trị đại học như sau:
“Quản trị đại học hay quản trị trong cơ sở GDĐH là cấu trúc của các mối quan hệ,
cơ chế và quá trình ra những quyết định có thâm quyền tác động đến những vấn đề
có ý nghĩa quan trọng trong nội bộ trường đại học cũng như đối với bên ngoài, bao
gồm: mục tiêu, sứ mạng, chiến lược, chương trình đào tạo, cơ cấu tổ chức, nguồnlực vận hành, con người, ”.
Theo GS.TS Lê Ngọc Hùng (2019) quản trị đại học là “hệ thống các thành phan,
cấu trúc và quá trình ra quyết định về GDĐH Quản trị đại học có thể diễn ra đối với
cả hệ thống GDDH và đối với thé chế, tổ chức trường đại học Quản trị đại học đốivới hệ thông các cơ sở GDĐH đòi hỏi phải có sự phân công, phối hợp các cơ quanquản lý nhà nước, các tổ chức chính phủ và tổ chức phi chính phủ và các bên liênquan Quản trị đại học đối với trường đại học diễn ra đồng thời bên trong và bênngoài nhà trường với sự tham gia của các bên liên quan”.
Tác giả rút ra định nghĩa được sử dụng trong bài về quản trị đại học là quá trình
xây dựng, nghiên cứu, thiết kế, tập hợp và xây dựng các hoạt động quản lý và điều
hành ra quyết định về giáo dục đại học, về các hoạt động của trường đại học Quản
Trang 23trị đại học là sự tham gia, hợp tác, phối hợp của các bên liên quan để đưa ra các
chính sách, quyết định phù hợp với trường đại học
1.2.2 Vai trò của quản trị đại học
Nghiên cứu của Michael Shattock (2006) đã nhận định rằng: “Quản trị đại học là
một trong những mảnh ghép quan trọng trong bat cứ hệ thống GDĐH nao Sự cảithiện đối với công tác này có thể sẽ có những ảnh hưởng quan trọng đối với việcnâng cao chất lượng đào tạo của cả hệ thống GDĐH” (Phùng Thế Vinh, 2020).Quản trị đại học đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý và điều hành các hoạtđộng của các trường đại học nhằm đảm bảo sự hiệu quả và phát triển bền vững của
hệ thống giáo dục Thực hiện quản trị đại học các trường có nhiệm vụ lập kế hoạch
và quản lý nguồn nhân lực, bao gồm tài chính, vật chất và nhân lực Việc quản lýnguồn lực đúng mức và hiệu quả giúp đảm bảo các hoạt động của trường diễn ra
đúng tiến độ, đáp ứng day đủ và kịp thời nhu cầu của sinh viên và giảng viên, và
thúc day sự phát triển của trường
Quản trị đại học giúp định hình và thúc day hướng phát triển theo đúng chiến
lược, các mục tiêu và tầm nhìn dài hạn mà trường đề ra Quản trị đại học cần thamgia vào quá trình xây dựng chiến lược và mục tiêu của trường đại học Điều nàygiúp các nhà lãnh đạo trường sẽ phải tiến hành phân tích cận cảnh về môi trườngnội và ngoại vi của trường, đánh giá các cơ hội và thách thức từ đó xác định được
mục tiêu, hướng phát triển và những vấn dé cẦn ưu tiên giải quyết Điều này bao
gồm việc xem xét và đánh giá các yếu tố như sự phát triển về chất lượng giáo dụctrong nước và quốc tế, nghiên cứu và đổi mới, sự đa dạng và bền vững về tài chínhhay sự thay đổi của bối cảnh đất nước hiện nay Vì vậy, quản trị đại học cần xâydựng các chính sách và biện pháp dé thúc day phát triển bền vững và đảm bảo rằngcác quyết định và hoạt động của trường phù hợp với hoàn cảnh và phát huy được tối
đa hiệu quả không chỉ trong ngắn hạn mà còn mang lại giá trị lâu dài
Quản trị đại học phát hiện và tận dụng cơ hội phát triên và tạo đối tác với các tổchức và cá nhân liên quan Qua việc thiết lập quan hệ đối tác, trường có thể tận
Trang 24dung tài nguyên và chuyên môn từ bên ngoài dé thúc day phát triển Tìm kiếm các
cơ hội hợp tác không chỉ trong nước mà còn vươn xa ra trường quốc tế Thúc đâycác chương trình đào tạo mới theo tiêu chuẩn quốc tế, thực hiện các chương trình
trao đổi sinh viên, thu hút các nhân tài từ nước ngoài điều này không chỉ nâng cao
được chương trình giáo dục trong nước mà còn là mở ra thêm nhiều cơ hội và lựachọn cho sinh viên cũng như đáp ứng được nhu cầu về chất lượng giáo dục hiện nay
và dần phù hợp với những thay đổi của thị trường
Quản trị đại học tạo ra một môi trường học tập và làm việc tích cực, khuyếnkhích sự sáng tạo, đổi mới trong mọi hoạt động Trường đại học tạo ra không gian
và cơ hội cho sinh viên và giảng viên có cơ hội thể hiện ý tưởng sáng tạo, phát triểncác dự án nghiên cứu và thực hiện, tham gia các hoạt động đổi mới Xây dựng mộtmôi trường không phân biệt đối xử, tôn trọng sự đa dạng văn hoá, xã hội và dân tộcnhằm đảm bảo sự công bằng, đa dạng và bình đẳng trong việc tiếp cận giáo dục và
cơ hội phát triên cho sinh viên, giảng viên và nhân viên Quản trị đại học quan tâm
đến trải nghiệm học tập của sinh viên và giảng viên, tạo điều kiện thuận lợi để họ có
thể phát triển cá nhân và đạt được tiềm năng cao nhất của mình như là nâng cấp cơ
sở hạ tầng và thiết bị học tập, thành lập các quỹ học bổng để khuyến khích tronghọc tập, cung cấp các chương trình đào tạo và phát triển chuyên môn hay tạo điềukiện dé tham gia các hoạt động nghiên cứu sáng tạo trong nước và ngoài nước
Tóm lại, có thể nói quản trị đại học đóng vai trò to lớn đối với sự thích nghi vàphát triển của các trường đại học trong bối cảnh thay đổi và phát triển nhanh chóngtrong thời đại ngày nay.
1.2.3 Các mô hình quản trị đại học
1.2.3.1 Mô hình quản trị đại học dựa vào nhà nước
Mô hình này và biến thể của nó là quản trị kiểu nhà nước toàn trị và quản trị kiểuchính trị có thể tìm thấy ở Thuy Điền, Nga, Pháp, Trung Quốc và một số nước khác
Mô hình này đặc trưng bởi mục tiêu quản trị đại học là do nhà nước xác định và do
vậy mang tính chính trị rất cao và nguồn lực hoạt động là do nhà nước phân bé và
Trang 25quản lý chặt chẽ (GS.TS Lê Ngọc Hùng, 2019) Trong mô hình này, thị trường vàgiới khoa học có ảnh hưởng không đáng ké, các quyết định quan trọng liên quanđến chương trình đào tạo, tuyển sinh, tài chính và quản lý nhân sự sẽ do Nhà nước
điều hành trực tiếp, thực hiện bởi các cơ quan quản lý tương ứng Chính phủ thường
xây dựng khung chương trình dao tao, đặt ra tiêu chuẩn và quy định về tuyển sinh,quy định về học phí và nguồn tài chính, định rõ các quy định quản lý nhân sự trong
các trường đại học Các cơ quan quản lý giáo dục quốc gia có nhiệm vụ giám sát và
đánh giá hoạt động của các trường đại học, thực hiện nhiệm vụ đảm bảo chất lượng
giáo dục, tuân thủ các quy định và kiểm soát các nguồn tài chính được cấp cho các
trường Mô hình quản trị trực tiếp của nhà nước tạo ra một sự can thiệp và kiểm soáttrực tiếp từ phía chính phủ vào các hoạt động của trường đại học với mục tiêu làđảm bảo sự tuân thủ quy định, đáp ứng được mục tiêu giáo dục quốc gia và đảm bảochất lượng GDĐH Trong mô hình này, mối quan hệ giữa các trường đại học vớinhà nước là mối quan hệ trật tự thứ bậc, các trường đại học kiêm soát mạnh mẽ bởiNha nước nên có rat ít quyền tự chủ (GS.TS Lê Ngọc Hùng, 2019)
1.2.3.2 Mô hình quản trị đại học dựa vào giới khoa học
Các biến thé của kiểu mô hình nay là “quản trị hàn lâm”, “quản trị đồng nghiệp”,
“quản trị tự quản” được tìm thấy ở Anh, Đức và một số nước khác Mô hình này
dựa trên quan điểm về tự do học thuật trong nghiên cứu khoa học, giảng dạy và họctập vốn được coi là đặc trưng của viện hàn lâm và trường đại học (GS.TS Lê Ngọc
Hùng, 2019) Trong mô hình này, các quyết định liên quan đến chương trình đào tạo,
phát triển nghiên cứu, tuyển dụng giảng viên và quyền lực quản lý được chuyển
giao cho các cơ quan và uỷ ban có thành phần chủ yếu là giảng viên và các nhà
nghiên cứu trong trường đại học Giới khoa học có vai trò quan trọng trong việc xây
dựng chương trình học, định hình hướng phát triển của trường và quản lý chu trình
học nghiên cứu Mô hình quản trị đại học dựa vào giới khoa học tạo ra một môi
trường thúc đẩy sự đa dạng ý kiến, sáng tạo và nâng cao chất lượng giáo dục và
nghiên cứu Mô hình này thường tạo điều kiện cho sự phát triển linh hoạt và nhanh
chóng của chương trình đào tạo và nghiên cứu, khuyến khích sự đổi mới sáng tạo
Trang 26cũng như tạo ra một môi trường thúc day sự chuyên môn và nghiên cứu nâng cao.Giới khoa học hàn lâm toàn quyền quản trị đại học và vẫn được nhận tài trợ ngânsách nhà nước mà không bị điều tiết bởi nhà nước Quản trị đại học theo kiểu tự dohọc thuật này không “vô chính phủ”, mà luôn thượng tôn pháp luật, ví dụ phải tuântheo lua phân bổ ngân sách và các quy định về kiểm định GDDH, đồng thời vẫnphải quan tâm tới các tín hiệu thị trường liên quan đến đào tạo và nghiên cứu khoa
học (GS.TS Lê Ngọc Hùng, 2019).
1.2.3.3 Mô hình quản trị trường đại học doanh nghiệp
Mô hình “trường đại học doanh nghiệp” hay còn gọi là mô hình định hướng thị
trường, mô hình này sử dụng các nguyên tắc quản lý của doanh nghiệp về tài chínhdựa trên hiệu quả Trong mô hình này, các trường đại học cạnh tranh với nhau vềsinh viên và tài chính Các nhà quản lý đại học xem mình là các doanh nhân đang
hướng đến một doanh nghiệp cung cấp cho sinh viên các dịch vụ học tập Bản thân
trường đại học không lấy mình làm mục tiêu và cũng không tạo ra hàng hóa công.Thay vào đó, các trường đại học được coi là một hàng hóa, một đầu tư, và mộtnguồn lực chiến lược Hệ thống giáo dục đại học của California là một mô hình địnhhướng thị trường điển hình, bao gồm ba loại trường: cao đăng, các trường đại học
và các trường cao đăng cộng đồng Mỗi trường sẽ có ngân sách riêng, ngân sách
chuyển giao cho các trường đại học và cao đẳng không được giám sát Ngân sáchđược Kho bạc Nhà nước chuyền như một khoản trợ cấp và các tổ chức GDĐH được
quyền quyết định sử dụng Các trường cao đăng cộng đồng có giám sát chặt chẽ hơn
vì ngân sách của họ được ngân sách tiểu bang cấp
Trang 27Lập ngân Đảm bảo chất lượng.
sách và lập kế hoạch Kiểm định
Kho bạc nhà nước và ' Bộ Giáo dục
Nha lập pháp Giám đốc ở ba bộ phận: BPPE CHEA Liên bang.
Hình 1 1: Mô hình quản trị giáo dục đại học California
(Nguôn: Phạm Thị Thanh Hải và cộng sự, 2019)
Năm 2012, tại kỳ họp thứ 3, Quốc hội khóa XII, quyền tự chủ của các cơ sở
giáo dục đại học mới được chính thức đưa vào Luật giáo dục đại học Chủ trương
đổi mới mô hình quản lý giáo dục đại học của Việt Nam sẽ theo mô hình doanh
nghiệp, tiến tới xóa bỏ cơ chế cơ quan chủ quản đối với các cơ sở giáo dục đại học
công lập (Trịnh Thuỳ Anh, Nguyễn Phạm Kiến Minh và Bùi Quang Hùng, 2021)
ĐỘ 0D & DT
= SAN PHAM LIÊN QUAN BEN
“GIÁO ĐỤC ĐÀO TẠO
(TIEN SI /THAC SI/ CỬ NHÂN / KỸ SỬ.
SAN PHAM KHOA HỌC CÔNG NGHỆ.
Vita đào tạo)
Hình 1 2: Mô hình quản trị giáo dục đại học Việt Nam sau đổi mới
(Nguôn: Pham và cộng sự, 2019)
Trang 28Các trường đại học ở Việt Nam dần được trao nhiều quyền tự chủ từ các cơ quanquản lý Nhà nước, nhất là Bộ Giáo dục và Đào tạo (HS-Tin tức tài chính, 2014).Quyền lực nhà trường được phân chia cho các tổ chức trong cơ cấu tổ chức của nhà
trường, đứng đầu là Hội đồng trường (đối với trường đại học công lập) và Hội đồng
quản trị (đối với trường đại học tư thục), có quyền quyết định cao nhất cho mọi hoạtđộng của nhà trường, tiếp theo đó là các tổ chức khác trong cơ cấu tổ chức của nhà
trường với các thẩm quyền tương ứng bao gồm: Ban giám hiệu; các hội đồng tư vấn;
các tổ chức trực thuộc, giảng viên,
1.2.4 Các nhân tố ảnh hướng đến đổi mới quản trị đại học ở Việt Nam
1.2.4.1 Các nhân tố khách quan
Các nhân tố khách quan là những nhân tố bên ngoài, không do người quản lý,
lãnh đạo hoặc trường đại học nào có thể kiểm soát hay thay đổi những nhân tố này
Các nhân tố khách quan có thê ảnh hưởng đến quản trị đại học như:
Các yếu tố xã hội: Các yếu tố xã hội và kinh tế như sự cạnh tranh giữa cáctrường đại học, tăng trưởng kinh tế, tăng trưởng dân só, đều có thé ảnh hưởng đếnquản trị đại học Ví dụ, sự cạnh tranh giữa các trường đại học có thể đây các trườngphải cải thiện chất lượng giáo dục, thay đổi chiến lược phát triển của trường, tăngcường quản lý và cải thiện cơ sở vật chất dé thu hút sinh viên và giảng viên, nhànghiên cứu giỏi (Min Hong,2018).
Chính sách của nhà nước: Việc thay đổi chính sách của chính phủ ảnh hưởng
đến quản lý và hoạt động của trường đại học, bao gồm cả chính sách giáo dục và
chính sách tài chính, ngân sách Ngân sách ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng củatrường đáp ứng nhu cầu học tập và nghiên cứu của sinh viên và giảng viên Việcquản lý ngân sách hiệu quả sẽ giúp trường có thể cung cấp các khóa học chất lượng,nâng cao chất lượng đào tạo và thu hút các giảng viên giỏi để giảng dạy và nghiên
cứu tại trường (Min Hong,2018; Phùng Thế Vinh,2020)
Sự thay đổi của thị trường giáo dục: Những thay đổi trong yêu cầu của cộngđồng dẫn đến những thay đổi trong yêu cầu về giáo dục và nghiên cứu, yêu cầu
Trang 29trường đại học cung cấp những khóa học mới và chuẩn bị cho các công việc mới(Phùng Thế Vinh,2020).
Sự phát triển của công nghệ: Công nghệ đang ngày càng phát triển và ảnhhưởng đến quản tri dai học Các trường đại học phải sử dụng công nghệ dé quản lýthông tin sinh viên, cập nhật thông tin về chương trình đào tạo, giảng viên và các
dịch vụ hỗ trợ Ngoài ra, công nghệ còn giúp cho giảng viên có thể giảng dạy và
nghiên cứu hiệu quả hơn, đồng thời giúp sinh viên tiếp cận các tài liệu giảng dạy vàtai nguyên học tập một cách dé dàng hơn (Phùng Thế Vinh, 2020)
1.2.4.2 Các nhân tố chủ quan
Các nhân tố chủ quan là những yếu tố liên quan đến con người, tư duy, hành vi
và quan điểm của các nhà quản lý và lãnh đạo trong các trường đại học, những yếu
tố ấy đã ảnh hưởng tới việc quản trị đại học như sau:
Nguồn lực tài chính: Nguồn lực tài chính đóng là một nhân tố có vai trò lớntrong việc ảnh hưởng lớn đến mọi hoạt động của trường đại học Tài chính sẽ đượcdùng để chỉ, trả cho các hoạt động chỉ thường xuyên như tiền lương, bảo hiểm xãhội; chi cho hoạt động nghiệp vụ như thuê giảng đường, vật tư, dịch vụ công; chiphí mua sắm, xây dựng, sửa chữa tài sản có định thường (Min Hong,2018; PhùngThế Vinh,2020)
Tư duy và quan điểm của nhà quản lý: Cách nhìn nhận về giáo dục, văn hóa,phát triển và quản lý của các lãnh đạo, nhà quản lý sẽ ảnh hưởng đến chiến lược và
hoạt động của các trường đại học Các nhà quản lý cần phải có năng lực, tam nhìn,
tư duy tốt, vì thế mới có thể xây dựng được những chiến lược nhằm phát triển mụctiêu, sứ mệnh của trường đại học.
Quan hệ hợp tác và nhà tài trợ: Các nhà tài trợ có thé ảnh hưởng đến việc quản
trị đại học thông qua các yêu cầu và quy định về tài chính, hoạt động của trường đại
học Đồng thời việc hợp tác, liên kết đào tạo với nhiều trường đại học khác có thể làmột cơ hội trong các hoạt động đào tạo, chuyền giao khoa học công nghệ (PhùngThế Vinh,2020)
Trang 301.3 Đề xuất mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
1.3.1 Giá thuyết nghiên cứu
Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu của bài nghiên cứu này được xâydựng trên cơ sở từ việc tổng hợp từ các nghiên cứu trước đây kết hợp với một sốkiến của cá nhân tác giả Trong bài nghiên cứu của Min Hong (2018) đã cho thấyảnh hưởng của các yếu tố xã hội đến quản trị đại học là quan trọng Xã hội thay đôiđặt ra yêu cầu bức thiết cho nền giáo dục cũng cần thay đổi Bên cạnh đó, muốnthực hiện đôi mới các trường cũng cần có đủ nguồn tài chính Trong bài nghiên cứucủa Phùng Thế Vinh (2020) đã chỉ ra chính sách của Nhà nước ảnh hưởng trực tiếp
tới công tác quản trị đại học bởi những chính sách hỗ trợ của Nhà nước có vai trò
quan trọng đối với sự phát triển của trường đại học Các trường đại học phải thayđổi và thích nghỉ với chính sách và luật pháp của Nhà nước Cơ chế thị trường ảnhhưởng trực tiếp đến quy mô và tốc độ phát triển của sự nghiệp giáo dục; ảnh hưởngđến cơ sở vật chất, trang thiết bị trong tiến trình hiện đại hoá giáo dục Điều này cho.thấy sự thay đổi của thị trường giáo dục ảnh hưởng đến đổi mới mô hình quản trịđại học Tác giả Phùng Thế Vinh (2020) cũng chỉ ra tác động của “cách mạng công.nghiệp 4.0” tao ra những thay đổi sâu sắc về cơ chế nganh/nghé lao động và những,
yêu cầu mới về năng lực và kỹ năng của người học Nhân tố nguồn lực tài chính ảnh
hưởng rất lớn đến tất cả hoạt động của các trường đại học nhất là trong bối cảnhNha nước đang dan cắt giảm nguồn từ ngân sách nhà nước cho GDĐH GDĐH của
mỗi quốc gia đổi mới không ngừng và cần hội nhập quốc tế để cập nhật nhanh
chóng những xu thế mới, tri thức mới Vì vậy, cá tường đại học bên cạnh hợp táctrong nước, cần đây mạnh hội nhập quốc tế để giao lưu, học hỏi cũng như đổi mớiphủ hợp với xu thế chung của thế giới
Bản thân tác giả cảm thấy ngoài những nhân tố trên thì tư duy và quan điểm củanhà quản lý cũng ảnh hưởng đến đổi mới quản trị đại học Nhà quản lý cần nhanhchóng nắm bắt tình hình, xu hướng của thế giới hiện nay về các mặt như kinh tế, xãhội, giáo dục, cần hiểu rõ về ngôi trường của mình đề có thể nhanh chóng ra các
Trang 31quyết định, kế hoạch phù hợp với sự phát triển của trường, phù hợp với xã hội nângcao vị thế của trường Nếu một nhà quản lý tư duy chậm chạp, đưa ra các quan điểm,quyết định không đúng thời điểm, sai lệch sẽ day trường vào tình trạng khó khăn
trầm trọng
Do vậy, giả thuyết nghiên cứu được dé xuất là:
Gia thuyét HI: Yếu tố xã hội có ảnh hưởng thuận chiều đến đổi mới quản trị đại
học tại Việt Nam
Giả thuyết H2: Chính sách của Nhà nước có ảnh hưởng thuận chiều đến đổi mớiquản trị đại học tại Việt Nam
Giả thuyết H3: Sự thay đổi của thị trường giáo dục có ảnh hưởng thuận chiều đếnđổi mới quản trị đại học tại Việt Nam
Giả thuyết H4: Sự phát triển của công nghệ có ảnh hưởng thuận chiều đến đổimới quản trị đại học tại Việt Nam
Giả thuyết H5: Nguồn lực tài chính có ảnh hưởng thuận chiều đến đổi mới quảntrị đại học tại Việt Nam
Giả thuyết H6: Tư duy và quan điểm của nhà quản lý có ảnh hưởng thuận chiềuđến đổi mới quản trị đại học tại Việt Nam
Giả thuyết H7: Quan hệ hợp tác và nhà tài trợ có ảnh hưởng thuận chiều đến đổi
mới quản trị đại học tại Việt Nam
1.3.2 Đề xuất mô hình nghiên cứu
Từ việc tổng quan và co sở lý thuyết, giả thuyết nghiên cứu tác giả tiền hành kháiquát mô hình nghiên cứu mô tả mối quan hệ giữa các nhân tố tác động tới đổi mới
quản trị đại học tại Việt Nam như sau:
Trang 32Yếu tố xã hội Hi (+)
Chính sách của nhà nước 12G)
HẠC) Đổi mới quản trị đại
học tại Việt Nam
Sự thay đổi của thị trường giáo duc
Sự phát triển của công nghệ H4 (+)
Nguồn lực tài chính HS (+)
H6 (+)
Tu duy và quan điểm của nhà quản lý
Quan hệ hợp tác và nhà tài tro’ H7 (+)
Hình 1.3: Mô hình nghiên cứu
(Nguôn: Tổng hợp của tác giả)
CHƯƠNG II: THIET KE VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình tiến hành nghiên cứu
Tác giả tiến hành nghiên cứu các bài nghiên cứu của các tác giả, dựa trên cơ sở lýthuyết ban đầu thực hiện nghiên cứu sơ bộ đề xây dựng mô hình nghiên cứu, thang
đo và bảng hỏi Tiếp đó chuyển sang nghiên cứu định lượng chính thức được tiến
hành thông qua thu thập thông tin với bảng khảo sát Từ đó sẽ phân tích dữ liệu.
Quá trình này được thực hiện từng bước trình tự như sau:
Bước 1: Mục tiêu nghiên cứu
Nhận thấy rõ sự cấp thiết của dé tài nghiên cứu, và vấn dé tình hình thực tế vềđổi mới mô hình quản trị đại học ở Việt Nam nói chung và tại Thành phố Hà Nội
nói riêng vẫn còn tồn tại nhiều bất cập và tác giả nhận thấy cần nghiên cứu phân
tích chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng đến vấn đề đổi mới mô hình quản trị đại học tại
Thanh phố Hà Nội Xác định ra các mục tiêu, câu hỏi, phạm vi, đối tượng nghiên
cứu của đề tài
Bước 2: Xây dựng cơ sở lý luận
Trang 33- Dua ra các khái niệm liên quan đến quản trị và quản trị đại học trong giáo dục.
- Phân tích vai trò của quản trị đại học.
- Chỉ ra một số mô hình quản trị đại học
Bước 3: Xây dựng mô hình nghiên cứu
Dựa vào tổng quan tài liệu, các bài nghiên cứu đã có về vấn đề đổi mới mô hìnhquản trị đại học tác giả đề xuất ra giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu
Bước 4: Xây dựng bảng hỏi
- Dựa vào các bài nghiên cứu đã có kết hợp với ý kiến của tác giả dé xây dựngcác câu hỏi liên quan đến các yếu tố đề xuất trong mô hình
- Sắp xếp lại các câu hỏi theo trình tự và tiến hành thiết lập bảng hỏi
Bước 5: Thu thập dữ liệu
Thu thập từ các nguồn số liệu các bài nghiên cứu về vấn đề đổi mới mô hìnhquản trị đại học và tiến hành thu thập dữ liệu từ bảng hỏi
Bước 6: Phân tích kết quả
- Nêu ra thực trạng về đổi mới mô hình quản trị đại học tại Thành phố Hà Nội
- Dựa vào bảng số liệu kết quả đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến
đổi mới quản trị đại học
Bước 7: Thảo luận kết quả và đưa ra kiến nghị
Từ thực trạng và kết quả thu được để xuất ra một số giải pháp nhằm thúc đây quátrình đổi mới mô hình quản trị đại học trên địa bàn Thành phố Hà Nội
2.1.1 Nghiên cứu sơ bộ
fe) giai đoạn nghiên cứu sơ bộ, cần tiến hành xác định và làm rõ vấn đề nghiên
cứu Tác giả thực hiện lựa chọn mô hình nghiên cứu dựa trên các cơ sở lý thuyết vàcác những kết quả mà các công trình nghiên cứu trước đạt được, đồng thời điềuchỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp với điều kiện nghiên cứu cụ thé và đưa ra
Trang 34các giả thuyết về mối quan hệ giữa các khái niệm cần nghiên cứu trong mô hình.Đồng thời thừa kế từ các bài nghiên cứu trước và tiến hành điều chỉnh để phù hợpvới bài nghiên cứu, tác giả lựa chọn thang đo phù hợp với các biến có trong mô hình.Tiếp theo tác giả thiết lập bảng hỏi thử nghiệm dựa theo các bài nghiên cứu trước
va theo ý kiến cá nhân của tác giả dé tiến hành việc điều tra thu thập dữ liệu phục vụcho nghiên cứu Tham khảo ý kiến từ giảng viên hướng dẫn, bạn bè, tác giả đã cónhững điều chỉnh thích hợp trong việc xây dựng thang đo và bảng hỏi phù hợp hơnvới mô hình và thực tế Từ đó bắt đầu tiến hành khảo sát diện rộng dé thu thập dữ
liệu.
2.1.2 Nghiên cứu chính thức
Ở giai đoạn nghiên cứu chính thức, sau khi đã hoàn thiện thang đo, bảng hỏi và
mô hình, tác giả thực hiện khảo sát, điều tra với hình thức khảo sát gián tiếp qua cácmạng xã hội online đề thu thập dữ liệu nghiên cứu, kết quả thu được 328 mẫu đạtyêu cầu Sau đó tác giả tiến hành phân tích số liệu bằng phần mềm hỗ trợ phân tích
Smart-PLS 4.0 Tác giả thực hiện thống kê mô tả và đánh giá kiểm định các biến
quan sát Tiếp theo là trình bày các kết quả nghiên cứu thu được Dữ liệu nghiêncứu sau khi được phân tích sẽ trình bày những kết quả chủ yếu, từ đó tác giả đưa ranhững hạn chế của mô hình nghiên cứu và đề xuất hướng nghiên cứu trong tươnglai.
2.2 Phương pháp thu thập dữ liệu
- Phương pháp kế thừa: là phương pháp kế thừa và sử dụng các tài liệu của cáctác giả nghiên cứu đi trước liên quan đến vấn đề nghiên cứu hiện nay của tác giả
Cụ thé phần tổng quan nghiên cứu là khái quát, kế thừa các kết quả nghiên cứu
trước đó Kế thừa và sử dụng các kết quả nghiên cứu giúp tiết kiệm thời gian và
kinh phí, tập trung vào các khía cạnh khác của vấn đề mà mình muốn nghiên cứu,
mở rộng thêm về vấn đề và tránh tình trạng chồng chéo các vấn dé với nhau
- Phương pháp so sánh: là phương pháp phân tích và đánh giá các sự khác biệt,
tương đồng hoặc tương quan giữa các biến số trong một nghiên cứu Sử dụng
Trang 35phương pháp so sánh giúp tác giả phân tích và hiểu rõ sự khác biệt và tương đồnggiữa các biến số, xác định yếu tố quan trọng và mức độ tác động cũng như sự tươngquan giữa các yếu té trong nghiên cứu.
-Phương pháp thu thập sé liệu:
+) Dữ liệu sơ cấp: Số liệu sơ cấp được thu thập thông qua điều tra khảo sát bằngbảng hỏi với sinh viên/giảng viên ở các trường đại học tại Việt Nam Đối tượng
được khảo sát là những sinh viên/giảng viên quan tâm đến việc đổi mới quản trị đại
học tại Việt Nam.
+) Kích thước mẫu: Kích thước mẫu dự kiến thu thập được thiết lập dựa trêncông thức của Hock & Ringle (2006) với kích thước mẫu tối thiểu gấp 5 lần tổng sốbiến quan sát (N=5*m), đây là cỡ mẫu phù hợp cho nghiên cứu có sử dụng phân
tích nhân tố (Comrey, 1973) (Nguyễn Thị Loan, Mai Anh Vũ, Hà Dinh Hùng
(2023) Cụ thể, quy mô mẫu khảo sát là N>5*27= 135 (phiếu) Vì vậy trong bàinghiên cứu chúng tôi đã tiền hành điều tra và thu được 328 mẫu hợp lệ đủ điều kiện
đưa vào phân tích.
+) Cách thức tiến hành: Khảo sát được thực hiện trên các nền tảng online, bắtđầu từ ngày 20/09/2023, sau khi thiết kế xong bảng hỏi trên công cụ Google Form,copy đường link và đưa lên các trang mạng xã hội, với các phương tiện dùng đề liênlạc trên Internet như Zalo đến với các sinh viên/giảng viên ở các trường đại học tại
Hà Nội như Đại học Kinh Tế - DHQGHN, Đại học Ngoại Ngữ - ĐHQGHN, Đạihọc Bách khoa Hà Nội, Đại học Ngoại Thương, Đại học Kinh tế Quốc đân,
2.3 Phương pháp xử lý dữ liệu
2.3.1 Kiểm định chất lượng biến quan sát
Việc kiểm tra chất lượng biến quan sát nhằm kiểm tra xem trong một cấu trúcnhân tố, có biến quan sát nào giải thích kém cho biến tiềm an mẹ hay không Dựavào bảng kết quả đánh giá chất lượng biến, tác giả tiến hành loại bỏ các biến quansát yếu ra, giữ lại các biến đại diện tốt cho biến tiềm ẩn
Trang 36Theo Hair và cộng sự (2016), bởi vì hệ số tải ngoài (outer loading) đáng kể vẫn
có thể khá yếu nên nguyên tắc chung là hệ số tải ngoài được tiêu chuẩn hoá phải là0,708 hoặc cao hơn Tuy nhiên các nhà nghiên cứu thường thu được hệ số tải ngoài
yếu hơn (<0,70) trong các nghiên cứu khoa học xã hội, đặc biệt khi sử dụng các
thang đo mới được phát triển (Hulland,1999) Vi vay, Hair và cộng sự (2016) đã đềxuất cách đánh giá chất lượng của biến quan sát như sau:
- Các biến số có hệ số tải ngoài lớn hơn 0,7 giữ lại biến quan sát
- Các biến số có hệ số tải ngoài nằm trong khoảng từ 0,4 đến 0,7 thì giữ lại để
xem xét Quyết định giữ hay loại sẽ phụ thuộc khi xoá biến số đó dẫn đến tăng độtin cậy tổng hợp trên ngưỡng giá trị được đề xuất
- Các biến số có hệ sé tải ngoài thấp hơn 0,4 cần được loại bỏ ra khỏi mô hình
2.3.2 Kiểm định độ tin cậy của thang đo
Hair và cộng sự (2016) đề xuất tập trung vào hai chỉ số kiểm định độ tin cậy của
thang đo là Cronbach’s Alpha và Composite reliability rho_c Theo nhóm tác giả
này, hệ số đánh giá độ tin cậy truyền thống Cronbach’s Alpha có nhiều nhược điểm
và có xu hướng đánh giá quá thấp độ tin cậy vốn có của thang đo vì vậy có thé đánh
giá độ tin cậy của thang đo bằng hệ số tin cậy tổng hợp Độ tin cậy tổng hợp là một
hệ số dùng dé đo lường cho tính nhất quán nội bộ của các chỉ báo trong một thang
đo và được dùng thay thế cho hệ số Cronbach’s Alpha (Netemeyer và cộngsự,2003).
Cách đánh giá hệ số độ tin cậy tổng hợp tương tự như cách đánh giá hệ sốCronbach’s Alpha Hệ số này dao động trong khoảng từ 0 đến 1, tiến gần về 0 độ tin
cậy càng thấp, tiến gần về 1 độ tin cậy càng cao Hệ số độ tin cậy tổng hợp từ
0,6-0,7 là mức chấp nhận với các nghiên cứu khám phá, mức tối ưu là từ 0,6-0,7-0,9(Nunally va Bernstein,1994) Nếu giá trị này lớn hon 0,95 được xem như có van đề
vì có khả năng cao xảy ra tình trạng trùng lặp biến quan sát, nghĩa là các biến quansát cùng một nội dung với nhau Nếu độ tin cậy tổng hợp có giá trị nhỏ hon 0,6,
Trang 37điều này cho thấy rằng thiếu độ tin cậy nhất quán nội tại và cần xem xét lai (Hair và
cộng sự, 2016).
2.3.3 Kiểm định tính hội tụ thang đo (Convergent Validity)
Giá trị hội tụ là mức độ mà một thước đo tương quan tích cực với các thước đo
thay thế có cùng cấu trúc Để đánh giá tính hợp lệ hội tụ của các biến, các nhà
nghiên cứu cần xem xét hệ số tải ngoài và chỉ số phương sai trung bình được trích
(AVE-Average Variance Extracted) (Hair và cộng sự, 2016) Hock và Ringle (2010)
cho rằng một thang đo đạt giá trị hội tụ nếu chỉ số phương sai trung bình được tríchđạt từ 0,5 trở lên Mức 0,5 (50%) mang ý nghĩa biến tiềm ấn mẹ trung bình sẽ giảithích được tối thiểu 50% biến thiên của từng biến quan sát con Nếu một thang đo
có AVE nhỏ hơn 0,5, chúng ta tiến hành loại bỏ lần lượt từng biến quan sát có hệ sốtải ngoài thấp nhất dé tăng chỉ số AVE lên
2.3.4 Kiểm định tính phân biệt thang do (Discriminant Validity)
Giá trị phân biệt là mức độ mà một cấu trúc thực sự khác biệt so với các cấu trúc
khác theo tiêu chuân thực nghiệm Do đó, việc thiết lập giá trị phân biệt ngụ ý rằng
một cấu trúc là duy nhất và nắm bắt các hiện tượng không được đại diện bởi các cấutrúc khác trong mô hình (Hair và cộng sự, 2016 và phương pháp HeterotraitMonotrait Ratio (HTMT) được Hair dé xuất để xác định giá trị phân biệt của cácbiến tiềm an
Đánh giá tính phân biệt bằng bảng HTMT: Henseler và cộng sự (2015) đề xuấtđánh giá tỷ lệ tính dị tính — đơn tính trạng (HTMT) của các mối tương quan HTMT
là tỷ lệ giữa mối tương quan giữa các tính trạng với mối tương quan bên trong tínhtrạng Chỉ số HTMT được tính toán dựa trên nền tảng ma trận multitrait-
multimethod (MTMM) do Campbell và Fisske (1959) đề xuất Cơ sở đánh giá tính
phân biệt bằng HTMT sẽ dựa trên ý tưởng: Hệ số tương quan trung bình trong nội
bộ một thang đo càng lớn hơn trung bình các hệ số tương quan chéo càng tốt Khi
hệ số tương quan trung bình trong nội bộ một thang đo càng cao, biến tiềm ẩn chia
sẻ sự biến động càng lớn trong nội bộ của thang đo đó Nếu trung bình của các hệ số
Trang 38tương quan chéo càng thấp chứng tỏ biến tiềm ân vừa nêu càng ít chia sẻ sự biếnđộng tới biến tiềm an khác Khi đó, các chỉ báo ở hai biến tiềm ấn sẽ đạt được giá trịphân biệt Henseler và cộng sự (2015) cho rằng, nếu chỉ số HTMT của một cặp
nhân tố lớn hon 0,9 tính phân biệt của nhân tố bị vi phạm Nếu chỉ số HTMT dưới
0,85 tinh phân biệt được đảm bao tốt
2.3.5 Kiểm định tính cộng tuyến cúa các biến quan sát (Item Collinearity)
Khi mô hình xảy ra đa cộng tuyến, các hệ số hồi quy, ý nghĩa tác động (p-value)
bị sai lệch dẫn đến kết luận sai lầm về quan hệ trong mô hình Hair và cộng sự(2019) đưa ra các ngưỡng giá trị đánh giá tinh cộng tuyến (variance inflation factor
- VIF) trong đánh giá hiện tượng cộng tuyến như sau:
- VIF >= 5: kha năng rất cao đang tồn tại cộng tuyến, mô hình bị ảnh hưởngnghiêm trọng.
- 3 < VIF < 5: mô hình có thé đang có cộng tuyến
- VIF < 3: mô hình không gặp hiện tượng cộng tuyến
2.3.6 Đánh giá hệ số tác động f bình phương
Chin (1998) đưa ra công thức tính toán hệ số f bình phương nhằm mục đích xemxét tầm quan trọng của một biến độc lập lên biến phụ thuộc Cohen (1988) đã đềxuất bảng chỉ số f bình phương đề đánh giá tầm quan trọng của các biến độc lập như
2.3.7 Đánh giá mức độ tác động của các biến
Để kết luận được các giả thuyết nghiên cứu, chúng ta sẽ sử dụng kết quả phân
tích hệ số tác động của một quan hệ (Path coefficients — p-value) Ở phần này,
Trang 39chúng ta quan tâm đến hai khía cạnh: kiểm định giả thuyết thống kê ý nghĩa củaquan hệ tác động và đánh giá mức độ, chiều của quan hệ tác động.
- Kiểm định giả thuyết thống kê ý nghĩa của quan hệ tác động: Hệ số tác độngcủa một quan hệ có ý nghĩa thống kê hay không phụ thuộc vào sai số chuẩn của nóthu được qua phương pháp bootstrapping trên Smart-pls 4 Với mức ý nghĩa được
sử dụng là 5%=0,05; nếu kết quả cho thấy quan hệ tác động có p-value nhỏ hơn
0,05 tác động đó có ý nghĩa thống kê Ngược lại, nếu p-value lớn hơn 0,05 tác động
đó không có ý nghĩa thống kê
- Đánh giá mức độ, chiều của quan hệ tác động: Mặc định thuật toán của
SMARTPLS sẽ xuất hệ số tác động chuẩn hóa Hệ số tác động (Original sample)
này dao động trong vùng -1 và +1.
- Hệ số tác động mang dấu dương (+) đại điện cho chiều quan hệ tác động thuận
- Hệ số tác động mang dấu âm (-) đại diện cho chiều quan hệ tác động nghịch
- Hệ số tác động tiến gần về +1 đại diện cho mối quan hệ dương mạnh
- Hệ số tác động tiến gần về -1 đại điện cho mối quan hệ âm mạnh
- Hệ số tác động càng gần giá trị 0, mối quan hệ càng yếu
Khi có nhiều biến độc lập tác động vào một biến phụ thuộc, để đánh giá sự tácđộng mạnh yếu của các biên độc lập này, chúng ta sẽ dựa vào độ lớn hệ số tác động
Độ lớn là trị tuyệt đối hệ số tác động, giả sử các biến độc lập vừa có biến tác động
âm, vừa có biến tác động dương, chúng ta sẽ lấy trị tuyệt đôi hệ số tác động rồi mới
so sánh sự mạnh yếu
2.3.8 Đánh giá hệ số xác định R bình phương
R bình phương biêu thị cho mức độ giải thích của các biến độc lập lên một biếnphụ thuộc trong mô hình R bình phương dao động trong vùng từ 0 đến 1, tiến gần
về I nghĩa là mức độ giải thích cho biến phụ thuộc cao, tiến gần về 0 nghĩa là mức
độ giải thích cho biến phụ thuộc thấp
Trang 402.4 Xây dựng thang đo
Trong dé tài này, các van đề cần nghiên cứu là những nhân tố ảnh hưởng đến đổimới mô hình quản trị đại học ở Việt Nam được chia làm hai nhóm như sau:
- Nhóm nhân té khách quan: yếu tố xã hội, chính sách của nhà nước, sự thay đổicủa thị trường giáo dục, sự phát triển của công nghệ
- Nhóm nhân tố chủ quan:nguén lực tài chính, tư duy và quan điểm của nha quản
lý, quan hệ hợp tác và nhà tài trợ.
Dựa vào sự tổng hợp và kế thừa kết quả từ các nghiên cứu đã có từ trước, kết hợp
với ý kiến của tác giả và hướng dẫn của giảng viên, tác giả đề xuất tổng cộng 27
biến trong thang đo nghiên cứu chính thức Tắt cả các thang đo trong nghiên cứu sửdụng dạng Likert 5 điểm với: 1 là hoàn toàn không đồng ý; 2 là không đồng ý; 3 làbình thường; 4 là đồng ý và 5 là hoàn toàn đồng ý
Bảng 2.1 Bảng xây dựng thang đo của mô hình Các nhân ok \
: Mã hoá Biên quan sát Nguôn
tô
Đặc điểm của kinh tê xã hội ảnh | Min Hong (2018)
XHI _ | hưởng đến việc đổi mới mô hình quản
trị đại học
Sự thay đôi của xã hội và kinh tê tác | Tác giả tự đê xuât
cà XH2 động đến việc đổi mới mô hình quản
Yêu tô xã
tri dai hoc dai hoc
hội (XH)
Van hoá tô chức va giáo duc tác động | Tác giả tự đê xuât
XH3 | đến việc đổi mới mô hình quản trị đại
học
XH4 Nhu câu thay đôi vê chât lượng đại | Tác giả tự đê xuât
học của sinh viên tác động đến đổi