Mặc dù đã có những nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới khởi nghiệp vàthương mại điện tử, nhưng vẫn chưa từng có nghiên cứu cụ thể về các yếu tố ảnhhưởng đến sự thành công của dự án kh
Trang 1KHOA LUAN TOT NGHIEP
CÁC YEU TO ANH HUONG TỚI SỰ THÀNH CONG CUA DỰ ÁN
KHOI NGHIỆP TRONG LĨNH VUC THUONG MAI ĐIỆN TU TẠI VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DAN: TS BUI HAI CU’
GIANG VIEN PHAN BIEN: PGS.TS NGUYEN DANG MINHSINH VIEN THUC HIEN: PHAM HOANG NAM
LOP: QH-2020-E QTKD CLC 4
HE: CLC TT23
Hà Nội — Tháng 10 Năm 2023
Trang 2CÁC YEU TO ANH HƯỞNG TỚI SỰ THÀNH CONG CUA DỰ ÁN
KHỞI NGHIỆP TRONG LĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ TẠI VIỆT NAM
GIẢNG VIÊN HƯỚNG DAN: TS BÙI HAI CU’
GIẢNG VIÊN PHAN BIEN: PGS.TS NGUYEN ĐĂNG MINHSINH VIÊN THUC HIEN: PHAM HOANG NAM
LOP: QH-2020-E QTKD CLC 4HE: CLC TT23
Hà Nội — Tháng 10 Năm 2023
Trang 3đề tài này là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt cứ công trình nghiêncứu nào trước đây Những tài liệu tham khảo được trích dẫn một cách day du, đồngthời ghi rõ ràng về nguồn gốc theo quy định của nhà trường.
Sinh viên thực hiện
Phạm Hoàng Nam
Trang 4Việt Nam", em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các thầy cô và mọi người.
Đầu tiên, em muốn gửi lời cảm ơn sâu sắc nhất tới TS Bùi Hải Cự, giảng viênViện Quản trị Kinh doanh Thầy đã hướng dẫn em tận tình, tâm huyết với nhữnghướng đi mới mẻ, những truyền đạt cặn kẽ, những góp ý thẳng thắn Em cảm thấy rấtmay mắn khi được thay chỉ dạy và hỗ trợ nhiệt tinh trong quá trình vừa qua
Em xin được cảm ơn các thầy cô Viện Quản trị kinh doanh nói riêng và các thầy
cô Trường Đại học Kinh tế nói chung Thay cô đã truyền đạt cho sinh viên nhiều kiếnthức quý báu và xây dựng một môi trường học tập, nghiên cứu năng động, tạo điềukiện cho chúng em có thể hoàn thành đề tài khóa luận tốt nghiệp của mình một cáchtốt nhất
Cuối cùng, em xin cảm ơn những nhà khởi sự đã dành thời gian quý báu củamình đề tham gia khảo sát Nhờ có những thông tin hữu ích từ câu trả lời của anh chị,
em đã có cơ sở và dữ liệu để thực hiện và hoàn thành bài nghiên cứu của mình
Do hạn chế về mặt kiến thức và thời gian, bài nghiên cứu không tránh khỏinhững khiếm khuyết và sai sót Em mong nhận được những ý kiến góp ý của quý thay
cô và người đọc đê bài nghiên cứu được hoàn thiện hơn.
Một lần nữa, em xin chân thành cảm ơn!
Trang 5PHÀN MỞ ĐÀU
1 Tính cấp thiết của đề tài
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
w
3 Câu hỏi nghiên cứu
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
4.2 Phạm vi nghiên cứu.
5 Dự kiến những đóng góp của đề
6 Bố cục của đề tài nghiên cứu.
CHƯƠNG I TONG QUAN TÀI LIỆU VÀ CƠ SỞ LÝ LUẬN VE CÁC YEU TOANH HUONG DEN SỰ THÀNH CONG CUA DỰ AN KHOI NGHIỆP TRONGLĨNH VỰC THƯƠNG MẠI ĐIỆN TỬ
1.1 Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài
1.1.1 Các nghiên cứu quốc tế
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
1.1.3 Khoảng trống nghiên ctr
1.2 Cơ sở lý luận về các nhân tố ảnh hưởng
nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử
ự thành công của dự án khởi
13
13 wld
14
16
1.2.1 Khai niém vé thương mại điện tử
1.2.2 Khái niệm về khởi nghiệp
1.2.3 Khởi nghiệp thành công
1.2.4 Phát triển bền vững
1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của các dự án khởi nghiệp trong
lĩnh vực thương mại điện tử 16
16
1.3.1 Sử dụng công nghệ
Trang 61.3.5 Sự hỗ trợ, đồng thuận từ bên ngo.
1.3.6 Môi trường ngành
1.3.7 Mô hình nghiên cứu đê xuât
CHƯƠNG 2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Quy trình và phương pháp nghiên cứu.
2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1 Phỏng vấn chuyên sâu
2.2.2 Khảo sát chính thức
2.3 Phương pháp xử lý va phân tích dữ liệu
2.3.1 Phương pháp kiểm định độ tin cậy của thang đo 342.3.2 Phương pháp phân tích nhân tố khám phá EFA
2.3.3 Phương pháp phân tích tương quan Pearson
2.3.4 Phân tích hồi quy đa biết
2.3.5 Kiểm định sự khác biệt trung bình
CHƯƠNG 3 PHAN TÍCH KET QUA NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 393.1 Phân tích kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát
3.2 Phân tích kết quả kiểm định độ tin cậy các thang đo
3.3 Phân tích kết quả nhân tố khám phá EFA
3.3.1 Phân tích EFA cho biến độc lập
3.3.2 Phân tích EFA cho biến phụ thuộc
3.4 Phân tích hồi quy
3.4.1 Phân tích hệ
46 48
tương quan Pearson.
3.4.2 Phân tích tương quan hồi quy
3.4.3 Đánh giá các giả định hồi quy
3.4.4 Kiểm định sự kị
tượng.
3.5 Thảo luận
ic biệt về khởi nghiệp thành công theo các nhóm đối
quả nghiên cứu
Trang 7dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam 62
4.1.1 Cần có định hướng khởi nghiệp rõ rang
4.1.2 Trau déi năng lực bản thân
4.1.3 Xây dựng nguồn lực vững vàng
4.1.4 Sử dụng công nghệ hiệu quả
4.1.5 Nghiên cứu kĩ môi trường ngành
4.2 Đề xuất giải pháp dé phát triển bền vững
4.2.1 Phát triển kinh tế đi đôi với phát triển xã hộ
4.2.2 Giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường
4.3 Hạn chế và hướng nghiên cứu tiếp theo -:+:2:22222222222222222222222vcrz 67PHAN KET LUAN
TAI LIEU THAM KHAO , csssssssssssssssseesessssssssseeecsssssssseeeesssenssseeesessnssseeesetsnses 70
2:0080099207 78
Trang 82 NaL Năng lực nhà khởi sự
3 ĐH Định hướng khởi nghiệp
4 NgL Nguồn lực khởi sự
5 HT Hỗ trợ từ bên ngoài
6 MT Môi trường ngành
7 WTO Tổ chức Thương mại thế giới
8 APEC Tổ chức Hop tác kinh tế chau A - Thái Bình Dương
9 WCED | Ủy ban Môi trường và Phát triên thế giới
10 OECD Tô chức Hop tác va Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD)
11 RBV Lý thuyết chiến lược dựa trên nguồn lực
Trang 9DANH MUC BANG BIEU
STT Bang Nội dung Trang
1 Bang 1.1 Bang tổng quan nghiên cứu II
2 Bảng 2.1 Thông tin các đáp viên tham gia phỏng van 26
3 Bảng 2.2 Bảng hỏi chính thức 31
4 Bang 3.1 | Kết qua thống kê mô tả mẫu quan sát 40
5 Bảng 3.2 Kết quả kiêm định độ tin cậy các thang đo 43
6 Bảng 3.3 | Kết quả phân tích EFA cho biến độc lập 45
7 Bảng 34 Ket qua kiếm định KMO and Bartlett cho 46
biên độc lập.
Kết quả phân tích tổng ph i trích
8 Bang 3.5 et qua phân tí tông phương sai tríc 4
cho biên độc lập
9 Bảng 3.6 _ | Kết quả phân tích EFA cho biến phụ thuộc 48
10 Bảng 37 Ket qua kiem dinh KMO va Bartlett cho 49
biên phụ thuộc
2 Kết quả phân tích tổng phương sai trích
" Bang 3.8 cho biến phụ thuộc 49
12 Bảng 3.9 | Ma trận hệ số tương quan giữa các biến 50
13 Bảng 3.10 | Kết quả phân tích mô hình hồi quy đa biến 52
Trang 1014 Bảng 3.11 | Bang phân tích phương sai ANOVA 53
15 Bảng 3.12 | Kết qua phân tích hồi quy 53
16 Bang 3.13 Kết quả kiém định sự khác biệt về khởi 57
nghiệp thành công giữa nam va nữ
Kết quả kiểm định sự khác biệt về khởi
17 Bảng 3.14 | nghiệp thành công giữa các nhóm tuổi 58
khởi nghiệp khác nhau
Kết quả kiêm định sự khác biệt vê khởi
18 Bảng 3.15 _ | nghiệp thành công giữa các nhóm trình độ 69
học vấn khác nhau
Két quả kiêm định sự khác biệt về khởi
19 Bang 3.16 | nghiệp thành công giữa địa điểm khởi 60
nghiệp tại thành thị và nông thôn
Ket quả kiểm định sự khác biệt về khởi
20 Bảng 3.17 | nghiệp thành công giữa các nhóm nghề 61
nghiệp ban đầu khác nhau
Trang 11DANH MUC HINH ANH
STT Hinh Nội dung Trang
1 Hình 1.2 | Mô hình nghiên cứu 23
2 Hình 2.1 | Quy trình nghiên cứu 24
Biểu dé tần số phần dư chuẩn hóa
3 Hình 3.1 55
Histogram
4 Hình 3.2 | Biểu đồ phân tan Scatter Plot 56
Trang 12kỳ quan trọng đến tăng trưởng kinh tế của các quốc gia Doanh thu bán lẻ qua thươngmại điện tử trên toàn cầu năm 2022 đạt 5.5 nghìn tỷ USD Dự báo năm 2023, con số
này ước tính đạt khoảng 6.2 nghìn ty USD, sẽ tăng lên 6,8 nghìn tỷ USD vào năm
2024 và đạt 7.4 nghìn tỷ USD vào năm 2025 Khu vực Đông Nam Á tuy doanh thuchỉ đạt gần 90 tỷ USD nhưng lại có tỷ lệ tăng trưởng doanh thu cao nhất thế giới là20,6% (eMarketer, 2023) Thuộc khu vực Đông Nam A day tiềm năng phát triển, ViệtNam có tốc độ tăng trưởng 20%/năm và được eMarketer xếp vào nhóm 5 quốc gia cótốc độ tăng trưởng thương mại điện tử hàng dau thế giới (eMarketer, 2023) Theo Bộ
Công Thương, năm 2022, quy mô thị trường thương mại điện tử bán lẻ Việt Nam ước
đạt 16.4 tỷ USD, chiếm 7.5% doanh thu hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng của cả nước
Theo khảo sát của Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM), thương mại
điện tử vẫn phát triển mạnh mẽ với tốc độ tăng trưởng quý 1/2023 đạt trên 22% so vớicùng kỳ Dự báo cả năm vẫn có thể đạt trên 25% với quy mô trên 20 tỷ USD Tốc độtăng trưởng này có thể được duy trì trong giai đoạn 2023 - 2025 (VECOM, 2023)
Thị trường thương mại điện tử phát triển bùng né là tiềm năng lớn, tạo ra nhiều
cơ hội cho các dự án khởi nghiệp về bán lẻ trực tuyến của các doanh nghiệp và các
cá nhân Mặt khác, thị trường thương mại điện tử của Việt Nam còn khá non trẻ so
với thế giới nên còn nhiều "dư địa" cho các start-up Việt Bà Nguyễn Thị Tuyết - PhóGiám đốc Nền tảng kết nối đổi mới sáng tạo BambuUP nhận định với báo Lao độngrằng: “Khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử đang trở nên dễ dàng hơn baogiờ hết, gần như không biên giới và không có rào cản Nhịp độ đề thử sai nhanh hơnnhiều và không phải trả giá quá lớn như ngày xưa Câu hỏi hiện nay chỉ là có làm haykhông và làm sao đề hiệu quả”
Trang 13bình quân doanh nghiệp gia nhập và tái gia nhập thị trường giai đoạn 2017-2021
(167029 doanh nghiệp) Tuy nhiên, năm 2022 cũng có 143200 doanh nghiệp rút lui
khỏi thị trường, tăng 19.5% so với năm 2021 Trung bình một tháng có 11900 doanh
nghiệp rút lui khỏi thị trường, trong đó đa phần là các doanh nghiệp có quy mô vốnnhỏ và có thời gian hoạt động ngắn Bên cạnh đó, mỗi ngày lại có thêm hàng ngàn cánhân sử dụng các nền tảng trực tuyến cho mục đích kinh doanh bán lẻ, nhưng đa sốcác dự án kinh doanh ấy đều bị bỏ dé sau một thời gian ngắn Qua đó, có thé nhậnđịnh rằng trong lĩnh vực bán lẻ trực tuyến nói riêng và các lĩnh vực khác nói chung.thì chỉ có số ít các dự án khởi nghiệp thành công, còn phan lớn đều gặp thất bại hoặc
không đạt được hiệu quả kinh doanh cao.
Mặc dù đã có những nghiên cứu về các vấn đề liên quan tới khởi nghiệp vàthương mại điện tử, nhưng vẫn chưa từng có nghiên cứu cụ thể về các yếu tố ảnhhưởng đến sự thành công của dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tửtại Việt Nam Chính vì vậy, đây một đề tài đáng quan tâm, cần được thực hiện đểnghiên cứu về nguyên nhân đằng sau sự thành công và thất bại của các dự án khởinghiệp thương mại điện tử ở Việt Nam đề từ đó có thể nâng cao khả năng thành côngcho các dự án sau này Do đó, tôi quyết định thực hiện đề tài khóa luận “Các nhân tố
ảnh hưởng tới sự thành công của dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện
tử tại Việt Nam”.
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Bài nghiên cứu này được tiền hành nhằm mục đích tìm ra giải pháp đề nâng cao
khả năng thành công của các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử tại
Viét Nam thông qua việc xác định được các yếu tố ảnh hưởng
Trang 14Phân tích mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến sự thành công của khởi nghiệp
trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam
Đưa ra các giải pháp, kiến nghị giúp các cá nhân và doanh nghiệp tại Việt Nam
nâng cao khả năng thành công của các dự án khởi nghiệp thương mại điện tử, đặc biệt
là bán lẻ trực tuyến
3 Câu hỏi nghiên cứu
Các yếu tố đã ảnh hưởng tới sự thành công của dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực
thương mại điện tử tại Việt Nam là gì ?
Mức độ ảnh hưởng của các yếu tố đó tới sự thành công của dự án khởi nghiệptrong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam là như thế nào ?
Giải pháp cho các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam đạt được thành công và có hiệu quả kinh doanh cao là gì ?
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Các yếu tố đã ảnh hưởng tới sự thành công của dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực
thương mại điện tử tại Việt Nam
4.2 Pham vi nghiên cứu
Phạm vi về nội dung: Đề tài nghiên cứu được thực hiện bằng cách kế thừa vàphát triển các nghiên cứu đi trước về vấn dé khởi nghiệp, từ đó đưa ra các biến số
nghiên cứu: Sử dụng công nghệ; Năng lực của nhà khởi sự; Định hướng khởi nghiệp;
Nguồn lực khởi sự; Sự trợ giúp từ bên ngoài và Môi trường ngành Bên cạnh đó, tácgiả giới hạn nghiên cứu về khởi nghiệp bán lẻ trực tuyến
Trang 15thương mại điện tử tại Việt Nam.
Về mặt thực tiễn:
Thứ nhất, dé tài nghiên cứu, tìm ra và xác định được những yếu tố chính đã ảnh
hưởng tới sự thành công của dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử tại
Việt Nam.
Thứ hai, đề tài đưa ra một số gợi ý giúp các doanh nghiệp và các nhân có cáinhìn khái quát về nguyên nhân đằng sau sự thành công và thất bại của một dự án khởinghiệp, từ đó có thé đưa ra kế hoạch và chiến lược phù hợp nhất
6 Bố cục của đề tài nghiên cứu
Ngoài phần Lời mở đầu và Kết luận, kết cấu của đề tài bao gồm 4 chương:
Chương 1: Tổng quan tài liệu và cơ sở lý luận về các yếu tố ảnh hưởng đến sự
thành công của dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Chương này sẽ trình bày về tổng quan tài liệu trong nước và quốc tế, các kháiniệm cơ bản về thương mại điện tử, khởi nghiệp thành công, phát triển bền vững, giảithích các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực
Trang 16Nội dung của chương 2 trình bày về quy trình nghiên cứu, các phương pháp
nghiên cứu và phương pháp thu thập, xử lý sô liệu
Chương 3: Phân tích kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương 3 phân tích các kết quả thống kê mô tả mẫu khảo sát, các kết quả từkiểm định thang đo, phân tích nhân tố khám phá, phân tích hồi quy Từ đó, tác giảđưa ra thảo luận về kết quả nghiên cứu
Chương 4: Đề xuất giải pháp
Chương 4 là những đề xuất, kiến nghị của tác giả nhằm thúc day khả năng thànhcông của các dự án khởi nghiệp và hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong lĩnhvực thương mại điện tử tại Việt Nam Ngoài ra tác giả cũng nêu lên những hạn chếcòn tồn tại và đưa ra các hướng nghiên cứu trong tương lai
Trang 17Trong chương I, tác giả sẽ trình bày về tổng quan tài liệu trong nước và quốc
tế, các khái m cơ bản, các lý thuyết liên quan đến các yếu tố ảnh hưởng đến sự
thành công của dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử Bên cạnh đó,
tác giả cũng sẽ đưa ra các giả thuyết nghiên cứu và mô hình nghiên cứu đề xuất
1.1 Tổng quan tài liệu có liên quan đến đề tài
1.1.1 Các nghiên cứu quốc tế
Nazrul Islam và cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu về “Các yếu tố ảnhhưởng đến sự thành công của kinh doanh hàng hóa trực tuyến ở Bangladesh” Nghiên
cứu thực hiện trên dữ liệu trả lời của 203 doanh nhân nhỏ kinh doanh online tại
Bangladesh Trong bài nghiên cứu, tác giả sử dụng kết hợp thống kê mô tả và thông
kê suy luận đề phân tích dữ liệu thu được Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công
của kinh doanh online được tác giả xác định thông qua phương pháp phân tích nhân
tố khám phá EFA Bên cạnh đó, phân tích hồi quy bội được sử dụng dé xác định mức
độ tác động của các biến độc lập là các yếu tố ảnh hưởng đến biến phụ thuộc là sựthành công của kinh doanh trực tuyến ở Bangladesh Kết quả cho thấy các yếu tố nhưduy trì mối quan hệ với khách hàng, kinh nghiệm kinh doanh của doanh nhân và sự
hỗ trợ của chính phủ có tác động đáng kể đến thành công của các doanh nghiệp kinhdoanh hàng hóa trực tuyến ở Bangladesh
Jihen Hamdani (2021) đã thực hiện nghiên cứu về “Các yếu tố ảnh hưởng đến
quá trình khởi nghiệp và sự thành công của các doanh nghiệp kinh doanh online ở
Tunisia” Các dữ liệu phục vụ cho nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp phỏngvấn chuyên sâu Thông qua quá trình phân tích định tính với các lập lập chặt chẽ củatác giả, kết quả đạt được cho thấy rằng: định hướng kinh doanh, năng lực nhà khởi
sự (trình độ, khả năng kiểm soát), mạng lưới quan hệ, mô hình kinh doanh, nguồnnhân lực, và chất lượng dịch vụ (độ tin cậy, phản hồi khách hàng, chất lượng trang
Trang 18yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển thương mại điện tử bền vững của các doanh nghiệp.
vừa và nhỏ trong ngành F&B ở Thái Lan” Nghiên cứu này sử dụng khung phân tích
TOE (công nghệ, tổ chức và môi trường) dé xem xét và tìm ra các rào cản và các yếu
tố quyết định đến sự phát triên bền vững của các doanh nghiệp kinh doanh online vừa
và nhỏ ở Thái Lan Các dit liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập dựa trên khảo
sát từ các cửa hàng F&B bán lẻ trực tuyến tại thủ đô Bangkok Thông qua việc phântích mô hình cấu trúc SEM, nghiên cứu chỉ ra rằng: định hướng kinh doanh, các cong
cụ thương mại điện tử, các nền tảng thương mại điện tử và sự hỗ trợ của chính phủchính là những yếu tố tác động tích cực đến sự phát triển bền vững của các doanhnghiệp thương mại điện tử Bên cạnh đó, nghiên cứu còn chỉ ra một số rào cản ảnhhưởng đến sự phát triển bền vững của thương mại điện tử bao gồm: tuổi công ty, cậpnhật công nghệ chậm và sự thiếu bảo đảm Nghiên cứu nhấn mạnh rằng: kinh doanhthương mại điện tử bền vững có thể làm tăng sự hài lòng, lòng trung thành và niềmtin của khách hàng thông qua việc hỗ trợ và thỏa mãn nhu cầu khách hàng Từ đó tạocho người tiêu dùng thói quen mua sắm trực tuyến lâu dài hơn, tăng mức sử dụng và
cường độ sử dụng thương mại điện tử.
Dawn Gregg và Madhavan Parthasarathy (2017) nghiên cứu về “Các yếu tốảnh hưởng đến sự tổn tại lâu dài của các dự án kinh doanh trên eBay: Một nghiên cứutheo chiều dọc” Dữ liệu sử dụng trong nghiên cứu được thu thập từ hệ thống phảnhồi của eBay trong năm 2004, 2009 và 2013 Thông qua phân tích hồi quy logistic,nghiên cứu đã chỉ ta các yếu tố có ảnh hưởng tích cực đến khả năng tồn tại lâu dàicủa một gian hàng trực tuyến trên eBay bao gồm: quy mô kinh doanh, tuổi dự án vàphản hồi tích cực từ khách hang
Chanchai Phonthanukitithaworn và cộng sự (2019) đã thực hiện nghiên cứu
“Các yếu tổ liên quan dé thành công với tư cách là một doanh nhân trực tuyến ở Thái
Trang 19kiệu thu được Kết quả chi ra các yếu tố có ảnh hưởng lớn đến sự thành công khi kinh
doanh thương mại điện tử tại Thái Lan bao gồm: hỗ trợ của chính phủ, mạng lưới
quan hệ, xu hướng chấp nhận rủi ro, quảng cáo trên các nền tảng số và sự tin tưởng
của khách hàng.
1.1.2 Các nghiên cứu trong nước
Nguyễn Phúc Nguyên và cộng sự (2020) đã thực hiện công trình “Nghiên cứu
yếu tố quyết định sự thành công của khởi nghiệp tại Đà Nẵng” Nghiên cứu phân tíchcác nhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của khởi nghiệp tại Đà Nẵng trên cả ba khíacạnh cá nhân, tổ chức và môi trường bên ngoài bao gồm sáu nhân tố: Kinh nghiệm;Nguồn vốn mối quan hệ xã hội; Vị trí kinh doanh; Nguồn vốn nhân lực của tổ chức;Môi trường ngành và Sự hỗ trợ từ bên ngoài Nghiên cứu thu thập số liệu từ chủ sởhữu doanh nghiệp vừa và nhỏ, các hộ kinh tế cá thể tại Đà Nẵng Kết quả nghiên cứuchứng minh sự tác động của Kinh nghiệm, Trình độ học vấn, Nguồn vốn mối quan
hệ xã hội, Vị trí và Sự hỗ trợ từ bên ngoài đến sự thành công của khởi nghiệp Nghiên
cứu cũng đưa ra ý nghĩa về mặt khoa học, thực tiễn và khuyến nghị về chính sách cho
giai đoạn trước và trong khởi nghiệp.
Nguyễn Thị Thu Thuỷ và cộng sự (2023) đã thực hiện nghiên cứu “Mô hình
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến thành công trong khởi sự kinh doanh củadoanh nhân Việt Nam” Mục tiêu của nghiên cứu này là nhằm xây dựng một mô hìnhnghiên cứu xác định các yếu tố ảnh hưởng tới thành công trong khởi sự kinh doanh
của những doanh nhân Đặc biệt, thành công trong khởi sự kinh doanh được luận giải trên cơ sở đánh giá sự thành công cả ở khía cạnh khách quan và chủ quan (trong dài
hạn và ngắn hạn) Mô hình nghiên cứu này cho thấy môi trường thể chế, định hướngkhởi nghiệp và các nguồn lực khởi sự có ảnh hưởng như thế nào tới sự thành công
trong khởi sự kinh doanh của các doanh nhân Việt Nam Dựa trên mô hình nghiên
Trang 20tác động đến sự thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp tại Thành phố Hồ ChíMinh” Nghiên cứu này được tiến hành nhằm xác định các yếu tố bên trong thực sựtác động đến sự thành công của khởi nghiệp, từ đó đưa ra các giải pháp cụ thé về pháttriển năng lực con người Nghiên cứu sử dụng phương pháp định tính kết hợp vớithống kê mô tả Từ dữ liệu sơ cấp và thứ cấp thu thập được qua các phỏng van, kếthợp với thống kê mô tả kết quả khảo sát, tác giả đúc kết ra các kết luận định tính và
đề xuất giải pháp cụ thé Kết quả nghiên cứu cho thấy 7 yếu tố bên trong tác độngđến sự thành công của khởi nghiệp và được sắp xếp mức độ tác động từ cao đến thấp
như sau: (1) “tính cách của người khởi nghiệp”, (2) “mô hình khởi nghiệp”, (3) “ý
tưởng khởi nghiệp”, (4) “kiến thức của người khởi nghiệp”, (5) “kinh nghiệm củangười khởi nghiệp” (6) “đặc điểm đội ngũ sáng lập”, và cuối cùng là (7) “thời điểmtriển khai khởi nghiệp”
Đặng Văn Thanh (2018) đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu các nhân tổ tác độngđến sự thành công của khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ” Nghiên cứu được thựchiện nhằm xác định các nhân tố chính tác động đến sự thành công của khởi nghiệptrên địa bàn tỉnh Phú Thọ Thông qua việc tiến hành một khung nghiên cứu địnhlượng, với mô hình nghiên cứu gồm bảy nhân tố tac động đến sự thành công của khởinghiệp Dữ liệu nghiên cứu được thu thập bằng việc khảo sát 205 doanh nhân khởinghiệp trên địa bàn tỉnh Phú Thọ Kết quả nghiên cứu đã xác định được năm nhómnhân tố ảnh hưởng đến sự thành công của khởi nghiệp tại tỉnh Phú Thọ, bao gồm:Môi trường kinh doanh, sự đồng thuận và hỗ trợ, phẩm chất cá nhân, kỹ năng lãnhđạo và thông tin trong kinh doanh Dựa vào kết quả nghiên cứu, tác giả đề xuất những.định hướng và khuyến nghị chính sách phù hợp với bối cảnh kinh tế - xã hội của tỉnhnhằm tăng khả năng thành công của các doanh nhân khởi nghiệp tại địa phương
Trang 21Lê Quang Hiếu (2022) đã thực hiện nghiên cứu về “Nhân tố ảnh hưởng đến kết
quả khởi nghiệp của thanh niên Việt Nam: Nghiên cứu trường hợp tại tỉnh Thanh Hóa” Trong nghiên cứu này, tác giả sử dụng phương pháp thu thập dữ liệu thông qua
bảng hỏi và phương pháp nghiên cứu định lượng Kết quả nghiên cứu từ 258 phiếu
khảo sát các chủ doanh nghiệp là thanh niên khởi nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
đã chỉ ra có 7 yếu tố có tác động dương đến kết quả hoạt động của doanh nghiệp khởinghiệp gồm: (1) năng lực khởi nghiệp, (2) năng lực quản trị kinh doanh, (3) sự tiếpcận các nguồn lực tài chính, (4) các chính sách hỗ trợ của Chính phù, (5) cơ hội tiếpcận thị trường, (6) văn hóa thúc đây khởi nghiệp và (7) khả năng tiếp cận các tổ chứcdao tạo và khởi nghiệp Xuất phát từ kết qua thu được, nghiên cứu này còn đưa ramột số đề xuất, khuyến nghị nhằm nâng cao kết quả khởi nghiệp của thanh niên trên
địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Trang 22STT |Cácyếutố |Nazrul | Jihen Yot Dawn Chanchai | Nguyễn Nguyễn | Lương Đặng Lê
thành công | Islamva | Hamdani | Amomkitvikai | Gregg Phonthanu- | Phúc Thị Thu | Thị Thảo | Văn Quang
cộng sự | (2021) và cộng sự | vàcộngsự | kitithaworn | Nguyên và | Thuy va |(2023) Thanh | Hiếu
Trang 231.1.3 Khoảng trống nghiên cứu
Thông qua quá trình tìm hiểu và tổng quan các tài liệu trong và ngoài nước liênquan đến chủ đề khởi nghiệp và thương mại điện tử, tác giả đã nhận thấy một số hạnchế trong các nghiên cứu này, cụ thể như sau:
Vé đề tài nghiên cứu:
Thứ nhất, đã có nhiều nghiên cứu về chủ dé các yếu t6 ảnh hưởng đến sự thànhcông của khởi nghiệp nói chung, nhưng chưa có nhiều nghiên cứu về sự thành congcủa khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử Thứ hai, đã có một số tài liệunước ngoài nghiên cứu về các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành công của việc kinhdoanh trong lĩnh vực thương mại điện tử, nhưng hau hết các nghiên cứu này đều đềcập đến đối tượng là doanh nghiệp vừa và nhỏ, chưa đề cập nhiều đến các doanhnghiệp khởi nghiệp Jihen Hamdani (2021) thực hiện nghiên cứu về “Các yếu tố đóng
góp trong quá trình khởi nghiệp và sự thành công của các doanh nghiệp kinh doanh
online ở Tunisia” Đề tài này tuy có sự tương đồng cao đối với định hướng nghiên
cứu của tác giả nhưng được thực hiện tại Tunisia, không phải ở Việt Nam Vì những
lý do trên, tác giả thực hiện dé tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành
công của dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam”.
Vé mô hình nghiên cứu:
Các nghiên cứu trong nước và quốc tế đều có sự thống nhất cao về 3 yếu tố tácđộng đến sự thành công của khởi nghiệp, bao gồm: năng lực nhà khởi sự, nguồn lựckhởi sự và sự ủng hộ/giúp đỡ từ bên ngoài, nhưng chưa đề cập nhiều đến một yếu tốquan trọng khác là định hướng khởi nghiệp Nguyên nhân dẫn đến điều này là vì trong.một số tài liệu, đối tượng nghiên cứu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, không phải cácdoanh nghiệp mới khởi nghiệp Tiếp theo, có ít tác giả nghiên cứu cụ thé về sự thànhcông trong lĩnh vực thương mại điện tử nên yếu tố công nghệ chưa được đề cao Cuốicùng, yếu tố sự hỗ trợ từ bên ngoài chưa nêu được hết ảnh hưởng từ môi trường bênngoài đến sự thành công của dự án khởi nghiệp nên cần bổ sung thêm một yếu tố
Trang 24khác để làm rõ sự ảnh hưởng đó Chính vì những lý do trên, tác giả xây dựng mô hìnhnghiên cứu dé xuất gồm 6 yếu tố, bao gồm: 3 yếu tố được đồng thuận cao (năng lựcnhà khởi sự, nguồn lực khởi sự và sự ủng hộ/giúp đỡ từ bên ngoài) và 3 yếu tố phù
hợp khác được tác giả thêm vào (sử dụng công nghệ, định hướng khởi nghiệp và môi
trường ngành)
1.2 Cơ sở lý luận về các nhân tố anh hướng đến sự thành công của dự án
khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử
1.2.1 Khái niệm về thương mại điện tử
Theo Tổ chức Thương mại thế giới (WTO), “Thương mại điện tử bao gồm việcsản xuất, quảng cáo, bán hàng và phân phối sản phẩm được mua bán và thanh toántrên mạng Internet, nhưng được giao nhận một cách hữu hình, cả các sản phẩm giaonhận cũng như những thông tin số hoá thông qua mạng Internet”
Theo Uy ban Thương mại điện tử cua Tô chức Hợp tác kinh tế châu Á - TháiBình Dương (APEC), "Thương mại điện tử liên quan đến các giao dịch thương mạitrao đổi hàng hóa và dịch vụ giữa các nhóm (cá nhân) mang tính điện tử chủ yếuthông qua các hệ thống có nền tảng dựa trên Internet”
Theo Uy ban châu Au, "Thương mại điện tử có thê định nghĩa chung là sự mua bán, trao đổi hàng hóa hay dịch vụ giữa các doanh nghiệp, gia đình, cá nhân, tổ chức
tư nhân bằng các giao dịch điện tử thong qua mạng Internet hay các mạng máy tínhtrung gian (thông tin liên lạc trực tuyến) Thuật ngữ bao gồm việc đặt hàng thông quamang máy tính, nhưng thanh toán và quá trình vận chuyển hàng hay dịch vụ cuốicùng có thể thực hiện trực tuyến hoặc bằng phương pháp thủ công"
Theo Shahriari và cộng sự (2015), Thương mại điện tử là hoạt động kinh doanh
sản phẩm hoặc dịch vụ sử dụng mạng máy tính (Internet) Các hoạt động thương mạiđiện tử được tiến hành dựa trên các công nghệ như chuyền tiền điện tử, quản lý chuỗicung ứng, tiếp thị qua Internet, xử lý giao dịch trực tuyến, trao đổi dữ liệu điện tử, hệthống quản lý hàng tồn kho và hệ thống thu thập dữ liệu tự động Tương tự, trong
Trang 25nghiên cứu của mình, Khan và cộng sự (2016) cũng cho rằng thương mại điện tử làhoạt động mua bán hàng hóa và dịch vụ trên Internet Ngoài việc mua bán, nhiềungười sử dụng Internet như một nguồn thông tin để so sánh giá hoặc xem các sảnphẩm mới nhất được cung cấp trước khi mua hang trực tuyến hoặc tại một cửa hang
truyền thống Tom lại, thương mại điện tử có thể hiểu đơn giản là hoạt động mua bán
sản phẩm, dịch vụ thông qua mạng Interner
1.2.2 Khái niệm về khởi nghiệp
Các quan điểm về khởi nghiệp luôn khác nhau và định nghĩa khởi nghiệp không
là duy nhất MacMillan (1993) định nghĩa khởi nghiệp là việc cá nhân chấp nhận mọirủi ro dé tạo lập doanh nghiệp mới hoặc mở cửa hàng kinh doanh vì mục đích lợinhuận và làm giàu Hisrich và Drovensek (2002) cho rằng khởi nghiệp là quá trìnhtạo ra một cái gì đó mới mẻ, có giá trị bằng cách dành thời gian và nỗ lực cần thiết déđạt được sự độc lập về tiền tệ, trong đó có những rủi ro về tài chính, tâm linh và xãhội kèm theo Theo Nga và Shamuganathan (2010), khởi nghiệp là sự theo đuôi các
cơ hội làm giàu về mặt kinh tế thông qua các sáng kiến hay các ý tưởng mới của cánhân trong môi trường hoạt động không chắc chắn với các nguồn lực hữu hình giới
hạn.
Trong nghiên cứu này, khởi nghiệp sẽ được hiểu là sự tạo dựng một công việc
kinh doanh mới hay thành lập một doanh nghiệp mới thông qua những ý tưởng kinh
doanh sáng tạo, nhận diện và tận dụng được các cơ hội dé đạt được sự hài lòng trong
kinh doanh của chính mình (Koe, Sa ari, Majid, &Ismail, 2012) Quan điểm này
vi
dễ hiểu và có sự tương đồng với các quan điểm về khởi nghiệp trước đó
1.2.3 Khởi nghiệp thành công
Thanh công trong khởi sự kinh doanh (entrepreneurial success) được định nghĩa
là một hiện tượng phức tạp và nó bao gồm đa tiêu chí về tài chính và cả phi tài tài
chính (Staniewski & Awruk, 2019) Thành công của một dự án khởi nghiệp thường
gắn liền với các khái niệm như tăng trưởng, doanh thu, lợi nhuận, lợi tức đầu tư, năng
Trang 26suất (sản lượng trên mỗi người và giờ) và số lượng nhân viên (Brandstätter 2011).
Các khía cạnh phổ biến khác của thành công của doanh nghiệp khởi nghiệp là tăngtrưởng doanh số bán hàng và tuổi của doanh nghiệp (Steffens & cộng sự, 2009) Bêncạnh đó, việc chỉ xem xét các yếu tố định lượng hoặc tài chính nói lên rất ít về thực
tế kinh doanh của doanh nghiệp và không thể được coi là thước đo thành công của
doanh nghiệp (Kiviluoto 2013).
Thành công trong khởi sự kinh doanh không nhất thiết phải đánh đồng với sựgiàu có và các nhà nghiên cứu đánh giá cao doanh nhân cân bằng công việc và cuộcsống Ở một góc độ khác, thành công trong khởi sự kinh doanh chỉ là hiện tại vẫn duytrì hoạt động kinh doanh và tồn tại trên thị trường (đã đăng ký hoạt động kinh doanh)
(Fisher & cộng sự, 2014) Khi xem xét tới thành công trong khởi sự kinh doanh thì
các yếu tố liên quan tới cạnh tranh của doanh nhân không thé bỏ qua (Fairlie & Robb,2008) Vì vậy, một doanh nhân liên tục hoạt động trên thị trường đã có thể coi mình
là “thành công”, mặc dù “thành công” theo nghĩa này dường như chỉ hơn so với những
doanh nhân khác thất bại (đối thủ cạnh tranh) Như vậy, định nghĩa về thành công.trong khởi sự kinh doanh là rất phong phú bởi các nhà nghiên cứu có ý tưởng và góc
nhìn khác nhau sẽ có cách thức đo lường thành công trong khởi sự kinh doanh khác
nhau (Staniewski & Awruk, 2019), ví dụ như thu nhập khi tự kinh doanh, khả năng
sông sót, sô việc làm được tạo ra và các chỉ tiêu về tài chính.
Do đó, thành công trong khởi sự kinh doanh của doanh nhân cần được đánh giá
ở cả góc độ khách quan và chủ quan (Fisher & cộng sự, 2014) Ở góc độ khách quan,thành công trong khởi sự kinh doanh cần được đo lường thông qua đạt được mục tiêukinh doanh, thành công về mặt tài chính, thành công trong lối sống và tăng trưởng.của công ty (Rauch & Frese, 2000) Ở góc độ chủ quan, thành công trong khởi sựkinh doanh được đo lường thông qua việc tự đánh giá về mức độ hai lòng của doanhnhân đối với hiệu suất, mức độ tăng trưởng và vị thế của doanh nghiệp (Powell &
Eddleston, 2008; Wach & cộng sự, 2018).
Trang 27Trong nghiên cứu này, sự thành công của dự án khởi nghiệp sẽ được đánh giá thông qua khả năng tăng trưởng doanh thu và lợi nhuận trong đài hạn, khả năng thu hút khách hàng mới và giữ chân khách hàng cũ.
1.2.4 Phát triển bền vững
Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (WCED), nay là Ủy ban Brundtlandđịnh nghĩa: “Phát triển bền vững là sự phát triển đáp ứng các nhu cầu của thé hệ hiệntại mà không làm tổn hại tới khả năng đáp ứng các nhu cầu của thế hệ tương lai”(WCED, 1987) Lý thuyết bộ ba cốt lõi bền vững (triple bottom line- 3BL) của Rojek-Nowosielska (2015) được xem là khung phân tích cho sự phát triển bền vững củadoanh nghiệp Theo đó, một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững sẽ không chỉquan tâm đến lợi nhuận mà còn phải quan tâm đến xã hội (con người) và môi trường
Như vậy, phát triển bền vững là sự phát triển đồng đều về cả ba phương diện:kinh tế, xã hội và môi trường của một doanh nghiệp Phát triển bền vững chính là
mục tiêu sau cùng của mỗi doanh nghiệp sau khi khởi nghiệp thành công Đây cũng
chính là hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng
tới sự thành công của dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt
Nam” Trong nghiên cứu này, tác giả cũng sẽ dé cập đến một số dé xuất và giải phápnhằm nâng cao khả năng thành công, hướng đến sự phát triển bền vững cho các dự
án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam.
1.3 Các nhân tố anh hưởng đến sự thành công của các dự án khới nghiệp
trong lĩnh vực thương mại điện tir
1.3.1 Sử dụng công nghệ
Các công nghệ liên quan đến thương mại điện tử bao gồm máy tính, điện thoại
thông minh, các trang thiết bị hiện đại và cả trang web, phần mềm, ứng dụng phục vụ
cho hoạt động thương mại điện tử Hơn nữa, dựa trên nghiên cứu của Rahayu và cộng
sự (2016), việc sử dụng tốt các thiết bị, phần mềm công nghệ có ảnh hưởng đáng kểđến hoạt động kinh doanh thương mại điện tử
Trang 28Đối với các công cụ thương mại điện tử của doanh nghiệp, Walker và cộng sự(2016) nhận thấy rằng hệ thống máy tính và thiết bị ở những công ty kinh doanhthương mại điện tử có chất lượng cao hơn hẳn so với những công ty thương mại
truyền thống Theo Apergis (2019), điện thoại thông minh được coi là cần thiết để
tiến hành kinh doanh trực tuyến va các nhà quản lý thường sử dụng điện thoại hoặcmáy tính để quản lý và điều hành doanh nghiệp của mình Rahayu và Day (2015) chorằng sự sẵn sàng về công nghệ có ảnh hưởng tích cực đến thương mại điện tử
Salehi và cộng sự (2016) đề cập rằng các nền tảng thương mại điện tử (trangweb, ứng dụng) có thông tin rõ ràng về doanh nghiệp sản phẩm và dịch vụ có thể thuhút khách hang, dẫn đến sự thành công của thương mại điện tử trong việc bán hang.Trang web có thé được sử dụng như một công cụ thương mại điện tử hiệu quả dé tiếp
thị và bán hàng và dịch vụ Hơn nữa, chất lượng của trang web có thể nâng cao sự
hai lòng của khách hàng va lòng trung thành (Mohammadi và cộng sự, 2021).
Shaltoni (2017) cũng nhắn mạnh rằng các trang web và ứng dụng thương mại điện tửrất cần thiết cho tat cả các doanh nghiệp vì chúng có thé cung cấp kha năng tìm kiếmvượt trội, nâng cao khả năng tiếp thị sản phẩm Ngoài ra, doanh nghiệp có thẻ trìnhbày một cách toàn diện nội dung sản phẩm của mình thông qua nhiều nền tảng thương.mại điện tử khác nhau, dẫn đến việc xây dựng thương hiệu tốt hơn (Shaltoni và cộng
sự, 2017; Strauss và cộng sự, 2014).
Như vậy, các dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử có thể đạtđược thành công bằng cách tối ưu hóa việc sử dụng các công cụ thương mại điện tử,đáp ứng nhanh chóng những nhu cầu thay đổi của người tiêu dùng và làm tăng lòng
trung thành, sự hài lòng và sự tin tưởng của khách hàng thông qua việc hỗ trợ khách
hàng qua các nền tảng thương mại điện tử (Oláh và cộng sự, 2018) Vì những lý do
kể trên, tác giả đề xuất giả thuyết:
HI: Việc sử dụng công nghệ một cách hiệu quả có ảnh hưởng tích cực đến sự
thành công của dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử
Trang 291.3.2 Năng lực cia nhà khởi sự
Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD) quan niệm năng lực là
“khả năng đáp ứng một cách hiệu quả những yêu cầu phức hợp trong một bối cảnh
cụ thê” Theo Cục quản lý nhân sự (Office of Personnel Managemen0 của Mỹ, năng
lực được hiểu là đặc tính có thể đo lường được của kiến thức, kỹ năng, thái độ, là cácphẩm chat cần thiết dé hoàn thành được nhiệm vụ và là yếu tố giúp một cá nhân làmviệc hiệu quả hơn so với những người khác Năng lực khởi sự bao gồm các kỹ năng,nền tảng giáo dục và bí quyết kinh doanh được coi là nhân tố chính đóng góp tới
thành công của các doanh nghiệp mới (Jasra & cộng sự, 2011; Ahmad & cộng sự,
2010) Trong nghiên cứu nay, năng lực của nhà khởi sựu sẽ được thé hiện qua 4 yếu
tố bao gồm thái độ, kiến thức, kinh nghiệm và kỹ năng
Thái độ tốt với khách hàng, nhân viên và đối tác có tác động tích cực trong việcxây dựng những mối quan hệ bền vững trong kinh doanh Bên cạnh đó, thái độ làmviệc nghiêm túc và kiên định với mục tiêu đặt ra cũng có vai trò gia tăng chất lượng
công việc và dễ đạt được mục tiêu hơn Kiến thức và kĩ năng là nền tảng để các nhà
khởi sử thực hiện công việc kinh doanh và quản trị của mình Kiến thức và kĩ năngcủa nhà khởi sự sẽ được nâng cấp dần thông qua quá trình học tập và làm việc, càng
có nhiều kiến thức và kĩ năng, khả năng thành công càng cao Kinh nghiệm là thứ cácnhà quản trị phải tích lũy theo thời gian và là một lợi thế cạnh tranh trong quá trìnhkhởi nghiệp Kinh nghiệm có tác dụng day nhanh tiến độ hoàn thành công việc vàhạn chế mắc sai lầm Sự kết hợp của cả 4 yếu tố: thái độ, kỹ năng, kiến thức và kinhnghiệm sẽ tạo nên năng lực của nhà khởi sự Vì vậy, tác giả đưa ra giả thuyết:
H2: Năng lực của nhà khởi sự có ảnh hưởng tích cực đến sự thành công của dự
án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Trang 301.3.3 Định hướng khởi nghiệp
Lumpkin và Dess (1996) định nghĩa định hướng khởi nghiệp là nói tới quá trình,
sự thực thi và ra quyết định tạo lập kinh doanh mới (new entry) Covin và Lumpkin(2011) cho rằng đặc trưng của định hướng khởi nghiệp được phản ánh thông qua sựkết hợp giữa tính đổi mới, tính chấp nhận rủi ro và tính chủ động Covin & Miller(2014) cũng đã giải thích thêm rằng định hướng khởi nghiệp có thé được đánh giáthông qua sự kết hợp của cả 3 đặc tính trên, hoặc cũng có thể được đánh giá thông
qua từng đặc tính một cách độc lập Vì vậy, trong nghiên cứu này, định hướng khởi
nghiệp được coi là một chuỗi các hành vi dẫn đến sự ra đời của dự án khởi nghiệpmới và được thé hiện qua 3 phương diện: tính đổi mới, tính chấp nhận rủi ro và tính
(Dess & Lumpkin, 2005; Rauch & cộng sự, 2009).
Tính chấp nhận rủi ro là thuật ngữ chỉ năng lực của một doanh nghiệp trong việcđánh giá các rủi ro có thé gặp phải và giải pháp để đương dau với những rủi ro đó(Covin & Slevin, 1989) Những doanh nghiệp chấp nhận rủi ro thường có khả năngphân tích rủi ro và những ảnh hưởng của những rủi ro đó đem lại, đồng thời có chiếnlược thích hợp để đối phó (Urban, 2018)
Tính chủ động là thuật ngữ chỉ khả năng nhìn xa và chủ động thích ứng của
doanh nghiệp nhằm phát triển các sản phẩm và dịch vụ dựa trên các nhu cầu tương,
lai của thị trường (Dess & Lumpkin, 2005) Những doanh nghiệp có tính chủ động
cao thường liên tục nghiên cứu nhu cầu mới của thị trường và dẫn đầu trong cạnhtranh ở bối cảnh môi trường kinh doanh biến động (Dess & Lumpkin, 2005; Urban,
2018).
Trang 31Trong các nghiên cứu về khởi sự kinh doanh, định hướng khởi nghiệp được cho.
là có ảnh hưởng tích cực tới hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp (Keh & cộng
sự, 2007) Những doanh nghiệp có định hướng khởi nghiệp cao thường có khả năng
thích nghỉ tốt với những thay đổi của môi trường kinh doanh, biết chủ động tìm kiếm
cơ hội kinh doanh mới và nâng cao vị thế cạnh tranh của chính mình Từ những lậpluận trên, tác giả đưa ra giả thuyết:
H3: Định hướng khởi nghiệp có tác động tích cực đến sự thành công của dự án
khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.
1.3.4 Nguồn lực khởi sự
Theo Grant (1991), nguồn lực của doanh nghiệp bao gồm nguồn lực hữu hình
và nguồn lực vô hình Nguồn lực hữu hình của doanh nghiệp bao gồm các yếu tố vềvật chất hữu hình và nguồn lực tài chính Trong khi đó, nguồn lực vô hình của doanhnghiệp bao gồm công nghệ, thương hiệu và nhân lực Bên cạnh đó, lý thuyết chiếnlược dựa trên nguồn lực (Resource-Based View - RBV) nhấn mạnh rằng doanhnghiệp với những nguồn lực giá trị và khó bắt chước sẽ có tiềm năng trong việc đạtđược hiệu quả kinh doanh vượt trội (Barney, 1991) Các nguồn lực này chính là “đầuvào” (inputs) cho quá trình sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp (Barney,1991) Nguồn lực vô hình rất quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp xây dựng lợithế cạnh tranh bền vững bởi vì nguồn lực này khó bắt chước và tạo ra sự khác biệt
của doanh nghiệp (McEvily & Chakravarthy, 1994), nó cũng phản ánh năng lực của
doanh nghiệp khi khởi sự kinh doanh (Galunic & Eisenhardt, 1994) và nâng cao khả
năng thành công trong khởi sự kinh doanh và hiệu quả kinh doanh lâu dài.
Nguồn lực vật chất chính là các nguồn lực đầu vào hữu hình như nguồn lực tàichính, thiết bị máy móc, nguồn nhân lực Trong đó, nguồn lực về tài chính đượccho là có tác động mạnh mẽ nhất đến thành công của dự án khởi nghiệp bởi khi mớibắt đầu, nhà khởi sự phải đối mặt với việc hạn chế trong việc tiếp cận các quỹ đầu tư
và bị phụ thuộc nhiều vào nguồn lực tài chính của cá nhân họ Việc hạn chế trong tàichính có thể dẫn tới cắt giảm các khoản đầu tư lớn với thời gian hoàn vốn lâu hơn
Trang 32nên tao ra rao cản cho sự thành công khi khởi sự kinh doanh và sự tăng trưởng, phát triên trong dai hạn của doanh nghiệp mới (Jasra & cộng sự, 2011; Kim & cộng sự,
2008) Doanh nghiệp cần kết hợp hai loại nguồn lực này nhằm nâng cao lợi thế cạnhtranh và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh Từ những lập luận trên, tác giả đưa
ra giả thuyết:
H4: Nguồn lực khởi sự có tác động tích cực đến sự thành công của dự án khởi
nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.
1.3.5 Sự hỗ trợ, đồng thuận từ bên ngoài
Theo nghiên cứu của Linda và cộng sự (2016), sự hỗ trợ của gia đình có tácđộng lớn đến sự thành công của khởi nghiệp ở người trẻ Kết quả nghiên cứu cho thấy
sự hỗ trợ về vốn tài chính và vốn xã hội từ gia đình có ảnh hưởng thuận chiều đến sự
thành công của dự án khởi nghiệp Theo Vidyatmoko và Hastuti (2017), sự hỗ trợ từ
bên ngoài có ảnh hưởng gián tiếp đến sự thành công của dự án khởi nghiệp Tác giảđịnh nghĩa sự hỗ trợ từ bên ngoài bao gồm hỗ trợ cho vay, tài trợ về tài chính, vườnươm doanh nghiệp Mặt khác, sự tạo điều kiện của nhà nước trong các chính sách hỗtrợ khởi nghiệp cũng là một trong các yếu tố quyết định sự thành công của doanhnghiệp mới (Lê Quang Hiếu, 2022) Hơn nữa, sự hỗ trợ của các đối tác và nhà cungứng cũng tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp có nhiều cơ hội phát triển hon
Nghiên cứu sự thành công khởi nghiệp tại Việt Nam, Phạm Thị Thu Giang (2017) có
xét đến sự tác động của những yếu tố bên ngoài như xu thé toàn cầu hóa va phát
triển của công nghệ đến thành công của các dự án khởi nghiệp Vì thế, tác giả đề xuấtgiả thuyết:
H5: Sự hỗ trợ, đồng thuận từ bên ngoài có tác động tích cực đến sự thành công
của dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Trang 33Fuchs (2013) cho rằng các đặc điểm của môi trường ngành có ảnh hưởng đến
khả năng tăng trưởng của các công ty khởi nghiệp hoạt động trong ngành đó Môi
trường ngành tốt sẽ thúc day doanh nghiệp mới phát triển mạnh và nhanh hơn, trongkhi đó môi trường khắc nghiệt sẽ hạn chế khả năng phát triển và thành công của các
dự án khởi nghiệp Các đặc điểm của môi trường ngành thay đổi liên tục theo thờigian, yêu cầu các doanh nghiệp phải có khả năng thích nghỉ và phản ứng linh hoạtvới những thay đổi đó dé có thể đứng vững và phát triển tốt Vì vậy, tác giả đưa ragiả thuyết:
H6: Môi trường ngành tốt có tác động tích cực đến sự thành công của dự án
khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.
1.3.7 Mô hình nghiên cứu đề xuất
Dựa vào những giả thuyết được đưa ra ở phần trên, tác giả sẽ xây dựng mô hìnhnghiên cứu thé hiện mối quan hệ giữa các nhân tố ảnh hưởng va sự thành công của
dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Trong mô hình này, biến phụ thuộc là Sự thành công của dự án khởi nghiệptrong lĩnh vực thương mại điện tử (TC) Các biến độc lập bao gồm: Sử dụng côngnghệ (CN), Năng lực nhà khởi sự (NaL), Định hướng khởi nghiệp (DH), Nguồn lựckhởi sự (NgL), Sự ủng hộ/hỗ trợ từ bên ngoài (HT) và Môi trường ngành (MT)
Trang 34Sử dụng công nghệ
Năng lực nha khởi sự Sự thành công của dự án
khởi nghiệp trong lĩnh vực
Định hướng khởi nghiệp Thương mại điện tử
Nguồn lực khởi sự
Sự phát triển bên vững
Sự hỗ trợ từ bên ngoài
Môi trường ngảnh
Hình 1.2 Mô hình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuấtTIỂU KET CHƯƠNG 1
Chương | tiền hành tổng quan và phân tích các tài liệu nghiên cứu cả trong nước
và ngoài nước về đề tài khởi nghiệp thành công và thương mại điện tử Tác giả cũngchỉ ra khoảng trống trong các nghiên cứu trước đây đẻ bổ sung cho nghiên cứu hiệntại Đồng thời nội dung chương cũng đề cập đến các định nghĩa và cơ sở lý thuyết cóliên quan đến thương mại điện tử, về khởi nghiệp và sự thành công của khởi nghiệp.Trong chương này, tác giả xem xét mối quan hệ của các nhân tố ảnh hưởng đến khởi
nghiệp thành công trong lĩnh vực thương mại điện tử dựa vào các nghiên cứu trước
đây Từ đó đề xuất khung phân tích nghiên cứu gồm 6 yếu tố ảnh hưởng đến sự thànhcông của dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử bao gồm: sử dụng công.nghệ, năng lực nhà khởi sự, định hướng khởi nghiệp, nguồn lực khởi sự, sự ủng hộ/hỗ
trợ từ bên ngoài và môi trường ngành.
Trang 35CHUONG 2 PHUONG PHAP NGHIEN CUU
Nội dung của chương 2 trình bày về quy trình nghiên cứu, các phương phápnghiên cứu và phương pháp thu thập, xử lý số liệu
2.1 Quy trình và phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu định lượng thông qua kết quả khảo sát là phương pháp nghiên cứuchính của đề tài Quy trình nghiên cứu được thực hiện theo các bước như sau:
Hình 2.1 Quy trình nghiên cứu
Nguồn: Tác giả đề xuấtBước 1: Nghiên cứu tổng quan về đề tài
Trong bước này, tác giả đã tìm kiếm các tài liệu có liên quan đến đề tài nghiêncứu từ các cơ sở dữ liệu uy tín như Tổng cục thống kê, Bộ tài chính, Bộ Công Thương,
Bộ Kế hoạch và Đầu tư Bên cạnh đó, nguồn cơ sở dữ liệu trực tuyến như eMarketer,Google Scholor, Research Gate cũng được tận dụng trong quá trình tìm kiếm tài liệu
Bước 2: Định nghĩa các biến, xác định thang đo và các biến
Dựa vào các bài nghiên cứu trước đây, tác giả đã xây dựng mô hình nghiên cứu
gồm có 6 biến độc lập Trong đó, 3 biến năng lực nhà khởi sự (NaL), nguồn lực khởi
sự (NgL) và sự hỗ trợ từ bên ngoài được đa số các nghiên cứu trước đây sử dụng Ba
Trang 36biến còn lại bao gồm sử dụng công nghệ (CN), định hướng khởi nghiệp (ĐH), vàmôi trường ngành (MT) được tác giả thêm vào vì sự phù hợp với đề tài.
Bước 3: Xây dựng bảng khảo sát nháp
Tác giả đã tổng hợp và chọn lọc các tiêu chí đánh giá từ các nghiên cứu trướcđây dé xây dựng bản khảo sát nháp
Bước 4: Nghiên cứu sơ bộ
Tác giả đã sử dụng bảng khảo sát nháp đi phỏng vấn trực tiếp 10 người có kinhnghiệm và có kiến thức về khởi nghiệp và thương mại điện tử với mục đích tìm ranhững biến quan sát nào không phù hợp hoặc những biến quan sát nào cần phải b6sung thêm đề điều chỉnh bảng hỏi Các đối tượng được phỏng vấn đã góp ý cho việchiệu chỉnh thang đo và điều chỉnh mô hình nghiên cứu cho phù hợp
Bước 5: Bảng khảo sát chính thức
y
kiến để hoàn thiện bảng khảo sát chính thức của bai nghiên cứu Bảng hỏi khảo sát
Dựa vào kết quả phỏng van, tác giả đã tổng hợp, chỉnh sửa và thống nhất
gồm 30 biến quan sát (26 biến của các yếu tố ảnh hưởng và 4 biến đo lường sự thành
công của dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực thương mại điện tử tại Việt Nam) với mức đánh giá dựa trên thang đo 5 bậc Likert.
Bước 6: Báo cáo kết quả nghiên cứu
Sau khi khảo sát và thu nhập dữ liệu qua bảng hỏi online (đây là phương pháp
thuận lợi và tiết kiệm thời gian, chi phi), thu được 246 phiếu hợp lệ Tác giả đã xử lý
dữ liệu và tiến hành báo cáo kết quả nghiên cứu
2.2 Phương pháp thu thập số liệu
2.2.1 Phỏng vấn chuyên sâu
Trong quá trình nghiên cứu sơ bộ, dựa trên mô hình đề xuất và bảng khảo sátnháp, tác giả đã tiến hành phỏng vấn với 10 chuyên gia và cá nhân có kinh nghiệm
Trang 37trong lĩnh vực khởi nghiệp ngành thương mại điện tử với mục đích điều chỉnh môhình và bảng hỏi một cách khách quan và chuẩn xác nhất Dưới đây là danh sách cung.cấp thông tin của 10 đáp viên tham gia buổi phỏng van:
Bảng 2.1 Thông tin các đáp viên tham gia phỏng vấn
STT Họ và tên Thông tin giới thiệu
Giám đôc công ty TNHH thương mại dịch vụ và sản
1 Ngô Đức Thuân : R ‘
xuat Vinh Phú, kinh doanh sản pham đèn nội that
R Phó giám đốc công ty TNHH thương mại dịch vụ và
2 Vi Thị Huyền l l
sản xuât Vinh Phú, kinh doanh sản phâm đèn nội thât
3 Nguyễn Founder của 7.Beautiful
Hương Quyên Kinh doanh các sản phẩm thời trang nữ
x Founder của Hong Ngoc Eatery
4 Lê Vũ Hong Ngọc R
Kinh doanh sản phâm bánh ngọt
Founder của BUN FOOD - Đồ ăn vặt
5 Vũ Thị Anh Thư 2 R
Kinh doanh sản phâm đô ăn vặt
- Founder của Niche by Tun
6 Nguyên Hữu Duy
Kính doanh nước hoa
x Co Founder của Moy kids
7 Nguyên Thu Thủy R
Kinh doanh các sản phâm thời trang trẻ em
§ Nguyễn Founder của Thành Công Home
Công Thành Kinh doanh các sản phẩm trang trí nhà cửa
Founder của D.K Sneaker Store
9 Đào Đức Anh R 3
Kinh doanh sản phâm giày thê thao
Founder của Rainbow Music Led
10 Vũ Sơn Tùng
Kinh doanh các sản phẩm đèn Led trang trí
Nguồn: Tác giả tổng hợp
Trang 38Tác giả đã thu thập được sự đóng góp, ý kiến của cả 10 ứng viên thông qua các
câu hỏi mà tác giả đã đưa ra như sau:
s* Vé mô hình nghiên cứu đề xuất:
© Anh/Chi có nhận xét gì về các biến số trong mô hình cũng như mối quan hệgiữa các biến số?
¢ Anh/Chị đánh giá như thế nào về tính hợp lý của mô hình nghiên cứu?
© Anh/Chị có bổ sung thêm các yếu tố nào khác không? Nếu có, xin Anh/Chị vui
lòng giải thích lý do.
¬ Về thang do đề xuất
Xin Anh/Chị nhận xét tính hợp lý trong nội dung của các thang đo nghiên cứu
và đề xuất cách thức điều chỉnh?
© Xin Anh/Chị gợi ý bổ sung hoặc lược bỏ các biến quan sát chưa phù hợp với
bồi cảnh nghiên cứu?
Sau khi kết thúc quá trình phỏng van, các đáp viên đều đưa ra ý kiến đồng thuận
về mô hình đề xuất và thang đo đề xuất của tác giả Tuy nhiên, các đáp viên vẫn yêucầu tác giả cần làm rõ hơn về mặt câu từ và thực hiện một số điều chỉnh nhỏ với thang
đo nhằm mục đích giúp cho bảng hỏi dé hiểu và dễ dàng tiếp cận hơn
Sau khi phân tích nội dung, hau hết ý kiến của các nhà khởi nghiệp cho thấy môhình nghiên cứu là phù hợp Đánh giá cụ thé về các biến số như sau:
Sử dụng công nghệ: Các công nghệ liên quan đến thương mại điện tử bao gồmmáy tính, điện thoại thông minh, các trang thiết bị hiện đại và cả trang web, phầnmềm, ứng dụng phục vụ cho hoạt động thương mại điện tử Tắt cả cả đáp viên đềucho rằng công nghệ là yếu tố không thé thiếu trong bat cứ hoạt động kinh doanh nao,đặc biệt là trong lĩnh vực thương mại điện tử Các thiết bị máy móc, trang web, nềntảng số đều là cơ sở dé tiến hành hoạt động thương mại điện tử Bên cạnh đó, việcthanh toán online, thanh toán trả sau bằng thẻ ghi nợ đã giúp cho việc mua hàng quainternet dé dang hon rất nhiều Hầu hết các đáp viên đều đồng ý rằng các phần mềm,công cụ, dịch vụ hỗ trợ quản lý, tăng chỉ số bán hàng có tác động tích cực trong việc
Trang 39kinh doanh trên nên tảng số Tuy nhiên, một số khác lại cho rằng những công nghệtrên chưa cần thiết trong quá trình khởi nghiệp vì chỉ phí cao cũng như người mớikhởi nghiệp tận dụng được hết được khả năng của chúng Vì những lý do trên, tác giả
đề xuất giả thuyết HI được giữ nguyên
Năng lực của nhà khởi sự là sự tổng hòa của thái độ, kiến thức, kinh nghiệm
và kỹ năng của nhà khởi sự Các đáp viên đều đồng tình rằng năng lực nhà khởi sự làyếu tố hàng đầu quyết định sự thành công của dự án khởi nghiệp Họ cho rằng mộtnhà khởi sự có thái độ và kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có thé tạo nên những mối quan hệbên chặt với nhân viên, đối tác và khách hàng Bên cạnh đó, nền tảng kiến thức vàkinh nghiệm phong phú sẽ tạo nên lợi thế rất lớn trong quá trình khởi nghiệp Cácđáp viên đều cho rằng năng lực quản trị kinh doanh là rất cần thiết đề tạo nên thànhcông cho dự án khởi nghiệp, đặc biệt là trong giai đoạn phát triển nhanh và mở rộng.quy mô Vì vậy, giả thuyết H2 được giữ nguyên
Định hướng khới nghiệp là một chuỗi các hành vi dẫn đến sự ra đời của nhữngcái mới trong dự án khởi nghiệp và được thé hiện qua 3 phương diện: tính đổi mới,tính chấp nhận rủi ro và tính chủ động Các đáp viên đều cho rằng định hướng khởinghiệp có tác động đến sự thành công của khởi nghiệp nhưng mỗi người lại đánh giámức độ quan trọng của 3 phương diện (đổi mới, chấp nhận rủi ro và chủ động) khácnhau Tính đổi mới giúp dự án khởi nghiệp có những đột phá trong sản phẩm, ý tưởng,cách kinh doanh, truyền thông, Tính chấp nhận rủi ro đem lại khả năng thích nghỉcao trong môi trường kinh doanh biến động Tắt cả các đáp viên đều đồng tình ringkhởi nghiệp rất cần tính chủ động trong mọi trường hợp (tim kiếm cơ hội kinh doanh,phân tích thị trường, tìm kiếm khách hang, ) Vậy nên, giả thuyết H3 được giữ lại
Nguồn lực khởi sự bao gồm nguồn lực vô hình (bí quyết kinh doanh, công nghệmềm, mối quan hệ, ) và nguồn lực hữu hình (máy móc thiết bị, nguồn nhân sự,nguồn lực tài chính, ) Tất cả các đáp viên đều cho rằng nguồn lực khởi sự chính là
cơ sở quan trọng nhất khi khởi nghiệp Mỗi doanh nghiệp/dự án khi bắt đầu đều cần
có nguồn lực tài chính vững chắc, có đầy đủ thiết bị máy móc và số nhân sự cần thiết
Trang 40Hơn nữa, nguồn lực vô hình (bí quyết kinh doanh, các mối quan hé, ) sẽ là những.lợi thế cạnh tranh và giúp quá trình khởi nghiệp dễ dàng thành công hơn Vì vậy, giảthuyết H4 được giữ nguyên.
Sự hỗ trợ từ bên ngoài có thể bao gồm những sự trợ giúp về mặt vật chat, tinhthần, kiến thức, hoặc cũng có thể là sự tạo điều kiện của địa phương và nhà nước đềthúc day quá trình khởi nghiệp Qua khảo sát, các đáp viên đều cho rằng những sự trợ
giúp, ủng hộ từ bên ngoài sẽ giúp các nhà khởi sự vượt qua được khó khăn khi khởi
nghiệp dễ dàng hơn Chính vì vậy giả thuyết H5 sẽ được giữ nguyên
Môi trường ngành: Các đáp viên đồng ý rằng môi trường ngành có ảnh hưởngtrực tiếp đến việc khởi nghiệp thành công Môi trường ít cạnh tranh và các đối thủcạnh tranh lành mạnh với nhau sẽ giúp các dự án khởi nghiệp dễ dàng sống sót và cóđộng lực để phát triển Các nhà bán hàng cho biết, khi tìm được nhiều nguồn hang,
họ có quyển thương lượng về giá cả và chất lượng sản phẩm cao hơn Bên cạnh đó,các đáp viên đều đồng tình rằng khi nhà khởi nghiệp cung cấp một sản phẩm/dịch vụđộc đáo, không tìm được ở nơi khác thì họ có thể bán với mức giá cao hơn vì kháchhàng ít có sự lựa chọn hơn Vì những lý do trên, giả thuyết H6 được giữ nguyên
Nhìn chung, các đáp viên cho rằng mô hình nghiên cứu tương đối phù hợp vàkhông cần loại bỏ hay bổ sung yếu tố nào vào mô hình Về điều chỉnh thang do, cácgóp ý của đáp viên đã được ghi nhận và tông hợp, dựa vào đó, tác giả đã tiến hànhnhững thay đồi câu từ, cách diễn đạt để bảng khảo sát dễ tiếp cận hơn
2.2.2 Khảo sát chính thức
+ Cấu trúc và nội dung bang kháo sát
'Với mục tiêu tìm hiểu mối quan hệ giữa các yếu tố ảnh hưởng đến sự thành côngcủa các dự khởi nghiệp tại Việt Nam, bảng khảo sát đã được xây dựng với cấu trúcgồm 3 phần như sau: